Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho công ty tnhh hùng vương kcn mỹ ...

Tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho công ty tnhh hùng vương kcn mỹ tho tỉnh tiền giang

.PDF
126
654
87

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Suoát thôøi gian hoïc taäp taïi tröôøng Ñaïi hoïc Kyõ Thuaät Coâng Ngheä, em ñaõ ñöôïc trang bò moät haønh trang kieàn thöùc quyù baùu. Em ñaõ ñöôïc nhaän bieát vaø hieåu saâu hôn caùc vaán ñeà thong qua ngaønh hoïc cuûa mình. Ñoà aùn toát nghieäp laø keát quaû toång hôùp kieán thöùc trong suoát quaù trình hoïc taäp cuõng nhö theå hieän ñöôïc lónh vöïc maø mình yeâu thích trong ngaønh hoïc cuûa mình. Em kính göûi lôøi caûm ôn tôùi quyù thaày coâ taïi tröôøng Ñaïi Hoïc Kyõ Thuaät Coâng Ngheä, ñaëc bieät laø caùc thaày coâ trong Khoa Moâi Tröôøng ñaõ taïo ñieàu kieän vaø daãn daét em trong suoát thôøi gian vöøa qua. Em cuõng xin göûi lôøi caûm saâu saéc tôùi thaày giaùo höôùng daãn ñoà aùn toát nghieäp Vuõ Vaên Quang ñaõ giuùp ñôõ vaø höôùng daãn taän tình vaø nhöõng chæ baûo quyù baùu cho em trong suoát quaù trình laøm ñoà aùn. Em cuõng xin göûi lôøi caûm ôn tôùi thaày giaùo chuû nhieäm Laâm Vónh Sôn ñaõ höôùng daãn vaø chæ baûo em trong suoát thôøi gian hoïc taäp taïi tröôøng. Trong thôøi gian thöïc hieän luaän vaên, em cuõng nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ raát nhieät tình cuûa caùc nhaân vieân trong coâng ty TNHH Huøng Vöông. Em xin göûi lôøi caûm ôn tôùi caùc Thaày Coâ trong phoøng thí nghieäm Khoa Moâi Tröôøng- tröôøng Ñaïi Hoïc Kyõ Thuaät Coâng Ngheä ñaõ giuùp ñôõ em trong suoát thôøi gian laøm ñoà aùn toát nghieäp. Caûm ôn taát caû caùc baïn khoaù 02 MT, ñaëc bieät laø lôùp 02 MT5- 6 ñaõ coù nhöõng giuùp ñôõ trong suoát thôøi gian hoïc taäp vaø thôøi gian laøm ñoà aùn toát nghieäp. Cuoái cuøng con xin caûm ôn coâng sinh thaønh vaø döôõng duïc cuûa ba meï. Xin göûi lôøi caûm ôn vaø ghi nhôù luoân ñeán heát thaûy moïi ngöôøi ñaõ giuùp ñôõ em trong thôøi gian qua. Thaønh phoá Hoà Chí Minh, 12/ 2006 SVTH Ñaëng Quyønh Dieäu NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Điểm số bằng số __________Điểm số bằng chữ _________ Tp.HCM, ngày .. .. tháng...... năm 2007 (GV hướng dẫn kí và ghi rõ họ tên) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KTCN TPHCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGÀNH: MÔI TRƯỜNG NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN: ĐẶNG QUỲNH DIỆU MSSV: 02DHMT035 1. Đầu đề đồ án tốt nghiệp: “ Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho côngty TNHH Hùng VươngKCN Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang” 2. Nhiệm vụ( yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 4/ 10/ 2006 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/ 12/ 2006 5. Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn GV. KS. Vũ Văn Quang Hướng dẫn chính( toàn bộ luận văn) 6. Nội dung và yêu cầu ĐATN được thông qua bộ môn Ngày ..... tháng .... năm 20 ..... CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA VÀ BỘ MÔN Người duyệt( chấm sơ bộ): ................................................ Đơn vị:............................................................................... Ngày bảo vệ: ...................................................................... Điểm tổng kết: ................................................................... Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp: ............................................ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU I.1. Đặt vấn đề: Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người và tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh. Trong lịch sử phát triển của loài người, chưa bao giờ môi trường và điều kiện sống lại được quan tâm như những năm gần đây. Đặc biệt là vấn đế nước sạch, nước sạch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người, nó gắn liền với đời sống của mỗi chúng ta. Nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện tiên quyết trong biện pháp phòng chống dịch bệnh, nâng cao sứa khoẻ cộng đồng, đồng thời mang lại chất lượng sản phẩm trong kinh doanh. Công ty TNHH Hùng Vương là một trong những công ty thuộc quản lý của khu công nghiệp Mỹ Tho- tỉnh Tiền Giang. Toạ lạc tại lô 44 Khu công nghiệp Mỹ Tho là một trong những vị trí dọc theo sông Tiền. Phần sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài120 Km, là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho toàn tỉnh. Sông Tiền đóng một vai trò quan trọng đối với thành phố Mỹ Tho- Tiền Giang, nó có khả năng tiếp nhận tàu bè có trọng tải lớn, phát triển giao thông đường thuỷ trong vùng, giữ vai trò trung gian chuyển hàng hoá, trung tâm của vùng kinh tế Nam Bộ. Sông Tiền vận chuyển một lượng phù sa khá lớn, khoảng 300g/m3 vào mùa nước lũ, bù đắp hai bên bờ sông những vùng đất phì nhiêu thuận lợi cho việc phát triển cây ăn trái và cây công nghiệp bạt ngàn, mặt khác cung cấp nguồn nước ngọt cho cây trồng, vật nuôi, cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và cho cả sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Dưới sông là những nguồn tôm, cá trù mật, nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào và có khả năng thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến tổng hợp trong tỉnh phát triển. Là một trong những công ty chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, là một ngành sản xuất cần một lượng nước khá nhiều, và chất lượng của nguồn nước cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩ. Do đó việc thiết kế một hệ thống xử lý nước cấp cho công ty là một việc làm hết sức cần thiết, nó không SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG những đáp ứng cung cấp đầy đủ nước cho cho sản xuất và sinh hoạt cho công nhân, đồng thời nó cũng mang lại giá trị kinh tế cho công ty. Với vị trí hết sức thuận lợi nằm sát sông Tiền do đó công ty lấy nguồn nước mặt sông Tiền là nguồn nước đầu vào cho hệ thống xử lý của công ty. I.2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho công ty TNHH Hùng VươngKhu công nghiệp Mỹ Tho- tỉnh Tiền Giang. I.3. Nội dung nghiên cứu:  Phân tích đáng giá tình hình sử dụng nước tại công ty TNHH Hùng Vương và khu công nghiệp Mỹ Tho nói chung: mục đích sử dụng, lượng nước sử dụng.  Phân tích các chỉ tiêu và thành phần của nước mặt, chạy mô hình thí nghiệm Jastert lựa chọn hoá chất và liều lượng hoá chất cho hệ thống xử lý.  Đề xuất và tính toán hệ thống xử lý nước cấp đảm bảo hợp lý về mặt kỹ thuật và thiết kế. I.4. Phương pháp nghiên cứu: I.4.1. Phương pháp luận: Xuất phát từ nhu cầu cấp bách về nước sạch cho sản xuất toàn nhà máy và một phương án cung cấp nước sạch có tính khả thi về mặt kinh tế phù hợp với điều kiện của công ty. I.4.2. Phương pháp thực tiễn:  Phương pháp tổng hợp, biên hội tài liệu: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các phương pháp xử lý nước cấp, các hệ thống xử lý nước cấp đang áp dụng, các tiêu chuẩn của nhà nước về nước cấp,…  Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nguồn và nước sau khi xử lý theo TCVN.  Phương pháp mô hình thí nghiệm: sử dụng mô hình JARTEST để xác định điều kiện keo tụ tối ưu( pH, lượng phèn).  Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng phần mềm word, exel.  Phương pháp đánh giá, so sánh : dùng để phân tích và lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp. SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP I.5. GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG Giới hạn đề tài: I.5.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nước mặt sông Tiền xung quanh khu vực công ty TNHH Hùng Vương tại khu công nghiệp Mỹ Tho-tỉnh Tiền Giang. I.5.2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/10/2006 đến tháng 27/12/2006. SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 3 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KCN MỸ THO VÀ CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG II.1. Tổng quan về khu công nghiệp Mỹ Tho: Khu công nghiệp Mỹ Tho thuộc thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang. Là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Nam Bộ. Thành phố Mỹ Tho với số dân là 160.384 người, trong đó số người ở độ tuổi lao động chiếm 42-45%. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi về nguồn lao động tại chỗ cho các khu công nghiệp. II.1.1. Ranh giới địa lý KCN Mỹ Tho:  Phía bắc : giáp ĐT 864  Phía nam : giáp sông Tiền  Phía đông : giáp kênh xáng cụt( cầu bình phước- Mỹ Tho)  Phía tây : giáp cổng số 5( thuộc xã Bình Phước- cách phía tây nhà Đông lạnh thực phẩm khoảng 100m) II.1.2. Quy mô diện tích và hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên: 79,14 ha Trong đó:  Đất vườn : 37,19 ha  Đất thổ cư : 7,5 ha  Đất chuyên dùng : 28,24 ha  Ao hồ, đầm lầy, nghĩa địa : 6,21 ha II.1.3. Quy mô xây dựng dự kiến:  Tổng diện tích tự nhiên: 79,14 ha. o Trừ lộ giới và các cơ sở công nghiệp hiện có : 27,78 ha  Tổng diện tích đưa vào đầu tư mới : 51,36 ha SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 4 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí  Tổng diện tích đưa vào khai thác kinh doanh mới: 40,26 ha. II.1.4. Sản phẩm thị trường: Khu công nghiệp Mỹ Tho sẽ cung cấp( cho thuê) các sản phẩm là các lô đất ổn định, các tiện ích về hạ tầng kỹ thuật( đường sá, điện, bưu điện, cấp thoát nước và thải rác, phòng cháy, chữa cháy, bến cảng) và dịch vụ một cửa cho các xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp. + Thị trường của khu công nghiệp Mỹ Tho bao gồm các xí nghiệp Quốc doanh, liên doanh hiện có và dự kiến phần lớn các xí nghiệp mới có quy mô vừa và nhỏ, nhưng có công nghệ tiên tiến và trang bị hiện đại, không phân biệt thành phần kinh tế hay hình thức đầu tư, kể cả xí nghiệp chế xuất thuộc các ngành sau: 1/ Lương thực: chủ yếu chế biến những sản phẩm từ lúa. 2/ Thực phẩm: chế biến những sản phẩm từ rau, trái cây, chế biến súc sản, hải sản, nước giải khát, rượu nhẹ, … 3/ May- Da: may quần áo các loại và những sản phẩm chế biến từ da, giả da. 4/ Cơ khí phục vụ nông nghiệp. 5/ Lắp ráp điện- điện tử. 6/ Dược phẩm. 7/ Hàng tiêu dung. II.2. Tổng quan về công ty TNHH Hùng Vương: II.2.1. Giới thiệu về công ty:  Tên công ty  Cơ quan chủ quản : Ban quản lý Khu công nghiệp Mỹ Tho- tỉnh : Công ty TNHH Hùng Vương Tiền Giang  Địa chỉ  Điện thoại : 84- 73- 852446  Số Fax : 84- 73- 854248 : Lô 44- Khu công nghiệp Mỹ Tho- tỉnh Tiền Giang SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 5 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí II.2.2. Lịch sử hình thành: Công ty TNHH Hùng Vương được hình thành vào năm 2003. Bắt đầu khởi công xây dựng ngày 10/4/2003 và đi vào hoạt động ngày 27/9/2003. II.2.3. Lĩnh vực hoạt động: Lĩnh vực hoạt động chính là chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu. II.2.4. Cơ sở hạ tầng: Công ty TNHH Hùng Vương với diện tích 18.000 m2, tổng số vốn đầu tư 93.8 tỷ đồng, công ty có hệ thống kho lạnh, phân xưởng sử dụng vào việc sơ chế, chế biến và bảo quản các mặt hàng thuỷ hải sản, với 2 phân xưởng mỗi phân xưởng có diện tích 4.100 m2. Văn phòng làm việc rộng 400m2, với công suất 150 tấn/ngày. II.2.5. Nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chủ yếu của công ty là từ các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh được thu mua và mang về sau khi rã đông sẽ được đem rửa, sơ chế, chế biến và đóng gói: nguồn nguyên liệu bao gồm cá tra và cá ba sa. II.2.6. Quy trình sản xuất:  Quy trình công nghệ sơ chế thuỷ hải sản  Tiếp nhận nguyên liệu: chọn nguyên liệu (cá) và cân  Sơ chế nguyên liệu: cắt đầu lấy nội tạng  Xử lý nguyên liệu: rửa cá đã sơ chế lần 1  Vận chuyển nguyên vật liệu đã xử lý ( sơ chế) đến các cơ sở chế biến SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 6 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí  Quy trình công nghệ Cắt tiết Fillet Rửa 1 Lạng da Định hình Rửa 2 Kiểm ký sinh trùng Rửa 3 Xử lý thuốc Phân loại cỡ Cân Rửa 4 Chờ đông Xấp khuôn Cấp đông Mạ băng Bao gói Bảo quản Tiếp nhận nguyên liệu SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 7 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí  Mô tả sơ đồ chế biến: Hải sản nguyên liệu từ khi đánh bắt được bảo quản sơ bộ tại các cơ sở thu gom, trạm tiếp nhận, các khoang lạnh của các phương tiện vận chuyển. Khi được đưa đến công ty, hải sản được đưa vào phân xưởng tiếp nhận. Từ đây hải sản được đưa qua các khâu trong quá trình sơ chế và chế biến. Đầu tiên nguyên liệu được rửa bằng nước trong các bồn và sử lý sơ bộ nhằm loại bỏ các hải sản chết, thối, kém chất lượng,…Từ đây hải sản được chuyển qua quá trình sơ chế bao gồm: cắt tiết, bỏ ruột, lột da, lạng file,… sau khi xử lý sơ chế xong lại tiến hành rửa một lần nữa. Tiếp sau đó, hải sản được tiến hành phân loại ra các kích cỡ lớn nhỏ( tuỳ theo chỉ tiêu khác nhau) nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm đồng nhất, đồng loại phục vụ cho công đoạn tiếp theo. Sau khi phân loại kích cỡ, hải sản được rửa trước khi xếp vào khay của các máy đông lạnh( cấp đông). Thực phẩm sau khi đông lạnh được lấy ra dưới dạng Block đông lạnh. Các Block này sẽ được định hình, đóng gói và được đưa vào bảo quản ở kho đông lạnh. II.2.7. Thiết bị và kỹ thuật sản xuất: Dây chuyền công nghệ của công ty tương đối đồng bộ và hiện đại. Tuy vậy do đặc điểm của sản xuất, nhiều công đoạn trong dây chuyền vẫn phải sử dụng lao động chân tay như khâu: lựa chọn, phân loại hải sản, … Thiết bị chủ yếu của công ty bao gồm:  Dây chuyền phân loại hải sản  Dây chuyền đóng hộp, đóng bao bì của sản phẩm  Hệ thống đông lạnh sản phẩm: bao gồm các loại máy cấp đông, máy làm kạnh, kho trữ lạnh với các nhiệt độ khác nhau. II.2.8. Hiện trạng nguồn nước cấp tại công ty TNHH Hùng Vương Công ty TNHH Hùng Vương nguồn nước được cung cấp từ hệ thống xử lý nước cấp hiện có của công ty với công suất sử lý 300m3/ ngày đêm. SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 8 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí Công ty với vị trí nằm dọc theo sông Tiền nên thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt sông Tiền làm đầu vào của hệ thống xử lý nước cung cấp nước cho quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt của CBCNV trong công ty. Ngoài nguồn nước cấp sẵn có do hệ thống xử lý của công ty, ngoài ra công ty còn có hệ thống cung cấp nước sạch của khu công nghiệp dự trữ trong trường hợp vào những giờ cao điểm hệ thống xử lý nước của công ty không cung cấp đủ. Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp hiện có của công ty: Phèn Nước thô Đài nước Lược rác Bơm nước thô Bể chứa nước sạch Bồn lọc polymer TB trộn tĩnh Bồn tạo bông Bồn chứa trung gian Bồn lắng clorine rửa ngược SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP HIỆN NAY III.1. Tổng quan về nước cấp: III.1.1. Tài nguyên nước Việt Nam: Lịch sử phát triển nền văn minh của nhân loại đã chứng minh sự gắn bó chặt chẽ giữa nước và nhân loại. Một số thành phố và nền văn minh đã biến mất vì thiếu nguồn nước do những thay đổi về khí hậu. Nước là một khoáng chất phổ biến nhất trên bề mặt địa cầu. Nó tạo nên một quả cầu nước. Thể tích vào khoảng 1,370 triệu Km3, trong đó từ 500,000 đến 1 triệu km3 nước ngọt phân bố trong các sông hồ và nước ngầm, băng ở các cực của trái đất chiếm thể tích khoảng 25 triệu km3 cũng là nước ngọt. Cuối cùng có 50,000 km3 nước trong khí quyển có dạng hơi và mây. Lượng mưa hoá hơi hàng năm khoảng 500,000 km3 và quay trở lại các lục địa vào khoảng 120,000 km3/năm. III.1.1.1. Tài nguyên nước mặt: Tổng lượng nước mặt bình quân toàn lãnh thổ Việt Nam ước khoảng 880 tỷ m3/năm. Nhưng lượng nước sản sinh trên lãnh thổ dưới dạng mưa chiếm 37% tức là khoảng 325 tỷ m3/năm. Nếu tính theo đầu người, tổng lượng phát sinh trên lãnh thổ khoảng 4700 m3/năm, trong khi đó bình quân của hành tinh là 7400 m3/năm. Nếu mức độ tăng dân số như hiện nay thì sau mỗi thập niên lượng nước tính trên đầu người cũng giảm đáng kể. Một điểm bất lợi là lượng nước rơi trên lãnh thổ lại phân bố không đều theo thời gian và không gian. Ở nước ta, với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 mm phân bố tương đối đều so với các nước trên thế giới. Hệ thống sông ngòi chằng chịt có lưu lượng tương đối lớn. Nước ta hẹp từ Trường Sơn ra Biển Đông, độ dốc lớn lại ít hồ thiên nhiên và nhân tạo nên lượng nước phân bố không đều trong năm. Về mùa mưa thừa nước nên gây ra lụt úng. Về mùa khô nước không đủ cung cấp cho công nghiệp, nông nghiệp và đô thị. Nước ta có khoảng 3000 km đường bờ biển. Nước ngầm vùng đồng bằng ven biển cũng bị ngập mặn do ảnh hưởng của biển trước đây và hiện nay thấm sâu vào lục địa có nơi tới 10m. SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG Để khắc phục nhược điểm này người ta đã và sẽ xây dựng nhiều hồ chứa vừa để điều hoà dòng chảy vừa để sản xuất điện. Tuy nhiên bất cứ biện pháp nào cũng có mặt trái của nó đố với môi trường. Chẳng hạn xây hồ chứa sẽ làm thay đổi hệ sinh thái của khu vực và hiện tượng phú dưỡng hoá trong hồ là rất khó tránh khỏi. III.1.1.2. Tài nguyên nước ngầm: Theo đánh giá của ngành địa chất trữ lượng nước ngầm ở nước ta khoảng 50- 60 tỷ bằng 16- 19% lượng nước phát sinh trên lãnh thổ. Nhưng khả năng khai thác tối đa cũng chỉ khoảng 10-12 tỷ m3, hơn nữa lượng nước ngầm lại là nguồn nước bổ sung cho dòng chảy của sông ngòi vào mùa khô. Cũng như nước mặt tài nguyên nước ngầm phân bố không đồng đều đối với các vùng khác nhau. III.2. Tầm quan trọng của nước cấp: Nước là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật trên trái đất. Không có nước cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại. Nhu cầu dùng nước của con người là từ 100 đến 150 l/ngày.đêm cho các hoạt động bình thường chưa kể đến hoạt động sản xuất. Nước cấp cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh và các hoạt động giải trí, các hoạt động như cứu hỏa, phun nước, tưới cây, rửa đường,…Và mọi ngành công nghiệp hầu như sử dụng nguồn nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không thể thay thế được trong sản xuất. Hiện nay tổ chức liên hợp quốc đã thống kê có một phần ba điểm dân cư trên thế giới thiếu nước sạch sinh hoạt. Do đó người dân phải sử dụng các nguồn nước không sạch. Điều này dẫn tới hàng năm có tới 500 triệu người mắc bệnh và một triệu người( chủ yếu là trẻ em) bị chết, 80% các trường hợp mắc bệnh tại các nước đang phát triển có nguyên nhân từ việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Việc cung cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và sản xuất đang là vấn đề quan tâm đặc biệt. Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về chất lượng nước cấp, trong đó các chỉ tiêu cao thấp khác nhau. Nhưng nhìn chung, các chỉ tiêu này phải đảm bảo an toàn vệ sinh về một số vi trùng trong nước, không có chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, các chỉ tiêu về độ pH, nồng độ oxi hoà tan, độ đục, hàm lượng kim loại hoà tan, độ cứng, SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG mùi, vị,….Tiêu chuẩn chung nhất của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới(WTO) hay của công đồng Châu Âu. Ngoài ra nước cấp cho công nghiệp bên cạnh các chỉ tiêu chung về chất lượng nước cấp còn tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng mà đặt ra những yêu cầu riêng. Các nguồn nước trong thiên nhiên ít khi đảm bảo các tiêu chuẩn,do tính chất có sẵn của nguồn nước hay bị ô nhiễm. Nên tuỳ thuộc vào chất lượng nguồn nước và chất lượng về nước cấp mà cần thiết phải có quá trình xử lý nước thích hợp đảm bảo cung cấp có chất lượng tốt và ổn định chất lượng nước cấp cho các nhu cầu. III.3. Tổng quan về chất lượng nước: Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác từ nguồn nước thiên nhiên là nước mặt , nước ngầm, nước biển,.. Việc chọn nguồn nước phải dực trên cơ sở kinh tế kỹ thuật của các phương án nhưng cần lưu ý:  Nguồn nước phải có lưu lượng trung bình hàng năm theo tần suất yêu cầu của đối tượng tiêu thụ.Trữ lượng nguồn nước phải đảm bảo khai thác nhiều năm.  Chất lượng nước đáp ứng nhu cầu vệ sinh TCXD- 33- 68 ưu tiên chọn nguồn nước dễ xử lý và ít dùng hóa chất.  Ưu tiên chọn nguồn nước gần nơi tiêu thụ có sẵn thế năng để tiết kiệm năng lượng, có địa chất công trình phù hợp với yêu cầu xây dựng, có điều kiện bảo vệ nguồn nước.  Cần ưu tiên chọn nguồn nước ngầm nếu lưu lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng. Vì nước ngầm kinh tế trong khai thác và có nhiều ưu điểm khác. III.3.1. Thành phần và chất lượng nước mặt: Thành phần và chất lượng nước bề mặt chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện môi trường xung quanh và các tác động của con người khi khai thác và sử dụng nguồn nước, thông thường nước bề mặt chứa thành phần sau:  Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy. SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG Chứa nhiều chất lơ lửng. Riêng trường hợp nước chứa trong hồ chất rắn lơ lửng còn lại thấp và chủ yếu ở dạng keo.  Có hàm lượng chất lơ lửng cao. Có sự hiện diện của nhiều tảo. Bảng 3.1: Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước bề mặt Chất rắn lơ lửng Các chất keo Các chất hoà tan d >1m d = 0,001 -1m d < 0,001m (chủ yếu 0,05 – 0,2mm) - Các iôn K+, Na+ - Đất sét - Đất sét - Cát - Protein Ca2+, NH4+, SO42- - Keo Fe(OH)3 - Silicat SiO2 Cl-, PO43- -Chất hữu cơ, vi sinh vật - Chất thải sinh hoạt hữu - Các chất khí CO2, O2, - Vi trùng 1-10ìm cơ N2, CH4, H2S… - Tảo - Cao phân tử hữu cơ - Các chất hữu cơ - Virut0,03 – 0,3m - Các chất mùn Nước mặt là nguồn nước tự nhiên gần gủi với con người nhất. Chính vì vậy mà nước bề mặt cũng là nguồn nước dễ bị ô nhiễm nhất. Chúng ta thấy ngày càng hiếm có một nguồn nước bề mặt nào đáp ứng được chất lượng tối thiểu cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp mà không cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Do hàm lượng cao của các chất có hại cho sức khoẻ và có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người trong nước bề mặt. Nguồn chủ yếu của nước bề mặt là nước sông, chất lượng nước sông phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh như mức độ phát triển công nghiệp, mật độ dân số trong khu vực, hiệu quả của công tác quản lý các dòng thải vào sông. Ngoài ra chất lượng nước sông còn phụ thuộc vào điều kiện thuỷ văn, tốc độ dòng chảy, thời gian lưu và thời tiết trong khu vực. Nơi có mật độ dân số cao, công nghiệp phát triển mà công tác quản lý các dòng thải công nghiệp, dòng thải nước sinh hoạt không được chú trọng thì nước sông thường bị ô nhiễm bởi các hoá chất độc hại, các chất hữu cơ ô nhiễm… nơi có lượng mưa nhiều, điều kiện xói mòn, phong hoá dễ dàng thì nước sông thường bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, độ đục cao do các chất huyền SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 13 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG phù và các chất rắn, chất mùn có trong nguồn nước. Ngày nay, hiếm thấy có nguồn nước sông nào đạt được chất lượng cho tiêu chuẩn nước cấp mà không cần xử lý. Nghiên cứu thành phần và chất lượng nước mặt, Tổ Chức Y Tế thế giới đưa ra cách phân loại sau về các loại nhiễm bẩn nước:  Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virut và các chất hữu cơ gây bệnh.  Nguồn nhiễm bẩn do các chất hữu cơ phân huỷ từ động thực vật và các chất thải nông nghiệp.  Nguồn nhiễm bẩn do các chất thải công nghiệp, các chất thải rắn có chứa các chất độc hại của các cơ sở công nghiệp như: phenol, cianua, crom, cađium, chì, kẽm…  Nguồn ô nhiễm dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ trong quá trình khai thác, sản xuất, chế biến và vận chuyển làm ô nhiễm nặng nguồn nước mặt và gây trở ngại lớn trong công trình xử lý nước bề mặt.  Nguồn ô nhiễm do các chất tẩy rửa tổng hợp trong sinh hoạt và trong công nghiệp.  Các chất phóng xạ từ các cơ sở sản xuất và sử dụng phóng xạ như các nhà máy phóng xạ, các bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và công nghiệp.  Các hoá chất bảo vệ thực vật cùng với ưu điểm là dùng để phòng chống sâu bọ, côn trùng, nấm…. Giúp ít cho nông nghiệp, nó còn mang lại tác hại là gây ô nhiễm cho các nguồn nước, nhất là khi chúng không được sử dụng đúng mức.  Các hoá chất hữu cơ tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như chất dẻo, dược phẩm, vải sợi….  Các hoá chất vô cơ nhất là các chất dùng làm phân bón cho nông nghiệp như các hợp chất photphat, nitrat…  Một nguồn nước thải đáng kể từ các nhà máy nhiệt điện tuy không gây ô nhiễm trầm trọng nhưng cũng là giảm chất lượng nước bề mặt với nhiệt độ quá cao của nó. Tóm lại, ngoài các yếu tố địa hình, thời tiết là những yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bề mặt, chúng ta cần xét đến các yếu tố khác chủ quan hơn đó là các tác động của con người trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm môi trường nước bề mặt. SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 14 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP III.3.2. GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG Thành phần và chất lượng nước ngầm: Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước bề mặt. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt cặn lơ lửng, các chỉ tiêu vi sinh trong nước ngầm cũng tốt hơn các chỉ tiêu vi sinh trong nước bề mặt. Trong nước ngầm không chứa rong tảo là những thứ dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết nắng mưa, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, có nhiều chất thải bẩn và lượng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa thấm vào nguồn nước. Nước ngầm cũng có thể nhiễm bẩn do tác động của con người. Các chất thải của con người và động vật, các chất thải hoá học, các chất thải sinh hoạt cũng như việc sử dụng phân bón hoá học… tất cả những chất thải đó theo thời gian ngấm dần vào nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến làm hư hỏng nguồn nước ngầm. Đã có không ít nguồn nước ngầm do tác động của con người đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân huỷ, các vi khuẩn gây bệnh và nhất là các hoá chất độc hại như các kim loại nặng và không loại trừ cả các chất phóng xạ. Bảng 3.2: Một số thành phần có trong nước ngầm, trong nước bề mặt và những điểm khác nhau giữa hai nguồn nước này. Thông số Nước bề mặt Nước ngầm Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định Hàm lượng chất rắn lơ Thường cao và thay Thấp hoặc hầu như lửng đổi theo mùa không có Chất khoáng hoà tan Thay đổi theo chất Ít thay đổi, cao hơn lượng đất, lượng mưa nước bề mặt ở cùng một vùng Hàm lượng sắt (Fe2+) Rất thấp, trừ dưới đáy Mangan (Mn2+) hồ Khí CO2 hoà tan Thường rất thấp hoặc Thường gần bằng không hiện ở nồng độ cao Thường gần bão hoà Thường không tồn tại Khí O2 hoà tan SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Thường xuyên có xuyên xuất Trang 15 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khí NH3 GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG Xuất hiện ở các nguồn Thường có nước nhiễm bẩn Khí H2S Không Thường có SiO2 Thường có ở nồng độ Thường có ở nồng độ trung bình cao Thường thấp Thường ở nồng độ cao, NO3- do phân bón hoá học Các vi sinh vật Vi trùng (nhiều loại Các vi trùng do sắt gây gây bệnh) virut các ra thường xuất hiện loại và tảo III.3.3. Thành phần và chất lượng nước biển: Nước biển thường có độ mặn rất cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tuỳ theo vị trí địa lý như: khu cửa sông, gần hay xa bờ. Ngoài ra trong nước thường có nhiều chất lơ lửng, chủ yếu là các phiêu sinh động thực vật. III.4. Các thông số đánh giá chất lượng nước và tiêu chuẩn chất lượng nước: III.4.1. Các thông số đánh giá chất lượng nước: III.4.1.1. Các chỉ tiêu vật lý: a. Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nước và nhu cầu tiêu thụ. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Ví dụ: ở miền Bắc Việt Nam nhiệt độ nước thường giao động từ 13 – 34 0C. Trong khi đó nhiệt độ trong các nguồn nước mặt ở miền Nam tương đối ổn định 26 – 29 0C. Nước ngầm có nhiệt độ tương đối ổn định 17 – 27 0C. b. Hàm lượng cặn không tan (mg/l) Được xác định bằng cách lọc một đơn vị thể tích nước nguồn qua giấy lọc, rồi đem sấy ở 105 – 110 0C. Hàm lượng cặn nước ngầm thường < 30 – 50 mg/l Hàm lượng cặn nước sông lớn 20 – 5000 mg/l SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 16 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: KS. VŨ VĂN QUANG Hàm lượng cặn là một trong những chỉ tiêu cơ bản của phương pháp xử lý. c. Độ màu: Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt, mangan không hoà tan làm nước có màu đỏ. Các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn các loài thuỷ sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen. Đơn vị đo độ màu thường dùng là Platin – Coban. Nước thiên nhiên thường có độ màu thấp hơn 200 Pt-Co. Độ màu biểu kiến trong nước thường do các chất lơ lửng trong nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lọc. Trong khi đó muốn loại bỏ màu thực của nước (do các chất hoà tan tạo nên) phải dùng các biện pháp hoá lý kết hợp. d. Độ đục: Nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt. Khi trong nước có các hạt lạ như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật… Khả năng truyền ánh sáng giảm đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục thường là mg SiO2/l, NTU, FTU, trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương nhau. Nước mặt thường có độ đục 20 – 100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500 – 600 NTU. Nước cấp cho ăn uống thường có độ đục không vượt quá 5 NTU. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng là một đại lượng tương quan đến độ đục của nước. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước thấy được, gọi là độ trong, ở độ sâu đó người ta có thể đọc được hàng chữ tiêu chuẩn. Đối với nước sinh hoạt, độ đục phải lớn hơn 30cm e. Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hoá học, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân huỷ vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối. Nước sau khi tiệt trùng với các hợp chất Clo có thể bị nhiễm mùi Clo hay Clophenol. Tuỳ theo thành phần và các hàm lượng các muối khoáng hoà tan, nước có thể có các mùi mặn, ngọt, chát, đắng… SVTH: ĐẶNG QUỲNH DIỆU Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng