Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của loài xáo leo (p...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của loài xáo leo (paramignya scandens (griff.) craib) ở lâm đồng.

.PDF
143
634
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VN VIỆN HÓA SINH BIỂN NGUYỄN THỊ DIỆU THUẦN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI XÁO LEO (PARAMIGNYA SCANDENS (GRIFF.) CRAIB) Ở LÂM ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VN VIỆN HÓA SINH BIỂN NGUYỄN THỊ DIỆU THUẦN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI XÁO LEO (PARAMIGNYA SCANDENS (GRIFF.) CRAIB) Ở LÂM ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỌC HỮU CƠ MÃ SỐ: 62.44.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học 1: GS.VS. Châu Văn Minh Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.VS. Châu Văn Minh và TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan - những người Thầy đã dành cho tôi sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án. Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của: - Các Thầy Cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Các anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Tây Nguyên và Chủ nhiệm đề tài TN3/T14. Tôi xin chân thành cám ơn những sự giúp đỡ quý báu đó! Nguyễn Thị Diệu Thuần LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguyễn Thị Diệu Thuần MỤC LỤC Trang Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ảnh, đồ thị MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. Nguồn tài nguyên dược liệu tại Lâm Đồng .............................................................. 3 1.1.1. Khái quát về tiềm năng cây thuốc của Lâm Đồng ......................................... 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ở Việt Nam của một số loài thực vật tương tự tại Lâm Đồng ..................................... 5 1.1.3. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới về thành phần hóa học của một số loài thực vật (tương tự loài ở Lâm Đồng) ................................................................ 7 1.2. Giới thiệu chung về chi Paramignya (Rutaceae): .................................................... 8 1.2.1 Đặc điểm sinh học của chi Paramignya (Rutaceae): ...................................... 8 1.2.2 Hoạt tính sinh học của chi Paramignya (Rutaceae): .................................... 11 1.2.2.1 Hoạt tính sinh học của các hợp chất flavonoit ....................................... 11 1.2.2.2. Hoạt tính sinh học của các hợp chất coumarin ...................................... 14 1.2.2.3. Hoạt tính sinh học của các hợp chất triterpen dạng khung tirucallan ... 15 1.2.2.4. Hoạt tính sinh học của chi Paramignya ................................................ 16 1.3. Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Paramignya (Rutaceae)..................... 18 1.3.1. Tổng quan các kết quả trong và ngoài nước ................................................ 18 1.3.1.1. Các công trình đã công bố trên thế giới ................................................ 18 1.3.1.2. Các công trình đã công bố trong nước: ................................................. 21 1.4. Các hợp chất Tirucallan .......................................................................................... 23 1.4.1. Phổ 1H-NMR của các hợp chất tirucallan .................................................... 24 1.4.2. Phổ 13C-NMR của các hợp chất tirucallan ................................................... 27 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 28 2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất ....................................................................... 28 2.2.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC) ............................................................................... 28 2.2.2. Sắc ký lớp mỏng điều chế ............................................................................ 29 2.2.3. Sắc ký cột (CC) ............................................................................................ 29 2.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất ......................................................... 29 2.3.1. Phương pháp quang phổ tử ngoại (UV) ....................................................... 29 2.3.2. Phương pháp quang phổ hồng ngoại (IR) .................................................... 29 2.3.3. Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ............................................ 30 2.3.4. Phương pháp khối phổ (MS) ........................................................................ 30 2.3.5. Thiết bị phân tích ......................................................................................... 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào................................................. 31 2.4.1. Mục tiêu và cơ sở lý thuyết .......................................................................... 31 2.4.2. Vật liệu ......................................................................................................... 32 2.4.3. Phương pháp tiến hành ................................................................................. 32 2.5. Phương pháp đánh giá khả năng kích hoạt enzym caspase 3/7 .............................. 34 2.6. Phương pháp thử hoạt tính kháng viêm: ................................................................ 35 2.6.1. Nuôi cấy tế bào ............................................................................................ 35 2.6.2. Đo Cytokine ................................................................................................. 35 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM .................................................................................. 36 3.1. Điều chế các dịch chiết từ Paramignya scandens: ................................................. 36 3.2. Nghiên cứu hoạt tính sinh học dịch chiết ............................................................... 37 3.3. Nghiên cứu hóa học cây P. scandens ..................................................................... 37 3.3.1. Quy trình phân lập........................................................................................ 37 3.3.2. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được: ................. 40 3.3.2.1. Hợp chất 01 (PS16): Paramignyol A (Chất mới) .................................. 40 3.3.2.2. Hợp chất 02 (PS15): Paramignyol B (Chất mới) .................................. 40 3.3.2.3. Hợp chất 03 (PS31): Paramignyoside A (Chất mới) ............................. 41 3.3.2.4. Hợp chất 04 (PS32): Paramignyoside B (Chất mới) ............................. 42 3.3.2.5. Hợp chất 05 (PS28): Paramignyoside C (Chất mới) ............................. 43 3.3.2.6. Hợp chất 06 (PS30): Paramignyoside D (Chất mới) ............................. 44 3.3.2.7. Hợp chất 07 (PS29): Paramignyoside E (Chất mới) ............................. 45 3.3.2.8. Hợp chất 08 (PS01): Methyl isolimonate .............................................. 46 3.3.2.9. Hợp chất 09 (PS02): (6R,9S)-roseoside ................................................ 46 3.3.2.10. Hợp chất 10 (PS03): -D-glucopyranoside methyl salicylate............. 47 3.3.2.11. Hợp chất 11 (PS05): Adenosine .......................................................... 47 3.3.2.12. Hợp chất 12 (PS09): 1,1-Dimethylprop-2-enyl 1-O-β-Dglucopyranoside .................................................................................................. 47 3.3.2.13. Hợp chất 13 (PS10): Syrigin ............................................................... 48 3.3.2.14. Hợp chất 14 (PS13): Atripliside B ...................................................... 48 3.3.2.15. Hợp chất 15 (PS18): trans-N-p-coumaroyl tyramine.......................... 49 3.3.2.16. Hợp chất 16 (PS20): 2,6-dimethoxy-4[(1E)-prop-1-enyl]phenyl O-L-rhamno- pyranosyl-(16)--D-glucopyranoside .......................................... 49 3.3.2.17. Hợp chất 17 (PS21): Gusanlungionoside C ........................................ 50 3.3.2.18. Hợp chất 18 (PS23): Betulalbuside B ................................................. 50 3.3.2.19. Hợp chất 19 (PS25): Syringaresinol di-O--D-glucopyranoside ........ 51 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 52 4.1. Quy trình phân lập .................................................................................................. 52 4.2. Xác định cấu trúc của các hợp chất ........................................................................ 54 4.2.1. Hợp chất 01: Paramignyol A (Chất mới) ..................................................... 54 4.2.2. Hợp chất 02: Paramignyol B (Chất mới) ..................................................... 59 4.2.3. Hợp chất 03: Paramignyoside A (Chất mới)................................................ 63 4.2.4. Hợp chất 04: Paramignyoside B (Chất mới) ................................................ 69 4.2.5. Hợp chất 05: Paramignyoside C (Chất mới) ................................................ 72 4.2.6. Hợp chất 06: Paramignyoside D (Chất mới)................................................ 75 4.2.7. Hợp chất 07: Paramignyoside E (Chất mới) ................................................ 79 4.2.8. Hợp chất 08: Methyl isolimonate ................................................................. 82 4.2.9. Hợp chất 09: (6R,9S)-roseoside ................................................................... 86 4.2.10. Hợp chất 10: -D-glucopyranoside methyl salicylate ............................... 89 4.2.11. Hợp chất 11: Adenosine ............................................................................. 91 4.2.12. Hợp chất 12: 1,1-Dimethylprop-2-enyl 1-O-β-D-glucopyranoside ........... 93 4.2.13. Hợp chất 13: Syrigin .................................................................................. 95 4.2.14. Hợp chất 14: Atripliside B ......................................................................... 97 4.2.15. Hợp chất 15: trans-N-p-coumaroyl tyramine .......................................... 100 4.2.16. Hợp chất 16: 2,6-dimethoxy-4[(1E)-prop-1-enyl]phenyl O--Lrhamnopyranosyl-(16)--D-glucopyranoside .................................................. 102 4.2.17. Hợp chất 17: Gusanlungionoside C ......................................................... 105 4.2.18. Hợp chất 18: Betulalbuside B .................................................................. 108 4.2.19. Hợp chất 19: syringaresinol di-O--D-glucopyranoside ......................... 111 4.3. Kết quả thử hoạt tính ............................................................................................ 114 4.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào ............................................................................ 114 4.3.2. Hoạt tính kháng viêm ................................................................................. 117 4.4. Tổng hợp các hợp chất phân lập từ cây xáo leo – P. scandens ............................ 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 120 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 122 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 128 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu 13 1 C-NMR H-NMR BMDC Tiếng Anh Diễn giải Carbon-13 nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân resonance spectroscopy cacbon 13 Proton nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân resonance spectroscopy proton Bone marrow-derived dendritic Tế bào đuôi gai từ tủy xương cells CC Column chromatography Sắc kí cột COSY Correlation spectroscopy Phổ tương tác 2 chiều đồng hạt nhân 1H-1H Công thức phân tử CTPT DEPT Distortionless enhancement by Phổ DEPT polarisation transfer DMSO Dimethyl sulfoxide ESI-MS Electron spray ionization mass Phổ khối lượng ion hóa phun mù spectra điện tử Fl Fibril sarcoma of Uteus Ung thư màng tử cung Glc Glucopyranoside HeLa Henrietta lacks Hep-G2 Human hepatocellular carcinoma Ung thư gan người HL-60 Human leukemia 60 Ung thư bạch cầu HMBC Heteronuclear mutiple bond Phổ tương tác dị hạt nhân qua connectivity nhiều liên kết High resolution electronspray Phổ khối lượng phân giải cao ionization mass spectrum phun mù điện tử Heteronuclear single-quantum Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1 coherence liên kết HR-ESI-MS HSQC Ung thư cổ tử cung IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm IR Infrared spectroscopy Phổ hồng ngoại KB Human epidemoid carcinoma Ung thư biểu mô người LNCaP Human prostatic carcinoma Ung thư tiền liệt tuyến người LU Human lung carcinoma Ung thư phổi người MCF7 Michigan cancer foundation-7 Ung thư vú người NF-B Nuclear factor kappa-light- Yếu tố nhân kappa B chain-enhancer of activated B cells NOESY Nuclear overhauser effect Phổ NOESY Spectroscopy Mật độ quang học OD Optical density Rha Rhamnopyranoside RD Rhabdo sarcoma Ung thư màng tim ROESY Rotating frame nuclear Phổ ROESY overhauser effect spectroscopy Silica gel pha đảo RP-18 RP18 Reserve phase C-18 SRB Sulphorhodamine B TCA Trichloracetic acid Trichloracetic acid TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng TMS Tetramethylsilane Tetramethyl silan TNF-α Tumor necrosis factor α Yếu tố hoại tử khối u α Xyl Xylopyranoside DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Một số dữ liệu phổ 1H-NMR (CDCl3, 400 MHz) của hợp chất 1-3 .............25 Bảng 1.2. Một số dữ liệu phổ 1H-NMR của hợp chất 4-6 .............................................26 Bảng 3.1. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào trên cao toàn phần của cây Xáo leo ...37 Bảng 4.1. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 01 ..............................................58 Bảng 4.2. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 02 ..............................................62 Bảng 4.3. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 03 ..............................................67 Bảng 4.4. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất PS32 .........................................71 Bảng 4.5. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 05 ..............................................74 Bảng 4.6. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất PS30 .........................................77 Bảng 4.7. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 07 ..............................................81 Bảng 4.8. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 08 ..............................................85 Bảng 4.9. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 09 ..............................................88 Bảng 4.10. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 10 ............................................90 Bảng 4.11. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 11 ............................................93 Bảng 4.12. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 12 ............................................95 Bảng 4.13. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 13 ............................................97 Bảng 4.14. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 14 ............................................99 Bảng 4.15. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 15 ..........................................102 Bảng 4.16. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 16 ..........................................105 Bảng 4.17. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 17 ..........................................108 Bảng 4.18. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 18 ..........................................111 Bảng 4.19. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 19 ..........................................114 Bảng 4.20. Kết quả hoạt tính diệt tế bào ung thư in vitro của Paramignyol A và Paramignyol B .............................................................................................................115 Bảng 4.21. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất Paramignyoside A-E..................117 Bảng 4.22. Tổng hợp các hợp chất phân lập từ cây xáo leo – P. scandens.................117 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Cây xáo leo - Paramignya scandens (Griff.) Craib.......................................28 Hình 3.1. Sơ đồ tạo các dịch chiết từ cây P. scandens ..................................................36 Hình 4.1. Sơ đồ phân lập các chất từ dịch chiết CHCl3 của cây P. scandens ...............52 Hình 4.2. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn nước W1 của cây P. scandens ..........53 Hình 4.3. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn nước W2 của cây P. scandens ..........53 Hình 4.4. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 01 .....................................54 Hình 4.5. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 01 ....................................55 Hình 4.6. Phổ NOESY của hợp chất 01 ........................................................................57 Hình 4.7. Các tương tác COSY và HMBC chính của hợp chất 01 ...............................57 Hình 4.8. Tương tác NOESY chính của hợp chất 01 ....................................................57 Hình 4.9. Cấu trúc hóa học của hợp chất 01 .................................................................59 Hình 4.10. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 02 ...................................59 Hình 4.11. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 02 ..................................60 Hình 4.12. Phổ NOESY của hợp chất 02 ......................................................................61 Hình 4.13. Các tương tác COSY và HMBC chính của hợp chất 02 .............................61 Hình 4.14. Tương tác NOESY chính của hợp chất 02 ..................................................61 Hình 4.15. Cấu trúc hóa học của hợp chất PS15 ...........................................................63 Hình 4.16. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 03 ...................................63 Hình 4.17. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 03 ..................................64 Hình 4.18. Phổ COSY của hợp chất 03 .........................................................................65 Hình 4.19. Phổ ROESY của hợp chất 03 ......................................................................66 Hình 4.20. Cấu trúc hóa học và tương tác COSY, HMBC và ROESY chính của hợp chất 03 ..............................................................................................................67 Hình 4.21. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 04 ...................................69 Hình 4.22. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 04 ..................................70 Hình 4.23. Cấu trúc hóa học và tương tác COSY ( ) và HMBC () chính của hợp chất 04 ..............................................................................................................70 Hình 4.24. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 05 ...................................72 Hình 4.25. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 05 ..................................73 Hình 4.26. Cấu trúc hóa học và tương tác COSY ( ) và HMBC () chính của hợp chất 05 ..............................................................................................................74 Hình 4.27. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 06 ...................................76 Hình 4.28. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất PS30 ..............................76 Hình 4.29. Cấu trúc hóa học và tương tác COSY ( ) và HMBC () chính của hợp chất 06 ..............................................................................................................77 Hình 4.30. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 07 ...................................79 Hình 4.31. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 07 ..................................80 Hình 4.32. Cấu trúc hóa học và tương tác COSY ( ) và HMBC () chính của hợp chất 07 ..............................................................................................................80 Hình 4.33. Phổ 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) của hợp chất 08 .....................................83 Hình 4.34. Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) của hợp chất 08 ....................................84 Hình 4.35. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC chính của hợp chất 08 ....................85 Hình 4.36. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 09 ...................................86 Hình 4.37. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 09 ..................................87 Hình 4.38. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất 09 ....................88 Hình 4.39. Phổ 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) của hợp chất 10 .....................................89 Hình 4.40. Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) của hợp chất 10 ....................................90 Hình 4.41. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất 10 ....................91 Hình 4.42. Phổ 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) của hợp chất 11 ................................91 Hình 4.43. Phổ 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) của hợp chất 11...............................92 Hình 4.44. Cấu trúc hoá học của hợp chất 11 ...............................................................92 Hình 4.45. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 12 ...................................94 Hình 4.46. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 12 ..................................94 Hình 4.47. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất 12 ....................94 Hình 4.48. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 13 ...................................96 Hình 4.49. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 13 ..................................96 Hình 4.50. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất 13 ....................97 Hình 4.51. Phổ 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) của hợp chất 14 ................................98 Hình 4.52. Phổ 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) của hợp chất 14...............................99 Hình 4.53. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất 14 ....................99 Hình 4.54. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 15 .................................101 Hình 4.55. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 15 ................................101 Hình 4.56. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất 15 ..................102 Hình 4.57. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 16 .................................103 Hình 4.58. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 16 ................................103 Hình 4.59. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất 16 ..................104 Hình 4.60. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 17 .................................106 Hình 4.61. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 17 ................................106 Hình 4.62. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất PS21 .............107 Hình 4.63. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) của hợp chất 18 .................................109 Hình 4.64. Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) của hợp chất 18 ................................109 Hình 4.65. Cấu trúc hoá học và tương tác HMBC chính của hợp chất PS23 .............111 Hình 4.66. Phổ 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) của hợp chất 19 ..............................112 Hình 4.67. Phổ 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) của hợp chất 19.............................113 Hình 4.68. Cấu trúc hoá học của hợp chất 19 .............................................................113 Hình 4.69. Khả năng kích hoạt enzyme caspase 3/7 của Paramignyol A và B ...........115 1 MỞ ĐẦU Từ ngàn xưa, cây thuốc được xem là nguồn gốc dược liệu quan trọng giúp chữa bệnh cho con người. Những tác dụng chữa bệnh, tăng cường và bảo vệ sức khoẻ của cây cỏ đối với con người chủ yếu là do các hợp chất tự nhiên mà chúng đã sinh tổng hợp, tích luỹ trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Đến nay, mặc dù đã có rất nhiều các dược phẩm được sản xuất bằng con đường tổng hợp hoá học; tuy nhiên theo nhiều tài liệu thì có tới hơn 50% các loại thuốc đang được sử dụng trên thế giới có nguồn gốc thực vật. Đó là do mức độ nguy hiểm của sự kháng thuốc và các tác dụng phụ kéo theo khi sử dụng các dược phẩm hoá học và các loại thuốc có nguồn gốc thực vật đã thực sự hồi sinh. Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, động thực vật... Riêng về cây thuốc, kết quả điều tra dược liệu đến nay đã ghi nhận được trên 1000 loài thực vật làm thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý. Nhiều nghiên cứu trước đây ở Việt Nam về các loài thực vật có hoạt tính diệt tế bào ung thư cho thấy tại Lâm Đồng có nhiều loài thực vật có hoạt tính như Taxus wallichiana Zucc., dừa cạn Catharanthus roseus, Coptis japonica, Coscinium usitatum, Crinum latifolium… Ngoài ra, còn có nhiều loài thực vật có hoạt tính gây độc tế bào nhưng chưa hoặc ít được nghiên cứu về hóa học ở Việt Nam và trên thế giới, đây là cơ sở quan trọng cho việc định hướng chọn lọc đối tượng nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở sàng lọc một số loài thực vật ở Lâm Đồng theo định hướng hoạt tính gây độc tế bào, chúng tôi đã phát hiện dịch chiết methanol của loài Xáo leo (Paramignya scandens Craib) có hoạt tính mạnh, trong khi loài này chưa được nghiên cứu hóa học ở Việt Nam và trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của 2 loài Xáo leo (Paramignya scandens (Griff.) Craib) ở Lâm Đồng” nhằm nâng cao giá trị sử dụng và góp phần vào kho tàng cây thuốc đặc hữu của Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo hướng nghiên cứu này, luận án có các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu được thành phần hóa học của loài Xáo leo (Paramignya scandens (Griff.) Craib) ở Lâm Đồng. - Xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập - Đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất phân lập được nhằm định hướng cho các nghiên cứu ứng dụng tiếp theo. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn tài nguyên dược liệu tại Lâm Đồng: 1.1.1. Khái quát về tiềm năng cây thuốc của Lâm Đồng: Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật... Nhiều loài cây thuốc của Lâm Đồng được sử dụng làm thuốc chữa cảm sốt, chữa lỵ, chữa trị giun sán, chữa ho hen, chưa đau dạ dày, chữa huyết áp, tim, chữa tai mũi họng, chữa về bộ máy tiêu hóa, chữa mụn nhọt, chữa phong thấp, thuốc nhuận tràng, tẩy, thuốc thông tiểu, thông mật, an thần, bổ dưỡng. Riêng về cây thuốc, kết quả điều tra dược liệu đến nay đã ghi nhận được trên 1000 loài thực vật làm thuốc. Trong đó có nhiều loài cây thuốc quý, hiếm như: thiên niên kiện (Homalomena occulta), thảo nam sơn (Xantolis cambodiana), vấn vương (Galium aparine), nữ lang (Valeriana hardwickii), thiên môn ráng (Asparagus finicinus), hoàng tinh (Polygonatum punctatum), sa nhân tím (Amomum longiligulare), mã hồ (Mahonia nepalensis), thiên niên kiện lá to (Homalonema gigantea), sơn tra (Malus doumeri), một lá tím (Nervilia crispata), một số loài thuộc họ nhân sâm (Araliaceae): Schefflera kontumensis, Schefflera sp3., Aralia hiepiana, Macropanax schmidii, chè dây (Ampelopsis cantoniensis), thông đỏ (Taxus wallichiana), bình vôi (Stephania rorunda), ba gạc lá to (Rauwolfia cambodiana)…[1]. Trong đó, có nhiều loài thực vật chưa hoặc ít được nghiên cứu về hóa học ở Việt Nam và trên thế giới nên là cơ sở quan trọng cho việc định hướng chọn lọc đối tượng nghiên cứu. Theo điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu tỉnh Lâm Đồng, có các loài quý hiếm ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) (40 loài), phần lớn các cây thuộc diện nguy cấp và sẽ nguy cấp như: thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.), đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook. F.), bách xanh (Calocedrus marolepis Hurz), du sam 4 (Keteleeria evelyniana Mast.), thông 2 lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte), thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferre,), pơmu (Fokenia hodgnsii (Dunn) A. Henry & Thomas), lan 1 lá (Nervilia crispata (Blume) Schltr. ex Kraenzl.), lệ dương (Aeginetia indica (L.) Roxb.), ba gạc lá to (Rauwolfia cambodiana Pierre ex Pitard), đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.), nữ lang (Valeriana hardwickii Wall.), lan kim tuyến (Anoetochilus setaceus Blume), thiên môn ráng (Asparagus filicinus Buch.- Ham ex D. Don), hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.), sơn dương (Rhopalocnemis phalloides Jungh.), lá khôi nhung (Ardisia silvestris Pitard), hoàng tinh vòng (Polygonatum kinggianum Coll. ex Hemsl), nắp ấm trung bộ (Nepenthes annamensis Macfll), nắp ấm (Nepenthes mirapilis (Lour.) Druce.)… Những loài đặc hữu của Lâm Đồng: gò đồng Bi đúp (Gordonia bidoupensis Ganep.), đại đinh Schmidii (Macropanax schmidii C.B. Shang), hà biện lá thài lài (Habenaria commelinifolia (Roxb.) Wall. Ex Lindl.), bóng nước lanbiang (Impatiens langbianensis Tardieu), hải đường langbiang (Begonia langbianensis Baker f.), côm bi dúp (Elaeocarpus bidupensis Ganep.), cuồng Hiệp (Aralia hiepiana J. Wen & Lowry)… Những loài có trữ lượng khá gặp nhiều trên các tuyến, có thể khai thác phục vụ cho y học cổ truyền như: thạch xương bồ (Acorus gramineus Soland.), kinh giới đất (Elsholtizia winitiana Craib), rau bánh lái (Pentaphragma sinense Hemsl.), ban nhật (Hypericum japonicum Thunb. Ex Murray), muối/ ngũ bội tử (Rhus chinensis Mill.), thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. Et Arn.) Planch), màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers), đu đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb. Ex Lindl.) Vis.), đơn châu chấu (Aralia armata (Wall) Seem.), hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Pers.), mũi mác (Desmodium trifolum (L.) DC.), kê huyết đằng (Sphatholobus parviflorus (Roxb.) Kuntze), lạc tiên (Passiflora foetida L.), hồng tùng (hoàng đàn giả) (Dacrydium elatum (Roxb.), ráng đuôi phụng cứng (Drynaria rigidula (Sw) Bedd.), đa đa (Harrisonia perforata (Blanco). Merr.), bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack.), gừng gió (Zingiber zerumbet Sm.), trà tiên 5 (Ocimum basilicum var. pilosum (Willd.) Benth.), sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu), dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall. ex G. Dob)…[1]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ở Việt Nam của một số loài thực vật tương tự tại Lâm Đồng: Trong giai đoạn 1996-2005, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên đã tiến hành chương trình sàng lọc trên một nghìn mẫu dịch chiết thô của các thực vật thu hái ở một số khu vực của Việt Nam, cơ sở lựa chọn dựa vào các kinh nghiệm dân gian trong điều trị kháng u và kháng viêm, các dịch chiết này đã được sàng lọc in vitro hoạt tính kháng u trên các dòng tế bào ung thư người Hep-G2, KB, Fl, Lu và RD nuôi cấy. Kết quả đã phát hiện ra một số loài thực vật triển vọng như lá bạch đồng nữ Cleodendrum philippinum, diếp cá Houttuynia cordata, gừng gió Zingber zerumbe, thành ngạnh Cratoxylum pruniflorum... Hợp chất 8,13-epoxy-3-en-7-hydroxy-6,11-O-dibenzoyl-15,16-derodanolid thể hiện hoạt tính kháng ung thư khá cao trên nhiều dòng tế bào ung thư người như: MCF7 (ung thư vú), LU (ung thư phổi), LNCaP (ung thư tuyến tiền liệt) và KB (ung thư biểu mô), hợp chất này được chiết xuất từ cây bán chi liên Scutellaria barbata D. Don [2]. Sàng lọc một số hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư B16 của 50 thực vật trong các bài thuốc chống u và viêm khớp đã tìm ra các loài Siegesbeckia orientalis, Notopterygium incisium và Mimosa pudica thể hiện hoạt tính mạnh [3]. Ba hợp chất là ent-(16S)-18-acetoxy-7β-hydroxykauran-15-one, ent-1α,14αdiacetoxy-7β-hydroxykauran-16-en-15-one và ent-1α-acetoxy-7β,14α-dihydroxy kauran-16-en-15-one từ cây Khổ sâm Croton tonkinensis Gagnep, kết quả đánh giá hoạt tính cho thấy cả ba chất thể hiện hoạt tính ức chế NF-B [4] và gây độc tế bào mạnh trên các dòng tế bào ung thư KB, Hep-G2, LU và Fl. Hai hợp chất 10-methoxy-normacusin-B và 10-methoxy-affinisin-N(4)-oxid từ cây dừa cạn Catharanthus roseus thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh đối với dòng tế bào ung thư gan Hep-G2. Cũng từ đối tượng cây Dừa cạn, hai hợp chất vindolin và catharanthin được phân lập và các nhà khoa học ở Viện Hoá học Công 6 nghiệp đã tiến hành tổng hợp vinblastin sunfat và vincristin sunfat làm thuốc chữa ung thư máu. Nghiên cứu công nghệ chiết tách zerumbon từ cây Gừng gió làm thuốc chống ung thư cũng đã được đưa vào thực hiện tại chương trình hóa dược quốc gia. Andrographolide ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan (Hep-G2), được chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên Andrographis paniculata Needs, hiện nay quy trình chiết xuất hợp chất này ở quy mô pilot đang được Nguyễn Thượng Dong và cs (Viện Dược liệu) thực hiện. Từ lá cây Taxus wallichiana Zucc đã phân lập được 7 taxoit và 1 biflavonoit trong đó có 5 chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên dòng tế bào ung thư gan người Hep-G2 là taxol, 7-xyloside-10-deacetyl taxol, 7-xyloside-10-deacetyl taxol C, cephalomanine và sciadopitysin [5]. Trong khuôn khổ các đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, GS.TSKH Trần Văn Sung và cs đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ bán tổng hợp Taxol và Taxotere từ 10DAB III [6]. Hướng sàng lọc nhắm đích với các phép thử trên các enzym, protein hoặc yếu tố nhân đã được các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ các đề tài hợp tác theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc. Từ chương trình sàng lọc này đã phát hiện ra nhiều chất có hoạt tính diệt tế bào ung thư như Atractylodin, Atractylodinol từ cây Atractyloides lancea; Benzoic acid-2-methyl-benzylester từ Demos chinensis; Malloapelta B-G từ cây Mallotus apelta; axit ursolic và axit betulic từ Liquidambar formosana. Điểm lại những nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy hầu hết các đối tượng nghiên cứu theo hướng diệt tế bào ung thư đều có mặt tại vùng Lâm Đồng. Trong khu vực này, theo các kết quả nghiên cứu của một số đề tài trước đây cho thấy sự có mặt của các dược liệu như thông đỏ Taxus wallichiana Zucc, nhân sâm Panax vietnamensis, dừa cạn Catharanthus roseus, Coptis japonica, Coscinium usitatum, Crinum latifolium...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan