Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu và phân tích thực trạng của hoạt động trách nhiệm xã hội tại công ty ...

Tài liệu Nghiên cứu và phân tích thực trạng của hoạt động trách nhiệm xã hội tại công ty cổ phần may sài gòn 3

.DOC
35
231
103

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG & XÃ HỘI LỚP CĐ07NL MÔN HỌC : CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU BÀI CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GÒN 3 GVHD : NGUYỄN NGỌC TUẤN SVTH : PHẠM THỊ LAN HƯƠNG LỚP CĐ07NL Cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn đã tận tình giúp chúng em hoàn thành tốt bài chuyên đề này. Xin cảm ơn thầy! MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu Phần II: NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1. Một số khái niệm a. Trách nhiệm xã hội ở doanh nghiệp. b. Tiêu chuẩn SA8000. 2. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở nước ta. c. Áp dụng ở Việt Nam d. Áp dụng ở Doanh nghiệp II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN SA8000 Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GÒN 3 1. Thực trạng áp dụng tại công ty. a. Quy trình áp dụng b. Phân tích thực trạng c. Các bước triển khai của SA8000. d. Kinh phí thực hiện. e. Lợi ích đem lại f. Khó khăn, trở ngại. 2. So sánh các bộ tiêu chuẩn với quy định của Pháp luật ở Việt Nam. 3. Nhận xét. III. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 1. Một số điểm cần lưu ý 2. Kiến nghị Phần III: KẾT LUẬN PHẦN I : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, khi đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì buộc nước ta phải có nhiều thay đổi về các mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh… để hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan tạo nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, nhất là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nhân lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác, đấu tranh và cạnh tranh, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Với chính sách đổi mới và mở cửa, chủ động gia nhập vào nền kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đưa lại những thành tựu lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, làm thay đổi bộ mặt của nước ta trên thị trường quốc tế. Cùng với việc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài và một loạt các văn bản pháp luật hỗ trợ quá trình hội nhập, Việt Nam đã thực hiện AFTA trong khối ASEAN, gia nhập diễn đàn APEC, mở rộng quan hệ thương mạivà đầu tư với EU, Nhật Bản, kí hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ và đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thứcmới cùng với những "luật chơi" mới. Một trong những luật chơi mới đó là thực hiện "Trách nhiệm của Xã hội của Doanh nghiệp" liên quan đến một số nội dung chủ yếu thuộc lĩnh vực lao động và môi trường, thông qua những "Bộ Quy tắc ứng xử" (Code of Conduct). Thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm chặt chẽ và bức xúc đối với hàng loạt vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi trường và sức khỏe con người ở mức độ nghiêm trọng; đặc biệt là vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam. Sự đúng – sai trong những vụ việc trên là rõ ràng. Tuy nhiên, đối với xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động khác, bài toán về. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lại được đặt ra và cần được thảo luận nghiêm túc cả về mặt lý luận chính sách và thực tiễn. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 25 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn SA 8000, như: Công ty Dệt may Việt Thắng, Công ty dệt may Thành Công, Công ty Xuất nhập khẩu dệt may Việt Tiến, Castrol Vietnam, Legamex...Chính vì vậy nên em muốn tìm hiểu xem thực trạng của các công ty trên đã áp dụng tiêu chuẩn SA8000 này ra sao nhằm tìm hiểu những kết quả tích cực trong thời gian qua cũng như những mặt hạn chế, những điểm khó khăn cần giải quyết trong lĩnh vực này. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Bộ tiêu chuẩn thực hiện Trách Nhiệm Xã Hội (TNXH). - Quy định Pháp luật ở Việt Nam. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian : ở tại Công ty cổ phần may Sài Gòn 3. - Thời gian : 9/4 đến 15/5/2010. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sưu tầm, thống kê tài liệu trên internet. - Phỏng vấn giám đốc công ty. - Phỏng vấn người lao động. - Phỏng vấn công ty dịch vụ cung ứng. - Hỏi ý kiến chuyên gia. PHẦN II. NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP i. MỘT SỐ KHÁI NIỆM a. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Năm 1973 Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Archie Carroll (1999) còn cho rằng CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Theo Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”… Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, buộc phải tuân thủ khi ký kết hợp đồng. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ chế độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: "CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung” Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”… Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về CSR trong thời hội nhập toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của nó: 1. Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng 2. Trách nhiệm về bảo vệ môi trường 3. Trách nhiệm với người lao động 4. Trách nhiệm chung với cộng đồng.  Một số chứng chỉ quốc tế về trách nhiệm xã hội của DN + SA 8000: tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất. + WRAP: trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc. + ISO 9001: hệ thống quản lý chất lượng. + ISO 14001: hệ thống quản lý môi trường trong DN. +CSR: cam kết của DN đóng góp cho sự phát triển bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống người lao động và các thành viên gia đình họ. Ngoài ra, những tập đoàn lớn như: Nike, Timberland, Gap, IKEA... đều có các bộ quy tắc ứng xử (COC) riêng. b. Khái niệm về SA8000 Trong tình hình các vụ tai tiếng ở một số công ty chưa phai nhòa từ nhiều năm qua, một luồng gió thay đổi bền bĩ đang buộc các công ty phải xem xét lại tác động toàn diện từ các chính sách và hoạt động của công ty mình, đặc biệt là từ quan điểm của khách hàng / người tiêu dùng. Công ty nào muốn giữ cho diện mạo công ty mình được đánh giá cao thì không những phải xem xét lại ảnh hưởng về mặt xã hội từ các hoạt động của chính công ty mình mà còn phải xem xét lại ảnh hưởng toàn diện về mặt xã hội của điều kiện làm việc cho các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh của mình. Thực chất, điều này có nghĩa là kiểm soát và thực hiện việc tôn trọng cũng như đẩy mạnh nhân quyền của toàn thể nhân viên trong suốt chuỗi cung cấp, sản xuất và phân phối. Vậy, SA8000 là gì? SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tê ban hành năm 1997, đưa các yêu cầu về Quản lý Trách nhiê êm Xã hô êi nhằm cải thiê nê điều kiê nê làm viê êc trên toàn cầu. SA 8000 được Hô êi đồng Công nhâ nê Quyền ưu tiên Kinh tế thuô êc Hô êi đồng Ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao đô nê g Quốc tế, Công ước của Liên Hiê êp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hô êi đồng Công nhâ nê Quyền ưu tiên Kinh tế là mô êt tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt đô nê g về các lĩnh vực hợp tác trách nhiê êm xã hô iê , được thành lâ pê năm 1969, có trụ sở đă êt tại New York. SA 8000 có 9 điều khoản gồm: 1. Lao động trẻ em : Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuổi tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào. 2. Lao động cưỡng bức : Không có bất kỳ hình thức lao đông bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng; 3. Sức khỏe và sự an toàn : Môi trường làm việc phải đảm bảo an toàn và lành mạnh, đưa ra những biện pháp phòng ngừa tai nạn và tổn hại đến sức khoẻ, tiến hành các khóa đào tạo thường xuyên cho công nhân viên về an toàn lao động và sức khỏe, các hệ thống nhằm bảo vệ những mối nguy hại đối với sức khỏe và sự an toàn; 4. Tự do đoàn thể và quyền thương lượng tập thể : Người làm việc có quyền thành lập và tham gia công đoàn theo sự lựa chọn và có quyền thương lượng tập thể theo sự lựa chon của người lao động; 5. Phân biệt đối xử : Không phân biệt đối xử về các vấn đề chủng tộc, địa vị xã hội, nguồn gốc, tôn giáo, người khuyết tật, giới tính, quan niệm về giới tính, thành viên công đoàn hay quan điểm chính trị, hay tuổi tác, không quấy rối tình dục... 6. Hình thức kỉ luật : Không áp dụng các hình phạt về thể xác, tinh thần, không lăng mạ, sỉ nhục; 7. Thời giờ làm việc : Phải tuân thủ theo luật pháp hiện hành, trong mọi trường hợp- thời gian làm việc không vượt quá 48 giờ/tuần, có ít nhất một ngày nghỉ trong bảy ngày; làm thêm ngoài giờ phải được ưu đãi và không vượt quá 12 giờ/tuần trong ngày thường; làm ngoài giờ có thể bắt buộc nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. 8. Tiền lương : Lương của người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật và phải đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình của họ; không trừ lương do bị kỷ luật; 9. Các hệ thống quản lý : Tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng và duy trì chứng nhận nhằm hoà hợp với tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý và thực hành của họ.  Điều 9 đưa ra yêu cầu về hệ thống quản lý các vấn đề liên quan tới trách nhiệm xã hội của cơ sỏ. Hệ thống quản lý này được xây dựng tương thích với hệ thống quản lý chất lượng, nghĩa là cũng có các yêu cầu về hoạch định chính sách, xem xét của lãnh đạo, hành động khắc phục, kiểm soát người cung ứng, trao đổi thông tin...  Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiê êp phát triển và các nước đang phát triển. Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiê ên được điều kiê nê làm viê êc.  Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuâ tê và nâng cao nhâ nê thức nhằm nâng cao điều kiê ên sống và làm viê êc.  SA 8000 giúp các doanh nghiê êp đạt được mục tiêu đă êt ra và đảm bảo lợi nhuâ nê liên tục. Công viê êc chỉ có thể được thực hiê ên tốt khi có mô êt môi trường thuâ nê lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 chính là để tạo ra môi trường đó.  SA 8000 là một tiêu chuẩn quốc tế khuyến khích các công ty sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các việc thực hành tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận. Tiêu chuẩn SA 8000 do Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI) - là một thành viên của Hội đồng về Quyền ưu tiên Kinh tế- xây dựng năm 1998. Tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc có thể được chấp nhận toàn cầu nhất và có thể được đánh giá ở mọi quy mô công ty, ở bất kỳ nơi đâu và cho bất kỳ ngành công nghiệp nào. Cùng với việc thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến quyền của người lao động, SA 8000 tuân theo các thõa ước quốc tế hiện hành, bao gồm các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, và Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em. Thực hiện lập trường phù hợp với đạo đức và minh bạch thông qua việc chứng nhận công ty và các đối tác kinh doanh của bạn đang hoạt động theo các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 sẽ mang lại các lợi ích lâu dài: Việc thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động đến công ty và các bên hữu quan khác có thể phân loại như sau: a. Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể. Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động. Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường. b. Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng: • Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong mô êt môi trường làm viê êc an toàn và công bằng • Giảm thiểu chi phí giám sát • Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của công ty c. Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp: • Cơ hô êi để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhâ pê được vào thị trường mới có yêu cầu cao • Nâng cao hình ảnh công ty, tạo niềm tin cho các bên trong “Sự yên tâm về mă tê trách nhiê êm xã hô êi” • Giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hô êi khác nhau. • Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao đô êng và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hô êi giúp cho công ty dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng. Đây là yếu tố được xem là “Chìa khoá cho sự thành công” trong thời đại mới. • Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với công ty. • Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý • Có được mối quan hê ê tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành. Nhưng cho đến đây kinh doanh vẫn chưa có ý nghĩa xấu và cử chỉ xấu khi xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của nhà doanh nghiệp với các lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, và nhà doanh nghiệp quyết định đánh đổi lợi ích chung để tối đa hóa lợi ích cá nhân. Mâu thuẫn loại này khá phổ biến trong đời sống xã hội, biểu hiện ở các hình thức như trốn thuế, sản xuất gây ô nhiễm môi trường, sản xuất sản phẩm kém chất lượng, hối lộ nhằm chiếm đoạt các lợi ích chung thành của riêng mình, lừa gạt khách hàng, người tiêu dùng… Thật ra, không chỉ ở Việt Nam, các vấn đề này thu hút sự chú ý và tranh luận của hầu hết quốc gia trên thế giới, nó dẫn đến các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm ở nhiều quốc gia về vấn đề này. Từ đây hình thành một trào lưu trong khoa học quản trị và tiếp thị - trào lưu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Nội hàm chính của trào lưu này là để có thể phát triển lâu dài và thịnh vượng, các doanh nghiệp không chỉ hướng đến phục vụ thật tốt khách hàng - mục tiêu của mình - mà còn phải tuân thủ tốt các giá trị, qui định (tập quán, luật pháp) của cộng đồng/xã hội, đồng thời đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của cộng đồng/xã hội mà doanh nghiệp đang là thành viên. Rất nhiều quan sát và nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ dương tính giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận, mức độ phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của các nhà kinh doanh thành đạt lại không phải là liệu chúng ta có thể dung hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội (như cách đặt vấn đề ở trên) mà là chỉ khi các doanh nghiệp cam kết và thực hiện tốt trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng thì khi đó doanh nghiệp phát triển và thịnh vượng. Nghĩa là trách nhiệm xã hội đã không còn là trách nhiệm, nó trở thành sứ mệnh (mission) và mục tiêu định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Đến đây rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn, đành rằng các giá trị cộng đồng/xã hội là điều tốt, nên làm, nhưng thực hiện chúng liệu có cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay chỉ làm gia tăng các chi phí cho doanh nghiệp? Kinh nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy trong ngắn hạn chi phí có thể gia tăng, nhưng về lâu dài chi phí giảm xuống đi kèm theo sự gia tăng của các lợi ích. Doanh nghiệp nhận được lợi ích gì từ việc thực hiện các trách nhiệm xã hội? Đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng một hình ảnh tốt về doanh nghiệp trong cộng đồng - một nền tảng quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Một hình ảnh tốt chính là cơ sở để hình thành và xây dựng các thương hiệu mạnh. Thực hiện nghiêm túc các giá trị, qui định của xã hội giúp doanh nghiệp có được một môi trường kinh doanh (bên trong và bên ngoài) lành mạnh, một đội ngũ nhân viên tận tụy, cam kết và đạo đức yêu cầu tất yếu của phát triển. Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn phải có trong kinh doanh chẳng hạn như SA8000 của dệt may. Thực hiện các tiêu chuẩn này là điều kiện để tham gia các thị trường lớn như EU, Nhật, Mỹ. Thực tiễn ở các doanh nghiệp ban đầu khi chưa quen các tiêu chuẩn thì còn nhiều khó chịu và khúc mắc, nhưng khi đi vào vận hành thì các tiêu chuẩn này còn giúp gia tăng năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm, vì các tiêu chuẩn này liên quan rất nhiều đến quyền lợi người lao động, vệ sinh môi trường làm việc, an toàn lao động… (1) nền kinh tế thị trường chưa phát triển một cách hoàn chỉnh với đầy đủ cơ chế, thể chế, tác nhân và nguồn lực của nó (luật pháp chưa đầy đủ, đồng bộ, thị trường còn phân tán, qui mô nhỏ, thông tin thị trường chưa minh bạch, can thiệp quá sâu của chính phủ vào thị trường thông qua các mệnh lệnh hành chính…). (2) đi kèm với sự non trẻ của cơ chế thị trường là nhận thức chưa chính xác và đầy đủ (một số trường hợp thì cố tình lợi dụng để trục lợi) của các nhà kinh doanh và cả xã hội về chức năng và trách nhiệm kinh doanh. Vậy để giải quyết các hiện tượng không lành mạnh hiện nay, yêu cầu đầu tiên là đầu tư phát triển đồng bộ nền kinh tế thị trường. Một thị trường lành mạnh, khỏe khoắn chính là một cơ chế hoàn thiện để nhận diện các khối u và loại trừ chúng. Thực tế chúng ta có thể tự hào và tự tin về những đóng góp của các doanh nghiệp cho các hoạt động xã hội. Rõ ràng chúng ta không thiếu những tấm lòng. Nhưng trách nhiệm xã hội không đơn thuần là lòng từ thiện. Trách nhiệm xã hội phải gắn với một tầm nhìn xa để tạo ra những cơ hội phát triển. 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Ở NƯỚC TA. a. Áp dụng ở Việt Nam Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số doanh nghiệp chủ động thực hiện CSR và nhờ đó thương hiệu của họ càng được xã hội biết đến như các tập đoàn Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, ACB, Sacombank, Kinh Đô… Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững" được tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập. Cho đến năm 2006 đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự hoạt động này vì đã nhận thấy tính thiết thực của nó. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.4 Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao… Gần đây, Hội nghị Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2008 diễn ra trong hai ngày 11 và 12/10/2008, đã có 100 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được trao tặng Cúp Thánh Gióng - biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh của doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2008) cũng đã có 100 doanh nhân được trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008. Các doanh nhân này cùng với các doanh nghiệp của họ bên cạnh các thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh, đồng thời cũng đều là các điển hình thực hiện CSR đối với cộng đồng xã hội. Trước các doanh nhân đại diện cho gần 300.000 doanh nghiệp cả nước tham dự Hội nghị Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc 2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý các doanh nhân, doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội, coi đó là một mục tiêu phấn đấu văn hóa kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh, từ đó đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các doanh nghiệp hãy thể hiện trách nhiệm xã hội, thể hiện văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh bằng việc tuân thủ đúng quy định pháp luật. “Văn hóa kinh doanh không chấp nhận sự gian lận, không chấp nhận việc gây ô nhiễm môi trường…”. Như vậy, có thể thấy CSR có sự gắn kết chặt chẽ với văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, và cũng chính là văn hoá doanh nhân của tất cả các doanh nhân khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường. Thực tiễn cho thấy, thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh Việt Nam thời kỳ hội nhập toàn cầu hoá kinh tế hiện nay và nhiều năm tới ngày càng được các doanh nhân nước ta nhận thức sâu sắc chính là những đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và gia đình họ, có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của cộng đồng xã hội. Thực tiễn cũng đã cho thấy, trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, CSR đã trở thành một trong những yêu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu doanh nghiệp nào đó không tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới… Như đã nêu trên, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội cho họ. Tuy nhiên, cũng không nên đồng nhất việc cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cho dù làm từ thiện là một hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực tế là đã có doanh nghiệp tích cực làm từ thiện nhưng vẫn vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, vi phạm sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội. “Sự kiện Vê Đan” cùng một số doanh nghiệp khác ở Đồng Nai đã “đầu độc” sông Thị Vải làm huỷ hoại môi trường mới đây là một minh chứng điển hình cho trường hợp này. Đó là chưa thể kể hết còn biết bao trường hợp khác nữa “đã bị lộ” thì sự đã rồi, và chắc rằng còn nhiều trường hợp “chưa bị lộ” đã và đang vẫn xảy ra trên đất nước này… Người dân TP. Hồ Chí Minh đến nay vẫn đang bức xúc, lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp của thành phố như các khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Tân Tạo… và còn nhiều địa phương khác nữa trong cả nước cũng đang lâm vào tình trạng như vậy. Đến nay, chưa có cơ quan chức năng nào có thể thống kê đầy đủ con số các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu văn hoá kinh doanh, đạo đức kinh doanh như vậy. Từ đó, càng cho thấy tính cấp thiết của việc cần tăng cường đề cao hơn nữa tính tự giác, thậm chí đã đến lúc không chỉ dừng lại ở ý thức tự giác trong nhận thức và hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà cần luật pháp hoá vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo đúng các yêu cầu đã phản ánh trong nội hàm của nó như đã nêu ở bài viết của tác giả đã đăng ngày 10/4/2009. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, khái niệm CSR vì còn tương đối mới ở Việt Nam nên việc thực hiện nó cho đến nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm: 1) Nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế; 2) Năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử COC (Code of Conduct); 3) Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa); 4) Sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của CSR và Bộ luật Lao động; 5) Những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các COC. Diễn giải cụ thể hơn về một số rào cản, thách thức đó như sau: - Trước hết, đó là sự hiểu biết của không ít các doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là phải thể hiện trực tiếp trong toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế, trên thực tế đã có những doanh nghiệp một mặt vẫn tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo, từ thiện nhưng mặt khác vẫn lao vào vòng quay lợi nhuận kinh doanh không lành mạnh theo kiểu buôn bán lòng vòng, chụp giật, tranh thủ các khe hở của cơ chế, chính sách thị trường do Nhà nước ban hành để kiếm lời. Tình trạng lợi dụng thương hiệu của nhau để làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn phổ biến ở nước ta. Đó là chưa kể đến tình trạng đã có nhiều doanh nghiệp lớn, kể cả một số các tập đoàn nhà nước đã không chỉ lợi dụng thương hiệu nhà nước mà còn lợi dụng ngân sách nhà nước (thực chất là chiếm dụng vốn nhà nước) để kinh doanh buôn bán lòng vòng cả những mặt hàng không đúng chức năng được giao để khi thu lời lớn thì đem chia chác nội bộ, còn khi bị lỗ thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu… - Thứ hai, một rào cản khác tác động bất lợi đến việc thực hiện CSR là do nhiều doanh nghiệp hiện nay bị thiếu hụt nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Thứ ba, tính pháp lý của việc đánh giá thực hiện CSR ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Trên thực tế, mặc dù đã được quy định theo các quy tắc của các bộ quy tắc ứng xử COC và các tiêu chuẩn chế định khác như SA8000, WRAP, ISO 14000, GRI..., tuy nhiên các tiêu chuẩn này lại không phải là thoả thuận giữa các chính phủ hay quy định của các công ước quốc tế mà thường vẫn chỉ là ràng buộc giữa các nhà xuất nhập khẩu hoặc do chính các doanh nghiệp tự đặt ra, vì thế còn thiếu tính pháp định quốc gia và càng thiếu tính pháp định thông lệ quốc tế. Từ đó, nếu xảy ra các vi phạm dù sơ ý hay chủ ý đáng tiếc nào đó mà dẫn đến khiếu kiện nhau thì rất khó phân xử. Cho đến nay, chúng ta đã có các doanh nghiệp sản xuất sạch: sản xuất rau sạch, nuôi trồng thủy sản sạch, sản xuất than sạch... Nhưng những việc làm này hầu như mang nhiều tính bắt buộc hoặc là tự phát hơn là một việc làm tự nguyện gắn liền với hoạt động kinh doanh và hình ảnh của doanh nghiệp. Điều lưu ý nữa, do thói quen tiêu dùng và nhất là do “túi tiền” còn hạn hẹp của đa số người tiêu dùng Việt Nam nên thường sản phẩm sạch của các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ phục vụ cho các đối tượng khách hàng từ tầng lớp trung lưu, khá giả trở lên. Lợi nhuận và vòng quay lợi nhuận thu được cho các doanh nghiệp này vì thế cũng chưa phải là hấp dẫn khiến cho không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể chuyên tâm vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này. Đó là còn chưa kể cá biệt đã có doanh nghiệp sản xuất hoặc siêu thị kinh doanh đã lợi dụng uy tín thương hiệu để đưa cả hàng “bẩn”, hàng nhái, hàng giả vào để bán lẫn cùng hàng sạch cho người tiêu dùng. Biểu hiện rõ nhất gần đây ở nước ta về tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức, văn hoá trong sản xuất - kinh doanh của không ít các doanh nghiệp là đã để xảy ra hàng loạt các sự kiện liên quan đến các mặt hàng nông sản thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, như nước tương đen chứa 3MCPD (một chất có thể gây ung thư), thực phẩm bảo quản bằng foocmon, hàn the, rau được tưới các chất kích thích tăng trưởng, cá nuôi trong môi trường bị ô nhiễm, nông sản thực phẩm chế biến sử dụng các chất bảo quản độc hại, dư lượng kháng sinh hay thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép và gần đây nhất là việc hàng loạt các sản phẩm sữa nhiễm melamine - một chất độc hại gây ra sạn thận ở trẻ em, có thể dẫn tới tử vong. Theo kết quả kiểm tra của Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: năm 2007, tỷ lệ dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm rau muống, cải, đậu... tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng mức thấp nhất là 15%, cao nhất 30%; đặc biệt, đối với sản phẩm nho, có nơi phun tới 30 lần và tỷ lệ thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép lên tới trên 60%; có tới khoảng 32,54% tổng số mẫu nông sản phân tích phát hiện thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó gần 70% đã vượt quá ngưỡng giới hạn tối đa cho phép trong thực phẩm (tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới - WHO). Đó là những con số đáng báo động và cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng. Cần thấy rằng, trong thời gian qua, mặc dù công luận và các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đưa tin về những vi phạm gây ô nhiễm môi trường của nhiều doanh nghiệp, nhưng dường như là đa số các cơ quan chức năng của các địa phương đều chưa có những biện pháp đủ mạnh để xử lý các trường hợp đó, trong khi phần lớn các doanh nghiệp thì tìm mọi biện pháp để né tránh trách nhiệm. Nhiều người cho rằng, nói về ý thức tự giác của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay dường như là một câu chuyện xa vời và không thực tế! Nhưng rõ ràng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay đã lên tới mức báo động, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản thực phẩm nói riêng đối với việc bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Từ đó cho thấy tính cấp thiết của việc có một hệ thống các giải pháp đồng bộ khả thi, hiệu quả cao giữa các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở (bao gồm cả các giải pháp chế định được luật pháp hoá) nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam và cả các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang liên doanh đầu tư dưới mọi hình thức với các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm xã hội của mình. SA 8000 do tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế (Social Accountability International - SAI) công bố là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với các điều kiện làm việc mà một tổ chức phải cung cấp cho các nhân viên của mình. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung về quyền con người. Các yêu cầu của tiêu chuẩn phù hợp với những qui định trong các công ước của Tổ chức lao động thế giới (ILO), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Tuyên bố chung về nhân quyền. Trước khi tiêu chuẩn SA 8000 ra đời, rất nhiều hãng lớn trên thế giới đã xây dựng các qui phạm đạo đức, một hình thức qui định nội bộ trong việc cung cấp các điều kiện làm việc cho nhân viên cũng như các cách thức đối xử với nhân viên. Hội đồng ưu đãi kinh tế - một viện nghiên cứu các vấn đề về trách nhiệm xã hội của công ty, một cơ quan trực thuộc SAI, đã nghiên cứu rất nhiều qui phạm đạo đức như vậy. Kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy, các qui phạm kiểu đó rất khác nhau, thiếu tính nhất quán, đặc biệt là khi so sánh với những qui định pháp luật sở tại và khó đánh giá vì không có chuẩn mực cụ thể. Về phía xã hội, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới những yếu tố xã hội của sản phẩm như môi trường, lao động... Các nhà sản xuất gặp phải một sức ép xã hội trong vấn đề đối xử với người lao động. Nhu cầu chứng tỏ một nền sản xuất sạch, cả về góc độ môi trường và xã hội, lớn lên, đòi hỏi một sự thống nhất trong các nhà sản xuất, các nhà quản lý và giới chủ về các dạng qui định chung về trách nhiệm xã hội. SA 8000 được xây dựng trên mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000 phục vụ cho việc đánh giá theo tinh thần ISO: phát hiện và tiến hành các hành động khắc phục phòng ngừa, khuyến khích cải tiến thường xuyên, tập trung vào hệ thống quản lý, cung cấp các tài liệu làm bằng chứng cho hiệu lực của hệ thống quản lý đó. Ngoài ra SA 8000 bao gồm 3 yếu tố bắt buộc cho việc đánh giá về mặt xã hội: · Bộ các tiêu chuẩn áp dụng trong các lĩnh vực đặc thù với các yêu cầu tối thiểu; · Các chuyên gia đánh giá phải tham khảo ý kiến của các bên quan tâm như các tổ chức phi chính phủ, nghiệp đoàn và người lao động; · Cơ chế phàn nàn và khiếu nại cho phép các cá nhân người lao động, các tổ chức và các bên quan tâm khác phản ánh các vấn đề không phù hợp tới tổ chức chứng nhận. 2. Áp dụng ở Doanh nghiệp ( Công ty cổ phần may Sài Gòn 3) Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang trở thành một trong những điều kiện ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ khi ký kết hợp đồng. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ chế độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Theo TS Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ, thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, cải thiện năng suất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cũng có thể tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ. Hiểu được giá trị của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội công ty cổ phần may Sài Gòn 3 đã chủ động đưa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào trong chiến lược phát triển của mình. Doanh nghiệp cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện. Việc ủng hộ nạn nhân bão lụt, thiên tai, đóng góp cho Quỹ Vì Người nghèo hay các đợt phát động ủng hộ từ thiện của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều có sự ủng hộ tích cực và thực chất của doanh nghiệp. Dù còn có nhiều đánh giá khác nhau về động cơ của việc đóng góp này và liệu có thể đồng nhất sự đóng góp với trách nhiệm xã hội hay không, nhưng những đóng góp tài chính của khu vực kinh tế tư nhân cho cộng đồng có thể xem là một nguồn lực đáng kể góp phần “đồng cam cộng khổ” với Nhà nước thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên cả nước. Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng phải được đặt và giải quyết theo cùng một logic. Xã hội, tức là người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, an toàn và với giá cả hợp lý; về phần mình, doanh nghiệp xác định mục tiêu tối hậu là lợi nhuận. Đòi hỏi của xã hội sẽ được doanh nghiệp đáp ứng thoả đáng, nếu việc đó đồng thời cho phép doanh nghiệp giải được bài toán lợi nhuận. Chiến lược thực hiện dự án trách nhiệm xã hội cần linh hoạt nhưng đảm bảo một nguyên tắc quan trọng là cân bằng lợi ích xã hội và doanh nghiệp. Các nhu cầu của cộng đồng như phát triển giáo dục, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường ... phải song hành với các nhu cầu của doanh nghiệp như tạo động cơ cho nhân viên, phát triển quan hệ đối tác, tạo danh tiếng và thương hiệu ... Ngoài ra, các yêu cầu về năng lực điều hành, tính minh bạch và sự tham gia của các bên liên quan cũng là những yêu cầu cho việc đảm bảo sự bền vững của dự án trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp cho rằng họ sẵn sàng thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội nhưng làm thế nào cho có hiệu quả lại là câu trả lời đang bị bỏ ngỏ. Như vậy, vấn đề mục đích là đã rõ ràng nhưng để tạo ra phương tiện tốt cần có những đơn vị tiên phong thử nghiệm để xây dựng những mô hình khả dụng, hiệu quả và có thể nhân ra trên diện rộng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Và công ty cổ phần may Sài Gòn 3 đang áp dụng các chỉ tiêu về trách nhiệm xã hội vào doanh nghiệp, góp phần thực hiện muc đích vì lợi ích chung cho người lao động, người sử dụng lao động, và Nhà nước ta. III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN SA 8000 Ở CÔNG TY CỔ PHÀN MAY SÀI GÒN 3. 1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY a. Quy trình áp dụng Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến môi trường xã hội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay xu hướng trên toàn thế giới là người ta ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp đối xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hoá ở doanh nghiệp. Công ty cổ phần may Sài Gòn 3 là một trong những công ty sản xuất hàng may mặc hàng đầu Việt Nam, đặc biệt chuyên về nhiều chuẩn loại quần khác nhau, sản phẩm chủ yếu là hàng quần jeans, quần kaki với tổng sản lượng hơn 9 triệu chiếc mỗi năm. Sài Gòn 3 đã phát triển và ổn định hơn 20 năm nhờ vào tinh thần đoàn kết của tập thể năng động và không ngừng học hỏi cùng với sự đầu tư công nghệ mới trong thiết kế và quản lý tổ chức sản xuất. Chính điều này đã giúp Sài Gòn 3 trở thành một trong những đơn vị sản xuất hàng may mặc uy tín của cả nước. Sự phát triển công nghệ và duy trì chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế luôn là nền tảng cho hoạt động của công ty vì Sài Gòn 3 luôn coi đó là sự thuận lợi cho những cơ hội phát triển và thành công hơn nữa. Thông qua đội ngũ quản lý trong công ty và sự động viên nhân viên của mình, công ty đã có được cam kết chắc chắn cho chương trình phát triển nhằm tới sự gia tăng và cải thiện văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy thành nơi làm việc sáng tạo và hiệu quả, tạo ra một nơi làm việc với tinh thần đoàn kết của 2800 công nhân viên với sự hỗ trợ của các đoàn thể nhằm đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp duy trì các phong trào thi đua lao động sản xuất, phong trào phát huy ý kiến, phong trào bàn tay vàng, phong trào tiết kiệm,… thật sự đã phát huy và có hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển. từ đó phong trào thi đua trở thành một hoạt động truyền thống lâu dài của công ty được tổ chức liên tục hàng năm dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú. Doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng : - ISO 9001: 2000 SA 8000 Hệ thống quản lý 5S, Kaizen Nhật Bản Factoty Improvement Program “Tất cả cho chất lựợng sản phẩm vì sự phát triển bền vững của công ty.”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan