Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằ...

Tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

.DOC
26
338
54

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng của nhiều quốc gia, là nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực, quyết định các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững. Lúa là cây lương thực quan trọng, chủ lực trong cơ cấu cây trồng tại tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thuỷ nói riêng. Tại đây giống lúa sản xuất chủ yếu là các giống cho năng suất cao nhưng phẩm chất còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng các loại gạo thơm, ngon ngày càng cao của xã hội. Ở huyện Lệ Thuỷ việc sử dụng giống lúa mới có chất lượng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, chưa chọn được một bộ giống lúa có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tại huyện Lệ Thủy trong những năm gần đây ở vụ Hè Thu để tránh nguy cơ mất mùa do lũ lụt, người nông dân đã chuyển sang sản xuất lúa vụ tái sinh với diện tích ngày càng tăng. Tuy nhiên năng suất vụ lúa tái sinh không cao do việc sản xuất lúa tái sinh ở đây chưa có các nghiên cứu cụ thể về sử dụng giống lúa mới, chế độ phân bón và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Xuất phát từ thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Tuyển chọn giống lúa mới năng suất, chất lượng cao làm cơ sở để xác định bộ giống lúa chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy. Nghiên cứu biện pháp bón phân và lượng giống gieo đối với giống lúa chất lượng cao để xác định công thức bón phân, lượng giống gieo thích hợp cho sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện Lệ Thủy. Nghiên cứu độ cao cắt rạ và chế độ phân bón để xác định độ cao cắt rạ, chế độ phân bón thích hợp nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất đối với giống lúa chất lượng cao trong vụ lúa tái sinh tại huyện Lệ Thủy. 1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu các giống lúa mới có chất lượng cao. Phân bón cho các giống lúa chất lượng cao: loại phân bón, liều lượng bón phân. Phạm vi nghiên cứu: thực hiện trên đất phù sa được bồi hàng năm từ 2009 đến 2011 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Xác định giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt; nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Lệ Thủy góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học trong việc quyết định đến năng suất và chất lượng lúa. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài xác định được bộ giống lúa mới có chất lượng cao; lượng giống gieo, lượng phân bón và độ cao cắt rạ thích hợp đối với giống lúa chất lượng cao trong vụ Đông Xuân và vụ lúa tái sinh để tăng năng suất và chất lượng lúa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm thay đổi nhận thức bà con nông dân trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất các giống lúa chất lượng cao. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Trong điều kiện thực hiện các nghiên cứu tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình luận án đã xác định giống lúa G251 có năng suất và chất lượng tốt nhất; xác định được lượng giống gieo 110 kg giống/ha và công thức phân bón 5000 kg phân chuồng + 100 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi cho năng suất và chất lượng lúa cao nhất; xác định được độ cao cắt rạ 30 cm và công thức phân bón 100 kg N + 60 kg K2O cho năng suất và chất lượng cao nhất trên lúa tái sinh; xác định được giống lúa G251 ở vụ lúa tái sinh cho năng suất và chất lượng cao nhất. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 139 trang với 41 bảng số liệu, 7 hình, 108 tài liệu tham khảo. Kết cấu luận án gồm mở đầu 3 trang; tổng quan các vấn đề nghiên cứu 43 trang; đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 15 trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 67 trang; kết luận và đề nghị 2 trang; tài liệu tham khảo 9 trang; những công trình đã công bố 1 trang; phụ lục 33 trang. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÚA GẠO 1.1.1. Nguồn gốc của cây lúa Cây lúa thuộc họ hoà thảo Poacea, chi Oryza. Loài Oryza sativa (ở châu Á) với hai loài phụ là indica và Japonica (loài phụ Javanica hiện được xếp vào japonica nhiệt đới). Ngày nay, giới khoa học quốc tế, các khoa học gia hàng đầu của Trung Quốc đều cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Các giống lúa indica được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, các giống japonia được trồng phổ biến ở vùng Trung và Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan có điều kiện khí hậu lạnh hơn. 1.1.2. Giá trị của lúa gạo 1.1.2.1. Giá trị kinh tế của lúa gạo: Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 2/3 dân số thế giới (40% dân số thế giới sử dụng làm nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày). Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. 1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo: Lúa gạo giữ vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng và sức khỏe của những người ăn cơm gạo hàng ngày. Thành phần của hạt gạo chứa bình quân khoảng 7,5% protein, 80% tinh bột, 12% nước, còn lại là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin E, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin PP, đặc biệt là 8 amino acid không thể thay thế, do vậy: “hạt gạo là hạt của sự sống” như Tổ chức Dinh dưỡng Quốc tế đã từng ví. 1.2. SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU LÚA CHẤT LƯỢNG CAO 1.2.1. Sản xuất và nghiên cứu lúa chất lượng cao trên thế giới 1.2.1.1. Sản xuất lúa chất lượng cao trên thế giới: Theo thống kê của FAOSTAT, trên thế giới có 115 nước có trồng lúa, trong đó có 39 nước có diện tích và sản lượng đáng kể. Về năng suất thì Hàn Quốc đạt cao nhất (73,942 tạ/ha), thứ tư là Việt Nam (52,230 tạ/ha). Về sản lượng thì đứng đầu là Trung Quốc, thứ hai là Ấn Độ và Việt Nam chúng ta cũng đứng trong những nước có sản lượng cao trên thế giới. 3 1.2.1.2. Kết quả nghiên cứu giống lúa chất lượng cao trên thế giới: Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ngoài việc quan tâm đến việc cải thiện chất lượng nấu nướng đối với các giống lúa lai tạo ra, đã rất chú ý khôi phục và bảo tồn các giống lúa đặc sản địa phương. Viện có hàng loạt các giống lúa với phẩm chất tốt, tiềm năng năng suất cao ra đời như IR64, IR50, IR42. Hiện nay Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã phát triển hai giống gạo vàng là IR64 và BR29. Hàm lượng -carotene trong các giống IR64 và BR29 lần lượt được kiểm chứng là 2,32 và 9,34 microgram/gram. Bên cạnh đó, các giống lúa biến đổi gen có chứa Beta-carotene và carotenoid đang được tạo ra. 1.2.2. Sản xuất và nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam 1.2.2.1. Sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam: Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã sản xuất gần 850 tấn giống IR64, OM1490, OMCS2000, JASMINE85 và một số giống triển vọng như OM 3536 (lúa thơm), OM 2517, OM2717, OM2718, đáp ứng một phần giống phục vụ chương trình xuất khẩu. Tỉnh Quảng Bình có diện tích trồng lúa hàng năm trên 50.000 ha, năng suất đạt xấp xỉ 48 tạ/ha và sản lượng đạt trên 240.000 tấn/năm, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và nhất là huyện Lệ Thủy (Lệ Thủy có diện tích trên 17.000 ha và sản lượng 82.643 tấn. Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao của tỉnh Quảng Bình Năm 2009 2010 2011 Diện tích (ha) 10.287 10.000 11.000 N.suất (tạ/ha) 51,84 52,86 53,36 Sản lượng tấn) 53.328 52.860 58.914 Qua bảng 1.4 cho thấy: tại Quảng Bình diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao ngày càng tăng, việc ứng dụng đưa vào sản xuất các giống lúa mới chất lượng cao như XT28, G251, P6, P6 đột biến dần thay thế cho giống lúa HT1 đưa vào sử dụng từ lâu, bị thoái hóa, nhiễm sâu bệnh. 4 1.2.2.2. Kết quả nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam: Lê Quý Đôn là người đầu tiên mô tả chất lượng của các giống lúa Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ 18. Trong "Vân đài loại ngữ, 1773", Lê Quý Đôn đã đề cập đến lúa chất lượng của 70 giống lúa có ở nước ta hồi đó. Trong số này có 27 giống lúa chiêm và 29 giống lúa nếp bao gồm cả lúa nương, lúa đồi, nếp củ nâu, nếp lóc. Các hướng nghiên cứu phát triển giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam trong thời gian tới là: khôi phục, phục tráng, duy trì và phát triển các giống lúa đặc sản, giống địa phương, nghiên cứu các giống lúa Japonica hạt tròn phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu, đạt năng suất từ 6 - 7 tấn/ha. 1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN VÀ LÚA TÁI SINH ĐỐI VỚI LÚA GẠO 1.3.1. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về mật độ gieo đối với lúa gạo Về nguyên tắc thì mật độ gieo sạ hay cấy càng cao thì số bông càng nhiều trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông, nhưng nếu vượt quá giới hạn đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng nếu trên đất giàu dinh dưỡng, mạ mọc tốt thì cần chọn mật độ thưa, nếu đất xấu mạ không tốt thì cần cấy dày. Để xác định mật độ hợp lý có thể căn cứ vào số bông/m2 và số bông hữu hiệu/khóm. 1.3.2. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về bón phân cân đối, hợp lý đối với lúa 1.3.3. Cơ sở khoa học và tình hình sản xuất, nghiên cứu về lúa tái sinh Lúa tái sinh (Ratoon Rice) còn gọi là lúa để gốc hay lúa chét. Lợi dụng mầm ngủ còn sống trên gốc rạ sau khi thu hoạch lúa vụ trước (hay còn gọi là vụ chính) nếu gặp điều kiện thích hợp về nước, nhiệt độ, ánh sáng và chất dinh dưỡng các mầm đó phát triển thành nhánh tái sinh rồi trổ bông, chín cho thu hoạch thêm một vụ phụ. Các nghiên cứu về lúa tái sinh chưa được nhiều, ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lúa tái sinh được viết thành sách và cung cấp các cơ sở khoa học cho việc sản xuất lúa tái sinh trên diện rộng. 5 Tại Quảng Bình lúa tái sinh được phát triển từ năm 2002 trở lại đây, chủ yếu tập trung ở huyện Lệ Thủy. Diện tích lúa tái sinh ở huyện Lệ Thủy tăng nhanh. Qua bảng 1.8 cho thấy diện tích lúa tái sinh tăng từ 5.869 ha năm 2009 lên 7.906 năm 2011 (chiếm tỷ trọng hơn 1/3 diện tích đất trồng lúa huyện Lệ Thủy). Sản lượng lúa tái sinh tăng nhanh lên 23.718 tấn (năm 2011) do diện tích và năng suất lúa tái sinh tăng. Bảng 1.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tái sinh ở huyện Lệ Thủy Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất lúa tái sinh Lúa tái Lúa tái Tổng số Tổng số (tạ/ha) sinh sinh 2009 17.701 5.869 29,06 82.643 17.055 2010 18.828 6.915 30,00 85.735 20.746 2011 19.130 7.906 30,00 90.718 23.718 Định hướng sản xuất lúa tái sinh của huyện Lệ Thủy trong những năm tiếp theo là tiếp tục sử dụng những giống cứng cây, đẻ nhánh tốt để bố trí cơ cấu sản xuất vụ lúa tái sinh trên những vùng đất ngập úng, khó thực hiện canh tác trong vụ Hè Thu. 1.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Năm Bảng 1.12. Tình hình sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy qua các năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) ĐX* HT** TS*** ĐX HT TS 2009 9.000 2.832 5.869 59,03 44,00 29,06 2010 9.785 2.128 6.915 59,82 30,34 30,00 2011 9.824 1.400 7.906 62,50 40,00 30,00 Ghi chú: *Đông Xuân; **Hè Thu; ***Tái sinh Diện tích đất lúa cơ bản ổn định qua các năm, trong đó vụ lúa Đông Xuân vẫn là vụ lúa chính với diện tích 9.824 ha (năm 2011). Năm Bảng 1.14. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Lệ Thủy Năm 2007 2008 Diện tích (ha) 1.900 2.135 Năng suất (tạ/ha) 49,87 50,91 6 Sản lượng (tấn) 9.476 10.870 2009 2.550 56,47 14.400 2010 1.800 51,56 9.281 2011 2.200 55,23 12.150,6 Sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện Lệ Thủy là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Các giống lúa chất lượng cao Đề tài sử dụng 11 giống lúa mới là NH3, NH6, HT6, BM207, HC95, NL3, PC10, G251, HT9, Đài Bắc, ĐT34, và giống lúa Hương thơm số 1 (HT1) 2.1.2. Phân bón - Phân vô cơ: + Phân đạm: Phân Urê có hàm lượng đạm nguyên chất 46%. + Phân lân: Super phốt phát đơn có hàm lượng P2O5 là 16%. + Phân kali: Kaliclorua có hàm lượng K2O là 60%. + Phân NPK: Hàm lượng 16:16:8. - Phân hữu cơ: Phân chuồng hoai mục. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tuyển chọn các giống lúa mới có chất lượng cao - Xác định lượng giống gieo đối với giống lúa mới chất lượng cao - Xác định liều lượng bón phân đối với giống lúa chất lượng cao - Xác định độ cao cắt rạ, lượng phân bón đối với giống lúa chất lượng cao trong vụ lúa tái sinh - Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa chất lượng cao và mô hình sản xuất giống chất lượng cao trong vụ lúa tái sinh 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng  Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm cơ bản các giống lúa chất lượng cao. Thí nghiệm gồm 12 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên.  Thí nghiệm 2: Lượng giống gieo đối với giống lúa chất lượng cao. Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo phương pháp ô lớn, ô nhỏ. 7  Thí nghiệm 3: Liều lượng bón vôi và phân chuồng đối với giống lúa chất lượng cao. Thí nghiệm gồm 15 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo phương pháp ô lớn, ô nhỏ.  Thí nghiệm 4: Độ cao cắt rạ cho lúa tái sinh đối với giống chất lượng. Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo phương pháp ô lớn, ô nhỏ  Thí nghiệm 5: Lượng phân bón cho giống chất lượng ở vụ lúa tái sinh. Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo phương pháp ô lớn, ô nhỏ.  Xây dựng mô hình sản xuất giống chất lượng trong vụ lúa Đông Xuân.  Xây dựng mô hình sản xuất giống chất lượng trong vụ lúa tái sinh. Diện tích ô thí nghiệm trong tất cả các thí nghiệm là 15 m 2. Các mô hình sản xuất thực hiện trên diện tích 1.000 m2 ở mỗi giống. 2.3.2. Phương pháp bón phân Bón phân vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu: vôi bột bón khi làm đất; Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân; Bón thúc: Lần 1: 8-10 ngày sau gieo: 30% N+20% K2O/ha, lần 2: sau lần 1 từ 15 – 20 ngày: 45% N + 30% K2O/ha, Lần 3 (bón đón đòng): 25% N + 50% K2O/ha Bón phân vụ lúa tái sinh: Lần 1: trước khi thu hoạch lúa Đông Xuân 7 ngày: Bón 30% lượng + 30% lượng kali; lần 2: sau khi thu hoạch 5 ngày: Bón 50% lượng đạm + 50% lượng kali; lần 3 (bón đón đòng): 20% lượng đạm + 20% lượng kali 2.3.3. Phương pháp thu thập mẫu đất và phân tích đất thí nghiệm. Mẫu đất được lấy ở tầng 0 - 20 cm trước và sau thí nghiệm, về phơi khô trong không khí và phân tích các chỉ tiêu: pHKCl phương pháp pH met, chất hữu cơ (OC) phương pháp Tiurin, đạm tổng số phương pháp Kjeldahl, lân tổng số phương pháp so màu trên quang phổ kế, lân dễ tiêu phương pháp Oniani, kali tổng số phương pháp quang kế ngọn lửa, CEC phương pháp Kjeldahl (NH4OAc, pH =7). 2.3.4. Phương pháp phân tích phẩm chất của các giống lúa chất lượng. Mẫu giống được lấy sau khi thu hoạch thí nghiệm, phơi khô, phân tích các chỉ tiêu về chất lượng cơm, độ bền gel, nhiệt hóa hồ, hàm lượng amylose, hàm lượng protein tổng số tại phòng thí nghiệm. 2.3.5. Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi 8 Theo dõi về thời gian sinh trưởng, các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các chỉ tiêu về đặc điểm nông học, các chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi, các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế. 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và ứng dụng phần mềm chuyên dụng: Statistic 9.0, Microsort Excel. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa chất lượng cao trong khảo nghiệm cơ bản Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản Giống NH6 NH3 HT6 NL3 HC95 G251 PC10 HT9 BM207 ĐT34 Đài Bắc HT1(đ/c) Bắt đầu đẻ nhánh 25 24 23 25 25 23 23 23 23 23 22 25 Thời gian từ gieo đến ... (ngày) Đẻ Kết thúc Bắt Trỗ nhánh đẻ đầu hoàn rộ nhánh trỗ toàn 35 48 85 89 34 49 85 88 36 49 84 88 35 47 83 87 34 48 81 89 35 49 85 88 36 47 83 87 35 49 81 89 34 49 84 90 34 47 82 88 36 49 86 92 35 48 86 91 Chín hoàn toàn 114 117 118 116 117 115 116 114 118 117 119 119 Qua 3.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống biến động 114 đến 119 ngày, thuộc nhóm trung ngày phù hợp với điều kiện sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy. 3.1.2. Một số đặc điểm hình thái và nông học của các giống lúa chất lượng cao trong khảo nghiệm cơ bản 9 Qua bảng 3.2 cho thấy hầu hết các giống lúa có chiều cao trung bình biến động từ 84,55cm ở giống NH3 đến 97,74 cm ở giống đối chứng HT1. Số lá trên thân chính của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 11,80 lá (HT6) đến 12,57 lá (G251). Diện tích lá đòng của các giống biến động từ 25,69 cm 2 ở giống HC95 đến 38,28 cm2 ở giống lúa G251. Chiều dài bông của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 21,98 đến 25,92 cm, thấp nhất (21,98 bông), cao nhất là giống NL3 (25,92 bông). Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu hình thái của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản Chiều cao cây Cm Cv(%) 89,0a NH6 2,02 84,55f NH3 2,80 85,10ef HT6 1,65 87,81def NL3 1,69 93,41bc HC95 2,86 ab 94,79 G251 2,33 96,33ab PC10 1,77 84,60f HT9 3,19 84,46f BM207 2,86 91,37a ĐT34 2,77 cd 88,70 Đ.Bắc 4,75 97,74de HT1(đc) 1,27 Ghi chú: Các kí tự a, b, c ... nhau có ý nghĩa ở mức 95%. Giống Số lá lá Cv(%) 12,07ab 1,27 12,30ab 2,93 11,80b 1,47 12,63a 2,42 12,07ab 4,71 a 12,57 1,65 12,17ab 3,80 12,43ab 3,63 12,13ab 6,66 12,40ab 4,03 ab 12,30 1,63 11,97ab 3,95 trong cùng một cột Chiều dài bông cm Cv(%) 23,86abc 3,05 22,31bc 5,56 24,38abc 4,71 25,92a 6,28 24,67ab 6,78 ab 24,66 4,70 23,93abc 9,13 23,92abc 2,34 23,14bc 6,78 24,1abc 4,61 abc 24,4 3,23 21,98c 9,90 biểu hiện sai khác 3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa chất lượng cao trong khảo nghiệm cơ bản Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản P1000 hạt(g) % NSTT Số Số hạt NSL (tấn/h Giống hạt bông/m2 chắc/bông T chắc a) (tấn/h a) NH6 NH3 HT6 342,47 330,57 338,53 83,07bcd 87,40b** 84,00bc 80,32 80,18 76,11 10 22,27 22,93 22,00 6,336 6,625 6,256 5,271 5,453 5,056 NL3 HC95 G251 369,70 PC10 HT9 BM 207 ĐT34 Đài Bắc HT1(đ/c) LSD0,05 359,07 327,97 84,47bc 78,97de 75,20 73,71 20,50 19,40 6,217 5,025 4,953 4,180 92,23a 336,70 351,33 328,93 324,93 83,34 85,17b 80,57cde 80,30cde 80,57cde 20,71 80,20 75,33 77,73 78,86 5,654 6,143 4,987 4,548 5,118 4,337 4,377 3,983 4,869 330,10 343,67 - 77,70e 84,47bc - 76,31 79,14 - 7,062 21,42 18,27 17,22 19,55 20,67 5,302 21,67 - 4,973 6,291 - 5,369 2,07 Chi chú: Các kí tự a, b, c ... trong cùng một cột biểu hiện sai khác nhau có ý nghĩa ở mức 95%. Qua bảng 3.6 cho thấy năng suất lý thuyết của các giống biến động từ 4,507 đến 7,062 tấn/ha, thấp nhất là giống HC95 (4,507 tấn/ha), cao nhất là giống G251 (7,062 tấn/ha); Các giống có năng suất thực thu từ 4,180 đến 5,654 tấn/ha, cao nhất là giống G251 (5,654 tấn/ha). Các giống lúa đạt năng suất cao trên địa bàn huyện Lệ Thủy, đó là: G251, NH3, HT1(đ/c), NH6, HT6 ( > 5,0 tấn/ha) 3.1.6. Phẩm chất của các giống lúa chất lượng cao trong khảo nghiệm cơ bản Bảng 3.8. Hàm lượng amylose và protein trong hạt của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản Amylose (%) Giống Protein (%) NH6 21,61 7,49 NH3 21,52 8,44 HT6 18,56 6,47 NL3 20,42 7,89 HC95 18,78 7,94 G251 21,35 8,58 PC10 18,74 6,87 HT9 17,57 6,95 BM207 16,45 6,56 ĐT34 17,34 6,98 Đài Bắc 15,68 7,12 11 HT1(đ/c) 17,32 6,96 Ghi chú: Phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện sinh thái môi trường và công nghệ sinh học, Đại học Huế. Qua bảng 3.8 cho thấy giống NH6 có hàm lượng amylose cao nhất (21,61%), thấp nhất là Đài Bắc (15,68%). Các giống lúa có hàm lượng protein biến động từ 6,47% ở giống HT6 đến 8,58% ở giống G251, các giống lúa nghiên cứu thuộc nhóm có hàm lượng protein trung bình. Qua bảng 3.9 cho thấy hầu hết có màu sắc hạt hơi trắng, giống HC95 có hạt màu trắng; các giống NH6, NH3, HC95 và BM207 cơm có mùi thơm; các giống còn lại cơm có mùi hơi thơm. Các giống cơm đều có độ bóng và mềm. Giống NH6, HT6, HC95 có cơm dẻo; các giống còn lại hơi dẻo, riêng giống PC10 và Đài Bắc cơm dẻo trung bình, cơm nấu ở mức ngon đến trung bình. Các giống NH6, NH3, HC95, G251, HT9, BM207, HT1 cơm có mùi thơm, dẻo, ngon. Bảng 3.9. Chất lượng cơm của các giống lúa trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản Độ Mùi Độ Độ Độ Độ Giống trắng thơm bóng mềm dẻo ngon NH6 HTr* Thơm Bóng Mềm Dẻo Ngon NH3 HTr Thơm Bóng Mềm DV*** Ngon HT6 HTr HTh** Bóng Mềm Dẻo Ngon NL3 HTr Mềm DV TB* HTh Bóng HC95 Trắng Thơm Bóng Mềm Dẻo Ngon G251 HTr HTh Bóng Mềm DV Ngon DTB**** PC10 HTr HTh Bóng Mềm TB HT9 HTr HTh Bóng Mềm DV Ngon BM207 HTr Thơm Bóng Mềm DV Ngon ĐT34 HTr HTh Bóng Mềm DV TB Đài Bắc HTr HTh Bóng Mềm DTB TB HT1(đc) Mềm DV Ngon HTh HTr Bóng 12 Ghi chú: Đánh giá tại Bộ môn Di truyền – Giống cây trồng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế; *HTr hơi trắng; **Hơi thơm ***DV dẽo vừa; ****DTB dẽo trung bình .3.1.8. Tuyển chọn giống lúa chất lượng cao có triển vọng qua kết quả khảo nghiệm cơ bản Tổng hợp kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên nếu căn cứ vào các chỉ tiêu quan trọng là năng suất và chất lượng của các giống lúa chúng tôi chọn ra được nhóm ưu tiên năng suất gồm các giống NH3, G251, NH6, HT6; nhóm ưu tiên về chất lượng gồm giống HC95, NH3, G251, NH6. Tập hợp số liệu về chỉ tiêu năng suất và chỉ tiêu phẩm chất quan trọng (hàm lượng amylose và hàm lượng protein) chúng tôi thiết lập được bảng 3.12 trình bày dưới đây. Bảng 3.12. Tuyển chọn giống lúa chất lượng cao có triển vọng thông qua chỉ tiêu năng suất và chỉ tiêu chất lượng gạo Tiêu chí tuyển chọn Giống tuyển chọn Ưu tiên năng suất NH3 G251 NH6 HT1(đ/c) Ưu tiên chất lượng HC95 NH3 G251 HT1(đ/c) Ưu tiên cả NS và CL NH3 G251 NS (tấn/ha) Amylose(%) Protein (%) 5,453 5,654 4,708 5,369 21,52 21,35 21,61 17,32 8,44 8,58 6,94 6,96 3,280 5,453 5,654 5,369 18,78 21,52 21,35 17,32 7,94 8,44 8,58 6,96 54,53 56,54 21,52 21,35 8,44 8,58 Nhóm giống năng suất cao có hai giống G251 và NH3 năng suất cao hơn giống HT1 (đ/c). Nhóm giống chất lượng cao có 3 giống là HC95, NH3 và G251 có hàm lượng amylose và protein cao hơn giống đối chứng HT1, nhưng giống HC95 có năng suất thấp. 13 Trên cơ sở tuyển chọn giống có năng suất cao và chất lượng tốt chúng tôi chọn ra 2 giống là G251 và NH3 để tiếp tục tiến hành các thí nghiệm về mật độ gieo và liều lượng phân bón. 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LƯỢNG GIỐNG GIEO ĐỐI VỚI CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO ĐƯỢC TUYỂN CHỌN 3.2.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa chất lượng cao được tuyển chọn Qua bảng 3.13 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các công thức có sự biến động từ 90 đến 95 ngày. Công thức có lượng giống gieo ít nhất (110 kg/ha) có thời gian sinh trưởng ngắn nhất và ngược lại. Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa được tuyển chọn* Công thức G1M1 G1M2 G1M3 G2M1 G2M2 G2M3 G3M1 G3M2 G3M3 Thời gian từ gieo đến … (ngày) Bắt đầu đẻ Kết thúc đẻ Trổ bông nhánh nhánh 16 39 63 17 41 64 17 42 66 16 38 63 15 39 66 17 39 64 16 39 61 17 41 62 18 42 64 TGST (ngày) 90 91 92 90 93 95 91 93 95 3.2.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa chất lượng cao được tuyển chọn Bảng 3.16. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đối với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa được tuyển chọn Công thức Số bông/m2 Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt 14 P1000 hạt NSLT (tấn/ha NSTT (tấn/ha G1M1 G1M2 G1M3 G2M1 G2M2 G2M3 G3M1 G3M2 G3M3 LSD0,05 331,47 332,57 338,43 327,73 328,73 330,12 356,93 358,44 363,23 - 86,80ab 86,00ab 84,87bc 86,17ab 85,40abc 83,30c 87,93a 86,63ab 85,47abc - chắc (%) 79,36 79,41 80,47 80,14 78,71 79,20 79,95 78,70 78,29 - (g) ) ) 21,68 21,26 21,57 22,67 22,45 23,11 21,80 20,87 21,77 - 6,238 6,081 6,195 6,402 6,303 6,355 6,842 6,480 6,759 - 5,455 4,823 4,770 5,470 4,833 4,793 5,630 5,113 5,007 1,63 Ghi chú: Các kí tự a, b, c ... trong cùng một cột biểu hiện sai khác nhau có ý nghĩa ở mức 95%. Qua bảng 3.16 cho thấy năng suất lý thuyết giữa các công thức có sự chênh lệch lớn, biến động từ 6,081 – 6,842 tấn/ha, cao nhất ở công thức G3M1 có lượng giống gieo 110 kg/ha của giống G251. Kết quả trên cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất có xu hướng tăng dần khi lượng giống gieo giảm. Năng suất thực thu của công thức có lượng giống gieo 110 kg/ha đạt cao nhất ở các giống G251 (5,130 tấn/ha), thấp nhất ở công thức có lượng giống gieo 130 kg/ha ở giống NH3 (4,793 tấn/ha), lượng giống gieo có năng suất thực thu tăng dần theo thứ tự: 130 kg/ha, 120 kg/ha, 110 kg/ha. 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LIỀU LƯỢNG VÔI VÀ PHÂN CHUỒNG ĐỐI VỚI CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO ĐƯỢC TUYỂN CHỌN 3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng vôi và phân chuồng đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa chất lượng cao được tuyển chọn Bảng 3.17. Ảnh hưởng của liều lượng vôi và phân chuồng đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa được tuyển chọn Công thức G1P1 G1P2 Thời gian từ gieo đến … (ngày) Bắt đầu đẻ Kết thúc đẻ Trổ bông nhánh nhánh 16 40 62 16 41 67 15 TGST (ngày) 90 94 G1P3 17 41 67 93 G1P4 16 40 66 93 G1P5 18 41 66 94 G2P1 15 40 63 90 G2P2 15 38 66 94 G2P3 17 37 64 92 G2P4 17 38 65 91 G2P5 15 39 63 94 G3P1 16 41 62 91 G3P2 17 41 63 93 G3P3 16 41 63 92 G3P4 18 40 64 94 G3P5 17 42 65 95 Nhìn chung các tổ hợp phân bón khác nhau đều có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng phát triển của từng giai đoạn và tổng thời gian sinh trưởng phát triển của giống. Công thức không bón phân ở cả 3 giống có thời gian hoàn thành sớm các giai đoạn sinh trưởng, phát triển; công thức phân bón đầy đủ các yếu tố hoàn thành muộn nhất các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. 3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng vôi và phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa chất lượng cao được tuyển chọn Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng vôi và phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa được tuyển chọn Công thức Số bông/m2 Số hạt chắc/bông G1P1 G1P2 G1P3 G1P4 G1P5 G2P1 G2P2 G2P3 G2P4 257,47 331,57 338,43 359,07 367,97 258,73 329,73 330,12 333,33 84,43def 85,67def 83,00ef 84,30def 85,33cd 83,70cd 85,17def 84,13def 87,47cd % hạt chắc 74,55 79,32 76,38 79,53 78,44 79,51 77,69 76,39 80,42 16 P1000 hạt (g) 21,28 21,60 20,19 22,20 22,47 22,67 22,45 23,10 22,40 NSLT (tấn/ha ) 4,626 6,136 5,671 6,720 7,055 4,909 6,305 6,416 6,531 NSTT (tấn/ha ) 3,037 5,133 5,477 5,607 5,663 3,033 5,463 5,540 5,653 G2P5 G3P1 G3P2 G3P3 G3P4 G3P5 LSD0,05 335,93 259,93 358,44 365,23 370,64 371,82 - 89,37bc 83,30c 92,33ab 92,37ab 93,90a 94,63a - 82,62 83,10 85,23 83,80 86,38 86,55 - 22,67 20,80 21,77 22,47 21,77 21,72 - 6,806 4,504 7,205 7,581 7,577 7,642 - 5,697 3,157 5,540 5,603 5,680 5,847 1,36 Ghi chú: các kí tự a, b, c ... trong cùng một cột biểu hiện sai khác nhau có ý nghĩa ở mức 95%. Qua bảng 3.20 cho thấy năng suất lý thuyết giống G251 biến động từ 4,504 tấn/ha (G3P1) đến 7,642 tấn/ha (G3P5), với giống đối chứng HT1 thì biến động từ 4,626 tấn/ha (G1P1) đến 7,055 tấn/ha (G1P5). Năng suất thực thu cao nhất ở công thức G3P3 (5,283 tấn/ha). 3.3.7. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón đối với các giống lúa chất lượng cao được tuyển chọn Qua bảng 3.23 cho thấy tổng thu cao nhất đạt 40,929 triệu đồng/ha(G3P5) và 39,760 triệu đồng/ha(G3P4), còn tổng thu đạt thấp nhất là 21,231 triệu đồng/ha(G2P1) và 21,259 triệu đồng/ha (G1P1). Như vậy, công thức bón phân đầy đủ các yếu tố (P5) đem lại tổng thu cao. Lãi ròng cao nhất ở công thức phân bón P3 (9,710 triệu đồng/ha) và P5 (10,360 triệu đồng/ha). Tất cả các tổ hợp phân bón đều có VCR từ 2-2,5, như vậy có thể hấp dẫn người nông dân đầu tư vào phân bón. Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón đối với các giống lúa được tuyển chọn (1.000 đồng/ha) Công thức G1P1 G1P2 G1P3 G1P4 G1P5 G2P1 G2P2 G2P3 G2P4 G2P5 Tổng thu 21.259 35.931 38.339 39.249 39.641 21.231 38.241 38.780 39.571 39.879 Tổng chi 25.220 29.619 29.819 30.369 30.569 25.220 29.619 29.819 30.369 30.569 17 Lãi ròng* -3.961 6.312 8.520 8.880 9.072 -3.989 8.622 8.961 9.202 9.310 VCR** 2,49 2,15 2,17 2,17 2,11 2,10 2,14 2,15 G3P1 G3P2 G3P3 G3P4 G3P5 21.265 38.780 39.529 39.760 40.929 25.220 29.619 29.819 30.369 30.569 -3.121 9.161 9.710 9.391 10.360 1,95 1,89 2,01 1,95 Ghi chú: * Tính giá thu chi tại thời điểm tháng 10 năm 2009; **VCR là tỷ suất lợi nhuận. 3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VỤ LÚA TÁI SINH ĐỐI VỚI CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG ĐƯỢC TUYỂN CHỌN 3.4.1. Kết quả nghiên cứu về độ cao cắt rạ đối với các giống lúa chất lượng cao ở vụ lúa tái sinh Qua bảng 3.25 cho thấy các công thức có độ cao cắt thấp (30 cm) có chiều cao thấp hơn so với công thức có độ cao cắt 40, 50 cm, giữa các giống ít có sự biến động về chiều cao cây. Chiều dài bông: có sự biến động giữa các công thức từ (22,13 – 27,33 cm), chiều dài bông lớn nhất ở công thức G3Đ2 (27,33cm). 18 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của độ cao cắt đến một số chỉ tiêu hình thái và nông học của các giống lúa ở vụ lúa tái sinh Công thức G1Đ1 G1Đ2 G1Đ3 G2Đ1 G2Đ2 G2Đ3 G3Đ1 G3Đ2 G3Đ3 Cao cây cm 69,38ef 74,56bc 78,45a 67,99f 70,93de 72,26cd 73,45c 76,70ab 78,63a Cv(%) 1,36 2,65 1,41 2,17 2,45 1,74 2,13 1,94 0,87 Diện tích lá đòng cm2 26,95c 27,07bc 27,95abc 28,88a 28,23ab 27,93abc 27,16abc 26,66bc 28,27ab Chiều dài bông cm 22,13c*** 23,04c 23,73bc 25,99ab 26,23a 26,55a 26,84a 27,33a 26,97a Ghi chú: Các kí tự a, b, c ... trong cùng một cột biểu hiện sai khác nhau có ý nghĩa ở mức 95%. Bảng 3.27. Ảnh hưởng của độ cao cắt đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong vụ lúa tái sinh % P1000 NSLT NSTT Công Số Số hạt hạt hạt (tấn/ha (tấn/ha thức bông/m2 chắc/bông chắc (g) ) ) c G1Đ1 268,97 59,37 79,42 20,46 3,267 2,804 G1Đ2 259,95 58,38c 77,68 21,28 3,229 2,629 G1Đ3 257,84 57,60c 76,65 21,38 3,175 2,663 G2Đ1 258,01 58,78ab 75,29 21,45 3,253 2,844 G2Đ2 256,54 58,25abc 75,46 21,56 3,222 2,789 bc G2Đ3 252,17 58,82 77,21 20,96 3,109 2,700 G3Đ1 278,35 63,70a 80,71 22,12 3,922 2,919 G3Đ2 277,75 63,13a 80,13 21,67 3,800 2,812 G3Đ3 275,01 63,63a 81,33 21,12 3,696 2,886 LSD0,05 2,86 Ghi chú: Các kí tự a, b, c ... trong cùng một cột biểu hiện sai khác nhau có ý nghĩa ở mức 95%. 19 Qua bảng 3.27 cho thấy năng suất thực thu cao nhất ở công thức G3Đ1 (2,919 tấn/ha), đây cũng là công thức có năng suất lý thuyết cao nhất, thấp nhất là công thức G1Đ2 (2,629 tấn/ha). Năng suất lúa tái sinh càng tăng tỷ lệ nghịch với độ cao cắt càng giảm. 3.4.2. Kết quả nghiên cứu về lượng phân bón đối với các giống lúa chất lượng cao ở vụ lúa tái sinh Bảng 3.28. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa ở vụ lúa tái sinh Công thức G1P1 G1P2 G1P3 G2P1 G2P2 G2P3 G3P1 G3P2 G1P3 Thời gian từ cắt rạ đến …(ngày) Bắt đầu trổ Bắt đầu chín 20 40 16 37 18 39 21 39 17 36 18 38 21 40 19 38 20 39 TGST(ngày ) 53 48 52 49 46 49 53 49 52 Qua bảng 3.28 cho thấy giống lúa NH3 có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất (46 - 49 ngày), công thức bón phân NPK có thời gian sinh trưởng ngắn (46 – 49 ngày), trong khi công thức chỉ bón phân đạm có thời gian sinh trưởng dài nhất (52 - 53 ngày). Bảng 3.31. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở vụ lúa tái sinh Công thức Số bông/m2 Số hạt chắc/bông G1P1 G1P2 G1P3 G2P1 G2P2 G2P3 G3P1 G3P2 G3P3 LSD0,05 269,97 277,65 281,84 268,51 278,54 282,27 270,33 279,75 284,31 - 57,33c 57,82c 60,34bc 56,97c 59,86bc 60,68bc 60,82bc 62,78b 67,64a 20 P1000 hạt (g) 20,46 21,28 21,38 20,75 21,96 21,45 21,54 20,67 20,62 - NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 3,167 3,416 3,636 3,174 3,661 3,674 3,541 3,630 3,965 - 2,549 2,658 2,812 2,633 2,769 2,860 2,699 2,831 3,152 2,34
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan