Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài hải miên haliclona suba...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài hải miên haliclona subarmigera

.PDF
89
379
95

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... v Danh mục các bảng .............................................................................................. vi Danh mục các hình .............................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về các loài hải miên .................................................................... 3 1.1.1. Giới thiệu chung về hải miên .................................................................... 3 1.1.2. Giới thiệu chung về chi Haliclona............................................................. 4 1.1.3. Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của chi Haliclona .................... 5 1.2. Tổng quan về ung thư ................................................................................ 14 1.2.1. Ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh ........................................ 14 1.2.2. Một số loại thuốc điển hình dùng để điều trị ung thư có nguồn gốc từ sinh vật biển............................................................................................................. 20 1.3. Các hợp chất steroid ................................................................................... 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 30 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất ....................................................... 30 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ............................ 31 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro ......................... 31 Chương 3. THỰC NGHIỆM ............................................................................... 35 3.1. Xử lý mẫu nghiên cứu ................................................................................. 35 3.2. Quy trình phân lập các hợp chất ................................................................. 35 3.3. Các thông số vật lí của các hợp chất đã phân lập ....................................... 37 3.3.1. Hợp chất HS1: Ergostane-1β,3β,5α,6β-tetraol ........................................ 37 3.3.2. Hợp chất HS2: Cholesterol ..................................................................... 37 3.3.3. Hợp chất HS3: 5α,8α-epidioxycholest-6-en-3β-ol ................................... 37 3.3.4. Hợp chất HS4: Saringosterol .................................................................. 38 3.3.5. Hợp chất HS5: 24-Hydroperoxy-24-vinylcholesterol .............................. 38 3.4. Đánh giá khả năng diệt tế bào ung thư in vitro của các hợp chất .............. 38 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 39 4.1. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất ..................................................... 39 4.4.1. Hợp chất HS1: Ergostane-1β,3β,5α,6β-tetraol ........................................ 39 4.4.2. Hợp chất HS2: Cholesterol ..................................................................... 43 4.4.3. Hợp chất HS3: 5α,8α-epidioxycholest-6-en-3β-ol ................................... 46 4.4.4. Hợp chất HS4: Saringosterol .................................................................. 51 4.4.5. Hợp chất HS5: 24-Hydroperoxy-24-vinylcholesterol .............................. 56 4.2. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất đã phân lập .............................. 59 iii Kết luận ................................................................................................................ 61 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 62 Phụ lục ................................................................................................................. 67 1. Phụ lục phổ ................................................................................................ 67 1.1. Phụ lục phổ của hợp chất HS1 ............................................................... 67 1.2. Phụ lục phổ của hợp chất HS3 ............................................................... 70 1.3. Phụ lục phổ của hợp chất HS4 ............................................................... 72 1.4. Phụ lục phổ của hợp chất HS5 ............................................................... 75 2. Công trình đã công bố ................................................................................ 78 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu 13 C-NMR Tiếng Anh Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Lung adenocarcinoma epithelial Diễn giải Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton Ung thư phổi Sắc kí cột Phổ DEPT IC50 Column chromatography Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer Dulbecco’s Modified Eagle Medium Dimethyl sulfoxide Human henrietta lacks Human hepatocellular carcinoma Human acute myelocytic leukemia Heteronuclear mutiple Bond Connectivity Heteronuclear Single-Quantum Coherence Inhibitory concentration at 50% KB LNCaP LU-1 MCF-7 MKN-7 NF-B OVCAR-3 RP-18 SW-480 SRB TLC TMS WHO Human mouth epidemoid carcinoma Human prostatic carcinoma Human lung carcinoma Human breast carcinoma Human gastric carcinoma Nuclear Factor-kappa B Ovarian carcinoma Reserve phase C-18 Human colon adesocarcinoma Sulforhodamine B Thin layer chromatography Tetramethylsilane World Health Organization 1 H-NMR A-549 CC DEPT DMEM DMSO HeLa HepG2 HL-60 HMBC HSQC v Ung thư cổ tử cung người Ung thư gan người Ung thư bạch cầu người Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1 liên kết Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm Ung thư biểu mô người Ung thư tuyến tiền liệt người Ung thư phổi người Ung thư vú người Ung thư dạ dày Yếu tố nhân kappa B Ung thư buồng trứng Chất hấp phụ pha đảo RP-18 Ung thư tuyến đại tràng người Sulforhodamine B Sắc ký lớp mỏng Tetramethylsilane Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Số liệu phổ NMR của HS1 và hợp chất tham khảo.......................... 40 Bảng 2. Số liệu phổ NMR của HS2 và hợp chất tham khảo.......................... 44 Bảng 3. Số liệu phổ NMR của HS3 và hợp chất tham khảo.......................... 48 Bảng 4. Số liệu phổ NMR của hợp chất HS4 và chất tham khảo .................. 52 Bảng 5. Số liệu phổ NMR của hợp chất HS5 và chất tham khảo .................. 56 Bảng 6. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất HS1HS5 .............................................................................................................. 60 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3. Hình ảnh một số loài hải miên thuộc chi Haliclona .......................... 4 Hình 1. Hình thái tổ chức của mô từ dạng bình thường đến khi phát triển thành khối u ................................................................................................. 14 Hình 2. Sơ đồ hình thành và phát triển của bệnh ung thư ............................ 15 Hình 4. Mẫu hải miên Haliclona subarmigera thu thập tại Hạ Long ........... 35 Hình 5. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài hải miên H. subarmigera. ....... 36 Hình 6. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC của hợp chất HS1 ........ 39 Hình 7. Phổ 1H-NMR của hợp chất HS1...................................................... 41 Hình 8. Phổ 13C-NMR của hợp chất HS1..................................................... 41 Hình 9. Phổ DEPT của hợp chất HS1 ......................................................... 42 Hình 10. Phổ HSQC của hợp chất HS1 ....................................................... 42 Hình 11. Phổ HMBC của hợp chất HS1 ...................................................... 43 Hình 12. Cấu trúc hóa học của hợp chất HS2 ............................................. 43 Hình 13. Phổ 1H-NMR của hợp chất HS2 .................................................... 45 Hình 14. Phổ 13C-NMR của hợp chất HS2 ................................................... 45 Hình 15. Phổ DEPT của hợp chất HS2 ....................................................... 46 Hình 16. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC của hợp chất HS3 ...... 46 Hình 17. Phổ 1H-NMR của hợp chất HS3 .................................................... 49 Hình 18. Phổ 13C-NMR của hợp chất HS3 ................................................... 49 Hình 19. Phổ DEPT của hợp chất HS3 ....................................................... 50 Hình 20. Phổ HSQC của hợp chất HS3 ....................................................... 50 vii Hình 21. Phổ HMBC của hợp chất HS3 ...................................................... 51 Hình 22. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC của hợp chất HS4 ...... 51 Hình 23. Phổ 1H- NMR của hợp chất HS4 ................................................... 53 Hình 24. Phổ 13C-NMR của hợp chất HS4 ................................................... 54 Hình 25. Phổ DEPT của hợp chất HS4 ....................................................... 54 Hình 26. Phổ HSQC của hợp chất HS4 ....................................................... 55 Hình 27. Phổ HMBC của hợp chất HS4 ...................................................... 55 Hình 28. Cấu trúc hóa học của hợp chất HS5 ............................................. 56 Hình 29. Phổ 1H-NMR của hợp chất HS5 .................................................... 57 Hình 30. Phổ 13C-NMR của hợp chất HS5 ................................................... 58 Hình 31. Phổ DEPT của hợp chất HS5 ....................................................... 58 viii ĐẶT VẤN ĐỀ Biển và đại dương chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất, là nguồn tài nguyên vô cùng đáng quý do ở đó có tới 34 trong số 36 ngành sinh vật trên trái đất sinh sống. Ước tính có trên 25 triệu loài sống ở đại dương, bao gồm động thực vật như rong biển, ruột khoang, rêu biển, thân mềm, các loài vi khuẩn biển. Biển cung cấp cho con người những thực phẩm đáng kể, chủ yếu là các loài cá, động vật giáp xác, động vật có vú và rong biển.v.v. Ngoài vai trò to lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, những sản phẩm của đại dương cũng đang dần được nghiên cứu và sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm. Ban đầu là những dược phẩm từ cá như viên dầu cá hồi omega-3, viên sụn cá mập, tiếp sau đó là các sản phẩm từ rong tảo. Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật tiên tiến, nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học từ các loài hải miên, san hô mềm đã được phân lập, xác định cấu trúc, mô tả rõ đặc điểm của hợp chất, đánh giá hoạt tính sinh học. Nhiều hợp chất trong số đó đã được nghiên cứu phát hiện và đang được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh ung thư như: cytarabine (ara-C), variabilin, và agosterol A.... Việt Nam là quốc gia có ba mặt tiếp giáp biển với bờ biển dài 3.260 km chạy dọc từ Bắc vào Nam, hàng nghìn hòn đảo ven biển. Thêm vào đó, Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu. Các điều kiện này đã tạo ra nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú với 12.000 loài bao gồm 2.038 loài cá, 6.000 loài động vật đáy, 635 loài rong biển và hàng ngàn loài động thực vật phù du... Việc nghiên cứu về nguồn hợp chất tự nhiên biển của nước ta bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng từ đó cho đến nay cũng chưa có nhiều công trình liên quan được công bố. Việc nghiên cứu, khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài sinh vật biển nói chung, các loài hải miên nói riêng đang là vấn đề quan tâm hiện nay. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trên thế giới đã chỉ ra các loài hải miên có cấu trúc hóa học đa dạng và phong phú, nhiều hợp chất đã được phát hiện có hoạt tính sinh học lí thú. Xuất phát từ điểm đó, chúng tôi đã lựa 1 chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ loài hải miên Haliclona subarmigera”. Đề tài bao gồm các nội dung sau: 1. Phân lập các hợp chất từ loài hải miên Haliclona subarmigera; 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ loài hải miên Haliclona subarmigera; 3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được trên một số dòng tế bào ung thư ở người. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về các loài hải miên 1.1.1. Giới thiệu chung về hải miên Hải miên là các loài động vật thuộc ngành Porifera (động vật ăn lọc – pore bearer). Cơ thể của chúng bao gồm một lớp trung mô dạng thạch được kẹp giữa hai màng tế bào mỏng. Trong khi tất cả các loài động vật khác có các tế bào chưa biệt hóa có thể chuyển thành các dạng tế bào chuyên biệt khác nhau thì duy nhất các loài hải miên có một số tế bào đã được biệt hóa mà vẫn có thể chuyển thành các dạng tế bào khác, thông thường chúng di chuyển giữa các màng tế bào cơ bản và lớp trung mô. Hải miên không có hệ thần kinh, hệ tiêu hóa hoặc hệ tuần hoàn. Thay vào đó, hầu hết chúng dựa vào việc duy trì một dòng nước ổn định chảy qua cơ thể để thu nhận thức ăn và oxy cũng như thải các chất cặn bã và hình dáng cơ thể của chúng thích nghi tối đa với việc duy trì hiệu quả của dòng nước chảy qua cơ thể. Tuy có một số loài hải miên nước ngọt, còn lại đa phần hải miên là các loài động vật biển, phân bố rộng khắp từ các vùng triều cho tới tận độ sâu hơn 8800 m. Trong khi hầu hết trong số khoảng từ 5.000 đến 10.000 loài hải miên đó được biết đến sống dựa vào nguồn thức ăn là các vi khuẩn và các mảnh vụn trong nước, một số vi khuẩn chủ tổng hợp quang năng thường sản xuất thức ăn và oxy nhiều hơn số chúng tiêu thụ. Một số loài hải miên sống trong các môi trường nghèo dinh dưỡng và trở thành động vật ăn thịt sống dựa vào các loài giáp xác nhỏ. Hải miên được chia thành ba lớp chính, dựa trên thành phần cấu tạo bộ khung cơ thể của chúng: - Lớp Hexactinellida (hải miên đá – glass sponges) có các nhánh silicat, nhánh lớn nhất có sáu cánh có thể tách rời hoặc đính với nhau. Thành phần cơ thể chính của chúng là hợp bào (syncytia) trong đó phần lớn các tế bào có chung một màng ngoài đơn. - Lớp Calcarea có bộ khung cơ thể tạo bởi canxi, một dạng canxi cacbonat, có thể tạo thành các nhánh riêng biệt hoặc thành mạng lưới lớn. Tất cả các tế bào có một nhân và màng. 3 - Lớp Demospongiae: Hầu hết có các nhánh silicat hoặc sợi xốp hoặc hỗn hợp cả hai trong các mô mềm của chúng. Tuy nhiên, một số loài có chứa cơ quan ngoài đặc tạo nên bởi aragnoit, một dạng canxi cacbonat khác. Tất cả các tế bào có một nhân và màng. - Ngoài ra, còn có lớp Archeocyatha chỉ dược biết đến qua các hóa thạch từ thời Cambri [9]. 1.1.2. Giới thiệu chung về chi Haliclona Hải miên thuộc chi Haliclona thuộc họ Chalinidae, bộ Haploscleria, phân lớp Haplosclerida, lớp Demospongiae. Chi Haliclona bao gồm khoảng 500 loài, điển hình như: H. subarmigera, H. oculata, H. caerulea, H.crassiloba, H. viscosa, H. simulans, H. aquarius, H. fulva và H. viridis … Chúng sinh sống phổ biến tại các vùng biển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cũng như các loài hải miên khác, chi Haliclona chứa hàm lượng cao các hợp chất steroid, và các hợp chất trao đổi thứ cấp này giữ vai trò quan trọng cho sự sống sót của hải miên với các chức năng bảo vệ, cạnh tranh, sinh sản và nhiều chức năng pheromone. Dưới đây là hình ảnh một số loài hải miên thuộc chi Haliclona: Hình 1. Hình ảnh một số loài hải miên thuộc chi Haliclona 4 1.1.3. Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của chi Haliclona Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loài thuộc chi Haliclona. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện được trên 100 hợp chất thuộc chi Haliclona. Thành phần chủ yếu của chi này là các nhóm chất thuộc nhóm terpenoid, các alkaloid, các polyene, các hợp chất chứa brom, và một số các hợp chất khác có cấu trúc phức tạp. Tuy nhiên, theo kết quả tìm kiếm của chúng tôi, hiện chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học loài hải miên H. subarmigera ở Việt Nam. 1.1.3.1. Các hợp chất terpenoid Hai hợp chất mới có tên là halicloic acid A (1) và B (2), được phân lập từ loài hải miên Haliclona sp. thu thập ở vùng biển của Philippine. Trong thử nghiệm in vitro chúng thể hiện khả năng ức chế sự tái tổ hợp và là đại diện cho một sản phẩm thiên nhiên mới có thể được sử dụng để hướng dẫn việc thiết kế tổng hợp chất ức chế IDO (Indoleamine-2,3-dioxygenase) [[57]. 5 Một loạt các hợp chất adociasulfate 1-6 (3-8) đã được Christine và cộng sự phân lập từ một loài hải miên thuộc chi Haliclona thu tại vùng biển Palau. Trong đó, hai hợp chất 4 và 8 được phát hiện là chất có khả năng kìm hãm đặc hiệu enzyme ATPase [11]. Hai hợp chất steroid, haliclostanone sulfate (9) là hợp chất mới và halistanol sulfate (10) được phân lập từ loài hải miên Haliclona sp [51]. Tám hợp chất mới đã được Yu và cộng sự phân lập từ loài H. oculata, oculatol (11), oculatolide (12), 2-ethoxycacbonyl-2β-hydroxy-A-nor-ergosta5,24(28)-dien-4-one (13), 2-ethoxycarbonyl-24-ethyl-2β-hydroxy-A-nor-cholesta-5en-4-one (14), 2-ethoxycarbonyl-24-ethyl-2β,7β-dihydroxy-A-nor-ergosta-5,24(28)dien-4-one (15), 2-ethoxycarbonyl-24-ethyl-2β,7β-dihydroxy-A-nor-cholesta-5-en4-one (16), 2-ethoxycarbonyl-2β,7β-dihydroxy-24-methyl- A-nor-cholesta-5,22(E)dien-4-one (17) và 2-ethoxycarbonyl-2β,7β-dihydroxy-A-nor-cholesta-5,22(E)dien-4-one (18). Kết quả thử hoạt tính cho thấy hợp chất 3 có hiệu quả diệt các dòng tế bào ung thư người HL-60 (IC50 = 0,32 µg/mL), A-549 (IC50 = 0,47 µg/mL), và BEL-7402 (IC50 = 0,73 µg/mL) [60]. 6 Từ một loài hải miên Haliclona sp được thu hái ở phía bắc Queensland, Lyndon và cộng sự đã phân lập được 6 hợp chất, trong đó có 3 hợp chất hydroquinone mới đã được xác định là: adociaquinol (19), adociasulfate 11 (20) và adociasulfate 12 (21) và 3 hợp chất đã biết adociasulfate 2 (4), adociasulfate 4 (6), adociasulfate 6 (8) [56]. 1.1.3.2. Các hợp chất alkaloid Hai hợp chất densanin A (22) và B (23) được phân lập từ loài hải miên H. densaspicula (Hàn Quốc). Hai hợp chất này được phát hiện có khả năng ức chế mạnh sự sản sinh NO trên đại thực bào với giá trị IC50 = 1,05 và 2,14 μM [29]. 7 Một nghiên cứu khác cho biết hai hợp chất papuamine (24) và haliclonadiamine (25), được phân lập từ một loài hải miên Haliclona sp. thuộc vùng biển Indonesia. Hợp chất (24) và (25) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển các dòng tế bào ung thư người: ung thư vú (MCF-7), ung thư tuyến tiền liệt (LNCap), ung thư đại trực tràng (Caco-7) với giá trị IC50 trong khoảng 0,93~4,44 µM [59]. Haliclonacyclamine A (26) được phân lập từ loài hải miên Haliclona sp. (thu tại quần đảo Solomon). Hợp chất này thể hiện hoạt tính kháng chủng vi trùng sốt rét Plasmodium falciparum FCB1. Và trong thử nghiệm in vivo, hợp chất (26) có khả năng chống lại vi trùng sốt rét Plasmodium vinckei petteri trên chuột [35]. Từ mẫu hải miên H. vicosa được thu thập ở vùng biển Spitsbergen, Nauy, Christophp và cộng sự đã phân lập được 7 hợp chất mới: viscosamine (27), haliclamine C-F (28- 8 31), cyclic monome (32), trime vicosamine (33) và một chất đã biết cyclostellettamine C (34). Dịch chiết methanol từ loài H. vicosa có hoạt tính kháng sinh mạnh [53]. Các hợp chất alkaloid được phân lập từ một loài hải miên Haliclona sp thu ở biển Thái Bình Dương trong đó có 2 hợp chất mới dimeric 3alkylpyridinium alkaloid (35), trimeric 3-alkylpyridinium alkaloid (36) [13]. Hagit và cộng sự thông báo ba hợp chất alkaloid mới: isohalitulin (37), haliclorensin B (38) và C (39) được phân lập từ loài hải miên H. tulearensis thu ở vịnh Salary. Cũng từ loài này thu ở vịnh Sodwana, Durban, nhóm nghiên cứu trên đã phân lập được ba hợp chất halitulin (40), haliclorensin (41) và isohaclirensin (42). Các hợp chất 37, 38 và 39 đã được thử nghiệm độc tính đối với ấu trùng tôm biển (Artemia salina) và thể hiện độc tính trung bình. 9 Trong đó, hợp chất 37 cho thấy một tiềm năng lớn hơn, với giá trị LD50 0,9 µM, trong khi 38 và 39 có giá trị LD50 là 2.2 và 2.1 µM [50]. Một hợp chất mới có tên là haliclonin A (50) thuộc khung diamine macrocylic được Kyoung và cộng sự phân lập từ loài hải miên thuộc chi Haliclona. Hợp chất này được thông báo có hoạt tính gây độc tế bào trung bình và kháng sinh mạnh đối với các chủng vi khuẩn khác nhau [30]. Salicylihalamide A (47) và B (48) được Karen và cộng sự được phân lập từ loài hải miên Haliclona sp. Lớp chất này được đánh giá có hoạt tính gây độc tế bào cực mạnh và có tiềm năng phát triển thành thuốc chống ung thư [19]. Blaine và Phillip đã thông báo và xác định một hợp chất thuộc khung sesquiterpene dị vòng, helianane (49) từ loài H. fascigera. Hợp chất này lần đầu được phân lập từ thiên nhiên. Trong thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào, hợp chất 49 có khả năng kháng lại dòng tế bào bạch cầu ở chuột P-388, tế bào ung thư phổi người A-549, dòng tế bào ung thư đại tràng người HCT-8, ung thư vú người MCF-7 và nhiều dòng tế bào khác [24]. Từ loài hải miên H. nigra (vùng biển Papua New Guinea), Mohamad và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất mới có tên là haligramide A (50) và B (51). Cả hai hợp chất này đều được thông báo là có hoạt tính gây độc tế bào đối với một số dòng tế bào ung thư người (A-549, HCT-15, SF-539 và SNB-19). Giá trị IC50 của hợp chất 50 trong khoảng 5,17-15,62 (µg/mL) và của hợp chất 51 trong khoảng 3,898,82 [45]. Một hợp chất mới haliclorensin (52) được Gainit và cộng sự phân lập từ 10 loài hải miên H. tulearensis thu ở vùng vịnh Sodwana, Durban, Nam Phi ở độ sâu 15 m. Trước đó, dịch chiết thô của loài hải miên này được đánh giá là có hoạt tính gây độc tế bào mạnh tế bào ung thư bạch cầu chuột P-388 với giá trị IC50 0,1 mg/mL [32]. Hai alkaloid isoquinolin được phân lập từ một loài hải miên thuộc chi Haliclona (Philippine). Trong đó, một hợp chất mới 1-hydroxymethyl-7methoxyisoquinolin-6-ol (53) và một hợp chất đã biết mimosamycin (54). Trong thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào, hợp chất 54 thể hiện hoạt tính kháng u đối với khối u ác tính LOX và các dòng tế bào khối u buồng trứng người OVCAR-3 [46]. 1.1.3.3. Các hợp chất polyene 11 Từ loài Haliclona tubifera thu ở vùng biển Brazil, Taduesz và cộng sự đã phân lập được 2 hợp chất sphingoid có tên là halisphingosine A (55) và B (56) [41]. Từ vùng biển Hàn Quốc loài hải miên Haliclona cyemaformis, một loạt các hợp chất 1-glyceryl ete được phân lập (57-62). Các hợp chất này được thông báo là có khả năng gây độc tế bào yếu với dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela [3]. Một axit béo không no chứa brom được phân lập từ một loài hải miên thuộc chi Haliclona và được xác định là mới có tên là 6-bromoicosa-3Z,5E,8Z,13E,15E-pentaene-11,19-diynoic acid (63) [6]. Từ loài hải miên Haliclona sp. thu ở vịnh Eilat, một polyacetylen mới đã được phân lập, đó là haliclonyne (64) [15]. Một ceramide mới N-docosanoyl-Derythro-(2S,3R)-16-methyl-heptadecasphing-4 (E)-enine (65) được phân lập từ loài hải miên Haliclona koremella. Hợp chất này được thông báo là có hoạt tính chống gỉ và chống nấm tảo [25]. Richard và cộng sự đã công bố khả năng kháng nấm của các rượu ankyl amino (66-80) được phân lập từ một loài hải miên thuộc chi Haliclona thu ở vùng biển nhiệt đới. Các hợp chất thu được đều là những hợp chất 12 mới. Các hợp chất này đều có khả năng hoạt động như một tác nhân chống nấm và ức chế sự phát triển của ấu trùng Herdmania curvata [16]. Một loạt các chất mới cerebroside (81-88) đã được phân lập từ một loài hải miên Haliclona sp [36]. Trước đó, lớp chất này đã được thông báo có khả năng kháng u, gây độc tế bào, kháng nấm, chống gỉ. Từ loài hải miên Haliclona lunisimilis thu tại Point Loma, California, mười hai hợp chất polyacetylene chứa clo đã được phân lập 89-100 [17]. Trong đó, các hợp chất (1Z,3Z)-1-chlorohexadeca1,3-diene-5,7-diyne-14-ol (98), (1Z,3E,9Z)-15-acetoxy-1-chlorohexadeca-5,7- diyne-1,3,9-triene (99) và (1Z,3E)-14-acetoxy-1-chlorohexadeca-1,3-diene-5,7diyne (100) là những chất mới. 13 1.2. Tổng quan về ung thư Ung thư là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ánh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính. 1.2.1. Ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh 1.2.1.1. Các đặc tính cơ bản của bệnh ung thư Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Mọi sinh vật đều được cấu tạo bằng tế bào, các tế bào họp thành các mô, các mô họp thành các cơ quan và các cơ quan họp thành cơ thể. Vì vậy, bất cứ cơ quan nào và cơ thể sinh vật nào cũng có thể bị ung thư. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới có 14.1 triệu người mắc bệnh ung thư và có 8.2 triệu người chết vì ung thư năm 2012 [1]. Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, có 1,7 triệu người mắc bệnh ung thư mới và có 0,6 triệu người chết vì ung thư năm 2013 [49]. Có thể nói ung thư đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết trên toàn thế giới. Hình 2. Hình thái tổ chức của mô từ dạng bình thường đến khi phát triển thành khối u 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan