Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bản học hoàng việt thi tuyển của tồn am bùi huy bích...

Tài liệu Nghiên cứu văn bản học hoàng việt thi tuyển của tồn am bùi huy bích

.PDF
99
389
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------********--------------- VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM NGUYỄN THỊ DUNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HỌC HOÀNG VIỆT THI TUYỂN CỦA TỒN AM BÙI HUY BÍCH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM MÃ SỐ: 60.22.40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. HOÀNG THỊ NGỌ HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................2 PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................5 CHƢƠNG 1: BÙI HUY BÍCH VÀ HOÀNG VIỆT THI TUYỂN...................................15 1.1 TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÙI HUY BÍCH ...................................................15 1.2. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA BÙI HUY BÍCH ....................................................22 1.2.1 Tình hình chính trị xã hội và văn học thế kỷ XVIII – XIX ..........................22 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Bùi Huy Bích: ...........................................................27 1.3 HOÀNG VIỆT THI TUYỂN (皇越詩選):..............................................................35 1.3.1 Niên đại hoàn thành văn bản Hoàng Việt thi tuyển. ......................................36 1.3.2. Xuất xứ của Hoàng Việt thi tuyển: .................................................................36 1.3.3. Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển. ..........37 1.3.4. Cấu trúc của văn bản Hoàng Việt thi tuyển ...............................................38 1.4. TIỂU KẾT ..................................................................................................................39 CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT THI TUYỂN ......41 2.1 TẬP HỢP MÔ TẢ CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT THI TUYỂN .....................41 2.1.1 Tập hợp các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển.................................................41 2.1.2 Mô tả các truyền bản của Hoàng Việt thi tuyển ..............................................42 2.2 PHÂN LOẠI CÁC TRUYỀN BẢN CHỮ HÁN CỦA HOÀNG VIỆT THI TUYỂN.52 2.3. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI THƠ TRONG HOÀNG VIỆT THI TUYỂN ..............................................................................58 2.4. TIỂU KẾT: .................................................................................................................68 CHƢƠNG 3: HOÀNG VIỆT THI TUYỂN TRONG HỆ THỐNG THI TUYỂN VIỆT NAM ......................................................................................................................................69 3.1 HỆ THỐNG THI TUYỂN VIỆT NAM VÀ HOÀNG VIỆT THI TUYỂN CỦA BÙI HUY BÍCH. .............................................................................................................69 3.2. SO SÁNH TÁC PHẨM HOÀNG VIỆT THI TUYỂN CỦA BÙI HUY BÍCH VÀ TOÀN VIỆT THI LỤC CỦA LÊ QUÝ ĐÔN ....................................................................76 3.3. HOÀNG VIỆT THI TUYỂN VÀ SỰ THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP SƢU TẬP BIÊN ĐỊNH DI SẢN THƠ CA QUÁ KHỨ CỦA BÙI HUY BÍCH .............87 3.4. TIỂU KẾT: .................................................................................................................91 KẾT LUẬN CHUNG ...........................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................94 PHỤ LỤC..............................................................................................................................98 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. Tên tài liệu viết tắt: Bản A (hoặc A): Hoàng Việt thi tuyển VHv.1451 Bản B (hoặc B): Hoàng Việt thi tuyển A.608 Bản C (hoặc C): Hoàng Việt thi tuyển VHv.2150 Bản D (hoặc D): Hoàng Việt thi tuyển VHv.1477 Bản E (hoặc E): Hoàng Việt thi tuyển VHv. 49/1-2 Bản F (hoặc F): Hoàng Việt thi tuyển VHv.1780 Bản G (hoặc G): Hoàng Việt thi tuyển A.3162/1-2 Bản H (hoặc H): Hoàng Việt thi tuyển A.2857 Bản I (hoặc I): Hoàng Việt thi tuyển R.968/R969 Bản K (hoặc K): Hoàng Việt thi tuyển R.1410 Bản L (hoặc L): Hoàng Việt thi tuyển Hv.20 Bản M (hoặc M): Hoàng Việt thi tuyển R.1903 (Bản chép tay Thƣ viện Quốc gia) Bản N (hoặc N): Hoàng Việt thi tuyển HN.319 (Bản chép tay Viện Văn học) Bản O (hoặc O): Hoàng Việt thi tuyển HV.560 (Bản chép tay Viện Sử học). 2. Ký hiệu tài liệu trích dẫn Ký hiệu tài liệu trích dẫn đƣợc thể hiện trong dấu […] chỉ tài liệu trích dẫn, cùng với số thứ tự trong danh mục Tài liệu tham khảo 3. Tên viết tắt của Thƣ viện lƣu trữ Thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm: TVVNCHN Thƣ viện Quốc gia: TVQG Khoa học xã hội: KHXH 2 4. Viết tắt trong luận văn: Hoàng Việt Thi tuyển: HVTT Toàn Việt thi lục: TVTL Nhà xuất bản: Nxb Quyển: Q Nghệ An thi tập: NATT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG PHẦN NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Bảng 1.1: Thống kê các thi gia và số bài thơ trong Hoàng Việt thi tuyển ........39 Bảng 2.1: Tổng hợp thông tin từ các truyền bản..............................................51 Bảng 2.2: Thống kê truyền bản nhóm I ...........................................................53 Bảng 2.3: Tổng hợp truyền bản nhóm II ...........................................................56 Bảng 2.4: Thống kê truyền bản nhóm III ..........................................................57 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các tác giả, tác phẩm trong Hoàng Việt thi tuyển ....60 Bảng 2.6: Biểu đồ thể loại thơ trong Hoàng Việt thi tuyển...............................65 Bảng 2.7: Thống kê sự khác nhau giữa mục lục và nội dung của sách ............66 Bảng 3.1: Tổng hợp số lƣợng tác giả - bài thơ trong các Thi tuyển chữ Hán tiêu biểu của Việt Nam thời Trung đại..............................................................75 Bảng 3.2: Đối chiếu số bài thơ trong HVTT với TVTL ...................................77 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị tinh hoa của di sản văn hoá thành văn quá khứ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung cũng nhƣ ngành Hán Nôm học nói riêng. Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội hiện nay và còn có ý nghĩa hơn nữa khi mà toàn dân Việt Nam đang hƣớng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong kho tàng di sản Hán Nôm mà hiện còn đƣợc lƣu giữ đến ngày nay thì mảng sách về Văn học có vị trí đặc biệt quan trọng, Trong đó bộ phận thơ chữ Hán chiếm một số lƣợng đáng kể. Để lƣu giữ truyền bá thơ của ngƣời xƣa thì các thi tuyển lại có một vai trò rất lớn. Đây là nguồn tƣ liệu rất quan trọng để nghiên cứu, khai thác tìm hiểu về thơ chữ Hán thời trung đại. Cho nên khảo sát nghiên cứu thi tuyển ở góc độ văn bản học là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Điều đó giúp cho việc khai thác công bố và đánh giá thơ chữ Hán của các tác gia thời trung đại một cách hiệu quả hơn, có cơ sở khoa học hơn, Chính vì vậy mà đề tài luận văn của chúng tôi chọn theo định hƣớng nghiên cứu văn bản học về thi tuyển nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết trên. Thi tuyển là tuyển tập chuyên sƣu tập, tuyển chọn thơ của nhiều tác giả hữu danh hay khuyết danh ở các thời đại theo các tiêu chí, mục đích, nguyên tắc hay trình tự nào đó. Trong hệ thống không nhiều các thi tuyển Việt Nam thời Trung đại nhƣ Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển, Minh đô thi vựng, Việt thi tục biên ..., thì 5 Hoàng Việt thi tuyển có một vị trí quan trọng, đây là bộ thi tuyển bao quát và kế thừa đƣợc các thành tựu thi tuyển của các đời trƣớc và làm cơ sở dữ liệu cho các thi tuyển đời sau. Hoàng Việt thi tuyển (HVTT) đã đƣợc giới thiệu, dịch thuật và xuất bản, nhƣng vấn đề văn bản rất ít đƣợc chú ý nghiên cứu khai thác. Tìm hiểu và nghiên cứu HVTT đề ra và giải quyết những vấn đề về văn bản học sẽ có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Mong muốn của chúng tôi là từ việc nghiên cứu văn bản, giúp ngƣời đọc nắm bắt đƣợc những vấn đề cụ thể về tình hình văn bản của HVTT, thấy đƣợc những ƣu điểm và khiếm khuyết của từng văn bản để khai thác nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến HVTT và tác giả Bùi Huy Bích. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích” . 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Qua việc tập hợp, bổ sung tƣ liệu, thống kê, phân loại, khảo sát văn bản luận văn sẽ trích dẫn những tài liệu đã giới thiệu về con ngƣời, sự nghiệp của Bùi Huy Bích và đƣa ra cái nhìn tổng thể về văn bản Hoàng Việt thi tuyển Vận dụng các các phƣơng pháp chuyên nghành nghiên cứu văn bản học để mô tả phân tích văn bản HVTT và để giải quyết những vấn đề của luận văn đặt ra, nhằm cung cấp truyền bản tốt nhất của Hoàng Việt thi tuyển . Tim hiểu giá trị của Hoàng Việt thi tuyển trong hệ thống Thi tuyển Việt Nam thời trung đại qua khái quát Thi tuyển Việt Nam, và qua hệ thống thể loại trong Hoàng Việt thi tuyển. 6 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu liên quan đến văn bản Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích mà chúng tôi bao quát đƣợc khi thực hiện đề tài này, đƣợc chúng tôi tạm chia thành 3 mảng chính: - Các công trình thƣ mục học, từ điển. - Các công trình khảo sát và khai thác tƣ liệu (tác giả, tác phẩm thơ ca) phục vụ cho dịch thuật và công bố văn hiến. - Các bài có tính chất giới thiệu hoặc điểm qua một số nét về tình hình văn bản, quan điểm, phƣơng pháp sƣu tập, biên định thơ ca…của Bùi Huy Bích. 3.1. Các công trình thƣ mục học, từ điển: - Lịch triều hiến chương loại chí, Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Sử học, Phan Huy Chú (tổ phiên dịch Viện Sử học và chú giải) Nxb Giáo dục, 2007. Phần giới thiệu của Lịch Triều thi sao cũng trích bài tiểu dẫn giống ở Hoàng Việt thi tuyển. - Lịch triều hiến chương loại chí, tập IX (Văn tịch chí) bản dịch của Tố Nguyên Nguyễn Thọ Dực, (trang 180), Bộ giáo dục Văn Hoá và Thanh Niên, 1974. Giới thiệu về Lịch Triều thi sao viết tóm tắt nội dung của sách và trích một đoạn bài tiểu dẫn. - Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu, Trần Nghĩa Francois Gros, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. Giới thiệu xuất sứ của sách Hoàng Việt thi tuyển, các ký hiệu sách của Thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. - Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Nguồn tƣ liệu văn học, sử học Việt Nam)- Trần Văn Giáp, Nxb Văn Hoá, Hà Nội 1984. Giới thiệu tác phẩm nhƣ sau: Tiểu truyện về tác giả Bùi Huy Bích viết ở trang 273, tập I. Phần giới thiệu về tác phẩm đƣợc viết ở trang 44-46, tập II. Thống kê và viết ngắn gọn đặc điểm của sách HVTT. Phân tích và nói về xuất xứ của sách, có chép bài tiểu dẫn (chữ Hán, phiên âm và dịch). Lập bảng thống kê đƣợc các tác phẩm, từng triều đại, tác giả, số quyển…, 7 - Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp (chủ biên), Tạ Châu Phong, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Tƣờng Phƣợng, Đỗ Thiện, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1971. Giới thiệu sơ lƣợc về tác giả và những tác phẩm của Bùi Huy Bích (trang 339 – 340). - Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế, Nxb Khoa học xã hội, 1991. Viết về tác giả Bùi Huy Bích và tác phẩm của ông (trang 40 – 41). Ngoài ra, còn có ghi thêm phần trích trong sách “ Lịch đại danh hiền phổ” về cung cách khi ông bình văn, phong độ mỗi khi ông dự tế trong tôn miếu thì ngƣời ta đua nhau đến xem. Đây chính là sự hâm mộ của mọi ngƣời trƣớc uy nghi của ông tiến sĩ Bùi Huy Bích. - Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc, Nguyễn Tôn Nhan, Nxb Văn hoá thông tin. - Tên tự hiệu tác gia Hán Nôm, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Từ điển Văn Học, tập I (29.140) cho rằng, HVTT đƣợc Bùi Huy Bích soạn cùng với Hoàng Việt Văn Tuyển, năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng đƣợc khắc in. - Tổng tập văn học Việt Nam 2000, 42 tập, Nxb Khoa học xã hội, giới thiệu các tác phẩm văn học của Bùi Huy Bích. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm hiểu thông tin về trƣớc tác của ông qua bản dịch một số tác phẩm chữ Hán sau: Phương Đình văn loại, Đăng khoa lục sưu giảng…. 3.2 Các công trình khảo sát và khai thác tƣ liệu (tác giả, tác phẩm) phục vụ cho dịch thuật, công bố văn hiến. Những công trình thuộc nhóm này rất phong phú có nhiều bài thơ của HVTT đƣợc công bố trong các tổng tập, tuyển tập và hợp tuyển văn học, đƣợc dịch và giới thiệu trong mấy thập kỷ trở lại đây: 8 1) Hoàng Việt thi văn tuyển - truyền bản do nhóm tác giả Lê Thƣớc, Trịnh Đình Rƣ, Nguyễn Sĩ Lâm, Trần Lê Hữu, Vũ Đình Liên dịch, đƣợc chia làm 3 tập: + T.1, 120 trang, Nxb Văn Hoá - Hà Nội 1957, có lời nói đầu do nhóm phiên dịch văn học chữ Hán viết tại Thủ đô Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 1957 (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm thứ 12). Nội dung đƣợc chia thành 2 phần: Phần thứ nhất gồm các bài văn (các bài văn về thi tuyển và các bài văn thời Lý, Trần, Hồ; Phần thứ 2 gồm các bài thơ (Thời Lý, Trần, Hồ) . Ký hiệu tại thƣ viện Quốc gia: W5904673/5. + T.2, 146 trang, Nxb Văn Hoá (Cục xuất bản Văn Hoá - Bộ Văn Hoá, Hà Nội 1958). Nội dung gồm 3 phần: Phần thứ nhất (thơ thời đời Lê); phần thứ hai (các bài văn thời đầu Lê); Phần thứ ba (các bài văn thời thịnh Lê đến cuối Lê). + T.3 khổ 24x16, 156 trang in lần thứ nhất tại nhà in Vũ Hùng, 9 Văn Miếu, Hà Nội, năm 1958. Nội dung Thơ thời thịnh Lê (1460 - 1504); Thơ thời Mạc và Lê Trung Hƣng (1505 - 1739); Thơ thời cuối Lê (1740 – 1787). Ký hiệu W 5904674 tại Thư viện Quốc gia - tập 2,3 đƣợc đóng cùng vào nhau. 2) Hoàng Việt thi tuyển - Do Trung tâm nghiên cứu Quốc học biên soạn và dịch thêm 224 (do các ông Nguyễn Tiến Đoàn, Đinh Thanh Hiếu dịch, chú thích), tất cả gồm 525 (chƣa kể “bài thủ” của một số bài), 1124 trang, khổ 16x24, Nxb Văn học, năm 2007. Nội dung tƣơng đối đầy đủ các bài thơ trong bản chữ Hán của HVTT, đa phần các bài thơ đều có phần tiểu dẫn, phần chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích. Ngoài ra, còn kèm thêm phần tựa: Lời tựa sách HVTT do nhà nghiên cứu Hán học Phạm Thị Hảo dịch bài tựa, bài tiểu dẫn về nguyên bản tập Thi sao, mục lục nguyên bản tập Thi sao, trang cuối sách Hoàng Việt thi tuyển. 9 3) Hoàng Việt thi tuyển – Ký hiệu DH630/631(Viện nghiên cứu Văn học) là bản dịch đánh máy trên nền giấy puluya, gồm 204 trang chỉ có dịch không có phiên âm, chữ Hán, không ghi tác giả dịch – là tài liệu tham khảo lƣu nội bộ. 3.3 Các bài nghiên cứu có tính chất giới thiệu hoặc điểm qua một số nét về tình hình văn bản, quan điểm, phƣơng pháp sƣu tập…công trình nghiên cứu về Bùi Huy Bích và trƣớc tác của ông: Chúng tôi đã cố gắng sƣu tập tƣ liệu, nhƣng không có nhiều. Đúng nhƣ nhận xét của PGS.TS. Phạm Tú Châu: “So với số sách nhiều mặt mà cụ để lại cũng nhƣ thơ văn của cụ đƣợc nhiều ngƣời đƣơng thời chọn đƣa vào sách biên soạn của họ, thì việc giới thiệu, nghiên cứu thơ văn của Bùi Huy Bích thật sự chƣa đƣợc mấy tí.” Còn nhiều các tác phẩm của ông vẫn chƣa đƣợc quan tâm và khai thác thỏa đáng, nhƣ sau: - Một số tập thơ chữ Hán mới được phát hiện, Nguyễn Sĩ Cẩn, tạp chí Hán Nôm, số 1/1997. Bài viết giới thiệu một cuốn sách chữ Hán mới sƣu tầm đƣợc. Bìa sách đề Nghệ An thi tập nhƣng nội dung bên trong gồm 4 tập thi của 4 nhà, chỉ có 1 tập Nghệ An thi tập là của Bùi Huy Bích gồm 160 bài thơ. - Bài văn bia thờ từ chỉ thờ hương hiền xã Văn Điển của Bùi Huy Bích, Nguyễn Thị Măng, tạp chí Hán Nôm, số 6/ 2005. Bài viết giới thiệu bài văn bia thờ chỉ hƣơng hiền xã Văn Điển do Bùi Huy Bích soạn. - Tấm bia mới phát hiện, Nguyển Thị Thảo, tạp chí Hán Nôm, số 2/1987 Bài viết giới thiệu tấm bia đặt ở huyện Thanh Trì do ông soạn có tên Bùi Đông thôn Thọ Ông từ. - Tìm hiểu Bùi Huy Bích Trƣơng Chính, Tạp chí Văn học, số 3/ 1975 (trang 77). Đây là một bài biết gồm 11 trang viết khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Huy Bích – “ Những người làm văn học cổ điển Việt Nam đều dùng đến hai tập Hoàng Việt thi tuyển và Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy 10 Bích. Năm 1957, nhóm Lê Quý Đôn chọn dịch một số bài trong hai tập ấy 1 nên càng nhiều người biết”. Hơn nữa, tác giả bài viết còn ca ngợi về Bùi Huy Bích là một nhà văn học nổi tiêng thời Lê – Trịnh, đỗ đạt, với nhiều sáng tác có đầy đủ thể loại văn tập, thi tập, tùy bút.., cả những bộ sách giáo khoa đƣợc nhiều thế hệ sĩ tử học thi. Do vậy, nên cần khai thác nghiên cứu kỹ về những trƣớc tác của ông để không bị mất đi nhƣng tƣ liệu quý, và bổ xung vào những đóng góp của ông cho nên văn học nƣớc nhà. - Truyện các bậc tiền bối, Mễ Nhân, tạp chí Nam Phong số 27/1919. Lƣợc truyện về các bậc tiền bối nổi danh, thì Bùi Huy Bích là một trong các bậc ấy. - Tiết tháo người xưa, Trọng Đức. tạp chí Văn Hóa số 48. Khái quát về cuộc đời Bùi Huy Bích với nhân cách và lối sống rất mực thanh cao. - Nơi đất cổ Nghệ Tĩnh, tạp chí Nam Phong, số 136/1929. Viết về cuộc dạo chơi vùng đất Lam Thành ở núi Thành thuộc địa phận tổng Phù Long và tổng Văn Viên, phủ Hƣng Nguyên, trích dịch một số bài thơ chữ Hán tả cảnh đẹp nơi đây, trong đó có một bài của ông. - Tồn cổ lục, Tuyết Trang Trần Văn Ngoạn, tạp chí Nam Phong số 19/1919. Tác giả bài viết tuyển dịch 7 đoạn tiêu biểu trong Lữ trung tạp thuyết và một số đoạn trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, bình luận về nội dung tƣ tƣởng của từng đoạn. - Việc dịch các sử sách bằng Hán văn của ta, Hoa Bằng, tạp chí Tri Tân, số 8/ 1941. Bài viết đánh giá về việc phiên dịch các trƣớc tác bằng chữ Hán văn của ta ra Quốc văn, có nhắc đến một ít sách đƣợc trích dịch trên tạp chí Nam Phong, trong đó có Lữ trung tạp thuyết của Bùi Huy Bích. 1 Hoàng Việt thi văn tuyển (3 tập). Nhóm Lê Quý Đôn trích dịch, chú thích. Nxb Văn Hoá; Hà Nội; 1957. 11 - Danh nhân văn hoá Bùi Huy Bích của Trung tâm UNESCO thông tin tƣ liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam.(H.1998). Cuốn sách tập hợp bài viết của 13 học giả về danh nhân Bùi Huy Bích và trích dịch 14 đoạn trong Lữ Trung tạp thuyết. - Bùi Huy Bích, danh nhân truyện ký, Trúc Khê đƣợc coi là quyển sách hiếm hoi viết về danh sĩ Bùi Tồn Am. Trúc Khê đã lần theo dấu nhà, thuở nhỏ, thi đỗ, làm quan, cảnh già, thơ và thuyết của Bùi Huy Bích. Ngoài ra, tác giả đã trình bày về lịch sử, sự nghiệp và cuộc sống riêng của Bùi Huy Bích . - Tác gia văn học Thăng Long – Hà Nội (từ thế kỷ XI đến giữ thế kỷ XX) của tập thể tác giả Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Ngọc Hà, Ngô Văn Phú, Phan Thị Thanh Nhàn.., (H. Nxb Hội nhà văn,1998) sơ lƣợc tiểu sử, liệt kê tác phẩm của Bùi Huy Bích, cho rằng Hoàng Việt văn tuyển Là hợp tuyển các bài phú, minh, văn tế.., sắp xếp theo loại văn. - Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế, Nxb Khoa học xã hội, 1991. Sau phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm còn có phần bình “Ông làm quan chính trực, không ai cầu cạnh đƣợc gì, từ lời nói đến việc làm khuôn mẫu cho ngƣời đời cả”. - Lịch đại danh hiền phổ, dịch giả Nguyễn Thƣợng Khôi, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản. Phần đầu giới thiệu sơ lƣợc về tác giả, tiếp đến là những truyện về thời thơ ấu của ông để minh chứng cho tài năng thiên bẩm sau này. - Lữ trung tạp thuyết, Nguyễn Văn Tú dịch, hiện đang lƣu giữa tại thƣ viện Viện Triết học (ký hiệu 50 H). Đây là bản viết tay, dịch từ tác phẩm Lữ Trung tạp thuyết không đầy đủ, đồng thời có sự pha trộn giữa hai bản VHv. 1804 và bản A.151. Nhìn chung, tất cả những nghiên cứu trên các tác đã viết nhiều về con ngƣời nhân cách, tƣ tƣởng và giới thiệu về các trƣớc tác của Bùi Huy Bích, nhƣng tất cả các tài liệu trên chƣa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu về văn bản của Hoàng Việt thi tuyển kể cả công trình đã dịch từ một trong các truyền 12 bản của sách này. Vì thế chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu ở góc độ văn bản học của HVTT để làm rõ tình hình văn bản của sách này. Qua đó chúng tôi nhận thấy những vấn đề cần nghiên cứu ở tác phẩm: - Khảo cứu, miêu tả về tình hình các truyền bản HVTT bằng chữ Hán còn đƣợc lƣu giữ là nhiệm vụ trọng tâm của luận văn, từ đó chúng tôi sẽ chọn văn bản cơ sở để nghiên cứu, chỉ ra văn bản tốt nhất nhằm cung cấp tƣ liệu cho việc công bố di sản thi tuyển Việt Nam và phục vụ cho việc khai thác, học tập, nghiên cứu về thi tuyển này. - Nghiên cứu văn bản HVTT để chỉ ra diện mạo đầy đủ của bộ thi tuyển này, để thấy đƣợc những nguồn tƣ liệu quan trọng trong ngành ngữ văn học cổ điển Việt Nam. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của Luận văn là các vấn đề văn bản học và giá trị của Hoàng Việt thi tuyển trong hệ thống Thi tuyển Việt Nam thời trung đại, các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển hiện tồn lƣu trữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện quốc gia, Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Thông tin khoa học xã hội…Ngoài ra còn tham khảo thêm những tƣ liệu có liên quan đến nội dung đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những văn bản thơ chữ Hán có nhan đề Hoàng Việt thi tuyển mà chúng tôi sƣu tầm đƣợc tại các thƣ viện ở Hà Nội. Cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu 14 truyền bản Hoàng Việt thi tuyển. Ngoài ra, còn có các bản đƣợc dịch ra chữ quốc ngữ, những tài liệu tiếng Việt có liên quan đến tác phẩm cũng nhƣ tác giả Tồn Am Bùi Huy Bích. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học 13 - Trong Luận văn này chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học, sẽ dùng một các thao tác khoa học cần thiết nhƣ: sƣu tập, thống kê, phân loại, so sánh, đối chiếu… các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển để làm cơ sở nghiên cứu. Kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử và các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội để giải quyết các vấn đề thuộc nội dung đề tài. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Sau khi hoàn thành luận văn, chúng tôi có những đóng góp nhƣ sau: - Giới thiệu tóm tắt những sách và tài liệu viết về cuộc đời, sự nghiệp của Bùi Huy Bích và quan điểm làm Thi tuyển của ông. - Cho thấy rõ tình hình văn bản của HVTT: Số lƣợng các truyền bản chữ Hán hiện còn; đặc điểm, mối quan hệ giữa các truyền bản, giá trị của từng truyền bản, chỉ ra diện mạo của bản gần với bản Bùi Huy Bích nhất. - Xác định bản nhóm truyền bản I là nhóm đầy đủ nhất trong số 14 truyền bản của Hoàng Việt thi tuyển bằng chữ Hán. Lần đầu tiên tình hình văn bản Hoàng Việt thi tuyển đƣợc khảo sát một cách toàn diện, từ đó chúng tôi đƣa ra đƣợc văn bản Hoàng Việt thi tuyển tốt nhất trong nhóm I - Bƣớc đầu đƣa ra những nhận xét, đánh giá về giá trị HVTT trong hệ thống thi tuyển Việt Nam và những đóng góp của Bùi Huy Bích với việc soạn thi tuyển Ngoài ra, phần phụ lục còn cung cấp thống kê toàn bộ các tác giả tác phẩm trong HVTT của tất cả các truyền bản mà chúng tôi sƣu tập đƣợc. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính gồm 3 chƣơng: Chƣơng I : Bùi Huy Bích và Hoàng Việt thi tuyển Chƣơng II: Nghiên cứu các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển. Chƣơng III: Hoàng Việt thi tuyển trong hệ thống thi tuyển Việt Nam 14 CHƢƠNG 1 BÙI HUY BÍCH VÀ HOÀNG VIỆT THI TUYỂN 1.1 TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÙI HUY BÍCH Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Huy Bích, một danh nhân văn hoá, quan chức, học giả, nhà thơ, một nhà Nho đại danh, một nhà giáo dục lỗi lạc đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp văn hoá, giáo dục, không những nổi tiếng ở thế kỷ XVIII mà còn lƣu danh sử sách ngàn năm sau. Bùi Huy Bích 裴輝璧 hiệu là Tồn Am 存庵, Am Bệnh Tẩu 庵病叟, Tồn Ông 存翁, tự là Ảm Chƣơng 庵章 hay Hi Chƣơng 希章; tƣớc Kế Liệt Hầu 繼烈侯, sinh ngày 28 tháng 8 Giáp Tý (tức năm 1744) tại làng Định Công, gần Ngã Tƣ Sở; mất ngày 25 tháng 5 năm 1818, thọ 75 tuổi2. Xuất thân từ “Sơn Nam vọng tộc” (một dòng họ danh giá và đƣợc trọng vọng ở đất Sơn Nam, bao gồm các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Nam Hà, Ninh Bình, Thái Bình). Cụ thuỷ tổ từ xã Cát Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá chuyển ra ở xã Định Công, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) rồi chuyển sang ở xã Thịnh Liệt (chủ yếu sống ở đây) cùng huyện. Sau đây chúng tôi giới thiệu những công trình viết về tác gia Bùi Huy Bích: - Luận văn thạc sĩ Hán Nôm của Nguyễn Thị Hiền, Hà Nội 2008. Chƣơng I của luận văn viết về tiểu sử và sự nghiệp của Bùi Huy Bích, chƣơng II, chƣơng III – nghiên cứu các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển và giá trị của nó trong hệ thống văn tuyển Việt Nam. 2 Về ngày mất của Bùi Huy Bích, trong truyện chép là ông mất vào năm Gia Long thứ 17 (1818), thọ 75 tuổi 15 - Luận văn thạc sĩ Hán Nôm của Hoàng Phƣơng Mai, Hà Nội 2007. Chƣơng I của luận văn cũng viết về con ngƣời và sự nghiệp của Bùi Huy Bích, chƣơng II, chƣơng III - nghiên cứu tác phẩm Lữ trung tạp thuyết. - Thanh trì Bùi thị gia phả (清池裴氏家譜)(VHv. 1343/1-3, Viện Nghiên cứu Hán Nôm) - Viết gia phả dòng họ Bùi ở làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, gồm hệ thống thứ thế, ngày sinh, ngày giỗ, khoa bảng, quan tƣớc, thơ văn, bằng sắc, giấy tờ liên quan đến những ngƣời trong dòng họ…Phần đầu do Bùi Xƣơng tự biên soạn, Bùi Huy Bích là ngƣời biên soạn phần kế tiếp. - Danh nhân văn hóa Bùi Huy Bích của Trung tâm UNESCO thông tin tƣ liệu lịch sử văn hóa Việt Nam [23]. Trong sách có các bài viết liên quan tới tác giả, tác phẩm của Bùi Huy Bích nhƣ sau: + Bùi Huy Bích với ý thức bảo vệ phát huy di sản văn hóa dân tộc – Vũ Tuấn Sán. + Bùi Huy Bích, đại danh nho Việt Nam thế kỷ XVIII – Vũ Khiêu. + Nỗi niềm riêng của tác giả Tôn Am thi cảo – Phạm Tú Châu. + Bùi Tồn Am với hai thi phẩm Bích Câu – Nhất Phàm. + Hoàng Việt văn tuyển – Phạm Tú Châu. + Hà Nội với tấm lòng Tồn Am – Nguyển Vinh Phúc + Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Huy Bích, nhà giáo dục lớn – Lê Tiến Hùng + Những ngôn phẩm quý báu từ sách Gia huấn – Cung Khắc Lƣợc. + Tâm tư và phẩm chất Bùi Huy Bích qua thơ ông – Trần Lê Văn. + Hai tấm bia, một tấm lòng Bùi Huy Bích với văn hóa Thanh Trì – Trƣơng Đình Khoái. + Nhân cách của tổ Bùi Huy Bích – Bùi Đức Tiến - Bùi tướng công Tồn Am tiên sinh hành trạng chép trong Phương Đình văn loại của Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu 16 Chúng tôi chỉ điểm qua vài nét chính về Bùi Huy Bích Nguồn gốc gia đình dòng họ: Dòng họ Bùi là một trong những dòng họ nổi tiếng của Việt Nam có truyền thống vẻ vang, khoa hoạn , Lê Quý Đôn đã viết trong Kiến văn tiểu lục, chƣơng Tùng đàm: “Con cháu sinh sôi nảy nở, công nghiệp rạng rỡ vẻ vang. Từ thời Lê trung hƣng, bày tôi thế kế, tộc thuộc lớn lao, nói đến nhà quý hiển nhất, chỉ có họ Bùi mà thôi ” (Kiến văn). Thủy tổ của dòng họ Bùi là cụ Chí Đức, tổ chín đời của Bùi Huy Bích, ngƣời thôn Hạ, xã Quảng Công (sau đổi thành Định Công), huyện Thanh Đàm (sau đổi thành Thanh Trì), thuộc phủ Thƣờng Tín, xứ Sơn Nam. Cụ Chí Đức sinh ra cụ Trung Phác, từng đƣợc phong chức Tả thị lang, tƣớc Cung Quận công, sau này cụ chuyển đến thôn Giáp Nhị (sau gọi là thôn Bùi Đông), xã Thịnh Liệt vào cuối thời Hồ, đây là cụ thủy tổ nơi mới đến. Cụ Trung Phác nhà tuy nghèo song không có ý mộ ngƣời ngoài. Cha làm nghề y, nghề nông, nghề kham dƣ, con theo nghiệp cấy cày, đọc sách mà vẫn có thể giúp ngƣời khác lúc nguy khốn. Cụ Trung Phác sinh ra cụ Bùi Xƣơng Trạch, tức là cụ thủy tổ bảy đời, một ngƣời nổi tiếng hiếu học về sau đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 9(1478), làm quan đến chức Thƣợng thƣ Bộ Binh, nắm cả sáu bộ kiêm Đô ngự sử Đài Ngự sử, kiêm Quốc tử giám Tế Tửu, coi việc kinh diên, sau đƣợc phong là Thái phó Quảng Quận công, cụ Bùi Xƣơng Trạch sinh đƣợc hai con trai, con trai thứ hai là Bùi Vịnh thông minh uyên bác, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh (Bảng nhãn), khoa thi niên hiệu Đại Chính năm thứ 3(1532), từng giữ chức Tả thị Lang Bộ hộ, về sau đƣợc phong là Thái Bảo Mai quận công đây là cụ tổ đời thứ sáu. Con trai của cụ Bùi Vịnh là Bùi Bỉnh Uyên , tinh tình trọng hậu, có tài văn chƣơng chính trị, từng giữa chức phủ doãn phủ Thuận Thiên, rồi Tả thị lang Bộ Hình, Bộ Hộ đƣợc phong tƣớc tiên quân công . Cụ tổ đời thứ năm 17 sinh ra Bùi Công Cẩn, cụ Công Cẩn từng giữ chức Vệ úy, tƣớc Trà Lĩnh hầu, Tiếp sau là đến cụ Bùi Xƣơng Tự là ông nội của Bùi Huy Bích. Cụ thi hƣơng đỗ tứ trƣờng , rồi hai khoa Sĩ vọng, Hoành từ, từng trải nhiều chức quan, làm Hữu tam nghị Ty Thừa chánh sứ các xứ Thái Nguyên, đƣợc phong tặng Hàn lâm viện Thị độc, tƣớc Phong Khánh bá. Cha của Bùi Huy Bích là Bùi Dụng Tân học vấn uyên thâm, theo học Cúc Lâm tiên sinh, không đỗ đạt chuyên tâm vào việc dạy học làm vui, lấy hiệu là Trúc Viên cƣ sĩ. Thời niên thiếu: “ Lịch đại danh hiền phổ” [13] – khen Bùi Huy Bích là ngƣời có khí phách, trong sách còn viết các mẩu truyện nhỏ dự đoán về tƣơng lai của ông. Bùi Huy Bích là con trai thứ trong gia đình có ba ngƣời con. Trên ông có chị gái và dƣới có em trai. Thửa nhỏ hay ốm, bệnh tật. Năm lên 8 tuổi mẹ ông qua đời, gia đình rơi vào cảnh khó khăn. Năm lên 9 tuổi, lúc này ông đã biết đọc sách, theo cha dạy học ở Thanh Miện, Hải Dƣơng. Ngay từ thuở nhỏ ông đã bộc lộ một tƣ chất thông minh hiếm có. Học hành, đỗ đạt, chặng đường làm quan Năm Cảnh Hƣng 21, tức năm ông 17 tuổi, ông theo học Thân Trai tiên sinh (tức Nguyễn Bá Trữ, tiến sĩ khoa Giáp Tuất(1754), ngƣời Linh Đƣờng cùng huyện), đƣợc Tiên sinh khen là ngƣời trẻ tuổi mà thông minh. Năm Cảnh Hƣng 23, ông thi hƣơng tứ trƣờng đỗ đệ nhị giáp. Sau đó, ông dự thi hội tam trƣờng hai lần, nhƣng không đỗ. Ông tiếp tục theo học Quế Đƣờng Lê Quý Đôn đƣợc tiên sinh yêu mến và giúp đỡ rất nhiều. Năm Mậu Tý (1768), Trong triều xảy ra vụ án Hoàng Thái tử Lê Duy Vĩ, triều đình có nhiều biến động, Bùi Huy Bích sinh ra buồn chán không muốn tiếp tục thi. Năm Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hƣng 30, triều đình mở khoa thi Hội, ông cũng không có ý định dự thi, nhƣng nghe theo lời cha khuyên bảo ông mới 18 nộp quyển dự thi, đỗ đệ ngũ. Ngay sau đó, ông dự thi Đình, đƣợc ban Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Đình Nguyên Hoàng Giáp). Khoa thi năm đó triều đình lấy đỗ 9 ngƣời, trong đó đỗ Đệ nhi giáp Tiến sĩ chỉ có mình ông, còn 8 ngƣời kia đều đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Năm đó ông mới 26 tuổi, sau khi vinh quy bái tổ, cũng năm đó ông đƣợc bổ nhiệm làm Hiệu lý ở Hàn lâm viện, làm thị giảng. Từ đó ông bắt đầu bƣớc chân vào chốn hoạn lộ dẫu có vẻ hanh thông nhƣng cũng nhiều trăn trở. Năm Cảnh Hƣng 31, ông đƣợc thăng làm Hàn Lâm viện thị chế. Năm Cảnh Hƣng 32, ông đƣợc cử làm Quyền giám thí cuộc thi Hƣơng ở Sơn Tây[46]. Sau đó đƣợc thăng làm Thiêm sai Phủ liêu tri Hộ phiên kiêm Đông các hiệu thƣ. Thời bấy giờ triều đình rối ren, quyền chính nằm trong tay chúa Trịnh. Tháng 6 năm Cảnh Hƣng thứ 38 (1777), chúa Trịnh đƣợc tin quân Tây Sơn của Nguyễn Văn Nhạc cƣớp bóc quấy rối ở phía Nam bèn lệnh cho Hoàng Đình Bảo thay cho Hoàng Đình Thể làm trấn thủ Nghệ An, cho Bùi Huy Bích làm đốc đồng. Năm Cảnh Hƣng 41 (1780), ông đƣợc thăng chức hiệp trấn Nghệ An. Ông ở Nghệ An đến năm Cảnh Hƣng 42 (1781), ông ở Nghệ An tổng cộng 5 năm, mọi việc ông đều giải quyết sáng suốt và khoan hồng, khiến ai nấy đều khen là thuận tiện. Năm Tân Sửu (1781), ông đƣợc gọi về triều ban chức Nhập thị bồi tụng, ông vào kinh làm tờ khải xin từ không nhận, nhƣng triều đình không cho. Năm Cảnh Hƣng 43(1782), chúa Trịnh Tùng ban chức tƣớc cho một số ngƣời, ông đƣợc làm Tham tụng, ban tƣớc Kế liệt hầu, lúc bấy giờ quan lại triều đình chia nhiều phe cánh, Bùi Huy Bích đã nhiều lần có tờ khải can gián chúa Trịnh. Tháng 4 năm Cảnh Hƣng 45 (1784) ông đƣợc bổ dụng quyền làm công việc tham tụng Khâm định. Tháng 12 cùng năm triều đình ban cho ông chức Nhập thị Hành tham tụng kiêm Tri kinh diên Hành trạng, triều đình ngƣợc 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan