Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ t...

Tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên

.PDF
83
1577
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN TÂM NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN CÁ CHÉP VÀ CÁ TRẮM CỎ TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN TÂM NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN CÁ CHÉP VÀ CÁ TRẮM CỎ TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ NHẬT THẮNG THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đã đều được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Bùi Văn Tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Ngô Nhật Thắng, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, và các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đồng thời tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hà, Trung tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo Môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Miền Bắc. Dự án FIBOZOPA. Phòng Đào tạo – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Sở thủy sản Thái Nguyên. Bà con nuôi cá hai huyện Phú Lương, Phú Bình. Các đồng nghiệp trong ngành. Đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của bố, mẹ, các em, bạn bè luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Tác giả Bùi Văn Tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục ............................................................................................................ i Danh mục các ký hiệu , các chữ viết tắt ........................................................... iii Danh mục các bảng ........................................................................................ iv Danh mục các hình ...........................................................................................v MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4 1.1.1. Lớp sán lá song chủ (Trematoda).................................................... 4 1.1.2. Dịch tễ học của bệnh sán lá song chủ ............................................ 15 1.1.3. Chẩn đoán bệnh sán lá song chủ ................................................... 17 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ................................... 18 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 18 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 23 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 31 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................. 31 2.2.1. Địa điểm ....................................................................................... 31 2.2.2. Thời gian ...................................................................................... 31 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 31 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. 31 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 32 2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu ........................................................... 32 2.5.2. Phương pháp tiêu cơ ..................................................................... 32 2.5.3. Định loại Metacercariae ............................................................... 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.6.1. Tỷ lệ nhiễm................................................................................... 35 2.6.2. Cường độ nhiễm ........................................................................... 35 2.6.3. Xử lý số liệu ................................................................................. 35 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 36 3.1. Kết quả nghiên cứu kích thước và khối lượng cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn ................................................................. 36 3.1.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ ............... 36 3.1.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ ............ 37 3.2. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên .. 38 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ ................... 38 3.2.2. Thành phần và sự phân bố metacercaria trên địa bàn nghiên cứu ...... 39 3.3. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép .......................................... 40 3.3.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá chép qua các giai đoạn ......... 40 3.3.2. Mức độ nhiễm các loài metacercaria trên các cơ quan của cá chép ..... 42 3.4. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ ............................................... 47 3.4.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ qua các giai đoạn..... 47 3.4.2. Mức độ nhiễm các loài metacercaria trên các cơ quan của cá trắm cỏ ......................................................................................... 50 3.6. Sức đề kháng của ấu trùng sán lá song chủ ........................................... 59 3.7. Các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm metacercaria trên cá giống ...... 61 3.5.1. Diệt mầm bệnh ............................................................................. 62 3.5.2. Tăng cường sức đề kháng cho cá giống ........................................ 62 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 66 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT WHO Tổ chức y tế thế giới cm Centimet ml Mililit Nxb Nhà xuất bản Min Nhỏ nhất Max Lớn nhất H. pumilio Haplorchis pumilio H. taichui Haplorchis taichui C. formosanus Centroestus formosanus C. sinensis Clonorchis sinensis Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở một số nước trên thế giới......... 29 Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ .............. 36 Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ............ 37 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ ................... 39 Bảng 3.4. Thành phần loài và sự phân bố metacercaria ký sinh trên cá tại hai huyện Phú Lương, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên ...................... 39 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm metacercaria trên các giai đoạn phát triển của cá chép .......................................................................... 40 Bảng 3.7. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria trên cá Chép tại Phú Lương - Thái Nguyên.............................................................................. 45 Bảng 3.8. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria ở các giai đoạn phát triển của cá trắm cỏ .............................................................................. 47 Bảng 3.9. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria trên các cơ quan ký sinh cá trắm cỏ tại Phú Bình - Thái Nguyên ............................................ 50 Bảng 3.10. Thành phần loài và mức độ nhiễm metacercaria trên các cơ quan ký sinh cá Trắm cỏ tại Phú Lương - Thái Nguyên ............ 52 Bảng 3.11. Đề kháng của ấu trùng C. sinensis với nhiệt độ .......................... 59 Bảng 3.12. Đề kháng của ấu trùng C. sinensis với dung dịch NaCl .............. 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Cấu tạo cơ thể của Sán lá song chủ ................................................. 8 Hình 1.2: Hệ bài tiết của Sán lá song chủ ..................................................... 10 Hình 1.3: Hệ thần kinh của Distomium caudatum (theo Grasse) .................. 10 Hình 1.4: Vòng đời của sán lá song chủ truyền qua cá ................................. 15 Hình 1.5: Phân bố tình hình nhiễm sán lá gan Clonorchis/Opisthorchis ở Việt Nam tính đến năm 2002 ........................................................ 19 Hình 1.6. Bản đồ dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ trên thế giới ........................... 24 Hình 3.1: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo giai đoạn phát triển của cá chép ........................................................... 42 Hình 3.2: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo cơ quan cá chép ................................................................................. 46 Hình 3.3: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo giai đoạn phát triển của cá trắm cỏ ...................................................... 49 Hình 3.4: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo cơ quan của cá trắm cỏ ...................................................................... 53 Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá Chép và cá Trắm cỏ ................. 55 Hình 3.6. Cường độ nhiễm metacercaria trên cá Chép và cá Trắm cỏ .......... 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ký sinh trùng có nguồn gốc từ động vật thủy sản (cá) gây bệnh cho con người khá phổ biến của khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Con người có thể bị nhiễm ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho người khi ăn phải cá sống hoặc nấu chưa chín. Khi người thải phân ra kèm theo trứng sán, trứng nở thành ấu trùng có lông sẽ nhiễm vào ốc là vật chủ trung gian thứ nhất. Cá là vật chủ trung gian thứ hai bị nhiễm ấu trùng metacercaria từ ốc. Hầu hết các loài ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho con người đều là giun, sán ký sinh ở gan và ruột của vật chủ cuối cùng. Trong số các loài sán thì sán lá gan có mức độ gây nguy hiểm cho người chủ yếu là 2 loài Clonorchis sinensis và Opisthorchis vinerrini. Các loài sán ruột cũng rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á, chúng là đại diện từ các họ Heterophyidae và Echinostomatidae. Việc loại bỏ những ký sinh trùng này từ nguồn cung cấp thực phẩm, đặc biệt là cá là một vấn đề khó khăn và thách thức. Ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây những bệnh nguy hiểm trên người như bệnh sán lá gan và sán lá ruột nhỏ. Theo (WHO) Tổ chức Y tế thế giới có 39 triệu người nhiễm sán lá gan và hơn 550 triệu người có nguy cơ nhiễm và Việt Nam có ít nhất 10 loài cá nước ngọt có thể nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ, tỷ lệ nhiễm cao thường thấy ở Cá mè trắng và Cá rô đồng. Các nghiên cứu về ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá gây bệnh cho con người ở Việt Nam trước đây chủ yếu tập trung ở cá nước ngọt do tập tính ăn gỏi cá nước ngọt đã có từ lâu đời ở Việt Nam như ở Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, An Giang… Kết quả nghiên cứu bước đầu của dự án Ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá cho thấy tại Nam Định cá nuôi nhiễm ấu trùng sán lá song chủ là 45,7%, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 đây là nơi có tập quán ăn gỏi cá cho nên tỷ lệ số người nhiễm sán lá truyền qua cá lên đến 65%. Có trường hợp bệnh nhân được phát hiện mang trong người tới 4.834 sán lá ruột nhỏ và sán lá gan nhỏ. Đáng chú ý, đã phát hiện ấu trùng sán lá ruột và sán lá gan nhỏ thuộc giống Heterophyopsis sp, Echinostoma, Procerovum sp., Clonorchis Looss trên cá mè trắng và cá rôhu, cá trắm cỏ tại Ninh Bình cũng bị nhiễm với tỷ lệ 80%, cá nuôi và 86 - 95% cá tự nhiên. Do đó việc các địa phương có tập tính ăn cá gỏi một số loài cá như cá mè trắng, cá chép, cá trắm cỏ… có nguy cơ nhiễm một số loại sán lá là không tránh khỏi. Việc nghiên cứu sự nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên một số loài cá nuôi là một việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn sự rủi ro cho con người mắc phải ấu trùng sán lá song chủ khi ăn cá sống ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế và sự đồng ý của Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên, Trung tâm nghiên cứu Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch Bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I. Chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên” 2. Mục tiêu đề tài Đánh giá mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép, cá trắm cỏ tại hai huyện Phú Lương và Phú Bình - Thái Nguyên. Xác định một số nguyên nhân chính gây nhiễm ấu trùng (metacercaria) sán lá song chủ - Trematoda các loài cá trên. Đề xuất một số giải pháp chính nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm ấu trùng (metacercaria) sán lá song chủ - Trematoda đối với cá nuôi tại Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3. Ý nghĩa của đề tài - Thứ nhất đề tài đánh giá thực trạng mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép, cá trắm cỏ tại hai huyện Phú Lương và Phú Bình - Thái Nguyên. - Thứ hai đề tài nghiên cứu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ, đồng thời đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Lớp sán lá song chủ (Trematoda) 1.1.1.1. Vị trí phân loại của một số loài sán trong lớp sán lá song chủ Theo Looss, (1907) [35] lớp sán lá song chủ Trematoda có vị trí phân loại trong cây phân loại khoa học như sau: Giới (Kingdom): Animalia (Động vật) Ngành (Phylum): Platyhelminthes Schneider, 1873. Lớp (Class): Trematoda (Sán lá song chủ) Rudolphi, 1808. Bộ (Order): Opisthorchiida La Rue, 1957. Họ (Family): Opisthorchiidae Lìhe, 1911. Giống (Genus): Clonorchis Looss, 1907. Loài (Species): C. Sinensis Cobbold, 1875. Bộ Fascolata Skrjanbin et Shulz, 1937 Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955 Họ Galactosomidae Looss, 1899 Loài Haplorchis pumilio Looss, 1899 Lớp Trematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Prosostomata Odhner, 1905 Bộ Fasciolata Skrjanbin et Schulz, 1937 Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955 Họ Galactosimidae Morosov, 1950 Giống Haplorchis Looss, 1899 Loài Haplorchis taichui Nishigori, 1924 Lớp Trematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Prosostomata Odhner, 1905 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Bộ Fasciolata Skrjanbin et Schulz, 1937 Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955 Họ Galactosimidae Morosov, 1950 Giống Procerovum Onji et Nishio, 1924 Loài Procerovum sp Bộ Opisthorchida La Rue, 1957 Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955 Họ Heterophyidae Odhner, 1914 Giống Centroestus Looss, 1899 Loài Centrocestus formosanus Nishigori, 1924 Sán lá song chủ nhỏ hoặc sán lá gan nhỏ ấu trùng có tên gọi là metacercaria. Loài sán này có vòng đời sống ký sinh trên các loại ốc hoặc nhuyễn thể, vật chủ trung gian thứ hai có thể là cá, hoặc động vật có vú trong đó có cả con người. Loài ốc nước ngọt có tên Parafossarulus manchouricus (hoặc: Parafossarulus striatulus) là ký chủ đầu tiên của sán. Bên cạnh đó còn có một số loại ốc nước ngọt khác cũng là ký chủ của sán lá gan nhỏ như: Bithynia longicornis (hoặc: Alocinma longicornis) - ở Trung Quốc. Bithynia fuchsiana - ở Trung Quốc. Bithynia misella - ở Trung Quốc. Parafossarulus anomalosiralis - ở Trung Quốc. Melanoides tuberculata - ở Trung Quốc. Semisulcospira libertina - ở Trung Quốc. Assiminea lutea - ở Trung Quốc. Tarebia granifera - ở Đài Loan, Trung Quốc (WHO, 1995) [44]. Lớp sán lá song chủ có tổng số khoảng 3.000 loài, chúng được phân thành hai lớp phụ Aspidogastraea và Digenea dựa vào cấu tạo ngoài của cơ thể sán có mặt của giác bám bụng hay không. - Lớp phụ Aspidogastraea: Sán lá song chủ thuộc lớp phụ Aspidogastraea Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 không có giác bám bụng mà chỉ có đĩa bám ở mặt bụng, phát triển qua biến thái nhưng không có xen kẽ thế hệ. Kích thước nhỏ hơn 1 mm. Sán lá song chủ thuộc lớp phụ này ký sinh ở trên cơ thể cá, trai trai, rùa.... Đại diện cho lớp phụ này là: Loài sán Aspidogaster conchicola ký sinh ở trong xoang tim của trai nước ngọt Ananodonta. - Lớp phụ Digenea: Sán lá song chủ thuộc lớp phụ Digenea có cấu tạo cơ thể bao gồm 2 giác bám, giác ở miệng và giác ở bụng. Các loài sán ở lớp phụ Digenea phát triển có sự xen kẽ thế hệ và thay đổi vật chủ. Đại diện phổ biến là các loài: (1) Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) sống ký sinh trong ống mật của trâu, bò, cừu, dê, gây bệnh nặng cho vùng chiêm trũng. Vật chủ trung gian của sán lá gan lớn là ốc tai Lynaea swihoei; (2) Sán lá ruột lợn hay Sán bã trầu (Fasciolopsis buski) sống ký sinh trong ruột non của lợn và ruột tá của người. Mỗi ngày sán lá ruột lợn có thể đẻ ra 5.000 trứng, phát triển qua 3-7 tuần, vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn là ốc đĩa dày Polypilis hemisphoerula. Kén của sán bám trên bề mặt của bèo Nhật bản, rau lấp, rau muống phổ biến ở vùng đồng bằng. Sán lá ruột lợn hay Sán bã trầu ký sinh trên lợn gây bệnh tắc ruột, phù gan thiếu máu và giảm hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi; (3) Sán lá gan nhỏ sống ký sinh trong ống dẫn mật của người, mèo, chó… Người bị nhiễm bệnh do ăn gỏi cá, triệu chúng phù gan, vàng da, viêm túi mật... sán phát triển qua 2 vật chủ trung gian là ốc Melanoides tuberculatus hay ốc Parafossarulus striatulus và vật chủ trung gian thứ 2 là các loài cá trong họ cá chép (chép, trắm cỏ, mè trắng, rô phi… ). Bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, vùng đồng bằng hay Tây nguyên; (4) Sán máu có 3 loài phổ biến là Schistosoma haematobium (ký sinh ở bọng đái của người gây đái ra máu); S. mansoni (ký sinh ở ruột người và vật nuôi gây bệnh lở loét ruột); S. japonicum (sống ký sinh ở gan của người và vật nuôi gây sưng gan, lách). Bệnh gan do sán máu S. japonicum rất phổ biến trên thế giới, theo thống kê hiện nay có khoảng 200 triệu người bị nhiễm bệnh và hàng năm có khoảng 800.000 người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 bị chết (WHO, 1995) [44]. Sán tuyến tuỵ (Eurytrema pancreayticum, E. coelomaticus, E. tonkinensis). Nhìn chung các loại sán lá song chủ trên có vòng đời phát triển qua hai vật chủ trung gian, giai đoạn trưởng thành đều ký sinh trên người và động vật gây bệnh cho vật chủ bằng cách chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ. Tuy các loài sán lá song chủ có vòng đời phát triển phức tạp, và trải qua nhiều giai đoạn với nhiều vật chủ trung gian. Nhưng chúng ta chỉ cần phá vỡ một khâu trong vòng đời phát triển của sán lá song chủ thì sẽ loại bỏ được sự lây truyền ấu trùng sán sang người và vật nuôi. Chính vì vậy chúng ta cần tìm cách để hạn chế sự lây truyền của sán từ vật chủ trung gian sang người và vật nuôi. 1.1.1.2. Đặc điểm sinh học sán lá song chủ Trematoda Sán lá song chủ Trematoda được phát hiện lần đầu tiên bởi MacConnell ở Ấn Độ và MacGregor ở Mauritius vào năm 1874, khi giải phẫu một người Trung Quốc bị tử vong do bệnh gan. Sau đó các nhà khoa học điều tra thấy sán tập trung rất nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản có đến 56 - 67% người dân bị nhiễm sán. Năm 1890, Park lần đầu tiên phát hiện trường hợp nhiễm sán ở Mỹ do một người Trung Quốc nhập cư. Sau nhiều điều tra nghiên cứu, lần đầu tiên sán lá C. sinensis được mô tả chi tiết vào năm 1917 bởi Watson dài từ 10 - 20 mm, trứng kích thước dài 28 - 30 m, rộng 15 - 17 m (Watson, 1917) [27]. Sán lá gan nhỏ ký sinh trên cơ thể người gây bệnh trên gan. Lớp sán lá song chủ (Trematoda) nói chung gây bệnh phổ biến cho con người tại khu vực Đông Nam Á trong đó có cả ở Việt Nam, gần đây các nhà khoa học còn tìm thấy trường hợp bị nhiễm sán lá gan C. sinensis tại Iran (Mitra và cs, 2007) [37]. Theo thống kê của WHO hiện nay chỉ tính riêng khu vực Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á có khoảng 30.000 người bị nhiễm sán lá gan (WHO, 1995) [44]. Con người bị nhiễm bệnh sán lá song chủ do ăn phải cá hoặc các loại thủy sản chưa chín kỹ. Sán lá trưởng thành sống trong cơ thể người, trứng sán theo phân người bài tiết ra ngoài môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 trường và lây nhiễm cho ốc, chúng sinh sản nhanh trong ốc (đây chính là giai đoạn trung gian). Sau đó chúng bơi tự do, ấu trùng giải phóng ra ngoài lây nhiễm cho cá. Cá chép (Cyprinus carpio) và nhất là cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) là những đối tượng mang ấu trùng sán lá metacercaria rất nhiều và trực tiếp truyền bệnh sang người thông qua thức ăn (Rohela và cs, 2006 [40]; Trương Thị Hoa và cs, 2009 [8]). 1.1.1.3. Cấu tạo cơ thể sán lá song chủ Trematoda Theo Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang (2005) [1] cấu tạo cơ thể sán lá song chủ Trematoda trưởng thành có những đặc điểm chính như sau: Hình 1.1. Cấu tạo cơ thể của Sán lá song chủ A. Sơ đồ chung; A - G. Biểu hiện ở Sán lá gan lớn 1. Giác miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Lỗ sinh dục; 5. Giác bụng; 6. Tuyến noãn hoàng; 7. Ống Laurer; 8. Ôôtyp; 9. Ống noãn hoàng; 10. Nhánh ruột; 11. Tuyến tinh; 12. Bọng đái; 13. Tử cung; 14. Ống dẫn tinh; 15. Tuyến vỏ; 16. Túi nhận tinh; 17. Tuyến trứng; 18. Cơ quan giao phối; 19. Đĩa bám. (Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Cơ thể sán lá song chủ thường dẹp hình trứng, hình lá đối xứng hai bên hoặc không đối xứng, một số cơ thể còn chia làm 2 phần trước sau, có giống loài mặt lưng hơi cao. Kích thước cơ thể sai khác rất lớn khoảng 0,5 - 1 mm nhưng cá biệt có thể trên 10 mm. Khi sán ký sinh trên người có kích thước dài 10 - 20 mm, chiều ngang từ 2 - 4 mm (Ký sinh trùng, 1997) [2]. Cơ thể trong, không màu, cá biệt có màu đỏ của máu do màu máu. Bề mặt cơ thể trơn, một số giống loài trên bề mặt có móc hoặc các mấu lồi. Sán lá có 2 giác bám, một giác bám bụng và một giác bám miệng. Ngoài giác bám còn có các gai cuticun giúp cho sán bám chắc hơn. Thường giác hút miệng tương đối nhỏ (500 mc) ở phía trước cơ thể, giác hút bụng nhìn chung lớn hơn giác hút miệng (600 mc) (Ký sinh trùng, 1997) [2]. - Thành cơ thể cấu tạo theo kiểu mô bì chìm, tầng cuticun dày bao ngoài cơ thể, lông tiêu giảm. Lớp ngoài cùng của sán lá song chủ là một lớp nguyên sinh chất hợp bào dày hơn sán lá đơn chủ, rải rác có giống loài có móc là cơ quan bám bổ sung, lớp này còn để chống lại tác dụng của dịch tiêu hoá của ký chủ và hấp thụ dinh dưỡng. Lớp tiếp theo là lớp nguyên sinh chất chìm trong đó có 3 lớp cơ: cơ vòng, cơ dọc, cơ xiên. - Hệ tiêu hoá: Hệ tiêu hóa của sán lá song chủ trưởng thành bao gồm có miệng, hầu, thực quản, ruột. Bắt đầu bằng lỗ miệng nằm ở đáy giác miệng. Đại bộ phận miệng ở chính giữa giác hút trước. Hầu do tế bào cơ và tế bào tuyến của cơ thể cấu tạo thành. Miệng đổ vào hầu có thành cơ khoẻ. Tiếp theo là thực quản hẹp, ngắn. Ruột giữa của sán chia làm 2 nhánh, chạy dọc 2 bên cơ thể và bịt kín ở tận cùng. Sán lá song chủ trưởng thành ăn thức ăn trong ruột và máu của vật chủ, tiêu hoá nội bào là chính. Một số giống loài sán lá song chủ có hậu môn. - Hệ bài tiết: Sán lá song chủ có hệ bài tiết là nguyên đơn thận, gồm có 1 2 ống chạy dọc cơ thể. Ống dọc có nhiều ống nhánh nhỏ chạy ra 2 bên và kết thúc là tế bào ngọn lửa. Hai ống bài tiết đổ vào bọng đái, ra ngoài qua lỗ bài tiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Hình 1.2. Hệ bài tiết của Sán lá song chủ (Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1] - Hệ thần kinh: Sán lá song chủ có hệ thần kinh bao gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh chạy dọc, thường là 3 đôi. Dây thần kinh bên hoặc dây thần kinh bụng phát triển hơn cả. Hình 1.3. Hệ thần kinh của Distomium caudatum (theo Grasse) (Nguồn: Thái Trần Bái và Nguyễn Văn Khang, 2005) [1] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 - Sán lá song chủ tiêu giảm các giác quan, chúng tiêu giảm để thích nghi phù hợp với vòng đời ký sinh trong vật chủ. - Hệ sinh dục: Sán lá song chủ trừ một số họ như Schistomatidae, Didymozoidae còn lại đều có hệ thống sinh dục lưỡng tính, đực cái trên cùng một cơ thể. So với sán lá đơn chủ, sán lá song chủ có hệ thống sinh dục đa dạng hơn. + Cơ quan sinh dục đực: Gồm 1 - 2 tuyến tinh lớn chiếm gần hết thân còn gọi là tinh hoàn, có hai ống dẫn tinh nhỏ chạy về phía trước, tập trung với nhau thành ống phóng tinh và tận cùng là cơ quan giao phối nằm trước giác bụng. + Cơ quan sinh dục cái: Cơ quan sinh dục cái nằm ở khoảng giữa thân, bao gồm tuyến trứng, từ tuyến trứng có ống dẫn trứng ngắn đổ vào khoang bé gọi là ôôtyp. Từ khoang ôôtyp đi ra là tử cung uốn khúc chạy đến lỗ sinh dục cái cạnh lỗ sinh dục đực trong huyệt sinh dục. Tử cung là một ống ngoằn nghèo gấp khúc. Tuyến noãn hoàng ở hai bên cơ thể đổ vào hai nhánh nhỏ sau đó hợp thành bầu rồi dẫn đến khoang ôôtyp để làm vỏ. Khoang ôôtyp có túi nhận tinh. Thể melít có dạng hình tròn gồm nhiều tế bào bao quanh ôôtyp. - Quá trình thụ tinh xẩy ra như sau: Noãn từ tuyến trứng được chuyển vào ôôtyp khi giao phối, tinh trùng từ huyệt sinh theo tử cung vào ôôtyp và gặp noãn. Lượng tinh trùng thừa được thải ra ngoài theo ống Laurer. Tế bào noãn hoàng theo ống dẫn vào ôôtyp, bao quanh trứng, tuyến vỏ hình thành lớp vỏ cứng. Trứng sau đó chuyển ra ngoài theo tử cung. 1.1.1.4. Vòng đời phát triển của sán lá song chủ - Sinh sản: Sán lá song chủ sinh sản hữu tính ở vật chủ chính và sinh sản vô tính nhờ các tế bào mầm trong cơ thể ấu trùng. Sán lá song chủ đẻ trứng, giao phối trên cùng một cơ thể. Trứng sán có kích thước nhỏ nhưng số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất