Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước củ...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước của huyện đức huệ, tỉnh long an

.PDF
116
669
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT Ở MỘT SỐ VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC CỦA HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT Ở MỘT SỐ VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC CỦA HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM VĂN NGỌT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc và lòng kính trọng nhất đến thầy hướng dẫn, TS Phạm Văn Ngọt giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học, từ lúc tôi mới bắt đầu thực hiện cho đến khi hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Sau Đại Học, Khoa Sinh trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Thầy cô phòng thí nghiệm Di truyền - Thực vật trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và thầy cô tổ bộ môn Sinh học Trường THPT Hậu Nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn anh, chị phòng Thống kê, phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đức Huệ và đặc biệt cảm ơn anh Nguyễn Thanh Bảo, cán bộ văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Đức Huệ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế cũng như trong việc thu thập các dữ liệu liên quan để tôi có thể hoàn thành tốt nhất luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI ................................................................................. I DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. II DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. III MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về đất ngập nước ............................................ 3 1.2. Những nghiên cứu trong nước về đất ngập nước ............................................. 4 1.3. Đặc điểm tự nhiên huyện Đức Huệ ................................................................... 6 1.3.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 6 1.3.2. Khí hậu........................................................................................................... 7 1.3.3. Hệ thống sông, rạch....................................................................................... 8 1.3.4. Độ mặn của nước ........................................................................................... 8 1.3.5. Tình hình lũ lụt............................................................................................... 8 Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 11 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu .......................................................................... 11 2.2. Khảo sát sơ bộ thực địa để chọn tuyến điều tra............................................... 11 2.3. Nghiên cứu thành phần loài............................................................................. 11 2.3.1. Thu mẫu theo tuyến và chụp hình ................................................................ 11 2.3.2. Phương pháp xử lý mẫu và làm tiêu bản ..................................................... 12 2.3.3. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật .............................................. 12 2.4. Khảo sát một số đặc điểm môi trường ........................................................... 12 2.5. Thời gian thực địa ........................................................................................... 13 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 14 3.1. Thành phần loài thực vật vùng nghiên cứu ..................................................... 14 3.1.1. Thành phần loài thực vật vùng nghiên cứu ................................................. 14 3.1.2. Mô tả một số loài thực vật vùng nghiên cứu ............................................... 21 3.2. Sự biến động các loài thực vật theo mùa......................................................... 48 3.3. Sự phân bố các loài thực vật theo thủy vực, độ pH......................................... 51 3.3.1. Ở các thủy vực ngập nước thường xuyên .................................................... 51 3.3.2. Thủy vực ngập nước theo mùa ..................................................................... 58 3.3.3. Sự phân bố các loài thực vật theo pH ......................................................... 62 3.4. Các loài ngoại lai xâm hại ............................................................................... 64 3.4.1. Mai dương - Mimosa pigra L. ..................................................................... 64 3.4.2. Lục bình – Eichhornia crassipes (Mart.) Solms .......................................... 67 3.5. Vai trò của thực vật vùng nghiên cứu ............................................................. 69 3.5.1. Đối với môi trường ...................................................................................... 69 3.5.2. Đối với con người ........................................................................................ 70 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 72 4.1. Kết luận ........................................................................................................... 72 4.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 74 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................i Phụ lục 1. Danh lục thực vật huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ...........................................i Phụ lục 2: Một số ảnh thực vật huyện Đức Huệ, tỉnh Long An .....................................xii Phụ lục 3. Tiêu bản khô một số thực vật huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ................ xxviii CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI ĐNN: Đất ngập nước ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long VCĐ: Vàm Cỏ Đông IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resource – Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế. NXB: Nhà xuất bản ĐHSP: Đại học Sư phạm THPT: Trung học phổ thông STT: Số thứ tự SL: Số lượng Tr: trang DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thành phần các họ, chi và loài trong các bộ được ghi nhận ở vùng nghiên cứu Bảng 3.2 Các họ thực vật có số lượng loài cao Bảng 3.3 Một số loài thực vật ưu thế của vùng nghiên cứu Bảng 3.4 Các loài thực vật có tên trong sách đỏ của huyện Đức Huệ Bảng 3.5 Thực vật nước lợ của vùng nghiên cứu Bảng 3.6 Biến động diện tích rừng Tràm ở Đức Huệ từ năm 2008 – 2011 Bảng 3.7 Độ mặn nước sông Vàm Cỏ Đông ở một số điểm đoạn chảy qua huyện Đức Huệ Bảng 3.8 Công dụng của thực vật vùng nghiên cứu DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An Hình 3.1. Dạng sống các loài thực vật vùng nghiên cứu Hình 3.2. Lúa trời Oryza rufipogon Griff.1851 Hình 3.3. Cà na Elaeocarpus hygrophilus Kurz 1877 Hình 3.4. Tràm Melaleuca cajuputi Powel. Hình 3.5. Xăng máu Horsfielddia irya Warbg. Hình 3.6. Cỏ đuôi lươn Philydrum lanuginosum Banks Sol. Ex Gaertn Hình 3.7. Cỏ bàng Lepironia articulata (Rerz.) Domin. Hình 3.8. Người dân thu hoạch Cỏ bàng ở ấp 2 xã Mỹ Thạnh Tây Hình 3.9. Sản phẩm được làm từ Bàng Hình 3.10. Lộc vừng - Barringtoria acutangula gaertn. subsp. spicata (Blume) Payens Hình 3.11. Năng ngọt - Eleocharic dulcis (Burm.f.) Hensch Hình 3.12. Dừa nước - Nypa fructicans Wurmb. Hình 3.13. Mây nước Flagellaria indica L. Hình 3.14. Sản phẩm được làm từ Mây nước Hình 3.15. Chóc gai Lasia spinosa (L.) Thw. Hình 3.16. Hoàng đầu ấn Xyris indica L. Hình 3.17. Rau mác Sagittaria sarittaefolia L. Hình 3.18. Bobo Coix aquatica Roxb.. Nga. Hình 3.19. Thực vật kết thành bè nổi trên sông Hình 3.20. Sinh cảnh mùa nước lũ Hình 3.21. Sinh cảnh khi nước lũ rút dần khỏi đồng Hình 3.22. Đồng cỏ Đưng Hình 3.23. Lung sen; Lung súng Hình 3.24. Đồng cỏ Năng ở xã Mỹ Quý Đông Hình 3.25. Một gốc rừng tràm Hình 3.26. Kênh mới đào với hệ thực vật kém đa dạng Hình 3.27. Lòng sông bị che phủ bởi các loài thực vật hoang dại Hình 3.28. Một số sinh cảnh ven sông Vàm Cỏ Đông Hình 3.29. Đồng cỏ Đưng ở xã Mỹ Thạnh Tây Hình 3.30. Đồng Cỏ ống ở xã Bình Hòa Hưng Hình 3.31. Đồng cỏ Bàng ở xã Mỹ Thạnh Tây Hình 3.32. Ruộng lúa Hình 3.33. Đồng ruộng bị bỏ hoang với sự phát triển của các loài cỏ dại Hình 3.34. Cánh đồng Hoàng đầu ấn ở xã Mỹ Bình Hình 3.35. Mai dương Mimosa pigra L. Hình 3.36. Lục bình Eichhornia crassipes (Mart.) Solms Hình 3.37. Sản phẩm được làm từ Lục bình Hình 3.38. Choại và Chuối nước được bán ở chợ làm rau Hình 3.39. Xanh được trồng làm cảnh trước Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Bình Hình 3.40. Hàng cây lộc vừng trước công viên TP.Tân An (Long An) MỞ ĐẦU 1. Đặt vần đề Việt Nam có 3260 km bờ biển, 2360 con sông có chiều dài từ 1 km trở lên và 26 phân lưu của các con sông lớn, lớn nhất là vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, hàng ngàn hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo với hơn 4 triệu ha đất trồng lúa,… đã tạo nên các hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN) phong phú và đa dạng trong cả nước. Các hệ sinh thái ĐNN cung cấp cho xã hội nhiều loại sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủy sản có giá trị kinh tế cao, cung cấp lương thực, thực phẩm, nước cho nông nghiệp,… Đồng thời cũng là nơi sống, nơi cung cấp thức ăn cho nhiều loại động vật hoang dã và là nơi có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao, trong đó có rất nhiều loài được xếp vào sách đỏ, cần được bảo vệ. Mặc dù có vai trò to lớn về nhiều mặt nhưng ĐNN rất nhạy cảm với các hoạt động của con người và tác động của thiên nhiên. Những năm gần đây, diện tích ĐNN bị suy giảm do một phần bị chuyển thành đất canh tác, chặt phá đất mặn ven biển để nuôi tôm. Nhiều vùng ĐNN đang chịu áp lực bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp và đô thị hoá dẫn đến những tổn thất đáng kể về đa dạng sinh học. Những sự chuyển đổi không có quy hoạch này sẽ dẫn đến việc các vùng còn lại bị chia cắt, cản trở việc di chuyển của các loài giữa các vùng. Bên cạnh đó, người dân cũng chưa có một nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ĐNN, chưa có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này làm giảm nhanh sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Huyện Đức Huệ nằm ở phía bắc tỉnh Long An với diện tích tự nhiên 43092 ha, là vùng thượng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long có đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua dài trên 32,8km hình thành nhiều vùng đất ngập nước. Nhiều vùng đất trước đây là những cánh đồng cỏ năng, cỏ bàng,… rộng lớn nhưng hiện nay do người dân khai phá lấy đất sản xuất nông nghiệp, làm nhà ở nên diện tích đất ngập nước còn lại không nhiều, nhỏ lẻ. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” để xác định rõ hơn về hiện trạng thực vật ở đây từ đó đề xuất kế hoạch bảo tồn và sử dụng hợp lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Cung cấp một số dẫn liệu về thực vật ở một số vùng ĐNN của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. - Xây dựng bộ sưu tập thực vật (hình chụp, tiêu bản khô) phục vụ cho việc giảng dạy ở trường THPT Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 3. Nội dung nghiên cứu - Thu mẫu, chụp hình, làm tiêu bản khô thành phần loài thực vật ở một số vùng ĐNN. - Khảo sát một số nhân tố môi trường (độ ngập nước, nước chảy hay nước đứng, pH nước) ảnh hưởng đến sự phân bố các loài theo thủy vực (sông, rạch, ao, ruộng lúa,…) - Công dụng của một số loài thực vật ở vùng nghiên cứu. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu các loài thực vật bậc cao ở một số vùng ĐNN thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Thực hiện tiêu bản khô một số loài thường gặp, có ý nghĩa khoa học. 5. Ý nghĩa đề tài Góp phần xác định thành phần các loài thực vật có ở vùng ĐNN của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Xây dựng bộ mẫu thực vật cho nhà trường PTTH, qua đó giáo dục học sinh về tầm quan trọng của hệ sinh thái ĐNN và ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về đất ngập nước Vấn đề ĐNN đã được đề cập trên thế giới từ khoảng đầu thế kỷ XX. Các nước Thụy Điển, Canada, Mỹ, Hà Lan đã có lịch sử nghiên cứu về ĐNN khoảng gần 1 thế kỷ nay. [19] Do nhận thức được những giá trị vô cùng to lớn đó nên vào những năm 70 của thế kỷ XX, ĐNN đã trở thành vấn đề toàn cầu, được các tổ chức quốc tế quan tâm và mở rộng các hoạt động có liên quan. Đặc biệt, 02/02/1971 tại thành phố Ramsar của nước cộng hòa Iran, các quốc gia trên thế giới đã tham gia ký công ước quốc tế về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, gọi tắt là Công ước Ramsar. Từ đây, một loạt các công trình nghiên cứu về ĐNN được tiến hành. [19] Năm 1972, quân đoàn các kỹ sư quân đội Mỹ nghiên cứu và đưa ra cách hữu hiệu nhất để điều tiết ngập lụt ở thung lũng sông Charles thuộc Masachusetts là bảo vệ sự tồn tại của các vùng ĐNN hai bên bờ sông, nơi có khả năng điều hoà nước ngập lụt một cách tự nhiên. [16] Năm 1982, Prance and Schaller, nghiên cứu ĐNN ở Brasil, nhận thấy vùng Pantanal có diện tích trên 10 triệu ha với số lượng lớn cá sấu Mỹ, báo đốm Mỹ và nhiều loài quý hiếm khác, đồng thời đây cũng là một thảm thực vật độc đáo ở Mỹ Latinh. [16] Hội nghị điều phối phát triển châu Phi (SADCC) đã soạn thảo chương trình bảo vệ và quản lý ĐNN ở Nam Phi. Ở Đông Nam Á, Ủy ban sông Mê Kông có chương trình nghiên cứu bảo vệ lưu vực sông Mê Kông. Hoa Kỳ đã sớm có Bộ luật về nước sạch và hiện nay là luật đổi mới, một phần của Bộ luật về an ninh lương thực, ban hành năm 1985, ngăn cấm trợ cấp tiền cho việc tháo cạn các vùng ĐNN. [9] Năm 1997, tổ chức “US Fish and Wildlife Service” của Mỹ đã công bố danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch hiện diện ở các vùng đất ngập nước ở Mỹ. “US Fish and Wildlife Service” còn công bố hiện trạng đất ngập nước ở Mỹ (Conterminous United States) năm 2009. Theo nghiên cứu này cho thấy vào năm 2009 ở Mỹ có 44,6 triệu ha đất ngập nước, trong đó có 42,2 triệu ha là vùng đất ngập nước ngọt. Từ năm 2004 đến 2009, diện tích đất ngập nước ngọt đã mất đi trung bình mỗi năm 5.590 ha. [30],[32] Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, 2006, đã xuất bản tài liệu về các loài ngoại lai xâm hại ở vùng đất ngập nước ở khu vực sông Mê Kông gồm các nước: Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tài liệu cho biết ở Việt Nam có 4 loài thực vật ngoại lai xâm hại là: Lục bình (Eichhornia crassipes), Mai dương (Mimosa pigra), Cỏ ống (Panicum repens) và Bèo cái (Pistia stratiotes). [4] Công trình nghiên cứu của Chaiya Udomsri1 và cộng sự ở vùng ĐNN Bung Khong Long, tỉnh Nongkhai – điểm Ramsar của Thai Lan (2004) có 75 loài thực vật bậc cao, riêng Dương xỉ có 7 loài. Loài chiếm ưu thế là Utricularia aurea với chỉ số giá trị quan trọng (IVI) là 84,66, kế đến là loài Hydrilla verticillata có IVI 54,30. [27] 1.2. Những nghiên cứu trong nước về đất ngập nước Năm 1989, Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước Ramsar và trở thành quốc gia thứ 50 trên thế giới và quốc gia đầu tiên của khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước Ramsar. Khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam được công nhận là vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Hơn 20 năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động nghiên cứu, kiểm kê, xây dựng các công cụ và kỹ thuật khác nhau để bảo tồn, sử dụng, quản lý ĐNN theo tinh thần của Công ước Ramsar. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các vùng ĐNN, đặc biệt là Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) đã có nhiều công bố về ĐNN kể cả kiểm kê ĐNN cũng đã được công bố. Trung tâm đã có một số nghiên cứu về sử dụng khôn khéo ĐNN ở vùng cửa sông Hồng. Tiếp theo, ĐNN cũng được đề cập tới trong Kế hoạch Hành động và Phát triển Bền vững của Việt Nam và năm 1997 Cục Môi trường đã cho dự thảo chiến lược Sử dụng và Bảo vệ ĐNN quốc gia. [4] Ngày 23/09/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN. [9] The Conservation of key wetland sites in the Mekong (Buckton et al.2000), đây là chương trình xác định các vùng ĐNN quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do tổ chức Birdlife Việt Nam và Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật thực hiện từ đầu năm 1999. Có 29 vùng ĐNN đã được xác định và tiến hành nghiên cứu. [29] Phan Liêu và các cộng sự (2003) đã tiến hành đề tài nghiên cứu xây dựng bảng phân loại ĐNN và bản đồ ĐNN tỉnh Long An tỷ lệ 1: 50.000. Tác giả đã sử dụng các yếu tố: địa mạo, thủy văn, thực vật, hiện trạng sử dụng đất, độ mặn và độ pH của nước, đất để phân loại và mô tả ĐNN. [5] Năm 2005, Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam tiến hành “Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chí, bảng phân loại về ĐNN, xây dựng bản đồ ĐNN toàn lãnh thổ và từng vùng sinh thái ở các tỷ lệ khác nhau. Đẩy mạnh nghiên cứu ĐNN, trong đó có nghiên cứu và dự báo các xu thế biến động ĐNN Việt Nam từ năm 1989”. [4] Năm 1992, Phạm Hoàng Hộ và cộng sự thực hiện “Chuyên khảo về Đồng Tháp Mười tài nguyên thực vật” đã kiểm kê được 592 loài thực vật sống trong môi trường nước phèn, lợ và nước ngọt. [17] Báo cáo tổng kết đề tài “Khảo sát mối tương quan giữa thành phần thủy sinh vật và điều kiện lý hóa tính của môi trường nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” do Trần Triết chủ nhiệm đề tài và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Tháp chủ trì (2002) đã cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần loài và mức độ phong phú của các nhóm thủy sinh vật sống trong các môi trường nước khác nhau của vườn quốc gia Tràm Chim và tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật này với các đặc điểm thủy lý, thủy hóa cơ bản của môi trường nước. Kết quả khảo sát đã ghi nhận được tổng cộng có 349 taxa phiêu sinh thực vật, 150 taxa khuê tảo bám, 71 taxa thực vật bậc cao, 96 taxa phiêu sinh động vât, 29 loài động vật đáy, 24 taxa côn trùng thủy sinh ở các thủy vực khác nhau của Vườn quốc gia Tràm Chim. [22] Lê Phát Qưới (2006) đã nghiên cứu khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An cho biết tại đây có 152 loài thực vật thuộc 60 họ, trong đó có 101 loài cây thảo, 26 loài cây gỗ, 15 loài cây bụi, 8 loài dây leo và 2 loài ký sinh. [11] Đặng Văn Sơn và cộng sự (2009) khảo sát đa dạng thực vật ở hệ sinh thái đất ngập nước huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận được 135 loài thực vật thuộc 57 họ. Các tác giả ghi nhận 15 kiểu quần xã có ở đây và một số loài ưu thế như: Tràm gió (Melaleuca cajuputi), Nghễ (Polygonum tomentosum), Dừa nước (Nypa fruticans), Năng ngọt (Eleocharis dulcis), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Mái dầm (Cryptocoryne ciliata). [8] Nguyễn Lân Hùng Sơn (2011) và cộng sự đã nghiên cứu vùng đất ngập nước Vân Long cho biết nhóm thực vật thường gặp trong vùng đất ngập nước là Rong đuôi chó (Myriophyllum spicatum), Trang (Hydrocera triflora), Rong li vàng (Utricularia aurea), Mộc thông (Iodes cirrhosa),…[13] Nghiên cứu về thực vật ngoại lai xâm hại có Trần Triết và cộng sự cho biết cây Mai dương (Mimosa pigra) xuất hiện vào những năm 1980 ở Tràm Chim. Chỉ sau 3 tháng, một cây con có thể phát triển cao tới 6m, đường kính 1 - 2m. Cây Mai dương phát triển nhanh chóng, số lượng tăng gấp đôi sau 1 năm. Điều tai hại là, loài cây này có đặc tính chỉ mọc một mình và lấn át, không cho những loài thực vật khác cùng chung sống với mình. Ở VQG Tràm Chim, sự xâm lấn của Mai dương còn đe dọa sự sinh tồn của loài Cỏ năng (Eleocharis dulcis), vốn là thức ăn của loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone). Đến tháng 5 năm 2000, diện tích bị xâm lấn lên đến 490 ha, và tăng đến 1.846 ha vào tháng 5 năm 2002. [34] 1.3. Đặc điểm tự nhiên huyện Đức Huệ 1.3.1. Vị trí địa lý Huyện Đức Huệ nằm ở phía bắc tỉnh Long An với diện tích tự nhiên 43.092 ha, chia thành 11 đơn vị hành chính (10 xã và 1 thị trấn). Ranh giới hành chính huyện Đức Huệ tiếp giáp với 4 huyện của tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Cụ thể:  Phía Bắc: giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh.  Phía Nam: giáp huyện Thạnh Hóa, Thủ Thừa và Bến Lức – tỉnh Long An  Phía Đông: giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An  Phía Tây: giáp Campuchia với đường biên giới dài 25,72 km. Kiến tạo địa chất trầm tích ở Đức Huệ là nơi chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ với vùng thượng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc trưng rõ nét là địa hình giồng đất xám xen kẽ các lòng sông cổ do quá trình bồi lắng chưa hoàn chỉnh tạo nên bồn trũng và “lung phèn”. [23] 1.3.2. Khí hậu Đức Huệ nói riêng, tỉnh Long An và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Các trị số khí hậu đặc trưng như sau: - Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 27,20C - Giàu nắng: 2.664 giờ/năm (trong năm có đến 8 tháng có số giờ nắng ≥ 200 giờ/tháng). Hai yếu tố nhiệt độ và ánh sáng ở Đức Huệ được xếp vào loại cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là ưu thế khi trồng cây nhiệt đới ưa sáng sẽ có chỉ số quang hợp cao nếu đủ các điều kiện nước, dưỡng chất,… Điểm hạn chế của khí hậu là do lượng mưa và phân bố mưa không đều trong năm. Lượng mưa trung bình: 1.970 mm/năm (lượng mưa phân bố từ tháng 12/04 chỉ có 185 mm, chiếm 9,4% lượng mưa cả năm). Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 (318 mm/tháng) và tháng 10 (353 mm/tháng). Thời gian bắt đầu mùa mưa thật sự là khoảng 16/04 và kết thúc mùa mưa thật sự là khoảng 24/10, tổng số ngày trong mùa mưa thật sự là 164 ngày và số ngày trong mùa khô thật sự là 139 ngày. Sự phân bố trái ngược giữa lượng mưa và lượng bốc hơi ở hai mùa đã tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về nước. [23] 1.3.3. Hệ thống sông, rạch Huyện Đức Huệ có các hệ thống sông và kênh rạch: - Sông Vàm Cỏ Đông: đoạn chảy qua huyện Đức Huệ dài trên 32,8km, rộng bình quân từ 102 - 200m, độ sâu từ 9 - 17m. - Kênh Trà Cú – Bình Thành: dài 25km, rộng 25m. - Kênh Mỹ Thạnh Tây: từ bến phà Đức Huệ đến sát biên giới Campuchia, dài 16km, rộng 12m. - Kênh Bo Bo: đoạn chảy qua huyện Đức Huệ dài 5km, sâu 4m. - Kênh Ma Reng - Rạch gốc: dài 10km, rộng 8m. Sông, rạch huyện Đức Huệ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển đông, thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, có hai đỉnh và hai chân triều song biến động không đều theo tháng. Đỉnh triều lớn nhất vào tháng 12, nhỏ nhất vào tháng 4, tháng 5; biên độ triều trung bình mùa kiệt 0,75 - 0,85m, mùa lũ 0,45 - 0,60m. [23] 1.3.4. Độ mặn của nước Trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1977 mặn 4g/l vào sâu nhất đến Gò Dầu Hạ, Tây Ninh. Trước năm 1986 mặn 4g/l lên đến Hiệp Hòa. Những năm 1990 – 1992 trở về sau, nhờ có hồ Dầu Tiếng xả nước qua kênh Tây xuống rạch Bến Đá đổ vào sông Vàm Cỏ Đông và nước hồi quy nên mặn 4g/l đã lùi xuống Xuân Khánh, phần sông Vàm Cỏ Đông thuộc Đức Huệ đã được ngọt hóa quanh năm. [23] 1.3.5. Tình hình lũ lụt Lũ lụt ở Đức Huệ do ảnh hưởng của hai nguồn sinh lũ: lũ từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông và lũ từ sông Mê Kông chuyển qua sông Vàm Cỏ Đông gây ra; song lưu lượng lũ chuyển đến huyện Đức Huệ không lớn (khoảng 500 - 800 m3/s) nên lũ đến chậm hơn và tương đối “hiền hòa” hơn so với các huyện phía Tây Bắc như Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa,… Tình hình lũ đến muộn (tháng 9, 10) và độ sâu ngập phụ thuộc vào cao trình đất tại chỗ, nơi ngập sâu nhất là các xã phía nam như Bình Hòa Hưng, Bình Thành, Bình Hòa Nam; thời gian ngập cũng biến động theo xu thế lũ sớm và nước rút chậm hơn. . Mức bình quân theo năm như sau: • Độ sâu ngập: - Không ngập: 10.361,15 ha, chiếm 27,28% diện tích đất điều tra. -Ngập từ 30 cm đến < 60 cm: 10.159,68 ha, chiếm 26,75% diện tích đất điều tra. - Ngập > 60 cm: 17.465,05 ha, chiếm 45,98% diện tích đất điều tra. • Thời gian ngập : Thời gian ngập dao động từ 45 – 60 ngày. Thời gian ngập sớm nhất từ ngày 01/10 và kết thúc muộn nhất ngày 30/11. Thời gian ngập trung bình chia ra như sau: - Không ngập: 10.361,15 ha, chiếm 27,28%. - Thời gian ngập < 1,5 tháng: 11.216,85 ha, chiếm 29,52%. - Thời gian ngập > 1,5 tháng: 16.407,88 ha, chiếm 43,20%. [23] Hình 1.1 Bản đồ huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (tỉ lệ 1:100.000) (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đức Huệ) : Nơi thu mẫu Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập các tài liệu có liên quan về ĐNN và tìm hiểu về các loài thực vật đặc trưng cho vùng ĐNN. Các tài liệu về phân loại thực vật để có thể tự phân loại các loài thực vật điều tra nghiên cứu ở vùng ĐNN. Các tài liệu về công dụng của các loài thực vật,…Từ đó tập hợp, phân tích, kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát đánh giá nhanh, các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu. Nghiên cứu bản đồ tự nhiên của huyện Đức Huệ để định hướng cho các tuyến điều tra. 2.2. Khảo sát sơ bộ thực địa để chọn tuyến điều tra Khảo sát sơ bộ ngoài thực địa để chọn tuyến điều tra. Chúng tôi chọn các tuyến điều tra sau (hình 1.1) để nghiên cứu về đa dạng loài thực vật ở các vùng ĐNN của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An: - Theo hướng bắc – nam: khảo sát 2 tuyến - Theo hướng đông - tây: khảo sát 3 tuyến dọc theo các kênh 2.3. Nghiên cứu thành phần loài 2.3.1. Thu mẫu theo tuyến và chụp hình - Thu mẫu và làm tiêu bản khô một số loài cây xanh và cây cảnh: Dùng kéo cắt cây cắt một cành dài 30 cm: Đối với cây gỗ, cây bụi: có hoa, quả. Đối với cây leo: chọn 1 đoạn thân cuốn có hoa, quả. Đối với cây thân cỏ: lấy cả cây có rễ và hoa; cây dài thì gập lại hình chữ z. Đối với dương xỉ lá lớn thì lấy lá có túi bào tử. Trong quá trình thu mẫu chúng tôi ghi chép những đặc điểm hình thái của cây, cũng như môi trường sống như: loại thủy vực, độ ngập nước,… Trong qua trình khảo sát, thu mẫu dùng máy ảnh chụp lại các sinh cảnh thực vật, các mẫu thực vật có ở vùng nghiên cứu. [12], [14]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan