Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu trạng thái stress và khả năng tư duy logic ở học sinh trường thpt tha...

Tài liệu Nghiên cứu trạng thái stress và khả năng tư duy logic ở học sinh trường thpt thanh oai b, huyện thanh oai, thành phố hà nội

.PDF
65
236
132

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN =======***======= NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI STRESS VÀ KHẢ NĂNG TƯ DUY LOGIC CỦA HỌC SINH THPT THANH OAI B, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật HÀ NỘI - 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN =======***======= NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI STRESS VÀ KHẢ NĂNG TƯ DUY LOGIC CỦA HỌC SINH THPT THANH OAI B, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Dương Thị Anh Đào, những người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, khích lệ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Phạm Thị Kim Dung và các thầy, cô giáo trong tổ Bộ môn Sinh lý người và động vật khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể các em học sinh Trường THPT Thanh Oai B. Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè luôn là hậu phương vững chắc, động viên tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này chưa được công bố trên bất kì công trình nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Trang MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 3 1.1. Nghiên cứu về trạng thái stress ............................................................... 3 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 3 1.1.2. Khái niệm về stress .................................................................................. 6 1.1.3. Nguyên nhân của stress ........................................................................... 7 1.1.4. Phản ứng với stress ................................................................................ 10 1.1.5. Stress lứa tuổi vị thành niên .................................................................. 14 1.2. Nghiên cứu về khả năng tư duy logic .................................................... 16 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 16 1.2.2. Khái quát chung về tư duy..................................................................... 17 1.2.3. Tư duy logic........................................................................................... 20 1.2.4. Biểu hiện của năng lực tư duy logic ...................................................... 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 27 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27 2.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................ 27 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 30 3.1. Nghiên cứu về trạng thái stress ............................................................. 30 3.1.1. Thực trạng stress của học sinh lớp 12 ................................................... 30 3.1.2. Thực trạng stress của học sinh lớp 11 ................................................... 33 3.1.4. Thực trạng stress của học sinh............................................................... 39 3.2. Nghiên cứu về khả năng tư duy logic .................................................... 42 3.2.1. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 12 ........................................... 43 3.2.2. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 11 ........................................... 44 3.2.3. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 10 ........................................... 45 3.2.4. Khả năng tư duy logic của học sinh ...................................................... 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC NHỮNG KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KTNN Kỹ thuật nông nghiệp MĐ Mức độ n Số lượng (học sinh) Nxb Nhà xuất bản SH Chỉ số stress ở thời điểm hiện tại ST Chỉ số stress thường xuyên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông Tr Trang TKTC Thần kinh tự chủ DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Trạng thái stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 12 ................. 30 Bảng 3.2. Trạng thái stress thường xuyên của học sinh lớp 12 .......................... 31 Bảng 3.3. Trạng thái stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 11 ................. 34 Bảng 3.4. Trạng thái stress thường xuyên của học sinh lớp 11 .......................... 35 Bảng 3.5. Trạng thái stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 10 ................. 37 Bảng 3.6. Trạng thái stress thường xuyên của học sinh lớp 10 .......................... 38 Bảng 3.7. Trạng thái stress ở thời điểm hiện tại của học sinh ............................ 39 Bảng 3.8. Trạng thái stress thường xuyên của học sinh ..................................... 40 Bảng 3.9. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 12 ........................................ 43 Bảng 3.10. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 11 ...................................... 44 Bảng 3.11. Khả năng tư duy logic của học sinh lớp 10 ...................................... 45 Bảng 3.12. Khả năng tư duy logic của học sinh ................................................. 46 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ về thực trạng stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 12 ... 31 Hình 3.2. Biểu đồ về thực trạng stress thường xuyên của học sinh lớp 12 ............ 32 Hình 3.3. Biểu đồ về thực trạng stress ở hiện tại của học sinh lớp 11 ................... 34 Hình 3.4. Biểu đồ về thực trạng stress thường xuyên của học sinh lớp 11 ............ 35 Hình 3.5. Biểu đồ về thực trạng stress ở thời điểm hiện tại của học sinh lớp 10 ... 37 Hình 3.6. Biểu đồ về thực trạng stress thường xuyên của học sinh lớp 10 ............ 38 Hình 3.7. Biểu đồ về thực trạng stress ở thời điểm hiện tại của học sinh .............. 40 Hình 3.8. Biểu đồ về thực trạng stress thường xuyên của học sinh ....................... 41 Hình 3.9. Biểu đồ đánh giá khả năng tư duy logic của học sinh lớp 12................. 44 Hình 3.10. Biểu đồ đánh giá khả năng tư duy logic của học sinh lớp 11 ............... 45 Hình 3.11. Biểu đồ đánh giá khả năng tư duy logic của học sinh lớp 10 ............... 46 Hình 3.12. Biểu đồ đánh giá khả năng tư duy logic của học sinh .......................... 47 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, vì vậy bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm đến lĩnh vực này. Phát triển con người là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố cơ bản để đi vào công nghiệp. Các chỉ số sinh học và trí tuệ được coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình hình thành con người mới phục vụ cho nền kinh tế tri thức. Do tác động yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất mà còn đòi hỏi đáp ứng về sự phát triển hoàn thiện của trí tuệ. Đặc biệt là các em học sinh đang trong giai đoạn cuối cấp và thời kì dậy thì, tâm lí các em trong giai đoạn này chưa ổn định cùng với áp lực của việc học các em rất dễ bị stress. Trí tuệ và sự phát triển năng lực trí tuệ là những vấn đề cơ bản nhất trong chiến lược xây dựng nguồn nhân lực “chất xám” ở nước ta hiện nay. Vấn đề phát triển trí tuệ ở nước ta hiện nay cũng đã được nghiên cứu ở nhiều công trình trên các đối tượng học sinh, sinh viên. Kết quả các nghiên cứu này cho thấy năng lực trí tuệ con người thay đổi theo lứa tuổi và điều kiện xã hội, đặc biệt ở đối tượng học sinh. Trường THPT Thanh Oai B nằm ở ngoại thành thành phố Hà Nội, là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo cũng như sự quan tâm đến học sinh về các mặt tâm lý chưa được chú trọng cao. Chính vì vậy, để góp phần tìm hiểu về trạng thái stress và khả năng tư duy logic của học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Thanh Oai B nói riêng, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu trạng thái stress và khả năng tư duy logic ở học sinh trường THPT Thanh Oai B, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu Xác định trạng thái stress và khả năng tư duy logic ở học sinh trường THPT Thanh Oai B, Hà Nội. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Học sinh trường THPT, độ tuổi từ 15-17 tuổi. 4. Phương pháp nghiên cứu Trạng thái cảm xúc được xác định bằng thang lo âu SPIELBERGER Khả năng tư duy logic được xác định bằng phương pháp “tìm số theo quy luật” 5. Ý nghĩa của đề tài Xác định trạng thái stress và khả năng tư duy logic của học sinh lứa tuổi 15 – 17 tuổi. Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử dụng trong nghiên cứu phương pháp giảng dạy nâng cao hiệu quả học tập. Trên cơ sở đó các nhà giáo dục và bản thân các em học sinh có thể đề ra phương pháp giáo dục, rèn luyện hợp lí, bố trí thời lượng học tập, thể dục thể thao, lao động phù hợp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cơ thể. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nghiên cứu về trạng thái stress 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu Stress là một đề tài quen thuộc với nhiều người, đã có nhiều công trình nghiên cứu về stress trong các trung tâm nghiên cứu, trên các bài báo, báo cáo khoa học,… trên nhiều khía cạnh như: Bí quyết ngăn ngừa và giải tỏa stress, những nguyên nhân và cách điều trị bệnh stress, triệu chứng stress, biểu hiện của stress,… 1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Ở thế kỷ XVII, Stress được dùng với nghĩa là một sức ép hay một xâm nhập nào đó tác động vào con người gây ra phản ứng căng thẳng. Tiếp theo vào thế kỷ XVIII ở Y học Phương Tây bắt đầu từ Willlam Cullen (1769), người đầu tiên nghiên cứu stress với tên gọi “loạn thần kinh cơ năng” tức là một bệnh không có sốt, khám bệnh thì mọi phụ tạng đều bình thường nhưng người bệnh đau đầu dai dẳng, mất ngủ kéo dài, hồi hộp, buồn lo vô duyên cớ, hay quên, dễ cáu gắt, đau lưng, táo, ra nhiều mồ hôi, loạn kinh, di mộng tinh, tức đã nêu lên dấu hiệu của bệnh lý stress [8]. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, kế thừa nghiên cứu của Claude Bermad là Tiến sỹ Han Selye (1936) người đầu tiên theo phương pháp hiện đại nghiên cứu ảnh hưởng của stress. Ông gọi phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể bằng những thuật ngữ “Stress” thuật ngữ này lúc đầu tiên là bệnh học, nên dùng là “Hội chứng”. Sau đó hiểu là “hội chứng thích nghi” là phản ứng nhằm giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường luôn luôn thay đổi. Đây là quá trình diễn ra qua 3 giai đoạn : Báo động, cầm cự và kiệt quệ. Năm 1972, Viện sĩ V.V Parin đã nhận xét “ Khái niệm stress của H. Sely đã thay đổi phần lớn quy tắc chữa bệnh và phòng ngừa hàng loạt bệnh”. Sau đó stress đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu theo 2 hướng cơ bản [12]. Một là: Nghiên cứu stress dưới góc độ sinh học là ảnh hưởng thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh lý học. Giải thích rõ một sự kiện tự 3 nhiên, xã hội được coi là stress đối với cơ thể khi nó có cường độ cao quá mức bình thường, các tác nhân gây stress có thể bên trong cơ thể hoặc bên ngoài. Trước một tác nhân gây stress cơ thể đáp ứng phản ứng stress bằng phản ứng sinh lý con người là những đáp ứng tự động, với sự thay đổi cơ thể có thể dự đoán được. Các phản ứng sinh lý hoạt động dưới sự chỉ huy của não bộ con người. Các công trình nghiên cứu sinh lý học hiện đại cho rằng những yếu tố bất thường của môi trường tự nhiên đã gây ra stress sinh thái. Năm 1969 Oliam Ska đã chứng minh rằng: Với một tác động nhiệt độ cao của môi trường dù chỉ trong thời gian ngắn cũng gây cho cơ thể một loạt phản ứng kiểu stress bao gồm các yếu tố không đặc trưng của phản xạ nhiệt [22]. Những công trình nghiên cứu của VA.Aliranova. A.S Danherva đã nghiên cứu và chứng minh rằng những rối loạn chức năng biểu hiện trước tiên là quá trình trao đổi chất, chức năng của hệ tim mạch, hệ thần kinh, nội tiết xuất hiện trong cơ thể dưới ảnh hưởng của khí hậu nóng, lạnh, độ ẩm thay đổi... Các phản ứng stress để đi đến hội chứng thích nghi của cơ thể khi có tác động của nhiệt độ cao và độ ẩm quá thấp hoặc nhiệt độ thấp, độ ẩm quá cao cũng như những kích thích bệnh lý khác đã được Celer để cập và khẳng định trong các thí nghiệm trên động vật [12]. Một công trình nghiên cứu gần đây của tiến sỹ An Thony Feinstein (Canada) cho thấy rằng những đối tượng thường bị stress là những người làm việc trong điều kiện áp lực cao như: Trẻ em học quá nhiều, học sinh, sinh viên trong mùa thi cử, thương gia, bộ đội trong chiến trường, nhà báo...[15]. Hai là: Nghiên cứu stress trên góc độ tâm lý học Các quan điểm của các nhà nghiên cứu dưới góc độ tâm lý ngày nay cho rằng : Cuộc sống của con người ngày càng phải đối mặt với nhiều căng thẳng. Những phản ứng chính sinh lý không diễn ra, để xác định mức độ căng thẳng stress các nhà khoa học đã đưa ra biện pháp đo lường. Một thang đo hệ thống tự đánh giá stress được Tiến sỹ Holmes và Rahe đã nghiên cứu và năm 1967 giữa thế kỷ XX gọi thang đo lường đáp ứng xã hội [13]. 4 Năm 1983, hai nhà nghiên cứu Beardlle và Mack tiến hành điều tra thái độ sinh viên trên khắp đất nước Mỹ. Bộc lộ nỗi lo sợ thiếu sự giúp đỡ và sự giận dữ đối với thế hệ mới lớn cũng như các công trình nghiên cứu của Jonhson và Sarasan 1979, Brom và Hanrris 1983. Nghiên cứu dưới góc độ cho rằng những stress được tích lũy trong cuộc sống [13]. Năm 1992, tổ chức Liên Hợp Quốc đã đưa ra một bản báo cáo mang tên “Bệnh tật trong thế kỷ XX”. Trong đó, có việc cảnh báo stress có thể mang nhiều nguy cơ gây hại cho cuộc sống của con người ở thế kỷ XXI. Những rối loạn tâm thần, thường cũng do stress gây ra như: các rối loạn lo âu ám sợ; phản ứng với stress trầm trọng và các rối loạn sự thích ứng... Một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học thuộc trường đại học Pitt Sburgh Mỹ (2004) đã thực nghiệm nghiên cứu trên sinh viên khỏe mạnh đang ôn thi tốt nghiệp, tất cả cho thấy sinh viên đều ở trạng thái căng thẳng lo lắng, giấc ngủ rối loạn, nhịp tim, hô hấp đều rối loạn, lý do chính stress đã gây nên [19]. Như vậy từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI vấn đề nghiên cứu stress đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới ở các lĩnh vực khoa học khác nhau quan tâm nghiên cứu. Người ta hình dung nó như “là một căn bệnh” của thời đại công nghiệp, của nếp sống thành thị. Đó là vấn đề không phải mới mẻ đối với các nước trong thời đại phát triển hiện nay. 1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như : Tác giả Nguyễn Thành Khải (2001) đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về stress ở cán bộ quản lý; khảo sát thực trạng, mức độ biểu hiện, hậu quả, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở cán bộ quản lý; các phương pháp làm giảm stress ở cán bộ quản lý [12]. Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hiên đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch , tâm - thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi [11]. 5 Theo một nghiên cứu gần đây “Stress trong học tập của học sinh THPT” của Phạm Thanh Bình, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội phần lớn số học sinh được điều tra đang ở mức độ báo động có tới 143/150 học sinh, chiếm 95,23% học sinh trong tổng số học sinh được điều tra [1]. Đây đều là những công trình nghiên cứu thành công, đem đến những hướng suy nghĩ, tiếp cận và đối mặt mới mẻ với những tiêu cực do stress gây ra. Từ đó, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về stress là vô cùng quan trọng. Đa phần khi stress, người bị stress sẽ bị những bất ổn về tâm lý, từ đó dẫn đến những rối loạn, làm giảm sút hiệu quả làm việc, học tập thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bị stress. 1.1.2. Khái niệm về stress Stress là một thuật ngữ được dùng đầu tiên trong vật lý học để chỉ một sức nén vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ thứ 17, “Stress” – từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng. Tuy nhiên, nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Han Selye: “Stress là một phản ứng không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng”. Theo J.Delay: “Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe dọa” [4]. Theo GS. Tô Như Khuê, một người đã nhiều năm nghiên cứu sự căng thẳng cảm xúc của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến đấu cho rằng: “Stress tâm lý cũng chính là những phản ứng tâm lý không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc đe dọa, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” [13]. Stress là kiểu đáp ứng riêng và chung được sinh vật tạo ra đối với các sự kiện kích thích làm đảo lộn thể cân bằng của sinh vật và vượt quá năng lực ứng phó 6 của nó. Theo định nghĩa chính thức thì tác nhân gây stress là một sự kiện kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài, đặt ra một yêu cầu khiến một sinh vật phải có một đáp ứng kích thích nào đấy. Phản ứng của sinh vật với tác nhân gây stress từ bên ngoài gọi là căng thẳng. Đáp ứng của một cá nhân đối với nhu cầu được thay đổi là một tổ hợp gồm các phản ứng đa dạng – sinh lý, ứng xử, cảm xúc và nhận thức [15]. Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thỏa đáng. Stress trở nên bệnh lý khi tình huống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối tượng gây ra các rối loạn liên quan đến stress. 1.1.3. Nguyên nhân của stress Mỗi con người đều đối mặt với stress. Những đổi thay gây ra stress là một phần không thể tránh trong cuộc sống như: những người thân lâm vào tình trạng đau ốm, phải đi xa hoặc chết; bắt đầu những việc làm mới mẻ, bị sa thải hoặc bị đình chỉ công việc; khi rời xa gia đình, bắt đầu vào trường đại học; lúc thành công khi thất bại; khi kết hôn hay tan vỡ. Ngoài những thay đổi to lớn này của cuộc sống, còn có những hẫng hụt thường xảy ra như tắc nghẽn giao thông tiếng ngáy to của các bạn cùng phòng và những cuộc thất hẹn. Những sự kiện mang tính tai họa không thể đoán trước như động đất hoặc những tai nạn lớn sẽ ảnh hưởng đến một số trong chúng ta; những vấn đề tồn tại dai dẳng về mặt xã hội như ô nhiễm, tội phạm, thành kiến và tình trạng vô gia cư, cũng là những nguyên nhân quan trọng gây ra stress với một số người khác [16].  Thay đổi trong cuộc sống Những thay đổi đột ngột trong cuộc sống là nguyên nhân gây ra stress cho nhiều người trong chúng ta. Mặc dầu sự đổi thay có thể khiến cuộc sống thêm đậm đà, song nếu quá nhiều thì có thể làm hại đến sức khỏe ngay cả những sự kiện được ta đón nhận cũng đòi hỏi ta phải có những thay đổi để thích nghi với những yêu cầu mới. Những nghiên cứu mới đây cho thấy những thay đổi được 7 mong đợi nhất trong cuộc sống lứa đôi như việc sinh đứa con đầu lòng cũng là một nguồn gây stress quan trọng có thể làm giảm đi hạnh phúc hôn nhân. Stress có thể gây hậu quả nặng nề khi lường trước các quyết định nhiều hơn là khi đưa ra các quyết định hoặc phải chung sống với các quyết định đó. Chẳng hạn kết quả một nghiên cứu về các đáp ứng tâm lý với việc phá thai cho thấy nỗi đau buồn thường diễn ra sâu sắc nhất trước khi phá thai và thường được vơi đi sau khi bỏ một cái thai không mong muốn, nhất là nếu họ đã được người thân hỗ trợ trong quyết định đó [14]. Một số nhà nghiên cứu nhìn nhận stress là hậu quả do ảnh hưởng của những thay đổi hoặc những sự kiện quan trọng trong cuộc sống. Đôi khi người ta có thể thụ stress và chung sống với nó. Những phản ứng này tùy thuộc các nguồn lực của họ và các bối cảnh trong đó diễn ra stress. Nếu bạn có tiền, có thời giờ và có bạn bè giúp bạn đứng dậy và tiếp tục sống sau một cuộc đổ vỡ thì có khả năng bạn sẽ sống thoải mái hơn so với một người nào đó lại có nhiều tin chẳng lành đến với anh ta tiếp theo một loạt những thất bại phải đối phó một mình. Ảnh hưởng của những thay đổi quan trọng trong cuộc sống và hậu quả của nó đối với sức khỏe tâm trí và thể xác đã là một nguồn đề tài nghiên cứu phong phú [2].  Những điều phiền toái. Trong một nghiên cứu về nhật ký, một nhóm nam giới và phụ nữ trung niên, thuộc tầng lớp trung lưu đã bám sát những điều phiền toái hằng ngày của họ trong khoảng thời gian một năm. Họ cũng ghi lại được những thay đổi quan trọng trong cuộc sống và các triệu chứng thực tế. Một mối liên quan rõ rệt xuất hiện giữa những phiền toái với những vấn đề sức khỏe cả thể chất lẫn tâm trí. Những phiền toái hằng ngày càng giảm thì cuộc sống sẽ càng thoải mái. Đành rằng các tác nhân gây stress đã được chứng minh là ảnh hưởng tức thì đến tính khí của con người, song người nào làm quen được với chúng thì những ảnh hưởng tiêu cực không bộc lộ vào ngày hôm sau. Ngoại lệ là những xung đột nội tâm. Có thể như bạn đã biết, một vấn đề xảy ra với một người thân; tranh cãi với một người bạn thân hoặc hiểu lầm với một bạn tình - thì khó giải quyết hơn những hẫng hụt do những vật hoặc người lạ gây ra. Những tác nhân gây stress 8 giữa những người có quan hệ gần gũi này dễ có nguy cơ tái diễn trừ khi chúng đã thực sự được xử lý. Một số nhà nghiên cứu cảm thấy những chuyện rắc rối xảy ra giữa những người thân thích thì dễ gây ra stress cho nữ nhiều hơn cho nam. Lý do là vì nữ giới thường đề cao tầm quan trọng cái gọi là “mối quan tâm tới người khác” [14].  Thảm họa tự nhiên Khi một sự kiện không kiểm soát được, không thể đoán trước được hoặc tỏ ra mập mờ nước đôi thì trải nghiệm sự kiện đó dễ gây ra stress nhiều hơn. Những tình huống như vậy sẽ có ý nghĩa đặc biệt trong trường hợp những sự kiện là thảm họa. Có khá nhiều công trình nghiên cứu về các tác động sức khỏe và tâm lý của các sự kiện thảm họa đã được tiến hành. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra sự đáp ứng với các thiên tai có chiều hướng diễn ra theo năm giai đoạn:  Trong trường hợp điển hình, có một giai đoạn sốc, lú lẫn thậm chí tê liệt tâm trí, trong lúc đó con người không thể hiểu đầy đủ cái gì đã xảy ra.  Giai đoạn hai, gọi là hành động tự động, con người cố gắng đáp ứng với các loại thảm họa và có thể ứng xử một cách thích nghi nhưng hành động với nhận thức nghèo nàn và ít nhớ lại điều đã trải nghiệm.  Ở giai đoạn ba, con người thường cảm thấy nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp và thậm chí có một ý thức tích cực về nỗ lực mang tính cộng đồng trước một mục tiêu đươc chia sẻ. Cũng trong giai đoạn này, con người cảm thấy rã rời và có ý thức đang tận dụng phần năng lượng dự trữ.  Trong suốt giai đoạn tiếp theo, con người trải nghiệm một tâm trạng chán ngán, năng lượng bị tiêu kiệt và cuối cùng thì hiểu được tác động của tấn bi kịch và cảm thấy rất xúc động. Tiếp theo là quá trình hồi phục, một giai đoạn chót kéo dài là vì con người đã thích nghi với những thay đổi do tai họa gây ra. Hiểu được những giai đoạn phản ứng điển hình này sẽ cho ta một mô hình khả dĩ giúp tiên đoán những phản ứng của con người khi tai họa xảy ra. Mô hình 9 này cho phép các nhân viên cứu hộ dự đoán và giúp các nạn nhân trước những vấn đề phát sinh những đáp ứng với thảm họa như lụt, bão, tai nạn máy bay, những vụ nổ nhà máy,... hết thảy đều đã được chứng minh là diễn ra theo một chuỗi các phản ứng như vậy [14].  Thảm họa xã hội Quá tải dân số, tội phạm, suy thoái kinh tế, ô nhiễm môi trường, dịch AIDS, và môi đe dọa của chiến tranh nguyên tử tác động đến cuộc sống tâm trí của ta như thế nào? Những cuộc điều tra về thái độ các sinh viên trên khắp nước Mỹ đã cho thấy một mối lo hãi và băn khoăn chung về cuộc sống tương lai. Những công trình nghiên cứu nhóm sinh viên cao đẳng và đại học trong thập niên vừa qua đã cho thấy sự gia tăng đáng kể nỗi lo sợ sự thiếu giúp đỡ và sự giận dữ của thế hệ trước. Người lớn cũng tỏ ra lo ngại về tình hình thế giới, và còn tỏ ra băn khoăn trước những quan ngại tức thời hơn là về việc làm an toàn kinh tế. Có những thời điểm đặt chúng ta trước những nhiệm vụ khó khăn, chẳng hạn như kinh tế suy thoái, chiến tranh, thất nghiệp v.v... Càng hiểu rõ cách xử lý stress bao nhiêu ta càng đáp ứng thuận lợi bấy nhiêu những thử thách trong cuộc sống đầy rẫy stress của chúng ta [2] [14]. 1.1.4. Phản ứng với stress Bộ não con người thoạt tiên xuất hiện như một trung tâm dành cho sự phối hợp hành động được hữu hiệu. Tính hữu hiệu hàm ý đáp ứng linh hoạt và thường là mau lẹ, tự động với sự thay đổi những đòi hỏi của điều kiện môi trường. Loạt những đáp ứng đầu tiên này của cơ thể diễn ra khi một mối đe dọa từ bên ngoài được con người tri giác thấy. Hành động tức thời và sức mạnh siêu hạng có thể cần tới nếu cơ thể được tồn tại và các cơ chế tự động đã được triển khai nhằm đáp ứng đòi hỏi này. Loạt thứ hai khi các phản ứng sinh lý với stress diễn ra nếu mối nguy hiểm đến từ bên trong và cơ thể bị đe dọa bởi các vi khuẩn xâm lấn hoặc bởi các tác nhân sinh bệnh làm suy sụp các quá trình sinh lý bình thường [14]. 10 1.1.4.1. Những phản ứng khẩn cấp Vào năm 1920, nhà sinh lý học Walter Cannon đã phác họa mô tả khoa học đầu tiên cách con vật và con người đáp ứng với mối hiểm nguy đến từ bên ngoài. Ông nhận thấy có một trình tự hoạt tính được phát khởi trong các dây thần kinh và các tuyến nội tiết nhằm chuẩn bị để cơ thể chiến đấu chống lại hoặc bỏ chạy để bảo toàn tính mạng. Cannon gọi đáp ứng kép này với stress (Dual - Stress Response) là hội chứng chống trả hoặc bỏ chạy. Trung tâm của đáp ứng nguyên thủy này với stress là vùng dưới đồi, đôi khi được gọi là trung tâm stress là vì nó kiểm soát hệ thần kinh tự chủ (TKTC) và hoạt hóa tuyến yên [2]. 1.1.4.1.1. Hội chứng chống trả hoặc bỏ chạy Hệ TKTC điều hòa các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Trong các tình huống gây ra stress, nhịp thở trở nên nhanh hơn và sâu hơn, nhịp tim gia tăng và các cơ hô hấp giúp các đường thở mở rộng thêm kích cỡ khiến không khí tới hai buồng phổi nhiều hơn. Hệ TKTC phát đi các thông tin tới các cơ nhẵn khiến một số chức năng phải ngừng hoạt động, ví dụ chức năng tiêu hóa không thích hợp với tình huống khẩn cấp này. Trong khi stress đang diễn ra thì hệ TKTC còn làm tăng tiết adrenalin trong máu lưu hành; lá lách phóng thích nhiều hồng cầu hơn giúp tăng quá trình đông máu nếu có xảy ra chấn thương; tủy xương phóng thích nhiều bạch cầu hơn để giúp chống lại nhiễm trùng nếu xảy ra; gan sản xuất ra đường nhiều hơn, tạo năng lượng cho cơ thể. Tuyến yên đáp ứng với các tín hiệu phát đi từ vùng dưới đồi bằng cách tiết ra các hoocmôn có ý nghĩa sinh tử đối với phản ứng stress. Khi cơ thể lâm vào tình trạng stress mạn tính thì các "hoocmôn stress" được sản xuất gia tăng và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Sự duy trì các chức năng sinh lý phải bị trả giá bằng các cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể [2]. Từ lâu ta đã thấy vai trò của năng lực huy động các hệ đáp ứng tích cực của cơ thể, được xem là một cách ứng phó với các tác nhân gây stress thực thể của con người. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng