Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu Truyện ngắn cố sự tân biên sau 1975...

Tài liệu Nghiên cứu Truyện ngắn cố sự tân biên sau 1975

.DOC
115
178
54

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam sau 1975, ở mảng văn xuôi, xuất hiện khá nhiều những tác phẩm mang hơi hướng của những truyện dân gian, truyện lịch sử và truyền thuyết hiện đại… Tuy nhiên, đó không phải là sự kể lại hoặc diễn dịch những câu chuyện cổ mà đằng sau lớp sương mù huyền ảo ấy, ta vẫn cảm nhận thấy“màu sắc và tâm trạng của một thực tế hiện nay”[9,178]. Có thể vì lí do đó mà nhiều tác phẩm trong hướng này được các nhà nghiên cứu đặt tên gọi là “giả cổ tích”, “giả lịch sử”, “giả truyền thuyết”… Chúng tôi tạm gọi chúng bằng cái tên chung là “cố sự tân biên”(truyện cũ viết lại) để khu biệt và thống nhất loại truyện ngắn viết theo phong cách này. Sự hiện diện đầy hấp dẫn của chúng cho thấy đã là đổi mới và cách tân văn học thực sự thì không nhất thiết cứ phải “hướng ngoại" mà "hướng nội" cũng là một con đường đáng để lựa chọn. 1.2. Sự xuất hiện của loại truyện ngắn "cố sự tân biên" quả thực là hiện tượng đáng chú ý. Những truyện ngắn này đã được nhắc tới trong nhiều công trình, trong đó được quan tâm nhiều nhất là truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào, qua việc theo dõi truyện ngắn cuối những năm 80 đã nhận ra sự phát triển của truyện “giả cổ tích”, “giả lịch sử” là một trong hai “vệt sáng lan tỏa của bức tranh toàn cảnh”. Điều này gợi ý cho chúng tôi hướng đi về việc xem xét truyện “cố sự tân biên” như một xu hướng của truyện ngắn Việt Nam đương đại. 1.3. Hướng đi này ngay khi mới xuất hiện đã được nhiều cây bút hưởng ứng cũng như sự đón nhận nhiệt tình của độc giả. Bản thân người viết rất thích thú với những tác phẩm vừa quen vừa lạ của Nguyễn Huy Thiệp, Hòa Vang, Trương Quốc Dũng... Qua thời gian, giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả đã được khẳng định. Đã đến lúc cần một sự tìm hiểu toàn diện và sâu hơn về loại truyện này, bởi vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Xu hướng “cố sự tân biên” trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nhằm tìm hiểu những truyện 1 ngắn "cố sự tân biên" như một hướng đi nổi bật và có ý nghĩa đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Việc “viết lại” trong truyện ngắn Trong bài viết Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại( Lê Thị Dương),www.phongdiep.net, tác giả đã có những lí giải và xem xét hiện tượng truyện viết của văn học hiện đại Trung Quốc dựa trên lí thuyết liên văn bản Julia Kristeva đề xuất. Theo tác giả, “viết lại vốn là hiện tượng văn học rất phổ biến trong lịch sử. Hiểu đơn giản, đây là loại hình sáng tác- một phương thức cải biến các tác phẩm văn học đã có từ trước” [6]. Cùng với việc cung cấp một số tên gọi cho hiện tượng truyện cũ viết lại tác giả khẳng định hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại là một dạng liên văn bản xét với những tác phẩm hết sức thành công: Hồng lâu mộng, Tân hồng lâu mộng, Đại Ngọc truyện, Án mạng lầu hồng, Tân tây du kí… Tác giả Nguyễn Đăng Na, khi nghiên cứu xu hướng phát triển của văn xuôi tự sự Trung đại Việt Nam thời trung đại đã cho rằng có ba xu hướng chính: dân gian, lịch sử và thế tục (Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2007). Ngoài xu hướng thế tục viết về các truyện đời thường còn hai xu hướng còn lại đều sử dụng phương thức sưu tầm, ghi chép, cải biên… là chủ yếu. Ví như Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp) kể về nguồn gốc, phong tục tập quán của nước ta từ xa xưa đã được rất nhiều các tác giả đời sau chỉnh lí, cải biên lại: Vũ Quỳnh chia quyển, cải biên vài ba chi tiết ,đổi tên là Lĩnh Nam chích quái liệt truyện; Đoàn Vĩnh Phúc bổ sung thêm một số truyện và cải tên thành Lĩnh Nam chích quái lục; đến thế kỉ XVIII, Quế Am đã chương hồi hóa Lĩnh Nam chích quái liệt truyện và đổi tên thành Tân đính Lĩnh Nam chích quái liệt truyện… Như vậy, cũng là viết lại, song hầu hết các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đều chỉ nhằm ghi chép lại, yếu tố tân biên cũng chỉ là sự bổ sung, diễn dịch lại câu chuyện sao cho phù hợp với quan điêm người viết. 2 Tác giả Lê Huy Bắc khi viết Truyện ngắn Việt Nam cổ - trung đại (từ thượng cổ đến thế kỉ XIX) trong Truyện ngắn: lí luận tác gia và tác phẩm, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005 cũng đồng tình với tác giả Nguyễn Đăng Na, nhà nghiên cứu đã cho rằng có một mạch nguồn viết lại trong văn học cổ - trung đại Việt Nam. Song, đặc trưng của văn học thời kì này là các tác giả đều giới hạn việc sáng tác của mình vào phạm vi kể lại hoặc ghi chép, các tập truyện có nhiều người tham gia sửa chữa, thêm bớt. “Vì thế văn xuôi trung đại hầu như không được ghi nhận ở góc độ cá nhân mà được quan niệm như thể là các truyện dân gian và bất kì ai cũng có thể thể nghiệm phong cách của mình trên chất liệu ấy…Do vậy, hiện tượng kể lại, bổ sung này… thực sự không góp phần thúc đẩy truyện ngắn phát triển mạnh hơn”[3,110]. Như vậy, trong văn học Việt Nam, hiện tượng viết lại truyện cũ đã xuất hiện từ lâu song phải đến thời kì đổi mới nó mới thực sự được chú ý và quan tâm, sử dụng đúng mức và hiệu quả. 2.2. Hiện tượng “cố sự tân biên” trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 PGS Đặng Anh Đào là một trong những nhà nghiên cứu quan tâm nhất tới xu hướng “truyện cũ viết lại” này trong văn học Việt Nam. Bà là người đầu tiên đưa ra khái niệm truyện “giả cổ tích” như là một thể loại trong sự phân loại cùng với “giả lịch sử”, “giả ngụ ngôn”... và trong sự đối sánh với cổ tích, truyện lịch sử (Đặng Anh Đào, Biển không có thủy thần- Tài năng và người thưởng thức,Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001). Bà còn nghiên cứu truyện theo xu hướng viết lại này trong mối liên hệ với một số đặc điểm nghệ thuật như nguyên tắc đa âm trong văn xuôi (Từ nguyên tắc đa âm tới một số hiện tượng văn học Việt Nam, Tạp chí văn học, số 6, 1990), hình thức nhại (Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay,Tạp chí văn học,số 6,1991), trong mối liên hệ về hình thức kể chuyện với văn học dân gian (Âm hưởng văn học truyền miệng trong nghệ thuật kể chuyện Việt Nam, www.vienvanhoc.org.vn). Ở bài Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay, bà đã lưu ý người đọc về tính chất 3 grotexco (nghịch dị) trong "phong cách viết của những "truyện cũ viết lai". Rõ ràng, bà đã công nhận có một xu hướng viết những truyện theo cách "cố sự tân biên" và còn khẳng định sự độc đáo trong phong cách viết của loại hình này. Những nghiên cứu của PGS Đặng Anh Đào có ý nghĩa mở đường cho việc nghiên cứu những truyện ngắn có hình thức viết lại này trở thành một xu hướng đặc biệt của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Bài viết Về một số phương thức xử lý vật liệu "chuyện xưa tích cũ" trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại, www.hoinhavanvietnam.vn của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm là lời gợi ý gần gũi và thiết thực cho người viết trong việc triển khai những nhận diện về truyện ngắn "cố sự tân biên" trong sự so sánh với nguyên mẫu là cốt truyện, nhân vật và thủ pháp nghệ thuật. Luận án PTS KH Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1995, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 1995 của tác giả Lê Thị Hường đã nghiên cứu truyện ngắn tương đối toàn diện cả về mặt hình thức. Tác giả tuy không nhắc tới xu hướng "cố sự tân biên" nhưng trong công trình của mình đều thừa nhận có một hình thức truyện ngắn đáng chú ý là những truyện "giả cổ tích", "giả lịch sử"…, thậm chí tác giả còn dừng lại so sánh và phân tích sự giống và khác nhau giữa cổ tích dân gian và truyện “giả cổ tích”. Đồng thời, khi xem xét vấn đề cốt truyện của truyện ngắn, tác giả cũng nhận ra một số tác phẩm bắt chước cách kể chuyện theo lối chương hồi của tiểu thuyết cổ điển. Như vậy, dù chưa nói tới một xu hướng "cố sự tân biên" trong văn học nhưng ít nhiều tác giả đã thừa nhận và quan tâm tới thể loại truyện ngắn theo hình thức phỏng nhại - một hình thức phổ biến nhất của truyện ngắn "cố sự tân biên". Bùi Thị Thanh Truyền là tác giả dành nhiều sự quan tâm tới những truyện có xu hướng viết lại từ dân gian này, trong đó bài Song đề truyền thống – hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, 2008) thể hiện sự đồng cảm lớn nhất với chúng tôi. Tuy chưa thừa nhận truyện cũ viết 4 lại như là một xu hướng của truyện ngắn nhưng tác giả đã gọi đó là "các truyện ngắn theo phong cách "giả cổ tích" và "truyện cũ viết lại". Dừng lại ở điểm chung trong điểm nhìn trần thuật, bước đầu tác giả đã thừa nhận điểm chung trong hai nhóm truyện này là "sự kết hợp tương đối hài hòa giữa hai mặt cổ xưa và mới mẻ trong điểm nhìn nghệ thuật song hành với khát vọng, nỗ lực đổi mới văn học của nhà văn"[45,26]. Tác giả Lê Huy Bắc trong chương hai của Truyện ngắn lí luận, tác gia và tác phẩm, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005 có bài viết Truyện ngắn nhại đã coi nhại là hình thức kể chuyện của truyện ngắn và tác giả dùng những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp để tìm hiểu hình thức trần thuật trên. Bài viết đi sâu phân tích những biểu hiện của kĩ thuật nhại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, kể cả về nội dung, hành động nhân vật và nghệ thuật của truyện. Như vậy, ít nhiều, hình thức kể chuyện của truyện ngắn "cố sự tân biên" đã được quan tâm và khẳng định yếu tố mới mẻ của loại truyện này. Cũng quan tâm tới những truyện ngắn theo xu hướng viết lại này, nhưng tác giả Trần Lê Bảo chú ý tới những truyện mang âm hưởng truyện truyền kì, nhà nghiên cứu đã gọi chúng là Liêu trai Việt Nam hiện đại (Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006). Tác giả đã tìm hiểu khá chi tiết những biểu hiện cũng như giá trị nội dung, nghệ thuật của loại truyện này. Dù chỉ nghiên cứu một loại trong xu hướng chung nhưng bài viết đã có nhiều gợi mở về nội dung cũng như phương pháp tiếp cận hình thức truyện ngắn độc đáo này. Trên đây là những công trình có ảnh hưởng trực tiếp tới người viết trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Phần đông các công trình khác đều công nhận truyện ngắn "cố sự tân biên" với những loại riêng: giả cổ tích, giả lịch sử, giả ngụ ngôn… như một loại truyện có đóng góp tích cực trong việc đổi mới quan niệm nhận thức về hiện thực, con người và bút pháp nghệ thuật trong văn học Việt Nam sau 1975 như trong Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975, Phùng 5 Hữu Hải, www.evan.vnexpress.net , 2006; công trình Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007 của PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã tìm hiểu những bước đi của văn xuôi có tính chuyên sâu. Tác giả đã đánh giá và lí giải rất thuyết phục mối quan hệ từ sự thay đổi quan niệm của nhà văn dẫn tới những thay đổi tất yếu và tương ứng trong hệ thống quan niệm về con người và nghệ thuật trần thuật của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975- 1995. Chuyên luận gợi ý phương pháp cũng như kiến thức cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, nhận diện và đánh giá truyện ngắn "cố sự tân biên" trong văn học Việt Nam sau 1975. Một số bài nghiên cứu khác chủ yếu tìm hiểu trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: Đoàn Hương gọi chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần... là “cổ tích hiện đại”(Đoàn Hương, Người kể chuyện cổ tích hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội, 2004), Lã Nguyên nhận thấy dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài (Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, www.vienvanhoc.org.vn)… Tuy chưa đánh giá một cách toàn diện những truyện ngắn viết lại như chúng tôi đã đặt tên nhưng những bài viết này đã thừa nhận có một mạch nguồn cố sự, dân gian trong những sáng tác văn học hiện đại. Chúng có ý nghĩa gợi mở cho người viết trong quá trình nghiên cứu khi đặt những hiện tượng rời này vào trong một xu hướng chung - xu hướng viết lại. Như vậy, các truyện ngắn "cố sự tân biên" đã được giới nghiên cứu hết sức quan tâm trong thời kì vừa qua. Sự xuất hiện của loại truyện này như là một dấu hiệu đổi mới trong việc cách tân nghệ thuật. Không ít những bài viết bàn về những truyện "viết lại" nhưng hầu như có không có nhiều bài viết đặt chúng trong mối liên hệ và một phong cách chung. Song, tất cả những ý kiến, nhận định trên sẽ là những gợi ý hết sức quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. 6 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Lựa chọn đề tài này, người viết muốn tìm hiểu và đánh giá một hiện tượng lý thú của truyện ngắn Việt Nam sau 1975- truyện ngắn "cố sự tân biên" , thông qua đó, khẳng định tinh thần đổi mới cũng như sự thành công của các nhà văn khi thử nghiệm những hình thức kể chuyện mới trong sự nỗ lực để không lặp lại truyền thống. Đối tượng nghiên cứu: Truyện ngắn "cố sự tân biên" - một thể loại truyện ngắn được sáng tác dựa trên những nguyên mẫu của văn học truyền thống nhưng thể hiện quan niệm và tinh thần của thời hiện đại. Phạm vi nghiên cứu: những sáng tác truyện ngắn Việt Nam được sáng tác và xuất bản từ sau 1975. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp miêu tả, thống kê, phân loại. - Phương pháp đối chiếu, so sánh - Phương pháp phân tích - tổng hợp. 5. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần - Phần I: Mở đầu - Phần II: Nội dung - Phần III: Kết luận Phần Nội dung được triển khai trên ba chương sau: Chương I: Truyện ngắn "cố sự tân biên" trong xu thế phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Chương II: “Cố sự tân biên” và sự đổi mới tư duy nghệ thuật văn xuôi sau 1975 Chương III: Vài nét về nghệ thuật của xu hướng “cố sự tân biên” trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 7 PHẦN NỘI DUNG Chương I TRUYỆN NGẮN "CỐ SỰ TÂN BIÊN” TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 1. Dân chủ hóa - xu hướng nổi bật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Nhìn lại tiến trình phát triển của văn học Việt Nam thế kỉ XX, ta có thể thấy ba xu hướng vận động chính. Từ đầu thế kỉ XX đến 1945, văn học vận động theo hướng hiện đại hóa. Trong 30 năm tiếp theo, từ 1945 đến 1975, có thể nói đại chúng hóa và cách mạng hóa là xu hướng vận động cơ bản của nền văn học trong hoàn cảnh chiến tranh. Còn từ sau 1975, nhất là từ những năm 80 trở đi, dân chủ hóa và nhân văn hóa là xu hướng gần như trở thành dòng chủ lưu của nền văn học. Xu hướng dân chủ hóa thực sự là động lực giúp cho văn học Việt Nam tiếp tục phát triển. Cơ sở hình thành và phát triển của xu hướng này đã manh nha từ những năm 1975 nhưng chúng chỉ thực sự bùng nổ và phát triển từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, với tinh thần "đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật". Trong nghị quyết của Đại hội có đoạn: “ Tự do sáng tạo là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa văn nghệ và để phát triển tài năng...Tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật (chống lại dân tộc, chống lại CNXH, phá hoại hòa bình và không đồi trụy (truyền bá tội ác, sự sa đọa, phá hoại nhân phẩm) đều có quyền được lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê bình). Có thể xem đó là một trong những cơ sở cho tư tưởng dân chủ phát triển. Dân chủ hóa đã thấm sâu và đươc thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học. Về ý thức nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dân chủ hóa các quan niệm về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của văn học, quan niệm về nhà văn và quan niệm về hiện thực. 8 Mặt khác, xu hướng dân chủ hóa của văn học còn thâm nhập và biểu hiện trên nhiều bình diện của sáng tác, từ hệ đề tài, kết cấu, motip chủ đề, cốt truyện, nhân vật cho đến giọng điệu, đạt ngôn ngữ, nghệ thuật trần thuật. Âu đó cũng là điều tất nhiên, vì bao giờ một hiện thực mới cũng đòi hỏi một cách diễn đạt mới. Xu hướng dân chủ hóa đã đưa đến sự nở rộ các phong cách, bút pháp, bộc lộ hết mình các cá tính sáng tạo của nhà văn cùng với việc tìm kiếm, thử nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp mới, kể cả tiếp thu và vận dụng những yếu tố của các trường phái nghệ thuật phương Tây hiện đại. Có thể kể tới Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh…Tiêu biểu nhất trong số các tác phẩm mang xu hướng đổi mới về cách tiếp cận hiện thực cũng như bút pháp là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Trước đây, khi viết về chiến tranh, người cầm bút thường chú trọng khai thác khía cạnh tài năng của các nhà lãnh đạo, khí thế của nhân dân tham gia chiến đấu, và nhà văn thường là người đại diện cho một chiến tuyến, khẳng định chiến thắng và chính nghĩa của đội ngũ mà mình theo. Bảo Ninh đã chọn một hướng tiếp cận khác, ông quan tâm tới con người. Với ông cái còn lại sau mỗi cuộc chiến là những vết thương không lành trong thể xác và tâm hồn con người. Tác giả sử dụng kĩ thuật dòng ý thức để miêu tả cuộc sống nội tâm bên trong của con người theo hình thức nội soi. Ở góc độ này, những góc khuất, bí mật của đời sống tiềm thức của người lính sau chiến tranh khiến người đọc sửng sốt. Nhưng, có một hướng đi khác trong việc thử nghiệm bút pháp nghệ thuật của các văn xuôi Việt Nam sau 1975. Có rất nhiều tác phẩm, đặc biệt là truyện ngắn trở về với truyền thống, vận dụng các yếu tố dân gian. Nó trở thành một hiện tượng phổ biến và khá sôi nổi trong đời sống văn học. Đó là sự xuất hiện của hàng loạt những truyện "giả cổ tích", "giả lịch sử", "giả liêu trai"… với những tên tuổi nổi bật: Nguyễn Huy Thiệp(Những ngọn gió Hua Tát, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết), Hòa Vang(Nhân sứ, Sự tích những ngày đẹp trời, Bụt mệt), Võ Thị Hảo(Hồn trinh nữ, Dây neo trần gian, 9 Vườn yêu,), Lê Đạt(Bài haiku, Lầu hạc vàng, Cây đàn long môn), Lê Minh Hà (Châu Long, An Dương Vương). "Cố sự tân biên" là tên gọi chung mà chúng tôi gọi cho những truyện ngắn viết theo hình thức này. Việc chọn một hiện tượng văn học truyền thống để viết lại như thế ở truyện “cố sự tân biên” không phải là một lựa chọn ngẫu hứng mà là lựa chọn có căn cứ. Thứ nhất, do nội hàm truyện truyền thống rất phong phú về đề tài, các truyện dân gian, sự thật lịch sử, các nhân vật nổi tiếng và các hình tượng điển hình trong các tác phẩm kinh điển có những tư liệu phong phú về ý thức thẩm mĩ và tâm lí văn hóa của dân tộc, nó chứa đựng những nội hàm văn hóa sâu xa và là tiền đề cho các nhà văn sau này xây dựng các tác phẩm mới. Thứ hai, đó là do có sự cộng hưởng tình cảm đặc biệt. Các truyện nguyên mẫu thường là những câu chuyện nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi, nhiều người biết tới nên những tác phẩm được viết lại từ các truyện cũ tác động rất lớn tới thói quen thẩm mĩ của công chúng, khi đọc người đọc đều tìm thấy một sự cộng hưởng riêng. Thứ ba, những truyện cũ có khả năng tạo không gian sáng tạo rộng lớn. Sự mở rộng của đề tài gốc, sự phái sinh của chi tiết, sự phong phú của tính cách nhân vật trong truyện cũ đã cung cấp không gian sáng tạo rộng lớn cho việc “tân biên”. Và “tân biên” cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công của của văn bản mới. 2. Hiện tượng truyện ngắn "cố sự tân biên" trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Văn xuôi Việt Nam sau 1975 có nhiều xu hướng vận động và phát triển, một trong số đó là hướng trở về nguồn cội với các tác dân gian và lịch sử của dân tộc. Để dễ khu vực phạm vi nghiên cứu chúng tôi mượn thuật ngữ "cố sự tân biên" của văn học Trung Quốc để gọi những truyện ngắn theo xu hướng này. Cố sự tân biên (Truyện cũ viết lại) là tên tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn. Truyện được xây dựng trên cơ sở làm mới các truyền thuyết, thần thoại và lịch sử của Trung Quốc cổ đại để phản ánh thực tại xã hội Trung Hoa thế kỉ XX. Thực ra đó là cách làm không 10 mới. Viết lại là hiện tượng rất phổ biến trong lịch sử văn học. Hiểu đơn giản đó là cách sáng tạo tác phẩm văn học mới dựa trên phương thức cải biến các văn bản đã có từ trước. Vận dụng các thủ pháp văn học xác định (vay mượn, trích dẫn, nhại, bắt chước…) văn bản gốc cùng với xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó, việc viết lại các huyền thoại, truyền thuyết, lịch sử được các tác giả thực hiện một cách rất có ý thức. Các tác giả thường sử dụng các tác phẩm nổi tiếng để tiến hành cải biên, dùng cái nhìn hiện đại để thẩm thị lại hình tượng nhân vật, tình tiết câu chuyện, và nội dung tư tưởng của tác phẩm; tổ chức lại hình tượng nhân vật, tình tiết câu chuyện, nội dung tư tưởng trong nguyên tác để phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại, từ đó thể hiện phương thức sáng tác mới. Hay nói cách khác, các tác giả đã dùng chính truyền thống để phản tư truyền thống. Ở Trung Quốc, có nhiều thuật ngữ để chỉ những sáng tác văn học theo hình thức viết lại, làm mới các truyện cũ này như cố sự tân biên((((((, trùng tân cải biên((((((, cải biên((((, cải tả ( ( ( ( , tái sáng tác ( ( ( ( ( … [6], trong số đó thì "cố sự tân biên" (truyện cũ viết lại) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Hình thức này trở thành hiện tượng rất đáng chú ý của văn học hiện đại Trung Quốc và đã có nhiều tác phẩm thành công như Đại Ngọc truyện, Tân Hồng lâu mộng (dựa trên nguyên tác Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần), Tân tây du kí của Trần Cảnh Triều (dựa trên nguyên tác Tây du kí của Ngô Thừa Ân)… Các tác giả không chỉ đã cải biên cốt truyện mà còn thay đổi cả hình thức thể loại của tác phẩm cũ. Tác giả Ashibe Taku đã mượn bối cảnh của Hồng lâu mộng để viết truyện trinh thám Án mạng lầu hồng, với những vụ giết người hàng loạt, trong đó thập nhị kim thoa là nạn nhân còn Giả Bảo Ngọc biến thành thám tử nghiệp dư. Điều thú vị là trong văn học Việt Nam sau 1975 cũng xuất hiện những tác phẩm mượn chuyện xưa để nói chuyện nay như vậy. Trong bài viết này, chúng tôi mượn thuật ngữ “cố sự tân biên” cũng theo tinh thần như trên nhằm xác định và tìm hiểu xu hướng đặc biệt đó của văn học Việt Nam sau 1975. Vì vậy, cũng nằm trong mạch truyện cổ viết lại 11 nhưng một số tác phẩm như Ngựa thần từ đâu đến; Lửa vàng, lửa trắng; Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu (Phạm Hổ), Một đời hoàng phái, Bạn cùng trường, Nữ hoàng đảo yến (Ngô Văn Phú)… chúng tôi không xếp vào cùng loại để khảo sát trong khuôn khổ luận văn này. Truyện ngắn "cố sự tân biên" chiếm một số lượng không nhỏ trong các sáng tác văn xuôi sau 1975. Một trong những tác giả đi tiên phong trong việc sáng tác loại truyện này là Nguyễn Huy Thiệp với một loạt những truyện: Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi, Trương Chi, Muối của rừng, Giọt máu, Kiếm sắc, Vàng lửa… ngay từ những ngày đầu của thời kì đổi mới. Bên cạnh đó, có thể kể tới những tác giả nổi tiếng với phong cách viết này như Hòa Vang (Sự tích những ngày đẹp trời, Nhân sứ, Bụt mệt…), Võ Thị Haỏ (Dây neo trần gian, Vườn yêu, Hồn trinh nữ, Khát của muôn đời, Nữ hoàng cô đơn, Tim vỡ…) và rất nhiều tác giả khác ít nhiều ảnh hưởng: Chu Nam (Máu của thủy thần), Trương Quốc Dũng (Đường Tăng), Lưu Sơn Minh (Bến trần gian, Miêu cẩm), Phạm Hải Vân (Điếu cày, Hận hoa, Tinh chuột), Thái Bá Tân (Bướm trắng)…Thậm chí, hình thức này còn được các nhà văn hải ngoại tìm đến như Trần Vũ( Buổi sáng sinh phần, Mùa mưa gai sắc, Gia phả ) in trong tập Cái chết sau quá khứ, xuất bản tại California năm 1992 và kéo dài đến những năm cuối của thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI với các tác giả Lê Đạt(Tượng Balzac, Bài Haiku, Lầu hạc vàng, Cây đàn Long môn, Con chuột) và Lê Minh Hà(Châu Long, Ngày xưa, cô Tấm…, An Dương Vương, Tiếng trăng, Ới ơi dâu bể, Sơn Tinh Thủy Tinh, Gióng). Như vậy, thời gian phát triển của loại truyện này không quá dài nhưng thực sự nó đã trở thành hiện tượng rất đáng kể trong văn xuôi Việt Nam sau 1975. Truyện "cố sự tân biên" làm phong phú thêm cho các truyện thần thoại, truyền thuyết, các câu chuyện vốn đã quen thuộc, cung cấp thêm tinh thần hiện đại để làm nên những câu chuyện mới. Về cách viết loại này, văn bản gốc, “cố sự” rất quan trọng. Tác giả phải nắm vững văn bản gốc trên cơ sở 12 triển khai hợp lí phần tưởng tượng thêm như tình tiết, tâm lí… Tuy nhiên, tác giả lại không được quá lệ thuộc, nệ cổ đối với văn bản gốc. Cái đặc sắc của những truyện theo lối viết lại này chính là phần thêm thắt, sáng tạo, tưởng tượng của nhà văn. Người đọc chỉ có hứng thú khi tìm ra những điểm mới, những điều không có trong những tác phẩm mà họ đã biết trước. Như vậy, cách viết mới này đòi hỏi không chỉ người viết mà cả người đọc một trình độ tri thức và văn hóa nhất định. Tuy không quá nệ cổ nhưng tác giả khi viết truyện cũng không thể tùy tiện phóng bút, xa rời chủ đề sốc mà phải có sự liên kết giữa các chủ đề nội dung với nhau. Điều đó khiến các truyện cổ viết lại vừa có âm hưởng hồi cố lại vừa có sự hướng vọng về thực tại. Khi sáng tạo lại, đồng thời tác giả phải đặt tác phẩm trong không gian văn hóa khác, đưa thêm những nghĩa mới nên tác phẩm được đọc khác đi không chỉ là do khung cảnh văn hóa mới mà còn là do những sáng tạo riêng. Do đó, câu chuyện có thể cũ song luôn mang ý nghĩa của thời đại, văn bản có thể bị lặp lại song ý nghĩa thì không thể lặp lại. Cũng vì truyện có ảnh hưởng rất lớn của yếu tố truyền thống và hiện đại mà người đọc cảm thấy chúng vừa gần gũi lại vừa mới mẻ, hấp dẫn. Sáng tạo truyện ngắn "cố sự tân biên" dù rằng quan niệm về truyện khá đơn giản: sử dụng những tác phẩm cũ để tiến hành cải biên để đánh giá lại nội dung tư tưởng, hình tượng nhân vật… song cái khó của loại truyện này không chỉ ở nội dung ý tưởng mà còn ở phần “tân biên”, tức là vấn đề viết mới như thế nào. Điều này được các nhà văn hết sức quan tâm. Viết lại bao gồm các hình thức: viết lại ((((, viết thu gọn (((), viết mở rộng (((), trích dẫn, vay mượn [6]. Tùy từng ý tưởng mà các tác giả lựa chọn hình thức khác nhau. Châu Long, An Dương Vương, Gióng (Lê Minh Hà) là viết lại truyền thuyết. Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc, Nguyễn Thị Lộ (Nguyễn Huy Thiệp) là vay mượn sự kiện, nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, đa phần các truyện khi được "tân biên", các nhà văn đều chú trọng viết mở rộng với văn bản gốc. Bởi khi viết mở rộng (((), người viết có thể phát huy trí tưởng tượng của bản 13 thân, làm cho các tình tiết sinh động, phong phú hơn, song không tách rời khỏi nội dung hạt nhân của văn bản gốc. Sự tích những ngày đẹp trời (Hòa Vang ), Sơn Tinh – Thủy Tinh, Tiếng trăng (Lê Minh Hà) Trương Chi, Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp)…đều là viết mở rộng. Trong văn học Việt Nam sau 1975, xu hướng "cố sự tân biên" không chỉ là sự cải biên, vay mượn nội dung, cốt truyện đã có sẵn mà các tác giả còn vay mượn hình thức kể chuyện. Các tác giả đã "tân biên" truyện cũ cả trên phương diện nội dung cũng như hình thức thể loại. Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp), Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao, Hồn trinh nữ, Khát của muôn đời (Võ Thị Hảo) là mượn motip và hình thức kể chuyện của truyện cổ tích. Bến trần gian (Lưu Sơn Minh), Điếu cày, Hận hoa, Tinh chuột (Phạm Hải Văn) là mượn cách kể chuyện của truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Đường tăng (Trương Quốc Dũng), Hoa đại trắng (Đức Ban), Thợ may (Phạm Hải Văn) là mô phỏng kết cấu của truyện ngụ ngôn. Giọt máu, Cún (Nguyễn Huy Thiệp ), Nhân sứ (Hòa Vang ) là mượn hình thức của tiểu thuyết chương hồi… Phần "tân biên" đã vừa làm mới nội dung câu truyện cũ lại vừa làm mới những hình thức kể chuyện cũ, cung cấp cho những truyện cổ dáng dấp hiện đại đồng thời chúng vẫn có âm hưởng truyền thống trong kết cấu, cốt truyện. Tất nhiên, truyện cổ viết lại ở thời kỳ này đã có sự phát triển khá dài so với văn bản gốc và thể loại gốc. Sự ra đời và phát triển của chúng đã góp phần vào quá trình đổi mới văn học, đưa ra cách tân trong việc sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn học. Kết cấu mới gợi lên không khí rất khác biệt, tạo nên ranh giới giữa truyện cổ viết lại với truyện dân gian, lịch sử. Một trong những cách các tác giả sử dụng tương đối phổ biến khi “tân biên” là giữ nguyên cốt truyện cũ, sau đó gia cố thêm bằng các chi tiết mới như nhân vật, diễn biến câu chuyện. Một số truyện được tái hiện trong truyện ngắn đương đại với cốt truyện không thay đổi nhưng không phải tác giả kể lại, thuật lại y nguyên câu chuyện mà đã được tác giả bổ sung thêm một số 14 chi tiết làm cho câu truyện vừa mang cảm giác cổ xưa, vừa mang cảm giác hiện đại. Trong truyện Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), không phải là một Trương Chi hát hay, đàn giỏi như trong sự hình dung xưa nay mà là một Trương Chi thậm xấu (được biết qua lời đề từ), giọng hát “làm bồng bềnh sông nước”, tính cách mạnh mẽ qua hành động tâm trạng: “trật quần đái vọt xuống dòng sông”, “buồn da diết”, văng tục… Nhân vật được đời thường hóa: đói, chửi bới, kiếm ăn. Nhân vật chết sau khi hát bài hát ca ngợi tình yêu. Ngoài ra, chúng tôi thấy trong các tác phẩm của Lê Đạt có rất nhiều truyện được viết theo cách thức này. Bài Hai ku nói về cuộc gặp gỡ giữa Tướng quân Yođa và nhà thơ Basô là có thật nhưng cuộc đối thoại giữa họ cùng những chi tiết như Basô nợ tiền rượu, “mặt như một nông phu”, uống trà như “phường ngưu ẩm”, một Basô sỗ sàng, dung tục, hồn nhiên đến quá mức thì lại mang nhiều nét hư cấu. Cùng một cách thức như thế một loạt các tác phẩm khác như: Lầu Hạc Vàng. Bữa tiệc Flaubert, Bức tranh có ma, Hèn đại nhân đều có những yếu tố thật. Tác giả đã giữ nguyên những sự kiện cơ bản về nhân vật. Câu chuyện về lầu Hoàng Hạc với hai bài thơ của Thôi Hiệu và Lý Bạch là có thật còn cuộc thi thơ được tác giả nói đến không phải để so sánh tài năng mà là sự mời gọi người đọc cùng tác giả Lê Đạt trải nghiệm về quá trình tự giải phóng mình của Thôi Hiệu, nhà thơ bị chính bài thơ Hoàng Hạc lâu của mình cầm tù trong danh tiếng và không thể sáng tác được áng văn nào vượt trội hơn. Flaubert viết với với những trang viết nhập thần là có thật. Cuộc đời của nhà văn Balzac và hoạ sỹ Van Gogh đã từng diễn ra đúng như tác giả nói. Nhưng những chi tiết khác thì đều được tác giả làm mới thêm, qua việc tìm hiểu những chi tiết đó đã giúp chúng ta vừa tìm ra được những bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Truyện Cây đàn Long Môn, nhắc đến mối tình tri âm giữa Bá Nha và Tử Kỳ cùng tiếng đàn huyền thoại. Đồng thời, tác giả bổ sung thêm một loạt chi tiết mới về cuộc sống riêng tư của Bá Nha cũng như sự tái xuất của tiếng đàn một cách đầy dụng ý nghệ thuật. Bằng cách giữ nguyên các sự kiện chính liên quan đến 15 nhân vật với những điều chân thực từ hoàn cảnh xuất thân, đến quá trình tưởng thành, nhưng sự nghiệp của họ theo đuổi và cả cách kết thúc cuộc đời của họ, Lê Đạt đã tạo cho người tiếp nhận tin tưởng vào câu chuyện mình đang kể. Độ tin cậy cao hơn, những chi tiết dù được làm mới, cho thêm vào cũng làm cho nó trở thành cũ xưa nhưng khác chăng là nhờ ở giọng điệu, ngôn ngữ của nhân vật. Nếu như tác giả trong truyện cổ ít biểu cảm, thiên về miêu tả và nhân vật chỉ được miêu tả hành động không có diễn biến nội tâm, nếu có thì cũng mang tính chung chung thì trong các truyện "viết lại" này cũng là các nhân vật không chỉ được chú ý miêu tả nội tâm mà còn có nhiều lời đối thoại thậm chí độc thoại: "Mặc dù nhà thơ đã hết lời nói khó với tên tiểu nhị và cam đoan rằng khi gặp người bạn là Vương tri phủ đang nhậm chức tại đây sẽ cho người đến thanh toán gấp đôi, ông cũng không lay chuyển được lập trường sắt đá của tên hầu bàn. Cũng chẳng nên trách nó. Đời thiếu gì kẻ ăn quỵt mặt mũi còn phương phi, ăn vận còn bảnh bao hơn Thôi Hiệu. Lý luận của nó rất đơn giản: "Ngài đã ăn thì phải trả tiền, không có tiền thì gửi khăn áo ở lại". Và nói đi đôi với làm, nó sấn tới định lột luôn áo nhà thơ"[11,114]. Những lời của nhân vật cũng không còn vẻ chung chung nữa mà mang tính cá nhân rõ rệt, Lý tuần phủ nghe lũ trung gian nói nhiều quá tới tên của Vương Họa lâu dần cũng sinh nghi: "Hay hắn bịa ra cái trò Họa Vương ấy để xấc xược thật. Chẳng lẽ hắn dám nói toẹt ra là Họa Vương nên mới trí trá ra như thế. Ngón xảo ngôn ấy ta còn lạ gì. Nhưng thôi, có dung kẻ dưới mới là bề trên". Lời nói của Lý tuần phủ thể hiện thái độ kẻ cả, khinh khi của mình đối với người họa sĩ kia, những tưởng là khập khiễng nhưng hoàn toàn phù hợp. Nhờ những lời phát ngôn đó mà các nhân vật được bộc lộ hết những nỗi niềm của một con người với đầy đủ quyền lợi được có. Và cũng chính nhằm và những chi tiết được thêm vào và lời nói mang tính hiện đại của nhân vật mà tác giả thể hiện những ý tưởng nghệ thuật của mình. Sự kín đáo đó của tác giả vừa đồng thời thể hiện được tài năng sáng tạo của mình trong bối cảnh văn học có sự phát triển mạnh mẽ chấp nhận, khuyến 16 khích các hình thức cách tân, chấp nhận sự đa nghĩa và khẳng định bản sắc phong cách riêng của từng nhà văn. Mỗi nhà văn cần tạo ra một giọng điệu phong cách riêng lại vừa khẳng định được tài năng của mình thì mới không bị thời gian xoá nhoà. Hình thức mượn xưa để nói nay đã có tính truyền thống từ trước, nay được phát triển cao hơn nữa, để nhằm chuyên chở những thông điệp đánh giá không tiện nói ra trực tiếp nên mượn vỏ bọc của chuyện xưa, người cũ, như vậy vừa hiệu quả, vừa ít bị bắt bẻ. Ngoài hình thức làm mới cốt truyện cũ thì truyện ngắn viết lại còn sử dụng một hình thức khác là viết tiếp kết thúc của các truyện cổ. Khi truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời và truyện Nhân sứ của tác giả Hoà Vang ra đời, dư luận khá xôn xao. Những lời khen chê đều có cả. Nhưng không ai có thể phủ nhận sự mới mẻ của tác phẩm. Đây là hai truyện ngắn được Hoà Vang viết theo hình thức viết thêm phần hậu truyện của những câu chuyện đã định hình trong lòng độc giả. Xưa nay chúng ta vẫn quen với những kết thúc đóng và có hậu của truyện cổ tích, ở đó cái thiện được bù đắp, cái ác bị trừng trị, người “ở hiền gặp lành” kẻ “gieo gió thì gặp bão”. Chúng ta tưởng như thế là kết thúc thoả đáng rồi. Nhưng không, Hoà Vang đã là người đi tiếp, kể cho ta nghe những điều vẫn còn tiếp diễn. Cũng vẫn là nhân vật trong truyện xưa nhưng nếu ở trong truyện của Lê Đạt thường là nhắc lại về cuộc đời của các nhân vật và viết thêm tạo cho người đọc một sự hình dung khác đi về nhân vật nhưng truyện của Hòa Vang thì lại như là những vui buồn của người diễn viên sau cánh gà khi đã diễn xuất những gì người xem yêu cầu. Truyện Sự tích những ngày đẹp trời nói về Mị Nương - nàng công chúa xưa nay ta vẫn hình dung là hiền thục, thật thà, xinh đẹp đã hạnh phúc hài lòng khi theo Sơn Tinh về núi Tản Viên bỏ lại Thủy Tinh thất bại, căm hận, dâng nước trả thù. Chúng ta quen ngợi ca Sơn Tinh và nguyền rủa Thuỷ Tinh, kẻ thất bại, kẻ độc ác, kẻ xấu xa. Và chúng ta quên đi một điều hãy đối xử thật công bằng để xem xét lại mọi việc, khi xét lại mọi việc mới thấy Thủy Tinh quả bị oan. Chàng là một người có tình cảm 17 sâu nặng nhưng do vua Hùng "trọng việc hơn trọng tình" nên đã phải chịu thua Sơn Tinh. Và ngày đẹp trời xuất hiện, đó là khi tâm hồn con người hòa hợp trong thế giới tình cảm, là khi Mị Nương vượt thoát khỏi sự u huyền, trầm mặc của núi để đến với biển cả bao la, vượt thoát khỏi những thiên kiến và thói quen suy nghĩ như “những triền đê che chắn bình yên một thời nhưng cũng che khuất mắt một thời”[47] để đón nhận những cảm nhận mới mẻ. Trong truyện này tác giả không nói nhiều mà để cho nhân vật tự bộc lộ và được giãi bày những lời nói của nhân vật như là lời của những con người hiện đại với ý thức cá nhân cao, phát ngôn để tự bào chữa cho mình: " Bây giờ thì tôi đã từ bỏ tất cả. Tôi đã quyết trả lại ngôi Chúa Biển. Tôi về đây, cố hướng mãi, cố nhỏ bé mãi con người mình đi tìm được tận đến suối nguồn này, hy vọng gặp em. Và... duyên phận đã cho tôi... Em đây rồi. Tôi đã được nói hết lòng mình, những lời phải nén sâu chôn chặt bao năm, riêng em... Thế là hết, tôi chả còn gì để nói nữa, để mong nữa. Tôi chẳng biết mình sẽ làm gì bây giờ. Chỉ biết rằng chưa chắc tôi đã có thể trở nên có ích hơn, nhưng sẽ được sống thanh thản hơn, nhẹ nhõm hơn. Lại biết đến bao giờ, đến bao giờ nữa, tôi mới có thể gặp lại em... "[47]. Tuy là phần hậu truyện nhưng lại có mối liên hệ khớp với phần truyện chúng ta thường nghe. Ở đây vừa là cái nhìn mới mẻ của nhà văn cũng là sự đánh giá của người hiện đại về những truyện đã qua. Cách lật ngược lại vấn đề như vậy chính là một nét đặc sắc của các sáng tác văn học ngày nay. Ngoài ra, còn có nhiều truyện ngắn khác cũng được viết theo dạng này như Đường Tăng của Trương Quốc Dũng. Bốn thầy trò Đường Tăng đã trải qua bao gian nan vất vả để đi Tây Trúc thỉnh kinh mong tu thành chính quả, thế nhưng sau khi nhiệm vụ hoàn thành bốn thầy trò được ban cho thoát khỏi chốn dương trần về với cõi Phật, đêm cuối cùng làm người, Đường Tăng không ngủ được. Tác giả làm cho người đọc sửng sốt khi Đường Tăng tỏ ra băn khoăn về sự lựa chọn của mình, nghi ngờ chân lý mình theo đuổi "Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ 18 Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị ép theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thực ra chỉ là đi tìm một chốn hoang lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hi vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người ". Nhưng đã quá muộn. Phần hậu truyện đầy yếu tố triết lí giúp chúng ta nhận ra rõ “đạo” không ở đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta, và con người ta, thường chạy theo những giá trị bên ngoài mà quên đi chính bản thân mình. Truyện Nhân sứ (Hoà Vang) cũng viết về việc bốn thầy trò Đường Tăng đã tu đắc đạo đã thành chính quả nhưng lại luôn chờ đến kiếp làm người và muốn được làm người như Sa Tăng. Việc tu luyện vượt qua thử thách trở nên vô nghĩa khi họ nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống không phải ở ước vọng lên tiên mà là được sống đúng với ý nghĩa cuộc sống của một con người "làm một người thường chài lưới trên sông nước, chiều chiều thổi một ống tiêu, nhấp một ngụm rượu, nướng con cá nhỏ và đợi một người đàn bà, lấy vợ sinh con"[31,318]. Các truyện Châu Long, Ngày xưa cô Tấm, An Dương Vương (Lê Minh Hà) đều được viết theo cách thức này. Truyện Châu Long đã lần đầu tiên đưa Châu Long - người phụ nữ vĩ đại chưa từng được nói đến - xuất hiện trong văn học. Tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ đã trở thành giai thoại, để người đời sau hết lời ca ngợi nhưng lại không ai biết rằng có được tình bạn cao cả đó, đã có một người phụ nữ hi sinh cuộc đời của mình. Tác giả đã nhìn ra sự thiệt thòi của Châu Long, vì thế mà ở cuối truyện nàng đã được nâng lên đúng tầm và hai người đàn ông mà nàng đã vì họ quên mình bị hạ bệ. Ở đây tác giả đã nói thay cho những cơ cực,thiệt thòi của Châu Long. Nàng lấy chồng, không được chăm sóc cho chồng, mà được chồng cho đi chăm sóc bạn của chồng. Tay nàng vun vén, vỗ về giúp người ấy đỗ đạt vinh quy bái tổ. Nàng chẳng được hưởng niềm vui đó mà phải trở về theo lời chồng dặn. Sau hơn mười năm xa cách, chăn đơn gối chiếc, trái tim của nàng đã lạnh giá, lại bị 19 chồng ngờ vực và lạnh lùng. Suốt quãng đời còn lại nàng sống trọng lặng lẽ và giá băng. Đó chính là phần sau của một câu chuyện có hậu. Dù viết tiếp, nhưng truyện không bị lặp lại mà còn tạo ra những giá trị mới qua sự nhìn nhận và đánh giá của con người hiện đại về những nhân vật đã “im lặng” trong truyện xưa từng được ca ngợi. Trước đó các nhân vật chỉ được nhìn một chiều, hành động theo chức năng thì nay trong phần hậu truyện này được nhìn ở nhiếu góc cạnh khác nhau, từ đó tái hiện được mọi biểu hiện của tâm trạng nhân vật, hoặc nói cách khác nhân vật được sống trong thời hiện đại với sự đa giọng điệu và hình ảnh con người cá nhân được bộc lộ rõ ràng tự nhiên nhất, được nói lên tiếng nói của lòng mình với những tâm sự khát khao chân thật, mãnh liệt của một con người chứ không phải nói thay cho một người nào khác . Phần hậu truyện này, các tác phẩm truyện cũ được đánh giá lại nhìn nhận lại dưới góc độ mới, một thế giới quan mới, tạo ra những giá trị đạo đức mới đồng thời làm cho chúng ta thay đổi cách nhìn một chiều và tự rút ra những nhận thức mới. Mặc dù sử dụng cách viết thêm phần hậu truyện, nhưng chúng ta thấy các tác giả vẫn luôn tạo ra sự gắn kết mà người đọc khi tiếp nhận sẽ liên tưởng đến hình ảnh số phận của nhân vật trong cốt truyện cũ, từ sự liên tưởng đó mà phát hiện ra những điều mới mẻ. Nhân vật vẫn mang dáng vẻ xưa nhưng tâm tính đã thay đổi, có cả những nhân vật trung tâm và những nhân vật chưa từng được nói đến, nay được bộc lộ những nỗi niềm sâu kín. Những nhân vật cổ được tạo cho một giọng điệu của con người hiện đại, có diễn biến nội tâm, có ý thức rõ về con người cá nhân của mình, có những hành động vì bản thân chứ không phải theo chức năng như trước. Những nhân vật có cái tên của truyện cũ nhưng sống suy nghĩ và hành động là của con người hiện đại. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất