Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng trung tâm gia công 5 trục ucp600 để gia công khuôn cho sản p...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trung tâm gia công 5 trục ucp600 để gia công khuôn cho sản phẩm có bề mặt phức tạp

.PDF
96
2
88

Mô tả:

Nhan đề : Nghiên cứu ứng dụng trung tâm gia công 5 trục UCP600 để gia công khuôn cho sản phẩm có bề mặt phức tạp Tác giả : Đoàn Đình Quân Người hướng dẫn: Nguyễn Huy Ninh Từ khoá : Gia công; Ứng dụng Năm xuất bản : 2012 Nhà xuất bản : Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt : Trình bày tổng quan về máy CNC - Trung tâm gia công UCP600. Nghiên cứu hệ điều hành Heidenhain. Vận hành trung tâm gia công UCP600. Thiết kế và gia công. Mô tả: Luận văn (Thạc sỹ khoa học) - Ngành Chế tạo máy
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- ĐOÀN ĐÌNH QUÂN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRUNG TÂM GIA CÔNG 5 TRỤC UCP600 ĐỂ GIA CÔNG KHUÔN CHO SẢN PHẨM CÓ BỀ MẶT PHỨC TẠP Chuyên ngành : Chế tạo máy LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHẾ TẠO MÁY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HUY NINH Hà Nội - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đoàn Đình Quân, học viên lớp thạc sỹ khoa học Chế tạo máy CTM2010B - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Với đề tài luận văn Nghiên cứu ứng dụng trung tâm gia công 5 trục UCP600 để gia công khuôn cho sản phẩm có bề mặt phức tạp, nay tôi xin cam đoan: Tất cả những nội dung trong luận văn này đều do tôi thực hiện và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tất cả những phần thông tin được trích dẫn từ các công trình và bài báo của các tác giả khác đều được chú thích rõ ràng. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm đối với nội dung luận văn này. 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn đúng nội dung yêu cầu và thời gian cho phép, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Huy Ninh, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình từ định hướng đề tài đến quá trình viết và hoàn chỉnh Luận văn. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban lãnh đạo cùng các thầy cô ở Viện đào tạo Sau đại học, Viện Cơ khí của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành bản Luận văn này. Do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Đoàn Đình Quân 2 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 Các ký hiệu và chữ viết tắt 5 Danh mục các bảng biểu 5 Danh mục các hình vẽ 6 PHẦN MỞ ĐẦU 10 Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC - TRUNG TÂM GIA CÔNG UCP600 13 1.1. Khái quát về máy CNC 13 1.2. Trung tâm gia công Mikron UCP600 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19 Chương 2 – NGHIÊN CỨU HỆ ĐIỀU HÀNH HEIDENHAIN 20 2.1 Lập trình HEIDENHAIN – CODE 20 2.1.1 Cấu trúc một chương trình NC 20 2.1.1.1 Hệ thống tọa độ trên máy iTNC 530 20 2.1.1.2. Cấu trúc một chương trình NC 21 2.1.2. Lập trình gia công HEIDENHAIN – CODE 22 2.1.2.1. Các hàm nội suy 22 2.1.2.2. Các chu trình gia công 25 2.1.2.3. Các chu trình sử dụng cho đầu dò 30 2.1.2.4. Các chu trình dịch chuyển tọa độ 35 3 2.1.2.5. Các chức năng phụ M 36 2.2. Giới thiệu chức năng vận hành heidenhain 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43 Chương 3 – VẬN HÀNH TRUNG TÂM GIA CÔNG UCP600 44 3.1. Các bước vận hành máy 44 3.2. Các thao tác vận hành 46 3.2.1. Thao tác về Home 46 3.2.2. Thiết lập hệ thống tọa độ cho các trục 46 3.2.3. Các chế độ vận hành 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 55 Chương 4 - THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG 56 4.1. Thiết kế chi tiết tuabin bằng phần mềm Catia V5 56 4.2. Thiết kế khuôn cho chi tiết tuabin bằng phần mềm Catia V5 64 4.2.1. Thiết kế lòng và lõi khuôn 65 4.2.2. Tách lòng và lõi khuôn 71 4.3. Gia công khuôn cánh tuabin bằng phần mềm Catia V5 74 4.3.1. Tạo phôi 74 4.3.2. Lập trình gia công 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 TÓM TẮT LUẬN VĂN 87 CÁC TỪ KHÓA 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 90 4 CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu và chữ viết tắt 1 CNC 2 ATC 3 CAD 4 CAM Ý nghĩa Computer Numerical Control – Điều khiển số có sự trợ giúp của máy tính Automatic Tool Changer – Giải pháp thay dao tự động Computer Aided Design – Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính Computer Aided Manufacturing – Sản xuất có sự trợ giúp của máy tính 5 ĐHBKHN 6 NC 7 LAN 8 → 9 STT Đại học Bách khoa Hà Nội Number Control – Điều khiển số Local Area Network – liên kết nội bộ Bước thực hiện tiếp theo Số thứ tự DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Số thứ tự hình Ý nghĩa 1 Bảng 1.1 2 Bảng 2.1 Cấu trúc chương trình NC 21 3 Bảng 2.2 Các hàm chức năng phụ M – code 36 4 Bảng 3.1 So sánh đặc điểm của máy CNC với máy công cụ vạn năng Các lựa chọn chính hiển thị hướng quan sát mô phỏng gia công 5 Trang 14 54 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Số thứ tự hình Ý nghĩa Trang 1 Hình 1.1 Trung tâm gia công UCP600 16 2 Hình 1.2 Cơ cấu đồ gá 17 3 Hình 1.3 Màn hình điều khiển 18 4 Hình 1.4 Bảng điều khiển 18 5 Hình 1.5 Ổ chứa dụng cụ cắt 19 6 Hình 1.6 Thùng chứa phoi 19 7 Hình 2.1 Hệ thống tọa độ 20 8 Hình 2.2 Góc quét tọa độ cực 21 9 Hình 2.3 Nội suy tuyến tính 22 10 Hình 2.4 Chu trình phay hốc 1 26 11 Hình 2.5 Chu trình phay hốc 2 27 12 Hình 2.6 Kiểu phay 27 13 Hình 2.7 Chiều sâu lớp cắt 28 14 Hình 2.8 Chu trình pocket finishing 29 15 Hình 2.9 Các thông số thiết lập 29 16 Hình 2.10 Chu trình đo điều chỉnh phôi 30 17 Hình 2.11 Các chu trình thiết lập dữ liệu về phôi 32 18 Hình 2.12 Chu trình đo kích thước phôi tự động 33 19 Hình 2.13 Dịch chuyển gốc tọa độ 36 20 Hình 2.14 Màn hình điều khiển Heidenhain 38 21 Hình 2.15 Bảng điều khiển Heidenhain 39 22 Hình 3.1 Màn hình điều khiển Heidenhain 47 23 Hình 3.2 Test run 53 24 Hình 3.3 Mô phỏng từng câu lệnh 55 25 Hình 4.1 Sketch 1 56 26 Hình 4.2 Shaft 1 56 6 27 Hình 4.3 Sketch 2 57 28 Hình 4.4 Helix curve 57 29 Hình 4.5 Swept suface 58 30 Hình 4.6 ThickSurface 58 31 Hình 4.7 Sketch 3 59 32 Hình 4.8 Shaft 2 59 33 Hình 4.9 Sketch 4 60 34 Hình 4.10 Groove 60 35 Hình 4.11 Circular pattern 61 36 Hình 4.12 Pocket 1 61 37 Hình 4.13 Pocket 2 62 38 Hình 4.14 Circular Pattern 2 62 39 Hình 4.15 Pocket 3 62 40 Hình 4.16 Pocket & chamfer 63 41 Hình 4.17 Tuabin 63 42 Hình 4.18 Tạo thêm các mặt nhờ lệnh Extruded 64 43 Hình 4.19 Tạo thêm các mặt nhờ lệnh Fill 64 44 Hình 4.20 Thiết kế lòng và lõi khuôn 65 45 Hình 4.21 Phân chia bề mặt lòng khuôn 65 46 Hình 4.22 Phân chia bề mặt lõi khuôn 66 47 Hình 4.23 Lệnh Extract 1 66 48 Hình 4.24 Lệnh Extract 1 67 49 Hình 4.25 Lệnh Fill suface 1 67 50 Hình 4.26 Lệnh Extract 2 68 51 Hình 4.27 Lệnh sketch D1240 68 52 Hình 4.28 Lệnh Fill suface 2 69 53 Hình 4.29 Lệnh Split 69 54 Hình 4.30 Lệnh Join 1 70 7 55 Hình 4.31 Lệnh Join 2 70 56 Hình 4.32 Sketch tấm lòng khuôn 71 57 Hình 4.33 Pad tấm lòng khuôn 71 58 Hình 4.34 Split tấm lòng khuôn 72 59 Hình 4.35 Pad tấm lõi khuôn 72 60 Hình 4.36 Split tấm lõi khuôn 72 61 Hình 4.37 Tấm lòng khuôn hoàn thiện 73 62 Hình 4.38 Tấm lõi khuôn hoàn thiện 73 63 Hình 4.39 Sketch tạo phôi 74 64 Hình 4.40 Phôi gia công 74 65 Hình 4.41 Hộp thoại Part Operation 75 66 Hình 4.42 Khai báo máy 75 67 Hình 4.43 Khai báo gốc tọa độ 76 68 Hình 4.44 Hộp thoại Facing 76 69 Hình 4.45 Lựa chọn bề mặt 77 70 Hình 4.46 Lựa chọn đường chạy dao 77 71 Hình 4.47 Lựa chọn dao 78 72 Hình 4.48 Mô phỏng gia công 78 73 Hình 4.49 Lệnh Roughing 79 74 Hình 4.50 Lựa chọn bề mặt gia công 79 75 Hình 4.51 Lựa chọn đường chạy dao 80 76 Hình 4.52 Lựa chọn dao 80 77 Hình 4.53 Mô phỏng gia công 81 78 Hình 4.54 Lệnh sweeping 81 79 Hình 4.55 Lựa chọn bề mặt gia công 82 80 Hình 4.56 Lựa chọn đường chạy dao 82 81 Hình 4.57 Mô phỏng gia công 83 82 Hình 4.58 Mô phỏng gia công chi tiết lòng khuôn 83 8 83 Hình 4.59 Xuất file NC code 84 84 Hình 4.60 Lựa chọn hệ điều hành 84 85 Hình 4.61 Câu lệnh gia công 85 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển không ngừng của các thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực điều khiển số, máy gia công CNC đã giúp quá trình gia công được nhanh hơn, chính xác hơn. Từ đó giúp năng suất lao động tăng mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết. Như vậy muốn nâng cao chất lượng bắt buộc phải có những máy móc tốt, thiết bị điều khiển tốt, hệ điều hành tốt. Nhưng không thể thiếu đó là những kỹ năng, tư duy của người sử dụng. Vì vậy một điều tất yếu là người kỹ sư, kỹ thuật viên phải nắm bắt được thiết bị máy móc mới nhất, phương pháp thiết kế và gia công sản phẩm tối ưu. Việc ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CNC vào sản xuất đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm rõ rệt. Với một người giảng viên, một kỹ sư tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CNC trong công nghiệp. Đặc biệt những công nghệ mới. Thấy được điều đó, cộng với quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi nhận thấy trung tâm gia công Mikron UCP600 là một trong những trung tâm hiện đại bậc nhất hiện có trong nước. Vì vậy, tôi mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu trung tâm gia công này để nắm bắt được những công nghệ mới nhất về gia công. Bên cạnh đó nghiên cứu về hệ điều hành của máy là Heidenhain. Để thiết kế và gia công tôi lựa chọn phần mềm Catia để nghiên cứu, vì Catia là một phần mềm tích hợp rất mạnh trên thế giới. Với những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng trung tâm gia công 5 trục UCP600 để gia công khuôn cho sản phẩm có bề mặt phức tạp”. 2. Lịch sử nghiên cứu Ngày nay, Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, trong sản xuất công nghiệp sử dụng máy CNC ngày càng nhiều; do yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất, nên những đề tài nghiên cứu ứng dụng nhằm khai thác hiệu quả máy CNC 10 là khá lớn trong các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, ví dụ: Đặng Bảo Lâm, ĐHBKHN (2009), Nghiên cứu, khai thác phần mềm CATIA CAM ứng dụng trong gia công các bề mặt phức tạp trên máy CNC 5 trục và 6 trục; Phạm Đức An, ĐHBKHN (2009), Nghiên cứu xây dựng máy phay CNC 3 trục dùng trong đào tạo; Bùi Long Vịnh, ĐHBKHN (2009), Nghiên cứu xây dựng phương pháp gia công trên máy điều khiển số (CNC) có sự trợ giúp của máy tính; Phan Công Trình, Nghiên cứu các ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt chi tiết máy khi gia công trên máy phay CNC, Luận văn cao học, ĐHBKHN (2006); Phạm Văn Bổng, Khảo sát thực nghiệm về ảnh hưởng của các thông số công nghệ V, t, S đến lực cắt trên máy tiện CNC, Luận văn thạc sỹ, ĐHBKHN (2006)... Trong các đề tài trên việc nghiên cứu và ứng dụng các trung tâm gia công hiện đại còn hạn chế. Đặc biệt tài liệu tham khảo tiếng Việt về máy CNC của hãng Mikron còn rất hạn chế. Ứng dụng hệ điều hành Heidenhain và các phần mềm CAD/CAM đã có. Nhưng để thiết kế và gia công cho các bề mặt khuôn sản phẩm phức tạp chưa đa dạng. Do đó, vẫn còn nhiều vấn đề cần khai thác để thấy hết được khả năng của hệ điều hành Heidenhain và các phần mềm CAD/CAM. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu khai thác sử dụng trung tâm gia công 5 trục UCP600. Nghiên cứu hệ điều hành Heidenhain iTNC 530. Nghiên cứu phần mềm Catia để thiết kế và gia công khuôn cho sản phẩm phức tạp. Để từ đó thiết kế và gia công được cho một sản phẩm khuôn có bề mặt phức tạp. Dùng làm tài liệu tham khảo cho sản xuất, giảng dạy và học tập. 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu, khảo sát từ điều kiện giảng dạy, hoc tập của Viện Cơ khí và Trung tâm Emco – Đại học Bách Khoa Hà Nội; Khoa Cơ khí trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Máy nghiên cứu: trung tâm gia công 5 trục Mikron UCP600. 11 Hệ điều hành nghiên cứu: hệ điều hành Heidenhain iTNC530. Phần mềm Catia V5, chi tiết nghiên cứu là tuabin. 4. Tóm tắt nội dung thực hiện và đóng góp mới của tác giả Dựa vào những nguồn tài liệu đã có như các thông số của máy Mikron UCP600, hệ điều hành Heidenhain, tài liệu Catia để xây dựng được: - Tài liệu sử dụng hệ điều hành Heidenhain iTNC530 đầy đủ, rõ ràng. - Đưa ra tài liệu cơ bản các vấn đề về sử dụng, vận hành trung tâm Mikron UCP600. - Ứng dụng được phần mềm Catia để thiết kế và gia công sản phẩm phức tạp, mà ở đây tôi xin đưa ra chi tiết tuabin là một chi tiết với nhiều bề mặt phức tạp để thiết kế chi tiết, thiết kế khuôn và gia công lòng khuôn. Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế của luận văn sau khi hoàn thành sẽ có những đóng góp đáng kể cho các nhà công nghệ, cho các cơ sở giáo dục. Ý nghĩa khoa học: Bằng cơ sở lý thuyết kết hợp với tham khảo thực tế, luận văn đưa ra được cách sử dụng trung tâm gia công Mikron UCP600, hệ điều hành Heidenhain và cũng làm cơ sở cho các quá trình nghiên cứu khác. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu trên của tác giả sẽ đóng góp vào quá trình khai thác và sử dụng máy phay CNC với hiệu quả cao nhất để gia công chi tiết đảm bảo yêu cầu của chất lượng, đặc biệt là những chi tiết có bề mặt phức tạp. Làm cơ sở cho việc nghiên cứu các bề mặt có độ phức tạp cao hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực tiễn thiết bị hiện có. Nghiên cứu lý thuyết về các phương pháp thiết kế, gia công thông qua các tài liệu, các bài báo của các tác giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu trung tâm gia công Mikron UCP600, nghiên cứu hệ điều hành Heidenhain iTNC530, nghiên cứu phần mềm thiết kế, gia công Catia. 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC - TRUNG TÂM GIA CÔNG UCP600 1.1. Khái quát về máy CNC 1.1.1. Lịch sử phát triển của máy CNC Máy công cụ CNC là bước phát triển cao từ các máy NC. Tuy nhiên để có thể chế tạo ra những máy công cụ CNC hiện đại như ngày nay thì máy công cụ CNC đã trải qua những thời gian phát triển lâu dài. Ý tưởng về điều khiển máy bằng các lệnh nhớ, như ngày nay ở các máy CNC đã xuất hiện từ thế kỷ 14 và nó được phát triển và hoàn thiện dần cho đến ngày nay. - Năm 1808, Tóshep M Jacquard đã dùng bìa tôn đục lỗ để điều khiển các máy dệt (Bìa đục lỗ và vật mang tin). - Năm 1938, Clause Shannon bảo vệ luận án tiến sỹ ở viện công nghệ MIT nội dung tính toán chuyển giao dữ liệu dạng nhị phân. - Năm 1946, tiến sỹ John W Mauchly đã cung cấp máy tính số điện tử đầu tiên có tên ENIAC cho quân đội Mỹ. - Chế tạo máy công cụ với 4 luận điểm: + Lưu trữ các vị trí đã tính toán ở bìa đục lỗ. + Các bìa đục lỗ đọc tự động trên máy. + Các vị trí đọc phải thông báo liên tục và các giá trị trung gian bổ xung phải được tính toán. + Sử dụng các động cơ Servo điều khiển chuyển động cho các trục. - Năm 1954, Bendix đã mua bản quyền của Pasons và chế tạo ra bộ điều khiển NC hoàn chỉnh đầu tiên có sử dụng các bóng điện tử. - Năm 1954, phát triển ngôn ngữ biểu trưng được gọi là ngôn ngữ lập trình tự động ATP. - Năm 1957, Không quân Mỹ trang bị máy CNC đầu tiên ở xưởng chế tạo. - Năm 1960, kỹ thuật bán dẫn thay thế cho hệ thống điều khiển xung rơle, đèn điện tử. 13 - Năm 1965, giải pháp thay dụng cụ tự động ATC (Automatic Tool Changer). - Năm 1968, kỹ thuật mạch tích hợp IC ra đời có độ tin cậy cao hơn. - Năm 1972, hệ điều khiển NC đầu tiên có lắp đặt máy tính nhỏ. - Năm1979, hình thành khớp nối liên hoàn CAD/CAM – CNC . Ngày nay các máy công cụ CNC đã hoàn thiện hơn với tính năng vượt trội có thể gia công hoàn chỉnh một chi tiết trên một máy gia công hay trung tâm gia công với số lần gá đặt ít nhất. Đặc biệt chúng có thể gia công các chi tiết có bề mặt phức tạp. 1.1.2. Đặc điểm của máy CNC. 1.1.2.1. Những nét cơ bản về máy công cụ và máy CNC - Về cơ bản máy công cụ vạn năng và máy công cụ điều khiển số đều có kết cấu khung giống nhau, đó là: + Thân máy. + Đế máy. + Bàn trượt. + Đầu trục chính. Ngoài ra chúng còn có một số điểm khác nhau Bảng 1.1. So sánh đặc điểm của máy CNC với máy công cụ vạn năng ST T Nội dung Máy công cụ Máy công cụ CNC vạn năng - Động cơ DC điều khiển vô cấp hoặc AC biến tần điều khiển vô cấp 1 Nguồn động lực - Động cơ 3 pha - Động cơ bước và động cơ thủy lực thường - Động cơ Servo 2 3 Tốc độ truyền dẫn Truyền động - Phân cấp - Vô cấp - Kiểu nối tiếp - Độc lập 14 - Thanh răng, - Thanh răng, bánh răng yêu cầu có răng cơ cấu kẹp khử khe hở bánh 4 - Vít me, đai ốc bi Bộ truyền dẫn thường - Vít me, đai ốc thường - 5 Điều khiển tay - Bằng máy tính với hệ điều khiển số Bằng (công tắc, tay (bảng điều khiển và màn hình điều gạt cơ khí) - Tính điển 6 hình của xích động Dài, qua khiển) thông - Ngắn hơn rất nhiều do không nhiều cơ phải thông qua nhiều cơ cấu - Mềm dẻo, linh hoạt cao cấu - Cứng, khó thay đổi - Những ưu điểm nổi bật của máy CNC so với máy thông thường khi sản xuất loạt vừa và nhỏ: + Gia công được những chi tiết phức tạp, độ chính xác gia công ổn định. + Thời gian lưu thông ngắn hơn do tập trung nguyên công cao, giảm thời gian phụ và tăng được thời gian sản xuất. + Tính linh hoạt và quy hoạch thời gian sản xuất cao. + Chi phí kiểm tra và chi phí cho phế phẩm giảm. + Hiệu suất cao và tăng năng lực sản xuất. + Do có khả năng tự động hóa cao nên rất thích hợp trên các dây chuyền sản xuất linh hoạt. 1.1.2.2. Kết cấu của máy CNC Gồm 2 phần chính đó là: + Phần cơ khí: Đế máy, thân máy, bàn máy, bàn xoay, trục vít me bi, ổ tích dụng cụ, cụm trục chính và băng dẫn hướng. 15 + Phần điều khiển: các loại động cơ, các hệ thống điều khiển và máy tính trung tâm. 1.1.3. Một số hệ điều hành. Hiện nay trên thế giới đang sử dụng chủ yếu một số hệ điều hành sau cho các máy CNC. Đó là: Fanuc, Fagor, Heidenhain, Siemens,…Trong đó một số nước đứng đầu phải kể đến Đức, Mỹ, Nhật và Trung Quốc… 1.2. Trung tâm gia công Mikron UCP600 Hình 1.1. Trung tâm gia công UCP600 16 Thông số kỹ thuật chủ yếu của trung tâm gia công Mikron - UCP600: - Máy phay CNC 5 trục: x= 530 mm y = 450 mm z = 450 mm A = -900 ÷ 900 C = 0 ÷ 3600. - Hệ điều hành Heidenhain. - Công suất 46 kVA. - Thiết kế kiểu công nghiệp. - Ổ chứa dao có 30 vị trí. - Trục chính có khả năng quay thuận và ngược chiều kim đồng hồ. - Trục chính điều khiển tốc độ vô cấp từ 0 đến 12000 vòng/phút. - Các điểm tham chiếu tự động. - Toàn bộ vùng làm việc được che chắn. - Các cơ cấu an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu. Các bộ phận cơ bản của trung tâm gia công UCP600 Hình 1.2. Cơ cấu đồ gá 17 Hình 1.3. Màn hình điều khiển Hình 1.4. Bảng điều khiển 18 Hình 1.5. Ổ chứa dụng cụ cắt Hình 1.6. Thùng chứa phoi KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả trình bày tổng quan về máy công cụ CNC; các thông số kỹ thuật cơ bản của trung tâm gia công Mikron UCP600; một vài hình ảnh về các bộ phận, cơ cấu của trung tâm gia công UCP600 (chức năng của một vài bộ phận, cơ cấu được trình bày trong chương 3). 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan