Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tính dễ tổn thƣơng do lũ lụt hạ lƣu sông thạch hãn, tỉnh quảng trị...

Tài liệu Nghiên cứu tính dễ tổn thƣơng do lũ lụt hạ lƣu sông thạch hãn, tỉnh quảng trị

.PDF
22
905
144

Mô tả:

Nghiên cứu tính dễ tổn thƣơng do lũ lụt hạ lƣu\r\nsông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị
Nghiên cứu tính dễ tổn thƣơng do lũ lụt hạ lƣu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị Đặng Đình Khá Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS Chuyên ngành: Thuỷ văn học; Mã số: 60 44 90 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Ngọc Anh Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Tổng quan về tính dễ bị tổn thƣơng; sự cần thiết của đánh giá tổn thƣơng lũ. Nghiên cứu về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng nhƣ tình hình về lũ lụt và những tổn thƣơng do lũ gây ra trong những năm gần đây trên lƣu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh gía tính dễ bị tổn thƣơng do lũ: phƣơng pháp; xây dựng bản đồ nguy cơ lũ; hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều; xây dựng bản đồ nguy cơ với các tần suất 1%. Đánh giá tính dễ tổn thƣởng do lũ gây ra trên hạ lƣu lƣu vực sông thạch hãn tỉnh Quảng Trị: điều tra khả năng chống chịu của cộng đồn; thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do lũ gây ra vùng hạ lƣu lƣu vực sông Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị. Keywords: Thủy văn học; Lũ lụt; Quảng Ngãi; Sông Thạch Hãn Content Lũ lụt ở miền Trung, nói chung và trên lƣu vực sông Thạch Hãn, nói riêng là một trong những tai biến tự nhiên, thƣờng xuyên đe dọa cuộc sống của ngƣời dân và sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, hàng ngàn hộ dân bị ngập lụt, các công trình bị tàn phá, các hoạt động kinh tế - xã hội bị gián đoạn... Để tăng cƣờng ứng phó với lũ lụt ngoài các biện pháp công trình (đê kè, hồ chứa thƣợng lƣu,...) thì các biện pháp phi công trình đóng vai trò rất quan trọng, mà phần lớn trong số đó có tính dài hạn và bền vững nhƣ các biện pháp quy hoạch sử dụng đất và bố trí dân cƣ, nâng cao nhận thức của ngƣời dân. Mặt khác, ứng phó nhanh với lũ lụt bằng các biện pháp tức thời nhƣ cảnh báo, dự báo vùng ngập, di dời và sơ tán dân cƣ đến khu vực an toàn,... đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc hạn chế những thiệt hại về ngƣời và tài sản. Do vậy, để đánh giá đƣợc tính dễ bị tổn thƣơng do lũ lụt gây ra đối với kinh tế - xã hội thì hƣớng tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro thiên tai là cần thiết để xây dựng các giải pháp nhằm giảm nhẹ tác hại của lũ gây ra. Đây cũng là lý do dẫn đến sự hình thành luận văn “ Nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng do lũ lụt hạ lƣu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học, thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xác định chiến lƣợc phát triển bền vững và đảm bảo an ninh xã hội. Bố cục luận văn bao gồm: Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan Chƣơng 2: Cơ sở khoa học để đánh giá tính dễ tổn thƣơng do lũ Chƣơng 3: Đánh giá tính dễ tổn thƣơng do lũ gây ra hạ lƣu lƣu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị. Kết luận Tài liệu tham khảo Chƣơng 1 – TỔNG QUAN 1.1 Các khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng 1.1.1 Khái niệm chung về tính dễ tổn thương Định nghĩa đƣợc tính dễ bị tổn thƣơng sẽ giúp ta biết đƣợc cách tốt nhất để giảm thiểu chúng. Mục đích của việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng nhằm cung cấp cho các nhà ra quyết định hay các bên liên quan về những lựa chọn nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng của những mối nguy hiểm do lũ lụt [9]. Nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng là để đƣa ra những hành động chính xác có thể làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đã đƣợc trình bày trong nhiều tài liệu khoa học [ 10, 13 - 16 ] với các khái niệm bao gồm; tính dễ bị tổn thương tự nhiên, tính dễ tổn thương xã hội và những tổn thương kinh tế. 1.1.2 Tổn thương do lũ lụt Trong các định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng đề cập ở trên, có những định nghĩa đƣợc đƣa ra cho những hiện tƣợng thiên tai nhất định nhƣ: biến đổi khí hậu, (IPCC, 1992, 1996, 2001) hay các hiểm họa môi trƣờng (ISDR, 2004), nhƣng trong nghiên cứu này tác giả đi sâu vào hƣớng nghiên cứu tính dễ tổn thƣơng do lũ lụt. Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng mà tác giả sử dụng dựa trên khái niệm của UNESCO-ihe “ Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong những những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục hồi” [31]. Để tăng cƣờng tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là trong chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do lũ thì Janet Edwards (2007) [15] đã đƣa ra một khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do lũ “là bản đồ cho biết vị trí các vùng nơi mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do các thảm hoạ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người, gây ô nhiễm môi trường”. Khi định lƣợng đƣợc tính dễ bị tổn thƣơng của một vùng nào đó thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra quyết định nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng chịu. 1.2 Sự cần thiết của đánh giá tổn thƣơng lũ Trong những năm qua việc quản lý lũ bằng các phƣơng án công trình nhƣ đê và hồ chứa, đƣợc thiết kế với các trận lũ có tấn suất khác nhau đã chiếm ƣu thế. Đây là cách tiếp cận nhằm giảm thiên tai lũ, nghĩa là giảm xác suất xuất hiện, cƣờng độ lƣu lƣợng lũ, cũng nhƣ giảm diện ngập lụt. Nhƣng trong thời gian gần đây đã có sự phát triển quan trọng đó là chuyển mục tiêu quản lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại do lũ lụt gây ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì thế, việc đánh giá những thiệt hại, tổn thƣơng lũ cần đƣợc nghiên cứu một cách cẩn trọng trong quản lý rủi ro lũ.Việc đánh giá thiệt hại, tổn thƣơng lũ đang đạt đƣợc những kết quả quan trọng phục vụ cho việc đƣa ra các quyết định trong quản lý rủi ro lũ thông qua các bƣớc sau:; Đánh giá tổn thương lũ Bản đồ hóa tổn thương lũ Quyết định tối ưu cho các phương án giảm nhẹ lũ Đánh giá tài chính ngay sau lũ 1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Trong khoảng 30 năm trở lại đây, thì tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều trong các lĩnh vực nhƣ: kinh tế - xã hội, môi trƣờng, tự nhiên, thiên tai…Tuy nhiên các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng do ngập lụt thì mới đƣợc nghiên cứu trong những năm gần đây theo các cách tiếp cận khác nhau nhƣ: Trong nghiên cứu của Viet Trinh (2010) [27] về “Đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị”, tác giả đã đánh giá rủi ro do lũ dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng, coi tính dễ tổn thƣơng do lũ là một hàm của bản đồ sử dụng đất và mật độ dân sốchƣa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Với cách tiếp cận này, Viet Trinh chỉ dựa trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn thƣơng của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống nhau. 1.4 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.4.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị trí địa lý Lƣu vực sông Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16 018 đến 16054 vĩ độ Bắc và 106036 đến 107018 kinh độ Đông, thuộc tỉnh Quảng Trị; phía Bắc giáp với lƣu vực sông Bến Hải; phía Nam giáp với lƣu vực sông Ô Lâu; phía Tây là biên giới Việt - Lào và phía Đông là Biển Đông, với diện tích là 2.660km2, chiếm 56% diện tích toàn tỉnh Quảng Trị, nằm trên địa bàn các huyện Triệu Phong, Gio Linh, Dakrông, Cam Lộ ,thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, (hình 1) [7]. Hình 1. Khu vực nghiên cứu 1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội a, Dân số và dân tộc Theo Niên giám thông kê tỉnh Quảng Trị năm 2010, dân số trên lƣu vực khoảng 370.000 ngƣời. Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 139ngƣời/km2, thành phố Đông Hà 1140 ngƣời/km2, trong khi đó huyện miền núi Đakrông 30ngƣời/km2. Dân cƣ trong vùng chủ yếu là ngƣời Kinh, sống tập trung ở đồng bằng ven biển, các thị trấn. Số còn lại là các dân tộc ít ngƣời nhƣ ngƣời Sách, Thái, Dao, Vân Kiều, Sào, Pa Cô tập trung chủ yếu ở Đakrông. b, Văn hóa và giáo dục So với mặt bằng dân trí chung của cả nƣớc thì trình độ dân trí của Quảng Trị đang ở mức trung bình, vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp hơn. Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lƣợng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và 20% số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ biến. Tỷ lệ mù hoặc tái mù chữ còn cao. 1.5 Tình hình về lũ lụt và những tổn thƣơng do lũ gây ra trong những năm gần đây trên lƣu vực sông Thạch Hãn Quảng Trị là một trong các tỉnh duyên hải Miền Trung có đặc điểm về khí hậu và địa hình phức tạp. Là nơi chịu ảnh hƣởng của hầu hết các loại thiên tai thƣờng xảy ra ở Việt Nam nhƣng với tấn suất cao hơn, mức độ ác liệt hơn nhƣ bão lũ, ngập lụt. Mùa lũ ở đây đựơc chia làm 3 thời kỳ trong năm.  Lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng V, VI hàng năm. Tính chất lũ này nhỏ, tập trung nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn, đỉnh lũ nhọn, lên xuống nhanh, thƣờng xảy ra trong 2 ngày nên ít ảnh hƣởng đến đời sông dân cƣ, chủ yếu ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.  Lũ sớm xảy ra vào tháng 6 đến đầu tháng IX hàng năm. Lũ này không có tính chất thƣờng xuyên nhƣng lũ có tổng lƣợng lớn hơn lũ tiểu mãn, tập trung lũ nhanh. Thời kỳ xảy ra lũ sớm thƣờng bắt đầu vào thời kỳ triều bắt đầu cao. Do vậy mực nƣớc lũ cao hơn lũ tiểu mãn. Lũ này ít ảnh hƣởng tới dân sinh mà chủ yếu là ảnh hƣởng tới nông nghiệp và thủy sản. Nguồn Chi cục PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị Hình 2: Những thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây ra trong những gần đây Nguồn Chi cục PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị Hình 3. Những thiệt hại về ngƣời do lũ lụt gây ra trong những năm gần đây  Lũ chính vụ xảy ra từ trung tuần tháng IX đến cuối tháng XI đầu tháng XII hàng năm. Đây là thời kỳ mƣa lớn trong năm và lũ thời kỳ này có thể xảy ra lũ quét sƣờn dốc gây đất đá lở hay ngập lụt ở hạ du. Lũ này thƣờng đi liền với bão gây thiệt hại lớn cho kinh tế xã hội, gây chết ngƣời và hƣ hỏng công trình, cơ sở hạ tầng. Lũ kéo dài 5 – 7 ngày, đỉnh lũ cao, tổng lƣợng lớn. Do đó những tổn thất do lũ lụt gây ra cho tỉnh Quảng Trị là đáng kể [6,7]. Đặc biệt trong những năm gần đây, do tăng trƣởng kinh tế ngày càng nhanh cùng với việc các trận lũ xuất hiện với cƣờng độ ngày càng lớn làm cho những thiệt hại về kinh tế - xã hội ngày càng tăng [2,8]. Mức độ thiệt hại do lũ lụt trên địa bản tỉnh Quảng Trị đƣợc thể hiện trên hình 2 và hình 3. Với tình hình phát triển kinh tế hiện tại thì với các trận lũ lớn thì ngƣời dân không thể khống chế hay làm giảm lũ lụt mà chỉ có thể tránh và chủ động làm giảm mức thiệt hại do lũ gây ra . Do đó các biện pháp phi công trình nhƣ; cảnh báo lũ sớm, chủ động thu hoạch hoa màu khi có lũ, lập các phƣơng án ứng cứu khẩn cấp, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về lũ vv…đóng vai trò chủ đạo trong công tác phòng chống lũ lụt trong tỉnh cũng nhƣ trên các lƣu vực sông. Chƣơng 2 - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO LŨ 2.1 Phƣơng pháp Năm 2006, Villagra’n de Leo’n JC [28] đã đƣa ra mối quan hệ giữa tính dễ tổn thƣơng lũ, sự lộ diện, tính nhạy và khả năng chống chịu qua công thức; (1) Trong khi đó UNESCO – ihe lại đƣa ra một cách tính khác; Tổn thương lũ = Sự lộ diện + Tính nhạy – Khả năng phục hồi (2) Trong đó, sự lộ diện đƣợc hiểu nhƣ là các giá trị có mặt tại vị trí lũ lụt có thể xảy ra. Những giá trị này có thể là hàng hóa, cơ sở hạ tầng, di sản văn hóa, con ngƣời, nông nghiệp…hay sự lộ diện có thể đƣợc hiểu là mức độ phơi bày của tài sản, con ngƣời nằm trong vùng nguy cơ lũ. Sự lộ diện phụ thuộc vào tần suất xuất hiện con lũ, cƣờng độ lũ và giá trị tài sản, con ngƣời có mặt tại đó. Trong tình hình thực tế, rất khó khăn để đánh giá tính nhạy cảm, khả năng phục hồi và khả năng đối phó một cách riêng biệt cho các cộng đồng, do vậy những khía cạnh đó có thể đƣợc kết hợp thành khả năng chống chịu, khi đó tổn thƣơng lũ có thể tính nhƣ sau: Tổn thương = Sự lộ diện – Khả năng chống chịu (3) Nếu nhƣ sự lộ diện thể hiện sự phơi bày của tài sản, con ngƣời trƣớc nguy cơ lũ thì khả năng chống chịu lại đặc trƣng cho các biện pháp mà con ngƣời sử dụng trƣớc thiên tai nhằm chống lại những thƣơng tổn do lũ gây ra. Khả năng chống chịu phụ thuộc vào sự nhận thức của cộng đồng, các biện pháp phòng chống lũ, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, công tác cảnh báo lũ, sự phục hồi sau lũ. Dựa trên công thức (3) tác giả đã xây dựng khung tính toán tính tổn thƣơng lũ (hình 4). Hình 4. Các bƣớc xác định tính tổn thƣơng lũ 2.2 Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ Bản đồ nguy cơ lũ có thể đƣợc đánh giá thông qua các chỉ số cơ bản nhƣ bản đồ ngập lụt, thời đoạn lũ, vận tốc lũ, xung lƣợng lũ (là tích của mực nƣớc lũ và vận tốc lũ), vật liệu trong dòng lũ (trầm tích, muối, các chất hóa học, nƣớc thải và đất đá) vv…Trong các yếu tố đó thì độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các thiệt hại về lũ. Sự tích hợp giữa độ sâu ngập và vận tốc đỉnh lũ thể hiện khả năng phá hủy các đối tƣợng trên vùng mà lũ đi qua, ảnh hƣởng trực tiếp đến các đối tƣợng nhƣ nhà cửa, các công trình, tính mạng của ngƣời dân và sức khỏe của cộng đồng. Thời đoạn lũ hay thời gian ngập lụt lại ảnh hƣởng gián tiếp đến sự phá hủy nhƣ làm ngập úng hoa màu, gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội, gây ô nhiễm, bệnh dịch vv… Để đánh giá đƣợc nguy cơ lũ trong vùng nghiên cứu luận văn đã sử dụng bộ mô hình MIKE FLOOD để mô phỏng lại các trận lũ trong lịch sử để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình và qua đó mô phỏng cho trận lũ với tần suất 1% . Dựa trên phƣơng pháp chồng xếp bản đồ độ sâu ngập, vận tốc lũ, thời gian ngập (kết quả đầu ra của mô hình MIKE FLOOD) theo trọng số luận văn đã xây dựng bản đồ nguy cơ lũ ứng với tần suất lũ 1%. 2.2.1 Giới thiệu về mô hình MIKE FLOOD Mô hình MIKE FLOOD đƣợc phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) thực chất là phần mềm liên kết giữa mô hình MIKE 11 và MIKE 21 đã đƣợc xây dựng trƣớc đó. Mô hình MIKE FLOOD thực hiện các kết nối giữa mô hình MIKE 11 (tính toán thủy lực mạng sông 1 chiều) với mô hình MIKE 21 (mô phỏng dòng chảy nƣớc nông 2 chiều theo phƣơng ngang) bằng 4 loại kết nối [1,5]: a) kết nối tiêu chuẩn: sử dụng khi một nhánh sông một chiều đổ trực tiếp vào vùng ngập 2 chiều; b) kết nối bên: sử dụng khi một nhánh sông nằm kề vùng ngập, và khi mực nƣớc trong sông cao hơn cao trình bờ thì sẽ kết nối với ô lƣới tƣơng ứng của mô hình 2 chiều; c) kết nối công trình (ẩn): sử dụng các dạng liên kết qua công trình; và d) kết nối khô (zero flow link): là kết nối không cho dòng chảy tràn qua. Bộ mô hình này có thể tích hợp nhiều mô đun khác nhau, nhƣng trong khuôn khổ luận văn chỉ sử dụng mô đun RR (mô hình mƣa-dòng chảy NAM) để tạo dòng chảy biên đầu vào cho mô hình thủy lực mạng sông (HD) kết hợp với mô hình thủy lực 2 chiều MIKE 21. Giới thiệu và mô tả chi tiết về mô hình MIKE FLOOD và các khả năng ứng dụng của mô hình có thể dễ dàng tìm thấy trong các tài liệu và nghiên cứu gần đây [1,4]. 2.2.2 Xây dựng mạng lưới thủy lực cho vùng nghiên cứu Vùng hạ lƣu sông Thạch Hãn có chế độ thủy văn phức tạp, chịu sự chi phối của cả hệ thống sông Bến Hải (qua sông Cách Hòm) và Ô Lâu (qua sông Vĩnh Định). Ngoài ra, hiện tƣợng ngập lụt trong khu vực còn chịu ảnh hƣởng bởi mƣa nội đồng do vùng nghiên cứu có dải cát ven biển, các dải cát này chạy dọc từ Cửa Việt đến bãi biển Mỹ Thuỷ có vai trò nhƣ một tuyến đê, do đó vùng đồng bằng phía trong có dạng thung lũng sâu kẹp giữa các giải đồi thấp và các cồn cát ven dẫn tới vùng này thƣờng xuyên xảy ra hiện tƣợng ngập lụt khi có mƣa lớn. 2.2.2.1 Mạng lưới thủy văn và sơ đồ mạng thủy lực 1 chiều (1D) Qua điề u tra khảo sát thƣ̣c điạ kế t hơ ̣p với đánh giá tì nh hin ̀ h số liê ̣u khí tƣơ ̣ng thủy văn , số liê ̣u mă ̣t cắ t ngang và số liê ̣u điạ hin ̀ h bề mă ̣t lƣu vƣ̣c , tham vấ n cơ quan khí tƣơ ̣ng thủy văn cấp tỉnh và khu vực cũng nhƣ sử dụng các thông tin về tình hình mƣa lũ trong các năm gần đ ây, tác giả đã xác đinh ̣ ma ̣ng lƣới tin ́ h toán thủy lƣ̣c 1 chiề u bao gồ m 3 hê ̣ thố ng sông nói trên và các phu ̣ lƣu, chủ lƣu chính của chúng. Hình 5. Sơ đồ tính toán thủy lực trên 3 lƣu vực sông tỉnh Quảng Tri ̣ 2.2.3 Mạng thủy lực kết nối 1 chiều và 2 chiều a) Thiết lập miền tính hai chiều (2D) trong MIKE 21 Để đảm bảo đƣợc thời gian tính toán cho mô hình và miền tính toán 2 chiều có thể bao quát đƣợc các trận lũ có tần suất lớn, đã tiến hành xác định miền tính toán 2D dựa trên việc mở rộng vùng ngập lụt trên cơ sở bản đồ ngập lụt năm 1999 do UNDP xây dựng vào năm 2004 (hình 6). Hình 6. Giới hạn vùng tính toán 2 chiều Từ bản đồ số hóa tỷ lệ 1/10.000 đã trích xuất các điểm cao độ đƣợc nhập trực tiếp vào mô hình MIKE 21. Lƣới phần tử hữu hạn đƣợc sử dụng để rời rạc hóa khu vực nghiên cứu. Trên khu vực bằng phẳng là đồng ruộng thì kích thƣớc các ô lƣới đƣợc chọn với các cạnh tam giác có chiều dài khoảng 150 ~ 200m. Nhằm thể hiện đƣợc ảnh hƣởng của các đối tƣợng là hệ thống đƣờng giao thông, kênh tƣới nổi, đê bối... các ô lƣới lân cận, các đối tƣợng này đƣợc chia nhỏ hơn (khoảng 30 ~ 40m) nhƣ minh họa trên hình 7. Tóm lại, toàn bộ vùng nghiên cứu hai chiều đƣợc rời rạc hóa thành 78234 ô lƣới với 39772 nút. Hình 7. Chia lƣới tại khu vực nghiên cứu 2.4 Xây dựng bản đồ nguy cơ với các tần suất 1% Dựa trên bộ thông số của mô hình đã đƣợc hiệu chỉnh và kiểm định với các trận lũ lớn năm 2005 và năm 1999 tiến hành xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các tần suất 1%, với số liệu đầu vào của mô hình đƣợc tính từ mƣa thiết kế thông qua mô hình mƣa dòng chảy NAM. Các kết quả mô phỏng và xây dựng bản đồ ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt. Hình 8. Bản đồ thời gian ngập với tần suất 1% Hình 9. Bản đồ nguy cơ lũ với tần suất 1% Dựa trên trọng số của phƣơng pháp tích hợp bản đồ, luận văn đã chia mức độ nguy cơ lũ thành 5 mức theo thứ tự từ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Trên bản đồ nguy cơ lũ (hình 9) có thể thấy các xã Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Hòa là những nơi có mức nguy cơ lũ cao nhất, bởi đây là những nơi có vận tốc dòng lũ lớn và có thời gian ngập lụt kéo dài, do đó những nơi này có thể sẽ là nơi nguy hiểm nhất đối với ngƣời và của. Tuy nhiên mức độ tổn thƣơng do lũ tại các vùng này có thể sẽ ở mức thấp nếu nhƣ khả năng chống chịu của họ tốt. Để đánh giá đƣợc khả năng chống chịu của cộng đồng thì ngoài việc phân tích các số liệu dân số, kinh tế, tác giả còn tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại vùng nghiên cứu và đƣợc trình bày chi tiết trong chƣơng 3. Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG DO LŨ GÂY RA TRÊN HẠ LƢU LƢU VỰC SÔNG THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1 Điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà con ngƣời sử dụng trƣớc, trong hoặc sau thiên tai để đối phó với các hậu quả bất lợi và là một hàm của các yếu tố xã hội [28]. Để định lƣợng hóa đƣợc khả năng chống chịu của hệ thống (hay vùng nghiên cứu) luận văn đã tiến hành phân tích số liệu kinh tế xã hội (mật độ dân số, khu dân cƣ tập trung, …), ngoài ra tác giả còn tiến hành khảo sát thực địa và điều tra để từ đó định tính hóa khả năng chống chịu của các cộng đồng dân trong vùng nguy cơ lũ. Cuộc điều tra đƣợc thực hiện vào đầu tháng 6 năm 2011 tại những vùng chịu ảnh hƣởng nhiều của lũ lụt dựa vào bản đồ nguy cơ lũ đƣợc xây dựng cho vùng hạ lƣu lƣu vực sông Thạch Hãn trƣớc đó. Phiếu điều tra chứa 11 câu hỏi giải quyết các vấn đề sau: khả năng nhận thức của ngƣời dân với lũ lụt, công tác cảnh báo lũ, các biện pháp phòng ngừa, khả năng phục hồi của các hộ gia đình sau lũ, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với các hộ gia đình. 3.2 Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do lũ gây ra vùng hạ lƣu lƣu vực sông Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị Trong nghiên cứu này, bản đồ tổn thƣơng lũ đƣợc xây dựng dựa trên các bản đồ: sự lộ diện các đối tƣợng trƣớc lũ, nguy cơ lũ và sử dụng đất. Từ bản đồ sử dụng đất đƣợc cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tinh Quảng Trị năm 2010 với hơn 70 loại đất khác nhau, tác giả đã phân loại và nhóm thành 6 loại: đất trống, đất rừng, đất nông nghiệp, đất nhà ở nông thôn, đất ở đô thị và đất công cộng (hình10). Hình 10. Bản đồ sử dụng đất tại vùng nghiên cứu Mức độ tổn thƣơng của lũ lụt với các nhóm sử dụng đất cho thấy: nhóm đất sử dụng các công trình công cộng nhƣ trƣờng học, bệnh viện, nhà chống bão lũ, các khu hành chính, đƣờng giao thông vv… là những nơi dễ bị tổn thƣơng nhất bởi đây là nơi tập trung nhiều dân cƣ đến tránh lũ và là trung tâm của các hoạt động cứu trợ. Nếu nhƣ đƣờng giao thông, nơi tập trung dân cƣ bị ngập thì ngƣời dân sẽ bị cô lập dẫn đến tổn thƣơng do lũ sẽ tăng lên rất nhiều. Nhóm đất nhà ở đô thị và nông thôn ít bị tổn thƣơng hơn so với đất công cộng những vẫn ở mức cao và trung bình do nhà ở của ngƣời dân là nơi tập trung tài sản của cả gia đình bao gồm cả lƣơng thực, vật nuôi và các thiệt bị dân dụng khác và khi bị ngập lụt thì những nhà ở đô thị bị thiệt hại nhiều hơn những nhà ở nông thôn do họ có nhiều tài sản hơn. Hình 11. Bản đồ tổn thƣơng do lũ vùng hạ lƣu lƣu vực sông Thạch Hãn Do đó để giảm những tổn thƣơng do lũ gây ra ngoài các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lũ thì các biện pháp phòng tránh đóng vai trò quan trọng. Những ngƣời dân sống trong vùng thƣờng xuyên bị ngập lụt họ phải làm quen với lũ, “sống chung với lũ” và thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm những tổn thƣơng về ngƣời và của do lũ gây ra. Bản đồ tính dễ tổn thƣơng lũ đƣợc thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ lũ có tần suất 1%, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 và khả năng chống chịu của cộng đồng nhƣ hiện tại, do đó có thể thấy đƣợc những nơi dễ bị tổn thƣơng khi xuất hiện lũ tấn suất 1%, từ đó các biện pháp ứng phó ứng phó với lũ nhƣ nâng cao công tác dự báo lũ, khả năng nhận thức của cộng đồng với lũ, tăng cƣờng các hoạt động cứu trợ khi có lũ…sẽ làm giảm thiểu những rủi ro do lũ gây ra. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nghiên cứu tính dễ tổn thƣơng di lũ trên lƣu vực sông Thạch Hãn có vai trò quan trọng trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro do lũ. Hệ thống sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị là nơi thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của lũ lụt. Hàng năm trên lƣu vực này xảy ra 3 4 trận bão với cƣờng suất lớn và lƣu vực thƣờng xuyên bị ngập lụt gây ra những thiệt hại lớn cả về ngƣời và của làm ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. . 2. Luận văn đã tổng quan đƣợc các khái niệm và các phƣơng pháp đánh giá tính dễ tổn thƣơng do lũ qua các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Từ đó, đã lựa chọn phƣơng pháp tiếp cận đánh giá tổn thƣơng lũ cho lƣu vực sông Thạch Hãn thông qua xây dựng bản đồ tính dễ tổn thƣơng do lũ. 3. Đã áp dụng thành công mô hình MIKE FLOOD để xây dụng các bản đồ diện ngập lũ, vận tốc dòng lũ và thời gian ngập lũ. Ap dụng thành công phƣơng pháp chồng xếp bản đồ theo trọng số để xây dựng nên bản đồ nguy cơ lũ. Vùng có nguy cơ lũ cao nhất thuộc các xã: Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Hòa. 4. Khảo sát thực địa về điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng tại 32 điểm tại hạ lƣu lƣu vực sông Thạch Hãn cho thấy năng lực chống chịu với lũ của ngƣời dân địa phƣơng khác nhau giữa các vùng. Ngƣời dân ở xã Gio Mai có khả năng chống chịu cao nhất bởi họ có sự nhận thức cao với lũ lụt và chủ động trong các tác phòng tránh lũ. Tuy nhiên quá trình khảo sát mới chỉ ở dạng đơn giản (32 phiếu điều tra) và luận văn đánh giá tính dễ tổn thƣơng do lũ mới chỉ dừng lại ở cấp đơn vị hành chính cấp xã, chƣa đi sâu vào đánh giá tổn thƣơng do lũ cho từng đối tƣợng cụ thể trong vùng nguy cơ lũ. Trong những nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn về tính dễ tổn thƣơng do lũ của các đối tƣợng trong vùng nguy cơ lũ và có những đánh giá khách quan hơn về khả năng chống chịu của cộng đồng tại vùng nghiên cứu 5. Nghiên cứu đã đánh giá tính dễ tổn thƣơng trong vùng nghiên cứu dựa trên việc thành lập bản đồ tính dễ tổn thƣơng do lũ. Bản đồ này là sự kết hợp giữa các bản đồ bản đồ nguy cơ lũ, bản đồ sử dụng đất và bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng bằng phƣơng pháp chồng xếp bản đồ theo trọng số. Đây là hƣớng nghiên cứu còn khá mới và cho kết quả khả quan. Các xã thuộc vùng trũng thƣờng bị cô lập khi xảy ra lũ lụt nhƣ Cam An, Triệu Độ, Triệu Đại hay các vùng có sự phát triển nhanh về kinh tế nhƣ thị trấn Cửa Việt, thị trấn Ái Tử, thị xã Quảng Trị mà chủ quan trong công tác phòng tránh lũ bão thì có mức độ tổn thƣơng lũ cao nhất trong vùng. 6. Qua nghiên cứu đánh giá tính dễ tổn thƣơng do lũ tại hạ lƣu sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị tác giả đƣa ra những kiến nghị sau: a. Nâng cao năng lực cảnh báo và dự bão lũ lụt tại địa phƣơng bằng cách; hoàn thiện phƣơng pháp dự báo và cảnh báo lũ, tăng cƣờng hệ thống quan trăc, phƣơng thức truyền tin trên lƣu vực, b. Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đối phó với với thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng cho cán bộ quản lý và cộng đồng dân cƣ. c. Nâng cao sự nhận thức của ngƣời dân đối với lũ lụt thông qua các hội thảo, phƣơng tiện truyền thông về các biện pháp phòng tránh thiên tai. d. Tổ chức các hội thảo để trao đổi kinh nghiệm phòng chống thiên tai giữa các vùng. e. Tăng cƣờng các biện pháp công trình và phi công trình phòng tránh lũ nhƣ: xây dựng các bản đồ ngập lụt, bản đồ tổn thƣơng do lũ, xây dựng nhà tránh lũ, đƣờng tránh lũ… f. Hệ thống hóa và phân cấp công tác quản lý để đảm bảo các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cƣ trong vùng thƣờng xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng. g. Cần xây dựng qũy bảo hiểm con ngƣời và tài sản trƣớc lũ lụt để các hộ gia đình nhanh chóng khắc phục các hậu quả do lũ lụt gây ra. References Tiếng việt 1. Trần Ngọc Anh, (2011), Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lƣu các sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 27, số 1S, tr. 1-8. 2. Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị UBND tỉnh Quảng Trị,( 1998 – 2010), Báo cáo tổng kết công tác PCLB & Giảm nhẹ thiên tai . 3. Nguyễn Tiền Giang, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Anh Phƣơng, Ngô Chí Tuấn , Nguyễn Đức Hạnh (2009), Đánh giá hiện trạng và dự báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc do nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, lợ tỉnh Quảng Trị.Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.25 số 1S – 2009, tr 35-45. Hà Nội. 4. Đặng Đình Khá (2009), Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán mức độ ngập lụt khu vực Bắc Thƣờng Tín, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Vũ Đức Long, Trần Ngọc Anh, Hoàng Thái Bình và Đặng Đình Khá 2010, Giới thiệu công nghệ dự báo lũ hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn sử dụng mô hình MIKE 11. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26, số 3S, 397. 6. Nguyễn Thanh Sơn (2006), Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nƣớc tỉnh Quảng Trị đến 2010 Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.XXII, số 2B PT – 2006, tr. 139-148, Hà Nội 7. Ngô Chí Tuấn, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, (2009), Cân bằng nƣớc hệ thống lƣu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng mô hình MIKE BASIN. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.25 số 3S – 2009, tr 535 -541. Hà Nội. 8. UBND tỉnh Quảng Trị (2006) - Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020,. Tiếng Anh 9. Balica Stefania Florina (2007), Development and Application of Flood Vulnerability Indices for Various Spatial Scales, Master of Science Thesis, UNESCO-IHE, Institude for water education, 157p. 10. Dang - Nguyen Mai, Mukand S. Babel, Huynh T. Luong (2010), Evaluation of food risk paramerter in the Day River flood Diversion Area, Red River Delta, Vietnam. Nartural Hazards and Earth System Sciences, Springer, Accepted: 13 May 2010. DOI 10.1007/s11069-010-9558x. 11. Downing, T.E. and Patwardhan, A., with Klein, R.J.T., Mukhala, E., Stephen, L., Winograd, M. and Ziervogel, G. (2005), Assessing Vulnerability for Climate Adaptation; In Adaptation Policy Frameworks for Climate Change: Developing Strategies, Policies and Measures. Lim, B., Spanger-Siegfried, E., Burton, I., Malone, E. and Huq, S. (Eds). Cambridge University Press, Cambridge. 12. Fuchs S (2009), Susceptibility versus resilience to mountain hazards in Austria of paradigms of vulnerability revisited. Nartural Hazards and Earth System Sciences, Vol.9 p. 337 352 13. International Strategy for Disaster Reduction, (2004) “Living with Risk: A global review of disaster reduction initiatives ”, Under-Secretary-General for Humanitarian Affairs Jan Egeland. 14. IPCC, (2001), Climate change 2001: The scientific basis. Cambridge, Cambridge University 15. Janet Edwards (2007). Handbook for Vulnerability Mapping. EU Asia ProEco project. 16. Jorn Birkmann (2006). Approaches to flood vulnerability assessment, first expert meeting. “Guidelines on flood maping”, United Nations University. 17. Messner F, Meyer V (2006). Flood damage, vulnerability and risk perception of challenges for food damage research. In: Schanze J, Zeman E, Marsalek J (eds) Flood risk management of hazards, vulnerability and mitigation measures. Springer, p 149 – 167. 18. NFRAG (The National Flood Risk Advisory Group) (2008). Flood risk management in Australia. The Australia J. Emerg Manag 23(4): 21–27p 19. Nicola Lugeri, Zbigniew W. Kundzewicz, Elisabetta Genovese, Stefan Hochrainer, Maciej Radziejewski (2010). River flood risk and adaptation in Europe – assessment of the present status. Mitig Adapt Strateg Glob Change Vol. 15 p. 621-639. 20. Pilon PJ (ed) (2003). Guidelines for reducing flood losses, report. UN Department of Economic and Social Affairs (DESA). Inter-Agency Secretariat of the International Strategy for Disaster Reduction (UN/ ISDR), UN Economic and Social Commission for Asia and the pacific (UNESCAP), United States of America, National Oceanic and Atmospheric Administration (USA NOAA), World Meteorological Organization (WMO). Available via DIALOG: http://www.un.org/esa/sustdev/publications/flood_ guidelines.pdf. Accessed 13 July 2011. 21. Ramade, (1989). Eléments d’ecologie: Ecologie appliquée, McGraw-Hill, Paris. 579 p. 22. Richard F. Conner. Flood vulnerability index. www.oieau.fr/IMG/pdf/09- WWF4_FVI.pdf 23. Samuels P, Gouldby B, Klijn F, Messner F, van Os A, Sayers P, Schanze J, Udale-Clarke H (2009) Language of risk - project definitions. Floodsite project report T32-04-01, second edition. www.foodsite.net/html/partner_area/projectdocs/T32_04_01_FLOODsite_Language_of_Risk_D 32_2_v5_2_P1.pdf 24. Sebastian Scheuer, Dagmar Haase, Volker Meyer (2010), Exploring multicriteria flood vulnerability by integrating economic, social and ecological dimension of flood risk and coping capacity: from a starting point view towards an end point view of vulnerability, Nartural Hazards and Earth System Sciences, Springer, Accepted: 3 November 2010. DOI 10.1007/s11069-0109666-7. 25. Second Assessment Report (1996), IPCC 26. Takeuchi K (2006), ICHARM calls for an alliance for localism to manage the risk of water-related disasters. In: Tchiguirinskaia I, Thein KNN, HuberP (eds) Frontiers in flood research, International Association of Hydrological Science (IAHS), Red Book Series, p 305 27. Viet Trinh, Lars Ribbe, Jackson Roehrig & Phong Nguyen (2010), Flood risk assessment for the Thach Han River Basin, Quang Tri Province, Vietnam. Proc. of the Sixth World FRIEND Conference: Global Change: Facing Risks and Threats to Water Resources in Fez, Morocco, October 2010. IAHS Publ. 340. 28. Villagran de Leon JC (2006), Vulnerability – conceptual and methodological review. Studies of the university: research, counsel, education, publication series of UNU-EHS4/2006. Bonn. 29. W. Neil Adger (2006), Vulnerability, Global Environmental Change Vol.16 p.268 - 281 30. Watts M.J. and Bohle H.G., (1993), The space of vulnerability: the causal structure of hunger and famine, Progress in Human Geography 17:43-67. 31. http://www.unesco-ihe-fvi.org/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng