Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng giảm lo lắng, cải thiện trí nhớ của Mạ...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng giảm lo lắng, cải thiện trí nhớ của Mạn Kinh Tử (Vitex Trifolia L.)

.PDF
50
124
98

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRƢƠNG MINH PHƢƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG GIẢM LO LẮNG, CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CỦA MẠN KINH TỬ ( VITEX TRIFOLIA L. ) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. Phạm Nguyệt Hằng 2. ThS. Phạm Thái Hà Văn Nơi thực hiện: 1. Viện dược liệu – Việt Nam 2. Bộ môn Dược học cổ truyền – trường đại học Dược Hà Nội HÀ NỘI – 2014 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................... ................................................................. 1 Chƣơng 1: Tổng quan .......................................................................................... 2 1.1. Thông tin chung............................................................................................. 2 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Vitex ....................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm chung của chi Vitex ..................................................................... 2 1.1.3. Đặc điểm của loài Vitex trifolia L.. ............................................................. 3 1.1.4. Hội chứng mãn kinh ..................................................................................... 4 1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dƣợc lý của cây Mạn kinh ( Vitex trifolia L.) ................................................................................ 5 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học .............................................................. 5 1.2.2. Nghiên cứu về tác dụng dược lý ................................................................ 10 1.3. Công dụng theo y học cổ truyền ................................................................ 13 Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................ 16 2.1. Đối tƣợng ...................................................................................................... 16 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 16 2.1.2. Nguyên vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu ............................................. 16 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 17 2.2.1.Vi học .......................................................................................................... 17 2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................................. 17 2.2.3. Nghiên cứu tác dụng dược lý ..................................................................... 18 2.2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................... 20 Chƣơng 3: Kết quả và bàn luận ........................................................................ 21 3.1. Đặc điểm vi học của mạn kinh tử .............................................................. 21 3.1.1. Đặc điểm vi phẫu ...................................................................................... 21 3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu ............................................................................. 21 3.2. Thành phần hóa học của mạn kinh tử ...................................................... 23 3.2.1. Tinh dầu ..................................................................................................... 23 3.2.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ khác trong mạn kinh tử .......................... 23 3.2.3. Định tính bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng .......................................... 29 3.3. Tác dụng của cao chiết cồn 90 ° mạn kinh tử đối với hành vi lo lắng và cải thiện trí nhớ/nhận thức ................................................................................ 31 3.3.1. Tác dụng của cao chiết cồn mạn kinh tử đối với hành vi lo lắng .............. 31 3.3.2. Tác dụng cải thiện trí nhớ / nhận thức của cao chiết cồn mạn kinh tử ...... 32 3.3.3. Trọng lượng tử cung – vòi trứng................................................................ 34 3.4. Bàn luận ....................................................................................................... 35 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................................37 LỜI CẢM ƠN Để có được thành công của khóa luận này, lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Nguyệt Hằng – Viện Dược liệu, người thầy, người chị luôn bên cạnh chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong thời gian thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thái Hà Văn – Bộ môn Dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội – người thầy luôn hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị Bộ môn Dược học cổ truyền – trường đại học Dược Hà Nội Khoa và Khoa Dược lý Sinh hóa – Viện Dược liệu đã động viên và giúp đỡ em cả về vật chất lẫn tinh thần để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Đảng ủy nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường đại học Dược Hà Nội đã trang bị đầy đủ kiến thức và động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn là chỗ dựa tinh thần, là những nguồn động viên to lớn đối với em trong cuộc sống cũng như trong học tập. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trương Minh Phương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DĐVN: Dược điển Việt Nam Dl: Dược liệu EtOH: Ethanol EtOAc: Ethyl acetat IC50: Nồng độ ức chế mức 50% LC50: Nồng độ gây chết ở mức 50% MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu Sham: Nhóm chứng sinh lý SKLM: Sắc kí lớp mỏng TT: Thuốc thử UV: Ultra Violet spectroscopy ( Phổ hồng ngoại ) OVX: Mô hình chuột nhắt cái đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng 2 bên VT: Cao chiết cồn của quả Vitex trifolia ( mạn kinh tử ) XLC: Xanh lá cây XD: Xanh dương XĐ: Xanh đen DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cây mạn kinh Vitex trifolia L. Hình 1.2. Quả khô của cây Mạn kinh Vitex trifolia L. ( Mạn kinh tử ) Hình 3.1. Đặc điểm vi phẫu quả Hình 3.2. Đặc điểm bột mạn kinh tử Hình 3.3. Sắc kí đồ của tinh dầu mạn kinh tử quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng  = 254nm (a),  = 366nm (b) và sau khi phun TT vanillin (c). Hình 3.4. Sắc kí đồ của flavonoid trong mạn kinh tử quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng  = 254nm (a),  = 366nm (b). Hình 3.5. Biều đồ cột biểu diễn tỷ lệ thời gian chuột ở cung phần tư đích (%) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số thành phần hóa học của cây Mạn kinh Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong mạn kinh tử bằng phương pháp hóa học. Bảng 3.2. Kết quả định tính bằng SKLM của tinh dầu mạn kinh tử. Bảng 3.3. Kết quả định tính bằng SKLM của flavonoid từ mạn kinh tử. Bảng 3.4. Tác dụng của cao chiết cồn mạn kinh tử trên thử nghiệm đánh giá hoạt động tự nhiên của chuột Bảng 3.5. Thời gian tiềm ẩn tìm thấy platform Bảng 3.6. Tác dụng của cao chiết cồn mạn kinh tử trên trọng lượng tử cung – vòi trứng của chuột OVX 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mạn kinh tử là vị thuốc thuộc danh mục vị thuốc thiết yếu của thuốc y học cổ truyền. Theo kinh nghiệm dân gian, mạn kinh tử có tác dụng phát tán phong nhiệt, được sử dụng trong điều trị cảm cúm, đau đầu, đau mắt… Ở một số nước Châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Indonexia, Trung Quốc, mạn kinh tử cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, tối tăm mặt mũi, hen suyễn… Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của y học hiện đại. Những kinh nghiệm sử dụng vị thuốc, bài thuốc của Mạn kinh tử trong dân gian được làm sáng tỏ bằng y học hiện đại qua các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của chúng. Mạn kinh tử là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến theo kinh nghiệm dân gian ở nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á. Do đó cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của Mạn kinh tử và phần nào chứng minh được kinh nghiệm sử dụng trong điều trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Theo y học hiện đại, Mạn kinh tử có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, tác dụng trên một số dòng tế bào ung thư, làm lành vết thương, có hoạt tính chống viêm, giảm đau, kháng Histamin… Tuy nhiên chưa thấy có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng của Mạn kinh tử, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng giảm lo lắng, tăng trí nhớ của Mạn kinh tử ( Vitex trifolia L. )” theo các mục tiêu sau: 1. Xác định được các nhóm chất hóa học chính của Mạn kinh tử. 2. Thử nghiệm tác dụng giảm lo lắng , tăng trí nhớ của Mạn kinh tử trên mô hình OVX. 2 Chƣơng 1: Tổng quan 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Vitex Cây Mạn kinh thuộc chi Vitex, một chi thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae. Vị trí của chi Vitex trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau [5]: Giới: Plante Ngành: Mangnoliophyta Lớp: Magnoliapsida Phân lớp: Lamiidae Bộ: Lamiales Họ: Verbenaceae Chi: Vitex L. Mạn kinh còn có tên gọi là Quan âm, Đẹn ba lá, Từ bi biển, Vạn kim tử, Mác nim (Tày), Indian wild pepper (Anh)… 1.1.2. Đặc điểm chung của chi Vitex Chi Vitex có khoảng 150 loài phân bố trên khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Á, châu Phi và châu Mỹ; chỉ có một số ít loài ở vùng ôn đới ấm châu Âu và châu Á. Ở Malyasia có khoảng 30 loài, Ấn Độ có hơn 30 loài. Ở Việt Nam có 14 loài, trong đó có 6 – 7 loài được dùng làm thuốc [11]. Những loài thuộc chi Vitex là cây gỗ hay cây bụi. Cành non vuông hay tròn, nhẵn hay có lông. Lá mọc đối, kép, chân vịt, thướng 1- 3 - 5 - 7 lá chét, có mép nguyên hay xẻ răng cưa. Cuống lá thường tròn, có rãnh ở phía trên hay có cánh. Cụm hoa ở đỉnh cành hay nách lá phía đỉnh cành; gồm các xim 2 ngả và 3 ngả hợp thành hình chùy, hình tháp hay hình ngù. Lá bắc nhỏ tồn tại hay sớm rụng. Đài hình chuông, hình chén hay hình ống, có 5 thùy ngắn, cụt. 3 Tràng có ống ngắn, thẳng hay hình phễu, 2 môi: môi trên 2 thùy, môi dưới 3 thùy với thùy giữa lớn hơn. Nhị 4, thường 2 dài, 2 ngắn thụt vào hay thò khỏi ống tràng; chỉ nhị nhẵn hay có lông ở phía dưới, đỉnh trên ống tràng; bao phấn 2 ô thường dăng ra. Bầu 2 – 4 ô, mỗi ô 1 – 2 noãn, vòi nhụy nhỏ, đỉnh xẻ 2 thùy. Quả hạch gần hình cầu hay hình trứng, nang đài tồn tại, vỏ quả trong hóa gỗ cứng, vỏ quả giữa nạc, thường chứa 1– 2 hạt [10]. Một số loài thuộc chi Vitex : Vitex trifolia L., Vitex rotundifolia L., Vitex negundo L., Vitex agnus – catus L.,… 1.1.3. Đặc điểm của loài Vitex trifolia L. Hình 1.1. Cây Mạn kinh Vitex trifolia L. 1.1.3.1. Đặc điểm thực vật - Cây nhỏ hay cây bụi, mùi thơm, có thể cao tới 3m. Cành non có 4 cạnh, có lông mềm, mầu xám nhạt; cành già tròn, nhẵn, màu nâu. - Lá kép mọc đối, 3 lá chét (lá ở ngọn có hoa thường đơn), phiến lá chét hình trứng, gốc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn hoặc đen lại khi khô, mặt dưới phủ đầy lông trắng, lá chét giữa lớn hơn lá chét hai bên, gân không nổi rõ; lá vò ra có mùi thơm; cuống gầy, hơi tròn, có lông, dài 13cm, lá chét không có cuống. Hoa màu lơ nhạt dài 13 – 14 mm. - Cụm hoa là một chùy tận cùng, đôi khi có lá ở gốc, có lông dày; mang nhiều xim mọc đối, mỗi xim có 2-3 hoa màu tím nhạt hoặc lam nhạt; lá bắc nhỏ, 4 hình dải; đài hình chuông, có lông trắng, 5 răng nhỏ đều; tràng hình trụ có lông mặt ngoài trừ phần gốc, môi trên có 2 thùy ngắn, môi dưới 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên; nhị 4, thò ra ngoài [9], [11]. Hình 1.2. Quả khô của cây Mạn kinh Vitex trifolia L. ( Mạn kinh tử ) Mạn kinh tử là quả của cây Mạn kinh Vitex trifolia L. Quả hạch, hình cầu, đường kính 4 – 6 mm, mặt ngoài màu nâu đen hoặc xám đen, phủ lông nhung màu xám nhạt như sương, có 4 rãnh dọc nông, đầu hơi dẹt, đỉnh hơi lõm, đáy có đài tồn tại màu xám nhạt và cuống quả ngắn. Lá đài bao bọc 1/3 – 2/3 quả, có răng, trong đó có 2 răng xẻ tương đối sâu, được phủ kín lông tơ mượt. Chất nhẹ và cứng, khó đập vỡ. Mặt cắt ngang quả có 4 ô, mỗi ô có 1 hạt, Mùi thơm đặc biệt, vị nhạt, hơi cay. Mùa hoa quả từ tháng 4 – 11 [3], [11]. 1.1.3.2. Phân bố Mạn kinh có nguồn gốc từ Nam Phi, vùng phân bố từ Madagasca đến Xrilanca, Afghanistan, Ấn Độ, Myanma, nam Trung Quốc, Nhật Bản, xuống đến các nước vùng Đông Nam Á đến vùng bắc Úc và phía đông Caledona [11]. Ở Việt Nam: phân bố rải rác ở khắp các tỉnh cùng núi thấp xuống đến trung du, đôi khi gặp ở cả đồng bằng. Độ cao phân bố thường < 1000m. Mọc hoang chủ yếu ở vùng biển đến rừng ngập mặn từ Thanh Hóa qua Đà Nẵng trở vào đến Tiền Giang ( Gò Công ) và Kiên Giang ( Hà Tiên ) [6]. 1.1.4. Hội chứng mãn kinh Hội chứng mãn kinh ( menopause syndrome ) là tập hợp các triệu chúng xuất hiện trong giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ do chức năng của buồng 5 trứng suy thoái và hàm lượng hormone sinh dục nữ ( estrogen ) trong cơ thể hạ thấp gây nên. Ở thời kì mãn kinh, người phụ nữ phải đối diện với các nguy cơ cao về mắc các bệnh như tâm thần kinh, tim mạch, loãng xương, tuyến nội tiết, hệ vận mạch, hội chứng biến dưỡng. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra về hội chứng tâm thần kinh của phụ nữ ở giai đoạn này như mất ngủ, lo lắng, dễ nổi cáu, dễ thất vọng, trầm cảm, mệt mỏi, giảm trí nhớ… Nguyên nhân của các vấn đề này là do nội tiết tố nữ estrogen thay đổi sâu sắc [14]. Trước tuổi mãn kinh, buồng trứng hoạt động theo chu kì hàng tháng và tiết chế ra các nang noãn, đồng thời phóng thích các hormone như estrogen và progesterone đi vào máu làm cơ sở cho thụ thai. Ở tuổi mãn kinh các nang trứng nguyên ủy cạn kiệt, buồng trứng ngừng hoạt động hẳn dẫn tới mất hoàn toàn nội tiết tố nữ là estrogen sẽ dẫn tới giảm và mất cân bằng trong mối tương quan giữa chức năng tuyến yên, buồng trứng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận…gây nên các triệu chứng của hội chứng mãn kinh. Khi mãn kinh buồng trứng không tiết ra estrogen nữa, nhưng tuyến thượng thận tiết ra androstenedion, mô mỡ và một số tổ chức khác của cơ thể chuyển hóa thành estrogen để duy trì những chức năng ở người phụ nữ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa estrogen, trí nhớ và hệ cholinergic. Liệu pháp điều trị hormone thay thế đối với phụ nữ mãn kinh có tác dụng làm chậm và giảm nguy cơ mắc các triệu chứng trên và bệnh Alzheiner [20], [30]. 1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dƣợc lý của cây Mạn kinh ( Vitex trifolia L. ) 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học 1.2.1.1. Trên thế giới: Cây mạn kinh Vitex trifolia L. là cây thuốc được sử dụng phổ biến trong nền y học cổ truyền của các nước châu Á. Trung Quốc, Nhật Bản là hai nước có những nghiên cứu đầu tiên về thành phần hóa học của lá và quả Vitex 6 trifolia L. Vitex trifolia L. là một dược liệu tiềm năng và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Bằng phương pháp sắc kí, phân tích dữ liệu quang phổ, phân tích tinh thể bằng tia X và phản ứng hóa học, đã xác định được trong lá và quả Vitex trifolia L. có các thành phần như: tinh dầu ( các terpenoid: α – pinen, linalool, terpinyl acetat… ), flavonoids, alkaloids, lignans,…  Thành phần hóa học của lá Vitex trifolia L.: chủ yếu là tinh dầu và đã phân lập được 40 chất của tinh dầu bao gồm: α–pinene, linalol, terpinyl acetate, caryophyllene oxide, β-caryophyllene…[43]. Trong một nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Ấn Độ, đã tách và xác định được một halimane diterpenoid : 13 – hydroxyl – 5(10),14 –halimadien – 6 – one và hai labdane diterpenoids: 6α,7α – diacetoxy – 13 – hydroxyl – 8(9),14 –labdadien và 9 – hydroxyl – 13(14) – labden – 15,16 – olide trong phân đoạn n – hexan từ dịch chiết đầu của lá Vitex trifolia trong methanol bằng phương pháp TLC với pha động là hệ dung môi chloroform/aceton (98:2 v/v) [41].  Thành phần hóa học của quả Vitex trifolia L. ( Mạn kinh tử ): thành phần chính là tinh dầu; ngoài ra còn có flavonoid, lignan, lactone, acid hữu cơ, alkaloid, vitamin A…  Tinh dầu: qua các nghiên cứu đã phân lập được một số monoterpenenoid, diterpenenoids và triterpenenoids:  Monoterpenoid: camphen, α – pinen,…  Diterpenoids: phân lập được rotundifuran, dihydrosolidagenone, abietatriene 3β – ol, Vitetrifolin A, B, C, D, E, F, G từ dịch chiết acetone của quả Vitex trifolia L. [31] và vitetrifolin H, I [44].  Triterpenoids : ursolic acid; 2 – α, 3 – α – dihydroxyurs – 12 – en – 28 – oic acid; betulinic acid; taraxerol; 2 – α, 3 – β, 19 – trihydroxyurs– 12– en– 28– oic acid…[13]. 7  Một số thành phần khác:  Theo Wehmer (1931, Die Pflanzenstoffe, Bd, 1023) thì trong quả của cây Vitex trifolia L. có ankaloid và vitamin A.  Nhóm phyosterol: β – sitosterol, β – sitosterol – 3 – O – glucoside [43] và stigmast – 4 – en – 6β – ol – 3 – one được phân lập từ dịch chiết n – buthanol [16].  Acid hữu cơ: rho-hydroxybenzoic acid [44].  Nhóm lactone: viteosin – A được phân lập từ dịch chiết n-hexan của quả [12] và vitexilactone, previtexilactone được phân lập từ dịch chiết aceton [25].  Nhóm flavonoid: casticin ( vitexcarpin), 3, 6, 7 – trimethyl quercetagetin [44], persicogenin, luteolin, penduletin, chrysosplenol – D, artemetin [27].  Nhóm lignan: vitrifol A ( dimer của dihydrobenzofuran) và dihydro – dehydrodiconifenyl alcol đã phân lập được từ dịch chiết n – buthanol [16].  Chất tạo màu của tinh dầu: xác định được 2 norditne aldehydes từ dịch chiết acetone của quả mạn kinh thu hái tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 6/2000 [25]. 1.2.1.2. Ở Việt Nam Đến nay có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học của Mạn kinh tử. - Theo các tài liệu trong nước, Mạn kinh tử có các thành phần chính là tinh dầu, flavonoid, alkaloid, vitamin A...[6], [11] + Tinh dầu gồm có: L – α – pinen và camphen (55%), terpinyl acetat (10%), diterpen alcol (2%)…Hàm lượng tinh dầu trong lá mạn kinh tươi khoảng từ 0,42 – 0,50 % và trong quả là 0,07 – 0,23 %. + Flavonoid gồm có: aucubin, agnusid, casticin, orientin, luteolin – 7 – glucosid, iso – orientin… + Alcaloid: vitricin ( vitexin )… 8 - Hạt chứa acid p – hydrobenzoic, acid p – anisic, vanillin… - Lá chứa 0,28% tinh dầu ( tính theo dược liệu khô ), trong đó có terpinyl acetat (10%), 1,8 – cineol, α – pinen… Công trình nghiên cứu gần đây nhất về thành phần hóa học của tinh dầu mạn kinh được thực hiện bởi Nguyễn Văn Bởi ( Đại học Sư phạm, Đại học Huế ) được công bố trên “ Tạp chí khoa học đại học Huế, 22/6/2004”. Bằng phương pháp sắc kí khí – khối phổ liên hợp ( GC/MS ) xác định được thành phần hóa học chính trong tinh dầu lá mạn kinh là: 6-(1,2-dimetyl–1– propenyl) – 4,5 – diazaspiro [2.4] hept – 4 – en (20,92%); 3 –thujen (15,85%); 1, 4 H, 10 H – guaia – 5,11 – dien (13,40%); 3,7,11,15 – tetrametyl – hexadeca – 1,3,6,10,14 – pentane (6,98) và thành phần hoá học chính của tinh dầu quả mạn kinh là: α – cis – ocimen (7,29%); eucalyptol (9,45%); axetat p –menth – 1 – en – 8 – yl (5,56%); isocaryophyllen (9,04%) [4]. Bảng 1.1: Một số thành phần của cây Vitex trifolia L. STT Tên hợp chất Bộ phận 1 α – pinen Lá, quả 2 Terpinyl acetat Lá, quả 3 Rotudinfuran Quả Công thức 9 4 5 6 7 8 Vitetrifolin A Dihydrodehydro – diconifenyl alcol Casticin (Vitexcarpin) Luteolin 3,6,7 – trimethyl quercetagetin Quả Quả Quả Quả Quả 10 9 10 Orientin p – hydroxybenzoic acid Quả Hạt 2.2. Nghiên cứu về tác dụng dược lý Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Vitex trifolia L. được công bố trên các tạp chí, báo cáo khoa học với các tác dụng như: hạ sốt nhẹ, kháng khuẩn, kháng virus, kháng histamine, diệt nấm, côn trùng, tác động trên dòng tế bào ung thư… o Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: - Phân đoạn n – hexan của dịch chiết methanol từ lá Vitex trifolia L. thu được 2 terpenoids: 9 - hydroxyl - 13(14) labdien - 15,16 - olide và isoambreinolide có tác dụng với vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37Rv trong thử nghiệm BACTEC – 460 ở nồng độ ức chế tối thiểu ( MIC ) lần lượt là 100µg/ml và 25 µg/ml [40]. - Dịch chiết chloroform từ lá Vitex trifolia L. có tác dụng kháng khuẩn với Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia và dịch chiết nước có tác dụng kháng khuẩn với Staphylococus aureus ở nồng độ 100 mg/ml [15]. - Dịch chiết cồn và hexan của lá Vitex trifolia L. có tác dụng ức chế trên cả vi khuẩn Gram âm ( Klebsiellasp, Pseudomonas aeruginosa, Samonella typhi, 11 Escherichia coli, Shigella boydii…) và Gram dương ( Bacillus cereus, B.subtilis, B.megaterium, Sarcena lutea, Staphylococcus aureus ) [22]. - Dịch chiết hexan, dichloromethane, methanolcủa lá ức chế sự sinh trưởng của một số vi khuẩn như Staphylococus aureus, Streptococus faecalis, Proteus mirabilis, E.coli, Shigella sonei tùy theo nồng độ tác dụng [21]. - Dịch chiết hexan từ lá ức chế hoàn toàn sự phát triển của các sợi nấm Furasium.sp trong 2 ngày đầu và giảm dần sau 6 ngày [22]. o Tác dụng trên tế bào ung thƣ: - Dịch chiết hexan và dicloromethanic từ thân và lá cây Vitex trifolia L. gây độc với một số dòng tế bào ung thư (SQC-1 UISO, HCT-15 COLADCAR, KB, OVCAR-5) [21]. - 7 terpenoids: trifolin A – G được chứng minh có khả năng gây độc trên một số tế bào ung thư ở người: A549, HCT 116, HL 60, 2R – 75 – 30 với giá trị IC50 tương ứng là 0,5; 0,6; 0,003; 0,002 (µg/ml) bằng phương pháp MTT [45]. - Diterpenoids ( vitextrifolia H, I ) và monoterpenoid ( vitexoid ) ức chế sự tăng sinh tế bào Hela với giá trị IC50 trong khoảng 4 – 28 µM. Vitextrifolin I ức chế chu kì tế bào ở pha G0/G1 và gây chết tế bào tế bào theo chương trình (apoptosis) [22]. - 6 flavonoids: aucubin, agnusid, orientin, luteolin -7- glucosid, iso - orientin, casticin có tác dụng ức chế sự gia tăng của tế bào ung thư ở động vật có vú, được đánh giá bằng phương pháp SRB và tác động trên chu kì tế bào ở pha G2/M1, gây ra sự tiêu hủy của tế bào, được thử nghiệm trên dòng tế bào tsFT210 [27]. - Vitexcarpin (casticin) ức chế đáng kể sự tăng sinh của các tế bào ung thư ở người, bao gồm tế bào A2780, HTC – 15, HT – 1080, K562 với các giá trị 12 IC50 tương ứng là 19,1±2,4 µM (48h), 0,66±0,1 M (48h), 0,44±0,006 M (48h), 0,28±0,14µM (24h) [41]. - Dịch chiết cồn 95% của mạn kinh tử thu được 5 labdane diterpenoids: vitexilactone,(5S,6R,8R,9R,10S)-6-acetoxy-9-hydroxyl-13(14)-labden-16,15olide, rotundifuran, vitetrifolin D, vitetrifolin E có tác dụng chống tăng sinh trên các tế bào ung thư thông qua gây cảm ứng apoptosis trên tế bào tsFT210 và K562 ở nồng độ cao và ức chế sự tiến triển của chu kì tế bào ở pha G0/G1 và pha G2/M ở nồng độ thấp [26]. o Tác dụng khác: - Tác dụng hạ sốt: phân đoạn hexan từ dịch chiết chloroform của quả Vitex trifolia L. có tác dụng hạ sốt nhẹ [18]. - Ức chế giải phóng histamine: dịch chiết cồn và hexan từ lá của Vitex trifolia L. ức chế sự giải phóng histamine IgE từ tế bào RBL – 2H3 [18].Từ dịch chiết n – hexan thu được hai thành phần chính là viteosin A và vitexcarpin có tác dụng làm ổn định chức năng màng tế bào mast, do đó có thể ngăn histamine được giải phóng từ tế bào mast [12]. - Hoạt tính chống viêm: + Dịch chiết nước từ lá ức chế NF – kB chuyển vị thông qua biểu hiện của NF – kB p50 của tiểu đơn vị mRNA, nhưng không có tác dụng trên p65. Do đó giảm nồng độ các chất trung gian của phản ứng viêm: chemokine CCL – 3, CXCL – 10, COX – 2 [31]. + Dịch chiết nước của lá ức chế hoạt động trên interleukin (IL) – 1,6 và tổng hợp iNOS mRNA và tác dụng nhẹ trên yếu tố hoại tử khối u (TNF) – α [32]. - Làm lành vết thương: dịch chiết cồn của lá làm giảm diện tích vết thương đáng kể: giảm khoảng 72,35% sau 8 ngày điều trị [29]. - Trên virus: dịch chiết nước của Vitex trifolia L. ( phần trên mặt đất ) cho thấy tác dụng ức chế virus HIV – 1 RT là 98,06% ở nồng độ 200µg/ml [42]. 13 - Tác động trên ấu trùng: + Methyl – p – hydroxybenzoate thu được từ dịch chiết methanol của lá Vitex trifolia L. gây chết 100% ấu trùng của Culex quinquefasciutus và Aedes aegypti ở nồng độ 20ppm với giá trị LC50 tương ứng là 5,77 và 4,74 ppm [24]. + Ảnh hưởng của tinh dầu trên giai đoạn ấu trùng của loài Spilosoma oblique dao động từ 25 – 75% với lượng tinh dầu từ 0,5 – 2,5µl và ức chế khả năng sinh sản của trứng từ 69,67 – 91,01 với lượng tinh dầu từ 2,0 – 0,5µl [37]. - Acid p – hydroxybenzoic nồng độ 10-3 có tác dụng ức chế men tyrosinase đạt 71%, còn acid p – amisic nồng độ 10-3 đạt 34% [11]. - Thành phần thu được từ cất kéo lá mạn kinh: bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều lượng 10mg/kg có tác dụng đối với những rối loạn tuần hoàn ở kết mạc mắt và màng treo ruột do dextran gây nên như độ nhớt của máu tăng cao, ngưng tập tiểu cầu, tốc độ lưu truyền máu giảm. Điều đó cho thấy lá mạn kinh có tác dụng tăng cường vi tuần hoàn ngoại biên và nội tạng [11]. 1.3. Công dụng theo y học cổ truyền Theo tài liệu cổ, mạn kinh tử có vị cay, tính hơi hàn, quy 3 kinh : can, phế, bang quang; có tác dụng phát tán phong nhiệt. Dùng để chữa đau đầu, đầu nhức, mắt hoa, mắt đau [6]. Hiện nay: Mạn kinh tử được sử dụng trong điều trị một số bệnh như: cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu, chóng mặt, nhức bên thái dương, giảm đau; đau mắt, đỏ mắt, nhiều nước mắt, hoa mắt, mắt mờ nhìn không rõ; lợi răng sưng đau; phong thấp, gân cốt đau, tê buốt; tiêu hóa không bình thường, viêm ruột, ỉa chảy. Lá giã đắp ngoài chữa đòn ngã tổn thương. Hạt, lá làm gối để trị đau đầu [6].  Liều dùng: hạt 8 – 12 g / ngày, sắc nước uống hoặc 2 – 3 g / ngày, thuốc bột.  Kiêng kị: Nhức đầu, đau mắt do huyết hư; người có vị hư.  Tương kị: Ô đầu, Thạch cao.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng