Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ficus rumphii Blume, họ dâu tằm Moraceae...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ficus rumphii Blume, họ dâu tằm Moraceae

.PDF
72
687
78

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THÙY LINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI FICUS RUMPHII BLUME, HỌ DÂU TẰM MORACEAE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THÙY LINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI FICUS RUMPHII BLUME, HỌ DÂU TẰM MORACEAE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quỳnh Chi Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quỳnh Chi, giảng viên bộ môn Dược liệu – trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thiện được đề tài này. Em xin cảm ơn Ths. Lê Thanh Bình, giảng viên bộ môn Dược liệu – trường Đại học Dược Hà Nội, các thầy cô và các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược liệu nói riêng và tất cả các thầy cô trong trường nói chung đã tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 5 năm học vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm hơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những người thường xuyên động viên và tạo điều kiện cho em thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn các quý vị đại biểu và các bạn đã đến tham dự buổi bảo vệ. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thùy Linh MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 2 1.1. Tổng quan về chi Ficus L. ........................................................................ 2 1.1.1. Vị trí phân loại chi Ficus L. .................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Ficus L. ............................................. 2 1.1.3. Thành phần hóa học của một số loài được dùng làm thuốc trong chi Ficus L. ............................................................................................................... 3 1.1.3.1. Nhóm terpenoid .................................................................................. 3 1.1.3.2. Nhóm phenolic ................................................................................... 9 1.1.3.3. Các nhóm chất khác.......................................................................... 13 1.1.4. Ứng dụng của chi Ficus L. trong y học cổ truyền .................................. 13 1.2. Tổng quan về loài Ficus rumphii Blume ................................................ 14 1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Ficus rumphii Blume ................ 14 1.2.2. Thành phần hóa học của Ficus rumphii Blume ..................................... 14 1.2.3. Công dụng trong y học cổ truyền của Ficus rumphii Blume .................. 14 1.2.4. Tác dụng dược lý của Ficus rumphii Blume .......................................... 15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 16 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ................................................................................ 16 2.1.1. Nguyên vật liệu ....................................................................................... 16 2.1.2 Thiết bị ..................................................................................................... 17 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 17 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 17 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 17 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN ................................. 19 3.1. Xác định sự có mặt của một số nhóm chất hữu cơ trong lá cây Lâm vồ ( F. rumphii Blume) bằng các phản ứng hóa học ...................................................... 19 3.2. Chiết xuất phân đoạn dịch chiết n – hexan và ethyl acetat lá cây Lâm vồ (Ficus rumphii Blume) ......................................................................................... 26 3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn n – hexan và ethyl acetat lá cây Lâm vồ (Ficus rumphii Blume) ........................................................................... 28 3.3.1. Định tính phân đoạn n – hexan, ethyl acetat lá cây Lâm vồ bằng sắc ký lớp mỏng. .......................................................................................................... 28 3.3.1.1 Định tính phân đoạn n – hexan bằng sắc ký lớp mỏng ....................... 28 3.3.1.2. Định tính phân đoạn ethyl acetat bằng sắc ký lớp mỏng .................... 29 3.3.2. Phân lập một số chất trong phân đoạn n – hexan ................................... 31 3.3.3. Phân lập một số chất trong phân đoạn ethylacetat ................................. 36 3.4. Bàn luận ........................................................................................................ 39 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................. 43 1. Kết luận ............................................................................................................ 43 2. Đề xuất ............................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ac : Acetyl 1H –NMR : proton nuclear magnetic resonance TT : Thuốc thử DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng số Các hợp chất triterpenoid được phân lập từ một số loài thuộc 1.1 1.2 1.3 chi Ficus L. Các hợp chất phytosterol được phân lập từ một số loài thuộc chi Ficus L. Các hợp chất phenolic được phân lập từ một số loài thuộc chi Ficus L. Trang 4 9 10 3.1 Kết quả định tính một số nhóm chất trong lá cây Lâm vồ 25 3.2 Giá trị Rf của PR3 trong các hệ dung môi khác nhau 35 3.3 Giá trị Rf của PR4 trong 3 hệ dung môi khác nhau 38 3.4 Giá trị Rf của PR5 trong 3 hệ dung môi khác nhau 39 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình số Trang 1.1 Cấu trúc hóa học của một số triterpenoid có trong một số loài thuộc chi Ficus L. 8 2.1 Cây Lâm vồ (Ficus rumphii Blume) 16 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Sơ đồ quy trình chiết xuất phân đoạn n – hexan, ethyl acetat từ lá cây Lâm vồ. Sắc ký đồ phân đoạn n – hexan dưới ánh sáng tử ngoại ở 2 bước sóng λ = 254 nm (a), λ= 366nm (b) và sau khi phun thuốc thử vanilin/H2SO4 (c) Sắc ký đồ phân đoạn ethyl acetat dưới ánh sáng tử ngoại ở 2 bước sóng λ= 254nm (a), λ = 366nm và sau khi phun thuốc thử AlCl3 5%/ ethanol dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng λ = 366nm Sắc ký đồ PR1 ở 3 hệ dung môi dưới bước sóng λ= 254 nm(a), λ= 366nm (b) và sau khi phun thuốc thử vanilin/ H2SO4 (c) Sắc ký đồ PR2 ở 3 hệ dung môi dưới bước sóng λ = 254 nm (a), λ = 366nm (b) và sau khi phun thuốc thử vanilin/ H2SO4 (c) Sắc ký đồ PR3 ở 3 hệ dung môi dưới bước sóng λ = 254 nm(a), λ = 366nm (b) và sau khi phun thuốc thử vanilin/ H2SO4 (c) Sắc ký đồ PR4 ở 3 hệ dung môi dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng λ = 254 nm(a), λ = 366nm (b) và sau khi phun thuốc thử 27 29 30 34 35 36 38 vanilin/ H2SO4 (c) 3.8 Sắc ký đồ PR5 với 3 hệ dung môi dưới bước sóng λ = 366nm (a), λ = 254nm (b) và sau khi phun thuốc thử vanilin/ H2SO4 1%(c) 39 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ficus L. là chi lớn nhất trong họ Dâu tằm (Moraceae) đã được sử dụng trong y học cổ truyền với rất nhiều công dụng khác nhau như: quả phức của cây Sung cong (F. stenophylla Hemsl.) dùng làm thuốc phong thấp; rễ cây Vú bò (F. hirta Vahl) chữa bế kinh, bạch đới, ít sữa; tua rễ của một số loài như Đa búp đỏ (F. elastica Roxb), Đề (F. Religiosa L.), Đa nhiều rễ (F. macrophylla), Đa lá tròn (F. benghalensis L.) được dùng làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp xơ gan cổ trướng... [4], [11]. Các kết quả về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Ficus L. cho thấy đây là một chi có tiềm năng. Trong khi một số cây như Đề, Đa, Si, Vả, Sung... đã được nhiều người biết đến như là các loài cây cảnh, cây ăn quả, cây thuốc thì Lâm vồ (Ficus rumphii Blume), một loài cây có đặc điểm bên ngoài gần giống với cây Đề (Ficus religiosa L.) lại ít được đề cập đến. Hiện nay, cây Lâm vồ cũng được trồng ngoài đường phố, công viên, khuôn viên các công sở, trường học, đình chùa để lấy bóng mát, làm cảnh. Trong y học cổ truyền, quả chín cây Lâm vồ được dùng để trị ghẻ, nhựa mủ trị giun, vỏ cây trị rắn cắn...[4]. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới hầu như chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của cây này. Trong chương trình sàng lọc tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của các loài thuộc chi Ficus L., nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy dịch chiết nước và phân đoạn dịch chiết n – hexan từ dich chiết ethanol 70% của lá cây Lâm vồ có tác dụng ức chế hình thành tinh thể calci oxalat in vitro [7]. Kết quả này cùng với các lý do kể trên đã định hướng cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau: - Xác định sự có mặt của một số nhóm chất chính trong lá cây Lâm vồ. - Phân lập một số thành phần từ lá cây Lâm vồ. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Ficus L. 1.1.1. Vị trí phân loại chi Ficus L. Cây Lâm vồ thuộc chi Ficus L., một chi thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Việc phân loại chi Ficus L. được dựa trên hệ thống phân loại của A. L. Takhtajan năm 1987 về nhóm thực vật có hoa và các nhóm thực vật bậc cao có mạch khác, chỉnh lý một phần theo hệ thống năm 1996 của A. L. Takhtajan. Vị trí phân loại của chi Ficus L. được tóm tắt theo sơ đồ sau: Giới thực vật Ngành Ngọc lan Lớp Ngọc lan Plantae Magnoliophyta Magnoliopsida Phân lớp Sổ Bộ Gai Họ Dâu tằm Chi Dilleniidae Urticales Moraceae Ficus L. [4] 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Ficus L. Họ Dâu tằm (Moraceae) trên thế giới có 60 chi, 1550 loài; chi Đa (Ficus L.) hay còn gọi là Sung, Đề, Si, Ngái... là chi lớn nhất trong họ Dâu tằm, có khoảng 1000 loài trên thế giới.[1], [5], [12] Các cây trong chi Đa có thể là cây gỗ lớn, cây nhỡ hay dây leo, có nhựa mủ trắng. Nhiều loài thuộc chi Ficus L. có phần rễ phụ trên không, mọc từ cành hoặc thân hướng xuống dưới. Lá đơn, mọc so le hay mọc đối, nguyên, chia thùy hoặc có răng, gân lông chim hoặc chân vịt; lá kèm 2, thường rụng sớm và để lại một vết sẹo lá. Cụm hoa gồm nhiều hoa chứa trong một đế hoa kín gọi là “sung”, phía trên có một lỗ mở có vẩy; cụm hoa ở nách các lá hoặc ở sẹo lá, hoặc trên thân cây già, hoặc các nhánh từ rễ, có hình dạng thay đổi và thường có 3 lá bắc mọc vòng tạo thành bao chung. Trong đế hoa sung có các hoa đực, cái hay trung tính, hoa đực ở phía trên, hoa cái nhiều ở phía dưới và hoa trung tính tiêu giảm thành đài hoặc hoa cái. 3 Đài hợp có khi rời, có 2-5 mảnh hay thùy. Nhị 1-2-3, ít khi hơn; bao phấn 2 ô, mở dọc. Bầu một ô, chứa 1 noãn; vòi dạng sợi, đầu nhụy nhọn, cụt hay rách mép. “Quả” có da mỏng và mềm; thành “ quả” màu trắng, vàng, hồng, đỏ hoặc đỏ tía tùy loài; ngọt, nhiều nước khi chín, có nhựa mủ khi chưa chín. Quả bế nhẵn hay sần sùi, bao trong bao hoa nạc.Hạt khác nhau về kích cỡ và số lượng giữa các loài, từ 30 đến 1600 hạt trong một “ quả”. [3], [4], [9], [26] Mỗi loài Ficus L. thụ phấn nhờ một loài ong bắp cày nhất định sống cộng sinh với loài đó, ví dụ như F. carica thụ phấn nhờ Blastophaga psenes (L.) Grav. Ong cái sẽ chui vào bên trong “ quả” qua lỗ mở hoặc các lỗ trên thành “quả”, đẻ trứng và thụ phấn cho cây đó. Các loài ong này nhận ra loài cây mà nó sống cộng sinh nhờ các chất bay hơi đặc biệt của loài cây đó. [26] Hầu hết các loài trong chi Đa phân bố rộng rãi ở khắp các vùng nhiệt đới Nam và Bắc bán cầu, cận nhiệt đới, ít ở ôn đới, các nước vùng Đông Nam và Nam châu Á là nơi tập trung nhiều loài nhất, đặc biệt là Malaisia với sự có mặt của 50% tổng số loài. Ở Việt Nam có 100 – 120 loài trong đó có nhiều loài được sử dụng làm thuốc [1],[5],[12]. Ở nước ta, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê và mô tả tóm tắt cho 75 loài (species), 2 phân loài (subspecies) và 46 thứ (varies) [8]. Võ Văn Chi đã mô tả một số loài được sử dụng trong y học dân gian [4]. 1.1.3. Thành phần hóa học của một số loài được dùng làm thuốc trong chi Ficus L. Đến nay có khoảng 200 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc từ chi Ficus L., các hợp chất này chủ yếu thuộc hai nhóm chính terpenoid và phenolic. 1.1.3.1. Nhóm terpenoid Nhiều hợp chất terpenoid đã được phân lập từ các loài khác nhau của chi Ficus L., chủ yếu là các triterpenoid có cấu trúc khung lupan, oleanan, ursan, taraxastan. Cấu trúc của một số hợp chất terpenoid được trình bày trong bảng 1.1 và hình 1.1. 4 Bảng 1.1: Các hợp chất triterpenoid được phân lập từ một số loài thuộc chi Ficus L. Công thức hóa học Ficus spp. & Tài liệu tham khảo 1. Khung lanostan • lanosterol-11-on acetat • 3β-acetoxy-25-hydroxylanosta-8,23-dien • 3β-acetoxy-25-methoxylanosta-8,23-dien F. fistulosa Reinw. ex Blume [43] F. microcarpa L. [26] • (24RS)-3β-acetoxycycloart-25-en-24-ol F. pulmila L. [25] • (23Z)-3β-acetoxycycloart-23-en-25-ol (phân nhóm cycliartan) 2. Khung lupan • Bengalensinone (22β-hydroxylup-12,20-dien-3-on) F. benganlensis Linn. • lupanyl acetat [36] • Lupeol (1) • Lupeol acetat(2) • betulinic acid (axit (3β)-3-hydroxy-lup-20 (29)-en-28oic) (3) F. microcarpa L. [26] F. sycomorus L. [14] F. cordata Thunb. [35] F. microcarpa L. [26] F. cordata Thunb. [35] • acetylbetulinic acid (4) • betulonic acid (5) • (20S)-3β-acetoxylupan-29-oic acid (6) F. microcarpa L. [26] • (20S)-3β-acetoxy-20-hydroperoxy-30-norlupan (7) 3. Khung oleanan F. benjamina L. (var. • (9,11), (18,19)-disecoolean-12-en-28-oic acid comosa (Roxb.) Kurz) [32] 5 F. benjamina L. (var. comosa (Roxb.) Kurz) • β-amyrin (8) [32] F. Carica L. [14] F. cordata Thunb. [35] F. sycomorus L. [14] • 3β-acetoxy-beta-amyrin (9) F. hirta Vahl.[28] • 3β -acetoxy-12,19-dioxo-13(18)-oleanen (10) • 3β -acetoxyolean-12-en-11 –ol (11) • 3β -acetoxy-12-oleanen-11-on (12) F. microcarpa L. [26] • 3β -acetoxy-18α -hydroperoxy-12-oleanen-11-one (13) • oleanolic acid (14) F. cordata Thunb. [35] F. microcarpa L. [26] 4. Khung taraxastan • 3β -acetoxy-20α ,21α –epoxytaraxastan (15) • 3β -acetoxy-21α ,22α -epoxytaraxastan-20α–ol (16) • 3β -acetoxy-20α ,21α -epoxytaraxastan-22α –ol (17) • 3β -acetoxy-19α -hydroperoxy-20-taraxasten (18) • 3β -acetoxy-19α -methoxy-20-taraxasten (19) • 3β -acetoxy-22α -methoxy-20-taraxasten (20) F. microcarpa L. [26] • 3β -acetoxy-19(29)-taraxasten-20α –ol (21) • 3β -acetoxy-20-taraxasten-22α –ol (22) • 3,22-dioxo-20-taraxasten (23) • 20-taraxastene-3β ,22α –diol (24) 5. Khung ursan • 3-acetoxy-9(11),12-ursandien F. benganlensis Linn. [36] 6 • 3β-acetyl ursa-14:15-en-16-on (25) F. fistulosa Reinw. ex • ursa-9(11):12-dien-3β-ol acetat Blume [43] • 3β-acetoxy-1β,11α-epidioxy-12-ursen (26) • 3β-acetoxy-12β,13β-epoxy-1α –hydroperoxyursan (27) • 3β-acetoxy-11α-hydroperoxy-13αh-ursan-12-on (28) F. microcarpa L. [26] • acetylursolic acid (29) • ursonic acid (31) • ursolic acid (30) • α- amyrin (32) • 3β-acetoxy-alpha-amyrin (33) F. microcarpa L. [26] F. religiosa L. [10] F. cordata Thunb. [35] F. religiosa L. [10] F. hirta Vahl.[28] 6. Khung damaran • 3β-acetyl-22,23,24,25,26,27-hexanordamaran-20-on F. fistulosa Reinw. ex Blume [43] 7. Khung khác F. benjamina L. (var. • Friedelin comosa (Roxb.) Kurz) [31] • 3-Oxofriedelan-28-oic acid F. microcarpa L. [26] • 3-friedelanon F. cordata Thunb. [35] • 24-methylenecycloartenol F. fistulosa Reinw. ex • sorghumol (isoarborinol) Blume [43] • euphane-type triterpenoid F. pulmila L. [25] • (23Z)-3β-acetoxyeupha-7, 23-dien-25-ol 7 1R=H 3 2 R =Ac 4 R =O 6 R = COOH 5 R = α – H, β – OAc 7 R = OOH 8 R= OH 10 9 R= OAc 11 12 R = β-H 14 13 R = α-OOH 16 15 R = H 18 R = OOH 17 R = OH 19 R= OCH3 8 20 R1 = Ac, R2 = CH3 21 23 22 R1 = Ac, R2 = H 24 R1 = R2 = H 25 26 27 28 29 R=α-H, β-OAc 30 R= O 31 R=α-H, β-OH 32 R= OH 33 R= OAc Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của một số triterpenoid có trong một số loài thuộc chi Ficus L. Ngoài ra, nhóm phytosterol cũng đã được phân lập từ một số loài thuộc chi Ficus L. và trình bày trong bảng 1.2. 9 Bảng 1.2: Các hợp chất phytosterol được phân lập từ một số loài thuộc chi Ficus L. Tên hợp chất Ficus spp. & tài liệu tham khảo F. benganlensis Linn.[36] • Stigmasterol F. hirta Valh. [28] F. religiosa L.[18] F. benjamina L. (var. comosa (Roxb.) Kurz).[31] • beta-sitosterol F. carica L.[14] F. hirta Valh.[28] F. religiosa L.[18] F. sycomorus L. [14] • β-sitosteryl-D-glucosid • phytosterolin F. religiosa L.[18] • lanosterol • daucosterol • (24S)-stigmast-5-ene-3β, 24-diol • (24S)-24-hydroxystigmast-4-en-3-on • 6-O-pamitoyl-beta-D-glucosyl-β-sitosterol • 6-O-linoleyl-beta-D-glucosyl-β-sitosterol • 3β-hydroxy-stigmast-5-en-7-on F. religiosa L. [10] F. pulmila L.[25] F. carica L.[37] F. hirta Vahl.[28] Nhóm phenolic Các hợp chất phenolic chiếm tỉ lệ cao nhất và có mặt ở hầu hết các loài được nghiên cứu với cấu trúc khung đa dạng như flavonoid, coumarin, lignan..., trong đó flavonoid là nhóm chất chính. Cấu trúc của một số hợp chất terpenoid được trình bày trong bảng 1.3. 10 Bảng 1.3: Các hợp chất phenolic được phân lập từ một số loài thuộc chi Ficus L. Tên hợp chất Ficus spp. và tài liệu tham khảo 1. Nhóm flavonoid • Alpinumisoflavon F. benganlensis Linn. [36] • quercetin 3-galactosid F. benganlensis Linn. [41] • rutin • quercetin • kaempeferol • juglanin • quercitrin • myricetin • quercetin 3-O-rutinosid • kaempferol 3-O-rutinosid • kaempferol 3-O-robinobiosid • 3,5,7,4’-tetrahydroxyflavan • 3,5,7,3’,4’-pentahydroxy- flavan F. benganlensis Linn. [41] F. religiosa L. [10] F. religiosa L. [18], [10] F. religiosa L.[10] F. religiosa L.[18] F. benjamina L. (var. comosa (Roxb.) Kurz) [46] F. cordata Thunb. [35] • Obovatin • Carpachromen • apigenin • norartocarpetin F. formosana Marxim. f. formosana [39] • steppogenin • 6-prenylpinocembrin • 5 -hydroxy -7,5' -dimethoxy -3',4' – methylenedioxyflavon • 5 -hydroxy -7,3',5' -trimethoxy -4' -(3,3 - F. gomelleira Kunth & Bouché [16] 11 dimethylallyloxy) flavon • 5,6,7,3',4',5' –hexamethoxyflavon • 5 -hydroxy -8,3',4' -trimethoxy -2'',2'' dimethylpyrano (5",6":6,7) –flavon • 5 -hydroxy -8,3',4',5' -tetramethoxy -2'',2'' – dimethylpyrano (5",6":6,7) –flavon • 3-acetyl-3,5,4'-trihydroxy-7methoxylflavon F. hirta Vahl. [45] • 5-hydroxy-4', 6, 7, 8-tetramethoxy flavon • 4', 5, 6, 7, 8-pentamethoxy flavon F. hirta Vahl. [28] • 4', 5, 7-trihydroxy-flavon • Hesperidin • 7-dihydroxy-4'-methoxy-3'-(2,3-dihydroxy3-methylbutyl)isoflavon • Genistein • erycibenin A • cajanin F. nymphaefolia Mill. [21] • 5,7,2'-trihydroxy-4'-methoxyisoflavone • erythrinin C • alpinumisoflavone • derrone • 3'-(3-methylbut-2-enyl) biochanin A • Genistin; Kaempferitrin • dimethoxy của leucocyandin 3-O-beta-dgalactosyl cellobiosid • Dẫn xuất dimethoxy của perlargonidin 3-Oalpha-L rhamnosid • cyanidin-3-rhamnoglucosid F. septica Burn. [26] F. benganlensis Linn. [33] F. benganlensis Linn. [19] F. carica L. [40] 12 2. Nhóm coumarin F. carica L. [23] • Psoralen F. hirta Vahl. [28] F. pulmila L. [25] F. sycomorus L. [14] • Bergapten • Umbelliferon • 4',5'-dihydropsoralen F. carica L. [23] • Marmesin • 5-methoxypsoralen • 8-methoxypsoralen • ( R)-(-)-mellein • 5-methoxyl-4,2'-epoxy-3-(4', 5'dihydroxyphenyl)-linear pyranocoumarin • Esculin F. carica L. [20] F. formosana Marxim. f. formosana [39] F. hirta Vahl. [45] F. septica Burn. [26] 3. Các phenolic khác • threo-2,3-bis(4-hydroxy-3methoxyphenyl)-3-ethoxypropan-1-ol • erythro-2,3-bis(4-hydroxy-3methoxyphenyl)-3-ethoxypropan-1-ol • trans-4,5-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)1,3-dioxacyclohexan • threo-3-(4-hydroxy-3,5-dimethoxyphenyl)3-ethoxypropane-1,2-diol • 2,3-dihydroxy-1-(4-hydroxy-3,5dimethoxyphenyl)-1-propanon • 3-hydroxy-1-(4-hydroxy-3,5- F. beecheyana Hook. & Arn. [27]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan