Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền ...

Tài liệu Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

.PDF
256
151
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62.85.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Xuân Vận Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự giúp đỡ, hỗ trợ khoa học của thầy hướng dẫn là PGS.TS. Đàm Xuân Vận. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đã được nêu rõ nguồn gốc. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 09 năm 2016 Tác giả Trần Thị Thu Hiền ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm, dìu dắt và tận tình hướng dẫn của PGS.TS Đàm Xuân Vận. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên, phòng Đào tạo, trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, thầy cô của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, đặc biệt các thầy, cô của khoa Kỹ thuật Nông Lâm đã tạo điều kiện và hỗ trợ hết mức có thể về tinh thần, thời gian và vật chất trong thời gian tôi thực hiện luận án. Sau cùng, tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè và người thân đã luôn giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án của mình. Tác giả Trần Thị Thu Hiền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................................ xi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài luận án ................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................ 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................. 3 4. Đóng góp mới của đề tài luận án ...................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đánh giá đất đai và sử dụng đất bền vững ................................... 4 1.1.1. Cơ sở khoa học của đánh giá đất đai ..................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở khoa học của sử dụng đất nông nghiệp bền vững..................................... 8 1.2. Một số nghiên cứu về đất, đánh giá đất, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững... 15 1.2.1. Một số nghiên cứu về đất, đánh giá đất, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững trên thế giới ................................................................................................ 15 1.2.2. Một số nghiên cứu đất, đánh giá đất, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững ở Việt Nam ...................................................................................................... 25 1.3. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vứng ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 38 1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vứng ở Việt Nam ............................................................................................................. 38 1.3.2. Một số nghiên cứu đánh giá sử dụng đất hợp lý và bền vững cho sản xuất và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 42 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 45 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 45 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 45 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 45 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 45 iv 2.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ ............................................................................................ 45 2.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...... 45 2.2.3. Phân vùng, hiện trạng các kiểu sử dụng đất chính, tính chất đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 45 2.2.4. Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai huyện Đồng Hỷ theo hướng dẫn của FAO ................................................................................................................... 45 2.2.5. Nghiên cứu một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững đề xuất sử dụng theo tiểu vùng....................................................................................... 46 2.2.6. Định hướng và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Đồng Hỷ................................................................................................................ 46 2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 47 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................................... 47 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................... 48 2.3.3. Phương pháp điều tra, bổ sung chỉnh lý bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 và lấy mẫu đất phân tích ............................................................................................................. 50 2.3.4. Phương pháp tính trọng số (AHP Analytical Hienarchy Process ) của các chỉ tiêu thành phần (yếu tố bản đồ đơn vị đất đai) đối với các loại sử dụng đất ....... 51 2.3.5. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO............................................................ 53 2.3.6. Phương pháp thành lập bản đồ bằng công nghệ GIS ........................................ 55 2.3.7. Phương pháp chọn và xác định chỉ tiêu theo dõi các mô hình sản xuất nông nghiệp ..................................................................................................................... 56 2.3.8. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................................. 56 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 57 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ ................................................................................................. 57 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .................................... 57 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................... 62 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đồng Hỷ ... 67 3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............... 68 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ ...................................................... 68 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ........................ 69 3.2.3. Đánh giá tình hình biến động đất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2013 - 2015....................................................................................................................... 70 3.3. Phân vùng, hiện trạng các kiểu sử dụng đất chính, tính chất đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ .................................................................................................... 72 3.3.1. Phân vùng sinh thái nông nghiệp theo đơn vị hành chính ................................ 72 v 3.3.2. Các loại sử dụng đất phổ biến của huyện Đồng Hỷ .......................................... 74 3.3.3. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính theo từng tiểu vùng ở huyện Đồng Hỷ................................................................................................................ 74 3.3.4. Tính chất đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ................... 78 3.4. Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên............. 93 3.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................................................................... 93 3.4.2. Xác định trọng số của các chỉ tiêu thành phần (các yếu tố bản đồ đơn vị đất đai) ............................................................................................................................111 3.4.3. Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất nông nghiệp phổ biến huyện Đồng Hỷ .....................................................................................................114 3.4.4. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến huyện Đồng Hỷ ...............................................................116 3.4.5. Đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ......................................................................................................118 3.5. Nghiên cứu một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững đề xuất sử dụng theo tiểu vùng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.......................136 3.5.1. Mô hình 1 (tiểu vùng 1) ......................................................................................136 3.5.2. Mô hình 2 (tiểu vùng 1) ......................................................................................137 3.5.4. Mô hình 4 (tiểu vùng 2) .....................................................................................141 3.5.5. Mô hình 5 (tiểu vùng 3) ......................................................................................142 3.5.6. Mô hình 6 (tiểu vùng 3) ......................................................................................144 3.6. Định hướng và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Đồng Hỷ .............................................................................................................................147 3.6.1. Cơ sở và định hướng sử dụng đất nông nghịêp đến năm 2020 ......................147 3.6.2. Phân hạng thích hợp tương lai ...........................................................................150 3.6.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Đồng Hỷ ................................................................................152 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 158 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BNN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BTN & MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật BYT : Bộ Y tế ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐVBĐ : Đơn vị bản đồ FAO : Tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GIS : Hệ thống thông tin địa lý LE : Đánh giá đất đai LU : Đơn vị đất đai LUT : Loại sử dụng đất LMU : Đơn vị bản đồ đất đai NLKH : Nông lâm kết hợp NGTK : Niên giám thống kê NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NVA : Thu nhập hỗn hợp NSLĐ : Năng suất lao động PTBV : Phát triển bền vững QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định QĐ-BNN : Quyết định – Bộ Nông nghiệp GTSX : Giá trị sản xuất STT : Số thứ tự TCN : Tiêu chuẩn ngành TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TP : Thành phố TT : Thị trấn vii TPCG : Thành phần cơ giớ UBND : Ủy ban nhân dân VA : Giá trị gia tăng VAC : Vườn, ao, chuồng D : Nhóm đất dốc tụ P : Nhóm đất phù sa Fa : Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fp : Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fq : Đất vàng nhạt trên đá cát Fs : Đất đỏ vàng trên đá phiến sét viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 1990 - 2014 .............................................................35 Bảng 2.1. Số nông hộ được điều tra theo các loại sử dụng đất phổ biến của huyện Đồng Hỷ ..............................................................................................................50 Bảng 2.2. Ma trận so sánh của các chỉ tiêu ...........................................................................52 Bảng 2.3. Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n ..........................................................53 Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu huyện Đồng Hỷ (số liệu trung bình từ năm 2013 đến 2015)..........59 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ năm 2015 .................69 Bảng 3.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2013 - 2015 ...........70 Bảng 3.4. Phân vùng sinh thái nông nghiệp theo đơn vị hành chính ....................................72 Bảng 3.5. Diện tích các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện Đồng Hỷ năm 2015 .............................................................................................74 Bảng 3.6. Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính theo từng tiểu vùng của huyện Đồng Hỷ ...................................................................................................75 Bảng 3.8. Một số tính chất vật lý, hóa học đất phẫu diện ĐH – 15 ......................................81 Bảng 3.9. Một số tính chất vật lý, hóa học đất phẫu diện ĐH - 14 .......................................83 Bảng 3.10. Một số tính chất vật lý, hóa học đất phẫu diện ĐH - 05 .....................................86 Bảng 3.12. Một số tính chất vật lý, hóa học đất phẫu diện ĐH - 02 .....................................88 Bảng 3.13. Một số tính chất vật lý, hóa học đất phẫu diện ĐH - 12 .....................................90 Bảng 3.14. Một số tính chất vật lý, hóa học đất phẫu diện ĐH - 10 .....................................92 Bảng 3.15. Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Đồng Hỷ ...................95 Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ đất.......................................................99 Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ địa hình .............................................99 Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ độ dốc ..............................................100 Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ thành phần cơ giới............................100 Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ độ dày tầng đất .................................101 Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ chế độ tưới .......................................101 Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả thuộc tính của bản đồ hàm lượng hữu cơ ............................102 Bảng 3.23. Tổng hợp đặc tính và diện tích các đơn vị đất đai ............................................104 Bảng 3.24. Ma trận so sánh cặp của các chỉ tiêu thành phần của LUT 2 lúa, 1 lúa ..........111 ix Bảng 3.25. Ma trận sau khi đã chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT 2 lúa, 1 lúa ................................................................................................112 Bảng 3.26. Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT 2 lúa + 1 màu, 2 màu + 1 lúa, 1 lúa 1 màu, chuyên rau .......................................113 Bảng 3.27. Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT cây hàng năm ....................................................................................................113 Bảng 3.28. Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT cây lâu năm .......................................................................................................114 Bảng 3.29. Diện tích phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT phổ biến của huyện Đồng Hỷ ............................................................................................................115 Bảng 3.30. Tổng hợp phân hạng thích hợp đất đai của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến huyện Đồng Hỷ .............................................................117 Bảng 3.31. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT chi tiết ....................119 Bảng 3.32. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất chi tiết tiểu vùng 1 của huyện Đồng Hỷ (trị số trung bình 3 năm 2013 - 2015) ...............................................120 Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế trung bình của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến tiểu vùng 1 của huyện Đồng Hỷ.............................................121 (trị số trung bình 3 năm 2013 - 2015) .................................................................................121 Bảng 3.34. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT chi tiết tiểu vùng 2 của huyện Đồng Hỷ ..............................................................................121 Bảng 3.35. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất chi tiết tiểu vùng 2 của huyện Đồng Hỷ (trị số trung bình 3 năm 2013 - 2015) ...............................................122 Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế trung bình của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến tiểu vùng 2 của huyện Đồng Hỷ.............................................123 Bảng 3.37. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT chi tiết ....................123 Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất chính tiểu vùng 3 của huyện Đồng Hỷ (trị số trung bình 3 năm 2013 - 2015) ...............................................124 Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế trung bình của các loại sử dụng đất chính tiểu vùng 3 của huyện Đồng Hỷ ..........................................................................................125 Bảng 3.40. Nguyện vọng chuyển đổi loại sử dụng đất của nông hộ ở huyện Đồng Hỷ ...........127 Bảng 3.41 Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội tiểu vùng 1 ....................................129 Bảng 3.42. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tiểu vùng 1 (trị số trung bình 3 năm 2013 - 2015) ......................................................................................................130 Bảng 3.43. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội tiểu vùng 2 ..................................130 x Bảng 3.44. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất chính của tiểu vùng 2 (trị số trung bình 3 năm 2013 - 2015) ...................................................................................131 Bảng 3.45 Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội tiểu vùng 3 ...................................132 Bảng 3.46. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng 3 (trị số trung bình 3 năm 2013 – 2015) ..............................................................132 Bảng 3.47. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở huyện Đồng Hỷ............................134 Bảng 3.48. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng chè (2013 - 2015) ....................................136 Bảng 3.49. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hàng năm (cây gừng) giai đoạn 2013 - 2015 .......................................................................................................138 Bảng 3.50. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng 2 vụ lúa lúa xuân – lúa mùa (2013 - 2015)....................................................................................................140 Bảng 3.51. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hàng năm (cây riềng) giai đoạn 2013 - 2015 .......................................................................................................142 Bảng 3.52. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên màu (rau xuân - rau hè - rau đông) giai đoạn 2013 - 2015 ............................................................................143 Bảng 3.53. Hiệu qủa kinh tế của mô hình trồng cây hàng năm (ớt) (2013 – 2015) ...........145 Bảng 3.54. Diện tích và cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp đề xuất cho huyện Đồng Hỷ ...........................................................................................................148 Bảng 3.55. Diện tích và cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp đề xuất cho từng tiểu vùng của huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 ...................................................................149 Bảng 3.56. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai .................................................151 Bảng 3.57. Một số giải pháp kỹ thuật đối với các LUT khuyến khích duy trì và phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ......................................152 xi DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp thỏa hiệp giữa các hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội ( IIED, 1995) ......................................... 9 Sơ đồ 1.2. Hiệu quả bảo vệ đất nông nghiệp thông qua tác động tương hỗ giữa sức sản xuất, chất lượng đất và môi trường R. Lal và Kimble, 1998 [129]................................................................................................. 18 Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Đồng Hỷ...................................................................... 58 Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2005 - 2015............................. 62 Hình 3.3. Năng suất một số cây trồng chính của huyện Đồng Hỷ ............................ 63 giai đoạn 2013 - 2015 ............................................................................................... 63 Hình 3.4. Cơ cấu các thành phần dân tộc .................................................................. 65 Hình 3.5. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ năm 2015 [70]................................. 69 Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Hỷ ........................................ 71 Hình 3.7. Phân vùng sinh thái nông nghiệp theo đơn vị hành chính ........................ 73 Hình 3.8. Bản đồ loại đất huyện Đồng Hỷ ................................................................ 79 Hình 3.9. Cảnh quan phẫu diện ĐH-15 ..................................................................... 81 Hình 3.10. Cảnh quan phẫu diện ĐH-14 ................................................................... 83 Hình 3.11. Cảnh quan phẫu diện ĐH-05 ................................................................... 86 Hình 3.13. Cảnh quan phẫu diện ĐH-02 ................................................................... 88 Hình 3.14. Cảnh quan phẫu diện ĐH-10 ................................................................... 92 Hình 3.15. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Đồng Hỷ .................................................. 103 Hình 3.17. Cảnh quan LUT gừng............................................................................ 137 Hình 3.18. Cảnh quan LUT 2 lúa ............................................................................ 139 Hình 3.20. Cảnh quan LUT rau Đông ..................................................................... 143 Hình 3.21. Cảnh quan LUT rau Xuân ..................................................................... 143 Hình 3.22. Cảnh quan LUT rau Hè ......................................................................... 143 Hình 3.23. Cảnh quan LUT ớt................................................................................. 145 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với sản xuất nông nghiệp song lại là tài nguyên có hạn. Sự gia tăng mạnh mẽ về dân số trong những thập kỷ gần đây chính là sức ép khiến con người phải khai thác quá mức các vùng đất đai màu mỡ, thậm chí phải mở mang sử dụng cả những vùng đất không thích hợp vào trồng trọt nhằm đáp ứng các nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho mình. Các hoạt động sử dụng đất trên làm cho đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hoá và dẫn đến sự suy giảm chất lượng môi trường, khó có khả năng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Khi xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về nhu cầu lương thực cũng như nhu cầu về đất sử dụng cho các mục đích chuyên dùng. Điều này, gây áp lực ngày càng lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi đó khả năng khai hoang những vùng đất mới để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp lại gần như bị cạn kiệt. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp và sử dụng có hiệu quả trên quan điểm sinh thái, bền vững đang ngày càng trở lên cấp thiết, quan trọng đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc đánh giá đúng mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất để tổ chức sử dụng hợp lý, có hiệu quả đang là một vấn đề có tính thiết thực với tất cả các địa phương. Từ kết quả đánh giá tiềm năng đất đai đưa ra được các giải pháp mang tính chiến lược và định hướng sử dụng đất cho tương lai để tổ chức sử dụng đất hiệu quả và lâu bền. Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên với 15 xã và 3 thị trấn có tổng diện tích tự nhiên 45.440,6 ha và dân số của huyện là 123.196 người (Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ, 2015) [18]. Đất đai của huyện bị chia cắt bởi một số núi đá, núi đất và gò đồi, việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn còn những bất cập như: một số 2 mô hình chuyển đổi chưa thích hợp; việc thực hiện chuyển đổi của nông dân còn tự phát và chưa dựa trên cơ sở khoa học nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chưa khai thác hết tiềm năng của đất. Nền kinh tế của huyện còn phát triển chưa cao, mức thu nhập thấp. Tuy vậy, huyện Đồng Hỷ có quỹ đất nông nghiệp khá lớn, điều kiện thiên nhiên ở đây tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Để góp phần sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, lâu bền và để nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Việc đi sâu nghiên cứu tiềm năng, đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp và đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược và cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá được tiềm năng đất đai từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Đồng Hỷ trong tương lai là rất cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài luận án 2.1. Mục tiêu chung - Nghiên cứu tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá hiệu quả một số loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp của FAO, kết hợp với phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin với phần mềm đánh giá đất đai tự động (ALES) và 3 phương pháp tính trọng số (Analytic Hierarchy Process - AHP) để xác định các LUT sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá hiệu quả một số loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Định hướng sử dụng đất bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất được các loại sử dụng đất bền vững theo từng tiểu vùng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học cho việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững khu vực đồi núi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 4. Đóng góp mới của đề tài luận án Sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp của FAO, kết hợp với phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin với phần mềm đánh giá đất đai tự động (ALES) và phương pháp tính trọng số (Analytic Hierarchy Process - AHP) đã đánh giá được tiềm năng và đề xuất cơ cấu sử dụng đất cho từng tiểu vùng theo hướng phát trển sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Đông Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Góp phần bổ sung phương pháp luận về đánh giá đất sản xuất phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số huyện miền núi phía Bắc. Đề xuất được các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu hiệu quả và bền vững ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đánh giá đất đai và sử dụng đất bền vững 1.1.1. Cơ sở khoa học của đánh giá đất đai 1.1.1.1. Đánh giá đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên Nguồn gốc của đất Nguồn gốc của đất là đá mẹ. Dưới tác động của các quá trình lý hoá sinh học lâu đời của trái đất bởi vòng đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật, các loại đá bị phá huỷ và hình thành nên đất. Trải qua sự tiến hoá và phát triển của thế giới sinh vật từ hạ đẳng đến thượng đẳng, chất hữu cơ của chúng đã tạo nên thành phần hữu cơ cho đất, quyết định sự khác biệt cơ bản giữa đá, đất và cùng với các chất vô cơ không khí và nước tạo nên độ phì nhiêu của đất, là môi trường sống quan trọng của sinh vật nói chung và của các loại cây trồng nói riêng. Các điều kiện sinh thái của đất Theo Vũ Cao Thái, 1989 [82] đất là môi trường sống cơ bản của hầu hết các sinh vật sống trên trái đất, trong đó có con người. Môi trường đất chịu tác động liên tục của các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội làm thay đổi không ngừng các đặc tính lý, hoá, sinh học của mỗi loại đất. Bao hàm các yếu tố đó là điều kiện sinh thái đất, gồm: khí hậu, địa chất địa mạo, địa hình, các quá trình hình thành đất, chế độ nước, thực vật và hoạt động của con người. Các yếu tố của điều kiện sinh thái đất đều có thể tác động tốt (tích cực/thuận lợi) hoặc xấu (hạn chế) đến môi trường đất tuỳ thuộc đặc tính tiểu vùng sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái, trình độ và nhu cầu sản xuất, đời sống của con người.. - FAO tổng kết: + Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên chỉ ra mức độ thích hợp đối với sử dụng đất hoàn toàn dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên mà không xem xét đến các điều kiện kinh tế. + Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhấn mạnh các khía cạnh bền vững tương đối của sự thích hợp của các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… vì chúng ít thay đổi hơn so với các yếu tố kinh tế. 5 + Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên được sử dụng để chia các đơn vị đất đai thành các nhóm quản lý, phục vụ các nghiên cứu chi tiết và hoàn toàn có giá trị trong thời gian lâu dài vì các mức thích hợp về mặt tự nhiên thay đổi rất chậm. Tóm lại: Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên là việc tìm hiểu về quá trình hình thành đất và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành đất, các điều kiện sinh thái đất và các thuộc tính của chúng ảnh hưởng tích cực hay hạn chế, mang tính quy luật hoặc ngược lại đến hiệu quả của việc sử dụng đất, từ đó đề xuất các giải pháp cải tạo, sử dụng có hiệu quả nhất. Tuỳ thuộc mục đích đặt ra mà lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu của từng yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của từng quy mô, vùng và quốc gia có thể giống hoặc khác nhau. 1.1.1.2. Đánh giá đất đai dựa vào điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất theo FAO, 1993 [121]; đánh giá đất đai dựa vào điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường gồm: a, Đánh giá đất đai dựa vào điều kiện kinh tế * Các chỉ tiêu về điều kiện kinh tế: - Tình hình kinh tế chung: tình hình kinh tế so với khu vực, tỷ lệ hộ giàu nghèo... - Các chỉ số về tổng thu nhập, tốc độ phát triển kinh tế, tổng thu bình quân/đầu người... - Cơ cấu ngành nghề, tổng thu nhập và tỷ phần của các ngành nghề, ... - Cơ sở hạ tầng; - Những thế mạnh chính của vùng, ... * Một số chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất: Đánh giá kinh tế đất là các ước tính thực tế của sự thích hợp về kinh tế ở mỗi đơn vị đất đai theo các chỉ tiêu về kinh tế. Các chỉ tiêu này cũng thể hiện mối liên quan tới các đặc tính của đất đai. Các chỉ tiêu kinh tế thường dùng trong đánh giá đất là: - Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p1.q1 + p2.q2 + ...+ pn.qn Trong đó: p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm; q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm; T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm. 6 - Thu nhập thuần tuý (N): N = T - Csx Trong đó: Csx: là chi phí sản xuất của 1 ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động; N: là thu nhập thuần tuý của 1 ha đất canh tác/năm; hiệu quả sử dụng vốn (H): H = T/Csx; giá trị ngày công lao động = H/số công lao động/ha/năm. b, Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả xã hội - Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nông lâm). - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. - Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng.... c, Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ. - Mức độ xói mòn. - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất. - Tỷ lệ diện tích đất trống được trồng rừng. - Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp được giao sử dụng. 1.1.1.3. Các khái niệm cơ bản trong đánh giá đất Theo giáo trình Đánh giá đất của Nguyễn Ngọc Nông và cs (2014) [61] các khái niệm trong đánh giá đất gồm: - Đánh giá đất đai: là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng cần phải có. - Đất đai (Land): là môi trường tự nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thực vật, những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất hoặc cụ thể hơn: là một phần bề mặt trái đất bao gồm khí quyển, thổ nhưỡng, đá, thuỷ văn, quần thể động thực vật và hoạt động của con người trong quá khứ, hiện tại, được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đến sử dụng đất hiện tại, tương lai của con người. Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (khí hậu, dáng đất/địa 7 hình, địa mạo, đất, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt động của con người). - Đơn vị đất đai (Land Unit - LU): là những vạt đất được đặc trưng cụ thể để có thể nhìn thấy được và có thể xác định được trên khung địa lý. Đơn vị đất đai được sử dụng làm cơ sở cho đánh giá đất là thể tổng hợp của nhiều loại bản đồ được chồng ghép lên nhau như bản đồ đất (hoặc nhóm đất), bản đồ các đường đẳng trị mưa, tổng tích ôn, bản đồ thuỷ lợi... - Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU): trong đánh giá đất (Land Evaluation - LE) đơn vị bản đồ đất đai là những khoanh, vạt đất được xác định trên bản đồ với những đặc tính và tính chất đất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, địa hình, loại đất, chế độ nước... - Loại sử dụng đất (Land Utilization Type - LUT): là thực trạng sử dụng đất của vùng đất (đơn vị đất/khoanh đất/vạt đất) bởi các phương thức quản lý và kỹ thuật sản xuất đặc trưng với các điều kiện về kinh tế, xã hội và thời gian xác định. - Phân hạng thích hợp đất đai là công đoạn đối chiếu so sánh giữa các yêu cầu của loại sử dụng đất đai với các tính chất, đặc điểm của đơn vị đất đai để xác định mức độ thích hợp hoặc ngược lại là mức độ hạn chế. - Đất nông nghiệp là đất được xác định sử dụng vào mục đích chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như trồng các loại cây hàng năm và lâu năm, làm đồng cỏ chăn nuôi; nuôi trồng thuỷ sản; làm muối và đất nông nghiệp có rừng. - Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. - Dẫn theo Bùi Nam Sách, 2015 [74] quy hoạch thủy lợi là một lĩnh vực qui hoạch khó mang tính chất chuyên ngành và phụ thuộc chủ yếu vào mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn của đất nước, của vùng tiến hành lập qui hoạch. - Theo Tổng cục Quản lý đất đai, 2015 [91] chất lượng đất là thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đối với mục đích sử dụng đất cụ thể. Theo Nguyễn Thế Đặng và cs, 2012 [28]:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan