Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bản hoàng việt văn tuyển của bùi huy bích...

Tài liệu Nghiên cứu văn bản hoàng việt văn tuyển của bùi huy bích

.PDF
97
477
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ----***---- NguyÔn ThÞ HiÒn NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN CỦA BÙI HUY BÍCH Chuyªn ngµnh H¸n N«m M· sè: 602240 LuËn v¨n th¹c SĨ H¸n N«m HÀ NỘI, 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ***** NGUYỄN THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN CỦA BÙI HUY BÍCH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM 1 MỤC LỤC trang PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………….................6 CHƢƠNG I. TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÙI HUY BÍCH…………..............20 1.1. Vài nét về tiểu sử và hành trạng của Bùi Huy Bích……………………….20 1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của Bùi Huy Bích……………………………26 1.3. Tiểu kết chương I…………………………………………………………..31 CHƢƠNG II. NGHIÊN CỨU CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN…..33 2.1. Tập hợp, mô tả các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển……………………33 2.1.1. Tập hợp các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển…………………………33 2.1.2. Mô tả các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển…………………………....33 2.1.3. Niên đại hoàn thành văn bản Hoàng Việt văn tuyển...............................38 2.1.4. Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển....................................................................................................................38 2.1.5. Xuất xứ của văn bản Hoàng Việt văn tuyển.............................................39 2.1.6. Cấu trúc của văn bản Hoàng Việt văn tuyển...........................................40 2.1.7. Hoàng Việt văn tuyển và sự thể hiện quan điểm, phương pháp sưu tập, biên định di sản văn xuôi của Bùi Huy Bích.......................................................49 2.1.8. Nhận xét về tình hình các truyền bản chữ Hán Hoàng Việt văn tuyển....52 2.2. Phân loại các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển........................................64 2.2.1. Phân loại các truyền bản..........................................................................64 2.2.1. Nhận xét truyền bản nhóm I......................................................................64 2.2.2. Nhận xét truyền bản nhóm II.....................................................................65 2.3. Tiểu kết chương II.........................................................................................68 2 CHƢƠNG III. GIÁ TRỊ HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN TRONG HỆ THỐNG VĂN TUYỂN VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI.......................................................................70 3.1. Khái quát về hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại...........................70 3.1.1. Tình hình biên soạn sách Văn tuyển Trung Quốc......................................70 3.1.2. Tình hình biên soạn sách Văn tuyển Việt Nam..........................................72 3.2. Hoàng Việt văn tuyển trong hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại...74 3.2.1. Các thể văn chữ Hán trong văn học Việt Nam thời trung đại...................74 3.2.2. Hệ thống thể loại trong Hoàng Việt văn tuyển.........................................79 3.3. Tiểu kết chương III........................................................................................86 KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................90 PHỤ LỤC..............................................................................................................95 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. Tên tài liệu viết tắt Bản A (hoặc A): Hoàng Việt văn tuyển A. 3163 Bản B (hoặc B): Hoàng Việt văn tuyển A. 3163/1 Bản C (hoặc C): Hoàng Việt văn tuyển A. 2683 Bản D (hoặc C): Hoàng Việt văn tuyển A.1582 Bản E (hoặc E): Hoàng Việt văn tuyển VHv 1452/a Bản G (hoặc G): Hoàng Việt văn tuyển VHv 1452/c Bản H (hoặc H): Hoàng Việt văn tuyển VHv 93 Bản I (hoặc I): Hoàng Việt văn tuyển A. 203 Bản K (hoặc K): Hoàng Việt văn tuyển R.601 Bản L (hoặc L): Hoàng Việt văn tuyển R.602 Bản M (hoặc M): Hoàng Việt văn tuyển R. 979 Bản N (hoặc N): Hoàng Việt văn tuyển R.980 HVVT: Hoàng Việt văn tuyển 2. Ký hiệu tài liệu trích dẫn Ký hiệu tài liệu trích dẫn được thể hiện trong dấu […,….], trong đó số Ả Rập trước dấu phẩy (,) chỉ Tài liệu trích dẫn, trùng với số thứ tự ở Tài liệu tham khảo; số Ả Rập ở sau dấu (,) chỉ số trang trong Tài liệu trích dẫn. Xin lấy ví dụ từ [2] Các nhà khoa bảng Việt Nam (2006), Nxb Văn học, Hà Nội. - Nếu luận văn dùng Tài liệu trích dẫn từ [6] thì sẽ được viết là Các nhà khoa bảng Việt Nam [6]. - Nếu luận văn trích dẫn trong trang 2 của [6] thì sẽ viết là Các nhà khoa bảng Việt Nam [6, 2]. - Nếu luận văn trích dẫn tài liệu nằm ở trang 1 đến trang 2 của [6] thì sẽ viết là Các nhà khoa bảng Việt Nam [6, 1 – 2]. 4 3. Trích dẫn từ nhiều truyền bản hay nhiều tập Nếu luận văn trích dẫn từ nhiều truyền bản hay nhiều tập của cùng một tên sách, thí dụ từ Hoàng Việt văn tuyển [2], [3], [4] thì sẽ viết là Hoàng Việt văn tuyển [2, 3, 4]. 4. Tên viết tắt của thƣ viện lƣu trữ truyền bản Thư viện Viện Hán Nôm: TVHN Thư viện Quốc gia: TVQG 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG PHẦN NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN trang 2.1. Mô tả các truyền bản chữ Hán Hoàng Việt văn tuyển................................37 2.2. Đối chiếu sơ bộ hai tác phẩm Thiên đô chiếu, Bình Ngô đại cáo trong Hoàng Việt văn tuyển với Đại Việt sử ký toàn thƣ.........................................40 2.3. Đối chiếu tên tác phẩm của truyền bản chữ Hán và truyền bản đã dịch ra chữ quốc ngữ...............................................................................................................62 2.4. Số lượng thể loại của các truyền bản chữ Hán..............................................63 2.5. Tình hình văn bản của các truyền bản nhóm I..............................................65 2.6. Tình hình văn bản của các truyền bản nhóm II.............................................66 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI + Bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa của di sản văn hoá thành văn quá khứ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn cũng như của chuyên ngành Hán Nôm học. Vấn đề đó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội hiện nay. Mảng sách văn học chiếm vị trí đặc biệt trong kho tàng di sản Hán Nôm được bảo lưu đến ngày nay. Văn tuyển cũng là một bộ phận đáng kể nằm trong số đó. Hệ thống Văn tuyển giống như những tài liệu gốc quan trọng trong việc khai thác di sản văn học cổ. Cho nên, khảo sát văn bản học Văn tuyển là một nhiệm vụ nhằm giới thiệu, nghiên cứu, đánh giá về các phương diện văn hoá thành văn. Đề tài luận văn được triển khai theo định hướng nghiên cứu văn bản học Văn tuyển nhằm đạt được những mục đích nêu trên. Văn tuyển (văn tập) là tuyển tập chuyên sưu tập, tuyển chọn các bài văn của nhiều tác giả hữu danh hay khuyết danh theo những tiêu chí, mục đích hay trình tự nào đó. Văn tuyển bao gồm các bài văn xuôi chữ Hán thuộc nhiều thể loại khác nhau như phú, tế, văn bia, chiếu, biểu, hịch…, thường được viết bằng biền văn, vận văn và tản văn. Vận văn là loại văn xuôi có vần nhưng không phải thường được sử dụng trong phú, minh, tụng, tán… Tản văn là văn xuôi tự do, không được dùng trong tựa, bạt, ký, lục… Biền văn là một lối hành văn đặc biệt, có phương thức biểu đạt khác với tản văn. Biền văn được dùng trong hầu hết các thể văn chữ Hán. Ở phần sau, chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về thể loại văn này. + Trừ một số ít các bài viết tổng quan, việc nghiên cứu di sản Văn tuyển Hán văn từ trước đến nay thường chỉ chú trọng khai thác tư liệu chứ chưa đặt vấn đề tìm hiểu sâu về vấn đề văn bản của những Văn tuyển đó. Các công trình nghiên cứu văn bản học thường chỉ nghiêng về những tác gia, tác phẩm cụ thể. Trong khi đó, chính hệ thống Văn tuyển mới giúp chúng ta đánh giá tổng thể về 7 một mảng, một giai đoạn hay nhiều thời kỳ của văn học chữ Hán một cách khái quát nhất. Cho nên, tìm hiểu các vấn đề của Văn tuyển sẽ có tác dụng giới thiệu di sản Văn tuyển cũng như tìm hiểu, đánh giá thành tựu, phương pháp hoạt động ngữ văn học trong quá khứ; tiến đến tổng kết được những vấn đề lý luận thuộc phạm vi văn hiến học Việt Nam. + Trong số rất ít các tác phẩm có tính chất thi văn tuyển Việt Nam thời trung đại như Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên (越 面 幽 靈 集 - 李 濟 川), Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (嶺 南 摭 怪 - 陳 世 法), Thánh Tông di cảo (聖 宗 遗 稿), Quế Đường văn tập của Lê Quý Đôn (桂 堂 文 集 - 黎 貴 惇), Quốc triều văn tuyển (國 朝文 選 ), Lập Trai văn tuyển của Lập Trai (立 齋 文 選 -立 齋), Ngu Sơn văn tuyển của Đông Dương Vũ Phạm Khải (禺 山 文 選 - 東 洋 武 笵 啟 ), Phương Đình văn tuyển của Nguyễn Văn Siêu (方 停 文 選 - 阮 文 超), Dụ am văn tập của Phan Huy Ích, Châu phong tạp thảo của Phạm Đình Hổ (州 豐 雜 草 - 笵 廷 虎), … thì HVVT của Bùi Huy Bích có một vị trí tương đối đặc biệt. Đây là hợp tuyển văn học đời Trần 陳, Lê 黎 do Tồn Am Bùi Huy Bích (存 庵 裴 輝 璧) tuyển chọn và viết lời dẫn; Nguyễn Tập (阮 集), đốc học Trấn Sơn Nam biên tập và viết tựa năm Minh Mệnh (明 命) 6 (1825), in tại Hi Văn Đường (希 文 堂). HVVT bao quát được các thành tựu văn tuyển thời cổ, là cơ sở tư liệu cho hệ thống Văn tuyển đời sau. HVVT là bộ Văn tuyển ưu tú, tiêu biểu nhất về phương pháp, quan điểm sưu tập, biên chỉnh di sản văn học Việt Nam trong quá khứ. Vì vậy, nghiên cứu văn bản HVVT sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định, giúp chúng ta khái quát một số phương diện của văn học chữ Hán Việt Nam. + Bùi Huy Bích là danh nhân Việt Nam thế kỷ XVIII. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học lớn, trong đó tiêu biểu có Hoàng Việt văn tuyển (黄 越 文 選), Hoàng Việt thi tuyển (黄 越 詩 選), Tồn Am thi cảo (存 庵 詩 稿), Tồn Am văn tập (存 庵 文 集), Nghệ An thi tập (藝 安 詩 集), ... 8 + HVTT đã được giới thiệu, dịch thuật và xuất bản, nhưng vấn đề văn bản chưa được chú ý nghiên cứu, khai thác. Tìm hiểu về HVVT ở các phương diện văn bản sẽ giúp chúng ta đánh giá toàn diện hơn về những thành tựu và cống hiến của Bùi Huy Bích cho văn học Việt Nam. Nhìn về tổng thể, HVVT là cầu nối cho Văn tuyển giai đoạn trước và sau Bùi Huy Bích. Chính vì vậy, đề tài Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích có ý nghĩa thiết thực và tích cực trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hoá Hán Nôm. 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề: *Trước hết, thông qua việc tập hợp, bổ sung tư liệu, luận văn sẽ tóm tắt lại tiểu sử và sự nghiệp của Bùi Huy Bích. *Các khía cạnh nghiên cứu văn bản học HVVT bao gồm tập hợp, mô tả, phân loại tư liệu, nêu kết cấu văn bản; so sánh hai nhóm truyền bản; đối chiếu tác phẩm, tác giả các truyền bản; bước đầu tìm hiểu xuất xứ, niên đại tác phẩm, tên tác phẩm, tác giả. Sau khi giải quyết một số vấn đề đó, luận văn sẽ chọn được truyền bản tốt nhất của HVVT. *Giá trị của HVVT trong hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại được khẳng định qua khái quát Văn tuyển Trung Quốc, Văn tuyển Việt Nam, hệ thống thể loại trong HVVT. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo PGS. TS. Phạm Tú Châu, gần bốn chục năm trước đây, các nhà Hán học lão thành của Phòng Văn học cổ cận đại thuộc Viện văn học đã chép tay và dịch tập thơ Tồn Am thi cảo của Bùi Huy Bích nhằm tiến tới giới thiệu và nghiên cứu tập thơ quan trọng này của ông. Kế hoạch sau đó tạm gác lại và cho đến nay, công việc đó của Viện văn học vẫn không nhúc nhích được bước nào, trừ bài Tìm hiểu về Bùi Huy Bích, đánh giá chung về thơ văn Bùi Tồn Am do GS. Trương Chính đăng trên Tạp chí Văn học số 3, năm 1975. Ngoài ra, GS. Nguyễn Lộc, 9 GS. Trần Thị Băng Thanh có đề cập đến tác phẩm Hoàng Việt văn tuyển trong Từ điển văn học, tập I [29, 140], và bài Bùi Tồn Am với hai thi phẩm Bích Câu của Nhất Phàm trong sách Gương mặt văn học Thăng Long (Trung tâm hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám xuất bản năm 1994). So với số tác phẩm mà Bùi Huy Bích để lại thì việc nghiên cứu và giới thiệu thơ văn Bùi Huy Bích thật sự chưa làm được bao nhiêu. Đó cũng là một khó khăn lớn cho chúng tôi khi tiến hành tìm hiểu cuộc đời, thơ văn Bùi Huy Bích để viết lịch sử vấn đề cho luận văn này. Những công trình nghiên cứu liên quan đến văn bản HVVT của Bùi Huy Bích trong tư liệu mà chúng tôi bao quát được khi thực hiện đề tài luận văn tuy không nhiều, nhưng có thể tạm chia thành ba mảng chính: - Các công trình thư mục học, từ điển. - Các công trình khảo sát và khai thác tư liệu (tác giả, tác phẩm) phục vụ cho dịch thuật, công bố văn hiến. - Các bài nghiên cứu có tính chất giới thiệu hoặc điểm qua một số nét về tình hình văn bản, quan điểm, phương pháp sưu tập... của Bùi Huy Bích. 3.1. Các công trình thƣ mục học, từ điển - Công trình thư mục học đầu tiên ghi chép về HVVT phải kể đến là Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tập 2) [37] của Trần Văn Giáp, với mục đích kiểm kê, khái quát về hiện trạng các văn bản Hán Nôm đã nêu ngắn gọn đặc điểm của văn bản HVVT, dựa vào bài tựa sách Thi tuyển nói về việc in sách Thi tuyển không liên quan đến Văn tuyển. Ngoài ra, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm [37] cũng thống kê được số lượng tác phẩm, số lược tác giả ở từng quyển và từng triều đại, cho biết tổng số tác phẩm của 8 quyển gồm 111 bài. - Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, tập 1, mục 1508 [33, 860] viết rằng: Hoàng Việt văn tuyển có 10 bản in, 1 bản viết, 1 mục lục, là tập văn đời Trần, Lê. - Từ điển văn học, tập I [29, 140] cho rằng, Hoàng Việt văn tuyển được 10 Bùi Huy Bích soạn cùng với Hoàng Việt thi tuyển, năm Kỷ Hợi (1839), niên hiệu Minh Mạng được khắc in. - Từ điển văn học (bộ mới) [31, 626] viết rằng, tác phẩm văn Việt Nam bằng chữ Hán do nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Bùi Huy Bích soạn cùng với Hoàng Việt thi tuyển năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng (1839). Sách được khắc in (A.3163/1-3) tuyển 112 bài văn hay từ đời Lý đến đời Lê, trong đó có 92 bài văn của 43 tác giả nổi tiếng đương thời; của chính soạn giả có 15 bài; số còn lại là 15 tác giả khuyết danh. 3.2. Các công trình khảo sát và khai thác tƣ liệu (tác giả, tác phẩm) phục vụ cho dịch thuật, công bố văn hiến Có nhiều bài văn của HVVT được công bố trong các bộ tổng tập, tuyển tập, hợp tuyển văn học, được dịch và giới thiệu trong mấy chục năm trở lại đây, đó là các bộ sách: - Hợp tuyển thơ văn Việt Nam [14] có một số tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được tuyển từ HVVT. - Thơ văn Lý – Trần [27] có một số bài văn thơ mà HVVT cũng có như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú... - Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tập 2 [11] viết HVVT được khắc in năm 1825. 3.3. Các bài nghiên cứu có tính chất giới thiệu hoặc điểm qua một số nét về tình hình văn bản, quan điểm, phƣơng pháp sƣu tập... về Bùi Huy Bích Chúng tôi đã hết sức cố gắng sưu tập tư liệu, nhưng hiện tại mới chỉ thấy có bài viết với nhan đề Tìm hiểu Bùi Huy Bích (Trương Chính, Tạp chí văn học, 1975, số 3). Bài viết đi sâu vào tìm hiểu thân thế, sự nghiệp, tác phẩm của Bùi Huy Bích. Tác giả có nói đến Hoàng Việt văn tuyển làm năm Mậu Thân (1788), sau khi Bùi Huy Bích từ quan. Bốn mươi bảy năm sau, năm Ất Dậu (1825), năm Minh Mệnh thứ 6, Đốc học trấn Sơn Nam là Nguyễn Tập làm tựa cho bản đó, một người tên là Phạm Hi Văn khắc in. Khi đó, Bùi Huy Bích mất đã được 7 11 năm rồi. Về thời gian soạn Hoàng Việt văn tuyển, quan điểm của Trương Chính (1788) có khác với quan điểm của Phạm Tú Châu (1839). Điều này cần khảo cứu thêm, tuy vậy cả hai học giả đều thống nhất thời điểm khắc in HVVT là vào năm 1825. 3.3.1. Công trình nghiên cứu về Bùi Huy Bích và trƣớc tác của ông Từ trước tới nay, công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến Bùi Huy Bích và trước tác của ông không nhiều. Chúng tôi xin liệt kê như sau: + Danh nhân văn hoá Bùi Huy Bích [5] của Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam (H.1988) Cuốn sách viết về danh sĩ Bùi Huy Bích với danh nghĩa là đại danh Nho, nhà giáo dục lớn Việt Nam thế kỷ XVIII. Danh nhân văn hoá Bùi Huy Bích [5] bao gồm tập bài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về Bùi Huy Bích. Ngoài ra, cuốn sách còn sưu tầm thêm một số bài thơ văn, luận thuyết của Tồn Am Bùi Huy Bích mà các dịch giả nổi tiếng đã dịch từ mấy thập kỷ trước đây và dịch thêm một một số bài thơ trong Tồn Am thi cảo. Các bài viết được sắp xếp hợp lý, tương đối hệ thống, phản ánh trung thực các hoạt động của danh sĩ Bùi Huy Bích. Trong cuốn sách này, có các bài viết liên quan đến tác giả, tác phẩm Bùi Huy Bích như sau: - Bùi Huy Bích với ý thức bảo vệ phát huy di sản văn hoá dân tộc - Vũ Tuấn Sán [5,38 - 51]. Bài viết đề cập tới một số khía cạnh của đức tính “túc” ở Bùi Huy Bích: tôn trọng, bảo vệ và phát huy cái hay cái đẹp của các thế hệ người đi trước, của cuộc sống cộng đồng, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc. - Bùi Huy Bích, đại danh nho Việt Nam thế kỷ XVIII – Vũ Khiêu [5, 26 37]. Thông qua bài viết, GS. Vũ Khiêu khẳng định Bùi Huy Bích là một đại danh nho, được bồi dưỡng về Nho giáo từ thuở lọt lòng và trung thành với Nho 12 giáo đến hơi thở cuối cùng. Nho giáo đưa ông tới đỉnh cao của danh vọng: thi đỗ đến Hoàng giáp, làm quan đến Tể tướng. Bước thăng trầm của cuộc đời ông gắn liền với vận mệnh Nho giáo. Ông đã cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất mà Nho giáo có thể cống hiến. Ông cũng chia sẻ với Nho giáo những hạn chế từng tạo nên nhiều bi kịch của học thuyết này. - Nỗi niềm riêng của tác giả Tồn Am thi cảo – Phạm Tú Châu [5, 52 – 61]. Tác giả Phạm Tú Châu cho rằng, thơ Bùi Huy Bích mang tính ký sự. Mỗi bài thơ được viết ra đều gắn với một sự kiện đáng nhớ, đáng ghi lại trong cuộc đời tác giả, từ khi còn trẻ đến khi công thành danh toại, thân cư trọng chức. Bởi thế, phần nhiều bài thơ của Bùi Huy Bích đều ghi chú không gian, thời gian cùng mối quan hệ cụ thể ở ngay trong đầu đề. Nội dung của các bài thơ mang dấu vết lịch sử cùng tâm thái của người đương thời. Mỗi khi tức cảnh sinh tình, cụ Bùi cũng dùng nhiều đoạn tiểu dẫn khá dài để làm rõ bối cảnh ra đời của tình cảm hay sự kiện được phản ánh, đề cập đến trong thơ hay đưa hẳn những sự việc đó vào thơ. Những bài thơ mang bóng dáng lịch sử hầu như tập trung trong tập Nghệ An thi tập, Tồn Am thi cảo, quy tụ ở hai chủ đề: nỗi gian khổ, khó nhọc của quân sĩ và cảm xúc về đời sống khó khăn của người dân. Ngoài ra, Bùi Huy Bích còn có một loạt bài vịnh sử, ca ngợi công lao dẹp giặc mở nước về phía Nam của các vua triều trước mỗi khi ông đi qua di chỉ cũ ghi dấu chiến công năm xưa. - Bùi Tồn Am với hai thi phẩm Bích Câu - Nhất Phàm [5, 88 – 101]. Tác giả đề cập đến hai thi phẩm Bích Câu tiền tập và Bích Câu hậu tập. Bích Câu tiền tập gồm 100 bài thơ, được sáng tác trong thời gian từ khi ông 19 tuổi đến 34 tuổi. Bích Câu tiền tập là cảm xúc, băn khoăn của tác giả khi đi đến những miền đất địa linh nhân kiệt. Ngoài ra, trong Bích Câu tiền tập cũng có một số bài thơ miêu tả trực tiếp Thăng Long xưa. Trong thời gian Bùi Huy Bích làm Đốc đồng ở Nghệ An, ông đã đi khắp miền Trung, vào Hóa Châu để chiêm ngưỡng chùa Thiên Mụ và Bích Câu hậu tập ra đời. Bích Câu hậu tập gồm 199 bài thơ viết về xứ gió cát miền Trung. Qua 13 hai thi phẩm Bích Câu, tác giả cho rằng, đó chính là tấm lòng của danh sĩ Bùi Huy Bích đối với đất Thăng Long xưa, cũng như trách nhiệm của kẻ sĩ Bùi Huy Bích trước vận mệnh đất nước. - Hoàng Việt văn tuyển - Phạm Tú Châu [5, 223 – 224]. Tác giả khái quát về tác phẩm Hoàng Việt văn tuyển gồm 112 bài văn từ thời Lý đến thời Lê và khẳng định Hoàng Việt văn tuyển góp phần không nhỏ cho nền văn chương Việt Nam. - Hà Nội với tấm lòng Tồn Am - Nguyễn Vinh Phúc [5, 62 – 69]. Tác giả Nguyễn Vinh Phúc cho rằng, thơ Bùi Huy Bích thể hiện tình cảm đằm thắm đối với Thăng Long. Bùi Huy Bích có cả chùm thơ về Hồ Tây. Thăng Long Hà Nội không chỉ là quê hương mà còn là một nguồn thi hứng, một nơi để Bùi Huy Bích gửi gắm nỗi niềm tâm sự về thời cuộc, về đất nước, về nhân dân. - Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Huy Bích, nhà giáo dục lớn – Lê Tiến Hùng [5, 70 – 78]. Bài viết khẳng định Bùi Huy Bích là nhà giáo dục lớn, có động cơ và mục đích học tập, có phương pháp học tập. Bùi Huy Bích đã dùng học vấn là con đường quan trọng để hình thành phẩm chất, nhân cách. - Những ngôn phẩm quý báu từ sách Gia huấn - Cung Khắc Lược [5, 79 – 87]. Bài viết đề cập đến sự nghiệp sáng tác của Bùi Huy Bích với hơn 20 tác phẩm đồ sộ để lại cho đời. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến cuốn sách Hành tham quan gia huấn do Bùi Huy Bích biên soạn nói về vấn đề giáo dục gia đình. Toàn bộ tác phẩm gồm 262 câu viết bằng chữ Nôm, phần lớn là từ thuần Việt. Tác phẩm thể hiện giá trị nhân văn và lý tưởng thẩm mỹ của Bùi Huy Bích. - Tâm tư và phẩm chất Bùi Huy Bích qua thơ ông - Trần Lê Văn [5, 102 – 109]. Tác giả Trần Lê Văn cho rằng, toàn bộ thi phẩm của Bùi Huy Bích là tấm 14 gương phản chiếu cái tâm và cái tài của ông một cách trung thực nhất. Đó cũng là tâm tư phẩm chất của một kẻ sĩ chân chính của mọi thời đại. - Hai tấm văn bia, một tấm lòng Bùi Huy Bích với văn hoá Thanh Trì Trương Đình Khoái [5, 110 – 126]. Tác giả nêu 2 áng văn bia do Bùi Huy Bích soạn thảo hiện còn ở đất Thanh Trì nhằm tìm hiểu sâu hơn về tấm lòng của ông đối với văn hoá làng xã ngoại ô Thăng Long xưa. - Nhân cách của tổ Bùi Huy Bích - Bùi Đức Tiến [5, 127 – 134]. Tác giả căn cứ vào những di sản văn hoá của Tổ Bùi Huy Bích để lại và nhiều bài nghiên cứu để bày tỏ những suy nghĩ của mình về nhân cách Bùi Huy Bích. Trong tất cả các bài viết, chỉ có bài Bùi Huy Bích với ý thức bảo vệ phát huy di sản văn hoá dân tộc của Vũ Tuấn Sán và bài Hoàng Việt văn tuyển của Phạm Tú Châu có nói khái quát về HVVT chứ chưa phân tích cụ thể về văn bản. + Bùi Huy Bích, danh nhân truyện ký của Trúc Khê [41] được coi là quyển sách hiếm hoi viết về danh sĩ Bùi Tồn Am. Trúc Khê đã lần theo dấu nhà, thuở nhỏ, thi đỗ, làm quan, cảnh già, thơ và thuyết của Bùi Huy Bích. Ngoài ra, tác giả đã trình bày tỉ mỉ về lịch sử, sự nghiệp và cuộc sống riêng của Bùi Huy Bích. + Hoàng Việt thi văn tuyển [1] sưu tầm, trích dịch và giới thiệu gần ba trăm bài thơ và mấy chục bài văn chữ Hán ở hai tập Hoàng Việt thi tuyển và Hoàng Việt văn tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích. Trong phần tổng luận, các dịch giả đã có một số nhận định tổng quát về những bài thơ, văn của Bùi Huy Bích cũng như giới thiệu tư tưởng lành mạnh, tốt đẹp của ông qua thơ văn trích dịch. + Tác gia văn học Thăng Long – Hà Nội (từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX) của tập thể tác giả Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Ngọc Hà, Ngô Văn Phú, Phan Thị Thanh Nhàn…(H. Nxb Hội nhà văn, 1998) sơ lược tiểu sử, liệt kê tác 15 phẩm của Bùi Huy Bích, cho rằng Hoàng Việt văn tuyển là hợp tuyển các bài phú, ký, minh, văn tế…, sắp xếp theo loại văn. + Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình Sử [32] bàn về thể loại văn trong văn học trung đại Việt Nam có nói rằng: “Hoàng Việt văn tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích (cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX) là học trò của Lê Quý Đôn, dựa vào tư liệu của thầy mà biên soạn thêm” [32, 282]. Điểm qua các công trình nghiên cứu và tư liệu khảo sát có liên quan đến HVVT, chúng ta có thể nhận thấy những vấn đề cần tiếp tục triển khai nghiên cứu sau: + Việc khảo cứu, đánh giá về các truyền bản HVVT hiện còn lưu giữ là nhiệm vụ quan trọng. Từ đó có thể lựa chọn văn bản cơ sở để nghiên cứu, chỉ ra bản HVVT tốt nhất với mục đích cung cấp tư liệu cho việc công bố di sản văn tuyển chữ Hán của người Việt thời Trần – Lê và việc nghiên cứu, khai thác, công bố các tác phẩm văn học của các tác gia văn học Việt Nam thời trung đại. + Nghiên cứu các truyền bản HVVT để tiến tới khôi phục được diện mạo của bộ văn tuyển này. + HVVT là một trong những nguồn tư liệu quan trọng về hoạt động ngữ văn học cổ điển Việt Nam. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các vấn đề về văn bản học và giá trị của HHVT trong hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại, các truyền bản HVVT hiện tồn, lưu trữ tại Thư viện Viện Hán Nôm, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội... Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm những tư liệu có liên quan đến nội dung của đề tài. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là toàn bộ văn bản có nhan đề HVVT cùng những tài liệu chữ Hán, tiếng Việt có liên quan đến văn bản và tiểu sử tác giả Tồn Am Bùi Huy Bích. Cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu 13 truyền bản HVVT, trong đó có 12 truyền bản chữ Hán, 1 truyền bản đã được dịch ra chữ 16 quốc ngữ. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học Luận văn chủ yếu tuân theo phương pháp nghiên cứu văn bản học để tiến hành sưu tập, thống kê, phân loại, so sánh, đối chiếu… các truyền bản HVVT. 5.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành KHXH Các phương pháp nghiên cứu liên ngành được vận dụng một cách linh hoạt, phối hợp với nhau trong toàn bộ quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 5.2. Cách dùng một số thuật ngữ, khái niệm Luận văn có dùng các khái niệm/thuật ngữ như văn bản, bản sao, dị bản, truyền bản, tác phẩm nhằm nhấn mạnh mục đích sử dụng trong đoạn văn. Bản sao dùng để nhấn mạnh một đơn vị truyền bản của văn bản. Truyền bản được dùng nhấn mạnh văn bản của một bản sao nào đó trong quá trình lưu truyền. Tác phẩm được hiểu là một bộ sách lớn (như HVVT), có khi chỉ là một hoặc các tác phẩm của một tác giả cụ thể được sao chép trong HVVT. Văn bản học Hán Nôm có mục đích quan trọng là xác định văn bản, bao gồm: xác định tên văn bản; tác giả văn bản; niên đại văn bản; tính chân thực của văn bản; văn bản quy phạm (chuẩn mực). 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Sau khi hoàn thành luận văn, chúng tôi sẽ có những đóng góp sau: *Sưu tập ở các thư viện được 13 truyền bản HVVT. Truyền bản đủ có 113 tác phẩm ở 8 thể loại lớn (17 tiểu thể loại) bao gồm: 17 cổ phú – ký - minh, văn bia, chí, lục - văn tế - chiếu, chế, sách - biểu (đối nội), tạ, khải - tản văn - biểu (ngoại giao), tấu, công văn. Trong số 13 truyền bản, có 8 truyền bản chữ Hán hiện được lưu trữ tại Thư viện Viện Hán Nôm, 4 truyền bản chữ Hán được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia và 1 truyền bản bản quốc ngữ HVVT do Tô nam Nguyễn Đình Diệm dịch, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản năm 1972 hiện có ở Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Viện Hán Nôm, Thư viện Viện Văn học, Thư viện Quốc gia. *Tìm hiểu và tóm lược lại tiểu sử, hành trạng và sự nghiệp sáng tác của Tồn Am Bùi Huy Bích. *Trên cơ sở nghiên cứu văn bản, lần đầu tiên, chúng tôi tìm hiểu, mô tả chi tiết tình hình mỗi truyền bản, bao gồm số lượng tác giả, tác phẩm, thể văn trong các truyền bản, từ đó cho thấy vị trí, giá trị của mỗi truyền bản trong 13 truyền bản HVVT. *Qua khảo sát, chúng tôi đã đưa ra các bảng thống kê so sánh, nhận xét về tình hình các truyền bản HVVT. *Lần đầu tiên đánh giá Hoàng Việt văn tuyển trong hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại. * Xác định bản D (A. 1582) là bản tốt nhất trong số 12 truyền bản Hoàng Việt văn tuyển chữ Hán. Lần đầu tiên, tình hình văn bản HVVT đã được khảo sát một cách toàn diện, từ đó chúng tôi đưa ra được văn bản HVVT có diện mạo gần với bản Bùi Huy Bích nhất. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài Phần mở đầu và phần Kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: + Chương I: Tiểu sử và sự nghiệp của Bùi Huy Bích + Chương II: Nghiên cứu các truyền bản của Hoàng Việt văn tuyển + Chương III: Giá trị của Hoàng Việt văn tuyển trong hệ thống Văn tuyển Việt 18 Tài liệu tham khảo gồm 70 đơn vị tài liệu, trong đó có 41 đơn vị tài liệu tiếng Việt; 29 đơn vị tài liệu Hán – Nôm, được sắp xếp theo thứ tự từ [1] đến [70]. Phần phụ lục gồm 15 phụ lục, được sắp xếp theo thứ tự từ phụ lục số: 01 đến phụ lục số: 15. + Phụ lục số: 01 Số lượng tác giả, tác phẩm của các truyền bản + Phụ lục số: 02 Tác phẩm thuộc thể loại phú của các truyền bản + Phụ lục số: 03 Tác phẩm thuộc thể loại ký của các truyền bản + Phụ lục số: 04 Tác phẩm thuộc thể loại minh của các truyền bản + Phụ lục số: 05 Tác phẩm thuộc thể loại văn tế của các truyền bản + Phụ lục số: 06 Tác phẩm thuộc thể loại chiếu, chế, sách của các truyền bản + Phụ lục số: 07 Tác phẩm thuộc thể loại biểu, tạ, khải của các truyền bản + Phụ lục số: 08 Tác phẩm thuộc thể loại tản văn của các truyền bản + Phụ lục số: 09 Tác phẩm thuộc thể loại biểu, tấu, công văn của các truyền bản + Phụ lục số: 10 Mục lục Hoàng Việt văn tuyển bản A (A. 3163) + Phụ lục số: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan