Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp canh tác cho giống lúa thuần có triển v...

Tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp canh tác cho giống lúa thuần có triển vọng tại tỉnh bắc kạn

.PDF
96
795
99

Mô tả:

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ QUANG VŨ NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC CHO GIỐNG LÚA THUẦN CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ QUANG VŨ NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC CHO GIỐNG LÚA THUẦN CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC KẠN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60. 62. 01. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bầy trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Bắc Kạn, ngày tháng năm 2015 Tác giả Hà Quang Vũ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của cơ sở đào tạo và nơi thực hiện đề tài nghiên cứu, của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Luân Thị Đẹp - Giảng viên khoa Nông Học - Trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên, giảng viên hƣớng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong quá trình làm thí nghiệm và hoàn thành luận văn này. Xin đƣợc cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, chia sẻ công việc và động viên tôi hoàn thành khoá học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Hà Quang Vũ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iv MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vi MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................ 2 2.1. Mục đích............................................................................................................ 2 2.2. Yêu cầu.............................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................ 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 4 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam ............................................ 5 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới .............................................................. 5 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ............................................................... 8 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Bắc Kạn ................................................................ 10 1.3. Tình hình nghiên cứu về lúa trên thế giới và Việt Nam.................................. 11 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về lúa trên thế giới .................................................... 11 1.3.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống ......................................................... 11 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về lúa ở Việt Nam ..................................................... 21 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 35 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 35 2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 35 2.5. Chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ................................................................... 37 2.5.1. Một số đặc điểm nông sinh học ................................................................... 37 2.5.2. Chỉ tiêu cấu thành năng suất ........................................................................ 38 2.5.3. Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh hại ..................................................... 38 2.5.4. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng ............................................................ 41 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................... 42 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 43 vọng tại tỉnh Bắc Kạn năm 2014 ............................................................ 43 3.1.1. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa thí nghiệm năm 2014 ............... 43 3.1.2. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm năm 2014 ............................. 45 3.1.3. Tình hình sâu bệnh hại ................................................................................. 46 3.1.4. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn................ 51 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đối với giống PC6 tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ mùa năm 2014 ............................ 53 3.2.1. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh trƣởng ............ 53 3.2.2. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến một số đặc điểm nông học của giống lúa PC6 .................................................................................... 54 3.2.2. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến sâu, bệnh hại đối với giống lúa PC6 tại Na Rì vụ mùa năm 2014 .............................................................. 58 3.2.3. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa PC6 tại Bắc Kạn, vụ mùa năm 2014 .................... 59 3.2.4. Hạch toán kinh tế cho các công thức thí nghiệm ......................................... 63 3.2.5. Một số chỉ tiêu chất lƣợng gạo của các công thức thí nghiệm ..................... 64 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 66 1. Kết luận .............................................................................................................. 66 2. Đề nghị ............................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CT Công thức CV% Độ biến động Đ/c Đối chứng ĐB Đồng bằng K2 O Kali LSD 0,05 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa N Đạm NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Độ tự do P2O5 Lân PC Phân chuồng PTNT Phát triển nông thôn TB Trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của toàn thế giới giai đoạn 2009 – 2013 ........................................................................................... 6 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của một số nƣớc trên thế giới năm 2013 ........................................................................................ 7 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 ......................................................................................... 10 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009 – 2013 ......................................................................................... 10 Bảng 3.1: Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa thí nghiệm tại 7 huyện của tỉnh Bắc Kạn năm 2014................................................................. 44 Bảng 3.2: Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm tại 7 huyện của tỉnh Bắc Kạn năm 2014 .............................................................................. 46 Bảng 3.3: Mức độ hại của sâu đục thân đối với các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn ......................................................................... 48 Bảng 3.4: Mức độ hại của rầy nâu đối với các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn ................................................................................. 49 Bảng 3.5: Mức độ hại của bệnh khô vằn đối với các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn ......................................................................... 50 Bảng 3.6: Năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại Bắc Kạn năm 2014 ......... 52 Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa PC6 năm 2014 tại Bắc Kạn ............................... 53 Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của mật độ cấy và phân bón đến một số đặc điểm nông học của giống lúa PC6 tại Bắc Kạn ............................................ 55 Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa PC6 tại Bắc Kạn ............................................................ 57 Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến tình hình sâu bệnh hại Giống lúa PC6 tại Bắc Cạn, vụ mùa năm 2014 ................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ix Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của mật độ cấy và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lúa PC6 ....................................... 60 Bảng 3.12. Hạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm ..................................... 63 Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu chất lƣợng gạo của giống PC6 ở các công thức thí nghiệm vụ mùa năm 2014 .............................................................. 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh kinh tế nông lâm nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hoá, gắn với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Bằng các nguồn vốn đầu tƣ, các Chƣơng trình đề tài hỗ trợ, tỉnh đã triển khai mở các lớp đào tạo, tập huấn cho nông dân, chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đặc biệt đã đƣa các giống mới có tiềm năng năng suất cao vào thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên năng suất lúa của tỉnh vẫn còn thấp và thiếu tính ổn định, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng cho năng suất của giống. Canh tác lúa còn mang tính truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, khả năng thâm canh đầu tƣ còn hạn chế. Bên cạnh đó giá cả vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất nhƣ giống, phân bón liên tục tăng cao, đặc biệt giá các loại giống lúa lai rất cao và yêu cầu đầu tƣ thâm canh cao, do đó chƣa chủ động đƣợc số lƣợng, chủng loại giống đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng nhƣ chƣa phù hợp với mức đầu tƣ thâm canh của bà con trên địa bàn tỉnh. Mặt khác sản xuất lúa còn đối diện nhiều nguy cơ, thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và gây thiệt hại ngày càng lớn. Chính vì vậy, Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Cạn về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng là “…tích cực tuyên truyền nhân dân tăng diện tích gieo trồng lúa thuần, giống lúa tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lƣợng cao phù hợp với khả năng đầu tƣ thâm canh của nông dân…” Việc đƣa các giống lúa thuần có năng suất, chất lƣợng tốt vào sản xuất giúp bà con nông dân chủ động đƣợc nguồn giống, dễ chăm sóc, giảm đầu tƣ, phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện thâm canh cũng nhƣ khả năng chăm sóc của bà con nông dân Bắc Kạn, đặc biệt là bà con nông dân tại các khu vực vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay các giống lúa thuần có năng suất, chất lƣợng tốt trên địa bàn tỉnh còn thiếu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất, đặc biệt là các giống lúa ngắn ngày để rút ngắn thời vụ, tạo điều kiện phát triển cây vụ đông nhằm nâng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và từng bƣớc thay thế những giống lúa cũ đã nhiễm sâu bệnh. Từ năm 2012, Bắc Kạn đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần tại tỉnh Bắc Kạn” nhằm tìm đƣợc một số giống lúa thuần có năng suất, chất lƣợng cao, phù hợp với điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh, dần thay thế những giống đã thoái hóa, năng suất chất lƣợng kém. Qua quá trình thực hiện tại huyện Chợ Mới, Ba Bể, Na Rì, đến nay đã chọn đƣợc một số giống lúa có triển vọng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác tại địa phƣơng. Để đánh giá chính xác mức độ phù hợp, khả năng cho năng suất, chất lƣợng của các giống triển vọng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp canh tác cho giống lúa thuần có triển vọng tại tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Tuyển chọn đƣợc giống lúa thuần có thời gian sinh trƣởng trung bình, năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của Bắc Kạn, đồng thời xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với giống có triển vọng của địa phƣơng để đƣa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. 2.2. Yêu cầu - Theo dõi một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm - Xác định một số biện pháp canh tác phù hợp cho giống lúa triển vọng. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài là công trình nghiên cứu xác định giống lúa thuần thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh Bắc Kạn và biện pháp kỹ thuật phù hợp cho năng suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 và hiệu quả kinh tế cao đối với giống PC6 làm cơ sở để khuyến cáo nhân dân Bắc Kạn phát triển các giống lúa thuần trong sản xuất. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học để các nhà nghiên cứu về nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, giáo viên và sinh viên các trƣờng nông nghiệp tham khảo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Lựa chọn đƣợc giống lúa thuần bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh là việc làm cấp bách và cần thiết. Vì hiện tại bộ giống lúa thuần của tỉnh còn nghèo nàn, hơn nữa những giống đang sử dụng đã có từ lâu, ngày càng bị thoái hóa và nhiễm sâu bệnh. - Kết quả nghiên cứu mật độ và phân bón đối với giống PC6 giúp ngƣời dân mở rộng sản xuất đạt hiệu quả đối với giống mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Tăng năng suất cây trồng là chỉ tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ thuật về giống và canh tác. Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu lƣơng thực không ngừng tăng lên. Theo dự báo dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ ngƣời vào năm 2030 và 9,1 tỷ ngƣời vào năm 2050, trong khi đất nông nghiệp hàng năm giảm khoảng 35 triệu ha. Dân số tăng nhanh, đất canh tác bị thu hẹp và để ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải thƣờng xuyên chọn tạo giống phù hợp với điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Giống có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao năng suất và sản lƣợng cây trồng. Năng suất cây trồng có thể tăng lên một cách đáng kể nếu chọn đƣợc giống có tiềm năng năng suất cao và ổn định, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Khả năng thích ứng của các giống với các điều kiện sinh thái rất khác nhau. Vì vậy muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng cũng nhƣ tiềm năng năng suất của các giống mới trƣớc khi đƣa ra sản xuất đại trà. Mật độ trồng có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng, phát triển và năng suất cây trồng. Nếu trồng với mật độ thấp thì cây sinh trƣởng tốt nhƣng số lƣợng cây ít nên năng suất không cao. Nếu mật độ cao thì số cây trên đơn vị diện tích gieo trồng tăng nhƣng năng suất cá thể thấp, do đó để xác định mật độ trồng hợp lý cần căn cứ vào giống, điều kiện khí hậu đất đai. Đối với lúa về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định,việc tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông nhƣng nếu vƣợt quá giới hạn đó thì số hạt/ bông bắt đầu giảm đi do lƣợng dinh dƣỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt/ bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 hơn so với lúa thƣờng. Tuy nhiên nếu cấy quá thƣa đối với giống có thời gian sinh trƣởng ngắn thì khó đạt đƣợc số bông tối ƣu cần thiết theo dự định. Phân bón là yếu tố quan trọng nhất trong thâm canh tăng năng suất cây trồng. Để bón phân đạt hiệu quả cao mà không gây ảnh hƣởng xấu tới cây và môi trƣờng thì cần bón phân phù hợp với đặc điểm của từng loài cây trồng và đất đai gieo trồng. Cơ sở của việc bón phân hợp lý cho cây trồng cần đƣợc xây dựng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhƣ cây trồng cần đƣợc cung cấp đầy đủ và kịp thời dinh dƣỡng cần thiết, không ngừng ổn định và nâng cao độ phì của đất, đem lại lợi nhuận tối đa cho ngƣời sản xuất và phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất hiện tại. 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Cây lúa (Oryza sativa L.) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, là một loài cây thân thảo sống hàng năm. Thời gian sinh trƣởng của các giống dài ngắn khác nhau trong khoảng từ 60 – 250 ngày (Nguyễn Văn Hoan, 2004)[15]. Lúa trồng hiện nay đƣợc thuần hóa từ cây lúa dại, trải qua một quá trình biến đổi, chọn lọc lâu dài mà tạo thành và đã trở thành cây lƣơng thực chính của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều nƣớc nhƣ: Liên Xô (cũ), Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc… đã cho thấy nguồn gốc cây lúa thuộc vùng đầm lầy Đông Nam Á và hiện nay đƣợc phân bố rộng rãi trên khắp thế giới trải dài từ 530 Bắc tới 400 Nam, nhƣng tập chung chủ yếu ở châu Á. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng lúa với diện tích khoảng 153,7 triệu ha. Châu Á có diện tích trồng lúa chiếm tới trên 90% tổng diện tích trồng lúa trên thế giới, châu Mỹ chiếm 3,6%, châu Phi chiếm 3,1% và châu Úc chiếm 1%. Trong đó, Ấn Độ là nƣớc có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới với diện tích 37 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc 30,1 triệu ha.... Bên cạnh đó, cũng có những nƣớc có diện tích trồng lúa nhỏ nhƣ Jamaica 1 ha, Swaziland 35 ha. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong 5 năm gần đây đƣợc thể hiện ở bảng 1.1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của toàn thế giới giai đoạn 2009 - 2013 Diện tích Năng suất Sản lƣợng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2009 158,13 43,44 686,96 2010 161,19 43,55 702,00 2011 162,80 44,60 726,12 2012 162,32 45,48 738,19 2013 164,72 45,27 745,71 Năm ( Nguồn FAOSTAT, 8/2015) Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích canh tác lúa thế giới có xu hƣớng tăng qua các năm, đạt cao nhất năm 2013 (164,72 triệu ha), tăng 6,59 triệu ha so với năm 2009. Năng suất lúa tăng nhƣng chậm đạt từ 43,44 tạ/ha (năm 2009) đến 45,27 tạ/ha (năm 2013). Điều đó có thể lý giải là do cuộc cách mạng về giống lúa, kỹ thuật canh tác lúa có nhiều cải tiến, phân hóa học và thuốc trừ sâu bệnh đƣợc sử dụng phổ biến. Chính vì vậy mà sản lƣợng lúa cũng liên tục tăng trong 5 năm qua từ 686,96 triệu tấn (năm 2009) đến 745,71 triệu tấn (năm 2013), tăng 58,75 triệu tấn. Tuy nhiên ở những nƣớc có nền khoa học kỹ thuật phát triển, năng suất lúa đạt cao hơn năng suất trung bình của thế giới. Tình hình sản xuất lúa của một số nƣớc trên thế giối năm 2013 đƣợc trình bày ở bảng 1.2 Số liệu bảng 1.2 cho thấy năm 2013 có 11 nƣớc có diện tích, năng suất hoặc sản lƣợng lúa cao trên thế giới, trong đó 9 nƣớc nằm ở châu Á và 2 nƣớc nằm ở châu Mỹ. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nƣớc có diện tích và sản lƣợng lúa lớn nhất thế giới (30,49 – 43,5 triệu ha và từ 159,2 – 205,02 triệu tấn). Mỹ là nƣớc có năng suất lúa cao nhất thế giới (86,23 tạ/ha), tiếp đến là Trung Quốc và Nhật Bản (đạt 67,25 – 67,28 tạ/ha). Điều này có thể lý giải nhƣ sau: Trung Quốc là nƣớc đi đầu trong lĩnh vực lúa lai, trình độ thâm canh cao. Ngƣợc lại, Mỹ, Nhật Bản lại là nƣớc đi sâu về chọn, tạo những giống lúa thuần có chất lƣợng tốt nhƣng với trình độ khoa học kỹ thuật rất phát triển, áp dụng cơ giới hóa gần nhƣ toàn bộ từ những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 khâu nhỏ nhất tới thu hoạch và bảo quản nên năng suất cũng không ngừng tăng lên. Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của một số nƣớc trên thế giới năm 2013 Quốc gia STT Diện tích Năng suất Sản lƣợng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 1 Ấn Độ 43,50 36,60 159,20 2 Trung Quốc 30,49 67,25 205,02 3 Indonesia 13,84 51,52 71,28 4 Băng Ladesh 11,77 43,76 51,50 5 Thái Lan 12,37 31,35 38,79 6 Việt Nam 7,90 55,73 44,04 7 Myanmar 7,50 37,33 28,00 8 Philippin 4,75 38,85 18,44 9 Brazil 2,35 50,01 11,76 10 Nhật Bản 1,60 67,28 10,76 11 Mỹ 0,99 86,23 8,61 (Nguồn : FAOSTAT, 8/2015) Thái Lan và Việt Nam là 2 nƣớc xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, nhƣng về cơ bản năng suất lúa còn thấp (Thái Lan: 31,35 tạ/ha; Việt Nam: 55,73 tạ/ha). Tiêu chí chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trƣởng từ trung bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng 1 vụ/năm), hạt gạo dài, trong, ít dập gãy khi xay sát, có hƣơng thơm, coi trọng chất lƣợng hơn là năng suất… Chính vì lý do đó giá gạo Thái Lan luôn cao hơn giá gạo Việt Nam. Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007 – 2017, các nƣớc sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 gạo của hai nƣớc Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu của thế giới. Trong “Báo cáo chiến lƣợc về an ninh lƣơng thực Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2008 đã dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới đến năm 2020 nhƣ sau: - Trong 10 năm tới, sản xuất lúa gạo trên thế giới tăng chậm, do hạn chế việc mở rộng diện tích gieo cấy, một số nƣớc có diện tích trồng lúa lớn có xu hƣớng giảm và năng suất lúa kém ổn định khi phải chịu ảnh hƣởng của thiên tai dịch bệnh. - Tiêu dung gạo trên thế giới tiếp tục tăng do tăng dân số, đặc biệt ở châu Á, châu Phi là hai khu vực sử dụng nhiều lúa gạo. Khu vực Tây bán cầu và Trung Đông tăng mức tiêu thụ gạo trên đầu ngƣời. - Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn giảm lƣợng gạo xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trƣờng gạo sẽ thiếu hụt so với cầu, giá gạo trên thị trƣờng thế giới giữ ở mức cao. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thƣơng mại gạo toàn cầu năm 2008 là 29,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn so với năm 2007. Dự báo lƣợng gạo thƣơng mại trên thế giới trong thập kỷ tới sẽ tăng bình quân 2,4% trên năm và sẽ đạt mức 35 triệu tấn vào năm 2017. Tuy nhiên, trƣớc nguy cơ dân số tăng nhanh nhƣ hiện nay, ƣớc tính sẽ đạt 8 tỉ ngƣời vào năm 2030 và nguy cơ khủng hoảng lƣơng thực toàn cầu, để đảm bảo an ninh lƣơng thực trong nƣớc, các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ Pakistan, Hoa Kỳ…giảm lƣợng gạo xuất khẩu, trong khi nhiều nƣớc tăng lƣợng nhập khẩu. 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho phát triển cây lúa. Cây lúa là cây lƣơng thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia và xuất khẩu. Lúa ở Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam và có 3 vùng trồng lúa chủ yếu là đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Trong đó, đồng bằng Sông Cửu Long (2,1 triệu ha) và đồng bằng Sông Hồng (1,7 triệu ha) đƣợc coi là 2 vựa lúa chính của cả nƣớc. Về giá cả, Bộ công thƣơng cho biết: Mặc dù bối cảnh chung thị trƣờng xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu gạo của Việt Nam những tháng đầu năm 2010 vẫn tăng mạnh về số lƣợng, lúa hàng hóa đƣợc tiêu thụ với mức giá tốt nhất, không ảnh hƣởng tiêu cực đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh, đạt 90 triệu ngƣời năm 2013 trong khi quỹ đất dành cho trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là đồng bằng sông Hồng gần nhƣ việc tăng năng suất thêm nữa là rất khó khăn. Tập quán sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất xem nhẹ chất lƣợng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ gia đình. Trình độ khoa học công nghệ, kiến thức thị trƣờng của nông dân còn nhiều hạn chế. Đứng trƣớc tình hình đó, chiến lƣợc sản xuất lúa của Việt Nam trong thời gian tới là phấn đấu đạt và duy trì sản lƣợng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất các giống lúa có chất lƣợng cao, dành 1 triệu ha để sản xuất lúa phục vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các giống lúa có chất lƣợng cao phục vụ cho yêu cầu của sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và phải đạt thành chƣơng trình cấp quốc gia và phải huy động cả “4 nhà” (Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới hy vọng đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Cần tập trung phát triển sản xuất lƣơng thực ở những vùng và tiểu vùng trọng điểm, phấn đấu tăng sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời trên 450 kg/ngƣời/năm, nâng cao chất lƣợng sản xuất và chế biến lƣơng thực đáp ứng nhu cầu tiêu dung, dự trữ và xuất khẩu. Tình hình sản xuất của Việt Nam trong 5 năm gần đây đƣợc trình bày ở bảng 1.3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 Diện tích Năng suất Sản lƣợng (triệu ha) (tạ/ ha) (triệu tấn) 2009 7,44 52,37 38,95 2010 7,49 53,42 40,01 2011 7,66 55,38 42,40 2012 7,75 56,32 43,66 2013 7,90 55,73 44,04 Năm ( Nguồn FAOSTAT, 8/ 2015) Số liệu bảng 1.3 cho thấy diện tích trồng lúa của nƣớc ta giữ ở mức ổn định từ 7,4 – 7,9 triệu ha, năng suất qua các năm trở lại đây có chiều hƣớng tăng từ 52,34 tạ/ha (2009) tăng dần qua các năm và đạt 55,73 tạ/ha (2013). Do đó sản lƣợng cũng theo từ 38,95 triệu tấn (năm 2009) đến 44,04 triệu tấn (năm 2013). 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với diện tích đất tự nhiên là 4.868,41 km2. Trong đó khoảng 60% là diện tích đất Nông Lâm nghiệp, có nhiều lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Bắc Kạn trong 5 năm gần đây đƣợc thể hiện ở bảng 1.4 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009 – 2013 Diện tích Năng suất Sản lƣợng (ha) (tạ/ha) (tấn) 2009 21.235 43,77 92.945 2010 21.272 43,44 92.404 2011 21.520 44,46 95.678 2012 21.476 43,43 93.270 2013 22.595 47,20 106.652 Năm (Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Bắc Kạn) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 Diện tích gieo trồng lúa hàng năm đạt từ 21.000 – 22.000 ha, trong đó vụ xuân đạt từ 7.300 - 8.000 ha, vụ mùa đạt từ 13.000 ha đến 14.000 ha. Về cơ cấu giống lúa của tỉnh bao gồm các giống lúa lai nhƣ Tạp giao I, Nhị ƣu 63, Nhị ƣu 838, Bồi tạp sơn thanh (2 dòng), SYN6, Q.ƣu 1, Bắc ƣu 903. Các giống lúa thuần nhƣ Khang dân 18, AYT 77, C70, Nếp 97, Đoàn kết, Bao thai. Vụ xuân tỷ lệ giống lúa lai chiếm khoảng 65% diện tích, vụ mùa chủ yếu gieo trồng các giống lúa thuần nhƣ Bao thai, khang dân 18, Đoàn kết chiếm khoảng 80% diện tích. Trong đó giống Bao thai chủ yếu đƣợc trồng tập trung ở huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Chợ Mới, Ba Bể; giống Khang dân 18 đƣợc trồng hầu hết ở các huyện, thị trong tỉnh và cũng là một giống chủ lực trong sản xuất hiện nay. Tuy nhiên giống lúa Khang dân chất lƣợng gạo kém, ngƣời dân ít sử dụng. Các giống lúa lai giá thành cao, phụ thuộc vào thị trƣờng, do đó cần phải tuyển chọn những giống lúa mới có năng suất chất lƣợng khá đƣa ra sản xuất tại các địa phƣơng, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh lƣơng thực của tỉnh. Bên cạnh đó, các giống lúa thuần dài ngày nhƣ Bao thai, Đoàn kết trong quá trình gieo cấy, bà con nông dân thƣờng bị thất thu do trỗ muộn, gặp không khí lạnh và ẩm độ thấp, ảnh hƣởng đến thu hoạch, từ đó ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế của bà con nông dân. Bƣớc đầu thực hiện dự án “Nghiên cứu, tuyển chọn mọt số giống lúa thuần tại tỉnh Bắc Kạn”, các đơn vị chức năng và ngƣời dân Bắc Kạn từ 12 giống lúa thuần ƣu tú của các trƣờng Đại học, Viện Nghiên cứu uy tín (DT68; PC6; P6ĐB; GL101; GL102; GL159; HT6; GL107; PC26; P9; Nông Lâm 7; ĐS1) đã lựa chọn đƣợc 03 giống lúa có triển vọng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác của ngƣời dân Bắc Kạn là PC6, HT6, DT68. 1.3. Tình hình nghiên cứu về lúa trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về lúa trên thế giới 1.3.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống Trên thế giới ngƣời ta quan tâm đến việc bảo tồn nguồn gen nói chung, và nguồn gen cây lúa nói riêng từ những thập kỷ trƣớc đây. Ngay từ những năm 1924 Viện nghiên cứu cây trồng Liên Xô (cũ) đã đƣợc thành lập, nhiệm vụ chính là thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất