Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu từ vựng tiếng việt trong thiên nam ngữ lục...

Tài liệu Nghiên cứu từ vựng tiếng việt trong thiên nam ngữ lục

.PDF
209
397
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- BÙI BÙIDUY DUYDƢƠNG DƢƠNG NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONGTHIÊN THIÊNNAM NAMNGỮ NGỮLỤC LỤC TRONG Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 62 22 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2013 HÀ NỘI - 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- BÙI DUY DƢƠNG NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG THIÊN NAM NGỮ LỤC Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã số: 62 22 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp HÀ NỘI - 2013 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, minh bạch và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Bùi Duy Dương 3 LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thiện Giáp. Xin chân thành cảm ơn người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi để có được kết quả như hôm nay. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN) và Hội đồng chấm luận án đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để học tập và hoàn thành luận án, đồng thời, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn chỉnh luận án này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc của mình. Bùi Duy Dương 4 MỤC LỤC Lời cam đoan…………………………………………………………………i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................ iii Danh mục bảng biểu ........................................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 2 2. Ý nghĩa của luận án ........................................................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ............................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 5 6. Cái mới của luận án ........................................................................................................ 5 7. Bố cục của luận án .......................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ...................... CỦA LUẬN ÁN ................................................................................................................. 7 1.1. Một số vấn đề về văn bản Thiên Nam ngữ lục .................................................... 7 1.1.1. Các văn bản Thiên Nam ngữ lục ............................................................... 7 1.1.2. Hoàn cảnh sáng tác và tác giả của Thiên Nam ngữ lục........................... 11 1.1.3. Giá trị của Thiên Nam ngữ lục ................................................................ 13 1.2. Những vấn đề lí luận của luận án ................................................................... 19 1.2.1. Những vấn đề lí luận trong nghiên cứu lịch sử từ vựng .......................... 19 1.2.1.1. Nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn chưa có văn bản viết ... 19 1.2.1.2. Nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn có văn bản viết ....... 21 1.2.2. Vấn đề xác định các đơn vị từ vựng tiếng Việt trong nghiên cứu........... 24 1.2.2.1. Các quan niệm về từ trong tiếng Việt ................................................ 24 1.2.2.2. Quan niệm của luận án về từ ............................................................. 28 1.3. Kết quả khảo sát tổng quát về mặt định lượng từ ngữ trong Thiên Nam ngữ lục .......................................................................................................................... 34 1.4. Tiểu kết........................................................................................................... 37 iii 5 CHƢƠNG 2. TỪ TRONG TỪ VỰNG CỦA THIÊN NAM NGỮ LỤC ................. 39 2.1. Diện mạo nguồn gốc của các từ trong Thiên Nam ngữ lục .......................... 39 2.1.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 39 2.1.2. Từ có nguồn gốc phi Hán trong Thiên Nam ngữ lục .............................. 41 2.1.2.1. Từ thuộc nguồn gốc Việt Mường, Môn Khmer ................................ 41 2.1.2.2. Từ thuộc nguồn gốc Tày Thái ........................................................... 44 2.1.2.3. Từ thuộc nguồn gốc Nam Đảo .......................................................... 45 2.1.2.4. Từ chưa rõ nguồn gốc ........................................................................ 46 2.1.3. Từ có nguồn gốc Hán trong Thiên Nam ngữ lục .................................... 48 2.1.3.1. Các từ cổ Hán Việt ............................................................................ 49 2.1.3.2. Các từ Hán Việt Việt hóa .................................................................. 51 2.1.3.3. Các từ Hán Việt ................................................................................. 53 2.2. Diện mạo ngữ pháp của các từ trong Thiên Nam ngữ lục ............................. 56 2.2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 56 2.2.2. Danh từ trong Thiên Nam ngữ lục .......................................................... 58 2.2.3. Động từ trong Thiên Nam ngữ lục .......................................................... 64 2.2.4. Tính từ trong Thiên Nam ngữ lục ........................................................... 79 2.2.5. Đại từ trong Thiên Nam ngữ lục ............................................................. 81 2.2.6. Lượng từ trong Thiên Nam ngữ lục ........................................................ 83 2.2.7. Quán từ trong Thiên Nam ngữ lục .......................................................... 87 2.2.8. Trợ từ trong Thiên Nam ngữ lục ............................................................. 90 2.2.9. Liên từ trong Thiên Nam ngữ lục ............................................................ 93 2.2.10. Giới từ trong Thiên Nam ngữ lục .......................................................... 94 2.3. Diện mạo các trường từ vựng trong Thiên Nam ngữ lục ............................... 96 2.3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 96 2.3.2. Những trường từ vựng cơ bản ................................................................. 97 2.3.3. Những trường từ vựng văn hóa ............................................................. 102 2.4. Tiểu kết......................................................................................................... 104 6iv CHƢƠNG 3. NGỮ TRONG TỪ VỰNG CỦA THIÊN NAM NGỮ LỤC ........... 107 3.1. Ngữ và phân loại ngữ trong Thiên Nam ngữ lục ......................................... 107 3.2. Ngữ định danh trong Thiên Nam ngữ lục .................................................... 109 3.2.1. Ngữ định danh láy nghĩa ....................................................................... 109 3.2.2. Ngữ định danh hợp nghĩa ...................................................................... 115 3.2.3. Ngữ định danh hòa nghĩa ...................................................................... 118 3.3. Ngữ láy trong Thiên Nam ngữ lục ............................................................... 121 3.3.1. Ngữ láy hoàn toàn ................................................................................. 122 3.3.2. Ngữ láy âm (âm đầu) ............................................................................. 124 3.3.3. Ngữ láy vần ........................................................................................... 125 3.4. Thành ngữ trong Thiên Nam ngữ lục ........................................................... 128 3.4.1.Thành ngữ được sử dụng trực tiếp ......................................................... 128 3.4.2.Thành ngữ được sử dụng gián tiếp ......................................................... 139 3.5. Quán ngữ trong Thiên Nam ngữ lục ............................................................ 146 3.6. Dạng láy trong Thiên Nam ngữ lục ............................................................. 148 3.7. Tiểu kết......................................................................................................... 153 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA DIỄN BIẾN TỪ VỰNG ........................... TỪ THIÊN NAM NGỮ LỤC ĐẾN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY............................... 155 4.1. Dẫn nhập ...................................................................................................... 155 4.2. Những từ ngữ có sự biến đổi về cách dùng ................................................. 158 4.3. Những từ ngữ có sự biến đổi về ngữ nghĩa và ngữ pháp ............................. 162 4.3.1. Những từ ngữ có sự biến đổi về ngữ nghĩa ........................................... 162 4.3.2. Những từ ngữ có sự biến đổi về ngữ pháp ............................................ 169 4.4. Những từ ngữ hiện nay không còn được sử dụng ........................................ 175 4.5. Tiểu kết......................................................................................................... 185 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 187 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................................... LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................... 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 192 v7 Trang Bảng 1.1. DANH MỤC BẢNG BIỂU Những quan niệm khác nhau về từ của tiếng Việt Bảng 1.2. Những quan niệm khác nhau về hình vị tiếng Việt 26 Bảng 1.3. Phân loại tiếng trong tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn 29 Bảng 1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá các kiểu tiếng trong tiếng Việt 32 Bảng 1.5 Thống kê đơn vị đơn tiết/ đa tiết trong từ vựng của thơ Nôm trung đại 35 Bảng 3.1. Thành ngữ gốc Hán sử dụng nguyên dạng trong Thiên Nam ngữ lục 128 Bảng 3.2. Khuôn hình và vần của thơ lục bát 131 Bảng 3.3. Thành ngữ thuần Việt sử dụng nguyên dạng trong Thiên Nam ngữ lục 134 Bảng 3.4. Dạng láy trong Thiên Nam ngữ lục 147 0 25 Bảng 4.1. Từ trong Thiên Nam ngữ lục hiện nay “vô nghĩa” vi 1 157 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ vựng của một ngôn ngữ vô cùng quan trọng vì đó là cơ sở, nền tảng để hình thành nên ngôn ngữ. Khi nghiên cứu bất kì một ngôn ngữ nào người ta cũng phải tìm hiểu về từ vựng. Trong đó, tìm hiểu lịch sử từ vựng đóng vai trò quan trọng để thấy được sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ. Việc nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt nói riêng và lịch sử tiếng Việt nói chung, không chỉ có tính thời sự mà còn có ý nghĩa cơ bản lâu dài. Lịch sử từ vựng là một bộ phận, là một thành phần hữu cơ cấu thành nên lịch sử tiếng Việt. Trước đây, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về từ vựng trong lịch sử tiếng Việt nhưng chỉ mới là những nghiên cứu lẻ tẻ, bộ phận như Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi, Tạp chí Ngôn ngữ (3) (Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu (1980); Nhận xét sơ bộ về một vài đặc điểm ngôn ngữ trong văn xuôi thế kỉ XIX đầu XX, Tạp chí Ngôn ngữ (1) (N.Stankêvích, Nguyễn Tài Cẩn (1982)… Gần đây, chúng ta cũng đã có một chuyên khảo “Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt” (Vũ Đức Nghiệu, 2011), nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt theo nguồn gốc, quá trình hình thành và diện mạo diễn tiến của nó theo các phân kì lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có những công trình nghiên cứu sâu về một thời kì cụ thể, trên nguồn ngữ liệu (văn bản) cụ thể, để từ đó, góp phần làm rõ hơn quá trình phát triển của lịch sử từ vựng tiếng Việt. Nghiên cứu những vấn đề lịch sử từ vựng, chúng ta cần dựa vào những văn bản đáng tin cậy. Nguồn ngữ liệu đó được coi như là một biểu hiện cụ thể, phản ánh được phần nào những đặc điểm, thuộc tính của trạng thái từ vựng trong giai đoạn lịch sử lúc đó. Do đó, chúng tôi ưu tiên nghiên cứu những văn bản thành văn xác định được thời điểm sáng tác cụ thể và có số lượng đơn vị từ vựng phong phú, đa dạng. Thiên Nam ngữ lục (TNNL) là một tác phẩm như vậy. TNNL là tác phẩm Nôm, nói về lịch sử nước nhà từ thời Hồng Bàng đến thời Hậu Trần. Với 8136 câu thơ lục bát, trên năm vạn rưởi chữ Nôm, TNNL trở thành tác phẩm thơ 2 Nôm dài nhất thời trung đại. Theo nghiên cứu của nhiều học giả, TNNL xuất hiện vào cuối thế kỉ XVII. Tác giả TNNL hiện vẫn được coi là khuyết danh. Nghiên cứu từ vựng trong TNNL, chúng ta sẽ tái hiện được một diện mạo từ vựng tiếng Việt cuối thế kỉ XVII đáng tin cậy. Diện mạo từ vựng giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng giúp tìm hiểu tiến trình phát triển lịch sử từ vựng tiếng Việt khi đặt chúng trong dòng chảy của những nghiên cứu từ vựng trước và sau thế kỉ XVII. 2. Ý nghĩa của luận án TNNL là nguồn tư liệu quý giá để góp phần tìm hiểu về tình hình tiếng Việt ở giai đoạn thế kỉ XVII. Nghiên cứu từ vựng trong TNNL sẽ giúp chúng ta có được một biểu hiện cụ thể về từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn tiếng Việt trung đại. Vì TNNL được ra đời vào thế kỉ XVII, giai đoạn tiếng Việt đang dần khẳng định vai trò của mình trong ngôn ngữ văn học dân tộc nên nghiên cứu từ vựng trong TNNL cũng sẽ góp phần tìm hiểu từ vựng văn học, một mắt xích quan trọng của tiếng Việt văn học giai đoạn trung đại. Như vậy, nghiên cứu TNNL dưới góc độ ngôn ngữ học là cần thiết để hoàn thiện hơn bức tranh lịch sử từ vựng tiếng Việt từ nhiều phương diện, giai đoạn khác nhau. Như đã nói ở trên, đây không phải là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, nhưng đây là một đề tài mới vì chưa có một công trình nghiên cứu nào riêng biệt cho từ vựng trong TNNL. Thực hiện công trình này, chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu làm rõ được cơ cấu từ vựng trong tác phẩm. Từ đó, phần nào hình dung được cơ cấu từ vựng nói chung của giai đoạn hình thành tác phẩm. Thực tế cho thấy, với một trạng thái từ vựng đã qua, chúng ta không thể kì vọng có trong tay đầy đủ, toàn bộ từ vựng của một ngôn ngữ. Do đó, mỗi tài liệu thành văn được nghiên cứu, ít nhiều có tính đại diện cho một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử từ vựng tiếng Việt. Nghiên cứu từ vựng trong TNNL giúp hình dung được diện mạo từ vựng, cũng như đặc điểm sử dụng (hoạt động) của các đơn vị từ vựng trong quá khứ, cụ thể ở đây là tiếng Việt thế kỉ XVII . 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Luận án được thực hiện với mục đích làm rõ và miêu tả được cấu trúc từ vựng trong tác phẩm TNNL trên các bình diện từ vựng, ngữ pháp của chúng, cũng như những đặc điểm về nguồn gốc, tính chất của các bộ phận, các lớp từ vựng trong thời kì lịch sử đó. Để thực hiện mục đích trên, luận án xác định rõ những nhiệm vụ cần thực hiện như sau: - Một là, xác định cơ sở lí luận trong nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt và xác định các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt. - Hai là, phân xuất, lập danh sách các đơn vị từ vựng trong TNNL - Ba là, phân tích, miêu tả được cấu trúc từ vựng trong TNNL về mặt nguồn gốc, thành phần cấu tạo, ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng từ dưới nhiều góc độ khác nhau. - Bốn là, tìm hiểu những diễn biến từ vựng để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa từ vựng trong TNNL với từ vựng hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể là toàn bộ từ vựng và các đơn vị từ vựng tiếng Việt trong tác phẩm TNNL. Điểm thuận lợi của luận án là chỉ tập trung nghiên cứu các đơn vị từ vựng trong một văn bản viết cụ thể. Tuy nhiên, vì đây là một văn bản cổ nên khó tránh được những dị bản. Để có văn bản tin cậy, chính xác làm ngữ liệu trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn bản TNNL do Nguyễn Thị Lâm khảo cứu, sưu tầm và biên soạn [74] làm ngữ liệu nghiên cứu chính. Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo thêm bản TNNL do Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh phiên âm, chú thích và giới thiệu [86]. - Dựa vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định. Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung ở một số bình diện cụ thể như nguồn gốc từ vựng, hình thái cấu trúc và các chức năng ngữ nghĩa, ngữ pháp của các đơn vị từ vựng… 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp chủ đạo của luận án là phương pháp miêu tả đồng đại. Nghiên cứu về từ vựng trong một tác phẩm ở quá khứ, chúng tôi sử dụng “nhát cắt” theo chiều ngang, miêu tả trạng thái ngôn ngữ (ở đây là bình diện từ vựng) tại một giai đoạn lịch sử nhất định (thế kỉ XVII) để thấy được bức tranh ngôn ngữ tại thời điểm đó. Cụ thể hơn, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả từ vựng trong một tác phẩm cụ thể tại một thời điểm lịch sử xác định. Chính vì vậy, những thủ pháp trong miêu tả đồng đại lịch sử được chúng tôi triệt để áp dụng. Nghiên cứu trạng thái đồng đại trong lịch sử của một yếu tố ngôn ngữ vẫn cần đến những so sánh có thể là xuyên trạng thái, tức xem xét từ ngữ trong nhiều ngữ cảnh xuất hiện khác nhau, nhiều tác phẩm khác nhau, nhằm xác lập được chính xác ngữ nghĩa, ngữ dụng của các yếu tố ngôn ngữ đó. Chúng tôi cũng áp dụng một cách hợp lí những thủ pháp nghiên cứu định lượng nhằm thống kê, khảo chứng ngữ liệu thật cụ thể, chính xác để phân tích. 6. Cái mới của luận án Chúng tôi thực hiện luận án này để có được và cung cấp những thông tin mới như sau: - Những số liệu định lượng, đặc tính về mặt định lượng của các đơn vị từ vựng trong TNNL. - Phản ánh chân thực diện mạo, cấu trúc từ vựng tiếng Việt được thể hiện trong tác phẩm TNNL, qua đó giúp hình dung được từ vựng tiếng Việt thế kỉ XVII. Với những phân tích tỉ mỉ, cẩn thận, bức tranh từ vựng giai đoạn này sẽ dần dần được tái hiện qua những đặc trưng nổi bật như nguồn gốc các đơn vị từ vựng; vấn đề từ loại của các từ; những biến đổi của các đơn vị từ vựng trong TNNL so với tiếng Việt hiện nay. - Góp thêm một tư liệu mới, quan trọng cho quá trình nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt. Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành miêu tả từ vựng tiếng Việt trong một số văn bản thuộc giai đoạn trước và sau thế kỉ XVII. Nguồn ngữ liệu mới mà chúng tôi cung cấp qua luận án sẽ góp phần cho thấy rõ hơn toàn cảnh từ vựng tiếng Việt giai đoạn trung đại. 5 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến luận án, luận án gồm có bốn chương: - Chương 1: Nguồn ngữ liệu và một số vấn đề lí luận của luận án. Chương này sẽ giới thiệu chung về tác phẩm Thiên Nam ngữ lục (văn bản, tác giả, hoàn cảnh sáng tác) và đánh giá vai trò, giá trị của TNNL đối với việc nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày cơ sở lí luận trong nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt và việc xác định các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Từ đó, đưa ra được kết quả thống kê định lượng các đơn vị từ vựng có trong tác phẩm TNNL. - Chương 2: Từ trong từ vựng của Thiên Nam ngữ lục. Chương này đi sâu miêu tả và phân tích các đơn vị từ vựng được gọi là từ trong TNNL. Những đơn vị này khảo cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau như nguồn gốc, ngữ pháp và ngữ nghĩa. - Chương 3: Ngữ trong từ vựng của Thiên Nam ngữ lục. Chương này đi sâu vào miêu tả và phân tích các đơn vị từ vựng được gọi là ngữ trong TNNL. Chúng tôi tiến hành khảo cứu một loạt các ngữ như ngữ định danh, ngữ láy và thành ngữ, quán ngữ. - Chương 4: Một số biểu hiện của diễn biến từ vựng từ Thiên Nam ngữ lục đến tiếng Việt hiện nay. Chúng tôi miêu tả những biến đổi của các đơn vị từ vựng trong TNNL so với hiện nay như biến đổi về cách dùng; biến đổi về ngữ nghĩa và ngữ pháp; những đơn vị hiện nay không dùng nữa. Trong phần nội dung, khi miêu tả, phân tích các đơn vị từ vựng trong TNNL. Chúng tôi quy định một số cách hiểu sau: - Khi liệt kê các đơn vị từ vựng, ngay sau đó, chúng tôi đưa ra tần số hoạt động của nó trong TNNL (nếu thấy cần thiết) để trong dấu ngoặc. Ví dụ: cây (21), nghĩa là từ “cây” được sử dụng 21 lần trong TNNL. - Khi dẫn chứng các câu thơ trong TNNL, chúng tôi đánh dấu số thứ tự của câu thơ trong tác phẩm ở ngay đầu dòng để thuận tiện cho việc tra cứu. 6 CHƢƠNG 1. NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN Thiên Nam ngữ lục (TNNL) là một tập sử ca trường thiên ra đời vào cuối thế kỉ XVII. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của dòng văn học viết bằng chữ Nôm, một thứ chữ xuất hiện vào giai đoạn đầu của thời kì độc lập dân tộc, đã trở thành niềm tự hào và là bằng chứng về sự phát triển của ý thức độc lập, tự cường của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, TNNL vẫn có một vị trí xứng đáng trong quá trình phát triển của văn học sử nước nhà và ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu chung về văn bản TNNL (văn bản, tác giả, hoàn cảnh sáng tác) và giá trị văn học, ngôn ngữ của nó. Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề lí luận liên quan đến luận án để lấy đó làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu của mình. 1.1. Một số vấn đề về văn bản Thiên Nam ngữ lục 1.1.1. Các văn bản Thiên Nam ngữ lục “Thiên Nam ngữ lục” (với 8136 câu lục bát, 31 bài thơ chữ Hán và 2 bài thơ chữ Nôm) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm đồ sộ nhất trong kho tàng văn học cổ điển ở nước ta. Sách vốn có tên gọi là "Thiên Nam ngữ lục ngoại kỉ". Từ “ngữ lục” vốn có nguồn gốc Phật giáo, chỉ những ghi chép của các giáo đồ khi nghe thầy của họ thuyết pháp. Về sau, cụm từ này được sử dụng trong phạm vi rộng rãi hơn, để chỉ sự ghi chép những lời bàn luận (ngôn đàm) của nhân vật lịch sử - văn hóa nổi tiếng. Các sử gia Việt Nam trước đây cũng thường dùng cụm từ “ngoại kỉ” để chỉ giai đoạn lịch sử dân tộc ta từ thế kỉ X trở về trước. Về mặt văn bản, tác phẩm đang xét có hai quyển, chỉ có quyển đầu chép phần lịch sử ngoại kỉ mà phần lớn bắt nguồn từ các dã sử, truyền thuyết, còn quyển sau chép lịch sử “bản kỉ” nước nhà (sau thế kỉ X) mà gọi chung cả hai quyển là "ngoại kỉ" thì không ổn nên sau này người ta đã lược bớt hai chữ "ngoại kỉ". Như vậy, “Thiên Nam ngữ lục” là tên gọi vừa gọn vừa đúng với thực tế. Để nghiên cứu về từ ngữ trong một văn bản cổ, chúng tôi cần tìm cho mình một bản phiên âm tin cậy và có giá trị nhất. Học giả Nguyễn Thị Lâm trong 7 quá trình nghiên cứu TNNL đã tìm ra 6 dị bản khác nhau ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đó là các dị bản mang các kí hiệu AB.478, AB.192, AB.315, AB.573, AB.308, AB.337. Theo Nguyễn Thị Lâm [75], hiện trạng các văn bản ấy như sau: 1. Thiên Nam ngữ lục ngoại kỉ, AB.478, gồm 2 quyển đóng rời. Quyển đầu 58 tờ, quyển sau từ tờ 59 đến tờ 134, chữ viết tương đối đều đặn và sắc nét trên khổ giấy 30 x 17 cm, mỗi tờ viết hai mặt, mỗi mặt 8 dòng, chất giấy đã sờn cũ. Toàn bộ số tờ được tu bổ bằng cách lồng vào giữa mỗi tờ là một tờ giấy bản, ép cứng. Sách có mục lục, tựa. Nội dung diễn ca lịch sử Việt Nam từ Kinh Dương Vương đến đời Lê Trung hưng như đã nêu. 2. Thiên Nam ngữ lục ngoại kỉ, AB.192 gồm 2 quyển thượng và hạ đóng chung. Sách không có mục lục, tựa. Quyển thượng 79 tờ, quyển hạ 112 tờ, mỗi tờ chép hai mặt, mỗi mặt 9 dòng. Chữ viết thô trên giấy bản dày và còn mới, khổ 30 x 21cm. Nội dung về cơ bản giống như bản trên, nhưng xét về chi tiết thì cũng có ít nhiều dị biệt. Chúng tôi nghĩ bản này có thể được sao chép từ một bản cũ khác với bản AB.478 mà hiện nay không còn, hoặc cũng có thể được chép ra từ chính bản ấy, nhưng có thêm bớt sửa chữa. Cuối sách có phụ chép một số câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan. 3. Nam sử diễn ca, AB.573. Sách không có quyển thượng, gồm 67 tờ, chữ viết khá đều đặn trên giấy khổ 31 x 21cm, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 9 dòng. Nội dung: diễn ca lịch sử Việt Nam từ nhà Đinh đến Lê Trung Hưng, nhưng so với quyển Hạ ở hai bản trên, bản này chép thiếu 31 câu cuối. 4. Việt sử quốc âm, AB.308. Sách không có quyển thượng, gồm 67 tờ, chữ viết thô trên giấy khổ 31 x 21cm. Nội dung: diễn ca lịch sử Việt Nam từ nhà Đinh đến Lê Trung Hưng một cách đầy đủ như trong quyển hạ của các bản AB.478, AB.192. Trên văn bản vẫn còn nhiều dấu vết chấm câu hoặc chữa chữ nọ bằng chữ kia ở ngay bên cạnh. 5. Thiên Nam quốc ngữ lục kí, AB.315. Sách không có quyển thượng, gồm 61 tờ, chữ viết tương đối đều trên giấy khổ 31 x 12 cm mỗi tờ 2 trang, mỗi 8 trang 9 dòng. Nội dung: diễn ca lịch sử Việt Nam từ Đinh Tiên Hoàng đến Lí Thần Tông. Mở đầu mỗi triều đại có một đoạn tóm tắt bằng chữ Hán viết thu nhỏ lại. Cuối sách chép ngọc phả Thiền sư Nguyễn Minh Không và các bài phú Hồng nhan bạc mệnh, Hàn vương tôn... 6. Nam Thiên quốc ngữ thực lục, AB.337. Sách không có quyển thượng, gồm 58 tờ, chữ xấu trên giấy khổ 26 x 18 cm. Hình thức và nội dung giống như bản AB.315 vừa kể trên. Nhưng phải nói rằng bản này và bản AB.315 chép sót rất nhiều, ngay từ Lí Thái Tổ đến Lí Thần Tông đã bỏ đi một đoạn dài 294 câu. Chúng tôi nghĩ các bản này có thể là do trường Viễn đông Bác cổ thuê chép về sau. Như vậy, cho đến nay, chúng ta có tất cả 6 dị bản TNNL. Hầu hết các văn bản này đều không ghi niên đại, tác giả, tên người sao chép hoặc nơi tàng trữ... Điều này đã gây không ít khó khăn, phức tạp trong quá trình nghiên cứu tác phẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện chúng ta chưa tìm thấy một văn bản nào có niên đại gần với thời điểm ra đời của tác phẩm thì tất cả đó vẫn là nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu, tìm hiểu TNNL. Nếu căn cứ vào hình thức văn bản và các đặc điểm về ngôn ngữ văn tự, các nhà nghiên cứu cho rằng bản có kí hiệu AB.478 là cổ nhất và cũng là bản có nội dung đầy đủ hơn cả. Còn các bản khác tuy được sao chép về sau nhưng cũng chỉ là những tài liệu tham khảo đáng quý. Qua việc tìm hiểu về ngôn ngữ, văn tự, Nguyễn Thị Lâm cho rằng văn bản AB.478 đã được sao chép từ một văn bản khá cổ và người sao chép đã tỏ ra trung thành với văn bản được sao chép. Tuy nhiên, văn bản này cũng cần làm sáng tỏ một vài vấn đề. Phần đầu là bản Mục lục dài 15 trang có tiêu đề: “Việt Nam sử kí niên mục lục” và cuối sách có bài tựa “Đại Việt sử kí tiệp lục tổng tự”, đều không nằm trong TNNL. Đó là những phần trong những cuốn sách sử đời trước. Việc chép chung những tác phẩm khác nhau vào cùng một cuốn sách chép tay không phải là một điều hiếm thấy trong kho sách Hán Nôm cũ. Như vậy, ở đây chỉ có phần nội dung viết bằng chữ Nôm là thực sự của TNNL. 9 Sau khi xác định được văn bản chữ Nôm đáng tin cậy, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phiên âm TNNL. Cách đây hơn năm mươi năm, đông đảo người đọc biết đến tập diễn ca lịch sử này qua bản phiên âm, chú thích và giới thiệu của các Giáo sư Đinh Gia Khánh và Nguyễn Lương Ngọc do Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành vào năm 1958 thành hai tập: tập một từ thời Hồng Bàng đến đời Ngô và tập thứ hai từ đời Đinh đến đời Trịnh. Với công trình này, TNNL lần đầu tiên được nghiên cứu, giới thiệu khá công phu. Hai Giáo sư dựa vào ba dị bản chữ Nôm mang kí hiệu AB.478, AB.192, AB.315, trong đó AB.478 được coi là bản nền. Với phương pháp làm việc khoa học, hai ông đã đối chiếu các dị bản để xác định lại nhiều câu, chữ, làm cho nó hợp lí, rõ nghĩa hơn, đã đính chính được những sai lầm về thời điểm trong nguyên tác…Đặc biệt, hai ông đã xuất phát từ những yếu tố trong văn bản để đi tới những nhận xét và kết luận về tác giả và tác phẩm một cách có sức thuyết phục. Bởi vậy, cuốn sách này đã có những đóng góp đáng kể trong việc tìm hiểu, nghiên cứu TNNL. Cách đây hơn chục năm, một bản phiên âm TNNL nữa được xuất hiện, với tác giả là Nguyễn Thị Lâm. Trong “Thiên Nam ngữ lục” (khảo cứu, phiên âm, chú giải) của Nhà xuất bản Văn học năm 2001, bà đã giới thiệu thêm ba dị bản khác và tiến hành khảo dị trên cả sáu dị bản này. Sau khi khảo sát kĩ thực trạng của chúng, nhất là của bản nền AB.478, bà đã hiệu chỉnh trên 400 trường hợp phiên âm và ngót 50 trường hợp chú thích, bổ sung gần 130 trường hợp chú thích mới, lập thêm các bảng sách dẫn tên người, tên đất xuất hiện trong văn bản. Đây là bản phiên âm đã kế thừa được những thành tựu của bản phiên âm năm 1958. Hơn nữa, nhiều kết quả nghiên cứu mới trong các ngành văn học, sử học và nhất là những thành tựu trong nghiên cứu chữ Nôm trong những thập kỉ gần đây đã cho phép tác giả giải quyết thấu đáo, thỏa đáng hơn một số điểm còn tồn nghi trong văn bản trước đó về các mặt phiên âm, khảo dị cũng như chú thích. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn bản phiên âm Quốc ngữ của tác giả Nguyễn Thị Lâm làm tư liệu nghiên cứu chủ yếu. 10 Trong bản phiên âm “Thiên Nam ngữ lục” của Nguyễm Thị Lâm, tác giả đã phiên âm, chú giải 8136 câu thơ lục bát chữ Nôm và hơn ba chục bài thơ chữ Hán, Nôm đã được dịch nghĩa. Nội dung của TNNL diễn ca lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến hết đời Hậu Trần, qua các thời kì: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Lí Ông Trọng, An Dương Vương, Triệu Đà, Phụ chép Thứ sử nhà Hán (Tích Quang, Nhâm Diên, Tô Định), Hai Bà Trưng, Lại phụ chép các Thái thú nhà Hán, Truyện Sĩ Vương, Triệu Ẩu, Kỉ Tiền Lí Nam Đế, Triệu Việt Vương, Kỉ Hậu Lí Nam Đế, Cao Vương (Cao Biền), Mai Hắc Đế, Kỉ họ Phùng, Kỉ họ Khúc, Kỉ nhà Ngô, Kỉ nhà Đinh, Kỉ nhà Lê (Tiền Lê), Kỉ triều Lí (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông, Cao Tông, Chiêu Hoàng), Kỉ nhà Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Duệ Tông, Ninh Hoàng, Dụ Tông, Nghệ Tông, Giản đế, Sự tích họ Hồ, Thiếu đế), Hồ Quý Li – Hồ Hán Thương, Hậu Trần (Giản Định hoàng đế, Trùng Quang hoàng đế), Kỉ triều Lê. Như vậy, tác giả TNNL chủ yếu dựa vào bộ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên để diễn ca lịch sử nước ta từ đời Hồng Bàng đến đời Hậu Trần. Tuy nhiên, không hiểu sao trong tác phẩm lại không có một dòng nào viết về Sơn Tinh, Thủy Tinh (đời Hồng Bàng), về sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Thường Kiệt. Có chỗ TNNL còn lầm lẫn thời điểm, ví như kể về Lý Ông Trọng trước An Dương Vương, kể về Mai Thúc Loan sau Cao Biền… 1.1.2. Hoàn cảnh sáng tác và tác giả của Thiên Nam ngữ lục TNNL là một tác phẩm thơ Nôm dài nhất trong văn học trung đại Việt Nam nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác cho năm ra đời, cũng như tác giả của nó. Thậm chí, ngay trong bản chữ Nôm tin cậy nhất AB.478, chúng ta cũng không thể tìm thấy niên đại, tác giả hay tên người sao chép…Chính điều này đã đặt ra nhiều giả thuyết cho khoảng thời gian ra đời của tác phẩm. Theo Giáo sư Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh [86], TNNL được viết khoảng cuối thế kỉ XVII, trong thời kì Trịnh Căn ở ngôi chúa (1682 – 1709). 11 Giả thuyết này được chứng minh dựa vào nội dung những câu thơ trong tác phẩm. Khi nói về Trịnh Căn, tác giả TNNL không gọi bằng miếu hiệu như Trịnh Tạc mà gọi bằng chức vị khi còn sống: “Nay Đức Thống đại khí cương…”. “Thống đại” là chữ viết tắt của chức “Đại nguyên soái Thống quốc chính” mà Trịnh Căn được phong vào năm 1685. Lại căn cứ vào phần cuối tác phẩm có nhắc đến Trung hưng truyện, có lẽ là sách Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp liệt truyện của Hồ Sĩ Dương. Sách này viết xong vào năm 1676. Ngay năm ấy, Trịnh Tạc sai họ Hồ viết sử kí sau đời Lê Thần Tông tức từ đời Lê Huyền Tông trở đi. Nhưng đến năm 1681, Hồ Sĩ Dương mất, để công việc còn bỏ dở cho Lê Hy và Nguyễn Quý Đức. Hai người đã hoàn thành bộ sử đó vào năm Chính Hòa 18 (1697) đời Lê Hy Tông tức là sách Đại Việt sử kí tục biên, một cuốn sách có giá trị hơn sách Trung hưng mà không được tác giả nhắc đến. Từ đó, hai nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định rằng TNNL xuất hiện trong khoảng từ năm 1685 đến trước năm 1697 là năm mà sách Đại Việt sử kí tục biên hoàn thành, và muộn nhất thì cũng chỉ kéo dài trong khoảng mấy năm đầu của thế kỉ XVIII. Ý kiến này đã được nhiều người trong giới nghiên cứu tán thành. Chúng ta cũng có thể dựa thêm vào những sự kiện lịch sử Việt Nam để củng cố thêm giả thuyết trên. Ai cũng biết trong thế kỉ XVIII, trong lịch sử Việt Nam đã diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại: phong trào nông dân nổ ra liên tiếp với các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu…Rồi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại, cuộc đại thắng hai mươi vạn quân Thanh do người anh hùng áo vải Quang Trung lãnh đạo…Tất cả những sự kiện ấy đều không thấy nhắc đến trong TNNL. Một người yêu lịch sử và văn học dân tộc đến mức bỏ công phu diễn ca thành một tác phẩm dài hơn 8000 câu thì không thể không ghi chép, phản ánh các sự kiện nói trên đã xảy ra trong lịch sử. Do đó, TNNL phải là một tác phẩm viết ra vào cuối thế kỉ XVII là thời kì mà chế độ Lê – Trịnh sau những năm loạn lạc, chiến tranh đã đi vào một thời kì tạm ổn định. Ở phần cuối tác phẩm, ta thấy tác giả TNNL, hết sức ca tụng công đức họ Trịnh: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan