Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tạo sản phẩm trứng gà isa shaver brown giàu omega 3 tại trại chăn nuô...

Tài liệu Nghiên cứu tạo sản phẩm trứng gà isa shaver brown giàu omega 3 tại trại chăn nuôi gia cầm khoa chăn nuôi thúy

.PDF
86
180
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y --------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TẠO SẢN PHẨM TRỨNG GÀ ISA SHAVER BROWN GIÀU OMEGA-3 TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y Mã số: T2016-10 Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Từ Trung Kiên Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y --------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TẠO SẢN PHẨM TRỨNG GÀ ISA SHAVER BROWN GIÀU OMEGA-3 TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y Mã số: T2016-10 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Từ Trung Kiên Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y --------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TẠO SẢN PHẨM TRỨNG GÀ ISA SHAVER BROWN GIÀU OMEGA-3 TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y Mã số : T2016- 10 Chủ nhiệm đề tài (Ký, họ tên) Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu (Ký, ghi rõ họ tên) - Chủ tịch HĐ:……………………………………… - Phản biện 1:………………………………………. - Phản biện 2:………………………………………. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 ii DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP I. Những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài 1. TS. Phan Thị Hồng Phúc 2. TS. Trần Thị Hoan 3. PGS. TS. Từ Quang Hiển 4. TS. Lê Minh Châu 5. TS. Hà Văn Doanh 6. TS. Nguyễn Hưng Quang II. Đơn vị phối hợp chính Trại Chăn nuôi Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y – trường ĐHNL – Thái Nguyên. iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ SUMMARY MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................ 2 3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3 1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của gia cầm ................................................. 3 1.1.2. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của gia cầm đẻ trứng .................... 6 1.2. Những hiểu biết về gà đẻ trứng thương phẩm Isa shaver ....................... 19 1.3. Lipit trong thức ăn chăn nuôi ................................................................. 20 1.3.1. Giới thiệu chung ................................................................................. 20 1.3.1.1. Nguồn gốc: ...................................................................................... 20 1.3.1.2. Đặc điểm cấu tạo. ............................................................................ 20 1.3.1.3. Tính chất lý hóa học ........................................................................ 20 1.3.2. Vai trò của lipit với cơ thể động vật .................................................... 21 1.3.3. Một số loại axit béo không no ............................................................. 22 1.4. Tình hình nghiên cứu bổ sung dầu vào thức ăn chăn nuôi...................... 25 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 25 1.4.2. Nghiên cứu trong nước ....................................................................... 27 iv Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 29 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 29 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 29 2.2. Nội dung................................................................................................ 29 2.2.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................... 29 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 29 2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung dầu hạt lanh đến năng suất và chất lượng trứng gà Isa shaver .................. 29 2.2.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................. 30 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 32 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 33 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ......................................................... 33 3.2. Khối lượng gà trước và sau thí nghiệm .................................................. 34 3.1.3. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm .................................................................. 35 3.1.4. Năng suất trứng của gà thí nghiệm ..................................................... 38 3.1.5. Chất lượng trứng gà thí nghiệm.......................................................... 40 3.1.6. Thành phần hóa học và hàm lượng omega-3, 6, 9 trong trứng gà thí nghiệm ...... 42 3.1.7. Ảnh hưởng của dầu hạt lanh đến độ đậm màu của lòng đỏ trứng ....... 44 3.1.8. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm...................................... 45 3.1.9. Hiệu quả sử dụng và chuyển hóa thức ăn ........................................... 45 3.1.10. Hiệu quả kinh tế ............................................................................... 47 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 49 1. Kết luận .................................................................................................... 49 2. Đề nghị .................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 1 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ................................................ 33 Bảng 3.2. Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (kg) .............. 34 Bảng 3.3. Tỷ lệ đẻ qua các tuần của gà thí nghiệm (%) (n = 3) .............. 36 Bảng 3.4. Năng suất trứng gà thí nghiệm qua các tuần đẻ............................. 38 Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm (n=40) ................. 40 Bảng 3.6. Thành phần hóa học và tỷ lệ omega-3, 6, 9 trong trứng gà (n=5) .. 42 Bảng 3.6. Thành phần hóa học và tỷ lệ omega-3, 6, 9 trong trứng gà (n=5) .. 42 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của việc bổ sung dầu hạt lanh đến tiêu tốn, chi phí thức ăn cho 10 quả trứng ..................................................................... 46 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế trong thời gian làm thí nghiệm........................... 48 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 30 Hình 3.1: Đồ thị tỷ lệ đẻ qua các tuần của gà thí nghiệm .............................. 37 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng TTTA : Tiêu tốn thức ăn VCK : Vật chất khô KPCS : Khẩu phần cơ sở TN1 : Lô thí nghiệm 1 TN2 : Lô thí nghiệm 2 viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ 1. Thông tin chung: Tên đề tài:“Nghiên cứu tạo sản phẩm trứng gà Isa Shaver brown giàu omega-3 tại trại Chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y”. Mã số: T2016- 10 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Từ Trung Kiên ĐT: 0902 119 828 Email: [email protected] Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Cơ quan và cá nhân phối hợp: - Trại chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y. Cá nhân: TS. Trần Thị Hoan – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thời gian thực hiện: Tháng 1/2016 – 12/2016 2. Mục tiêu - Xây dựng được đàn gà để sinh viên thực hành, thực tập và rèn nghề - Tạo ra sản phẩm trứng gà mang thương hiêu Nhà trường 3. Nội dung chính - Đánh giá năng suất trứng của gà đẻ. - Đánh giá chất lượng trứng của gà đẻ 4. Kết quả chính đạt được Thí nghiệm được tiến hành trên 270 gà đẻ thương phẩm giống Isa Shaver giai đoạn từ 49-56 tuần tuổi, được chia làm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 30 con, lặp lại 3 lần (30 x 3 = 90 con/nghiệm thức). Thức ăn thí nghiệm là dầu hạt lanh (DHL) được bổ sung với các tỷ lệ 0; 0,5 và 1% vào khẩu phần cho gà đẻ và không cân đối lại năng lượng. Kết quả cho thấy: Khi bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đã làm tăng tỷ lệ đẻ và năng suất trứng/mái, làm giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 trứng, với sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa mức bổ sung ix 0,5% dầu hạt lanh (lô TN1) so với mức 0% DHL (lô ĐC) và mức bổ sung 1% DHL (lô TN2) với p < 0,001, còn lô TN2 lớn hơn lô ĐC nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần làm tăng khối lượng trứng, khối lượng lòng trắng, lòng đỏ, vỏ nhưng không có sự sai khác thống kê so với lô đối chứng, ngoại trừ khối lượng lòng đỏ ở lô TN2 sai khác có ý nghĩa thống kê so với lô TN1 và ĐC với p < 0,05. 5. Sản phẩm: Sản phẩm đào tạo: 01 đề tài tốt nghiệp đại học Sản phầm khoa học: 01 bài báo đăng trên tạp chí Đại học Thái Nguyên Sản phẩm ứng dụng: 400 gia cầm đẻ và trên 1000 trứng giàu omega-3. 6. Hiệu quả và khả năng áp dụng Hiệu quả đạt được trong đề tài là đã xác định được tỷ lệ bổ sung dầu hạt lanh thích hợp nhất trong khẩu phần gà đẻ. Áp dụng tốt trong chăn nuôi gà Isa Shaver. x SUMMARY 1. Information Project title: “Study to create egg product rich in omega-3 on Isa Shaver brown laying hen at Poultry farm of Faculty of Animal science and Veterinary medicine” Code: T2016-10 Project coordinator: As. prof. Dr. Tu Trung Kien Tel: 0902 119 828 Email: [email protected] Ordinating agency: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry. Cooperating agency and or individuals: - Faculty of Animal science and Veterynary medicine Individuals: Tran Thi Hoan - Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry Duration: from 1/2016 to 12/2016 2. Objectives: - Had a group of laying hen for study of student - Create egg product for Thai Nguyen University of Africulture and Forestry 3. Content of study Evaluate the egg productivity of laying hen Evaluate the egg quality of laying hen. 4. Main results obtained The experiment was carried out on 270 Isa shaver laying hens ta 49-56 weeks of age, were divided into three treatments, each treatment was repeated 3 times with 30 hens/group (30 x 3 = 90 hens/treatment). Linseed oil was added to the rate of 0, 0.5 and 1% in diets of laying hens without rebalancing of energy and feed for feeding. The results showed that: adding linseed oil in the diet was increased the survival rate, egg production/hen, was reduced feed consumption per 10 eggs and the cost of feed per 10 eggs, with significant different between treatment 1 with control treatment and treatment 2 with p < 0.001, but no xi significant different between treatment 2 with control treatment with p > 0.05. Supplying 0.5% linseed oil into the diet did not effect on egg weight but also increases the rate of egg yolk, egg shell, but reduced egg white, thereby increased the rate of egg yolk per egg white. However, at the rate of 1% linseed was added to the diet to reduce egg weight, egg yolk, egg shell, but increase the rate of egg white to compared with control treatment. 5. Production Education product: 01 thesis Scientific product: 01 article published in the journal of TNU Applications: had 500 laying hen and over 1000 eggs rich in omega- 3. 6. Effectiveness and applicability The result of the study was to determine the optimum percentage of linseed oil added in the layer chicken diet. Apply well in raising Isa Shaver chicken. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngày nay, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng hơn là số lượng của sản phẩm. Những sản phẩm có tác dụng tăng sức khỏe, đồng thời có thêm tác dụng làm đẹp đang được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Một trong những chất đó là omega-3, omega-6 và omega-9. Trong đó, omega-3 có thể giúp bảo vệ hệ tim mạch, làm tăng cholesterol có lợi trong máu, hạ huyết áp, làm đẹp da và bảo vệ mắt… Trong thành phần của omega-3 có 3 loại axit béo: ALA, EPA và DHA. Axit α-linolenic (ALA) là một loại axit béo được tìm thấy ở thực vật. Nó tương tự như các axit béo trong dầu cá, omega-3 là tiền chất của axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Ba loại axit này rất hiếm trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật ngoại trừ dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt lanh. Mặc dù có đôi chút khác biệt nhưng cơ thể động vật có thể biến đổi chúng thành axit béo omega-3 tương tự như loại có trong dầu cá. Thậm chí các nhà khoa học cho rằng axit béo omega-3 trong thực vật còn tốt hơn trong dầu cá vì axit béo omega-3 trong dầu cá có phản ứng phụ, làm cho các phân tử tế bào trở nên không ổn định, dễ sản sinh các gốc oxy tự do gây ung thư và làm xáo trộn insulin gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc thay thế chất béo động vật bằng nguồn chất béo thực vật không sinh cholesterol như dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt lanh... là rất cần thiết để làm giảm lượng mỡ bụng và mỡ trong thân thịt (Newman và cs, 2002 [37]; Wongsuthavas và cs, 2008 [42]). Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về các ảnh hưởng của dầu hạt lanh đến năng suất, chất lượng trứng gà. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tạo sản phẩm trứng gà Isha shaver brown giàu omega-3 tại trại chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng được đàn gà để sinh viên thực hành, thực tập và rèn nghề 2 - Tạo ra sản phẩm trứng gà mang thương hiêu Nhà trường 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho khoa học thức ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng dầu hạt lanh trong thức ăn hỗn hợp để chăn nuôi gà sinh sản. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Cân đối khẩu phần dầu hạt lanh vào công thức thức ăn hỗn hợp của gà đẻ sẽ nâng cao năng suất và chất lượng trứng gà, đặc biệt cung cấp khẩu phần thích hợp cho gà đẻ trứng nhằm tạo dòng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng đặc biệt giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng và làm giàu cho các hộ, doanh nghiệp chăn nuôi. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của gia cầm Cấu tạo cơ quan sinh dục gia cầm - Cơ quan sinh dục cái của gia cầm Gồm một buồng trứng và một ống dần trứng. Buồng trứng có chức năng tạo lòng đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tạo ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao quanh ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 - 24 giờ. + Buồng trứng: Buồng trứng nằm phía trái xoang bụng, thấp hơn thận trái, kích thước và hình dạng buồng trứng khác nhau tùy theo tuổi gia cầm. Gà con 10 ngày tuổi buồng trứng có hình phiến mỏng, kích thước từ 1 - 2 mm, khối lượng 0,03g, đến 4 tháng tuổi buồng trứng có dạng hình thoi, khối lượng 2,66g, đến thời kỳ đẻ trứng buồng trứng giống như chùm nho có khối lượng 55g, ở thời kỳ gà nghỉ đẻ thay lông thì khối lượng buồng trứng giảm xuống 5g. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [8] xác định ở giai đoạn phôi thai, hai phía trái và phải của gà mái đều có buồng trứng phát triển nhưng sau khi nở thì buồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn lại buồng trứng bên trái. Sự phát triển của mỗi tế bào trứng gồm 3 giai đoạn: Thời kỳ tăng sinh của các tế bào trứng bắt đầu xảy ra ngay trong thời kỳ phát triển phôi thai và kết thúc ở giai đoạn gà con nở ra. Thời kỳ sinh trưởng gồm có: Thời kỳ sinh trưởng nhỏ: Từ khi gia cầm nở ra đến khi thành thục về sinh dục. Thời kỳ sinh trưởng lớn: Chỉ từ 4 đến 13 ngày, đây là thời kỳ tích lũy lớn nhất 90 - 95% khối lượng trứng được tích lũy trong giai đoạn này. Vào thời kỳ đẻ đường kính của tế bào trứng là 35 - 45mm. 4 Số lượng tế bào trứng của gà mái có thể đến hàng triệu. Số lượng trứng lúc gà bắt đầu đẻ từ 900 - 3600 nhưng chỉ có một số lượng hạn chế trứng chín và rụng. Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào không có liên kết với biểu bì phát sinh, tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun. Bên trong follicun có một khoảng trống chứa đầy dịch, bên ngoài follicun giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều follicun chín dần làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như chùm nho. Sau thời kỳ đẻ trứng, buồng trứng trở về hình dạng ban đầu, các follicun trứng vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục, đó là quá trình đi ra của tế bào trứng chín. Từ buồng trứng, sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, có những trường hợp đặc biệt có thể hai hoặc ba tế bào cùng rụng một lúc, trường hợp quả trứng của ngày hôm trước đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm sau mới xảy ra quá trình rụng trứng. Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lứa tuổi, trạng thái sinh lý của gia cầm. Song điều kiện chung nhất là sự rụng trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của thần kinh và thể dịch (Nguyễn Duy Hoan và cs 1998 [8]). + Ống dẫn trứng là một ống dài có nhiều khúc cuộn, tại đây xảy ra quá trình thụ tinh và hình thành trứng của gia cầm. Tùy thuộc vào hình dạng và chức năng của ống dẫn trứng mà người ta chia thành các loại khác nhau. Kích thước và hình dạng ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và các hoạt động của cơ quan sinh dục. Trước khi đẻ quả trứng đầu tiên ống dẫn trứng dài ra, khối lượng tăng lên rất nhiều và nó chia thành từng phần khác nhau: Ở gà không đẻ trứng (trưởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 1 - 18cm. Ở gà đẻ trứng (lúc trưởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 55 - 68cm. Ở thời kỳ thay lông chiều dài ống dẫn trứng chỉ còn khoảng 7cm. 5 Theo đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý ống dẫn trứng chia thành 5 phần: loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo. - Loa kèn: Bề mặt niêm mạc của loa kèn thì không có ống tuyến chỉ phần cổ phễu có ống tuyến tiết ra một phần lòng trắng đặc hình thành dây chằng lòng đỏ. Tại đây trứng được thụ tinh nếu gặp tinh trùng, trứng chỉ dừng ở đây từ 15 đến 20 phút. - Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng. Ở thời kỳ gia cầm đẻ với tỷ lệ cao, chúng có thể dài từ 20 - 30 cm, niêm mạc phần này có nhiều tuyến hình ống giống như cổ phễu để tiết ra lòng trắng đặc hình thành dây chằng lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng, trứng dừng ở đây khoảng 3 giờ. - Phần eo: Là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm, các tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và tiết ra một chất hạt hình thành nên tấm màng dưới vỏ gồm 2 lớp, 2 lớp này tách nhau tại đầu lớn của vỏ trứng hình thành nên buồng khí. Các dung dịch muối và nước có thể thấm qua màng này đi vào lòng trắng. Trứng dừng ở đây khoảng 60 - 70 phút. - Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ là phần mở to ra tạo thành tử cung dài từ 8 - 12cm, tuyến vách tử cung tạo thành một lớp dịch lỏng, chất dịch thẩm thấu qua màng vỏ đi vào lòng trắng làm cho tăng khối lượng lòng trắng, mặt khác một số tuyến ở tử cung tiết ra một chất dịch hình thành nên vỏ cứng, quá trình hình thành của vỏ diễn ra chậm chạp. Trứng dừng lại ở đây khá lâu từ 18 - 20 giờ. - Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng ra ngoài cơ thể. Giữa âm đạo và tử cung có một van cơ dài 17 - 20 cm, niêm mạc nhăn nhưng không có các tuyến hình ống. Tại chính mép biểu mô của âm đạo tiết ra một chất dịch tham gia hình thành lớp màng keo ở trên vỏ. Trứng đi qua phần âm đạo rất nhanh. 6 1.1.2. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của gia cầm đẻ trứng 1.1.2.1. Khả năng sinh sản của gia cầm Để duy trì sự phát triển của đàn gia cầm dù là hướng trứng hay hướng thịt thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Đối với gà hướng trứng thì sản phẩm trứng là hướng sản phẩm chính còn thịt là sản phẩm phụ. Do đó chúng có năng suất trứng cao, năng suất thịt rất thấp. Ngược lại đối với gà hướng thịt thì thịt lại là sản phẩm chính còn trứng lại là sản phẩm phụ. Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống của gia cầm. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt. Sức đẻ trứng của gia cầm Trứng là sản phẩm quan trọng của gia cầm, đánh giá khả năng sản xuất của gia cầm người ta không thể không chú ý đến sức đẻ trứng của gia cầm. Sức đẻ trứng là số trứng thu được của mỗi đàn hoặc mỗi mái đẻ trong khoảng thời gian nhất định (một tháng, một mùa, một chu kỳ, sau 10 tháng tuổi, …) Theo Brandsch H. và Bilchel H (1978) [3] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố chính. 1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục 2. Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng 3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp 4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông 5. Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ). Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống gia cầm. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu tố tiểu khí hậu khác. Năng suất trứng Năng suất trứng hay sản lượng trứng của một gia cầm mái là tổng số trứng đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ và đặc điểm của 7 cá thể. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ. Giống gia cầm nào có tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản, chứng tỏ là giống tốt, nếu chế độ dinh dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao. Năng suất trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần cho đến hết năm đẻ. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau. Điều này chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng... Theo Brandsch H. và Bilchel H (1978) [3] thì nhiệt độ cao và bóng tối kích thích sự ham ấp, đồng thời yếu tố gen chịu tác động phối hợp giữa các gen thường và gen liên kết giới tính. Trên cơ sở tỷ lệ đẻ hằng ngày hoặc tuần cho phép đánh giá một phần nào về chất lượng giống và mức độ ảnh hưởng của chế độ ngoại cảnh đến sự sản xuất của đàn giống. Ông cũng cho rằng gà thịt nặng cân đẻ ít hơn do tồn tại nhiều thể vàng nên lấn át buồng trứng thường xuyên hơn so với gà dòng trứng. Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ vào mùa đông do nguyên nhân giảm dần về cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra, sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. Thời gian nghỉ đẻ là một tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao, do đó người ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số trung bình chung của giống. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất