Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu thành phần loài sâu mọt hại nông sản và thiên địch của chúng trong kh...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần loài sâu mọt hại nông sản và thiên địch của chúng trong kho tại tỉnh bến tre

.PDF
59
349
128

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VŨ TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI SÂU MỌT HẠI NÔNG SẢN VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRONG KHO TẠI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60420103 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Xuân Lam ThS. Nguyễn Thị Oanh Hà Nội, tháng 12/2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Trung Kiên 1 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS. Trương Xuân Lam và ThS. Nguyễn Thị Oanh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian quý báu giúp đỡ tôi hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đề tài cấp bộ: “ Nghiên cứu đặc điểm sinh học và hiệu quả kiểm soát một số sâu mọt bộ Cánh cứng (Coleoptera) gây hại ngũ cốc trong kho ở Đồng bằng sông Cửu Long của ong Anisopteromalus calandrae (Howard)” - mã số đề tài là: B.2016.SPD.01 do ThS. Nguyễn Thị Oanh(Trường ĐH Đồng Tháp) làm chủ nhiệm. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ về cơ sở vật chất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này. Tác giả luận văn Vũ Trung Kiên 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2 MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 5 DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 6 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................ 6 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 CHƯƠNG I .................................................................................................... 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 11 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................. 11 1.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước..................................... 13 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 13 1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam. .......................................................... 21 CHƯƠNG 2.................................................................................................... 28 VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 28 2.1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu....................................................... 28 2.2. Phương pháp chung để thực hiện ...................................................... 28 2.2.1. Mô tả phương pháp ................................................................................ 28 2.2.2. Xử lý và bảo quản mẫu vật .................................................................... 31 2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu vật ............................................................ 31 2.2.4. Phương pháp định loại sâu mọt ............................................................. 31 CHƯƠNG 3.................................................................................................... 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 32 3.1. Nghiên cứu thành phần sâu mọt hại nông sản và ký sinh của chúngtrong kho đựng nông sản ở tỉnh Bến Tre ...................................... 32 3.1.1. Thành phần loài sâu mọt hại nông sản trong kho ở tỉnh Bến Tre ....... 32 3 3.1.2. Mức độ phổ biến của các loài sâu mọt hại kho trong từng loại nông sản trong kho ..................................................................................................... 34 3.1.3.Thành phần thiên địch của sâu mọt hại nông sản (ngô, đậu) trong kho tỉnh Bến Tre ...................................................................................................... 37 3.2. Đặc điểm gây hại của 2 loài mọt hại phổ biến trong kho đựng nông sản ở tỉnh Bến Tre ...................................................................................... 39 3.2.1. Đặc điểm gây hại của loài Callosobruchus maculatus trên hạt đậu trắng ................................................................................................................... 39 3.2.2. Đặc điểm gây hại của loài mọt ngô Sitophilus zeamais trên hạt ngô . 43 3.3. Thí nghiệm phòng trừ mọt ngô (S. zeamais) bằng thuốc xông hơi Quick phos 56%. ........................................................................................ 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 50 ............................................................................ 51 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................... 56 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần sâu mọt hại nông sản trong kho tại tỉnh Bến Tre........ 32 Bảng 3.2. Mức độ phổ biến của các loài sâu mọt trong từng loại nông sản trong kho tại tỉnh Bến Tre ............................................................................... 35 Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến các loài côn trùng ký sinh và bắt mồi trong từng loại nông sản trong kho tại tỉnh Bến Tre................................ 38 Bảng 3.4.Tỷ lệ hao hụt về khối lượng hạt đậu trắng sau khi thả mọt đậu đỏ (C. maculatus) ....................................................................................................... 40 Bảng 3.5. Tỷ lệ hao hụt về khối lượng hạt ngô sau khi thả mọt ngô .............. 44 Bảng 3.6: Thử nghiệm phòng trừ mọt ngô (S. zeamais) bằng thuốc xông hơi Quick phos 56% .............................................................................................. 48 5 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Một số loài mọt ghi nhận trong quá trình điều tra .......................... 36 Hình 3.2. Một số loài mọt ghi nhận trong quá trình điều tra .......................... 37 Hình 3.3. Một số loài thiên địch của sâu mọt trong quá trình điều tra ........... 39 Hình 3.4. Một số hình ảnh thí nghiệm thả mọt đậu C. maculatus .................. 41 Hình 3.5. Tỷ lệ hao hụt về khối lượng hạt đậu trắng sau khi thả mọt đậu đỏ (C. maculatus) ................................................................................................. 42 Hình 3.6. Một số hình ảnh thí nghiệm thả mọt ngô S. zeamais ...................... 44 Hình 3.7. Tỷ lệ hao hụt về khối lượng hạt ngô sau khi thả mọt ngô (S.zeamais) ...................................................................................................... 45 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sâu mọt hại kho không những trực tiếp làm thiệt hại về số lượng nông sản, chúng còn làm giảm chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu, màu sắc không bình thường qua quá trình trao đổi chất của sâu hại và nấm mốc, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển, làm mất nhiều chi phí khi giải quyết hậu quả, làm mất uy tín khi buôn bán. Mặt khác sâu mọt còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng hay động vật khi sử dụng nông sản. Đối với hạt nông sản để làm giống việc phôi và nội nhũ bị côn trùng ăn hại sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và sức sống của cây con sau khi gieo trồng, kéo theo những tổn thất và chi phí khi gia tăng cho sản xuất. Do tác hại lớn như vậy nên điều cần thiết đặt ra cho những người làm công tác bảo quản là phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và hạn chế sự phá hại của sâu mọt gây ra một cách có hiệu quả nhất. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng sinh thái - kinh tế nông nghiệp, với khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm; mỗi năm có hai mùa chính là mùa mưa và mùa nắng. Điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi đã tạo nên đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây lương thực có hạt lớn nhất Việt Nam, với diện tích 4.378,2 nghìn ha, chiếm 48,25% so với cả nước là 9.073,0 nghìn ha (Tổng cục Thống kê, 2013). Vùng đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng cây lương thực có hạt đạt 25.219,1 nghìn tấn, chiếm 51,19% so với cả nước là 49.270,9 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2013). Sản lượng lương thực xuất khẩu của vùng chiếm từ 90~95% so với cả nước (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2012). Thiệt hại trên các loại hạt trong kho do sâu hại và các đối tượng khác ở các nước đang phát triển vào khoảng trên 30% (Throne & Eubanks, 2002) [45]. Tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo của Việt Nam được liệt vào loại nhất Châu Á, dao động trong khoảng 15 - 20%/nămvà làm giảm 10 - 30% giá trị hay thu nhập cho người sản xuất, trong đó có khâu bảo quản nông sản [1]. Riêng 7 đồng bằng sông Cửu Long với mức thiệt hại 12 - 15%, toàn vùng mất từ 2,4 3,15 triệu tấn lúa/năm, tương đương 9.120 - 1.260 tỷ đồng bao gồm khâu bảo quản [1]. Hiện nay, tác hại của sâu mọt trong kho là rất lớn, chỉ tính riêng một loại mọt gạo (Sitophilus oryzae Linné) nó đã phân bố khắp hầu hết ở các nước trên thế giới, gây hại chủ yếu trong các kho chứa thóc, gạo và ngô (Bùi Công Hiển, 1995) [8]. Vì vậy, công tác bảo quản nông sản trong kho thật sự cần thiết. Mức tổn thất nông sản lưu trữ trong kho hàng năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tổn thất đến 18% (Tổng cục Lương thực Việt Nam, 2000); tổn thất do côn trùng gây ra cho ngũ cốc bảo quản trong kho là 10% (Lê Doãn Diên, 1995); thóc bảo quản hàng năm hao hụt khoảng 4 – 8 %, một trong những nguyên nhân gây nên sự hao hụt này là sâu mọt hại nông sản trong kho ( dẫn theo Nguyễn Quang Hiếu và cs., 2000)[10]. Một số loài mọt (Tribolium castaneum (Herbst), Sitophilus zeamais (Motschulsky),Rhyzopertha dominica (Fab.)…) không những làm thiệt hại về số lượng nông sản, làm giảm chất lượng, giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu, màu sắc không bình thường mà còn là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và các loài động vật sử dụng nông sản.Do tác hại lớn như vậy nên điều cần thiết đặt ra cho người làm công tác bảo quản là phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và hạn chế sự phá hoại của sâu mọt gây ra một cách có hiệu quả nhất. Một trong những biện pháp được quan tâm nghiên cứu úng dụng là biện pháp sinh học, như sử dụng các loài côn trùng ký sinh (loài ong ký sinh Anisopteromalus calandrae) trong kiểm soát sinh học sâu mọt hại nông sản trong kho ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Bến Tre. Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều kho bảo quản của hộ nông dân, hộ kinh doanh và nhiều kho dự trữ các loại nông sản như lúa, gạo, ngô, đậu. Trong đó loài sâu mọt cánh cứng gây hại phổ biến được ghi nhận như Tribolium castaneum (Herbst), Sitophilus zeamais (Motschulsky),Rhyzopertha dominica (Fab.), Callosobruchus maculatus (F.), Lasioderma serricorne (Fabricius),… Nghiên cứu biện pháp 8 kiểm soát sâu mọt để bảo quản được nguồn lượng hạt ngũ cốc là vấn đề cấp thiết, giảm thiểu tổn thất do các loài sâu mọt gây ra và an toàn ngũ cốc bảo quản. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, để góp phần điều tra thành phần loài sâu mọt và thiên địch của chúng phục vụ công tác bảo quản nông sản trong kho, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứuthành phần loài sâu mọt hại nông sản và thiên địch của chúng trong kho tại tỉnh Bến Tre”. 2. Mục tiêu của đề tài ọt hại nông sản và thiên địch của Nghiên cứu chúng trong kho bảo quản ngô và đậutạitỉnh Bến Tre.Bước đầu đánh giá khả năng gây hại nông sản của một số loài sâu mọt chủ yếu hại ngô và đậu bảo quảnvà thử nghiệm biện pháp phòng trừ sinh sâu mọt hại kho ở tỉnh Bến Tre. 3. Nội dung của đề tài 1) Nghiên cứu thành phần sâu mọt hại nông sản và thiên địch của chúng trong kho ở tỉnh Bến Tre. 2) Xác định đặc điểm gây hại của hai loài mọt hại phổ biến của loài mọt đậu đỏCallosobruchus maculatus trên hạt đậu trắng và loài một ngô Sitophilus zeamais trên hạt ngô ở trong kho tỉnh Bến Tre. 3) Thử nghiệm biện pháp phòng trừ ít độc sâu mọt hại kho ở tỉnh Bến Tre. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học *) Bổ sung loài ong Anisopteromalus calandrae (Howard) cho danh lục thành phần loài ong ký sinh sâu mọt cánh cứng gây hại ngô, đậu trong kho bảo quản ở Việt Nam. *) Xác định đặc điểm gây hại của mọt đậu đỏCallosobruchus maculatus trên hạt đậu trắng và loài mọt ngô Sitophilus zeamais trên hạt ngô và thử nghiệm biện pháp phòng trừ ít độc phòng trừ sâu mọt hại ngôở trong kho tỉnh Bến Tre. 9 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Dẫn liệu kết quả nghiên cứu của đề tài đặt cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng trừ sâu mọt hại kho và lợi dụng tập đoàn ký sinh, bắt mồi để kiểm soát các loài sâu mọt cánh cứng gây hại nông sản trong kho tại Bến Tre. 10 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Hàng hóa dự trữ trong kho được quan tâm trước hết là các sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp sau một vụ thu hoạch, được cất trữ lại hoặc là các sản phẩm được chế biến từ chúng rồi được dự trữ để sử dụng vào các nhu cầu của xã hội như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng hay chữa bệnh. Hàng hóa dự trữ cũng là các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp như hàng dệt, hàng da, mây tre, sản phẩm giấy hay thuốc lá. Ngoài ra, còn phải kể đến việc dự trữ hạt giống cho các vụ tiếp theo. Đặc điểm chung của hàng dự trữ là việc cất giữ trong kho theo những khoảng thời gian nhất định. Những nguyên nhân gây ra tổn thất trong quá trình bảo vệ kho, hàng hóa có rất nhiều, tập trung lại có thể chia thành ba nhóm: (i) Nhóm yếu tố con người gây ra trong quá trình sử dụng, vận chuyển, trong quá trình tổ chức bảo quản và áp dụng khoa học kỹ thuật; (ii) Nhóm yếu tố phi sinh vật, bao gồm các tác nhân gây hại của thời tiết, khí hậu (mưa, bão, lũ lụt). Đặc biệt, nước ta thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, các yếu tố này vừa tác động trực tiếp làm hư hỏng kho, hàng hóa và phương tiện bảo quản, lại vừa tạo thuận lợi cho các sinh vật gây hại phát triển. Thêm vào đó là các yếu tố bụi, rác, khí độc, hỏa hoạn; (iii) Nhóm yếu tố sinh vật, thuộc nhóm này là tất cả những sinh vật có mặt gây hại lương thực và thực phẩm trong kho. Chúng sử dụng vật chất ở trong kho làm thức ăn, làm nơi cư trú để phát triển.Các sinh vật hại thường được quan tâm là côn trùng, mò mạt, nấm mốc, chim, chuột. Trong nhóm các yếu tố sinh vật gây hại kho tàng và hàng hóa trong kho, côn trùng là đối tượng phá hại rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Trái ngược với côn trùng gây hại sức khỏe cho con người, động vật nuôi và gây hại cho cây trồng thường tấn công vào các cơ thể sống, thì những côn trùng gây hại trong kho chỉ gây hại cho các vật không sống hoặc chỉ có hoạt động 11 sống hạn chế như hạt giống. Chính vì thế, chúng đã có những thích nghi kỳ lạ, đặc biệt là có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện thức ăn rất khô. Một số côn trùng có khả năng sống trong điều kiện hàm lượng nước của thức ăn trên 8% (Watters, 1959) (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [8]. Thông thường, một loài có thể phá hại nhiều loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ, mọt cứng đốt Trogoderma granarium Everst có thể tồn tại và phát triển trên nhiều chủng loại hàng hóa từ ngũ cốc đến các sản phẩm bằng da hoặc mọt gạo Sitophilus oryzae L. phá hại chủ yếu các hạt ngũ cốc nhưng cũng tồn tại ở sản phẩm bột hay lương thực phổ biến. Tính chất đa thực là đặc điểm tương đối phổ biến ở côn trùng hại kho. Tuy nhiên cũng tồn tại một số loài hẹp thực hay đơn thực. Có những loài côn trùng hại kho, trong suốt đời sống của mình chỉ gắn với môi trường gần người như mọt thóc Sitophilus granarius L., nhậy sách, gián, một số loài thuộc họ Anobiidae và họ Cerambycidae, nhưng đa số lại thường có thời gian phát triển ngoài tự nhiên, thường vào giai đoạn mùa màng sắp thu hoạch như mọt ngô Sitophilus zeamais Motsch., mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L.. Hiện tượng này là phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đây cũng là nguyên nhân chính cho việc xâm nhiễm của công trùng hại kho từ bên ngoài vào khối hàng bảo quản. Sự mất mát do côn trùng hại kho trước hết là sự “tổn thất trọng lượng”. Khái niệm này được định nghĩa là việc mất đi một trọng lượng nào đó của hàng hóa trong thời gian bảo quản, tức là sự chênh lệch về trọng lượng của hàng hóa trước khi bắt đầu đưa vào sau hoạt động bảo quản (khi xuất để sử dụng, chấm dứt giai đoạn bảo quản của loại hình hàng hóa đó). Trong thực tế, nhiều khi sự mất mát trọng lượng được bù lại bằng việc tăng thêm thủy phần (hàm lượng nước tự do có trong sản phẩm) hoặc bị trộn thêm các tạp chất như bụi, rác, cát, sỏi...Mọi hao hụt về trọng lượng thường dẫn đến sự mất mát về phẩm chất hàng hóa. Tuy nhiên, việc hao hụt trọng lượng không phải là thước đo để đánh giá độ trầm trọng của tổn thất về chất lượng. Việc xuất hiện xác 12 côn trùng, lông chuột, các bụi bẩn khác, các chất bài tiết của sinh vật thấm vào hàng hóa và việc biến đổi các thành phần hóa học trong hàng hóa đều tạo ra việc mất phẩm chất hàng hóa bảo quản.Riêng với các loại hạt thực vật dự trữ, tổn hại gây ra biểu hiện sớm nhất có thể được đánh giá là khả năng nảy mầm của hạt.Sự phá hại của côn trùng đối với hàng hóa bảo quản thật đa dạng.Trước hết phải kể đến việc làm giảm hoặc phá hủy vật chất, dẫn tới việc vật chất dự trữ hay lưu trữ bị giảm hoặc hoàn toàn mất giá trị sử dụng. Ví dụ, sự mục nát ngũ cốc, mất khả năng nảy mầm của hạt giống (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [8]. 1.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.1.1. Các nghiên cứu về thành phần loài Trên thế giới, ở nhiều nước đã quan tâm nghiên cứu côn trùng hại kho và ký sinh sâu mọt hại nông sản lưu trữ trong kho, như ở Thái Lan, Hayashi và cs. (2004)[38] đã thống kê và mô tả nhận dạng các loài sâu mọt và 19 loài ong ký sinh sâu mọt hại nông sản trong kho của Thái Lan. Catton và Wilbur (1974) đã thống kê được số lượng loài côn trùng gây hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài, trong đó có 19 loài thuộc nhóm gây hại chủ yếu và 24 loài thuộc nhóm côn tùng gây hại thứ yếu (Dẫn theo Snelson, 1978)[46]. Hiil D. S., 1983 đã thu thập và xác định được 38 loài côn trùng gây hại sản phẩm kho vùng nhiệt đới[39] . Các tác giả vùng Đông Nam Á đã phát hiện được 122 loài thuộc 28 họ của bộ Cánh cứng (Coleoptera) và 17 loài thuộc 6 họ của bộ Cánh vảy (Lepidoptera) (Nakakita, 1991), (Nilpanit và Sukrakarn, 1991)[42] . Kết quả nghiên cứu Viện Bảo vệ Thực vật ở Cộng hòa dân chủ Đức trước đây (1986), tại các nước Đông Âu có 20 loài côn trùng hại chủ yếu trên nông sản cất giữ trong kho (Dẫn theo Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 1989) [16]. 13 Freeman Paul (1980)[36]đã ghi nhận được 41 loài côn trùng trong sản phẩm lương thực dự trữ ở một số nước trên thế giới. Bengstong (1997)[31]chỉ rõ các loài côn trùng gây hại kho chủ yếu là Sitophilus spp., Rhizopertha dominica, Tribolium castaneum, Sitotroga cerealella và Ephestia cautela phân bố khắp thế giới và đặc biệt các vùng khí hậu ấm áp, trong đó 200 loài dịch hại ngũ cốc cất giữ trong kho. Theo Boli (2001)[32], kết quả điều tra cơ bản của trường Đại học Oklahoma vào đầu và cuối thập kỷ 80 chỉ ra các loại côn trùng chiếm ưu thế gây hại kho là Rhizopertha dominica, Cryptolestes spp., Tribolium castaneum và ngài Ấn Độ Plodia interpunctella Hubner. Các kết quả điều tra nghiên cứu côn trùng gây hại sản phẩm lưu trữ và kẻ thù tự nhiên của chúng được thực hiện bằng các bẫy mồi nhử là gạo nâu hạt khô tại 5 cơ sở bảo quản chế biến và 2 kho hạt ở nhiệt độ thấp nằm. Thời gian bẫy là 04.VII - 9.VIII và 9.VIII 6.IX.2012. Mười (10) loài cánh cứng và 3 loài cánh phấn gây hại sản phẩm lưu trữ được thu thập bằng cách bẫy mồi. Nhiều cá thể của ong ký sinh Anisopteromalus calandrae (Howard) và Lariophagus distinguendus (Forster), đó là các loài ong ký sinh tấn công sâu non mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky, đã vũ hóa từ gạo nâu dùng để bẫy mồi. Tại Paraguay, Diaz và Costa (2014), loài ong ký sinh Anisopteromalus calandrae (Howard) được ghi nhận lần đầu tiên ở Paraguay. Ong ký sinh phát hiện được trên hạt ngô Zea mays bị hư hỏng do mọt cánh cứng nhỏ Sitophilus zeamais và Oryzaephilus surinamensis (Coleoptera: Curculionidae và Silvanidae). Nghiên cứu các loài ong ký sinh của sâu mọt trên nông sản lưu trữ và phân bố vật chủ ở tỉnh Golestan trong năm 2010, đã thu thập và xác định được có 7 loài ong ký sinh thuộc 5 họ trên 10 loại nông sản lưu trữ, trong đó phổ biến là loài Anisopteromalus calandrae (Howard,1881) (Pteromalidae) (Dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978)[24]. 1.2.1.2. Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái học Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của mọt gạo (Sitophilus 14 oryzaeL.).Prett (1960) cho biết, khi đẻ trứng, mọt gạo dùng vòi khoét lỗ trên bề mặt hạt rồi đẻ trứng sau đó tiết ra chất nhầy bịt miệng lỗ để bảo vệ trứng.Mỗi lần đẻ 1 quả, có khi từ 2-3 quả (Dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978)[24]. Zacher (1964) cho biết trung bình một cá thể cái có thể đẻ được 380 trứng, cao nhất là 576 trứng.Thời gian phát triển của mọt gạo chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ. Từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 27,2oC là 25,5 ngày; ở nhiệt độ 17oC là 92 ngày, tuổi thọ của mọt gạo kéo dài khoảng 8 tháng (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[9]. Đối với mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) kết quả nghiên cứu của Potter và Brich cho thấy mọt đục hạt nhỏ đẻ trứng trực tiếp vào hạt và dùng chất nhầy để bảo vệ trứng. Sâu non lột xác 3 lần, thời gian phát dục của sâu non khoảng 28-71 ngày (Dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978)[24].Theo Zacher (1964), ở điều kiện 29°Cthời gian hoàn thành một vòng đời chỉ kéo dài 4 tuần; ở nhiệt độ 21°C thì chúng hoạt động kém hơn và hầu như không có khả năng sinh sản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Cá thể trưởng thành của mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.) khó phân biệt đực cái một cách rõ ràng, con cái có những đốm mờ trên mặt đốt bụng thứ 3 và thứ 4, đốt thứ 5 đồng màu. Con đực có tất cả các đốt bụng màu như nhau và đậm hơn con cái (Stemlay và Wilbur, 1996) (Dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978)[24]. Mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Herbst toàn thân có màu ánh, đầu dẹt. Mỗi năm sinh 4 - 5 lứa, thời kỳ trứng 3 - 9 ngày, sâu non 25 - 80 ngày, thời kỳ nhộng từ 4 - 14 ngày, hoàn thành một vòng đời mất từ 32 - 103 ngày. Trong điều kiện nước ta trung bình mỗi năm mọt sinh 7- 8 lứa, về mùa hè mọt hoàn thành vòng đời mất 28 - 30 ngày, còn mùa đông mất 35 - 40 ngày.Kết quả nghiên cứu của Van der Laan (1981) tại Bogor, Indonesia cho biết vòng đời của mọt gạo trong khoảng 30-45 ngày. Tốc độ tăng trưởng quần thể mọt gạo cao khi thuỷ phần của thức ăn đạt 15%. Số lượng trứng đẻ cao nhất của 15 một cá thể cái là 575 quả. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt thóc lớn Tenebroides mauritanicus Linnaeus, Cadura đã nghiên cứu sinh vật học của nó cho biết: sâu non và trưởng thành đều thích ẩn nấp ở những chỗ tối và khe thành, thích chui rúc, ẩn nấp hóa nhộng trong các tấm ván, sàn kho... Loài sâu hại này tuy phá hại nghiêm trọng hàng hóa bảo quản trong kho nhất là sản phẩm dạng hạt, nhưng nó còn bắt sâu hại khác để ăn thịt và ăn thịt lẫn nhau. Thời gian trước đẻ trứng tùy theo mùa hóa mọt, dài có thể tới 210 ngày, ngắn chỉ có 15 ngày. Cùng với mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ R. dominica cũng là loài côn trùng thuộc nhóm gây hại sơ cấp nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Mọt đục hạt nhỏ là loài gây hại nguyên phát phổ biến trên các loại ngũ cốc lưu trữ. Loài này phù hợp với điều kiện khô (Emekci et al., 2004), mọt cái đẻ trứng trên bề mặt của hạt gạo, và khi nở, ấu trùng xâm nhập vào hạt nguyên vẹn (Neethirajan et al, 2007; Ozkaya et al, 2009) và chúng phát triển và phát dục bên trong hạt cho đến khi trưởng thành (Chanbang et al, 2007.) (dẫn theo Arthur et al., 1989) [28] 1.2.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra trong bảo quản Nông sản bảo quản bị sâu mọt tấn công gây thiệt hại lớn về mặt số lượng, chất lượng. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến nạn đói ở nhiều châu lục. Subrahmanyan (1962) đã chỉ ra rằng tổng lương thực của thế giới đã có thể tăng lên đến 25-30% nếu chúng ta có thể tránh được mất mát sau thu hoạch (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [8]. Tổn thất sau thu hoạch của các loại nông sản thường ít được đánh giá một cách đầy đủ, số liệu công bố thường là các số liệu tổn thất về ước lượng, trong khi hầu như không có số liệu thiệt hại về mặt chất lượng của các nông sản lưu trữ. Sắn khô là loại nông sản rất khó dự trữ do dễ bị tấn công bởi các côn trùng gây hại trong kho và yếu tố khí hậu làm cho số lượng cũng như chất lượng sắn bảo quản bị giảm xuống nhanh chóng. Lượng mất mát của sắn khô trong quá trình bảo quản đã được đánh giá lên đến 16% về trọng lượng sau 2 16 tháng dự trữ ở Malaysia [37]. Đối với thóc và gạo, tổn thất sau thu hoạch tại một số nước châu Á như Malaixia Lai là 17%. Nhật Bản là 5% và Ấn Độ là 11 triệu tấn/năm (Vũ Quốc Trung, Nguyễn Trọng Hiển, Vũ Kim Dung, 1991) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [8]. Bakal (1963) đánh giá sự mất mát lương thực hàng năm do chuột, côn trùng và nấm mốc là 33 triệu tấn, lương thực này đủ nuôi sống người dân Mỹ trong một năm. Những con số thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1973 đã chỉ ra rằng không lâu nữa, nguồn cung cấp lương thực của thế giới sẽ không đủ để chống lại thiệt hại mùa màng và nạn đói. Con số cụ thể được đưa ra rằng: ít nhất 10% lương thực sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại kho và thiệt hại tới 30% là phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới (Hall, 1970), (dẫn theo Snelson, 1978) [46]. Những tổn hại do côn trùng gây ra trong kho được quan tâm nhiều nhất là những tổn thất mà chúng đã gây ra đối với ngũ cốc. Tuy nhiên, cơ quan Nông lương thuộc Liên hợp quốc (Food and Agicultre Orggnisation - FAO), các hội nghị quốc tế chuyên đề, thì cho hay vẫn không thể đánh giá đầy đủ toàn bộ quy mô và mức độ tổn hại trong hàng hoá do côn trùng gây ra đối với tất cả các nước trên hành tinh của chúng ta. Trong hầu hết các nước, hạt ngũ cốc như lúa mì, ngô, gạo đều dễ bị phá hoại bởi mọt R. dominica (F.) Coleoptera: bostrichidae (Jood et al, 1996). Mọt đục hạt nhỏ có thể gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể về khối lượng ngũ cốc (Subramanyam và Hagstrum, 1996) và làm suy giảm chất dinh dưỡng (Jood et al, 1996;. Girish et al, 1975). Có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng do nhiễm bẩn bởi chất gây dị ứng, chẳng hạn như axit uric (Jood và Kapoor, 1993; Swaminathan, 1977). Trong thời tiết ấm áp, sự phá hoại của côn trùng có thể làm giảm chất lượng sản phầm, mùi vị, có thể làm cho sản phẩm không ăn được (Vassanacharoen et al, 2008.).Ở Ấn Độ đã có báo cáo cho rằng đem luộc sơ nông sản trước bảo quản có thể dự trữ trong 9 tháng mà chỉ mất 3% trọng lượng, và mất 4-5% khi dự trữ nơi bình thường. Tuy nhiên, đối với sắn 17 lát phơi khô thì sự mất mát khoảng 12-14% khi dự trữ trong kho. Tổn thất trọng lượng trên sắn ở Ghana khoảng 8% đối với hộ nông dân và 21% ở các kho tập trung sau 8 tháng bảo quản (Elke Stumpf, 1998).Tại Mỹ, theo Pawgley (1963) tổng thiệt hại trong bảo quản mỗi năm được công bố là khoảng 15-23 triệu tấn, trong đó khoảng 7 triệu tấn do chuột, từ 9-16 triệu tấn do côn trùng. Ở châu Mỹ - Latinh, người ta đánh giá rằng ngũ cốc và đậu đỗ đã thu hoạch bị tổn thất tới 25-50%; ở vài nước châu Phi, khoảng 30% tổng sản lượng nông nghiệp bị mất đi hàng năm (Vũ Quốc Trung, Nguyễn Trọng Hiển, Vũ Kim Dung, 1991).(dẫn theo Nguyễn Xuân Huy, 2009) . 1.2.1.4. Biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho Hiện nay các nghiên cứu, ứng dụng về phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho không chỉ được quan tâm đến phòng trừ hoá học, mà còn phải quan tâm đến nhiều biện pháp khác trong đó có phòng trừ sinh học và các biện pháp cơ giới, vật lý (Christoph and Reichmuth, 2000) bao gồm: Phòng trừ tự nhiên như sử dụng các yếu tố về khí hậu (điều kiện thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ...); các yếu tố về địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của cây ký chủ cũng như phân bố các loài côn trùng gây hại; kẻ thù tự nhiên của côn trùng. Từ đó để chọn lựa khu vực xây dựng kho tàng, dạng kho, hướng kho, loại hình bảo quản, biện pháp phòng trừ, thời gian phòng trừ... cho hợp lý sẽ giúp phòng trừ côn trùng hại kho. Phòng trừ nhân tạo là các biện pháp phòng trừ bằng biện pháp kiểm dịch thực vật, biện pháp sinh học, cơ học vật lý và hóa học. Biện pháp kiểm dịch thực vật là biện pháp mang tính bắt buộc, áp đặt có sự thỏa thuận trên cơ sở khoa học. Đó là việc ban hành và thực hiện các quy định mang tính pháp lý về điều kiện nhập khẩu hàng thực vật, sản phẩm thực vật và vật thể khác thuộc diện kiểm dịch thực vật nhằm hạn chế sự du nhập và lây lan của các loài côn trùng gây hại nguy hiểm đối với hạt ngũ cốc nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật để ngăn chặn sự du nhập và lây lan của các loài dịch hại nguy 18 hiểm là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế hoặc thương mại trong nước. Christoph Reichmuth (2000) cho biết bọ xít Xylocoris ylavipesReuter ăn trứng, sâu non và nhộng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như: Plodia interpunctella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, Acanthosceỉides obtectus, Dermestes macuiatus, Sitophilus zeamais, Cryptolestes errugineus, Sitophilus granarius, Triboliumconyusum, Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne và Sitotroga cerealeila. Cũng theo Christoph Reichmuth (2000), ong Trichogramma evanescens JVetw ký sinh trứng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như Plodia interpunctella, Ephestia kuehnielia, Corcyra cephalonica, Ephestia cautelia, Acanthoscelides obtectus, Dermestes macuiatus.McGaughey (1980) cho biết việc xử lý trên lớp hạt bề mặt (khoảng 10cm) với một lượng nhỏ chế phẩmBacillusthuringiensisđã hạn chế khoảng 81% quần thể ngài Ấn Độ (Plodia interpunctella) và ngài bột điểm (Esphestia cautella) và kết quả đã hạn chế sự ăn hại của chúng tới hơn 92% (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [8]. Các biện pháp kỹ thuật được xử lý trong việc bảo quản lưu trữ hàng hóa trong kho có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Vệ sinh sạch sẽ kho tàng trước khi nhập hàng, xắp xếp và bố trí hàng hóa bảo quản trong kho gọn gàng, ngăn nắp và giữ cho kho sạch sẽ trong suốt quá trình bảo quản có tác dụng loại bỏ nguồn lây nhiễm côn trùng gây hại cho các lô hàng lưu trữ tiếp theo. Côn trùng trong kho thường sống trong các phần hàng hóa còn sót lại sau khi xuất hàng hoặc ẩn nấp trong các khe kẽ của sàn tường kho, trong các phương tiện chế biến, vận chuyển. Vì vậy giữ cho kho tàng luôn được sạch sẽ trong quá trình bảo quản kết họp với kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm sự xuất hiện của côn trùng gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo những nghiên cứu của Evans (1981) thì biện pháp vệ sinh kho tàng là điều có giá trị trước tiên khi áp dụng các biện pháp phòng trừ côn 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan