Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tỷ lệ phân bào tự nhiên và các chất chuyển hoá ở giai đoạn phân bào c...

Tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ phân bào tự nhiên và các chất chuyển hoá ở giai đoạn phân bào của tế bào tuỷ bằng phương pháp nhuộm hoá học tế bào trên bệnh nhân bị bệnh máu tại viện huyết học truyền máu

.DOC
70
244
75

Mô tả:

BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG NGUYỄN THỊ THỦY NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHÂN BÀO TỰ NHIÊN VÀ CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA Ở GIAI ĐOẠN PHÂN BÀO CỦA TẾ BÀO TỦY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHUỘM HÓA HỌC TẾ BÀO TRÊN BỆNH NHÂN BỊ BỆNH MÁU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC HẢI DƯƠNG, NĂM 2016 BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG NGUYỄN THỊ THỦY NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHÂN BÀO TỰ NHIÊN VÀ CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA Ở GIAI ĐOẠN PHÂN BÀO CỦA TẾ BÀO TỦY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHUỘM HÓA HỌC TẾ BÀO TRÊN BỆNH NHÂN BỊ BỆNH MÁU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. TRẦN VĂN TÍNH TH.S NGÔ THỊ THẢO HẢI DƯƠNG, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi là hoàn toàn trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên NGUYỄN THỊ THỦY LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy TS. Trần Văn Tính và Cô ThS. Ngô Thị Thảo đã giao đề tài, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trung tâm Huyết học -Truyền máu và Ban giám đốc Bệnh viện 19-8; khoa Tổ chức - Tế bào học và Ban lãnh đạo Viện Huyết Học truyền máu trung ương đã cho phép và tạo điều kiện tối ưu nhất để em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, bạn bè và toàn bộ những người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ nhiệt tình và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sinh viên Nguyễn Thị Thủy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Tên 1 2 3 4 viết tắt BCC BCK CE CS 5 FAB 6 L1 7 L2 8 L3 9 MDS 10 M0 11 M1 12 M2 13 M3 14 M4 15 M5 16 M6 Tên Tiếng Việt Bạch cầu cấp Bạch cầu kinh Cacboxyl esterase Cộng sự Hội các nhà huyết học Pháp Mỹ - Anh Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho đã biệt hóa Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho chưa biệt hóa Bệnh bạch cầu cấp dòng Tên Tiếng Anh Acute Leukemia Chronic Leukemia Carboxyl esterase et al French - American - British Homogenous small blast type Heterogenous blast type Homogenous lager blast lympho loại Burkitt Hội chứng rối loạn sinh tủy Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy type Myelodysplastic syndromes Minimally differentiated biệt hóa tối thiếu acute myeloid Acute myeloblastic Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy không có tế bào trưởng thành Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có tế bào trưởng thành leukemia, without maturation Acute myeloblastic leukemia, with granulocytic maturation Acute promyelocytic Bệnh bạch cầu cấp dòng tiền tủy leukemia Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy - Acute myelomonocytic mono leukemia Bệnh bạch cầu cấp dòng mono Acute mono Bệnh bạch cầu cấp dòng hồng cầu Acute erythroid leukemia 17 M7 18 NSE NSE - 19 20 21 22 23 24 NaF PA PAL PAS PER SD Bệnh bạch cầu cấp dòng Acute megakaryoblastic tiểu cầu leukemia Esterase không đặc hiệu Non-specific esterase Esterase không đặc hiệu ức chế Non-specific esterase - NaF bằng NaF Phosphatase acid Phosphatase kiềm Periodic Acid Schiff Peroxidase Sudan đen inhibitor Acid photphatase Alkaline photphatase Periodic -Acid - Schiff Peroxidase Sudan black MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................2 1.1. Các giai đoạn trong quá trình trưởng thành của các dòng bạch cầu...2 1.1.1. Dòng bạch cầu hạt...........................................................................2 1.1.2. Dòng bạch cầu đơn nhân.................................................................4 1.1.3. Dòng lympho...................................................................................5 1.2. Dòng hồng cầu....................................................................................5 1.2.1. Tiền nguyên hồng cầu......................................................................5 1.2.2. Nguyên hồng cầu ưa base................................................................6 1.2.3. Nguyên hồng cầu đa sắc..................................................................6 1.2.4. Hồng cầu ưa acid.............................................................................6 1.2.5. Hồng cầu lưới..................................................................................6 1.2.6. Hồng cầu trưởng thành....................................................................6 1.3. Dòng tiểu cầu......................................................................................7 1.3.1. Nguyên mẫu tiểu cầu.......................................................................7 1.3.2. Mẫu tiểu cầu ưa base.......................................................................7 1.3.3. Mẫu tiểu cầu có hạt..........................................................................7 1.3.4. Mẫu tiểu cầu có hạt sinh tiểu cầu....................................................7 1.3.5. Tiểu cầu ...........................................................................................7 1.4. Một số bệnh máu................................................................................8 1.4.1. Bệnh bạch cầu cấp...........................................................................8 1.4.2. Bệnh bạch cầu kinh..........................................................................9 1.4.3. Hội chứng rối loạn sinh tủy...........................................................10 1.5. Quá trình phân bào và chuyển hóa các chất của tế bào....................11 1.5.1. Lịch sử quá trình phân bào............................................................11 1.5.2. Lịch sử nghiên cứu phân bào tự nhiên của tế bào bạch cầu..........11 1.5.3. Chu kỳ tế bào.................................................................................11 1.6. Các kỹ thuật nhuộm hóa học tế bào..................................................14 1.6.1. Kỹ thuật nhuộm Giemsa................................................................14 1.6.2. Kỹ thuật nhuộm hồng cầu sắt........................................................15 1.6.3. Kỹ thuật nhuộm esterase................................................................15 1.6.4. Kỹ thuật nhuộm Phosphatase........................................................16 1.6.5. Kỹ thuật nhuộm Sudan B...............................................................17 1.6.6. Kỹ thuật nhuộm Peroxidase ..........................................................17 1.6.7. Kỹ thuật nhuộm Periodic acid – Schiff ........................................18 1.7. Ứng dụng phương pháp nhuộm hóa học tế bào trong y học............19 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............21 2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................21 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................21 2.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................21 2.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................21 2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................21 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................21 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................21 2.5. Xử lý số liệu.....................................................................................21 2.6. Biện pháp hạn chế sai số...................................................................21 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................22 2.8. Kỹ thuật nghiên cứu.........................................................................22 2.9. Thực nghiệm.....................................................................................23 2.9.1. Bệnh phẩm, dụng cụ, máy móc và hóa chất nghiên cứu...............23 2.9.2. Quy trình nhuộm hóa học tế bào...................................................24 2.9.3. Đánh giá kết quả............................................................................27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................28 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu............................................28 3.2. Tỷ lệ phân bào tự nhiên và các giai đoạn phân bào..........................29 3.2.1. Tỷ lệ phân bào tự nhiên.................................................................29 3.2.2. Các giai đoạn trong phân bào tự nhiên..........................................31 3.3. Các chất hóa học và enzym phát hiện được trên tế bào đang phân bào. 31 3.3.1. Các chất hóa học: Glycogen, lipid và sắt.......................................31 3.3.2. Các enzyme: Peroxidase, esterase, phosphatase............................33 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...............................................................................40 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................40 4.2. Tỷ lệ phân bào tự nhiên và các giai đoạn phân bào..........................41 4.2.1. Tỷ lệ phân bào tự nhiên.................................................................41 4.2.2. Các giai đoạn trong phân bào tự nhiên..........................................43 4.3. Các chất hóa học và enzym phát hiện được trên tế bào đang phân bào 43 4.3.1. Các chất hóa học: Glycogen, lipid và sắt.......................................44 4.3.2. Các enzyme: peroxidase, esterase, photphatase............................46 KẾT LUẬN.....................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................50 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Xếp loại bạch cầu cấp cấp dòng lympho theo FAB...........................9 Bảng 1.2: Phân loại MDS theo FAB (1986).....................................................10 Bảng 1.3: Diễn biến các kỳ của nguyên phân..................................................13 Bảng 2.1: Thành phần bộ kít nhuộm hóa học tế bào......................................23 Bảng 2.2: Pha chế dung dịch nhuộm...............................................................25 Bảng 2.3: Nhuộm glycogen và cố định màu....................................................25 Bảng 2.4: Nhuộm nhân và nền........................................................................26 Bảng 2.5: Nhuộm tăng màu............................................................................26 Bảng 2.6: Đánh giá kết quả định tính..............................................................27 Bảng 3.1: Tỷ lệ phân bào tự nhiên của các tế bào bạch cầu theo loại bệnh.....29 Bảng 3.2: Kết quả nhuộm PAS và Sudan B....................................................31 Bảng 3.3: Tỷ lệ peroxidase trong tế bào đang phân bào của mẫu tủy.............33 Bảng 3.4: Tỷ lệ các esterase trong tế bào đang phân bào của mẫu tủy...........35 Bảng 3.5: Tỷ lệ phosphatase trong tế bào đang phân bào của mẫu tủy..........38 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Chu kỳ phân bào của tế bào............................................................14 Hình 1.2: Thủy phân cơ chất este thành naphtol............................................15 Hình 1.3: Naphtol tác dụng với muối điazo thành phẩm màu azo..................15 Hình 1.4: Thủy phân naphtyl photphat thành naphtol...................................17 Hình 1.5: H2O2 bị khử do xúc tác của peroxidase tạo oxi nguyên tử..............18 Hình 1.6: Oxi nguyên tử ôxi hóa benzidin thành di-imin diphenyl.................18 Hình 1.7: Glycogen bị oxi hóa bởi acid periodic thành diandehit...................18 Hình 1.8: Diandehit tác dụng với thuốc thử Schiff tạo phẩm màu Quinoit....18 Hình 3.1: Biểu đồ các loại bệnh lý gặp trong mẫu nghiên cứu........................28 Hình 3.2: Biểu đồ phân loại bệnh máu theo giới tính......................................28 Hình 3.3: Biểu đồ phân loại bệnh máu theo độ tuổi và giới tính.....................29 Hình 3.4: Ảnh nhuộm Giemsa mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Vũ Bảo L....30 Hình 3.5: Ảnh nhuộm Giemsa mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Văn T..........30 Hình 3.6: Ảnh nhuộm Giemsa mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Xuân H.......30 Hình 3.7: Ảnh nhuộm Giemsa mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Thị S...........30 Hình 3.8: Ảnh nhuộm GS mẫu tủy của bệnh nhân Lê Xuân H......................31 Hình 3.9: Ảnh nhuộm PAS trên mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Xuân H... .32 Hình 3.10: Ảnh nhuộm PAS trên mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Thị L......32 Hình 3.11: Ảnh nhuộm SD mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Văn H...............33 Hình 3.12: Ảnh nhuộm SD mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Văn K..............33 Hình 3.13: Ảnh nhuộm PER trên mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Đức N...34 Hình 3.14: Ảnh nhuộm PER trên mẫu tủy của bệnh nhân Đoàn Thị Thanh H. .........................................................................................................................34 Hình 3.15: Ảnh nhuộm CE trên mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Văn T.......36 Hình 3.16: Ảnh nhuộm CE trên mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Đức N.......36 Hình 3.17: Ảnh nhuộm NSE mẫu tủy của bệnh nhân Lê Vạn Đ....................37 Hình 3.18: Ảnh nhuộm NSE mẫu tủy của bệnh nhân Lương Thanh T..........37 Hình 3.19: Ảnh nhuộm NSE-NaF trên mẫu tủy bệnh nhân Lương Thanh T.37 Hình 3.20: Ảnh nhuộm NSE- NaF trên mẫu tủy bệnh nhân Hà Quang M....37 Hình 3.21: Ảnh nhuộm PA trên mẫu tủy của bệnh nhân Nguyễn Văn C.......39 Hình 3.22: Ảnh nhuộm PA trên mẫu tủy của bệnh nhân Bùi Thị Thu N........39 Hình 3.23: Ảnh nhuộm PAL trên mẫu tủy của bệnh nhân Hướng Thị L.......39 Hình 3.24: Ảnh nhuộm PAL trên mẫu tủy của bệnh nhân Trịnh Thị Thu T.. 39 ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình sinh tế bào máu được kiểm soát chặt chẽ, thông qua cơ chế điều hòa sinh máu. Cơ chế điều hòa sinh máu hết sức phức tạp nhằm đảm bảo tạo ra sự cân bằng động tức là có bao nhiêu tế bào chết theo chương trình thì sẽ có bấy nhiêu tế bào sinh ra để đảm bảo nhiệm vụ của các tế bào máu trong cơ thể [6]. Chỉ số đánh giá cân bằng động chính là tỷ lệ tế bào phân chia tự nhiên các tế bào trong tủy. Trong các bệnh máu đặc biệt là trong bệnh bạch cầu cấp hoặc kinh do mất kiểm soát sinh máu bình thường dẫn đến tủy tăng sinh mạnh một dòng bạch cầu không chức năng lấn át các dòng tế bào khác trong tủy. Hậu quả của quá trình tăng sinh là tích lũy các tế bào blast trong tủy và có sự phá vỡ hàng rào máu - tủy xuất hiện các tế bào non cả trong máu ngoại vi [9]. Về mặt thực thể với sự tăng sinh mạnh của tế bào ác tính sẽ dẫn đến tăng chỉ số phân bào, chính vì vậy việc tính tỷ lệ phân bào và đánh giá chất lượng tế bào ở giai đoạn phân bào sẽ cho biết một cách tổng quát về mức độ tăng tốc của tế bào ung thư. Các tế bào ung thư trong quá trình phân bào cần các enzym xúc tác và các chất hóa học để giúp cho tế bào phân chia. Đối với các tế bào đã biệt hóa sẽ xuất hiện các enzym và các chất hóa học đặc trưng được phát hiện bởi các kỹ thuật nhuộm hóa học tế bào. Các chất chỉ điểm này là một trong ba kỹ thuật dùng trong phân loại dòng tế bào bệnh bạch cầu theo tiêu chuẩn FAB của Hội các nhà Huyết học Anh-Pháp-Mỹ [16], [28]. Vì vậy, đề tài: "Nghiên cứu tỷ lệ phân bào tự nhiên và các chất chuyển hóa ở các giai đoạn phân bào của tế bào tủy bằng phương pháp nhuộm hóa học tế bào trên bệnh nhân bị bệnh máu ” là một đề tài có ý nghĩa trong lâm sàng. Mục tiêu của đề tài là: 1) Xác định tỷ lệ phân bào tự nhiên của tế bào tủy trên tiêu bản nhuộm Giemsa; 2) Một số chất chuyển hóa trong các giai đoạn phân bào của tế bào tủy bằng các phương pháp nhuộm hóa học tế bào. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các giai đoạn trong quá trình trưởng thành của các dòng bạch cầu 1.1.1. Dòng bạch cầu hạt Ở người bình thường, các tế bào dòng bạch cầu được sinh ra từ tế bào gốc của tủy xương như dòng hồng cầu. Đặc điểm của của các tế bào dòng này là sự xuất hiện các hạt trong nguyên sinh chất, bắt đầu là các hạt ngấm azure (azurophil) không đặc hiệu. Các hạt này là có thể là lysosome có chứa nhiều loại enzym: peroxidase, esterase, phosphatase kiềm, acid... Các tế bào càng trưởng thành càng dễ nhận biết về tính chất bắt màu: trung tính, ưa acid, ưa base của các hạt đặc hiệu trong nguyên sinh chất. Về hình thái học, nhân tế bào bạch cầu hạt có sự thắt eo dần của nhân trong quá trình phát triển để chia thành những đoạn. Quá trình phát triển của dòng bạch cầu hạt đi qua các giai đoạn biệt hóa như sau [5]: a. Nguyên tủy bào (myeloblast): là tế bào đầu dòng của dòng bạch cầu hạt. - Hình tròn hoặc bầu dục; Tế bào có khả năng phân chia; Nhân lớn chiếm gần hết tế bào, có hạt nhân rõ; Nguyên sinh chất ưa base đậm, chưa có hạt đặc hiệu; Tỷ lệ trong tủy <1,0% số lượng tế bào bạch cầu có nhân. b. Tiền tủy bào (promyelocyte): được biệt hóa tiếp từ nguyên tủy bào. - Hình tròn đều; Tế bào có khả năng phân chia; Nhân mịn, không thấy hạt nhân; Nguyên sinh chất ưa base nhưng bắt đầu nhạt màu, bắt đầu xuất hiện hạt đặc hiệu; - Tỷ lệ trong tủy < 2,0% số lượng tế bào bạch cầu có nhân. c. Tủy bào (myelocyte). - Tế bào hình tròn; - Tế bào không có khả năng phân chia; - Nhân chiếm ½ tế bào, nhân thô, không còn thấy hạt nhân; 2 - Nguyên sinh chất rộng, bắt đầu từ giai đoạn này chỉ còn thấy các hạt đặc hiệu khi nhuộm màu Giemsa; - Tỷ lệ trong tủy: + Tủy bào trung tính chiếm 3 – 8% số lượng tủy bào có nhân; + Tủy bào toan tính và tủy bào kiềm tính chiếm tỷ lệ thấp. d. Hậu tủy bào (metamyelocyte). - Hình tròn hoặc bầu dục; Nhân nhỏ chiếm 1/3 hoặc 1/4 tế bào, nhân bắt đầu thắt; Nguyên sinh chất có nhiều hạt đặc hiệu; Tế bào không có khả năng phân chia; Tỷ lệ trong tủy: + Hậu tủy bào trung tính chiếm 6 – 12% số lượng tủy bào có nhân; + Hậu tủy bào ái toan và ái kiềm chiếm tỷ lệ thấp trong tủy. e. Bạch cầu đũa (stab). Là giai đoạn chuyển tiếp để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn trưởng thành của dòng bạch cầu hạt. - Hình thể giống bạch cầu trưởng thành; Nhân thắt eo hình móng ngựa, hình que… Nguyên sinh chất rộng chứa các hạt đặc hiệu; Tỷ lệ trong tủy: + Stab trung tính trong tủy: 5 – 12% số lượng tế bào bạch cầu có nhân; + Stab acid và stab base chiếm tỷ lệ thấp. g. Bạch cầu đoạn. - Là tế bào trưởng thành ra máu ngoại vi thực hiện chức năng sinh lý; - Tế bào hình tròn; Nhân thắt lại thành từng đoạn, tế bào càng già chia thành nhiều đoạn; Nguyên sinh chất chứa các hạt đặc hiệu; Tỷ lệ trong tủy: + Bạch cầu đoạn trung tính: 25 -41% số lượng tế bào bạch cầu; + Bạch cầu đoạn ưa acid: 1 – 4% số lượng tế bào bạch cầu; + Bạch cầu đoạn ưa base: 0-1%. 3 1.1.2. Dòng bạch cầu đơn nhân (mono). Các tế bào dòng mono được sinh ra từ tủy xương có nguồn gốc là tế bào gốc vạn năng. Ở trong tủy xương, thời gian biệt hóa tế bào monoblast thành monoxít trưởng thành rất ngắn vì vậy tỷ lệ tìm thấy tế bào monoblast phân bào trong tủy thường rất thấp. Sự phát triển của các tế bào dòng mono đi qua ba giai đoạn: Nguyên bào mono (monoblast), tiền mono và monoxít trưởng thành. Ở người bình thường, chỉ có giai đoạn monoxít trưởng thành mới xuất hiện trong máu ngoại vi. a. Nguyên bào đơn nhân (monoblast). - Hình thể không cố định (bầu dục, đa giác…); - Nhân to chiếm gần hết tế bào, nhiều hình dáng, có 1 – 2 hạt nhân lưới màu nhân thô; - Nguyên sinh chất bắt màu kiềm tính; - Tế bào có khả năng phân chia. b. Tiền bạch cầu đơn nhân (promonocyte). Là tế bào trung gian giữa nguyên bào đơn nhân và tế bào bạch cầu đơn nhân nên ít gặp. c. Bạch cầu đơn nhân (monocyte). - Là tế bào trưởng thành không có khả năng phân chia; - Hình tròn, bầu dục, hoặc đa giác; - Nhân to có nhiều hình dáng (hình bầu dục, móng ngựa, ngọn lửa…) bắt màu đỏ tím không có hạt nhân; - Nguyên sinh chất ưa base nhẹ, màu xanh xám hoặc màu tro, không có hạt hoặc có vài hạt ngấm azure. 1.1.3. Dòng lympho. Hầu hết toàn bộ tế bào lympho được tạo ra từ tủy xương. Các lympho B được biệt hóa và trưởng thành từ tủy xương còn lympho T được biệt hóa tại tuyến ức. a. Nguyên bào lympho (lymphoblast). - Là tế bào đầu dòng của dòng lympho và có khả năng phân chia; - Tế bào hình tròn hoặc bầu dục; 4 - Nhân tròn lớn chiếm gần hết tế bào, nằm giữa hoặc lệch sang một bên tế bào. Chất nhiễm sắc mịn bắt tím hồng nhạt, có 1- 2 hạt nhân; - Nguyên sinh chất bắt màu xanh đậm, không có hạt. b. Tiền tế bào lympho (prolympho). Là tế bào trung gian giữa nguyên bào lympho và tế bào lympho, thời gian biệt hóa để chuyển thành lympho ngắn nên thường khó quan sát được trên kính hiển vi. c. Tế bào lympho (lymphoxít). Là tế bào trưởng thành của dòng lympho. Có 2 loại: lymphoxít nhỏ và lymphoxít to. Tế bào không còn khả năng phân chia. 1.2. Dòng hồng cầu. 1.2.1. Tiền nguyên hồng cầu (Proerythroblast): Là tế bào đầu dòng của dòng hồng cầu. - Hình tròn, không đều hoặc bầu dục; Nhân tròn, lớn, chiếm khoảng 8/10 tế bào, có 1 hoặc 2 hạt nhân; Tế bào có khả năng phân chia; Nguyên sinh chất bắt màu xanh đậm thường không đều, giữa nhân và nguyên sinh chất có vòng sáng rõ, màng nguyên sinh chất có thể không đều tạo hình “giả túc”; - Chiếm tỷ lệ ≤ 0,5% số lượng tế bào của tuỷ xương. 1.2.2. Nguyên hồng cầu ưa base (Erythroblast basophile). - Hình tròn, có thể bầu dục hoặc đa giác; Nhân tròn nhỏ chiếm 1/2 tế bào, không còn hạt nhân; Tế bào có khả năng phân chia; Nguyên sinh chất ưa base đậm, đồng nhất, vòng sang quanh nhân không rõ; Chiếm tỷ lệ 0 – 0,5% số lượng tế bào của tuỷ xương. 1.2.3. Nguyên hồng cầu đa sắc (Erythroblast polychromatophile). - Tế bào hình tròn; Nhân tròn nhỏ, chiếm 1/3 – 1/4 tế bào; Tế bào không còn khả năng phân chia; Nguyên sinh chất màu xanh pha hồng; Chiếm 2 – 11% số lượng tế bào của tuỷ xương. 5 1.2.4. Hồng cầu ưa acid (Erythroblast acidophile). - Tế bào hình tròn; Tế bào không có khả năng phân chia; Nhân tròn nhỏ, bắt màu tím đen; Nguyên sinh chất có màu giống màu hồng cầu trưởng thành; Chiếm 3 – 17% số lượng tế bào của tuỷ xương. 1.2.5. Hồng cầu lưới (Reticulocyte). - Hồng cầu lưới từ tuỷ xương vào máu và sau khoảng 1 – 2 ngày sẽ trở thành hồng cầu trưởng thành. - Chiếm tỷ lệ 0,6 – 1,8% số lượng hồng cầu trong máu. 1.2.6. Hồng cầu trưởng thành (Erythrocyte). - Hình đĩa lõm 2 mặt, đường kính 7 – 8 µm; - Trên tiêu bản: Tế bào hình tròn, bắt màu hồng cam, đậm màu vùng ngoại vi, ở giữa nhạt. 1.3. Dòng tiểu cầu. 1.3.1. Nguyên mẫu tiểu cầu (Megacaryoblaste). - Tế bào hình tròn hoặc đa giác; Là giai đoạn duy nhất có khả năng phân bào; Nhân to tròn hoặc đa diện, thấy rõ 1 – 3 hạt nhân; Nguyên sinh chất ưa base đậm. 1.3.2. Mẫu tiểu cầu ưa base (Megacaryocyte basophile). - Tế bào không còn khả năng phân chia; - Hình tròn hoặc không đều; - Nhân hình đa giác hoặc bắt đầu chia múi, cấu trúc nhiễm sắc thô tụ thành từng đám; - Nguyên sinh chất ưa base đậm. 1.3.3. Mẫu tiểu cầu có hạt (Megacaryocyte). - Hình tròn hoặc không đều; Nhân lớn, chia múi không đều, không còn hạt nhân; Nguyên sinh chất ưa base nhẹ. Tế bào không có khả năng phân chia. 1.3.4. Mẫu tiểu cầu có hạt sinh tiểu cầu (Megacaryocyte). - Là tế bào to nhất của các mẫu tiểu cầu, kích thước 80 – 160 µm; 6 - Nhân nằm giữa hoặc nằm lệch về một phía của tế bào. Nhân có nhiều múi, màu tím sẫm. - Màng tế bào có những chỗ bị phá vỡ, nguyên sinh chất bị tách dần ra thành từng mảnh nhỏ chứa hạt đó là tiểu cầu. Các tiểu cầu này sẽ được đưa vào máu ngoại vi. 1.3.5. Tiểu cầu (Plaquette). - Hình đĩa tròn hoặc bầu dục; - Kích thước 2 – 4 µm; - Trên tiêu bản: Phân biêt rõ 2 vùng: vùng ngoại vi bắt màu hồng nhạt, vùng trung tâm bắt màu đỏ tím. 1.4. Một số bệnh máu. 1.4.1. Bệnh bạch cầu cấp. - Khái niệm: Bệnh bạch cầu cấp là tình trạng bệnh lý cấp tính của tế bào sinh máu với đặc điểm chính là tăng số lượng bạch cầu bất thường ở cả trong tủy xương và ở ngoài máu ngoại vi, tủy xương có trên 30% tế bào non (blast) trong tổng số tế bào có nhân, phá hủy quá trình sinh máu bình thường trong tủy và xâm nhiễm vào các cơ quan [6], [8]. - Phân loại:  Xếp loại bạch cầu cấp dòng tủy: Trong Bảng xếp loại bạch cầu cấp dòng tủy theo FAB 1976. Bạch cầu cấp dòng tủy được chia làm các thể từ M1 đến M7:  Thể M1: bạch cầu cấp nguyên tủy bào kém biệt hóa;  Thể M2: bạch cầu cấp nguyên tủy bào biệt hóa;  Thể M3: bạch cầu cấp tiền tủy bào tăng hạt đặc hiệu và chia làm 2 nhóm:  M3h: chứa các hạt đặc hiệu lớn;  M3v: chứa các hạt đặc hiệu nhỏ.  Thể M4: bạch cầu cấp hỗn hợp chia làm 2 nhóm:  M4: bạch cầu cấp tủy - mono; 7  M4eo: bạch cầu cấp tủy - mono có tăng bạch cầu ái toan.  Thể M5: bạch cầu cấp dòng mono:  M5a: ≥80% tế bào mono là monoblast;  M5b:<80% tế bào mono là monoblast.  Thể M6: Thể bạch cầu cấp dòng tủy với hội chứng loạn sản hồng cầu;  Thể M7: bạch cầu cấp nguyên mẫu tiểu cầu.  Xếp loại bạch cầu cấp dòng lympho: Theo xếp loại FAB, bạch cầu cấp dòng lympho được chia làm 3 thể từ L1 đến L3 thể hiện trên bảng 1.1. Bảng 1.1. Xếp loại bạch cầu cấp cấp dòng lympho theo FAB. Hình thái tế bào L1 L2 L3 Kích thước tế bào Nhỏ, đều Lớn, không đều Chất nhiễm sắc Đồng nhất, mịn Không đồng nhất Lớn, đều Mịn và đồng Hình dạng nhân Hạt nhân Nhân/ Bào tương Bào tương ưa base Đều đă ă , đôi khi Không đều, thường n nhất Đều đă ă , hình n bầu dục hoă ă c có rãnh, khía có rãnh, khía Không thấy hoă ă c Mô ă hay nhiều hạt t tròn Mô ă hay nhiều t nhỏ Thấp Nhẹ, vừa hoă ă c nhân to Khá cao, thay đổi hạt nhân hình túi Cao Vừa hoă ă đâ ă c m Rất đâ ă m Thường không có Hốc to và nhiều đâ ă m Không bào trong Thường không có bào tương 1.4.2. Bệnh bạch cầu kinh. - Bệnh bạch cầu kinh dòng bạch cầu hạt (Chronic Myeloid Leukemia-CML) là bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy mạn tính, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng dòng bạch cầu hạt có biệt hóa trưởng thành, 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất