Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng sinh học một số dẫn chất acid 3-(benzimidazo...

Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng sinh học một số dẫn chất acid 3-(benzimidazol-2-yl) propanoic

.PDF
86
154
88

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI ĐOÀN NGUYỄN THÀNH ĐẠT NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC MỘT SỐ DẪN CHẤT CỦA ACID 3-(BENZIMIDAZOL-2-YL)PROPANOIC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI-2013 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI ĐOÀN NGUYỄN THÀNH ĐẠT NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC MỘT SỐ DẪN CHẤT CỦA ACID 3-(BENZIMIDAZOL-2-YL)PROPANOIC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. DS. u n n u n u n T ị T an Phúc Nơi thực hiện: Bộ môn Côn n Trườn HÀ NỘI-2013 i p Dược ại ọc Dược Hà ội LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. u n n u n, người đã trực tiếp hướng dẫn, cho tôi những lời khuyên quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Công Nghiệp Dược, đặc biệt là DS. Nguyễn Văn Giang, DS. Phạm Thị Hiền, DS. Nguyễn Thị Thanh Phúc và CN. Phan Tiến Thành của Tổ môn Tổng hợp Hóa dược đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội, cán bộ Phòng Phân tích phổ- Viện Hóa họcViện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Phân tích hữu cơ- Viện Hợp chất thiên nhiên- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng thư viện Trường Đại học Dược Hà Nôi, tôi xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ và bạn bè, những người luôn động viên, khích lệ tôi trong cuộc sống và học tập. Hà Nội, Ngày 21 tháng 5 năm 2013. Sinh viên Đoàn Nguyễn Thành Đạt MỤC LỤC Trang Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................... 2 1.1. Khái quát chung về benzimidazol và dẫn chất……………………………. 2 1.2. Tổng quan về tác dụng sinh học của benzimidazol....................................... 3 1.2.1. Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn............................................................. 3 1.2.2. Tác dụng sinh học khác…………………………………………………….. 9 1.3. Xác định hƣớng đề tài nghiên cứu…………………………………………. 14 CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………. 15 2.1. Nguyên liệu và thiết bị……………………………………………………….. 15 2.1.1. Nguyên liệu, dung môi, hóa chất………………………………………….. 15 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ ……………………………………………………………. 16 2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………. 17 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 18 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………….. 20 3.1. Tổng hợp hóa học……………………………………………………………. 20 3.1.1. Tổng hợp acid 3-(benzimidazol-2-yl)propanoic (1).................................... 21 3.1.2. Tổng hợp ethyl 3-(benzimidazol-2-yl)propanoat (2a)…………………………. 22 3.1.3. Tổng hợp methyl 3-(benzimidazol-2-yl)propanoat (2b)……………………….. 22 3.1.4. Tổng hợp 3-(benzimidazol-2-yl)propanhydrazid (3a-1)………………………. 23 3.1.5. Tổng hợp ethyl 3-(1-ethoxy carbonyl methyl-benzimidazol-2-yl)propanoat (3a-2)………………………………………………………………………………………… 24 3.1.6. Tổng hợp ethyl 3-(1-benzyl-benzimidazol-2-yl)propanoat (3a-3)……………. 25 3.1.7. Tổng hợp methyl 3-(1-ethoxy carbonyl methyl-benzimidazol-2-yl)propanoat (3b-1)………………………………………………………………………………………… 26 3.2. Kiểm tra độ tinh khiết của các dẫn chất tổng hợp đƣợc…………………... 27 3.3. Xác định cấu trúc của các chất tổng hợp đƣợc ……………………………. 29 3.3.1. Kết quả phân tích phổ các chất trung gian (1, 2a, 2b)............................... 29 3.3.2. Kết quả phân tích phổ các chất sản phẩm (3a-1, 3a-2, 3a-3, 3b-1)………. 32 3.4. Thử tác dụng sinh học………………………………………………………. 35 3.4.1. Thử hoạt tính kháng khuẩn…………………………………………………. 35 3.4.2. Thử hoạt tính kháng nấm……………………………………………………. 38 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………... 41 4.1. Về tổng hợp hóa học…………………………………………………………. 41 4.2. Vế tác dụng sinh học………………………………………………………… 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………… 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H nuclear magnetic resonance) AcOH Acid acetic BuOH n-Butanol CTCT Công thức cấu tạo DMF N,N-dimethylformamid EC50 Nồng độ tác dụng 50% (half maximal effective concentration) ECA Ethylcloroacetat EtOH Ethanol g Gam h Giờ HEPG2 Dòng tế bào ung thư gan ở người (human hepatocellular liver carcinoma cell line) IC50 Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử (half maximal inhibitory concentration) IR Phổ hồng ngoại (infrared) MeOH Methanol MIC Nồng độ ức chế tối thiểu (minimum inhibitory concentration) MS Phổ khối (mass spectroscopy) MT Môi trường PC12 Dòng tế bào pheochromocytoma thượng thận chuột (rat adrenal pheochromocytoma cell line) Rf Hệ số lưu giữ (retension of factor) t0nc Nhiệt độ nóng chảy TLC Sắc kí lớp mỏng (thin layer chromatography) VSV Vi sinh vật ν Dao động hóa trị DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 MIC (μg/ml) của các chất trong nghiên cứu của T. Z. Taher 6 Bảng 1.2 Các dẫn chất 1H-benzimidazolcarboxamidin 8 Bảng 1.3 IC50 (mM) của các hợp chất trên dòng tế bào HEPG2 và PC12 10 Bảng 1.4 Hoạt động chống động kinh trên chuột DBA/2 13 Bảng 2.1 Danh mục nguyên liệu, dung môi và hóa chất 15 Bảng 2.2 Danh mục thiết bị, máy móc 16 Bảng 2.3 Công thức của các chất tổng hợp được 17 Bảng 3.1 Kết quả tổng hợp hóa học 27 Bảng 3.2 TLC của các chất trung gian 1, 2a, 2b 28 Bảng 3.3 TLC của các chất sản phẩm 3a-1, 3a-2, 3a-3, 3b-1 28 Bảng 3.4 Rf và t0nc của 7 chất tổng hợp được 29 Bảng 3.5 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của 1, 2a, 2b 30 Bảng 3.6 Kết quả phân tích phổ khối lượng của 1, 2a, 2b 30 Bảng 3.7 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H của 1, 2a, 2b 31 Bảng 3.8 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của 3a-1, 3a-2, 3a-3, 3b-1 32 Bảng 3.9 Kết quả phân tích phổ khối lượng của 3a-1, 3a-2, 3a-3, 3b-1 32 Bảng 3.10 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 3a-1, 3a-2, 3a-3, 3b-1 33 Bảng 3.11 Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn 38 Bảng 3.12 Kết quả thử tác dụng kháng nấm 40 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1 5,6-dimethyl-1-( -D-ribofiranosyl)benzimidazol 2 Hình 1.2 Cấu trúc vòng benzimidazol 2 Hình 1.3 Hiện tượng hỗ biến ở benzimidazol 3 Hình 1.4 Một số dẫn chất benzimidazol được sử dung trong điều trị 3 Hình 1.5 Các chất benzimidazol-hydrazid được tổng hợp 4 Hình 1.6 Công thức cấu tạo của N1-alkyl-2-aryl-5(6)-R-1H-benzimidazol trong nghiên cứu của Hakan Goeker 5 Hình 1.7 Công thức cấu tạo các chất trong nghiên cứu của T. Z. Taher 6 Hình 1.8 Dẫn chất 3-(2-methylbenzimidazol-1-yl)propanhydrazid 7 Hình 1.9 Các dẫn chất trong nghiên cứu của Z. M. Nofal 10 Hình 1.10 Dẫn chất 2-methylaminobenzimidazol tổng hợp bởi K. Achar 12 Hình 1.11 1H-pyrrolo[1,2-a]benzimidazol-1-on tổng hợp bởi A. Chimirri 13 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1 Quy trình tổng hợp chung Sơ đồ 3.2 Tổng hợp acid 3-(benzimidazol-2-yl)propanoic (1) từ o- 20 phenylendiamin 21 Sơ đồ 3.3 Tổng hợp ester ethyl 3-(benzimidazol-2-yl)propanoat (2a) 22 Sơ đồ 3.4 Tổng hợp ester methyl 3-(benzimidazol-2-yl)propanoat (2b) 22 Sơ đồ 3.5 Tổng hợp 3-(benzimidazol-2-yl)propanhydrazid (3a-1) 23 Sơ đồ 3.6 Tổng hợp ethyl 3-(1-ethoxy carbonyl methyl-benzimidazol-2yl)propanoat (3a-2) 24 Sơ đồ 3.7 Tổng hợp ethyl 3-(1-benzyl-benzimidazol-2-yl)propanoat (3a-3) 25 Sơ đồ 3.8 Tổng hợp methyl 3-(1-ethoxy carbonyl methyl-benzimidazol-2yl)propanoat (3b-1) 26 Sơ đồ 4.1 Phản ứng đóng vòng benzimidazol 41 Sơ đồ 4.2 Phản ứng trùng hợp 41 Sơ đồ 4.3 Phản ứng ester hóa xúc tác H+ 42 Sơ đồ 4.4 Phản ứng tổng hợp ester xúc tác SOCl2 42 Sơ đồ 4.5 Phản ứng alkyl hóa 42 Sơ đồ 4.6 Phản ứng tạo amoni bậc 4 43 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe luôn là một trong những vấn đề được chú trọng nhất trong mỗi quốc gia. Việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm tự nhiên để chữa trị đã có từ lâu và đạt được nhiều thành tựu, nhưng con đường tìm kiếm thuốc mới bằng phương pháp tổng hợp luôn là cần thiết khi mà mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp. Việc nghiên cứu tìm ra thuốc mới là kết quả kết hợp của nhiều ngành khoa học như bào chế, hóa dược, vi sinh, dược lâm sàng…, trong đó tổng hợp hóa dược đóng vai trò rất quan trọng. Ngày nay, các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa học ngày càng giữ vị trí quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe. Xu hướng nghiên cứu và phát triển thuốc mới thường dựa vào cấu trúc của các chất đang được dùng làm thuốc hoặc có triển vọng sinh học để tìm ra các hoạt chất có thể ứng dụng trong điều trị lâm sàng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dẫn chất benzimidazol là nhóm hợp chất dị vòng có tác dụng sinh học rất đa dạng như: kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, chống co giật, giảm đau, chống viêm, hạ huyết áp…. Để góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về tổng hợp và tác dụng sinh học của dẫn chất benzimidazol, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng sinh học một số dẫn chất của acid 3(benzimidazol-2-yl)propanoic” với các mục tiêu sau: 1. Tổng hợp và một số dẫn chất ester 3-(benzimidazol-2-yl)propanoat với các nhóm thế khác nhau ở vị trí N1 và tổng hợp hydrazid 2. Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của hydrazid và một số dẫn chất ester 3-(benzimidazol-2-yl)propanoat tổng hợp được. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái quát chung về benzimidazol và dẫn chất Năm 1944, Wooley suy đoán rằng benzimidazol có thể hoạt động tương tự như purin để thể hiện tác dụng sinh học [24]. Năm năm sau, Brink xác định 5,6-dimethylbenzimidazol là sản phẩm phân hủy của vitamin B12 và sau đó tìm thấy một số các dẫn xuất của nó có hoạt động như vitamin B12 [7]. Hình 1.1. 5,6-dimethyl-1-( -D-ribofiranosyl)benzimidazol Cấu trúc benzimidazol là một hệ vòng bicyclic mà benzen kết hợp với vị trí 4- và 5- của imidazol. Các hợp chất benzimidazol nói chung, và benzimidazol carbamat nói riêng là những chất rắn kết tinh với điểm nóng chảy khá cao và tương đối khó tan trong nước [23]. Hình 1.2. Cấu trúc vòng benzimidazol Bezimidazol có chứa một nguyên tử hydro được gắn với nitơ ở 1 vị trí dễ dàng hỗ biến: 3 Hình 1.3. Hiện tượng hỗ biến ở benzimidazol Hiện tượng này cũng được tìm thấy tương tự trong imidazol và amidin [15,25]. 1.2. Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của benzimidazol Hình 1.4. Một số dẫn chất benzimidazol đã được sử dụng trong điều trị 1.2.1. Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn Năm 2011, Yusuf Ozkay cùng cộng sự đã tổng hợp được một số benzimidazol-hydrazon (1a÷ 1n); các dẫn chất này thể hiện tính kháng khuẩn yếu nhưng hoạt tính kháng chủng Candida rất đáng chú ý ở nồng độ không độc hại [20]. 4 Hình 1.5. Các chất benzimidazol-hydrazid được tổng hợp Các chất tổng hợp 1a÷ 1n được thử tác dụng ức chế in vitro vi sinh vật theo kĩ thuật pha loãng liên tiếp. Tác dụng kháng khuẩn được thử với dòng vi khuẩn Gram(+) là: Staphylococcus aureus ATCC (American Type Culture Collection) 25923, Enterococcus faecalis ATCC 29212, Bacillus subtilis và Listeria monocytogenes, đồng thời thử với vi khuẩn Gram(-) là: Klebsiella pneumoniae ATCC 13883, Escherichia coli ATCC 35218, E. coli ATCC 25922, Salmonella thyphimurium NRRL (Agricultural Research Service Culture Collection) B-4420; Proteus vulgaris NRRL B-123 và nấm men: Candida albicans, Candida tropicalis và Candida glabrata ATCC 3658. Cloramphenicol và ketoconazol được sử dụng làm thuốc đối chiếu. Hầu hết các dẫn chất trên không có hoạt tính chống lại các chủng vi khuẩn, tuy nhiên chúng vẫn có hoạt tính trung bình với E. coli khi so sánh với cloramphenicol. Trái lại với hoạt tính kháng khuẩn yếu, các hợp chất 1a, 1k, 1l, 1m, 1n ức chế mạnh với C. albicans, C. glabrata và C. tropicalis trong khoảng MIC= 12,5÷ 400 µg/ml. Chất 1k và 1m cho thấy hiệu lực gấp 2 lần (MIC= 25 µg/ml) so với ketoconazol (MIC= 50 µg/ml) đối với tất cả các chủng nấm. Bên cạnh đó, hoạt tính kháng nấm với C. tropicalis của 1a, 1l, 1n cũng khá cao so với các tài liệu khác. Các hợp chất khác 1b÷ 1j thể hiện hoạt 5 tính kháng nấm ngang bằng với ketoconazol. Nghiên cứu về liên quan cấu trúc đến tác dụng sinh học (SAR- structure activity relationship) cho thấy mật độ điện tử trên vòng benzen là yếu tố quan trọng liên quan đến tác dụng kháng nấm tối ưu. Các hợp chất 1k÷ 1n với nhóm thế hút điện tử (nitro, triflomethyl, cyano và carboxyl) cho thấy tác dụng hoạt tính kháng nấm tốt nhất [20]. Năm 2009, Hakan Goeker cùng cộng sự đã tổng hợp và thử các hoạt tính kháng nấm Candida in vitro của một số N1-alkyl-2-aryl-5(6)-R-1Hbenzimidazol, theo phương pháp pha loãng ống. Các hợp chất được thử nghiệm in vitro cho hoạt tính kháng nấm: C. albicans (ATCC 10231), C. krusei (ATCC 6258), C. parapsilosis (ATCC 22019), và C. glabrata với các MIC là: 3,12 µg/ml; 6,25 µg/ml; 12,5 µg/ml và 50 µg/ml. R1=-butyl,-propyl,-pentyl R2=-Cl,-CN,-Br,-F R3=-Cl,-CN,-F,-Cl,-Br,-NC R4=-CF3,-F,-Cl,-Br,-I,-CCH,-NO2,-NH2,CHO, MeO-N=CH-, CH3CO-, NH2C(NOH)CH2R5=-Cl,-CN R5’=-F,-OH X,Y,Z= CH, N Hình 1.6. Công thức cấu tạo của N1-alkyl-2-aryl-5(6)-R-1H-benzimidazol trong nghiên cứu của Hakan Goeker Kết quả thử tác dụng sinh học cho thấy các benzimidazol này đều có hoạt tính tốt trên một số loài Candida. Trong đó 1-butyl-2-(pyridin-3-yl)benzimidazol-5-carbonitril và 1-butyl-2-(pyridin-4-yl)-benzimidazol-5- carbonitril thể hiện tác dụng lớn nhất với giá trị MIC là 6,25÷ 3,125 µg/ml [11]. Năm 2012, T. A. Taher cùng cộng sự đã tổng hợp và đánh giá khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của một số benimidazol-2-yl. Tất cả các chất đều 6 được thử tác dụng in vitro trên các vi khuẩn Gram(-): Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Salmonella typhi; vi khuẩn Gram(+): Staphylococcus aureus và nấm Candida albicans bằng phương pháp thạch pha loãng (tobramycin và voriconazol được sử dụng là thuốc đối chiếu). Đánh giá các hợp chất thử nghiệm cho kết quả khả quan, đặc biệt với vi khuẩn Gram(-) và Candida albicans với MIC rất thấp (< 0,016 μg/ml). Ngược lại, vi khuẩn Gram(+) (Staphylococcus aureus) lại có khả năng kháng tất cả các chất thử nghiệm với MIC > 256 μg/ml [22]. Hình 1.7. Công thức cấu tạo các chất trong nghiên cứu của T. Z. Taher Bảng 1.1. MIC (μg/ml) của các chất trong nghiên cứu của T. Z. Taher Hợp chất Pseud E.c. Sal. St. Ca. 3a < 0,016 < 0,016 < 0,016 >256 < 0,016 3b < 0,016 < 0,016 < 0,016 >256 < 0,016 3c < 0,016 < 0,016 < 0,016 >256 < 0,016 3d < 0,016 < 0,016 < 0,016 >256 < 0,016 4a < 0,016 < 0,016 < 0,016 >256 < 0,016 7 4b < 0,016 < 0,016 < 0,016 >256 < 0,016 5a < 0,016 < 0,016 < 0,016 >256 < 0,016 5b < 0,016 < 0,016 < 0,016 >256 < 0,016 Tobramycin 1 1,29 - 1 - Voriconazol - - - - 0,12 Pseud: Pseudomonas aeruginosa, E.c.: Escherichia coli, Sal.: Salmonella typhi, St.: Staphylococcus aureus, Ca.: Candida albicans. Nghiên cứu của Afaf H. El-masry cùng cộng sự trong việc tổng hợp và đánh giá tác dụng của các dẫn chất 3-(2-methylbenzimidazol-1yl)propanhydrazid (năm 2000) trên chủng vi khuẩn Gram(+) (Bacillus cereus), Gram(-) (Escherichia coli), nấm men (Saccharomyces cerevisae) và nấm mốc (Aspergillus niger), thực hiện theo phương pháp khuếch tán đĩa (gentamycin, ampicillin được dùng là chất đối chiếu) [10]. Hình 1.8. Dẫn chất 3-(2-methylbenzimidazol-1-yl)propanhydrazid Kết quả cho thấy 6a là chất có hoạt động rất mạnh chống lại vi khuẩn Bacillus cereus, nhưng có tác dụng yếu trên Escherichia coli. Các hợp chất 6c, 6d hoạt động tốt chống lại Bacillus cereus, trong khi hợp chất 6b, 6g chỉ có tác dụng yếu trên Bacillus cereus. Nhưng tất cả hợp chất đã được thử nghiệm cho thấy không có tác dụng chống lại Saccharomyces cerevisae và Aspergillus niger [10]. 8 Năm 2012, nhận thấy tỷ lệ đề kháng thuốc của các cầu khuẩn Gram(+) bao gồm cả Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), tụ cầu Coagulas kháng methicillin (MR-CNS), Pneumoniea kháng penicillin, và Enterococcus kháng vancomycin (VRE) tiếp tục tăng [21], trong đó đáng chú ý là S. aureus khi nhiều trường hợp chủng này đã kháng lại methicillin [12], Hacer Karatas cùng cộng sự đã tổng hợp 1 dãy các chất 1Hbenzimidazolcarboxamidin và đánh giá tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm in vitro trên Staphylococcus aureus ATTC 25923, Candida albicans ATTC 10231, Candida krusei ATCC 6258, MRSA ATTC 43300 (Staphylococcus aureus kháng methicillin) theo phương pháp pha loãng. Bảng 1.2. Các dẫn chất 1H-benzimidazolcarboxamidin CTCT Chất R 7a H 7b H 7c H 7d n-butyl 7e n-butyl 7f n-butyl 7g p-Cl-benzyl 7h p-Cl-benzyl R’ 9 8a 1-naphtyl NHEt 8b Phenyl NHEt 8c p-Cl-phenyl NHEt 8d p-Cl-phenyl NH-isopropyl 8e p-Cl-phenyl NH(Me)2 9a Cl H 9b Cl Cl Kết quả thử nghiệm cho thấy 8a, 8c, 8d, 8e, 9a, 9b có hoạt tính kháng khuẩn tốt: chống MRSA (MIC < l µg/ml), hợp chất 9a, 9b có hoạt tính vừa phải chống lại nấm Candida. Các chất còn lại 7a÷ 7h, 8b cho thấy tác dụng yếu hoặc không có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn. Thí nghiệm còn cho thấy nhóm amidin thơm (trong 9a, 9b) của 1Hbenizimidazol đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trong hoạt động kháng khuẩn [16]. 1.2.2. Tác dụng khác của benzimidazol Năm 2011, Z. M. Nofal cùng cộng sự đã tổng hợp được 1 dãy các dẫn chất của 1-(1H-benzimidazol-2-yl)-3-R-2-propen-1-on và thử hoạt tính chống ung thư trên HEPG2 (dòng tế bào ung thư biểu mô gan), PC12 (tế bào tủy thượng thận chuột). Dưới đây là một số dẫn chất thuộc nhóm này: 10 Hình 1.9. Các dẫn chất trong nghiên cứu của Z. M. Nofal Kết quả nghiên cứu tác dụng in vitro của các hợp chất 10÷ 15 ức chế sự phát triển của 2 dòng tế bào ung thư người được trình bày ở bảng 1.3. Nghiên cứu cho thấy, chất 11 có triển vọng tác dụng cao đối với cả PC12 (IC50= 2,4 mM) và HEPG2 (IC50= 0,268 mM), trong khi chất 10a, 10b, 14, 15a, 15b chỉ hoạt động duy nhất trên tế bào PC12 và có hoạt tính in vitro yếu chống lại HEPG2 ở nồng độ thấp. Nghiên cứu cũng chỉ ra α,β-ceton không no ở 10a là yếu tố tích cực nhất chống lại dòng tế bào PC12 (IC50= 0,103 mM), dẫn xuất isoxazol 11 của nó cho hoạt động kép trên cả 2 dòng tế bào này. Các dẫn xuất acetohydrazid có hoạt tính rõ ràng trên dòng PC12 và hoạt tính yếu trên HEPG2, trong đó 15a cho thấy hoạt tính rõ ràng nhất trên PC12 (IC50= 0,251 mM) do có sự hiện diện của lưu huỳnh trong chuỗi đính kèm bên [19]. 11 Bảng 1.3. IC50 (mM) của các hợp chất trên dòng tế bào HEPG2 và PC12 Hợp chất IC50 (mM) HEPG2-24h PC12-24h 10a >30 mM 0,103 mM 10b >30 mM 5mM 11 2,4 mM 0,268 mM 12 >30mM 18 mM 13 >30 mM 3 mM 14 >30 mM 0,954 mM 15a >30 mM 0,251 mM 15b >30 mM 1,5 mM Năm 1982, trung tâm nghiên cứu dược phẩm tại Kanebo (Japan) đã phát triển 1 dãy dẫn chất 2-(2-pyridinyl)benzimidazol từ 55 hợp chất và thử tác dụng giảm đau, chống viêm. Kết quả cho thấy, 2-(5-ethyl-2pyridinyl)benzimidazol (KB-1043) là hợp chất có hoạt động chống viêm, giảm đau hạ sốt tốt hơn phenylbutazon và tiaramid. Hơn nữa, hợp chất này có tác dụng kích thích tiêu hóa thấp hơn và chỉ số điều trị cao hơn 2÷ 3 lần so với nhóm hợp chất cùng nghiên cứu [14]. Năm 2010, một dãy các dẫn xuất 2-methylaminobenzimidazol được tổng hợp bởi Kavitha Achar và được sàng lọc tác dụng giảm đau, chống viêm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan