Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổn thương tại chỗ (t) của ung thư thanh quản qua lâm sàng, nội soi, ...

Tài liệu Nghiên cứu tổn thương tại chỗ (t) của ung thư thanh quản qua lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật

.DOC
95
239
65

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN LÊ HOA NGHI£N CøU TæN TH¦¥NG T¹I CHç (T) CñA UNG TH¦ THANH QU¶N QUA L¢M SµNG, NéI SOI, CHôP C¾T LíP VI TÝNH Vµ PHÉU THUËT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ Hà Nội , 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN LÊ HOA NGHI£N CøU TæN TH¦¥NG T¹I CHç (T) CñA UNG TH¦ THANH QU¶N QUA L¢M SµNG, NéI SOI, CHôP C¾T LíP VI TÝNH Vµ PHÉU THUËT Chuyên ngành Mã số : Tai Mũi Họng : 60 72 53 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ Người hướng dẫn khoa học : TS. Tống Xuân Thắng Hà Nội , 2012 3 Lêi c¶m ¬n Sau thêi gian häc tËp néi tró t¹i Bé m«n Tai mòi Häng- Trêng §¹i Häc y Hµ Néi, ®îc sù gióp ®ì tËn t×nh cña Trêng vµ BÖnh ViÖn, ®Õn nay t«i ®· hoµn thµnh ch¬ng tr×nh häc tËp. T«i xin göi lêi c¶m ¬n ch©n thµnh ®Õn: - §¶ng uû, Ban gi¸m hiÖu, Phßng ®µo t¹o sau ®¹i häc, Bé m«n Tai Mòi Häng trêng §¹i häc Y Hµ Néi - §¶ng uû, Ban Gi¸m ®èc BÖnh viÖn TMH Trung ¬ng Víi lßng kÝnh träng vµ biÕt ¬n s©u s¾c, t«i xin bµy tá lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi - TS.Tèng Xu©n Th¾ng ngêi thÇy ®· tËn t©m d¹y dç vµ trùc tiÕp híng dÉn t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn luËn v¨n nµy. - PGS. TS NguyÔn §×nh Phóc ngêi thÇy ®· tËn t×nh híng dÉn t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ ®ãng gãp nhiÒu ý kiÕn quý b¸u trong suèt qu¸ tr×nh hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi: - PGS. TS NguyÔn TÊn Phong – Trêng §¹i häc Y Hµ Néi - PGS.TS L¬ng Minh H¬ng – Ttrêng §¹i häc Y Hµ Néi - PGS. TS Ph¹m TuÊn C¶nh – Trêng §¹i häc Y Hµ Néi cïng toµn thÓ c¸c thÇy c« trong bé m«n TMH ®· nhiÖt t×nh chØ b¶o, d¹y dç, d×u d¾t t«i theo chuyªn nghµnh TMH. - TS Lª Minh Kú cïng toµn thÓ c¸c anh chÞ trong khoa B1 BÖnh viÖn Tai Mòi Häng trung ¬ng ®· ñng hé vµ gióp ®ì t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T«i còng ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c anh chÞ, b¹n bÌ ®ång nghiÖp cña t«i ®· ñng hé, cæ vò, ®éng viªn t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn luËn v¨n. T«i v« cïng biÕt ¬n «ng bµ, cha mÑ, chång, em trai vµ toµn thÓ ngêi th©n trong gia ®×nh ®· lu«n cæ vò, ®éng viªn vµ lµ chç dùa v÷ng ch¾c cho t«i vît qua nh÷ng khã kh¨n trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu. Hµ Néi, 26 th¸ng 11 n¨m 2012 NguyÔn Lª Hoa lêI CAM §OAN 4 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguyễn Lê Hoa 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT UTTQ : Ung thư thanh quản AJCC : American Joint Committee on Cancer TNM : T (khối u), N ( hạch cổ ), M ( di căn xa) SCC : Squamous cell carcinoma CLVT : Cắt lớp vi tính MRI : Magnetic resonance imaging HPV : Human papilloma virus KGMTT : Khoang giáp móng thanh thiệt KCTM : Khoang cạnh thanh môn IARC : International Agency for Research on Cancer PT : Phẫu thuật 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư thanh quản là khối u ác tính xuất phát chủ yếu từ lớp biểu mô của thanh quản. Đây là loại ung thư đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư của đường hô hấp trên và tiêu hóa trên ở Việt Nam, sau ung thư vòm mũi họng, , . Trên thế giới, ung thư thanh quản chiếm tỉ lệ 2,4% trong các loại ung thư trên toàn cơ thể. Ở Mỹ, năm 2012 ước tính có 12.360 người mới mắc và 3.650 người tử vong vì ung thư thanh quản . Tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương hàng năm có khoảng 150 trường hợp mắc mới. Ung thư thanh quản gặp ở nam nhiều hơn nữ. Trong ung thư thanh quản, tỷ lệ nam: nữ = 5:1 Điều trị ung thư thanh quản hiện nay chủ yếu là dùng phẫu thuật với xu hướng là phẫu thuật bảo tồn tối đa chức năng của cơ quan [32]. Tuy nhiên, việc điều trị phẫu thuật luôn gặp mẫu thuẫn giữa mục tiêu lấy hết bệnh tích và khả năng giữ được chức năng của cơ quan. Trước đây, điều trị chủ yếu ở Việt Nam là cắt thanh quản toàn phần. Để giải quyết được mâu thuẫn trên thì việc đánh giá tổn thương tại chỗ chính xác là một trong những chìa khóa giúp cho phẫu thuật viên đưa ra chỉ định đúng đắn mà không bỏ sót bệnh tích và cũng tránh tàn phá quá mức chức năng của thanh quản . Do đặc điểm về giải phẫu cơ quan ở sâu, thăm khám khó nên không một biện pháp thăm khám đơn thuần nào có thể đánh giá được chính xác tổn thương tại chỗ của khối u.Vì vậy chúng ta phải phối hợp các phương tiện khác nhau: nội soi thanh quản gián tiếp bằng ống soi cứng, ống soi mềm, soi thanh quản trực tiếp, chụp cắt lớp vi tính,… để đánh giá hết tổn thương và đánh giá trong từng thời điểm cụ thể để đưa ra chỉ định điều trị thích hợp. 7 Hơn nữa điều trị ung thư được coi là một “cấp cứu có trì hoãn” vì đây là giai đoạn tiến triển của bệnh nên yếu tố thời gian cũng đóng vai trò quyết định đến cơ hội điều trị. Do đó bên cạnh việc phối hợp nhiều phương tiện để đánh giá thì việc đánh giá tiến triển của tổn thương trong từng thời điểm cũng có vai trò quan trọng trong chiến lược điều trị. Với những lý do như vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu tổn thương tại chỗ (T) của ung thư thanh quản qua lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật” với những mục tiêu sau: 1. Đánh giá tổn thương tại chỗ của ung thư thanh quản qua lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính và nội soi đường hô hấp và tiêu hóa trên trước mổ. 2. Đối chiếu tổn thương tại chỗ trước mổ và trong sau phẫu thuật. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Thế giới Bệnh lý thanh quản đã được biết đến từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, buổi ban đầu, việc thăm khám thanh quản không phải là dễ dàng. Cho đến giữa thế kỷ 19( 1854), Manuel Garcia là người đầu tiên đã dùng gương sử dụng trong nha khoa để có hình ảnh gián tiếp về thanh quản . Năm 1895, Alfred Kirstein mới tiến hành hành soi thanh quản trực tiếp . Cho tới nay có rất nhiều phương pháp để đánh giá tổn thương tại chỗ của thanh quản: lâm sàng, soi thanh quản trực tiếp, soi thanh quản gián tiếp bằng ống cứng, ống mềm,… Việc chẩn đoán hình ảnh trong UTTQ từ những năm 1960 với những phương pháp đơn giản như: chụp thanh quản đơn thuần, chụp Xero, … dù phần nào đánh giá được tổn thương tại chỗ của thanh quản nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Cho đến khoảng những năm 1980, chụp CLVT đã được ứng dụng trong chẩn đoán UTTQ và có hiệu quả cao. Năm 1984, Archer đã đưa ra bảng phân loại UTTQ trên chụp CLVT và khẳng định vai trò của chụp CLVT trong đánh giá giai đoạn của UTTQ. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổn thương của UTTQ dựa trên lâm sàng, chụp CLVT và phẫu thuật Năm 1981, Archer nghiên cứu về độ chính xác của chụp CLVT trong việc phân chia giai đoạn UTTQ Năm 1989, Charlin B và cộng sự đối chiếu hình ảnh tổn thương của thanh quản trong ung thư giữa nội soi và chụp CLVT 9 Năm 1995, Kazkayasi so sánh hình ảnh tổn thương tại chỗ của UTTQ trên chụp CLVT trước mổ và bệnh phẩm sau mổ . Từ năm 1996-2000, Zbaren và Becker đã có nhiều nghiên cứu về độ chính xác khi đánh giá tổn thương của UTTQ dựa vào lâm sàng, chụp CLVT và MRI trước mổ và mô bệnh học sau mổ , , . Năm 2002 cùng với sự xuất hiện của máy chụp CLVT đa dãy Curtin và cộng sự đã nghiên cứu khá chi tiết khi sủ dụng các lớp cắt và sự tái tạo cavs bình diện khác nhau để đánh giá tổn thương UTTQ Gần đây nhất, năm 2012, Musaid và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu diễn ra trong 2 năm 2009, 2010 vai trò của thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán giai đoạn của UTTQ. Hiện nay trên thế giới còn nhiều phương pháp khác để đánh giá tổn thương tại chỗ của UTTQ: conputed tomography virtual endoscopy, Fluorescence endoscopy trong chẩn đoán UTTQ sớm, … Về điều trị, UTTQ được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật. Hiện nay, với khoa học hiện đại thì khả năng điều trị bảo tồn chức năng cơ quan ngày càng cao. Solis- Cohen có thể là người đầu tiên điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm bằng phương pháp cắt bán phần thanh quản vào năm 1869. Theodor Bilroth ( 1873) là người đầu tiên thực hiện cắt thanh quản toàn phần cho bệnh lý ung thư thanh quản . Fraenkel là người đầu tiên phẫu thuật thanh quản qua đường miệng thành công vào năm 1886 . Năm 1901, Most mô tả hệ thống bạch huyết vùng họng là cơ sở cho việc nạo vét hạch cổ trong các ung thư vùng đầu cổ Năm 1906 lần đầu tiên thực hiện lấy bỏ hạch bạch huyết vùng cổ cả khối trong ung thư di căn hạch cổ được Crile mô tả 1.1.2. Việt Nam 10 Ở Việt Nam, trường hợp cắt thanh quản đầu tiên được giáo sự Trần Hữu Tước thực hiện vào năm 1962. Tiếp theo đến Trần Hữu Tuân đã mở đầu cho phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn phần trong điều trị UTTQ. Trong 54 năm từ 1955 đến 2009 đã có 1030 bệnh nhân được cắt thanh quản toàn phần hoặc bảo tồn vì UTTQ tại bệnh viện Tai Mũi Họng TW Năm 1999, Nguyễn Đình Phúc và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ung thư thanh quản và ung thư hạ họng qua 132 bệnh nhân tại khoa ung bướu Viện Tai Mũi Họng TW tổng kết từ năm 1995 đến năm 1998 Năm 2003 Lê Anh Tuấn nghiên cứu về hình thái lâm sàng và mô bệnh học của hạch cổ trong ung thư thanh quản và ung thư hạ họng Năm 2005, Bùi Thế Anh đã thực hiện đề tài “ Đối chiếu biểu hiện của Galectin-3 với đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư thanh quảnhạ họng” . Cùng trong năm đó, Nguyễn Hoàng Huy đã nghiên cứu về lâm sàng và biến đổi thanh điệu ở bệnh nhân ung thư thanh quản Năm 2007, Nguyễn Vĩnh Toàn nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính của tổn thương ung thư thanh quản đối chiếu với phẫu thuật Năm 2009, Phạm Văn Hữu nghiên cứu hình thái lâm sàng, nội soi và đối chiếu với kết quả phẫu thuật của ung thư thanh quản giai đoạn sớm Năm 2010, Trần Anh Bích và Trần Minh Trường đã công bố kết quả nghiên cứu về tình hình điều trị UTTQ tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 19992009 . 1.2. GIẢI PHẪU THANH QUẢN 11 Thanh quản là cơ quan 4 chức năng chính: phát âm, thở, bảo vệ và nuốt. Thanh quản là đoạn đầu của đường hô hấp, ở phía trên thông với họng và phía dưới liên tiếp với khí quản. Thanh quản nằm phía trước của vùng cổ tương ứng với các đốt sống cổ C3,C4,C5. Thanh quản giống như một ống rỗng nhờ có bộ khung gồm nhiều sụn được nối với nhau nhờ các khớp, dây chằng và các cơ nội và ngoại thanh quản, mạch máu và thần kinh , . Hình 1.1. Thanh quản nhìn từ trước và sau 12 Hình 1.2. Hình thể trong của thanh quản Thanh quản được chia làm 3 phần dựa theo lâm sàng và giải phẫu là: thượng thanh môn, thanh môn và hạ thanh môn. 1.2.1. Thượng thanh môn Bao gồm: Nắp thanh thiệt trên móng Nắp thanh thiệt dưới móng Khoang trước thanh thiệt Mặt thanh quản của nếp phễu thanh thiệt Hai sụn phễu Băng thanh thất Giới hạn dưới của thượng thanh môn theo AJCC xác nhận là mặt phẳng ngang qua đỉnh của buồng thanh thất. Đây là mốc giải phẫu lâm sàng để xác định đánh giá giai đoạn và báo cáo kết quả điều trị ung thư. Phân chia giải phẫu định khu là một đường cong được đánh dấu bởi sự thay đổi biểu mô hô hấp và điều này không được tin cậy lắm tại vùng đỉnh của buồng thanh thất. Bởi vậy mái của buồng thanh thất và lòng của buồng thanh thất thuộc về thượng thanh môn. Vùng rìa của thượng thanh môn cũng được xác nhận vì tính sự tiến triển lâm sàng của khối u xuất hiện tại khu vực này. Bao gồm nắp thanh thiệt trên 13 móng và nếp phễu thanh thiệt. Do sự liên tiếp về bào thai với vùng hạ họng gần kề nên khối u trong vùng này có xu hướng lan tràn sang vùng hạ họng và có tiên lượng xấu. Về mô học, vùng thượng thanh môn được lát bởi các tế bào trụ có lông chuyển tương tự như các vùng chính khác của đường hô hấp. Ngoại trừ vùng bờ tự do của nắp thanh thiệt và nếp phễu thanh thiệt được lát bởi biểu mô trụ giả tầng. Các tuyến nhầy rất dày đặc và tập trung lớn nhất tại vùng buồng thanh thất và vùng quanh sụn phễu. Một số tác giả cho rằng sự lan tràn sớm của ung thư thượng thanh môn tới vùng giàu mạch máu và bạch huyết là có sự kết hợp với các tuyến này. 1.2.2. Thanh môn Thanh môn bao gồm Dây thanh Mép trước Mép sau Giới hạn dưới của dây thanh được xác nhận là mặt phẳng ngang qua 1cm bên dưới đỉnh của băng thanh thất. Về mô học, dây thanh được bao phủ bởi biểu mô lát tầng quanh vùng bờ và chuyển sang trụ tầng có lông chuyển vùng mặt trên và mặt dưới nơi thanh môn hợp với vùng thượng thanh môn và hạ thanh môn. Bên dưới lớp niêm mạc là tổ chức lỏng lẻo tạo nên khoang Reinker, và dưới nữa là lớp giữa và lớp sâu. Chúng được tạo bởi các sợi đàn hồi và các sợi liên kết tạo nên dây chằng thanh âm. Mạch máu và mạch bạch huyết hầu như không có trong khoang Reinker, chúng tạo nên sự ngăn cản lan tràn của tổn thương ung thư giai đoạn sớm. Không có tuyến chế nhầy ở bờ tự do và rất ít tuyến ở mặt nông. Nón đàn hồi kéo dài lên phía trên từ bờ trên của sụn nhẫn tới chỗ nối với mặt dưới trong của dây chằng thanh âm và ngăn cản sự lan tràn ra ngoài thanh quản của khối u vùng dây thanh và hạ 14 thanh môn. Mép trước là nơi hội tụ của dây chằng thanh âm, nón đàn hồi, dây chằng giáp thanh thiệt và màng trong sụn giáp tạo lên dây chằng Broyle. Đây là hàng rào bảo vệ ngăn cản sự phát triển của ung thư ra phía trước, nhưng khi tổn thương ung thư xâm nhập được dây chằng mép trước thì lan rất nhanh vào sụn giáp, khoang giáp móng thanh thiệt và ra vùng cổ trước . 1.2.3. Hạ thanh môn 1.2.3.1. Hạ thanh môn không chia thành các vị trí nhỏ được xác định từ bờ dưới của thanh môn xuống phía bờ dưới của sụn nhẫn. Đây là vị trí rất hiếm gặp của ung thư thanh quản tiên phát nhưng lại hay gặp do sự lan xuống của ung thư thanh môn. Khối u ở đấy có tỉ lệ cao lan ra ngoài phạm vi thanh quản qua vùng màng nhẫn giáp và hạ thanh môn là vùng giàu bạch huyết sau nhẫn. 1.2.4. Các màng và dây chằng của thanh quản  Màng giáp móng: là màng căng từ bở trên sụn giáp đến bờ trên và sừng lớn xương móng. Phần giữa là dây chằng giáp móng giữa, hai bên mỏng hơn là dây chằng giáp móng bên, nơi có bó mạch thần kinh thanh quản trên chui qua. Sau màng giáp móng là khoang giáp móng thanh thiệt đôi khi có thể sờ thấy u trong khoang giáp móng thanh thiệt qua màng này.  Màng nhẫn giáp: Căng từ bờ trên sụn nhẫn đến bờ dưới sụn giáp.  Màng tứ giác gồm có 4 bờ: bờ trên là nếp phễu thanh thiệt, bờ dưới là băng thanh thất, bờ trước bám vào góc sụn giáp và 2 cạnh của sụn thanh thiệt, bờ sau bám vào sụn sừng và sụn chêm.  Nón đàn hồi (màng tam giác): Căng từ bờ trên sụn nhẫn đến dây thanh, phần trước nón rất chắc tạo nên dây chằng nhẫn giáp, bờ tự do ở trên dầy tạo nên dây chằng thanh âm. 15  Màng tứ giác và nón đàn hồi là những cấu trúc vững chắc của thanh quản có thể ngăn chặn sự lan tràn của ung thư. Buồng thanh thất Morgagni nằm giữa màng tứ giác và nón đàn hồi là một điểm yếu của thanh quản.  Các dây chằng của thanh quản: dây chằng giáp thanh thiệt, dây chằng móng thanh thiệt, dây chằng nhẫn giáp, dây chằng nhẫn phễu, dây chằng nhẫn khí quản. 1.2.5. Các khoang của thanh quản 1.2.6. Khoang trước thanh thiệt (Khoang giáp móng thanh thiệt)  Khoang này được Orton gọi là khoang của Boyer. Về giới hạn thì phía trên là dây chằng móng thanh thiệt, phía trước là màng giáp móng và sụn giáp, phía sau là sụn nắp và dây chằng giáp – nắp thanh thiệt.  Khoang này được lấp đầy bởi tổ chức mỡ, mô lỏng lẻo phía trước phía ngoài chứa các tiểu nang.  Ung thư mặt thanh quản của sụn nắp và ung thư mép trước thường hay lan vào khoang này. 2. Khoang cạnh thanh môn Vùng dưới niêm mạc của băng thanh thất liên tục với khoang cạnh thanh môn được giới hạn bởi nón đàn hồi phía dưới và sụn giáp phía ngoài. Phía trên là tiền đình thanh quản khoang cạnh thanh môn được phân chia với khoang thượng thanh môn bởi màng tứ giác. Giới hạn sau của khoang là niêm mạc xoang lê. Phía dưới ngoài liên tiếp với khoang nhẫn giáp. 16 Hình 1.3. Các khoang của thanh quản 3. Mạch máu của thanh quản  Động mạch: Cấp máu cho thanh quản từ 3 nguồn chính: - Động mạch thanh quản trên xuất phát từ động mạch giáp trên, chui qua màng giáp - thanh thiệt và cấp máu cho tầng trên của thanh quản - tầng thượng thanh môn. - Động mạch thanh quản giữa còn gọi là động mạch nhẫn - giáp cũng là một nhánh của động mạch thanh quản trên, chui qua màng giáp nhẫn, cung cấp máu cho tầng dưới của thanh quản. - Động mạch thanh quản dưới, là một nhánh của động mạch giáp dưới, nhánh này cung cấp máu cho hệ thống cơ và niêm mạc của thành sau thanh quản.  Tĩnh mạch - Mỗi động mạch thường có một tĩnh mạch vệ tinh đi kèm. - Tĩnh mạch thanh quản trên và trước dưới thì đổ về tĩnh mạch giáp trên, tĩnh mạch thanh quản sau dưới đổ về tĩnh mạch giáp dưới. 17 3.1. Dẫn lưu bạch huyết của thanh quản  Dẫn lưu bạch huyết thanh quản theo 2 hệ thống nông và sâu, hệ thống sâu không có sự thông thường với nhau, ngược lại hệ thống nông ở niêm mạc có sự thông thương và dẫn lưu bạch huyết về cả hai bên. Hiểu về dẫn lưu bạch huyết có vai trò căn bản trong điều trị UTTQ.  Bạch huyết vùng thương thanh môn đổ vào nhóm dưới cơ nhị thân 2 bên (cảnh trên) và nhóm cảnh giữa cùng bên. Hình 1.4. Dẫn lưu bạch huyết vùng thanh quản  Bạch huyết tầng dưới thanh môn dẫn lưu về hạch cảnh giữa, hạch trước thanh quản, hoặc trước và bên khí quản, hoặc dây hồi quy.  Riêng vùng thanh môn hầu như không có bạch huyết vì vậy khi khối u mới chỉ khu trú trong vùng thanh môn thường ít di căn hạch nên tiên lượng tốt hơn các vùng khác và vấn đề điều trị hạch thường không cần đặt ra. 3.2. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ THANH QUẢN VÀ ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG TẠI CHỖ 3.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản 3.2.2. Dịch tễ học  Tỷ lệ mắc: theo ước tính, năm 2002 có thêm khoảng 159.000 bệnh nhận phát hiện mới ung thư thanh quản, chiếm 2,4% ung thư toàn cơ thể . Ở Mỹ năm 2012 ước tính có12.360 bệnh nhân mới mắc ung thư thanh quản 18 được chẩn đoán và 3.650 người bị chết do ung thư thanh quản . Ở Việt Nam ước tính đến năm 2000 tỷ lệ mắc bệnh là 3/100.000 mỗi năm  Về giới: Trên thế giới, tỷ lệ nam: nữ = 7:1 năm 2002, và tỷ lệ bệnh nhân nữ ngày càng tăng có thể do tỷ lệ phụ nữ hút thuốc, uống rượu trong những năm gần đây tăng lên . Theo Snehal tỉ lệ này đã giảm từ 9:1 xuống còn 5:1  Ở Việt Nam tỷ lệ nam: nữ = 10: 1  Về tuổi: nhìn chung ở các nước độ tuổi gặp nhiều nhất là 40 – 70 tuổi, nhiều nhất ở nhóm 50 – 60 tuổi , , . 4. Các yếu tố nguy cơ  Hút thuốc và uống rượu là 2 yếu tố nguy cơ chính trong UTTQ. Theo, đã có đủ bằng chứng để kết luận về mối liên quan giữa hút thuốc và uống rượu với sự tăng ung thư vùng đầu cổ. Hút thuốc liên quan nhiều tới UTTQ tầng thanh môn. Uống rượu liên quan nhiều đến UTTQ tầng thượng thanh môn . Đặc biệt người vừa hút thuốc vừa uống rượu thì nguy cơ tăng gấp 25 – 50 lần  Các yếu tố nguy cơ khác như: trào ngược dạ dày - thực quản; tiếp xúc lâu dài với bụi gỗ, thạch miên, hoá chất bay hơi, mùi tạt.  Yếu tố nghề nghiệp: Thợ sơn, thợ cơ khí, sản xuất đồ nhựa, tiếp xúc thường xuyên với diesel, khói dầu khí…  Tình trạng thiếu hụt các yếu tố miễn dịch có nguy cơ cao hơn.  Người đã bị điều trị tia xạ, hoặc làm việc tiếp xúc thường xuyên với tia xạ thì nguy cơ ung thư cao hơn.  Thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt Vitamin B, Vitamin A, Beta – carotene, retinoids… được xem như là đóng 1 vai trò trong sự phát triển ung thư biểu mô vây nói chung. 19  Các bệnh lý tiền ung như: - Loạn sản thanh quản (dysplasia) các mức độ nhẹ, vừa và nặng, bạch sản thanh quản (Leukoplasia). - U nhú thanh quản (papilloma), nhất là thể đạo ngược. Các type HPV 16, 18 có nguy cơ cao hơn type 6, 11.  Tiền sử gia đình 4.1.1. Triệu chứng toàn thân  Ung thư thanh quản giai đoạn sớm thường ít ảnh hưởng đến toàn trạng, bệnh nhân ăn ngủ bình thường, không gầy sút, không khó thở.  Ung thư giai đoạn muộn bệnh nhân gầy sút do ăn uống kém 4.1.2. Triệu chứng cơ năng của UTTQ Các triệu chứng thường gặp:  Khàn tiếng: Xuất hiện sớm, khàn tiếng kéo dài liên tục, điều trị viêm thanh quản không hết, khàn đặc, tăng dần, mất hết âm sắc, khàn cứng nặng như tiếng nạo gỗ.  Khó thở: Giai đoạn đầu không khó thở, về sau khối u to che lấp dần thanh môn bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, giai đoạn muộn khó thở trầm trọng cần mở khí quản cấp cứu.  Ho: Lúc đầu thỉnh thoảng có ho khan, từng cơn ngắn 2- 3 tiếng về sau ho có thể có đờm hay lẫn máu.  Nuốt đau họng, nuốt vướng, nuốt khó: Trong ung thư thượng thanh môn (nhất là vùng rìa) các dấu hiệu này có sớm, còn ung thư thanh môn thì dấu hiệu này xuất hiện muộn hơn. Có thể đau nhói lên tai do phản xạ.  Hơi thở hôi: thường có ở giai đoạn muộn. 20 Triệu chứng cơ năng trong UTTQ phụ thuộc nhiều vào vị trí xuất phát của khối u. 5. UTTQ tầng thanh môn: Triệu chứng chính là khàn tiếng. Đây là triệu chứng có sớm do chỉ một tổn thương nhỏ cũng làm ảnh hưởng tới rung động bình thường của dây thanh khi phát âm. Do vậy, bệnh nhân UTTQ tầng thanh môn thường đến khám ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, khi triệu chứng sớm là khàn tiếng bị bỏ qua thì các triệu chứng khác như khó thở, thở rít, rối loạn nuốt, hạch cổ, … có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn. 6. UTTQ tầng thượng thanh môn Khối u vùng thượng thanh môn có thể gây khàn tiếng, nuốt đau, nuốt vướng, nuốt đau lên tai, thở rít, khó thở, ho máu. Bệnh nhân có thể vào viện do có hạch to vùng cổ mà các triệu chứng tại thanh quản còn mơ hồ. 7. UTTQ tầng hạ thanh môn Triệu chứng thường xuất hiện âm thầm, từ từ. UTTQ tầng hạ thanh môn có thể nhầm với các triệu chứng của hen hoặc các bệnh phổi khác. Bệnh nhân thường đến ở giai đoạn muộn. Triệu chứng thường gặp là khó thở, thở rít. 7.1.1. Đánh giá tổn thương tại chỗ của UTTQ Hiện nay, để đánh giá tổn thương tại chỗ của UTTQ có nhiều phương pháp thăm khám cả trên lâm sàng và cận lâm sàng 8. Đánh giá tổn thương tại chỗ (T) trước mổ trên lâm sàng Các phương pháp hiện đang được ứng dụng là:  Soi thanh quản gián tiếp bằng gương soi và đèn Clar: đây là thăm khám cơ bản, đơn giản, có thể thực hiện ở y tế cơ sở cho phép quan sát dây
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng