Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu...

Tài liệu Nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây dựng

.PDF
199
445
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỖ THỊ MỸ DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỖ THỊ MỸ DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD và công nghiệp Mã số : 62.58.02.08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. LÊ KIỀU 2. PGS. TS. LÊ ANH DŨNG HÀ NỘI – 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận án Đỗ Thị Mỹ Dung ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy PGS. Lê Kiều và Thầy PGS.TS. Lê Anh Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án và nâng cao năng lực khoa học của tác giả. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, đã tân tình giúp đỡ, chỉ dẫn và đóng góp ý kiến để luận án được hoàn thiện. Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên Bộ môn , Khoa Xây dựng, Khoa sau đại học Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội; các phòng, khoa, ban, các bạn đồng nghiệp và lãnh đạo trường Đại học Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ và hợp tác trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tác giả cũng gửi lòng biết ơn đến quý công ty, doanh nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu thực tế. Cuối cùng tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân đã động viên khích lệ và chia sẻ những khó khăn với tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án. Tác giả Đỗ Thị Mỹ Dung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iv DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ TRONG LUẬN ÁN ............................. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN ................................. vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án .................................... 3 6. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 3 7. Cấu trúc của luận án. ................................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐẾN QUÁ TRÌNH THI CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. Những nghiên cứu về rủi ro tác động đến dự án ..................................... 5 1.1.1. Khái niệm rủi ro ................................................................................. 5 1.1.2. Phân loại rủi ro .................................................................................. 7 1.1.3. Khái niệm quản lý rủi ro .................................................................... 11 1.1.4. Phân biệt rủi ro và bất định ................................................................ 14 1.2. Quá trình hình thành một dự án ............................................................... 14 1.2.1. Điều tra kinh tế xã hội để khẳng định vai trò của dự án .................... 14 1.2.2. Xác định công nghệ của dự án, xác định hình thức đầu tư ................ 16 1.2.3. Xác định địa điểm xây dựng ............................................................. 16 1.2.4. Đánh giá giải pháp công trình và đánh giá tác động môi trường ...... 18 1.2.5 Dự toán – Tổng mức đầu tư ............................................................... 19 1.2.6. Phân tích, đánh giá sự cần thiết của dự án ........................................ 20 1.2.7. Dự kiến mô hình tổ chức thực hiện dự án ......................................... 23 1.2.8. Các yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng, tác động đến dự án ............... 25 1.3. Rủi ro của một số dự án xây dựng lớn trên thế giới ................................ 28 1.4. Tổng thể vể một số nghiên cứu rủi ro của dự án xây dựng trên thế giới . 31 1.4.1. Những nghiên cứu về rủi ro ở trong nước ......................................... 31 1.4.2. Những nghiên cứu về rủi ro trên thế giới........................................... 33 1.5. Quản lý rủi ro của một số dự án xây dựng trong nước thời gian qua ...... 36 iv 1.6. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro xây dựng trong nước ....................... 40 1.6.1. Những điểm đạt được ......................................................................... 41 1.6.2. Những điểm tồn tại ............................................................................ 41 1.7. Kết luận chương 1 .................................................................................... 42 CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 2.1. Khái niệm về độ tin cậy khi xem xét thực hiện dự án ............................ 43 2.2. Cơ sở lý thuyết độ tin cậy ...................................................................... 44 2.3. Một số phương pháp phân tích rủi ro chính đã được nghiên cứu ........... 51 2.3.1. Phương pháp phân tích định tính và định lượng .............................. 51 2.3.2. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn ................................................ 52 2.3.3. Phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ............................................................................................. 53 2.3.4. Phương pháp phân tích độ nhạy ........................................................ 53 2.3.5. Phương pháp phân tích an toàn tài chính của dự án đầu tư ............ 55 2.3.6. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu kỳ vọng toán học ............................. 58 2.3.7. Phương pháp phân tích Markov ........................................................ 59 2.3.8. Phương pháp áp dụng lý thuyết mô phỏng ...................................... 60 2.3.9. Phương pháp xác suất ..................................................................... 61 2.3.10. Phương pháp Hedging ................................................................... 61 2.4. Các phương pháp dự báo ....................................................................... 62 2.4.1. Khái niệm về dự báo ......................................................................... 62 2.4.2. Đặc điểm của dự báo ........................................................................ 62 2.4.3. Các phương pháp dự báo ................................................................. 62 2.5. Lựa chọn phương pháp dự báo ............................................................... 63 2.5.1. Phương pháp ngoại suy .................................................................... 63 2.5.2. Phương pháp chuyên gia .................................................................. 64 2.5.3. Phương pháp mô hình hoá .............................................................. 64 2.6. Giới thiệu phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính ............................. 66 2.6.1. Phân tích sự tương quan ..................................................................... 67 2.6.2. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản ............................................... 75 2.6.3. Phân tích phương sai .......................................................................... 78 2.6.4. Phân tích phần dôi và chẩn đoán của mô hình hồi quy...................... 80 v 2.7. Giới thiệu phần mềm R trong phân tích hồi quy...................................... 80 2.7.1. Lịch sử hình thành R .......................................................................... 80 2.7.2. Tại sao chọn sử dụng phần mềm R trong luận án? ............................. 81 2.7.3. Ưu nhược điểm khi sử dụng phần mềm R trong luận án .................... 82 2.7.4. Những tiện ích của phần mềm R ........................................................ 82 2.8. Kết luận chương 2 .................................................................................... 83 CHƯƠNG 3 CÁC VẤN ĐỀ SỰ CỐ GÂY RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ KỸ THUẬT THI CÔNG CỌC BARRET TẠI KHU VỰC TPHCM 3.1. Một số nguyên nhân gây ra rủi ro ........................................................... 84 3.2. Quá trình thi công cọc Barret ................................................................. 85 3.2.1. Khái niệm chung về cọc Barret ........................................................ 85 3.2.2. Tóm tắt qui trình thi công cọc Barret ............................................... 86 3.3. Vài nét về địa chất Thành Phố Hồ Chí Minh ........................................... 86 3.3.1. Tầng cấu trúc bên trên ........................................................................ 86 3.3.2. Tầng cấu trúc giữa .............................................................................. 86 3.3.3. Cấu trúc bên dưới ............................................................................... 87 3.4. Các sự cố thường gặp trong quá trình thi công Cọc Barret tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh. ............................................................................... 98 3.4.1. Sập thành hố đào ............................................................................... 98 3.4.2. Gặp vật cản khi đào .......................................................................... 99 3.4.3. Hố đào không thẳng ………………………………………………100 3.4.4. Đào xong không hạ đươc lồng thép ………………………………100 3.4.5. Tắc ống đổ bê tông ………………………………………………100 3.4.6. Rơi ống đổ bê tông ……………………………………………….102 3.4.7. Mùn khoan lẫn vào bê tong……………………………………….102 3.4.8. Bê tông bị phân tầng ……………………………………………..103 3.4.9. Không rút được ống đổ lên ………………………………………103 3.5. Các rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret trong điều kiện đất nền TPHCM do các sự cố mang lại. ............................................103 3.5.1. Rủi ro chi phí dự án ..................................................................104 3.5.2. Rủi ro thời gian thực hiện dự án ...............................................106 3.5.3. Rủi ro chất lượng công trình .....................................................108 vi 3.5.4. Rủi ro an toàn khi sử dụng ...........................................................108 3.5.5. Rủi ro về môi trường ....................................................................108 3.5.6. Rủi ro mức độ ý nghĩa đối với xã hội ..........................................109 3.6. Quy trình quản lý rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret trong điều kiện đất nền Thành Phố Hồ Chí Minh. …………………109 3.6.1. Nhận diện rủi ro ………………………………………………..109 3.6.2. Định lượng và đánh giá tác động của rủi ro……………………..112 3.6.3. Kiểm soát rủi ro …………………………………………………121 3.6.4. Xử lý rủi ro ……………………………………………………...122 3.7. Kết luận chương 3……………………………………………………..126 CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ KỸ THUẬT THI CÔNG CỌC BARRET TẠI KHU VỰC TPHCM 4.1. Xác định cỡ mẫu.....................................................................................127 4.2. Điều tra thu thập và xử lý số liệu...........................................................129 4.2.1. Lập bản điều tra................................................................................131 4.2.2. Tiến hành điều tra và phân tích số liệu điều tra................................132 4.2.3. Xử lý số liệu điều tra........................................................................133 4.3. Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố đến rủi ro trong quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret địa chất TPHCM………..134 4.3.1. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính…………………………….134 4.3.2. Sử dụng phần mềm R dự báo sự ảnh hưởng của sự cố đến rủi ro trong quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret địa chất TPHCM……………………137 4.4. Phương pháp ứng phó với rủi ro trong quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret địa chất TPHCM……………………………………………………146 4.4.1.Sự tránh né…………………………………………………………146 4.4.2. Giảm nhẹ…………………………………………………………..148 4.4.3. Chấp nhận hậu quả………………………………………………...149 4.5. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret địa chất TPHCM…………………………………………………….149 4.5.1. Lý luận chung về phòng ngừa và khắc phục rủi ro……………….149 4.5.2. Lập kế hoạch và chỉ đạo đối phó với sự cố……………………….151 4.5.3. Biện pháp phòng ngừa bằng cách tăng độ đa dạng quản lý trong quá trình thi công cọc Barret…………………………………………………..152 4.5.4. Biện pháp phòng ngừa mang tính san sẻ rủi ro…………………..153 4.5.5. Biện pháp phòng ngừa bằng cách mua bảo hiểm…………………154 vii 4.5.6. Biện pháp quản lý rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong thi công cọc barret địa chất TPHCM……………………………154 4.6. Kết luận chương 4……………………………………………………..156 KẾT LUẬN, KIẾN NGHI………………………………………………..157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ…..159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………...160 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BQLDA Ban quản lý dự án DA Dự án ĐT Đầu tư ĐVTC Đơn vị thi công ĐHKTQD Đại học Kinh Tế Quốc Dân IRR Tỷ suất thu nhập nội bộ KH&ĐT Kế hoạch & đầu tư NPV Giá trị hiện tại thuần NN&PTNT Noâng nghiệp & phát triển nông thôn QLRR Quản lý rủi ro QLDA Quản lý dự án SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh TVGS Tư vấn giám sát UBND Uỷ ban nhân dân VAR Phương pháp xác định giá trị rủi ro VĐT Vốn đầu tư XD Xây dựng ix DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ TRONG LUẬN ÁN Hình1.1. Phân loại rủi ro ................................................................................. 10 Hình 2.1. Sự giao nhau của các đường cong phân bố độ bền và tải trọng...... 45 Hình 2.2. Dẫn xuất “đặc trưng an toàn” của A.R. Rgianitsưn ........................ 46 Hình 2.3. Quy trình Mô phỏng Monte Carlo .................................................. 60 Hình 2.4. Biểu đồ mối quan hệ giữa x và y khi r =1 ....................................... 70 Hình 2.5.Biểu đồ mối quan hệ giữa x và y khi r = -1 ..................................... 70 Hình 2.6.Biểu đồ mối quan hệ giữa x và y khi r = 0 (độc lập) ....................... 71 Hình 2.7.Biểu đồ mối quan hệ giữa x và y khi r = 0,8 .................................... 71 Hình 2.8.Biểu đồ mối quan hệ giữa x và y khi r = -0,8 .................................. 72 Hình 2.9.Biểu đồ mối quan hệ giữa x và y khi r = 0,001................................ 72 Hình 3.1. Một số nguyên nhân gây rủi ro trong dự án xây dựng .................. 85 Hình 3.2: Các hình trụ hố khoan điển hình khu vực thành phố Hồ Chí Minh 89 Hình 3.3.Các kỹ thuật nhận diện rủi ro…………………………………….110 Hình 4.1. Quy trình điều tra thu thập & xử lý số liệu....................................130 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí và sự cố……………..138 Hình 4.3. Đường biểu diễn mối liên hệ giữa % sự cố sập thành hố đào (x) và % chi phí (y)……………………………………………………………….143 Hình 4.4. Giá trị tiên đoán và khoảng tin cậy 95%....................................143 Hình 4.5. Giá trị tiên đoán và khoảng tin cậy 95% và giá trị mới…………144 Hình 4.6. Qui trình dự báo…………………………………………………145 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN Bảng 2.1. Ý nghĩa của hệ số tương quan ........................................................ 73 Bảng 2.2. Bảng ANOVA ................................................................................ 79 x Bảng 3.1. Tóm tắt địa chất Thành Phố Hồ Chí Minh ..................................... 88 Bảng 3.1a. Các thông số đặc trưng địa kĩ thuật của các tầng đất một số vùng khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Tân Bình-Gò Vấp) .................................... 90 Bảng 3.1b. Các thông số đặc trưng địa kĩ thuật của các tầng đất một số vùng khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Q1-Q3-Q10-Q5-Q11) ............................... 92 Bảng 3.1c. Các thông số đặc trưng địa kĩ thuật của các tầng đất một số vùng khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Tân Cảng, Bình Thạnh, Sân bay TSN) .... 93 Bảng 3.1d. Các thông số đặc trưng địa kĩ thuật của các tầng đất một số vùng khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Tân Thuận, Nam Sài Gòn, Hiệp Phước, Q7) ......................................................................................................................... 95 Bảng 3.1e. Các thông số đặc trưng địa kĩ thuật của các tầng đất một số vùng khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Củ Chi, Hốc Môn) .................................... 97 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình đổi mới đất nước, nhiều công trình có qui mô lớn,vốn đầu tư cao được đầu tư xây dựng đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên do đặc điểm của quá trình đầu tư và đặc điểm của sản xuất xây dựng có tính đa dạng, cá biệt cao, chi phí phục vụ cho đầu tư xây dựng công trình lớn, thời gian kéo dài, chịu nhiều tác động của các yếu tố tự nhiên và nhiều đặc tính khác, nên rủi ro luôn là yếu tố tiềm ẩn nó có thể xuất hiện và gây hậu quả khó lường bất cứ lúc nào. Rủi ro trong sản xuất kinh doanh xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng: Chủ đầu tư, các nhà thiết kế, các nhà thầu, các nhà khai thác,…. Tuy nhiên việc nghiên cứu, phân tích các rủi ro này còn chưa được quan tâm đúng mức, điều đó đã làm ảnh hưởng không tốt đến các dự án đầu tư xây dựng, thông thường có thể kéo dài thời gian thực hiện dự án tới 20 – 30%, cá biệt có những dự án bị kéo dài tới 200 – 300% thời gian làm việc hoặc bị thất bại hoàn toàn, hoặc chi phí tăng chất lượng giảm. Đặc biệt trong một vài năm gần đây, trên thế giới và cả ở nước ta không ít công trình xây dựng kể cả những công trình hiện đại, phức tạp đã bị sự cố. Có thể kể ra những sự cố điển hình như sập đổ bể bơi AquaPark ở Matxcơva; sập ga Hàng không sân bay S. Đơ Gôn ở Pari; sập 2 nhịp neo cầu Cần Thơ đang thi công; vỡ 50m đập chính đang thi công của công trình hồ chứa nước Cửa Đạt ; sụp toàn bộ trụ sở Viện KHXH miền Nam do tác động của việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific tại TP. Hồ Chí Minh; hay là sự phá hoại công trình khi xảy ra động đất, lũ lụt và bão;… Thực tế cho thấy, nhiều sự cố xảy ra trong những năm qua có chung nguồn gốc là sự hiểu biết của chúng ta còn chưa đầy đủ về những tác động đặc biệt của thiên nhiên. Điều này đặt ra một câu hỏi: liệu những công trình càng hiện đại, phức tạp thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro? Hay những nhận thức và các quy định kỹ thuật hiện có đã không tiếp cận được các tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng ngày nay? Trước thực trạng này, việc xác định rõ nguyên nhân của sự cố, rút ra các bài học để quản lý an toàn công trình xây dựng là 2 nội dung hết sức quan trọng trong tiến trình đổi mới hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước ta. Chúng ta chỉ có thể tránh khỏi các rủi ro khi đã xác định rõ các nguyên nhân rủi ro để chủ động có các giải pháp phòng ngừa trong quản lý chất lượng công trình được quán xuyến suốt các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và khai thác sử dụng. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây dựng”, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho công tác dự báo và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, hoặc có thể lường trước được rủi ro và có biện pháp phòng tránh để đảm bảo chất lượng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu các yếu tố rủi ro gây ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng, từ đó đề xuất biện pháp lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro hoặc hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. - Đề xuất, lựa chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại TPHCM. - Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá trình thi công cọc barret đến rủi ro chi phí thi công phần cọc. - Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá trình thi công cọc barret đến rủi ro thời gian thi công phần cọc. - Đề xuất các biện pháp lập kế hoạch quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn cho quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại TPHCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố sự cố gây rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại khu vực TPHCM. - Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng có phần ngầm sử dụng cọc barret tại khu vực TPHCM. 3 4. Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào lý thuyết độ tin cậy để đưa ra các hệ số đánh giá mức độ an toàn khi đầu tư một dự án. Phương pháp điều tra thu thập số liệu. Phương pháp thống kê, phân tích. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: + Đề xuất, lựa chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại TPHCM để việc đầu tư dự án đạt được hiệu quả là lớn nhất. + Xây dựng được các phương trình hồi quy là cơ sở để dự báo mức độ của rủi ro. - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án có tính khả thi, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung. Có thể ứng dụng trong việc xét duyệt các kế hoạch và các dự án đầu tư. 6. Đóng góp mới của luận án Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá trình thi công cọc barret đến rủi ro chi phí dự án. Xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá trình thi công cọc barret đến rủi ro thời gian dự án. Đề xuất, lựa chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại TPHCM. 4 Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình quản lý rủi ro kỹ thuật thi công cọc Barret tại TPHCM. 7. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan về tác động của các yếu tố rủi ro đến quá trình thi công xây dựng của dự án đầu tư xây dựng. Chương 2: Cơ sở khoa học để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công xây dựng của dự án đầu tư xây dựng. Chương 3: Các vấn đề sự cố gây rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại khu vực TPHCM. Chương 4: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại khu vực TPHCM. Phần kết luận: nêu lên các đóng góp mới của luận án và một số vấn đề có thể nghiên cứu tiếp theo. Phần phụ lục: trình bày bảng số liệu thu thập về phần trăm xảy ra sự cố trong quá trình thi công cọc Barret. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐẾN QUÁ TRÌNH THI CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. Những nghiên cứu về rủi ro tác động đến dự án. 1.1.1. Khái niệm rủi ro Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau và do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra. Có những rủi ro do môi trường tự nhiên như rủi ro do lũ lụt, động đất, khô hạn, gây thiệt hại lớn về của cải, vật chất và tính mạng con người; có những rủi ro do môi trường kinh tế – xã hội, chính trị gây ra như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người; có những rủi ro do bản thân hoạt động của con người gây ra như rủi ro do tai nạn hoặc rủi ro thua lỗ do trình độ quản lý, trình độ kinh doanh yếu kém; có những kỹ thuật lạc hậu dẫn đến hậu quả là năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao hoặc có những rủi ro do tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh làm cho máy móc nhanh lạc hậu dẫn đến rủi ro hao mòn vô hình quá lớn, không kịp thu hồi vốn đầu tư (VĐT) trang thiết bị máy móc thiết bị và tài sản cố định (TSCĐ), các rủi ro này thường xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất đặc biệt là ngành xây dựng (XD). Hầu hết các rủi ro xảy ra đều nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Có rất nhiều khái niệm khác nhau của các nhà khoa học về rủi ro nhưng chủ yếu được phân thành hai nhóm. * Nhóm 1: Theo một số nhà khoa học, rủi ro là tình trạng xảy ra một số biến cố bất lợi nhưng có thể đo lường được bằng xác suất. Cụ thể: Theo Frank Knight [19], rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Theo Irving Pfeffer [19], rủi ro là những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất. 6 Theo Marilu Hurt McCarty [19], rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được. Theo các học giả Trung Quốc [19], rủi ro là tình hình sự việc phát sinh theo một xác suất nhất định hoặc sự việc lớn hay nhỏ được bố trí theo một xác suất. Nhân tố chủ yếu của rủi ro trong sản xuất là không xác định của tương lai. Người đầu tư đối mặt với rủi ro là tính có thể lãi hoặc lỗ. Ngoài ra, đầu cơ đơn thuần cũng sẽ dẫn đến rủi ro. Lợi nhuận rủi ro là một loại lợi nhuận vượt mức. Một số nhà kinh tế học cho rằng rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất. Một dự án đầu tư có thể rủi ro ở chỗ có một phần mười khả năng (xác suất 0,1) là bị thua lỗ, có năm phần mười khả năng đạt một mức lợi nhuận nào đó và có bốn phần mười khả năng đạt một mức lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn rủi ro và xác suất vì rủi ro là sự kết hợp giữa xác suất và quy mô của sự kiện. Nếu một dự án đầu tư có khả năng 1/10 là thua lỗ và có thể dẫn đến một sự thua lỗ nặng nề thì đây là một rủi ro. Tuy nhiên cũng có 1/10 khả năng sinh lợi nhưng mức độ thua lỗ lại nhỏ hơn thì đó không là rủi ro mà chỉ là một xác suất sinh lời. * Nhóm 2: Theo một số nhà khoa học khác lại định nghĩa rủi ro với sự chú trọng đến kết quả được mà không chú ý đến xác suất xảy ra. Cụ thể: Theo Allan Willet [19], rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. Theo A.HrThur Williams [19], rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả. Theo Georges Hirsch [19], khái niệm rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra của một số biến cố không lường trước hay đúng hơn là một biến cố mà ta hoàn toàn không chắc chắn (xác suất xảy ra <1). Nói cách khác, rủi ro ứng với khả năng có sai lệch giữa một bên là những gì xảy ra trong thực tế và một bên là những gì được dự kiến từ trước hoặc được dùng làm hệ quy chiếu, mà sai lệch này lớn đến mức khó chấp nhận được hoặc không chấp nhận được. 7 Trên cơ sở các khái niệm kể trên, tác giả xin đưa ra một khái niệm về rủi ro như sau: Rủi ro là sự tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên tác động lên sự vật, hiện tượng làm thay đổi kết quả của sự vật, hiện tượng (thường theo chiều hướng bất lợi) và những tác động ngẫu nhiên đó có thể đo lường được bằng xác suất. 1.1.2. Phân loại rủi ro Để có thể nhận biết và quản lý các rủi ro một cách có hiệu quả, người ta thường phân biệt các rủi ro tuỳ theo mục đích sử dụng trong phân tích các hoạt động kinh tế. a. Theo tính chất khách quan Người ta thường chia ra: rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) (Pure Risks and Speculative Risks). + Rủi ro thuần tuý là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, đó là loại rủi ro xảy ra liên quan tới việc tài sản bị phá huỷ. Khi có rủi ro thuần tuý xảy ra thì hoặc là có mất mát tổn thất nhiều, hoặc là có mất mát tổn thất ít và khi rủi ro thuần túy không xảy ra thì không có mất mát tổn thất. + Rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) là rủi ro tồn lại khi có một nguy cơ tổn thất song song với một cơ hội kiếm lời. Đó là loại rủi ro liên quan đến quyết định lựa chọn của con người. Thuộc loại này là các rủi ro khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh (SXKD) trên thị trường. Nhận xét: Việc phân chia rủi ro thành rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn kỹ thuật để đối phó, phòng tránh rủi ro. Đối với rủi ro suy tính, người ta có thể đối phó bằng kỹ thuật Hedging (rào cản) còn rủi ro thuần tuý được đối phó bằng kỹ thuật bảo hiểm. b. Theo hậu quả để lại cho các hoạt động của con người Người ta chia thành rủi ro số đông (rủi ro toàn cục, rủi ro cơ bản) và rủi ro bộ phận (rủi ro riêng biệt). 8 + Rủi ro số đông là các rủi ro gây ra các tổn thất khách quan theo nguồn gốc rủi ro và theo kết quả gây ra. Những tổn thất này không phải do cá nhân gây ra và hậu quả của nó ảnh hưởng đến số đông con người trong xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro do chiến tranh, lạm phát, thất nghiệp, động đất, lũ lụt.... + Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cá nhân xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả. Tác động của loại rủi ro này ảnh hưởng tới một số ít người nhất định mà không ảnh hưởng lớn đến tòan xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro do tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoả hoạn,…) do thiếu thận trọng trong khi làm việc cũng như trong cuộc sống (rủi ro do mất trộm...). Nhận xét: Việc phân biệt hai loại rủi ro này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức xã hội, nó liên quan đến việc có thể hay không thể chia sẻ bớt những rủi ro trong cộng đồng xã hội. Nếu một rủi ro bộ phận xảy ra, các tổ chức hay cá nhân khác có thể giúp đỡ bằng những khoản đóng góp vào các qũy trợ giúp nhằm chia sẻ bớt những rủi ro nhưng khi rủi ro số đông xảy ra thì việc chia sẻ rủi ro bằng cách trên là không có tác dụng. c.Theo nguồn gốc phát sinh các rủi ro Có các loại rủi ro sau: + Rủi ro do các hiện tượng tự nhiên (nước lũ, nắng nóng, hoạt động của núi lửa,...): đây là nguồn rủi ro cơ bản dẫn đến các rủi ro thuần tuý và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người. Việc nhận biết các nguồn rủi ro này tương đối đơn giản nhưng việc đánh giá khả năng xảy ra cũng như mức độ xảy ra của các rủi ro xuất phát từ nguồn này lại hết sức phức tạp bởi vì chúng phụ thuộc tương đối ít vào con người, mặt khác khả năng biểu biết và kiểm soát các hiện tượng tự nhiên của con người còn hạn chế. + Rủi ro do môi trường vật chất: các rủi ro xuất phát từ nguồn này là tương đối nhiều, chẳng hạn như hoả hoạn do bất cẩn, cháy nổ....
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145