Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý an toàn lao động và môi trường dự án thủ...

Tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý an toàn lao động và môi trường dự án thủy lợi phước hòa thuộc huyện chơn thành tỉnh bình phước và các huyện phú giáo, bến cát, dầu tiếng tỉnh bình dương

.PDF
98
49
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI HOÀNG THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA THUỘC HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC HUYỆN PHÚ GIÁO, BẾN CÁT, DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Tp. Hồ Chí Minh - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI HOÀNG THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA THUỘC HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC HUYỆN PHÚ GIÁO, BẾN CÁT, DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ: 60.58.03.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI QUANG NHUNG Tp. Hồ Chí Minh – 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩchuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất quản lý an toàn lao động và Môi trường dự án thuỷ lợi Phước Hoà thuộc huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước và các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương”. Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của quý thầy cô trường Đại học Thủy lợi, thầy hướng dẫn đề tài luận văn tốt nghiệp và các Anh Chị công ty Cấp nước Đồng Nai. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Thủy lợi đã cho tôi những kiến thức chuyên ngành cũng như phương pháp nghiên cứu trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Quang Nhung đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, đã luôn động viên và chia sẽ với tôi trong những lúc khó khăn nhất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý quý báu của thầy cô. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015 Học viên Hoàng Thị Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong Luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hương 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3 6. Nội dung của luận văn................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..... 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG .......................................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về An toàn lao động và Môi trường ........... 5 1.1.1.1. An toàn lao động – Vệ sinh lao động ........................................... 5 1.1.1.2. Bảo hộ lao động ........................................................................... 5 1.1.1.3. Điều kiện lao động ....................................................................... 6 1.1.1.4. Các yếu tố nguy hiểm và có hại ................................................... 6 1.1.1.5. Tai nạn lao động ........................................................................... 7 1.1.1.6. Bệnh nghề nghiệp ......................................................................... 7 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nội dung của công tác ATLĐ-VSLĐ 8 1.1.2.1. Mục đích, ý nghĩa......................................................................... 8 1.1.2.2. Tính chất....................................................................................... 8 1.1.2.3. Nội dung khoa học kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động ................ 8 2 1.2. TẦM QUAN TRỌNG CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TRONG NƯỚC VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ......... 9 1.2.1. Tầm quan trọng công tác An toàn lao động và môi trường ở trong nước ............................................................................................................... 9 1.2.2. Tầm quan trọng công tác ATLĐ và Môi trường ở nước ngoài ........ 11 1.3. CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG ..................................... 16 1.4. NHẬN XÉT CHUNG .............................................................................. 20 CHƯƠNG 2: NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ............................................................................................................................. 22 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG: ............................................................................................................ 22 2.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ & MT DỰ ÁN THỦY LỢI......................................................... 27 2.2.1. Những thuận lợi trong công tác quản lý ATLĐ & MT..................... 27 2.2.2. Những bất cập trong công tác quản lý ATLĐ & MT và một vài ví dụ về sự cố công trình xây dựng gây mất an toàn............................................ 30 2.2.3. Những bài học từ các sự cố công trình xây dựng ............................. 41 2.3. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG ........................................................................................ 43 2.3.1. Các biện pháp quản lý an toàn lao động ........................................... 43 2.3.2. Các giải pháp quản lý môi trường lao động ...................................... 43 2.4. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG ...................................................... 45 2.4.1. Bộ Luật, Luật, văn bản dưới Luật ..................................................... 45 3 2.4.2. Tổ chức thực hiện.............................................................................. 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ở DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA ............................................................................................................................. 50 3.1. MỘT VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA ......................................................................................................................... 50 3.1.1. Giới thiệu chung về dự án ................................................................. 50 3.1.2. Phương án kỹ thuật trên đường dẫn .................................................. 54 3.1.2.1. Kết cấu công trình ...................................................................... 54 3.1.2.2. Biện pháp xử lý nền ................................................................... 54 3.1.2.3. Biện pháp xử lý chống ăn mòn .................................................. 55 3.1.3. Biện pháp xây dựng công trình ......................................................... 55 3.1.3.1. Biện pháp thi công ..................................................................... 55 3.1.3.2. Thi công Si phông Thầy Cai ...................................................... 56 3.2. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ATLĐ & MT Ở DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA ................................................................................................. 60 3.2.1. Những yêu cầu chung........................................................................ 60 3.2.2. Kế hoạch quản lý ATLĐ & MT xây dựng của dự án ....................... 61 3.2.2.1. Các tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án .. 61 3.2.2.2. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng ............... 62 3.2.2.3. Quản lý môi trường xây dựng .................................................... 63 3.2.3. Biện pháp cho một số lĩnh vực cụ thể của dự án .............................. 64 3.2.3.1. An toàn công tác đào đất và làm việc dưới sâu ......................... 64 3.2.3.2. An toàn sử dụng máy và thiết bị thi công .................................. 65 4 3.2.3.3. An toàn thi công lắp ghép công trình, lắp đặt thiết bị ................ 66 3.2.3.4. An toàn giao thông và vận chuyển trên công trường ................. 66 3.2.3.5. An toàn sử dụng điện trên công trường ..................................... 66 3.2.3.6. An toàn thi công trong thiết kế TĐTC ....................................... 69 3.2.3.7. An toàn thi công trong thiết kế mặt bằng thi công..................... 69 3.2.3.8. An toàn cho thiết bị hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ...................................................................................... 69 3.2.4. Một vài sự cố chính xảy ra trong quá trình xây dựng công trình ..... 70 3.2.4.1. Thi công cống qua đường Quốc lộ 22........................................ 70 3.2.4.2. Thi công Xi phông qua kênh Thầy Cai ...................................... 73 3.2.5. Nhận xét chung ................................................................................. 76 3.3. NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ & MT DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA 76 3.3.1. Một số biện pháp với các đơn vị quản lý .......................................... 77 3.3.2. Biện pháp tăng cường Quản lý ATLĐ & MT khi thi công Si Phông qua kênh Thầy Cai ...................................................................................... 79 3.3.2.1. Những rủi ro có thể xảy ra khi thi công Si Phông qua kênh Thầy Cai ........................................................................................................... 79 3.3.2.2. Những biện pháp Tăng cường ATLĐ & MT khi thi công Si Phông qua kênh Thầy Cai ....................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 83 I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 83 1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 83 2. Hạn chế của đề tài ................................................................................... 83 II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 84 5 1. Đối với chủ đầu tư dự án:........................................................................ 84 2. Nhà thầu thi công dự án: ......................................................................... 84 3. Đơn vị tư vấn giám sát dự án .................................................................. 85 4. Các cơ quan quản lý nhà nước ................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 86 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - TNLĐ: Tai nạn lao động - VSLĐ: Vệ sinh lao động - ATLĐ An toàn lao động - ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động - BHLĐ Bảo hộ lao động - BNN Bệnh nghề nghiệp - ĐKLĐ Điều kiện làm việc - NLĐ Người lao động - NSDLĐ Người sử dụng lao động - LLĐ Luật lao động - XD Xây dựng - DA Dự án - QLDA Quản lý dự án - ATVSV An toàn vệ sinh viên - TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể - PCCC Phòng cháy chữa cháy - BYT Bộ Y tế - BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - ATLĐ&MT An toàn vệ sinh lao động và Môi trường 7 DANH MỤC HÌNH – BẢNG Hình 1. 1: Các quy định An toàn lao động trên công trường đang được siết chặt................................................................................................................ 10 Hình 2. 1: Một số hình ảnh hiện trường vụ sập công trình ở Formosa .. 33 Hình 2. 2: Sập sàn BTCT đang thi công do hệ dàn giáo vi phạm tiêu chuẩn ................................................................................................................... 34 Hình 2. 3: Sập nhà do đang sử lý móng để nâng tầng.............................. 34 Hình 2. 4: Tai nạn xảy ra ngày 15/5/2014, đơn vị thi công hệ thống cống mở rộng Quốc lộ 1, trong lúc nhổ trụ hạ thế bằng xe Kobe đã để đầu trụ hạ thế vi phạm khoảng cách đối với đường dây 22Kv, gây sự cố lưới điện. ................. 35 Hình 2. 5: Hiện trường vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ............................. 36 Hình 2. 6: Sự cố đang thi công tại tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông36 Hình 2. 7: Sự cố tại hiện trường vụ tai nạn .............................................. 37 Hình 2. 9: Một góc của dự án công trình Thủy lợi Ngàn Trươi ............... 38 Hình 2. 10: Mất an toàn trong thi công xây dựng dự án hồ chứa nước Ngàn Trươi .......................................................................................................... 38 Hình 2. 11: Cầu Ngàn Trươi bị bụi phủ dày đặc...................................... 39 Hình 2. 12: Bụi bịt lối vào thị trấn Vũ Quang .......................................... 40 Hình 2. 13: Người tham gia giao thông đứng chờ bụi tan hết ................. 40 Hình 2. 14: Nhà dân bao trùm bụi bẩn ..................................................... 40 Hình 3. 1: Dây và tủ điện được treo trên cao, thuận tiện và đảm bảo an toàn ...................................................................................................................... 68 Hình 3. 2: Đặt biển báo cấm đóng điện.................................................... 68 8 Hình 3. 3: Đề phòng tai nạn điện đối với các thiết bị cầm tay................. 68 Hình 3. 4: Nền đường không gia cố đúng thiết kế .................................... 71 Hình 3. 5: Không gia cố lại nền đường .................................................... 71 Hình 3. 6: Nền đường không được gia cố lại gây ảnh hưởng đến môi trường và giao thông ........................................................................................... 72 Hình 3. 7: Trời mưa xuống mặt đường trở nên lầy lội, nhơ nhuốc .......... 72 Hình 3. 8: Sạt lở mái dốc khi thi công xi phông qua kênh Thầy Cai ........ 75 Bảng 2. 1: Những yếu tố, nguy cơ chính gây ra tai nạn trong ngành xây dựng ..................................................................................................................... 31 Bảng 3. 1: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình ............................................................................................................................. 52 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nghiên cứu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư phải lập kế hoạch thực hiện dự án. Có ba bản kế hoạch tiến độ phải lập để có căn cứ ra lệnh khởi công xây dựng dự án đó là: Bản tổng sơ đồ thi công (master schedule) là sơ đồ phân công công trình thành các hạng mục, phân chia lao động hạng mục thành các công tác thi công nhưng không quá chi tiết về lịch thi công. Trong bản sơ đồ tổng thể này cần phải thể hiện sự phối hợp giữa nhiều đơn vị tham gia thi công và nêu lên sự phối hợp giữa các đơn vị này sao cho tổng tiến độ được khớp, không bị chờ đợi nhau hoặc chồng chéo công việc. Bản kế hoạch tiến độ thi công (calenda schedule) cho từng hạng mục, cho từng công trình lập trên căn cứ bản tổng tiến độ đã được thông qua. Bản kế hoạch cấp sử dụng cụ thể nhất là bản kế hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần của đội thi công. Kế hoạch bảo vệ An toàn lao động hay kế hoạch bảo vệ môi trường thường căn cứ vào bản kế hoạch tiến độ thi công cho công trình hoặc hạng mục công trình để lập. Ngành xây dựng nói chung là một trong những ngành kinh tế tác động đến việc khai thác, sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, bao gồm tài nguyên không thể tái tạo được như: đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi…; tài nguyên có thể tái tạo được như: thực vật (vật dụng bằng gỗ…), tài nguyên nước và năng lượng điện. Theo các định luật bảo toàn vật chất và bảo toàn năng lượng thì ngành nào sử dụng nhiều nguyên vật liệu, tiêu thụ nhiều năng lượng thì sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó trách nhiệm bảo vệ môi trường của ngành đó trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của quốc gia càng lớn. Học viên: Hoàng Thị Hương Lớp: 20QLXD11-CS2 2 Công tác An toàn lao động và môi trường đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của việc quản lý dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý An toàn lao động và Môi trường dự án Thủy lợi Phước Hòa thuộc huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước và các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nắm bắt được các kiến thức cơ bản của nhiều lĩnh vực liên quan đến môi trường và an toàn lao động. - Nắm bắt được các biện pháp kiểm soát, đảm bảo an toàn lao động và môi trường, cụ thể dự án Thủy lợi Phước hòa - Đề xuất một số giải pháp về nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn lao động và môi trường dự án đầu tư xây dựng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về công tác An toàn lao động và Môi trường các dự án đầu tư xây dựng nói chung và công trình thủy lợi Phước Hòa nói riêng. b) Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường gói thầu kênh chính Đức Hòa thuộc dự án Thủy lợi Phước Hòa giai đoạn 2 4. Phương pháp nghiên cứu - Công tác điều tra tổng hợp về thực tế quản lý dự án đặc biệt là công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường, từ đó rút ra bài học và kinh nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Học viên: Hoàng Thị Hương Lớp: 20QLXD11-CS2 3 - Phương pháp khảo sát hiện trường: khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác xác định hiện trạng dự án, làm cơ sở cho việc đánh giá thực tế và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và An toàn lao động. Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng chính xác và đầy đủ thì quy trình nhận dạng các vấn đề cũng như đề xuất các biện pháp An toàn vệ sinh lao động càng chính xác, thực tế và khả thi. - Nghiên cứu cụ thể, trực tiếp công tác tổ chức quản lý Môi trường và An toàn lao động dự án Thủy lợi Phước Hòa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Để kiểm soát và đảm bảo An toàn lao động và Môi trường trong xây dựng phải dựa vào bản kế hoạch xây dựng. Chủ đầu tư phải căn cứ vào bản kế hoạch để đảm bảo An toàn lao động và Môi trường xây dựng đồng thời phân công cho các đơn vị chuyên trách, đơn vị phối hợp và các cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể theo dõi, giám sát quá trình thi công, đôn đốc thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn lao động và môi trường. Quá trình theo dõi, đôn đốc, giám sát trong thời gian thi công về mặt an toàn lao động và môi trường là một quá trình tổ chức khoa học và thực tế. Đề tài luận văn mà học viên nghiên cứu được vận dụng cụ thể vào công tác quản lý An toàn lao động và môi trường gói thầu Kênh chính Đức hòa thuộc dự án Thủy lợi Phước Hòa giai đoạn 2, qua đó nhằm đề xuất một số vấn đề tăng cường công tác quản lý An toàn lao động và môi trường cho các dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, nôi dụng luận văn của học viên vừa mang ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực tế. 6. Nội dung của luận văn Chương 1: Tổng quan về công tác An toàn lao động và Môi trường trong các dự án Đầu tư xây dựng. Học viên: Hoàng Thị Hương Lớp: 20QLXD11-CS2 4 1.1. Tổng quan về công tác An toàn lao động và Môi trường. 1.2. Tầm quan trọng công tác An toàn lao động và Môi trường ở trong nước và một số nước trên thế giới 1.3. Công tác An toàn trong xây dựng 1.4. Nhận xét chung Chương 2: Những bất cập trong công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường và đề xuất các giải pháp khắc phục 2.1. Các phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động: 2.2. Những thuận lợi và bất cập trong công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường dự án Thủy lợi 2.3. Đề xuất các giải pháp Quản lý An toàn lao động và Môi trường. 2.4. Hệ thống văn bản pháp quy về công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường Chương 3: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường dự án thủy lợi Phước Hòa. 3.1. Một vài nét tổng quan về dự án thủy lợi Phước Hòa. 3.2. Các biện pháp quản lý An toàn lao động và Môi trường ở dự án thủy lợi Phước Hòa. 3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường dự án thủy lợi Phước Hòa. Học viên: Hoàng Thị Hương Lớp: 20QLXD11-CS2 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về An toàn lao động và Môi trường 1.1.1.1. An toàn lao động – Vệ sinh lao động An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố lao động xảy ra trong quá trình Lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động. An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy định pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động - vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động. An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp. Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định những biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. 1.1.1.2. Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục Học viên: Hoàng Thị Hương Lớp: 20QLXD11-CS2 6 đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức các mặt về an toàn vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động. 1.1.1.3. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, tổ chức thực hiện quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động con người trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. 1.1.1.4. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Yếu tố nguy hiểm có hại là: trong một điều kiện cụ thể bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể là các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi… các yếu tố hóa học như hóa chất độc hại, các loại hơi, khí, các chất phóng xạ…Các yếu tố Học viên: Hoàng Thị Hương Lớp: 20QLXD11-CS2 7 sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, côn trùng… Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, … Các yếu tố tâm lý không thuận lợi,… 1.1.1.5. Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn gây ra cho bất cứ bộ phận, chức năng nào trong cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được phân ra: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp. Chấn thương là tai nạn mà kết quả gây nên những chấn thương hay hủy hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột. 1.1.1.6. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiêp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung…) đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động một cách dần dần và lâu dài. Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Học viên: Hoàng Thị Hương Lớp: 20QLXD11-CS2 8 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nội dung của công tác ATLĐ-VSLĐ 1.1.2.1. Mục đích, ý nghĩa Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động. - Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. - Bồi dưỡng, phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. 1.1.2.2. Tính chất Tính chất của công tác An toàn vệ sinh lao động gồm 3 tính chất: - Tính khoa hoạc kỹ thuật. - Tính pháp luật - Tính quần chúng rộng rãi. 1.1.2.3. Nội dung khoa học kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động Bao gồm 5 ngành cơ bản như sau: - Khoa học về y học lao động: để đánh giá các tác động ảnh hưởng của môi trường, điều kiện làm việc tới sức khỏe người lao động và đề xuất các biện pháp phòng tránh. - Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh: là khoa học nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm loại bỏ, phòng tránh và hạn chế các tác hại của môi trường và điều kiện lao động tới người lao động và dân cư xung quanh. Học viên: Hoàng Thị Hương Lớp: 20QLXD11-CS2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất