Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thu thập và tư liệu hóa bộ tiêu bản sâu, bệnh hại cây trồng nông nghi...

Tài liệu Nghiên cứu thu thập và tư liệu hóa bộ tiêu bản sâu, bệnh hại cây trồng nông nghiệp phục vụ giảng dạy và học tập cho sinh viên ngành trồng trọt.

.PDF
59
324
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA NÔNG HỌC ============ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THU THẬP VÀ TƯ LIỆU HÓA BỘ TIÊU BẢN SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT MÃ SỐ : T2016-08 CHỦ TRÌ: Ths. LÊ THỊ KIỀU OANH Thái nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA NÔNG HỌC ============== BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THU THẬP VÀ TƯ LIỆU HÓA BỘ TIÊU BẢN SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT MÃ SỐ : T2016-08 Chủ trì đề tài Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu Lê Thị Kiều Oanh - Chủ tịch HĐ : PGS.TS.Nguyễn Hữu Hồng................. - Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Lân .............................. - Phản biện 2: TS. Lưu Thị Xuyến................................ Thái nguyên, năm 2017 DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH TT Tên đơn vị/cá nhân phối hợp 1 Nguyễn Văn Quân 2 Nguyễn Thị Mão Địa chỉ Viện Bảo vệ TV BM Sinh thái & BVTV, ĐH Nông lâm TN 3 Nguyễn Thị Phương Oanh BM Sinh thái & BVTV, ĐH Nông lâm TN MỤC LỤC TT Nội dung Trang Phần Mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích của đề tài 1 Chương 1. Tổng quan tài liệu 2 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2 Chương 2. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên 15 cứu 2.1. Nội dung 15 2.2 Phương pháp 15 Chương 3. Kết quả nghiên cứu 17 3.1. Thu thập, phân loại mẫu côn trùng, bệnh cây 17 3.2 Xử lý và bảo quản mẫu côn trùng, bệnh cây 19 3.3. Thu thập và tư liệu hóa bộ ảnh triệu chứng sâu, bệnh hại cây trồng 19 Chương 4. Kết luận và kiến nghị 42 4.1 Kết luận 42 4.2 Đề nghị 42 Tài liệu tham khảo 43 MỤC LỤC BẢNG BIỂU TT 1 2 Tên bảng Bảng 2.1. Các dung dịch ngâm côn trùng Bảng 3.1. Thành phần và số lượng mẫu côn trùng thu thập năm Số trang 6 17 2016 3 Bảng 3.2: Thành phần và số lượng mẫu bệnh hại thu thập được năm 2016 18 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu thu thập và tư liệu hóa bộ tiêu bản sâu, bệnh hại cây trồng nông nghiệp phục vụ giảng dạy và học tập cho sinh viên ngành Trồng trọt. - Mã số: T2016 -08 - Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Kiều Oanh Điện thoại: 0978 626 877 E-mail: [email protected] - Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: + Cơ quan: Viện Bảo vệ Thực vật + Cá Nhân: PGS.TS. Nguyễn Thị Mão; Ths. Nguyễn Thị Phương Oanh, Bộ môn Sinh thái nông nghiệp & BVTV - Thời gian thực hiện: Tháng 4/2016 đến T11/2016 2. Mục tiêu: - Thu thập được bộ mẫu vật côn trùng, bệnh cây - Xử lý, bảo quản được mẫu sâu, bệnh hại - Tư liệu hóa bộ ảnh triệu chứng bệnh và hình thái sâu hại phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. 3. Nội dung chính: - Thu thập và phân loại mẫu một số loài sâu hại chính - Xử lý, bảo quản mẫu - Tư liệu hóa bộ ảnh 4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, v.v…) - Hoàn chỉnh 10 bộ tiêu bản sâu hại dạng mẫu khô, 10 tiêu bản bệnh hại dạng mẫu khô và nhiều mẫu sâu dạng ngâm dung dịch - Xây dựng bộ ảnh gồm trên 200 ảnh triệu chứng sâu, bệnh hại và hình thái một số loài sâu hại phổ biến 5. Sản phẩm: - 10 bộ tiêu bản sâu 10 tiêu bản bệnh hại dạng mẫu khô và nhiều mẫu sâu dạng ngâm dung dịch - Xây dựng bộ ảnh gồm trên 200 ảnh triệu chứng sâu, bệnh hại và hình thái một số loài sâu hại phổ biến 6. Hiệu quả và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu phục vụ cho học tập và giảng dạy cho sinh viên SUMMARY 1. Genaral information: – Research Title: Researching, collecting and making samples of agricultural insect, plant disease for learning and teaching – Code number: T2016-08 – Coordinator: Le Thi Kieu Oanh Tel.: 0978 626 877 E-mail: [email protected] – Implementing Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry (TUAF) – Cooperating Institution(s): Plant Protection Research Institute (PPRI) + Prof. Dr. Nguyen Thi Mao – Plant Protection Department, Faculty of Agronomy, TUAF. + Master. Nguyen Thi Phuong Oanh - Plant Protection Department – Duration: from April to December, 2016 2. Objectives: - Collecting plant pests and plant diseases - Making insect and plant disease samples - Arrange photos of insect morphology and plant disease symptoms on cultivated plants for teaching and learning. 3. Main contents: - Collecting insect and plant disease samples - Making and preservation insect and plant disease samples - Arrange photos of insect morphology and plant disease symptom photos of insect morphology and symptoms on cultivated plants 4. Results obtained: - Completed 10 dried samples of insect, 10 plant disease samples that were made and preserved in wood box and many soaking samples - Arrange more than 200 symptom photos s of insect and plant diseases, and morphology of insects 5. Products: - 10 dried samples of insect and 10 dried samples of plant disease. - 200 symptom photos of insect and plant diseases 6. Effects and applicability: Research results applied for studying and teaching student. PHẦN MỞ ĐÂU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để nâng cao chất lượng đào tạo thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy là biện pháp hết sức quan trọng. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm đang dần thay thế cho phương pháp giảng dạy truyền thống, với sự thụ động của người học. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ và phương pháp lấy người học làm trung tâm cần trang thiết bị học tập đầy đủ, giáo cụ trực quan sinh động để làm tăng khả năng tư duy, nhận thức của người học. Ngành học trồng trọt có một số môn học cơ sở như Côn trùng, bệnh cây với đặc thù về nội dung là phải mô tả triệu chứng gây hại và nhận dạng hình thái của chúng. Đặc biệt nhiều loài trong tự nhiên rất khó phân biệt và nhận dạng về màu sắc, kích cỡ, hình dạng nếu chỉ được học trên sách vở và nhận dạng qua hình ảnh vẽ đen trắng. Mặt khác trong điều kiện học tập không phải thường xuyên bắt gặp tất cả các đối tượng gây hại tại một thời điểm, các giai đoạn phát triển, các loại hình biến thái của chúng. Số lượng loài sâu, bệnh hại trên đồng ruộng rất đa dạng về thành phần loài và diễn biến phức tạp trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau. Vì vậy để thuận lợi cho công tác chuẩn đoán, xác định được đúng loài dịch hại cần có bộ mẫu tiêu bản các loài dịch hại chính trên cây trồng. Nâng cao kiến thức thực tế và tay nghề cho sinh viên Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi thay mặt bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học trường Đại học Nông lâm tiến hành đề tài: ‘Nghiên cứu thu thập và tư liệu hóa bộ tiêu bản sâu, bệnh hại cây trồng nông nghiệp phục vụ giảng dạy và học tập cho sinh viên ngành Trồng trọt”. 2. Mục tiêu đề tài: - Xây dựng được bộ tiêu bản gồm 10 tiêu bản bệnh hại, 10 tiêu bản sâu hại cây trồng nông nghiệp - Tư liệu hóa được 01 bộ ảnh triệu chứng sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu cũng được nhiều tác giả trên thế giới đề cập, như tác giả M.E. SCHAUFF (Phòng Thí nghiệm côn trùng học, Viện BTSH Mỹ) [6] có đưa ra một số phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu côn trùng. Một số phương pháp bảo quản mẫu như bảo quản lạnh, bảo quản mẫu khô, bảo quản trong giấy không thấm dầu, bảo quản trong dung dịch. Một số tác giả khác như Lars Krogmann và Joachim Holstein cũng đưa ra một số phương pháp làm mẫu và bảo quản mẫu côn trùng tương tự [7]. Một số tác giả khác như SIMON R. LEATHER cũng đưa ra phương pháp lấy mẫu côn trùng trong hệ sinh thái rừng [8]. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. Để xác định được thành phần dịch hại cây trồng, chủ yếu dựa vào công tác phân loại giám định. Mà việc giám định phân loại có đạt được hay không là phần lớn phụ thuộc vào chất lượng mẫu vật và phương pháp bảo quản. Nếu thu thập được nhiều thành phần loài mà bảo quản không đúng, gây hư hỏng, mất màu thì sẽ không giám định được hoặc không chính xác, vứt bỏ sẽ gây tốn kém và mất thời gian cho nghiên cứu. Do vậy công tác điều tra, thu thập mẫu, làm mẫu và bảo quản mẫu có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy tại nhà trường. Mẫu vật bảo quản tốt sẽ giúp sinh viên dễ dàng nhận dạng dịch hại khi thực hành, thực tập ngoài đồng ruộng. Từ đó xây dựng được biện pháp phòng trừ hợp lý nhất. 1.2.1 Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu côn trùng: Đã có nhiều bài viết hướng dẫn cách điều tra, thu thập và làm mẫu bảo quản côn trùng như tác giả Trần Huy Thọ giới thiệu phương pháp điều tra thu thập sâu hại lúa. Tác giả Lê Văn Trịnh giới thiệu phương pháp điều tra, đánh giá sâu hại rau [5]. Tác giả Phạm Văn Cảm giới thiệu phương pháp làm mẫu và 2 bảo quản mẫu vật côn trùng [3]. Tùy thuộc từng loại côn trùng và mục đích sử dụng để chọn phương pháp làm mẫu phù hợp. Phổ biến nhất có 3 phương pháp như sau: 1. Phương pháp làm mẫu khô hay mẫu cắm kim: Những loài côn trùng có kích thước to, trung bình hoặc không quá nhỏ thuộc bộ cánh thẳng, cánh nửa, cánh vẩy, cánh cứng, cánh màng thường được giữ mẫu theo phương pháp này. B1: Giết côn trùng: * Bằng lọ độc Cyanure Kali (KCN), Dùng lọ thủy tinh có nắp chặt kín (nút mài) cho 1 lớp KCN độ 5-10 ml, sau đó cho bột mùn cưa mịn lên trên, nén chặt xuống có độ dày 10mm. Cho tiếp bột cao lanh lên trên, rưới nước đều, nện chặt lần 2, lượng nước vừa phải, nếu quá nhiều nước sẽ bị dính. KCN sẽ tiếp xúc với hơi nước trong không khí tạo thành acid cyanhydric bốc hơi cho côn trùng bị chết ngạt. Đối với từng loại côn trùng to nhỏ mà dùng lọ độc rộng hay hẹp cho phù hợp. Chú ý không nên bỏ chung các loại côn trùng thuộc bộ khác nhau ví dụ bỏ chung bướm với các loại côn trùng khác để tránh bị mất phấn và rách cánh * Bằng hóa chất gây mê như: Chloroform (CHCl3), Ethyl acetate (CH3CO2 - C2H5) Dùng bông thấm nước cho thấm dung dịch trên sau đó bỏ vào lọ để giết chết côn trùng. Tùy theo loài côn trùng to hay nhỏ mà cho nhiều hay ít thuốc mê. Không nên để dính Chloroform, Ethyl acetate vào côn trùng se mất màu. * Bằng Carbone dioxide: Dùng acid citric tinh thể và soda bicarbonate qua tiếp xúc với nước sẽ tạo thành carbone dioxyde – Phương pháp này an toàn và rẻ tiền. Dùng một lượng nhỏ acid citric và soda bicarbonate bằng nhau đựng ở đáy bình, đặt miếng xốp hoặc giấy lọc lên trên. Khi cho côn trùng vào lọ dùng seringe cho vào ít nước hóa chất sẽ phản ứng tạo thành CO2 làm lạnh gây chết côn trùng. 3 * Bằng nước sôi 99oC trong vòng từ 1-5 phút. Đối với những loài côn trùng thân cứng, không có lông có thể dùng phương pháp này hoặc bằng cách cho vào ngăn đá tủ lạnh qua đêm Đối với côn trùng to nên để đói ít nhất là 24 giờ để cho chúng bài tiết hết phân ra ngoài rồi mới đem giết. Những côn trùng mới vũ hóa cũng phải giết sau 24 giờ vì để cho chúng cứng cáp thân thể. B2: Làm mềm côn trùng Với mẫu vật còn tươi thì có thể cắm kim và làm mẫu ngay. Những mẫu vật đã khô thì nên làm mềm trước khi làm mẫu. Cách làm mềm: Dùng bình hút ẩm, dưới để cát ẩm, trên đặt giấy bản. Cho1/2 thìa cà phê thymol tinh thể đã hòa tan trong cồn đễ chống bị mốc mẫu, sau đậy kín nắp lại. Tùy theo loài côn trùng mà thời gian làm mềm khác nhau. Thường là 24 giờ đối với côn trùng nhỏ, côn trùng lớn thời gian dài hơn. Những loài côn trùng cánh cứng to, để làm mẫu nhanh có thể làm mềm bằng hơi nước. B3. Cắm kim Kim côn trùng có nhiều loài từ nhỏ đến to theo số từ 1-5, sử dụng phụ thuộc vào kích cỡ côn trùng . Tùy thuộc từng họ, bộ mà lỗ cắm kim khác nhau sao cho kim xuyên qua thân xuống giữa ổ xương chậu chân trước và chân giữa là được. Bộ cánh thẳng căm một bên mảnh lưng ngực trước, bộ cánh nửa cắm góc bên phải phiến thuẫn, bộ cánh cứng cắm vào giữa mảnh lưng ngực trước...Cắm kim xong cắm vào miến gỗ hoặc xốp để điều chỉnh tư thế râu, chân. Sau đó cắm côn trùng lên bàn căng như bướm, ong, ruồi...Đặt côn trùng vào miếng xốp sao cho thân côn trùng lọt giữa 2 tấm gỗ, dùng panh chỉnh các mép cánh cho vuông góc với thân, dùng giấy chặn lên mặt cánh và dùng kim cố định lại (hình 2) Những loài côn trùng nhỏ thì cắm kim ngược ngắn hoặc dán lên trên bìa carton. Có thể dán côn trùng lên bìa hình chữ nhật hoặc bìa nhọn ở 3 tư thế: Sấp, nghiêng, ngửa. 4 Sau khi cắm kim xong thì cắm nhãn ghi các thông tin thu thập như sau: Nhãn 1: Địa điểm và thời gian thu thập , tên cây trồng, tên người thu thập. Nhãn 2: Tên khoa học hay số ký hiệu Nhãn 3: Tên họ côn trùng (Có thể gộp vào nhãn 2) Cuối cùng mẫu được đưa vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 50oC hoặc để phơi ra nắng bằng cách đậy giấy báo lại tránh ánh nắng trực tiếp để cho mẫu thật khô. 2. Mẫu ngâm nước Những loại côn trùng nhỏ, mình mềm không cắm kim được như rệp muội, rệp sáp, ong ký sinh nhỏ, nhện hoặc các loại sâu non, nhộng, trứng thì phải ngâm vào dung dịch ngâm côn trùng. Trước khi ngâm nên để sâu nhịn đói (đối với sâu lớn), sau đó ngâm vào nước nóng 80oC để sâu chết ở tư thế bình thường. Sâu đã chết vớt ra bỏ vào dung dịch ngâm sâu (bảng 1). Bảng 1. Các dung dịch ngâm côn trùng Tên dung dịch A.acetic Cồn glacial 95 độ Nước Formalin Chloroform Kerosone Glycerine cất 2 10 1 6 1 3 1 7 11 Oudeman’s 1 12 5 AGA 1 6 4 FAA’s 1 25 20 5 Kahle 1 15 30 6 Van Emden’s 2 15 30 5 Bles 3 63 27 7 Pampel 2-4 15 30 6 Koenike’s 1 KAA Camoy’s Cồn acetic 1 3 1 3-4 5 5 Hình 1. Lọ độc giết côn trùng HÌNH 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MẪU CẮM KIM 6 7 Dung dịch KAA thường dùng để ngâm những loại sâu non to của các loài bướm, cánh cứng, ong với mục đích dùng để định loại, tối thiểu ngâm trong 2 giờ và không quá 24-36 giờ. Nếu bảo quản tiếp thì ngâm trong cồn hoặc dung dịch ngâm sâu. Dung dịch cồn acetic thường được dùng để ngâm bọ trĩ, nhện. Ngoài ra còn dùng dung dịch AGA. Đối với rệp muội, rệp sáp nên dùng cồn lactic. Cồn lactic gồm 2 phần cồn ethylic 95% và 1 phần acid lactic 75%. Dung dịch ngâm côn trùng thường dùng ở nồng độ loãng, sâu dần dần đậm đặc. Dung dịch ngâm tổng hợp bao gồm: Formaline 8cc, cồn 95 độ 20 cc, acid acetic 10 cc, sacharose 3 gr. Glycerine 3-5 cc, nước 100 cc. 8 3. Mẫu lamen Đối với côn trùng nhỏ, mình mềm như rệp muội, rệp sáp, nhện đỏ để dễ dàng định loại thì phải lên mẫu lamen để soi qua kính hiển vi. Có nhiều phương pháp lên mẫu lamen, nhưng thường theo các cách như sau: B1: Cho mẫu vào 10% KOH đun nóng nhẹ để làm mềm và tan các chất sáp bao quanh cơ thể côn trùng B2: Rửa sạch bằng nước cất, dùng kim châm hai bên bụng để lấy các chất trong cơ thể ra B3: Làm trong bằng cồn acid tối thiểu 1 giờ. Dung dịch cồn acid acetic bao gồm: Acid acetic 2 phần: Cồn 50% 8 phần. B4: Nhuộm mẫu bằng acid fuschine ít nhất trong 2 giờ B5: Rửa bớt thuốc nhuộm trong cồn 95o trong 2 phút, sau đó chuyển sang cồn tuyệt đối để làm khô. B6: Nhỏ dầu đinh hương trong 15 phút B7: Cố định lên lame và gắn lamen Có nhiều dung dịch gắn như dung dịch cải tiến của Hoyer gồm - Keo đào (gum arabic): 50 gr - Chloral hydrate: 125 gr - Glycerine: 30 cc - Nước cất: 50 cc 1.2.2. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu bệnh hại Việc lựa chọn mẫu bệnh cho dù với mục dích giám dịnh hay nghiên cứu về phân loại học đều phải hết sức cẩn thận. Thời điểm thu mẫu cây bệnh thích hợp nhất là ở giai đoạn đầu hoặc giữa của bệnh, khi vi sinh vật hại vẫn đang ở trạng thái hoạt động. Việc lựa chọn vị trí lấy mẫu trên cây bệnh cũng rất quan trọng. Nguời thu thập mẫu bệnh cần phải có kiến thức cơ bản về triệu chứng bệnh và nguyên nhân gây bệnh để bảo đảm rằng mẫu lấy đựơc có vi sinh vật hại. Một số nguyên tắc cần tuân theo khi thu thập và xử lý mẫu bệnh: 9 ∗ Nhận dạng cây ký chủ. Nếu chưa xác dịnh đuợc tên cây ký chủ thì phải lấy mẫu cây khỏe, đặc biệt là hoa và quả. Nguời lấy mẫu phải bảo đảm rằng mẫu cây khỏe lấy về chính là cây ký chủ. Ðiều này đặc biệt quan trọng khi lấy mẫu bệnh than đen và một số bệnh phá hủy hoa của một số loài trong họ Hòa thảo vì những bệnh này thuờng phát triển trên những tập doàn ký chủ khác nhau. * Sử dụng túi giấy để lấy giữ mẫu bệnh. Không bao giờ sử dụng túi nilon dể giữ mẫu tuơi vì mẫu vẫn có thể hô hấp, làm ẩm túi tạo điều kiện cho vi sinh vật hoại sinh xâm nhập và phát triển nhanh, phá hủy các mô thực vật. Túi nilon chỉ có thể đuợc sử dụng dể giữ các mẫu uớt trong thời gian ngắn. * Ðóng, gói mẫu cẩn thận để tránh va đập và hơi nuớc ngưng tụ. Bề mặt ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật hoại sinh phát triển, khiến cho mẫu bệnh không thể sử dụng được. * Sử dụng bút chì để viết nhãn (mực sẽ không thích hợp vì có thể bị nhòe khi ẩm uớt). 1.2.2.1. Ðối với lá, thân và quả Nên lấy mẫu lá có bề mặt khô ráo, nếu trong điều kiện mưa ẩm, bề mặt lá uớt thì có thể dùng giấy báo thấm khô truớc khi kẹp mẫu giữa các lớp giấy báo hoặc các loại giấy thấm nuớc khác (không nên sử dụng giấy ăn vì khi uớt giấy an có thể tan rã ra và khó tách chúng ra khỏi mẫu lá). Khi ép và làm khô mẫu lá, cần chú ý rải lá ra sao cho không trùng lên nhau. Nếu lá dày và mọng nuớc, cần thay giấy báo hàng ngày cho đến khi lá khô hẳn. Khi lấy mẫu thân cây bị bệnh cần lấy ở vị trí bao gồm cả mô khỏe và mô bệnh. Gói cẩn thận mỗi thân bệnh vào một tờ báo vì chúng rất dễ bị xây sát hoặc gãy khi được gói thành một bó chung. Khi lấy mẫu quả mọng nuớc, thịt quả nhiều cần chọn những mẫu mới xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng đang ở giai doạn giữa của sự phát triển. Các vi sinh vật gây thối thứ yếu và hoại sinh thuờng xâm nhập quả ở giai đoạn cuối của sự phát triển bệnh, gây cản trở cho việc giám dịnh vi sinh vật gây bệnh. Gói mỗi quả bệnh vào một tờ giấy báo riêng rẽ. Không dùng túi nilon để gói mẫu quả. 10 1.2.2.2. Ðối với rễ và đất Thông thuờng các mô rễ hay các cấu trúc vi sinh vật hại ở vùng rễ thuờng rất mỏng manh. Không nên nhổ cây vì có thể làm đứt rễ, không lấy đuợc phần rễ hay vi sinh vật hại, gây khó khăn cho việc giám dịnh Lắc nhẹ để loại bỏ phần đất bám vào rễ, nếu có thể nên rửa rễ nhẹ nhàng (trong truờng hợp dịnh kiểm tra tuyến trùng thì không nên rửa). Trong đất có rất nhiều vi sinh vật hoại sinh xâm nhập vào các phần rễ đã chết hoặc đang chết, cản trở việc phân lập vi sinh vật gây bệnh. Bọc rễ trong giấy báo để vận chuyển dến phòng thí nghiệm. Các vi sinh vật hại trong đất thuờng không phân bố đồng đều mà có xu huớng tập hợp thành từng nhóm trong điều kiện thích hợp hoặc xung quanh điểm xâm nhiễm trên cây ký chủ. Cách tốt nhất là nên lấy ngẫu nhiên một số mẫu đất. Ðất lấy mẫu nên ở độ sâu ít nhất 5-10cm so với mặt đất vì đây là vùng rễ cây nên vi sinh vật hại tập trung nhiều nhất. Nếu có thể nên lấy mẫu đất có chứa cả rễ cây, rễ có thể để lẫn trong đất hoặc để riêng. Ðối với cây thân thảo, lấy khoảng 25-100 g rễ là đủ tùy thuộc vào loại cây, ví dụ đối với rau có thể lấy ít rễ (khoảng 25 g) trong khi đối với các loại cây có rễ to như chuối thì nên lấy nhiều hơn (khoảng 100 g). Ðối với cây thân gỗ có thể phải đào sâu tới 30 cm gần gốc cây hoặc đào đến khi nhìn thấy đường ranh giới giữa mô khỏe và mô bệnh. Mẫu đất nên giữ trong túi nilon và đặt nhãn giấy hoặc nhựa vào bên trong túi (ghi nhãn bằng bút chì nếu dùng nhãn giấy). Nếu diều kiện không thể gửi mẫu di hoặc xử lý mẫu ngay thì nên bảo quản mẫu trong tủ lạnh tại 4 - 8 °C trong vài ngày mà không sợ mẫu bị hỏng. * PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN MẪU 1. Mẫu côn trùng Sau khi mẫu vật làm xong cắm vào khay đựng mẫu sấy thật khô rồi cho vào hộp mẫu trong các tủ đựng mẫu. Có thể là khay gỗ, hộp gỗ nắp kính kích cỡ to, nhỏ, trung bình tùy theo mục đích bảo quản. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng