Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học cây bần chua (Sonne...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học cây bần chua (Sonneratia Caseolaris (L.) Engl.)

.PDF
137
455
87

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN PHẠM THỊ MAI HƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CÂY BẦN CHUA (SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL.) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Hướng dẫn khoa học. TS. NGUYỄN VĂN THANH Hà Nội – 2014 VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CÂY BẦN CHUA (SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL.) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Học viên. Phạm Thị Mai Hương Cao học. Khóa 16 Chuyên ngành. Sinh học thực nghiệm Mã số. 60420114 Hướng dẫn khoa học. TS. Nguyễn Văn Thanh Hà Nội – 2014 Lời cảm ơn Luận văn được hoàn thành tại Viện Hoá Sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Thanh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn GS. VS Châu Văn Minh, TS Nguyễn Hoài Nam, TS Nguyễn Xuân Cường và tập thể cán bộ phòng Dược liệu biển, Viện Hóa Sinh biển đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị phòng Hoạt chất sinh học, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên; và các anh chị phòng Hóa Sinh ứng dụng, Viện Hóa học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành các nghiên cứu về hoạt tính sinh học và thử nghiệm dược lý. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, trường Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Luận văn này được hỗ trợ kinh phí và thực hiện trong khuôn khổ của Dự án điều tra cơ bản: “Điều tra các chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thực vật rừng ngập mặn tại khu vực vườn Quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định”, mã số: VAST.ĐTCB 02/13-14 do TS Nguyễn Văn Thanh làm chủ nhiệm. Tác giả luận văn Phạm Thị Mai Hương Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Thanh. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Phạm Thị Mai Hương Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương Danh sách các chữ viết tắt CC Sắc kí cột (column chromatography) DMSO Dimethyl sulfoxide DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance) RNM Rừng ngập mặn S.caseolaris Sooneratia caseolaris TLC Sắc kí lớp mỏng (thin layer chromatomatography) VSVKĐ Vi sinh vật kiểm định i Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương Mục lục Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục các hình ......................................................................................................v MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3 1.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL ..........3 1.1.1. Khái quát chung về họ Bần – Sonneratiaceae ........................................3 1.1.2. Một số đặc điểm của các loài thuộc họ Bần tại Việt Nam......................3 1.1.2.a Chi Phay Duabanga..................................................................................4 1.1.2.b Chi Bần Sonneratia ..................................................................................4 1.1.3. 1.2. Khái quát về loài Sonneratia caseolaris (L.) Engl. ................................5 THÀNH PHẦN HÓA HỌC ..........................................................................9 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới. ....................................................9 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước. ....................................................15 1.3. Hoạt tính sinh học ........................................................................................16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................25 2.1. MẪU THỰC VẬT. .........................................................................................25 2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT..........................................25 2.2.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC) ...........................................................................25 2.2.2. Sắc ký lớp mỏng điều chế ........................................................................26 2.2.3. Sắc ký cột (CC) ........................................................................................26 2.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT .26 2.3.1. Điểm nóng chảy (Mp) ..............................................................................26 2.3.2. Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR) ..............................................................26 2.4. PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC ........................................26 2.4.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định .....................................................26 ii Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương 2.4.1.a. Vật liệu ..................................................................................................26 2.4.1.b. Phương pháp .........................................................................................27 2.4.2. Hoạt tính gây độc tế bào ...........................................................................28 2.4.2.a. Thiết bị nghiên cứu ................................................................................28 2.4.2.b. Các dòng tế bào .....................................................................................28 2.4.2.c. Phương pháp .........................................................................................28 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .......................................................30 3.1. THU MẪU THỰC VẬT VÀ XỬ LÝ MẪU ..................................................30 ...............................................................................................................................30 3.2. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT .......................................................................31 3.3. CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP..................................................33 3.3.1. Hợp chất BCW1 .......................................................................................33 3.2.2. Hợp chất BCW2 .......................................................................................37 3.2.3. Hợp chất BCW3 .......................................................................................41 3.3.4. Hợp chất BCW4 .......................................................................................47 3.3.5. Hợp chất BCW7 .......................................................................................52 3.3.6. Hợp chất BCW5 .......................................................................................56 3.3.7. Hợp chất BCW6 .......................................................................................60 3.3.8. Hợp chất BCW9 .......................................................................................64 3.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT VÀ GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA ..............................................................................................71 3.4.1. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của một số hợp chất cây Bần chua. ..............................................................................................71 3.4.2 Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập từ cây Bần chua ..................................................................................................72 KẾT LUẬN ...............................................................................................................73 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................74 Phụ lục ......................................................................................................................... I iii Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương Danh lục các bảng Bảng 1. kiểm tra thành phần hoá học định tính của các dịch chiết khác nhau trong cây Bần chua ....................................................................................................................14 Bảng 2. kết quả thử nghiệm hóa học khác nhau trên chiết xuất ethanol của lá S. caseolaris ..................................................................................................................15 Bảng 3. ảnh hưởng của dịch chiết S.caseolaris trên acid acetic gây ra đau đớn ở chuột ...................................................................................................................................17 Bảng 4. ức chế phần trăm và ức chế IC50 của dịch chiết thô của Bần chua và acid ascorbic trong DPPH triệt để.....................................................................................18 Bảng 5. hoạt động giảm đau của phần khác nhau của thân và lá S.caseolaris đối với acid acetic gây ra đau đớn ở chuột. ...........................................................................19 Bảng 6. đánh giá thống kê .........................................................................................19 Bảng 7. ảnh hưởng dịch chiết ethyl acetate gốc S.caseolaris và dịch chiết chloroform lá S.caseolaris trên thời gian tiềm ẩn của dầu thầu dầu gây ra tiêu chảy chuột........20 Bảng 8. ảnh hưởng của dịch chiết ethyl acetate từ gốc S.caseolaris và dịch chiết chloroform phần nhỏ của lá S.caseolaris trên cơ sở trung bình số lượng phân của chuột do thầu dầu gây ra tiêu chảy. ...........................................................................20 Bảng 9. kết quả đánh giá hoạt tính của các loài thực vật kiểm định .........................22 Bảng 10. dữ liệu phổ NMR của hợp chất BCW1 .....................................................35 Bảng 11. dữ liệu phổ NMR của hợp chất BCW2 .....................................................40 Bảng 12. dữ liệu phổ NMR của hợp chất BCW3 .....................................................45 Bảng 13. dữ liệu phổ NMR của hợp chất BCW4 .....................................................50 Bảng 14. dữ liệu phổ NMR của hợp chất BCW7 .....................................................54 Bảng 15. dữ liệu phổ NMR của hợp chất BCW5 .....................................................58 Bảng 16. dữ liệu phổ NMR của hợp chất BCW6 .....................................................63 Bảng 17. dữ liệu phổ NMR của hợp chất BCW9 .....................................................67 Bảng 19. kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của các chất ........................72 iv Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương Danh mục các hình Hình 1. biểu đồ hoạt tính chống oxy hóa của Bần chua và ascorbic acid .................18 Hình 2. biểu đồ cặn chiết và các chất phân lập được từ Bần chua (50mg/ml nồng độ) đối với ức chế hoạt động α-glucosidase của chuột. Dữ liệu đại diện cho có nghĩa là ±SD của mẫu ba lần. .................................................................................................23 Hình 3. Sonneratia caseolaris (L.) Engl. - Bần chua ................................................25 Hình 4. sơ đồ chiết phân đoạn dịch chiết methanol của cây Bần chua .....................30 Hình 5. sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn BCW3 .......................................31 Hình 6. phổ 1H-NMR của BCW1 .............................................................................33 Hình 7. phổ 13C-NMR của BCW1 ..........................................................................34 Hình 8. phổ HSQC của BCW1 .................................................................................35 Hình 9. cấu trúc của BCW1 ......................................................................................35 Hình 10. một số tương tác HMBC quan trọng của BCW1 .......................................36 Hình 11. phổ HMBC của BCW1 ..............................................................................37 Hình 12. phổ 1H-NMR của BCW2 ..........................................................................38 Hình 13. phổ 13C-NMR của BCW2 ........................................................................38 Hình 14. phổ HSQC của BCW2 ...............................................................................39 Hình 15. cấu trúc của BCW2 ....................................................................................39 Hình 16. một số tương tác HMBC quan trọng của BCW2 .......................................41 Hình 17. phổ HMBC của BCW2 ..............................................................................41 Hình 18. cấu trúc của BCW3 ....................................................................................42 Hình 19. phổ 1H-NMR của BCW3 ..........................................................................42 Hình 20. phổ 13C-NMR của BCW3 ........................................................................43 Hình 21. phổ HSQC của BCW3 ...............................................................................44 Hình 22. phổ HMBC của BCW3 ..............................................................................44 Hình 23. một số tương tác HMBC quan trọng của BCW3 .......................................45 Hình 24. phổ 1H-NMR của BCW4 ...........................................................................47 Hình 25. cấu trúc của BCW4 ....................................................................................48 Hình 26. phổ 13C-NMR của BCW4 ..........................................................................48 v Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương Hình 27. phổ HSQC của BCW4 ...............................................................................49 Hình 28. một số tương tác HMBC quan trọng của BCW4 .......................................50 Hình 29. phổ HMBC của BCW4 ..............................................................................51 Hình 30. phổ 1H-NMR của BCW7 ...........................................................................52 Hình 32. cấu trúc của BCW7 ....................................................................................53 Hình 33. phổ 13C-NMR của BCW7 ..........................................................................53 Hình 34. phổ HSQC của BCW7 ...............................................................................54 Hình 35. phổ HMBC của BCW7 ..............................................................................55 Hình 36. một số tương tác HMBC quan trọng của BCW7 .......................................56 Hình 37. cấu trúc của BCW5 ....................................................................................56 Hình 38. phổ 13C-NMR của BCW5 ..........................................................................56 Hình 39. phổ 1H-NMR của BCW5 ...........................................................................57 Hình 40. phổ HSQC của BCW5 ...............................................................................58 Hình 41. một số tương tác HMBC quan trọng của BCW5 .......................................59 Hình 42. phổ HMBC của BCW5 ..............................................................................60 Hình 43. cấu trúc của BCW6 ....................................................................................60 Hình 44. phổ 1H-NMR của BCW6 ..........................................................................61 Hình 44. phổ 13C-NMR của BCW6 ........................................................................62 Hình 45. phổ HSQC của BCW6 ...............................................................................62 Hình 46. phổ HMBC của BCW6 ..............................................................................63 Hình 47. một số tương tác HMBC quan trọng của BCW6 .......................................64 Hình 48. cấu trúc của BCW9 ....................................................................................64 Hình 49. phổ 1H-NMR của BCW9 ...........................................................................65 Hình 50. phổ 13C-NMR của BCW9 ..........................................................................66 Hình 51. phổ HSQC của BCW9 ...............................................................................67 Hình 52. phổ HMBC của BCW9 ..............................................................................68 Hình 53. một số tương tác HMBC quan trọng của BCW9 .......................................69 vi Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương MỞ ĐẦU Từ thuở xa xưa, con người đã biết sử dụng thực vật làm nguồn sống, sử dụng cỏ cây làm thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Sự phát triển của xã hội đã đưa cho loài người đã có những bước tiến dài trong lịch sử, cùng với đó là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học đã đem lại cho những phương thức chữa bệnh tuyệt vời, rất nhiều loài thuốc được sản xuất bằng con đường tổng hợp hóa học được nghiên cứu và tạo thành; song theo nhiều tài liệu thì có tới hơn 50% các loại thuốc đang được sử dụng là có nguồn gốc từ thực vật. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu ái ban tặng món quà quý giá về nguồn thực vật phong phú và đa dạng về loài và số lượng. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một đường bờ biển dài hơn 3.000 km từ Bắc vào Nam, điều này hình thành nên một dãy các rừng ngập mặn (RNM) có độ đa dạng sinh học cao với nhiều loài thực vật được sử dụng làm nguồn nguyên liệu trong công nghiệp dược đem lại nguồn lợi to lớn cho quốc gia. RNM được coi là tài nguyên quý trên trái đất, trong đó, nhiều thực vật ngập mặn là nguồn dược liệu trong các bài thuốc dân gian tại nhiều quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy (20010'N-20015'N; 106020'E-106032'E) [56] tiêu biểu cho hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng. Theo Báo cáo “Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, giai đoạn 2004-2020” VQG Xuân Thủy là nơi sinh sống của 116 loài, 99 chi thuộc 42 họ thực vật. Nhiều loài thực vật đã và đang được cộng đồng khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian nhưng chưa được kiểm định về mặt khoa học. Trong thảm thực vật RNM Bần chua (Sonneratia caseolaris) là một trong số loài thực vật ngập mặn tiêu biểu gắn bó với đời sống của người dân từ bữa ăn đến bài thuốc chữa bệnh và cả ca dao dân ca. Từ đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị của loài cây này 1 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương trong khoa học nhằm nghiên cứu tiềm năng ứng dụng của thực vật sinh trưởng ở các khu vực RNM. Luận văn này tập trung nghiên cứu về thành phần hóc học của cây Bần chua và hoạt tính sinh học của chúng nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc mới cũng như giải thích được tác dụng chữa bệnh của các cây thuốc cổ truyền. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN GỒM 1. Thu mẫu và xử lý mẫu và phân lập một số hợp chất hóa học từ cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được. 3. Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất đã phân lập được. 2 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL 1.1.1. Khái quát chung về họ Bần – Sonneratiaceae Sonneratiaceae Eng & Gilg, 1924-Họ Bần: dạng thân gỗ hoặc bụi, lá đơn, mọc đối; rất gần với Lythraceae khác nó chủ yếu bởi xu hướng tạo thành bầu hạ. Ngoài ra ở đây còn có lá kèm thoái hóa, nhị thường nhiều thành nhiều hàng và đính vào đỉnh của ống hoa, bao phấn hình thận, bộ nhụy gồm 4-20 lá noãn hợp thành bầu thượng, nhưng do đính vào gốc của ống hoa mà thành ra có dạng như bầu hạ. Hiện nay còn 2/7 chi, ở nhiệt đới Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương và Australia; ở Việt Nam có cả 2 chi Duabanga và Sonneratia [41]. 1.1.2. Một số đặc điểm của các loài thuộc họ Bần tại Việt Nam 1.1.2.a Chi Phay Duabanga Ở Việt Nam hiện nay xác định và phân loại được một loài Phay, Bần Bằng lăng Duabanga grandifora (DC) Walp. Mô tả: cây gỗ lớn, cao 20-35 m; đường kính thân 80-90 cm, thân thẳng, gốc có bạnh nhỏ; vỏ nhẵn, màu xám hồng nhánh ngang, đầu cành rũ xuống, có tầng, lá non vuông. Lá to, mọc đối, không lông, đáy hình tim, đầu mũi tù, dài 12-17 cm, rộng 6-12 cm; cuống dài 1cm. Tụ tán 3 hoa to, lá đài 6, cánh hoa 6, trắng hay vàng; tiểu nhụy nhiều; bầu trung hình nón, có 6-8 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Quả nang gần hình cầu, khi chín màu nâu đen, nút thành 4-8 mảnh; hạt nhỏ, nhiều. 2n=48 [47]. Sinh thái: mọc ở các rừng triền, núi ẩm 10-1300m [47]; mọc ở chân núi, dọc khe suối, ven các khe ẩm. Ưu đất sâu mát hoặc đất có lẫn đá. Cây sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt tốt. Ra hoa tháng 2-6, có quả từ tháng 4 trở đi. Phân bố: Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Tp Hồ Chí Minh, An Giang. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Công dụng: đồng bào dân tộc ở Nghệ An dùng chữa bí tiểu, nước tiểu đục. Ở Malaysia ăn quả non có vị chua [61]. Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ gỗ thông thường. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm bóng mát, làm cảnh [41]. 3 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương 1.1.2.b Chi Bần Sonneratia Chi Bần chua (danh pháp khoa học. Sonneratia) là một chi của thực vật có hoa trong họ Bần chua (Sonneratiaceae). Tên khoa học khác của chi này còn là Blatti do James Edward Smith đặt, nhưng Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là Bần chua. Chúng là các loài cây thân gỗ sinh sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển. Chi Sonneratia chứa khoảng 14-16 loài, trong đó loài quan trọng là cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) và cây Bần chua ổi (Sonneratia alba). Hiện nay ở Việt Nam đã phân loại được 5 loài: Sonneratia alba J.Sm (Bần trắng, Bần đắng, Bần chát) Mô tả: cây gỗ cao 10-15m (25m), với nhiều rễ thở, dài 15-20 cm, rộng 3-4 cm ở gốc.Lá có phiến xoan ngược, cứng, dai, phiến tròn, có khe lõm, gốc hình nêm, dày, mập dài 5-10 cm, rộng 3-7 cm; gân bên rất mảnh, cuống lá dài 3-8 mm, hơi dẹp. Cụm hoa ở ngọn, hoa đơn độc hay hình xim 3 hoa. Đài hoa có đế dạng đấu cao 1,5-2,5 cm; có 6-8 thùy hình trứng, lục ở phía ngoài và đỏ ở phía trong. Cánh hoa dạng sợi, dài 13-20 mm, rộng 0,5-1 mm. ngắn hơn nhị và rụng sớm khi hoa còn nở. Nhị nhiều xếp thành nhiều dãy đính ở mép trong của đấu của đài, chỉ nhị dài 30-40 mm, màu đỏ ở gốc và trắng ở ngọn. Bầu dính với đài và dẹp ở đỉnh, có 14-18 ô. Quả hình con quay, cao 3-4 cm, rộng 4-5 cm, dính nửa dưới với ống đài mà các thùy cong về phía sau [61]. Sinh thái: gặp trong các RMN ven biển, chịu mặn khỏe hơn các loài Bần khác. Ra hoa quả gần như quanh năm, chủ yếu tháng 3-4 [61]. Phân bố: Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh, Bến Tre. Còn có ở nhiều nước Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Micronedi [61]. Công dụng: ở Nuven Caledoni, lá sau khi giã ra thêm ít muối trộn thành thuốc chữa bầm tím và chống bí tiểu tiện [61]. Sonneratia apetala Buch,-Ham in Syme (Bần vô cánh) Mô tả: cây gỗ lớn, cao 12 m. Lá có phiến không lông, dày, bầu dục thon, to 810 x 2,5-3,5 m, gân phụ 14-17 cặp; cuống 5-7 mm. Hoa tương đối nhỏ, rộng 2,5-3 m, lá đài 4 (6), không lông, cao 1,5 cm; không có cánh hoa; tiểu nhụy nhiều, cao 1,5 cm; 4 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương vòi nhụy phù ở đầu thành nuốm rộng 5-7 mm. Trái tròn, hơi bẹp, đầu không lõm, quả bì không dày; hột nhiều, nhỏ, n= 9,12 [47]. Sinh thái: mọc ở rừng sác hay cửa sông. Sonneratia griffthii Kurz (Bần đắng, bần ổi) Mô tả: cây gỗ lớn, cao 30-45m, đường kính đến 1m, có vỏ bong như vỏ ổi; rễ thở nhiều. Lá có phiến xoan tròn, chóp tròn nhưng thường hơi lõm, gốc hẹp dần lại trên cuống, dày, không lông; gân bên 10-15 đôi, lồi mặt trên. Hoa to, lá đài 6-8, cao, có gờ ở lưng; không có cánh hoa; nhị nhiều; bầu dẹp, đầu nhụy hình đầu. Quả rộng 4-5 cm, trên đài trải ra hình sao, hạt nhỏ nhiều [61]. Sinh thái: Mọc trong RNM ven biển. Phân bố: Nam Việt Nam, Ấn Độ, Mianma. Công dụng: Ở Ấn Độ dân gian dùng rễ giã nát hơ nóng đắp lên trên da trị bệnh nấm tóc [61]. Sonneratia ovata Back. (Bần ổi, bần hôi, bần trứng) Mô tả: cây gỗ cao 4-5m (10m). Vỏ bong như vỏ ổi. Nhánh non có 4 cạnh. Lá hình trái xoan gần tròn, tròn và gần như có hình tim ở gần gốc, chóp tròn hay có khía tai bèo, dài 4-8 cm; rộng 3-7 cm; gân bên 12-14 đôi, rất mảnh, nhìn rõ ở cả 2 mặt; cuống lá dài 4-6 cm. Cụm hoa ở ngọn, thành xim 3 hoa. Nụ xoan, tròn ở 2 đầu. Đài có ống, có cạnh dài men theo cuống; thùy 6, hình tam giác, dài 8-10 mm, rộng 6-8 mm, có vách trong đỏ. Không có cánh hoa. Nhị nhiều, có chỉ nhị dài 4-5 cm. Bầu có 13-15 ô, noãn nhiều. Quả mọng gần hình cầu, đường kính 3-4 cm, cao 2-3 cm, các thùy của đài gắn liền với quả làm thành phao nổi trên quả rụng [61]. Sinh thái: gặp trong RMN ven biển nhưng không nhiều. Dọc các bờ sông có phù sa ngập mặn, hay nước ngọt một phần trong năm, cây mọc phổ biến hơn. Ra hoa tháng 3-4, quả tháng 6-7.[61] Phân bố: ở Đồng Nai (Biên Hòa), Tp Hồ Chí Minh, Cà Mau, dọc sông Cửu Long. Còn có ở Campuchia, Thái Lan, Indonexia, New Gieni.[61] Công dụng: quả có vị chua thơm, thường được người dân nấu canh chua. Lá cũng dùng để trị bầm tím, chống bí tiểu tiện [61]. 1.1.3. Khái quát về loài Sonneratia caseolaris (L.) Engl. 5 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương Cây Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris (L.) Engl. thuộc họ Bần Sonneratiaceae. Sinh thái. Cây Bần chua là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới ưa sáng mọc tại rừng sác, cửa sông có chút nước lợ, nằm dọc theo bờ biển bùn có độ mặn thấp, thường nằm ở mặt sau của khu vực, giữa các vùng Dừa nước và khu Đước [48]. Sự phong phú của quần thể này tùy theo mức nước lợ và chế độ thủy triều. Bần chua là cây tiên phong để phát triển rừng ngập măn ven biển và các bải bồi ven sông [29], Bần chua phát triển kém ở những vùng có nước ngọt quanh năm; được phát tán rộng khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Đại dương.Hiện nay các nước có nhiều cây Bần chua mọc hoang và được trồng như. Châu Phi, Sri-Lanka, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippin, Indonesia, Timor, Đảo Hải Nam (Trung Quôc), Đông Bắc Australia và một số nước ở Châu Đại dương như Niughnia, New Guinea, Solomon Islands, New Hebrides…[34]. Khi chín quả rụng và trôi nổi theo nước thủy triều, hạt sống lâu và phát tán mạnh trên các bãi bồi. Bần chua có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc trồng cây con mọc tự nhiên. Ra hoa vào tháng 3-4 sau mùa khô, trước mùa mưa. Hoa nở về đêm nhờ dơi thụ phấn. Bần chua là cây chắn sông, bảo hộ đất ở vùng ven biển. Ở Việt Nam cây Bần chua mọc hoang và được trồng ở rừng ngập mặn ven biển từ Bắc vào Nam nơi có nhiều bùn và bãi bồi. Ở Miền Bắc cây Bần chua mọc thành rừng gần như thuần loại ven bờ biển và vùng cửa sông như ở Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở Miền Nam cây Bần chua là thành phần chính yếu của các rừng ngập mặn tự nhiên ven biển và chúng mọc dày đặc ven sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng ven biển miền Trung. Mô tả chung -Thân. Bần chua thuộc loài thân gỗ đại mộc, cao 10-15 m, có khi cao tới 25 m nhưng có khi là cây bụi, chỉ cao 5-6 m, có nhiều cành [47]. Cành non màu đỏ, 4 cạnh, không có lông, có đốt phình to. Gỗ xốp, bở, vỏ thân chứa nhiều tanin. - Rễ. Rễ gốc to, khỏe, mọc sâu trong đất bùn. Từ rễ mọc ra nhiều rễ thở thành từng nhóm quanh gốc [47] . 6 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương - Lá. Lá đơn, mọc đối, phiến lá dày, giòn,hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc trái xoan ngược hay trái xoan thuôn, thon hẹp thành cuống ở góc, cụt hay tròn ở chóp, dai, dài 5-10cm,hình nêm; cuống và một phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5-1,5 cm [47], [61]. - Hoa. Cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5 cm, có cuống hoa ngắn. Đài hợp ở gốc, có ống dài 7-12 mm có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình dải, dài 17-25 mm, rộng 1-2 mm, thuôn về hai đầu [61]. Nhị, chỉ nhị hình sợi, dài 3,5-4 mm, bao phấn hình thận. Bầu hình cầu dẹt, vòi dài, đầu hơi tròn, vòi nhụy đài, đầu nhụy hơi tròn. - Quả. Quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, dòn, khi chín quả mọng, thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5- Mẫu. Bần chua Sonneratia caseolaris(L.) Engl. Địa điểm thu hái. VQĐ Xuân Thủy, Nam Định 10 cm, cao 2-3 cm, gốc có thùy đài xòe ra Thời gian. tháng 7 năm 2013 [61]. Người giám định. TS. Nguyễn Thế Cường Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, VAST - Hạt. Hạt nhiều, dẹt, dài từ 6-7 mm, n = 11; 12 [47]. a- Các bộ phận của cây Bần chua được dùng làm thức ăn. - Lá non và búp hoa cây Bần chua được dùng làm rau sống. Nhiều nước trong vùng Đông Nam Á dùng lá, búp non của cây Bần chua để làm rau ăn sống, búp hoa dùng làm gỏi. - Quả Bần chua non và quả Bần chua già được dùng làm rau. Quả Bần chua chát và Bần chua chín được thái mỏng để dùng làm rau ghém, dùng riêng hoặc trộn với các loại rau khác. Đặc biệt là ăn với mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm ruốc… - Quả Bần chua chín được dùng để ăn chơi. Do quả Bần chua có vị chua đầm nên trẻ con và cả người lớn rất thích. 7 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương - Quả Bần chua chín được làm nước chấm. Quả Bần chua chín dầm nát trong nước mắm, thêm gia vị như bột ngọt, ớt, đường… . - Quả Bần chua chín được làm chất chua để nấu canh chua, nấu lẩu chua. Dùng quả Bần chua chín trụng trong nước sôi, lọc bỏ hạt, sẽ có chất chua để nấu canh chua, lẩu chua từ quả Bần chua, ăn rất hấp dẫn. - Quả Bần chua chín được lên men làm giấm Bần chua. Ở Philippines nông dân ven biển dùng quả Bần chua chí để lên men ủ thành một loại giấm chua từ quả Bần chua (Crabapple vinegar) để dùng nấu ăn trong gia đình (theo Philippine medicinal plants). - Quả Bần chua chín được chế thành chất phụ gia thực phẩm. Trong quả Bần chua có chứa chất hóa học dạng thạch trong suốt dùng làm chất kết dính (theo Philippine medicinal plants). b- Các bộ phận của cây Bần chua được dùng làm thuốc. Theo Đông y. Quả Bần chua có vị chua của pho mát, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu. Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết; dùng lá giã ra, thêm muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương đụng giập và vết thương nhẹ [46]. Ở Malaysia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện [46]. Ở Miến Điện, người dân dùng trái Bần chua nghiền nát thành thuốc dán hay bột nhão đắp lên gọi là thuốc dán Đông Phương, trộn với muối, đắp lên những vết cắt và những vết bầm tím (ứ máu) [46]. Ở Mã Lai, dùng Bần chua chín để trị những ký sinh trùng trong ruột, giun, sán. Ăn Bần chua chín để trị ho và dùng lá Bần chua non nghiền nát để trị các bệnh thiếu máu giảm tiểu cầu và bệnh đậu mùa [46]. Nước ép Bần chua lên men đã có thể dùng để cầm máu. Đồng thời hoa Bần chua giã nát, vắt nước điều trị bệnh tiểu ra máu. Ở Philippines đã được ghi nhận là lá và quả Bần chua non giã nhuyễn có tính cầm máu, trị bong gân, chỗ sưng và ăn quả hay lá Bần chua trừ được giun, sán. 8 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương Y học cổ truyền Thái Lan chỉ ra rằng những quả chín một nửa được sử dụng để làm giảm ho, các loại trái cây chín được sử dụng như thuốc giun và nước trái cây lên men dùng chữa xuất huyết. Cây Bần chua cũng được sử dụng như một chất làm se và khử trùng ở Bangladesh [21]. c-Các công dụng khác. Cây Bần chua còn có những công dụng khác như rễ thở (bất) dùng làm nút chai. Gỗ Bần chua chỉ dùng đóng đồ nhỏ, làm củi đun, làm bột giấy. Bột giấy chế biết từ gỗ Bần chua thích hợp trong việc chế biến loại giấy kraft. Các nghiên cứu sinh khối rừng ngập mặn ở Philippines cho biết sản lượng khai thác trắng cây Bần chua qua luân kỳ 10 năm được 157 tấn chất khô/ha, trong đó gỗ Bần chua chiếm 74,4 tấn/ha và sản lượng bột giấy thu hồi trên 30 tấn/ha. Nghiên cứu RNM ở Thái Lan cho biết thu hoạch gổ Bần chua từ cành tái sinh hàng năm có thể đạt 20 tấn gỗ/ha/năm và tỷ lệ bột giấy thu được trên 50%. Trên nguyên liệu rễ Bần chua hai tác giả La Vũ Thuỳ Linh và Trương Ngọc Đức (trường Đại học Tôn Đức Thắng) đã nghiên cứu sản xuất thành công than hoạt tính từ rễ Bần chua có thể thay thế các loại than hoạt tính trên thị trường trong xử lý nước, xử lý môi trường, hấp phụ khử mùi và máu [27]. Cây Bần chua có thể hấp thụ, tích lũy, phân phối và lưu thông kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cr và Ni đối với RNM [65]. 1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC Thành phần hóa học của loài S.caseolaris được các nhà khoa học khá quan tâm nghiên cứu trong các công trình khoa học. 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới. Thành phần hoá học của cây S.caseolaris được các nhà khoa học trên thế giới khá quan tâm. Từ những năm 1983 theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Duke [16] và Fengxian Meifang & Liu (1994) Bần chua có chứa 11% pectin. 9 Luận văn thạc sĩ sinh học khóa 16 Phạm Thị Mai Hương Cấu tạo pectin Tiếp đó, kết quả nghiên cứu của tác giả Hogg R W năm 1984 cho thấy S.caseolaris chủ yếu có chứa acid béo, hydrocacbon, steroid, pectin, và đường [25]. Năm 2006, theo hướng sử dụng S.caseolaris trong các bài thuốc dân gian nhóm các tác giả Nhật Bản đã kiểm tra chiết xuất của S.caseolaris về hoạt tính chống oxy hoá bằng sử dụng 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) trên sắc kí bản mỏng thì tách được hai flavonoids là luteolin và luteolin 7 - O - bglucoside. Cả hai hợp chất được tìm thấy để sở hữu hoạt tính chất chống oxy hoá [50]. Luteolin Luteolin 7-rutinoside Đến năm 2009 Wu Shi-Biao (Trung Quốc) tách được 9 hợp chất từ lá Bần chua, trong đó 2 hợp chất nor-lignans (1, 2) và 2 dẫn xuất 6H-benzo[b,d]pyran-6-one (3, 4) được phần lập lần đầu tiên từ chi Sonneratia có thể coi là các các chất “chỉ dấu” (taxonomic markers) cho việc phân loại chi này. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bàou thần kinh đệmchuột C-6 cho thấy các chất 1, 2, và 6 thể hiện khả năng gây độc tế bào ở mức độ trung bình với IC50 tương ứng là 19.02,20.21và31.77µg/ml (đối chứng dương 5-fluorouracil có IC50 = 5.84 µg/ml).[62]. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất