Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm một số dẫn chất N- Al...

Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm một số dẫn chất N- Alkyl hóa của Phthalimid và Succinimid

.PDF
78
329
104

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ---------- ---------- CHUON SOPHAL NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ THỬ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM MỘT SỐ DẪN CHẤT N-ALKYL HÓA CỦA PHTHALIMID VÀ SUCCINIMID KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ---------- ---------- CHUON SOPHAL NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ THỬ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM MỘT SỐ DẪN CHẤT N-ALKYL HÓA CỦA PHTHALIMID VÀ SUCCINIMID KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn : PGS.TS.Nguyễn Đình Luyện Nơi thực hiện: Bộ môn Công nghiệp Dược Trường Đại học Dược Hà Nội HÀ NỘI -2014 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc nghiêm túc được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình cùng bạn bè, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm một số dẫn chất N-alkyl hóa của phthalimid và succinimid”. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Đình Luyện đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cám ơn thầy giáo TS.Nguyễn Văn Hải và ThS.Nguyễn Văn Giang của phân môn Tổng hợp Hóa dược - Bộ môn Công Nghiệp Dược đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các thầy cô, anh chị thuộc Bộ môn Công nghiệp Dược, cũng như các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập suốt 5 năm qua. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014 Sinh viên CHUON SOPHAL MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2 1.1. Khái quát chung về khung imid........................................................................ 2 1.2. Khái quát chung về succinimid và dẫn chất .................................................... 3 1.2.1. Công thức cấu tạo của succinimid .................................................................... 3 1.2.2. Tính chất hóa lý học của succinimid ................................................................. 3 1.2.3. Các dẫn chất của succinimid ............................................................................. 3 1.3. Tác dụng sinh học của dẫn chất succinimid .................................................... 4 1.4. Các phương pháp tổng hợp dẫn chất N-alkyl hóa của succinimid................ 7 1.4.1. Sử dụng tác nhân alkyl halogenid (R-X)........................................................... 7 1.4.2. Sử dụng tác nhân arakyl halogenid ................................................................... 8 1.5. Khái quát chung về phthalimid và dẫn chất.................................................... 8 1.5.1. Công thức cấu tạo của phthalimid ..................................................................... 8 1.5.2. Tính chất hóa lý học của phthalimid ................................................................. 8 1.5.3. Các dẫn chất của phthalimid ............................................................................. 9 1.6. Tác dụng sinh học của N-alkyl phthalimid ...................................................... 9 1.7. Các phương pháp tổng hợp dẫn chất N-alkyl hóa của phthalimid ............. 11 1.7.1. Sử dụng tác nhân alkyl halogenid (R-X)......................................................... 11 1.7.2. Sử dụng tác nhân arakyl halogenid.. ............................................................... 12 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 13 2.1. Nguyên liệu, thiết bị ......................................................................................... 13 2.1.1. Hóa chất .......................................................................................................... 13 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ ............................................................................................. 14 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 15 2.3.1. Tổng hợp hóa học ............................................................................................ 15 2.3.2. Xác định cấu trúc ............................................................................................ 16 2.3.3. Thử tác dụng sinh học ..................................................................................... 16 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................ 17 3.1. Tổng hợp hóa học ............................................................................................. 17 3.2. Tổng hợp một số dẫn chất N-alkyl hóa của succinimid ................................ 18 3.3. Tổng hợp một số dẫn chất N-alkyl hóa của phthalimid ............................... 19 3.3.1. Tổng hợp N-benzylphthalimid. ....................................................................... 19 3.3.2. Tổng hợp N-phthaloyl-L-tyrosin..................................................................... 21 3.3.3. Tổng hợp N-phthaloyl-3’-nitrotyrosin. ........................................................... 22 3.3.4. Tổng hợp N-phthaloyl-3’,5’-dinitrotyrosin ..................................................... 24 3.4. Kiểm tra độ tinh khiết của các dẫn chất tổng hợp được .............................. 27 3.5. Xác định cấu trúc của các chất tổng hợp được ............................................. 29 3.5.1. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại (IR) ........................................................... 29 3.5.2. Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR) và phổ khối lượng phân tử (MS) ................................................................................................... 32 3.6. Thử tác dụng sinh học...................................................................................... 35 3.6.1. Nguyên tắc ...................................................................................................... 35 3.6.2. Cách tiến hành ................................................................................................. 36 3.7. Bàn luận ............................................................................................................ 41 3.7.1. Về tổng hợp hóa học ....................................................................................... 41 3.7.2. Về thử tác dụng sinh học. ................................................................................ 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 45 Kết luận ..................................................................................................................... 45 Kiến nghị ................................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ATCC : American Type Culture Collection AcOH : Acid acetic CTCT : Công thức cấu tạo DMF : N,N-dimethylformamid DMSO : Dimethyl sulfoxid DMAc : Dimethylacetamid EtOH : Ethanol ECA : Ethyl cloroacetat HIV : Virus suy giảm miễm dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus) 1 H – NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy) IR : Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy) MCA : Methyl cloroacetat MeOH : Methanol MS : Phổ khối lượng phân tử (Mass spectrometry) Rf : Hệ số lưu giữ (retention factor) SKLM : Sắc ký lớp mỏng THF : Tetrahydrofuran to : Nhiệt độ tonc : Nhiệt độ nóng chảy µM : Micromol VSV : Vi sinh vật VK : Vi khuẩn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các dẫn chất của công thức (1) 4 Bảng 1.2 Các dẫn chất của công thức (2) 5 Bảng 1.3 Các dẫn chất của công thức (3) 6 Bảng 1.4 Các dẫn chất của công thức (4) 9 Bảng 1.5 Các dẫn chất của công thức (5) và (5’) 10 Bang 2.1 Các hóa chất, dung môi sử dụng trong quá trình thực nghiệm 13 Bảng 2.2 Các máy móc, dụng cụ sử dụng trong quá trình thực nghiệm 14 Bảng 3.1 Tóm tắt kết quả tổng hợp hóa học 27 Bảng 3.2 Giá trị Rf và nhiệt độ nóng chảy (t°nc) của các chất tổng hợp 28 Bảng 3.3 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của sản phẩm Nbenzylsuccinimid (IR, KBr) Bảng 3.4 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của sản phẩm Nbenzylphthalimid (KBr) Bảng 3.5 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của sản phẩm N-phthaloyl -Ltyrosin (KBr) Bảng 3.6 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của sản phẩm N-phthaloyl-3’nitro-L-tyrosin (KBr) Bảng 3.7 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của sản phẩm N-phthaloyl3’,5’-dinitro-L-tyrosin (KBr) Bảng 3.8 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton của sản phẩm N-benzylsuccinimid (1H-NMR, DMSO) Bảng 3.9 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton của sản phẩm N-benzylphthalimid (1H-NMR, DMSO) 29 30 30 31 31 32 33 Bảng 3.10 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton của sản phẩm N-phthaloyl -L-tyrosin (1H-NMR, DMSO) Bảng 3.11 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton của sản phẩm N-phthaloyl-3’-nitro-L-tyrosin (1H-NMR, DMSO) Bảng 3.12 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton của sản phẩm N-phthaloyl-3’,5’-dinitro-L-tyrosin (1H-NMR, DMSO) 33 34 35 Bảng 3.13 Các môi trường trong thử nghiệm kháng khuẩn và kháng nấm 37 Bảng 3.14 Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn 39 Bảng 3.15 Kết quả thử tác dụng kháng nấm 39 Bảng 3.16 Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn 40 Bảng 3.17 Kết quả thử tác dụng kháng nấm 40 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Cấu trúc hóa học chung của imid 2 Hình 1.2 Cấu trúc hóa học của phân tử succinimid 3 Hình 1.3 Công thức cấu tạo chung của dẫn chất succinimid 3 Hình 1.4 Công thức cấu tạo chung của dẫn chất succinimid theo nghiên cứu của F. Kavanagh năm 1963 và H. W. Seeley và cộng sự năm 1975 5 Hình 1.5 Công thức cấu tạo chung của dẫn chất N-alkyl hóa succinimid 6 Hình 1.6 Cấu trúc hóa học của phân tử phthalimid 8 Hình 1.7 Công thức cấu tạo chung của dẫn chất N-alkyl phthalimid 9 Hình 1.8 Công thức cấu tạo chung của N-alkyl phthalimid theo nghiên cứu của D. Ramesh và B. Screenivasulu năm 2004 10 Hình 3.1 Sơ đồ dẫn chất của succinimid tổng hợp được 17 Hình 3.2 Sơ đồ các dẫn chất của phthalimid tổng hợp được 17 Hình 3.3 Sơ đồ tổng hợp N-benzylsuccinimid 18 Hình 3.4 Hình ảnh theo dõi phản ứng bằng SKLM của phản ứng tạo chất I 19 Hình 3.5 Sơ đồ tổng hợp N-benzylphthalimid 19 Hình 3.6 Hình ảnh theo dõi phản ứng bằng SKLM của phản ứng tạo chất II 20 Hình 3.7 Sơ đồ tổng hợp N-phthaloyl-L-tyrosin 21 Hình 3.8 Hình ảnh theo dõi phản ứng bằng SKLM của phản ứng tạo chất III 22 Hình 3.9 Sơ đồ tổng hợp N-phthaloyl-3’-nitrotyrosin 23 Hình 3.10 Hình ảnh theo dõi phản ứng bằng SKLM của phản ứng tạo chất IV 24 Hình 3.11 Sơ đồ tổng hợp N-phthaloyl-3’,5’dinitrotyrosin 25 Hình 3.12 Hình ảnh theo dõi phản ứng bằng SKLM của phản ứng tạo chất V 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì mô hình bệnh tật của con người ngày càng phức tạp, xuất hiện nhiều căn bệnh mới. Do đó, việc tìm ra những loại thuốc mới để đáp ứng nhu cầu điều trị là việc làm hết sức thiết thực. Để tìm được các hoạt chất có hiệu quả điều trị cao, ít độc và có thể ứng dụng trong điều trị, các nhà khoa học thường dựa vào cấu trúc của các chất đang được dùng làm thuốc hoặc các chất có tác dụng triển vọng để tạo ra nhiều thuốc mới. Việc tạo ra thuốc mới là một quá trình lâu dài và được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó đáng quan tâm là con đường tổng hợp hóa dược. Ngày nay, những thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong điều trị. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dẫn chất phthalimid và succinimid là hợp chất dị vòng có tác dụng rất đa dạng như: kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng virus, trị sốt rét, kháng u....Trong đó, dẫn chất anhydrid phthalic và succinimid được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Để góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về tổng hợp và thử tác dụng của các dẫn chất phthalimid và succinimid chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm một số dẫn chất Nalkyl hóa của phthalimid và succinimid” với 2 mục tiêu chính: 1. Tổng hợp một số dẫn chất N-alkyl hóa của phthalimid và succinimid. 2. Thử tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm của một số dẫn chất đã tổng hợp được. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái quát chung về nhóm imid Cấu trúc hóa học Trong hóa học hữu cơ, imid là một nhóm chức bao gồm hai nhóm acyl liên kết với nitơ. Các hợp chất này có cấu trúc giống với anhydrid acid, nhưng khả năng phản ứng thấy kém có độ bền cao. R, R 1 và R 2 là alkyl, nhóm aryl hoặc các nguyên tử hydro. Hình 1.1.Cấu trúc hóa học chung của imid Các hợp chất dị vòng imid có nguồn gốc từ các acid dicarboxylic và tên của nó tương ứng acid chính. Ví dụ : succinimid nguồn gốc từ acid succinic và phthalimid có nguồn gốc từ acid phthalic. Imid được tổng hợp bởi acid dicarboxylic anhydrid, anhydrid acid và amoniac hoặc amin . Phản ứng ngưng tụ xảy ra như sau [14]. (RCO)2O + R'NH2 → (RCO)2NR' + H2O 3 1.2. Khái quát chung về succinimid và dẫn chất 1.2.1. Công thức cấu tạo của succinimid Tên khoa học và cấu trúc: Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của phân tử succinimid Công thức phân tử : C4H5NO2 Khối lượng phân tử : 99,09 đ.v.C 1.2.2. Tính chất hóa lý học của succinimid - Độ tan: Tan được trong dung môi hữu cơ như: dichlorometan, ether, aceton; tan tốt trong ethanol; dễ tan trong nước. - Độ hòa tan trong nước: 1g tan trong 3 ml nước, 0,7 ml nước sôi. - Nhiệt độ nóng chảy: 125-127ºC. - Đặc điểm tinh thể: Tinh thể màu trắng. 1.2.3. Các dẫn chất của succinimid Nhóm các dẫn chất succinimid được Miller tổng hợp và nghiên cứu một cách hệ thống vào năm 1951. Một số dẫn chất được dùng làm thuốc điều trị động kinh có công thức như sau [1]: Hình 1.3: Công thức cấu tạo chung của dẫn chất succinimid 4 Bảng 1.1.Các dẫn chất của công thức (1) được dùng làm thuốc điều trị động kinh cho bảng sau: Tên thuốc Gốc R1 Gốc R2 Gốc R3 Năm SX Ethosuximid (1a) CH3 C2 H 5 H 1927 Mesuximid (1b) CH3 CH3 CH3 1951 Phensuximid (1c) H CH3 CH3 1951 Morsuximid (1d) CH3 CH3 1962 1.3. Tác dụng sinh học của dẫn chất succinimid Trong quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến các kháng sinh mới, một loại N-alkyl imid được tổng hợp, trong đó dẫn chất N-alkyl hóa của succinimid là một phần quan trọng của hóa dược và thể hiện hoạt tính sinh học như: tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, chống ung thư và kháng virus, chống sốt rét, kháng u, bệnh lao [10]. Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm Năm 1963, F. Kavanagh và năm 1975, H .W. Seeley và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn của dẫn chất succinimid có công thức tổng quát như sau: Hình 1.4. Công thức cấu tạo chung của dẫn chất succinimid theo nghiên cứu của F. Kavanagh năm 1963 và H. W. Seeley và cộng sự năm 1975 5 Bảng 1.2. Các dẫn chất của công thức (2) cho bởi bảng sau: Ký hiệu của chất R R’ 2a H 2,4-dichloro 2b H 2-OH,4-CH3,5-Cl 2c H 4-Br 2d 4-Cl 2,4-dichloro 2e 4-Cl 2-OH,4-CH3,5-Cl 2f 4-Cl 4-Br 2g 4-OCH3 2,4-dichloro 2h 4-OCH3 2-OH,4-CH3,5-Cl 2i 4-OCH3 4-Br 2j 4-NO2 2,4-dichloro 2k 4-NO2 2-OH,4-CH3,5-Cl 2l 4-NO2 4-Br 2m 2-OPh 2,4-dichloro 2n 2-OPh 2-OH,4-CH3,5-Cl 2o 2-OPh 4-Br Tiến hành thử tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm của những dẫn chất trên bằng phương pháp khuếch tán, DMF được sử dụng làm môi trường thạch dinh dưỡng kiểm soát, vùng ức chế hình thành được đo bằng milimet (mm). Các thử nghiệm kháng khuẩn với các vi khuẩn gây bệnh B.subtilis, E. coli, S. flemeri và S. 6 aureus ở nồng độ 1000 µg (sử dụng norfloxacin là chất đối chiếu). Kết quả cho thấy tất cả các chất 2a, 2b, 2c, 2d, 2e, 2f, 2g, 2h, 2i, 2j, 2k,2l, 2m,2n và 2o đều có tác dụng ức chế với 4 chủng vi khuẩn trên. Trong đó 2j có tác dung rất kém đối với E. Coli và 2m có tác dung rất kém đối với S. Aureus, còn 2a, 2b, 2c, 2d, 2e, 2f, 2g, 2h, 2i, 2k,2l, 2n và 2o đều có tác dụng vừa phải với 4 chủng vi khuẩn trên. Các thử nghiệm tác dụng kháng nấm với C. albicans và A. niger ở nồng độ 1000µg (sử dụng griseofulvin là chất đối chiếu). Kết quả cho thấy tất cả các chất 2a, 2b, 2c, 2d, 2e, 2f, 2g, 2h, 2i, 2j, 2k,2l, 2m,2n và 2o đều có tác dụng ức chế với 2 chủng nấm trên. Trong đó 2j và 2o có tác dung kém đối với C. albicans và 2a, 2b, 2c, 2d, 2e, 2f, 2g, 2h, 2i, 2k,2l, 2m,2n có tác dụng trung bình trên 2 chủng nấm trên [13]. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn của một số dẫn chất N-alkyl hóa của succinimid [15]. Trong đó điển hình là nhóm các dẫn chất sau: Hình 1.5. Công thức cấu tạo chung của dẫn chất N-alkyl hóa succinimid Bảng 1.3. Các dẫn chất của công thức (3) cho bởi bảng sau: Ký hiệu của chất R Năm thử nghiệm 3a C6 H 5 1999 3b C6H5CH2 1999 3c Cyclohexyl 1992 3d n-C4H9 1995 3e n-C3H7 1985 7 3f iso- C3H7 1961 3g p-C6H4OMe 1998 3h Gly CO2Me 1954 Các thử nghiệm các dẫn xuất trên với hai loại vi khuẩn Gram dương (S. Aureus ATCC 25923, E. faecalis ATCC 29212) và hai vi khuẩn Gram âm (E. coli ATCC 25922, P.aeruginosa ATCC 27853), chất đối chiếu là dimethyl sulfoxid. Kết quả cho thấy tất cả các chất 3a, 3b, 3c, 3d, 3e, 3f, 3g và 3h đều không có tác dụng kháng với S. Aureus ATCC 25923, E. faecalis ATCC 29212, E. coli ATCC 25922 và P. aeruginosa ATCC 27853. 1.4. Các phương pháp tổng hợp dẫn chất N-alkyl hóa của succinimid 1.4.1. Sử dụng tác nhân alkyl halogenid (R-X) Các phương pháp tổng hợp dẫn chất N-alkyl hóa của succinimid đi từ nguyên liệu ban đầu là succinimid với tác nhân alkyl halogenid (methyl bromid, methyl clorid, methyl iodid, ethyl bromid...), dung môi thường dùng (aceton, ethanol, acetonitril, dichloromethan methanol, DMF,...) và sự có mặt của các xúc tác base ( K2CO3 khan, KOH, KF...). Thông qua tài liệu tham khảo [9], chúng tôi đưa ra sơ đồ chung như sau: (Hiệu suất:98%) 1.4.2. Sử dụng tác nhân arakyl halogenid Phương pháp tổng hợp N-alkyl succinimid đi từ nguyên liệu succinimid với tác nhân arakyl halogenid (benzyl clorid, benzyl bromid,.....), dung môi thường (aceton, 8 acetonitril,.....), các xúc tác base (K2CO3 khan,....). Thông qua tài liệu tham khảo [9], chúng tôi đưa ra sơ đồ chung như sau: (Hiệu suất:94%) 1.5. Khái quát chung về phthalimid và dẫn chất 1.5.1. Công thức cấu tạo của phthalimid Phthalimid là một imid hoặc là một hợp chất hóa học chứa hai nhóm cacbonyl với một amin bậc hai hoặc amonia. Phthalimid được điều chế bằng cách đun nóng alhydrid phthalic với amoniac hoặc được đun chảy các anhydrid với amoni cacbonat. Phthalimid được sử dụng trong công nghiệp chất dẻo, trong tổng hợp hóa học và trong nghiên cứu . Tên khoa học và cấu trúc O NH O 1H-Isoindol-1,3(2H)-dion Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của phân tử phthalimid Công thức phân tử : C8H5NO2 Khối lượng phân tử : 147,13 đ.v.C 1.5.2. Tính chất hóa lý học của phthalimid - Độ tan : Tan được trong dung môi hưu cơ như: aceton, dichloromethan; ít tan trong nước , tan trong ethanol nóng. - Độ hòa tan trong nước : < 0,1g/100ml ở 19,50C - Nhiệt độ nóng chảy : 2380C - Đặc điểm tinh thể: tinh thể màu trắng hoặc màu vàng nhạt. 9 1.5.3. Các dẫn chất của phthalimid Các dẫn chất phthalimid được nhiều nhà khoa học quan tâm vì các dẫn chất này có các hoạt tính sinh học đa dạng .Ví dụ những chất có công thức (4) như sau [16] : Hình 1.7. Công thức cấu tạo chung của dẫn chất N-alkyl phthalimid Bảng 1.4. dẫn chất của công thức (4) cho bởi bảng sau: Ký hiệu của chất R R’ Tác dụng Chống ung Chất 4a thư 1.6. Tác dụng sinh học của N-alkyl phthalimid Các dẫn chất phthalimid có tác dụng sinh học rất phong phú bao gồm kháng khuẩn và kháng nấm, chống sốt rét, hạ huyết áp, kháng vius, chống co giật, lợi tiểu [4, 11] Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm Năm 2004, D. Ramesh và B. Screenivasulu đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của dẫn chất N-alkyl phthalimid có công thức tổng quát chung như sau: 10 Hình 1.8. Công thức cấu tạo chung của N-alkyl phthalimid theo nghiên cứu của D. Ramesh và B. Screenivasulu năm 2004 Bảng 1.5. Các dẫn chất của công thức (5) và (5’) Ký hiệu của chất R 5a 4-ClC6H4 5b 4-FC6H4 5c 4-OCH3C5H4 5d 4-NO2C6H4 5e C6 H 5 5’a 4-ClC6H4 5’b 4-FC6H4 5’c 4-OCH3C5H4 5’d 4-NO2C6H4 5’e C6 H 5 Tiến hành thử tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Các thử nghiệm với 4 chủng vi khuẩn và 2 chủng nấm với nồng độ 50µg/ml trong DMF. Các vi sinh vật được dùng thử nghiệm là Proteus mirabilis, Bacillus subtilis, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli và chủng nấm là Candida albicans và Aspergillus fumigatus, vùng ức chế hình thành được đo bằng mm và so sánh với chất chuẩn C1và C2 (đối với kháng khuẩn dùng C1=ciprofloxacin, C2=roxithromycin; đối với kháng nấm dùng C1=amphotericin, C2= fluconazol). Kết quả cho thấy rõ ràng là, đa số các hợp chất cho tác dụng trung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng