Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tình hình bệnh đường hô hấp và khả năng điều trị của kháng sinh florf...

Tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh đường hô hấp và khả năng điều trị của kháng sinh florfenicol và tiamulin đối với đàn lợn nuôi tại trại tân thái đồng hỷ thái nguyên.

.PDF
55
1
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- DƢƠNG THỊ HUỆ Tên chuyên đề: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP VÀ KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ CỦA KHÁNG SINH FLORFENICOL VÀ TIAMULIN ĐỐI VỚI ĐÀN LỢN NUÔI TẠI TRẠI TÂN THÁI, ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- DƢƠNG THỊ HUỆ Tên chuyên đề: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP VÀ KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ CỦA KHÁNG SINH FLORFENICOL VÀ TIAMULIN ĐỐI VỚI ĐÀN LỢN NUÔI TẠI TRẠI TÂN THÁI, ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: TY- K45- N02 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Văn Phùng Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trƣờng và thực tập tốt nghiệp tại trại Tân Thái, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt, thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Trần Văn Phùng đã chỉ bảo và trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo trại lợn giống Tân Thái, các cán bộ kĩ thuật cùng toàn thể anh chị em, cô chú công nhân trong trại đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở. Em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân cùng bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận này. Em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Dƣơng Thị Huệ ii LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng, thực hiện phƣơng châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chƣơng trình học tập của tất cả các trƣờng Đại học nói chung và trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trƣớc khi ra trƣờng. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm đƣợc phƣơng thức tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc ngày càng đi lên. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và đƣợc sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đƣợc sự phân công của thầy giáo hƣớng dẫn và sự tiếp nhận của trại lợn giống Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại cơ sở với đề tài: “Nghiên cứu tình hình bệnh đƣờng hô hấp và khả năng điều trị của kháng sinh Florfenicol và Tiamulin đối với đàn lợn nuôi tại trại Tân Thái, Đồng Hỷ, Thái Nguyên”. Đƣợc sự quan tâm tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Trần Văn Phùng, cùng sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận. Nhƣng do bƣớc đầu tiến hành làm nghiên cứu khoa học và thời gian thực tập có hạn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô để bản khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh đƣờng hô hấp theo đàn và cá thể ......... 34 Bảng 4.2:Tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp ở các tháng .................................. 35 Bảng 4.3: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh đƣờng hô hấp theo tháng tuổi ................ 36 Bảng 4.4: Tỷ lệ lợn mắc bệnh đƣờng hô hấp theo tính biệt ............................ 37 Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn con chết do bệnh đƣờng hô hấp ở các tháng.................... 38 Bảng 4.6 Tính mẫn cảm của vi khuẩn Streptococcus suis phân lập đƣợc với kháng sinh đƣợc thử nghiệm. ......................................................................... 39 Bảng 4.7. Hiệu lực điều trị bệnh đƣờng hô hấp của hai phác đồ ..................... 40 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.................................................................2 1.2.1. Mục tiêu. ...............................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu. ................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học. .................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ....................................................................3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập. .........................3 2.2. Cơ sở khoa học. .......................................................................................8 2.2.1. Đặc điểm hô hấp của lợn con................................................................8 2.2.2. Các thời kì quan trọng của lợn.............................................................10 2.2.3. Đặc điểm và khả năng miễn dịch.........................................................11 2.2.4. Bệnh đƣờng hô hấp ở lợn con..............................................................11 2.2.5. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh. ..........................................................27 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc............................29 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc. .......................................................29 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. .....................................................30 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .31 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................................31 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành..................................................................31 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................31 v 3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................31 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................31 3.4.2. Các công thức tính ...............................................................................31 3.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh đƣờng hô hấp của lợn con ..................................................................................................................32 3.4.4. Phƣơng pháp xác định kháng sinh đồ. .................................................32 3.4.5. Phƣơng pháp khảo nghiệm hiệu quả điều trị bệnh đƣờng hô hấp bằng kháng sinh trên đàn lợn nuôi tại trại Tân Thái...............................................33 3.4.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................33 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................34 4.1. Kết quả nghiên cứu tình hình mắc bệnh đƣờng hô hấp trên đàn lợn......34 4.1.1 Tỷ lệ lợn mắc bệnh đƣờng hô hấp theo đàn và cá thể .........................34 4.1.2 Tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp ở lợn ở các tháng theo dõi. ..................35 4.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp theo tháng tuổi ...................................36 4.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp ở lợn theo tính biệt .............................37 4.1.5. Tỷ lệ lợn con chết do bệnh đƣờng hô hấp. ............................................38 4.2. Kết quả kháng sinh đồ ............................................................................39 4.3. Kết quả nghiên cứu hiệu lực điều trị của kháng sinh đối với hội chứng đƣờng hô hấp ..................................................................................................40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................42 5.1. Kết luận ...................................................................................................42 5.2. Đề nghị ....................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................44 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Actinobacillus pleuropneumoniae A.pleuropneumoniae Cs: Cộng sự kgTT: kilogam thể trọng mg: miligam ml: mililit mm: milimet Pasteurella multocida P. multocida Streptococcus suis S. suis STT: số thứ tự µm: micromet 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi ở các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ nƣớc ta, vì đó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lƣợng tốt cho con ngƣời, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ nhƣ da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến. Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm cho ngƣời dân, nền chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm và hƣớng đến phát triển bền vững. Bên cạnh đó là việc áp dụng phƣơng thức chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng tiên tiến, chế biến thức ăn với chất lƣợng cao, các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dƣỡng. Bệnh đƣờng hô hấp ở lợn xảy ra ở tất cả các giống lợn, ở các nơi trên thế giới, gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi lợn. Bệnh hô hấp ở lợn do nhiều nguyên nhân gây ra nhƣ môi trƣờng, mật độ đông làm gia tăng các yếu tố stress, nhiệt độ môi trƣờng cao, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm cao, vi sinh vật (vi khuẩn, virus), quản lý và chăm sóc. Những lợn con điều trị khỏi cũng còi cọc chậm lớn ảnh hƣởng đến năng suất chăn nuôi. Do đó phòng bệnh cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo cung cấp con giống chất lƣợng tốt. Trại chăn nuôi lợn Tân Thái là cơ sở sản xuất giống lợn ngoại của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm vừa qua, trại cũng bị ảnh hƣởng nhiều của hội chứng hô hấp trên đàn lợn. Trong các bệnh xảy ra trên đàn lợn, bệnh đƣờng hô hấp thƣờng diễn biến phức tạp, đƣợc coi là một hiểm họa trong chăn nuôi lợn, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có nhiều loại vi khuẩn gây ra các bệnh này, trong đó phải kể đến các loại nhƣ Mycoplasma hyopneumoniae (M. 2 hyopneumoniae), Actinobacillus pleuropneumoniae (A. Pleuropneumoniae) và Streptococcus suis (S. suis). Việc điều trị bệnh đƣờng hô hấp do các loại vi khuẩn này gây ra gặp khá nhiều khó khăn do tính kháng thuốc của tác nhân gây bệnh. Để giảm thiểu những thiệt hại do bệnh đƣờng hô hấp lợn con gây ra đối với trại chăn nuôi sinh sản tập trung, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Nghiên cứu tình hình bệnh đƣờng hô hấp và khả năng điều trị của kháng sinh Florfenicol và Tiamulin đối với đàn lợn con nuôi tại trại Tân Thái, Đồng Hỷ, Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu. - Nghiên cứu tình hình mắc bệnh đƣờng hô hấp ở đàn lợn . - Nghiên cứu kháng sinh đồ của hai loa ̣i kháng sinh Florfenicol vàTiamulin. - Khảo nghiệm khả năng mẫn cảm của kháng sinh Florfenicol và Tiamulin với vi khuẩn bệnh đƣờng hô hấp ở lợn. 1.2.2. Yêu cầu. - Đánh giá đƣợc tình hình mắc bệnh đƣờng hô hấp ở lợn. - Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh đƣờng hô hấp với hai loại kháng sinh Florfenicol và Tiamulin. - Thử nghiệm tính mẫn cảm của kháng sinh Florfenicol và Tiamulin với vi khuẩn gây bệnh đƣờng hô hấp ở lợn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học. Đề tài xác định một số thông tin có giá trị khoa học bổ sung thêm những hiểu biết về bệnh đƣờng hô hấp ở lợn và kháng sinh điều trị đạt hiệu quả cao, là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng trị bệnh. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. - Xác định một số kháng sinh, phác đồ điều trị có hiệu lực và độ an toàn cao trong điều trị, đề phòng, hạn chế đƣợc mầm bệnh. - Những khuyến cáo từ kết quả đề tài giúp cho ngƣời chăn nuôi hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập. 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Tại giống lợn Tân Thái là một đơn vị trực thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, đóng trên địa bàn của xã Hóa Thƣợng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Trại cách thị trấn Chùa Hang 2 km về phía Bắc, trên trục đƣờng từ thị trấn đi xã Khe Mo. Nhìn chung, đây là một vị trí khá thuận lợi để một trại chăn nuôi lợn phát triển do cách xa khu công nghiệp, khu dân cƣ, bệnh viện, trƣờng học và đƣờng giao thông chính nhƣng vẫn thuận tiện cho việc giao thông vận tải và thông thƣơng. * Điều kiện khí hậu thủy văn Theo phân vùng của trung tâm khí hậu thủy văn thành phố, trại giống lợn Tân Thái nằm trong khu vực có khí hậu đặc trƣng của khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đó là nóng ẩm, mƣa nhiều và chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc. - Mùa mƣa: Đây là mùa nóng ẩm và mƣa nhiều (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9). + Nhiệt độ trung bình: 270C + Ẩm độ trung bình: 83% + Tổng lƣợng mƣa: 1726 mm - Mùa khô: Thời tiết khô rét, ít mƣa (từ tháng 10 năm trƣớc tới tháng 3 năm sau). +Nhiệt độ trung bình: 190C + Ẩm độ trung bình: 80,8% + Tổng lƣợng mƣa: 299,2 mm 4 Về thủy văn, trại Tân Thái có nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm tƣơng đối phong phú. Nguồn nƣớc trong chăn nuôi đƣợc lấy từ giếng khoan, nguồn nƣớc dùng trồng trọt đƣợc lấy từ ao nuôi cá. Với điều kiện khí hậu thủy văn nhƣ vậy nhìn chung là thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi tuy nhiên cũng có những giai đoạn điều kiện khí hậu thay đổi thất thƣờng nhƣ hạn hán, lũ lụt, mùa hè có ngày nhiệt độ lên rất cao đến (38-390C), mùa đông có lúc nhiệt độ xuống rất thấp (dƣới 100C) đã ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. * Đất đai, địa hình Trại giống lợn Tân thái nằm trên địa bàn của khu vực trung du miền núi nhƣng có địa bàn khá bằng phẳng với tổng diện tích là 50.198 m2 trong đó: - Đất trồng cây ăn quả: 23.000 m2 - Đất xây dựng: 17.000 m2 - Ao hồ chứa nƣớc và nuôi cá: 10.198 m2 * Giao thông, thủy lợi Giao thông: Huyện Đồng Hỷ có hệ thống giao thông khá tốt, hầu hết các đƣờng giao thông đều đƣợc rải nhựa và bê tông hóa. Trại Tân Thái ở vị trí khá thuận lợi về giao thông, nằm ngay gần đƣờng quốc lộ. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn, thuốc thú y cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm. Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi tƣơng đối rộng khắp và phần lớn đã đƣợc kiên cố hóa hệ thống kênh mƣơng. Diện tích trồng trọt của trại sử dụng nguồn nƣớc hệ thống thủy lợi và những ao hồ chứa nƣớc để phục vụ trồng trọt. * Điều kiện kinh tế - xã hội Trại Tân Thái thuộc địa bàn xã Hóa Thƣợng là một xã nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ cho nên dân cƣ xung quanh trại chủ yếu làm nông nghiệp. Ngoài ra, còn một phần ít dân cƣ sống bằng nghề thủ công, buôn bán nhỏ và một số gia đình viên chức nhà nƣớc. Với tình hình dân cƣ, dân trí nhƣ vậy rất thuận lợi để tuyên truyền, khuyến khích ngƣời dân phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn để cải 5 thiện thêm mức thu nhập của ngƣời dân nơi đây và cũng phát huy hơn nữa vai trò cung cấp giống lợn của trại Tân Thái. * Cơ cấu tổ chức Trại có đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế, có ban lãnh đạo năng động, nhiệt tình và giàu năng lực. Hơn nữa, trại có một đội ngũ công nhân giỏi, yêu nghề và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Tổng nhân lực của trại gồm 13 ngƣời, trong đó: - Lao động gián tiếp 3 ngƣời, gồm có: + Trại trƣởng: là kỹ sƣ chăn nuôi chịu trách nhiệm quản lý và điều hành sản xuất + Trại phó: là kỹ sƣ chăn nuôi + Kế toán kiêm thủ quỹ: 1 ngƣời. Cán bộ kế toán kiêm thủ quỹ có trình độ trung cấp tài chính kế toán, chịu trách nhiệm hạch toán ngân sách, quản lý thu chi - Lao động trực tiếp + Tổ chăn nuôi 8 ngƣời: có 2 kĩ sƣ chăn nuôi, 1 bác sĩ thú y chịu trách nhiệm về kĩ thuật và 5 công nhân. + Tổ trồng trọt: 1 ngƣời chịu trách nhiệm chăm sóc cây cối trong trại + Tổ bảo vệ: 1 ngƣời 2.1.1.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật * Hệ thống chuồng trại Hệ thống chuồng trại đƣợc xây dựng trên nền đất cao, đễ thoát nƣớc. Đƣợc bố trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình, thƣờng đƣợc xây dựng theo hƣớng Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng khu chuồng dành cho chăn nuôi có tổng diệt tích là 1717 m2. Trại đƣợc nhà nƣớc và tỉnh hỗ trợ kinh phí để nâng cấp hệ thống chuồng trại. Hiện nay, trại đã xây dựng xong với quy mô phù hợp theo hƣớng chăn nuôi kiểu công nghiệp. Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ 6 phối và lợn nái chửa. Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn sau cai sữa cùng với hệ thống nƣớc uống tự động. Hệ thống mái che 2 ngăn có độ thông thoáng tốt, có tƣờng rào bao quanh để ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu chăn nuôi. Ở cuối mỗi ô đều có hệ thống thoát phân và nƣớc thải. Hệ thống nƣớc sạch đƣợc đƣa về từng ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nƣớc uống tự động cho lợn, nƣớc tắm cho lợn và nƣớc rửa chuồng hằng ngày. Trại đã lắp đặt hệ thống nƣớc máy đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sạch cho lợn uống, tắm và vệ sinh chuồng trại. * Các công trình khác: Gần khu chuồng, trại cho xây dựng 1 phòng kĩ thuật, 1 nhà kho, phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh. Phòng kĩ thuật đƣợc trang bị đầy đủ dụng cụ thú y nhƣ: panh, dao mổ, bơm tiêm kìm bấm số tai, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng, cân, các loại thuốc thú y đồng thời cũng là phòng trực của các cán bộ kĩ thuật. Nhà kho đƣợc xây dựng gần khu chuồng là nơi chứa thức ăn và các chất độn chuồng phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó, trại còn cho xây dựng 1 giếng khoan, bể chứa nƣớc, máy bơm nƣớc đảm bảo cung cấp nƣớc sạch cho sản xuất sinh hoạt. Khu hành chính của trại gồm có: 1 phòng làm việc của ban lãnh đạo trại cùng cán bộ hành chính, 1 phòng hội trƣờng rộng rãi làm nơi hội họp học tập cho các cán bộ công nhân viên. 2.1.2. Tình hình sản xuất * Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Trại giống lợn Tân Thái là 1 trại giống trực thuộc trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, có chức năng và nhiệm vụ chính: Trại là 1 cơ sở cung cấp con giống nên đƣợc giao nhiệm vụ nuôi giữ, nhân giống và chọn lọc đàn lợn ông bà giống ngoại để sản xuất đàn lợn giống bố mẹ, cung cấp giống cho bà con nông dân và các cơ sở chăn nuôi khác quanh vùng và khu vực lân cận. Nhằm mục đích tăng đàn nái ngoại 7 trong nhân dân, cung cấp đủ đực giống cho lai kinh tế và 1 phần nhân thuần nuôi thịt để tăng tỉ lệ nạc trong thịt lợn, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Trại có đội ngũ kĩ thuật giỏi chuyên môn, trại còn tham gia chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật cho chăn nuôi cho các hộ gia đình quanh vùng, hƣớng dẫn, giúp đỡ ngƣời dân chăn nuôi về khâu kĩ thuật, chăm sóc nuôi dƣỡng và cung cấp thú y. * Tình hình sản xuất ngành trồng chọt Nhiệm vụ chính của trại Tân Thái là chăn nuôi cho nên những năm vừa qua phát triển ngành trồng trọt chỉ là một lĩnh vực phụ nhằm phục vụ cho chăn nuôi và tận dụng chất thải của chăn nuôi là chủ yếu. Trại khoán cho các hộ gia đình là công nhân viên trong trại để tăng thêm thu nhập gia đình, phần còn lại triển khai trồng cây ăn quả nhƣ: vải, nhãn, xoài, chuối…. nhằm xây dựng thành một mô hình sản xuất khép kín, cân bằng sinh thái. 2.1.3. Đánh giá chung * Thuận lợi: Đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ của các ngành các cấp có liên quan nhƣ: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y, Công ty vật tƣ nông nghiệp cho nên trại thƣờng đƣợc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất và phục vụ sản xuất. Trại có vị trí địa lý khá thuận lợi về giao thông vận tải và giao lƣu với dân cƣ quanh vùng. Đồng thời sản phẩm của trại là lợn nái ngoại hậu bị, lợn thịt có tỉ lệ nạc cao phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng hiện nay. * Khó khăn: Kinh phí đầu tƣ cho sản xuất còn hạn hẹp, trang thiết bị thú y còn thiếu và chƣa đồng bộ, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất. Do là 1 cơ quan nhà nƣớc hoạt động trong cơ chế thị trƣờng cho nên sản xuất của trại cũng gặp không ít khó khăn. Một mặt phải đảm bảo chức năng chuyển giao khoa học kĩ thuật tới tay ngƣời dân, mặt khác phải tự hoạch toán kinh doanh sao cho có lãi để đứng vững và phát triển. 8 Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao trong mùa mƣa đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nói chung và vi khuẩn đƣờng hô hấp nói riêng phát triển mạnh, dẫn đến vật nuôi dễ bị mắc bệnh đƣờng hô hấp và bệnh tiêu chảy với tỉ lệ nhiễm rất cao. 2.2. Cơ sở khoa học. 2.2.1. Đặc điểm hô hấp của lợn con. 2.1.1.1. Đặc điểm hình thái của hệ hô hấp. Bộ máy hô hấp là cơ quan chủ yếu của cơ thể làm nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể và môi trƣờng bên ngoài. Nhờ có sự trao đổi đó mà cơ thể hấp thu đƣợc oxy và thải khí cacbonic. Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định đến sự sống là có đủ lƣợng oxy trong mỗi phút, cơ thể động vật có vú cần 68 ml oxy và thải trừ 250 ml khí cacbonic. Để có đƣợc lƣợng oxy thiết yếu này và thải đƣợc lƣợng cacbonic ra khỏi cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp. Theo Nguyễn Xuân Bình(2005), hô hấp của cơ thể lợn chia thành 3 quá trình: - Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trƣờng đƣợc thực hiện ở phổi thông qua các phế nang. - Hô hấp trong: là quá trình sử dụng oxy của mô bào. - Quá trình vận chuyển khí cacbonic và oxy từ mô bào và ngƣợc lại. Động tác hô hấp đƣợc điều khiển bằng cơ chế thần kinh- thể dịch và đƣợc thực hiện bởi cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đƣờng dẫn khí (mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản) và phổi. Dọc đƣờng dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân bố dày đặc có tác dụng sƣởi ấm không khí trƣớc khi vào đến phổi. Trên niêm mạc đƣờng hô hấp cũng có lớp lông rung luôn cuyển động hƣớng ra ngoài do đó có thể đẩy các dị vật và bụi ra ngoài. 9 Cơ quan cảm thụ trên niêm mạc đƣờng hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ, có thể có phản xạ ho, hắt hơi nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập sâu vào đƣờng hô hấp. Khí oxy sau khi vào phổi và khí cacbonic thải ra đƣợc trao đổi tại phế nang. Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí. Diện tích phổi đạt 100- 200 m2 tùy theo lứa tuổi. Nhịp thở trung bình của lợn là 20-30 lần/ phút. Lợn con có nhịp thở nhiều hơn khoảng 50 lần/ phút và ở lợn nái nhịp thở ít hơn 13-15 lần/ phút. Trong trƣờng hợp gia súc mắc bệnh hoặc bị tác động mạnh thì tần số hô hấp có thể tăng lên hoặc giảm đi. 2.1.1.2. Cấu trúc sinh lý của hệ hô hấp ở lợn. - Xoang mũi: không khí trƣớc khi vào phổi phải qua xoang mũi, ở đây không khí đƣợc lọc sạch, tẩm ƣớt và sƣởi nóng. Xoang mũi còn là cơ quan cảm giác khứu giác. - Thanh quản: là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, cấu tạo gồm cốt sụn và cơ. - Khí quản: là một ống dẫn khí lớn nối tiếp từ sau thanh quản cho đến phân nhánh ngã ba tạo thành 2 phế quản gốc. Khí quản gồm nhiều vòng sụn nối tiếp nhau, khí quản chia làm 2 đoạn. - Phế quản: nối tiếp từ ngã ba khí quản chia làm 2 nhánh đi vào rốn phổi, sau khi vào rốn phổi lại tiếp tục phân nhánh. - Phổi: là bộ phận quan trọng nhất của cơ quan hô hấp có nhiệm vụ trao đổi khí trực tiếp giữa máu và môi trƣờng ngoài. Phổi gồm 2 lá phổi. Mỗi lá nằm trong bao bọc riêng do lá phế mạc tạo thành, phổi có màu hồng nhạt, đàn hồi, xốp nhẹ nổi trên mặt nƣớc. Lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái, phổi phải có thùy phụ Azygol. + Vị trí phía trƣớc là cạnh sau xƣơng bả vai và xƣơng cánh tay, phía sau ở trên khoảng gian sƣờn 11 và mỏm ngang đốt sống lƣng 11. Trọng lƣợng của 2 lá phổi so với cơ thể lợn 0,8- 0,85%. 10 + Hình dạng nhìn bề ngoài phổi nhƣ hình chóp đáy rộng, 2 lá phổi to không bằng nhau. Hình dạng ngoài phổi có 3 mặt 1 đỉnh. Mặt ngoài cong lồi giáp xƣơng sƣờn gọi là mặt sƣờn, mặt trong phẳng áp vào nhau có lá tung cánh mạc ngăn giữa. Mặt sau còn gọi là mặt hoành hay mặt đáy cong lõm giáp cơ hoành bên phải, mặt sau giáp dạ dày và 1 phần gan. Đỉnh hƣớng về trƣớc lồng ngực sát hạch giao cảm. Bên ngoài phổi có các mẻ chia phổi làm nhiều thùy, số lƣợng thùy tùy theo lá phổi của loài gia súc. Gồm có 1 thùy trƣớc còn gọi là thùy đỉnh, 1 hoặc 2 thuỳ giữa gọi là thùy tim, thùy sau gọi là thùy đáy. Lá phổi phải có 3 thùy chính và 1 thùy phụ, lá phổi trái có 3 thùy. + Cấu tạo mặt ngoài có 1 lớp tƣơng mạc bao trùm đó là lá tạng phế mạc. Trong là mô phổi cấu tạo bởi các phế nang, tổ chức liên kết, mạch quản, thần kinh cùng hệ thống ống dẫn to nhỏ khác nhau. Phế nang là nơi trao đổi khí chính của phổi, trong có các biểu mô đặc biệt, số lƣợng có hàng trăm, hàng nghìn triệu. Nhiều phế nang chung lại thành chùm phế nang, chùm phế nang tập hợp lại thành tiểu thùy phổi, nhiều tiểu thùy phổi tạo thành thùy phổi. 2.2.2. Các thời kì quan trọng của lợn. 2.2.2.1. Thời kì 1 tuần tuổi. Là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con do sự thay đổi hoàn toàn về môi trƣờng sống, bởi vì lợn con chuyển từ điều kiện sống ổn định trong cơ thể mẹ sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trƣờng bên ngoài. Do vậy, nếu chăm sóc nuôi dƣỡng không tốt lợn con dễ bị mắc bệnh, còi cọc, tỷ lệ sống thấp. Mặt khác lúc này lợn con mới đẻ còn yếu ớt, chƣa nhanh nhẹn, lợn mẹ vừa đẻ xong, cơ thể còn mệt mỏi, đi đứng còn nặng nề vì sức khỏe chƣa hồi phục nên dễ đè chết lợn con. Cần nuôi dƣỡng chăm sóc chu đáo lợn con ở giai đoạn này. 11 2.2.2.2. Thời kì 3 tuần tuổi. Là thời kỳ khủng hoảng thứ hai của lợn con do quy luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lƣợng sữa của lợn nái tăng dần từ sau khi đẻ và đạt cao nhất ở giai đoạn ba tuần tuổi. Sau đó, sản lƣợng sữa của lợn mẹ giảm nhanh trong khi nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trƣởng và phát dục nhanh. Đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết mâu thuẫn cần cho lợn con tập ăm sớm vào 7 - 10 ngày tuổi. 2.2.2.3. Thời kì sau cai sữa. Là thời kỳ khủng hoảng thứ ba do môi trƣờng sống thay đổi từ sữa mẹ sang cai sữa hoàn toàn. Mặt khác thức ăn thay đổi chuyển từ thức ăn chủ yếu là sữa mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con ngƣời cung cấp nên giai đoạn này thiếu dinh dƣỡng, chăm sóc không chu đáo, lợn con rất dễ bị còi cọc, mắc bệnh đƣờng tiêu hóa, hô hấp. 2.2.3. Đặc điểm và khả năng miễn dịch. Lợn con mới đẻ sức đề kháng của cơ thể còn yếu. Lƣợng kháng thể của lợn con đƣợc cung cấp từ lợn mẹ thông qua sữa đầu. Trong sữa đầu lợn mẹ có lƣợng γ globulin rất cao, chiếm 30-35% lƣợng protein. Lợn con hấp thu γ globulin bằng con đƣờng ẩm bào. Khả năng hấp thu kháng thể của lợn con tốt nhất trong 24 giờ sau khi sinh( đạt đến 20.3 mg/ 100ml máu). Từ 2025 ngày tuổi lợn con mới tự tổng hợp đƣợc kháng thể. Nếu lợn con không đƣợc bú sữa đầu thì sức đề kháng rất yếu, dẫn đến tỉ lệ chết cao. 2.2.4. Bệnh đƣờng hô hấp ở lợn con. 2.2.4.1. Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn. Bệnh viêm phổi do Actinobacillus pleuropneumonniae (APP) gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhƣng thƣờng nhiễm ở lợn từ 2- 6 tháng tuổi; đôi khi gây xuất huyết trên lợn nái và hậu bị. - Phƣơng thức truyền lây: Đƣờng truyền lây chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe. Ngoài ra bệnh có thể lây qua đƣờng không khí, lây từ nái sang 12 con. Bệnh lây lan giữa các lợn thịt, thƣờng xảy ra do tác động của các yếu tố stress nhƣ khi mật độ chuồng nuôi cao, môi trƣờng không thông thoáng, thời tiết khí hậu thay đổi, vận chuyển hoặc xáo trộn đàn. Khi mắc bệnh ở thể cấp tính, tỷ lệ chết rất cao. Tỷ lệ chết của bệnh phụ thuộc vào độc lực của mầm bệnh và yếu tố môi trƣờng. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết sẽ tăng cao nếu bệnh xảy ra đồng thời với một số bệnh nhƣ giả dại, PRRS. - Triệu chứng lâm sàng: Theo Bergeland M.E. Taylor D.J(1992), vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: Thể quá cấp, thể cấp tính và thể mãn tính. + Thể quá cấp: Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tách riêng khỏi đàn, sốt cao (41,5ºC), tần số hô hấp tăng, thở khó, thở bằng mồm, tƣ thế ngồi để thở, mạch đập tăng và trụy tim mạch. Da ở vùng mũi, tai, chân và sau đó toàn cơ thể có màu tím xanh. Bệnh tiến triển rất nhanh, lợn bệnh chết sau 24 giờ sau khi có dấu hiệu bệnh. Trƣớc khi chết, lợn chảy nhiều nƣớc dãi, nƣớc mũi nhiều bọt, có thể lẫn máu. Một số trƣờng hợp lợn có thể chết mà không có dấu hiệu triệu chứng lâm sàng. Bằng thực nghiệm, ngƣời ta thấy lợn có thể chết sau 3 giờ gây bệnh. Lợn sơ sinh nếu bị bệnh sẽ bị bại huyết và thƣờng chết ngay sau khi sinh. + Thể cấp tính: Triệu chứng tƣơng tự nhƣ thể quá cấp tính nhƣng tiến triển chậm hơn. Lợn sốt cao trên 410C, da có nốt đỏ, lợn bỏ ăn, lƣời vận động, lƣời uống nƣớc. Lợn có triệu chứng hô hấp nhƣ ho, khó thở, thở thể bụng, bụng hóp lại, lợn ỉa chảy, nôn mửa, mắt có dử đôi khi nhầm với dịch tả. Thể cấp tính đa số lợn chết, lợn chết trong vòng 1-4 ngày. Lợn sống sót có thể phục hồi hoàn toàn hoặc có thể phát triển thành thể mãn tính. + Thể mãn tính: Thể này xuất hiện sau khi dấu hiệu cấp tính mất đi. Lợn sốt nhẹ( 40, 5- 41ºC), hay nằm, lúc ăn lúc bỏ ăn, ho kéo dài, thở thể
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất