Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và nhận thức, thực hành c...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và nhận thức, thực hành của người dân sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông bảo vệ sức khỏe và môi trường tại huyện vĩnh lộ

.PDF
87
116
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------- TỐNG VĂN DOÃN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ NHẬN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN SAU KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------- TỐNG VĂN DOÃN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ NHẬN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN SAU KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA Ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành: 60.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Tống Văn Doãn ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, các thầy cô giáo, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài khoa học của mình . Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thanh Hoá, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Lộc và Hợp tác xã Nông nghiệp các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Vĩnh Tiến của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện để tôi triển khai đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Hải là người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên TỐNG VĂN DOÃN iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 1.3 .Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3 1.1 Hiểu biết chung về HCBVTV. ................................................................................. 3 1.1.1 Nguồn gốc, sự ra đời của HCBVTV. .................................................................... 3 1.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................................ 3 1.2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 3 1.2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 4 1.2.3. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật ....................................................................... 5 1.2.4. Các tác động của một số nhóm hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến ...................... 8 1.2.5. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV ........................................................................... 10 1.2.6. Ưu, nhược điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV ..................... 11 1.3. Tình hình sử dụng HCBVTV trên Thế giới và Việt Nam ..................................... 12 1.3.1. Tình hình sử dụng HCBVTV trên Thế giới ....................................................... 12 1.3.2.Tình hình sử dụng HCBVTV ở Việt Nam .......................................................... 13 1.4. Tác động có hại của HCBVTV đối với sức khoẻ con người và môi trường ......... 14 iv 1.4.1 Tác động có hại của HCBVTV đối với sức khỏe con người. ............................. 14 1.4.2. Tác động có hại của HCBVTV đối với động vật và môi trường. ...................... 17 1.5. Nguyên tắc dự phòng nhiễm độc HCBVTV ......................................................... 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 24 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành............................................................................. 24 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 24 2.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người dân tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................ 24 2.3.2. Đánh giá nhận thức, thực hành của người dân về sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................................ 24 2.3.3. Đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng HCBVTV một cách phù hợp . 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 24 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. ............................................................... 25 2.4.3. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu..................................................................... 25 2.4.4.Các biện pháp triển khai ...................................................................................... 26 2.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 29 3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người dân tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................ 29 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 29 3.1.2. Đánh giá thực trạng phân phối, lưu trữ và sử dụng HCBVTV .......................... 31 3.1.2.1. Thực trạng phân phối và lưu trữ HCBVTV .................................................... 31 3.2.2 Thực trạng sử dụng HCBVTV ............................................................................ 35 3.2. Đánh giá nhận thức, thực hành của người dân về sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 38 v 3.2.1. Nhân lực và các biện pháp truyền thôngtại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa .. 38 3.2.2. Đánh giá nhận thức của người trực tiếp pha và phun HCBVTV trước và sau một số biện pháp truyền thông............................................................................................. 38 3.2.3. Thực hành của người trực tiếp pha và phun HCBVTV trước và sau một số biện pháp truyền thông ......................................................................................................... 47 3.2.4. Một số nhận xét về công tác quản lý, phân phối HCBVTV tại 3 xã nghiên cứu......... 58 3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng HCBVTV một cách phù hợp ............. 61 3.3.3. ây dựng, lắp đặt hệ thống cống thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV .............. 63 3.3.4. Xây dựng nội dung kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV.................................... 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 64 1. Kết luận..................................................................................................................... 64 2. Đề nghị ..................................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 66 TIẾNG VIỆT ................................................................................................................ 66 TIẾNG ANH................................................................................................................. 68 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ Bảo hộ lao động DDT Dichlore Diphenyl Trichlorethyl EPA Enviroment Protection Agency - Uỷ ban bảo vệ môi trường FAO Food and Agricultural Organization - Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế giới HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật HTX Hợp tác xã IPM Intergrated Pest Management – Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp KAP Knowledge, Attitude, Practice - Nhận thức, thái độ, thực hành PAN Pesticide Action Network - Mạng lưới Quản lý HCBVTV WHO- TCYTTG World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới TĐNT Trình độ nhận thức TT Truyền thông VIETGAP Vietnamese Good Agricultural Practices - Chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tên bảng Trang Theo độc tính HCBVTV được WHO phân nhóm như sau ..........................7 Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi người trực tiếp pha và phun HCBVTV .....................29 Bảng 3.2. Phân bố về TĐHV của người trực tiếp pha và phun HCBVTV ................30 Bảng 3.3. Địa điểm nông dân thường lựa chọn muaHCBVTV .................................31 Bảng 3.4. Vị trí gia đình thường cất giữ HCBVTV (n=96) ......................................32 Bảng 3.5. Công tác truyền thông tại thời điểm điều tra ban đầu ................................33 Bảng 3.6. Các hình thức truyền thông tại thời điểm điều tra ban đầu ........................33 Bảng 3.7. Số lần phun HCBVTV trong một năm (n=390)........................................35 Bảng 3.8. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ..................................36 Bảng 3.9. Diện tích phun HCBVTV một người phun/vụ ...........................................37 Bảng 3.10. Tổng hợp nhân lực và các biện pháp truyền thông ....................................38 Bảng 3.11. Nhận thức của người dân về vạch màu trên nhãn sản phẩm ......................38 Bảng 3.12. Nhận thức của người dân về phối hợp thuốc khi phun ..............................39 Bảng 3.13. Thực trạng chất lượng bình phun được sử dụng .........................................40 Bảng 3.14. Vị trí bình phun bị rò rỉ ..............................................................................42 Bảng 3.15. Nhận thức của người dân về 4 đúng khi phun ...........................................43 Bảng 3.16. Nhận thức của người dân về xử trí khi bị nhiễm độc HCBVTV ...............44 Bảng 3.17. Nhận thức của người dân khi lựa chọn độ độc của HCBVTV ..................45 Bảng 3.18. Nhận thức của người dân về lựa chọn thời tiết khi phun ...........................45 Bảng 3.19. Nhận thức của người dân về chọn thuốc khi không biết rõ dịch hại .........46 Bảng 3.20. Nhận thức về tuân thủ thời gian cách ly của HCBVTV ............................47 Bảng 3.21. Tỷ lệ người dân phun HCBVTV khi cây ra hoa ........................................47 Bảng 3.22. Thực trạng sử dụng BHLĐ khi pha HCBVTV .........................................48 Bảng 3.23. Thực hành của người dân khi pha HCBVTV ............................................49 Bảng 3.24. Thực trạng ăn uống, hút thuốc trước, trong khi pha, phun ........................49 Bảng 3.25. Thực hành pha HCBVTV bị dính rớt vào cơ thể .......................................51 Bảng 3.26. Thực trạng sử dụng BHLĐ trong khi phun HCBVTV ..............................51 Bảng 3.27. Thực hành phun HCBVTV bị dính rớt vào cơ thể .....................................52 viii Bảng 3.28. Thực trạng thực hành của người dân về vệ sinh sau phun thuốc ...............53 Bảng 3.29. Địa điểm người dân súc rửa bình sau phun................................................54 Bảng 3.30. Tư trang của người dân bị thấm ướt HCBVTV khi phun ..........................54 Bảng 3.31. Thực trạng xử lý HCBVTV còn sót trong bao bì ......................................55 Bảng 3.32. Tình hình vệ sinh cá nhân của người dân sau phun ...................................56 Bảng 3.33. Nhận thức đúng của người dân trước và sau truyền thông ........................57 Bảng 3.34. Thực hành đúng của người dân trước và sau truyền thông ........................57 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Tên các hình Trang Hình 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=390) .................................29 Hình 3.2. Tỷ lệ gia đình lưu trữ HCBVTV ...................................................................32 Hình 3.3.Thời gian đối tượng tham gia phun HCBVTV (n=390). ...............................35 Hình 3.4. Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ..............................36 Hình 3.5. Tỷ lệ người dân biết vạch màu trên nhãn sản phẩm ......................................39 Hình 3.6. Thực trạng chất lượng bình phun được sử dụng ...........................................41 Hình 3.7. Nhận thức của người dân về phun HCBVTV đúng cách ..............................42 Hình 3.8. Tỷ lệ người dân phun HCBVTV khi cây ra hoa ...........................................48 Hình 3.9. Tỷ lệ thực hành pha, phun HCBVTV theo chỉ dẫn .......................................50 Hình 3.10. Tỷ lệ tư trang bị thấm ướt HCBVTV ..........................................................55 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là những hợp chất hoá học được sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp nhằm chống lại các côn trùng, sâu bọ, vi sinh vật gây bệnh và cỏ dại để bảo vệ cây trồng. Cùng với các biện pháp chọn giống, quy trình canh tác, sử dụng phân bón trong nông nghiệp thì việc sử dụng HCBVTV là một biện pháp chính nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Trên thực tế, thế giới đã không thể cung cấp đủ lương thực mà không sử dụng HCBVTV khi dân số ngày càng tăng và diện tích canh tác ngày càng thu hẹp. Là một nước nông nghiệp đang phát triển nhưng Việt Nam có sản lượng lương thực xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước vì vậy nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng HCBVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất. HCBVTV đó góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Ngoài mặt tích cực của HCBVTV là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng, bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc, phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vậy vấn đề đáng quan tâm nhất ở nước ta hiện nay đối với người sử dụng HCBVTV là phải bảo đảm được an toàn ngay từ khâu cung cấp, bảo quản, pha chế đến sử dụng thuốc để tránh được tình trạng nhiễm độc, ngộ độc do HCBVTV. Việc tuyên truyền cho người trực tiếp sử dụng HCBVTV biết rõ những tác hại khi sử dụng không đúng quy cách và cung cấp các biện pháp an toàn là một việc hết sức cần thiết, nhằm mục đích làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ của 2 những người trực tiếp sử dụng HCBVTV. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và nhận thức, thực hành của người dân sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông bảo vệ sức khỏe và môi trường tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng sử dụng HCBVTV và nhận thức, thực hành của người dân sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông bảo vệ sức khỏe và môi trường tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người dân. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do HCBVTV tại 3 xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành,Vĩnh Tiến huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá nhận thức, thực hành của người dân về sử dụng HCBVTV sau khi áp dụng một số biện pháp truyền thông tại Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành,Vĩnh Tiến huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do HCBVTV; nâng cao ý thức người dân cũng như hiệu quả công tác quản lý HCBVTV tại địa phương. 1.3 .Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác BVMT sau này. + Tạo cơ sở cho những định hướng nghiên cứu khoa học mới. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn + Đánh giá được hiện trạng sử dụng HCBVTV tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. + Đánh giá được nhận thức của người dân khi sử dụng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp. + Đưa ra được các tác động của HCBVTV đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái (HST). + Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng HCBVTV một cách phù hợp. + Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hiểu biết chung về HCBVTV. 1.1.1 Nguồn gốc, sự ra đời của HCBVTV. Loài người đã biết sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật ngay từ thủa sơ khai, vào những năm 1500 trước công nguyên, người Trung Hoa đã biết đốt cháy rơm rạ, thân cây sau khi thu hoạch để ngăn ngừa sự lan truyền của sâu bọ. Dần về sau (khoảng những năm 900-1850) người ta đã biết dùng các sản phẩm tự nhiên như Asen hoặc chiết xuất các chất độc từ các cây thuốc lá, cây ruốc cá... để diệt các loại sâu bệnh. Từ những năm 1850-1922 là thời kỳ dùng các sản phẩm xông khói của các chất vô cơ và dầu hoả để phòng trừ sâu bệnh. Những năm 80 của thế kỷ 19 sau khi phát hiện ra dung dịch Boocdo trừ được nấm bệnh của cây nho thì việc nghiên cứu khoa học bảo vệ thực vật bắt đầu phát triển. Năm 1854 D.C. Clermont lần đầu tiên đã mô tả và chú ý đến khả năng gây độc của các chất thuộc nhóm lân hữu cơ (Organophosphate), cho mãi đến năm 1937 Schader mới phát hiện được công thức chung của các hợp chất này. Một thời gian sau nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được khoảng 2000 hợp chất lân hữu cơ khác nhau (Stremetl,D.1972) Năm 1939, Mueller đã khám phá tác dụng diệt côn trùng của DDT (Dicloro Diphenyl Triclorethyl) và tiếp đó là các hợp chất Clo hữu cơ khác. Asenat chì tiếp tục được sử dụng là hoá chất bảo vệ táo và khoai tây đến những năm 1940. Chiến tranh thế giới thứ hai, người ta sử dụng thuốc DDT làm thuốc điều trị bệnh sốt do Rickettsia và điều trị sốt rét, sau chiến tranh thế giới thứ hai DDT được sử dụng trong nông nghiệp [28]. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật hàng năm đã có thêm nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật mới và người ta cũng nghiên cứu sao cho phù hợp để phòng trừ dịch hại có hiệu quả và giảm thiểu tác hại của HCBVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người. 1.2. Cơ sở khoa học 1.2.1. Cơ sở lý luận Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan - Khái niệm về môi trường Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.[10]. 4 - Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.[10]. - Khái niệm HCBVTV: Là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng.[2]. [4]. [11]. - Khái niệm về chất độc Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc bị chết.[2]. [4]. [11]. - Khái niệm về độc tính Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng: + Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí hiệu LD50 (letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nước) thỡ được kí hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1m3 không khí hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao. + Độc mạn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng.[2]. [4]. [11]. 1.2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; 5 - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ban hành ngày 25-11-2013; - Nghị định số 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”. - Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”. - Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. - Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Ban hành quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật. - Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. - Nghị định số 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”. - Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”. - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ NN&PTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 1.2.3. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật * Phân loại theo chữ cái Thuốc bảo vệ thực vật có nhiều dạng khác nhau, được viết tắt bằng các chữ cái: - Thuốc sữa còn gọi là thuốc nhũ dầu ( viết tắt là EC hay ND) - Thuốc bột thấm nước còn gọi là bột hoà nước ( WP hay BTN) - Thuốc phun bột (DP) - Thuốc dạng hạt (CT, GR hoặc H) 6 - Thuốc dung dịch (SL hoặc DD) - Thuốc bột tan trong nước (SP) - Thuốc phun mù nóng (HN) - Thuốc phun mù lạnh (KN) Ngoài các dạng thuốc trên còn có dạng : thuốc nhão, thuốc bột thô ( bột rắc) thuốc bột và hạt tan trong nước, thuốc dịch huyền phù.[2] Hiện nay việc phân loại thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo đối tượng phòng trừ: - Thuốc trừ sâu (insecticides) - Thuốc trừ nấm (fungicides) - Thuốc trừ cỏ (herbicides, weedkiller). - Thuốc trừ chuột (rodenticides) - Thuốc kích thích tăng trưởng (plant growth regulator) - Thuốc dẫn dụ côn trùng (insect attractants) Hoặc phân loại theo gốc hóa học, các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau: - Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường. - Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. - Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ. - Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là các thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ. - Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người. - Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích 7 thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: thuốc rất ít độc với người và môi trường. - Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại. - Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu [2] [4].[11] * Phân loại theo độc tính Theo độc tính HCBVTV được WHO phân nhóm như sau: Bảng 1.1. Theo độc tính HCBVTV được WHO phân nhóm như sau LD50 (chuột) - mg/kg thể trọng Phân loại Qua tiêu hoá Qua da Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng 5 hay ít hơn 20 hay ít hơn 10 hay ít hơn 40 hay ít hơn Ia Cực độc Ib Độc tính cao 5-50 20-200 10-100 40-400 II Độc tính vừa 50-500 200-2000 100-1000 400-4000 III Độc tính nhẹ Trên 500 Trên 2000 Trên 1000 Trên 4000 (Nguồn: Số liệu điều tra 2015) - Các nhóm thuốc BVTV sử dụng trên lúa và rau màu địa bàn của 3 xã: Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa năm 2015 có các nhóm sau: * Nhóm vi sinh (Abamectin, Emamectin benzoat, Dinotefuran * Nhóm cúc tổng hợp (Cypermethrin, Alpha-Cypermethrin) * Nhóm Carbamate (Fenobucard) * Nhóm lân hữu cơ như Profenfos, Chlorpyrifos ethyl vẫn được nông dân sử dụng trên ruộng rau với tỷ lệ thấp * Nhóm Carbamate (Carbendazin) * Nhóm hữu cơ nội hấp (triazole) bao gồm các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole 8 * Nhóm kháng sinh (Validamycin A) , * Nhóm lưu huỳnh hữu cơ (Mancozeb, Propineb, Zineb) . * Nhóm thuốc diệt cỏ thuộc các nhóm chlorinate phenoxy (2,4D, fenoxaprop) và admire (butachlor và pretilachlor) .[10] 1.2.4. Các tác động của một số nhóm hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến - Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc: Thuốc theo thức ăn ( lá cây, vỏ thân cây...) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá rồi gây độc cho sâu hại. - Tác động tiếp xúc: Khi phun thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di chuyển trên thân, lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thể rồi gây độc cho sâu hại. Ví dụ: Southsher 10EC, Asitrin 50EC… là thuốc trừ sâu mới, có phổ tác dụng rộng, tác dụng tiếp xúc và vị độc - Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả năng bay hơi chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ thở qua đường hô hấp rồi gây độc cho sâu hại. - Tác động thấm sâu: Sau khi được phun thuốc lên mặt lá, thân cây thuốc có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong lớp mô đó. - Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Khi được phun thuốc lên cây hoặc tưới bón vào gốc thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây gây độc cho những loài sâu chích hút nhựa cây. Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được trên 6 giờ nếu có gặp mưa cũng ít bị rửa trôi do thuốc có đủ thời gian xâm nhập vào bên trong thân, lá. - Tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có nhiễm một loại thuốc có tác động gây ngán thì đã ngưng ngay không ăn tiếp, sau cùng sâu sẽ chết vì đói. - Tác động xua đuổi: Thuốc buộc sâu hại phải di dời đi xa các bộ phận có phun xịt thuốc do vậy không gây hại được cây trồng. 9 Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc đến sâu hại là rất cần thiết, trên cơ sở đó để dùng thuốc luân phiên trên các ruộng vườn chuyên canh nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại. * Hóa chất trừ bệnh - Được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và nông sản. Tuy có tên gọi thuốc trừ nấm nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu lực phòng trị nấm ký sinh mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho cây trồng và nông sản. - Các đường tác động của thuốc trừ bệnh: + Tác động trực tiếp: Ức chế phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh tác dụng theo hướng này. + Tác động gián tiếp: Tăng sức đề kháng của cây vì kích thích hướng hoạt động của các men chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ bệnh thành 2 nhóm: - Hóa chất có tác dụng phòng bệnh (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây). Hóa chất được phun xịt lên cây hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb… - Hóa chất có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh: Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, … * Hóa chất trừ cỏ dại - Hóa chất trừ cỏ được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng khiến cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất nông sản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng