Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ tim ...

Tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ tim sen

.PDF
73
155
145

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM  PHAN THỊ KIM NGÂN NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT TỪ TIM SEN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm Nha Trang, tháng 7 năm 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM  PHAN THỊ KIM NGÂN NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT TỪ TIM SEN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm GVHD: TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo Nha Trang, tháng 7 năm 2012 -i- LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này ngoài nỗ lực của bản thân em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Trước hết em xin gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm khoa công nghệ thực phẩm niềm kính trọng, sự tự hào vì được học tập tại Trường trong những năm qua. Sự biết ơn sâu sắc nhất em xin được gửi đến thầy TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo đã tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Đặc biệt xin ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ Thực phẩm và Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian em thực hiện đồ án này. Cuối cùng em xin cám ơn gia đình, người thân và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên khích lệ để em vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập vừa qua. Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2012 Sinh viên Phan Thị Kim Ngân - ii - MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ..........................................................................................................i MỤC LỤC ..............................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................vi LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................viii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..................................................................................1 1.1. Tìm hiểu về sen.............................................................................................1 1.1.1. Giới thiệu về sen ........................................................................................1 1.1.2. Nguồn gốc cây sen..................................................................................1 1.1.3. Đặc tính thực vật của cây sen..................................................................2 1.1.4. Phân bố và sinh thái................................................................................3 1.1.5. Giới thiệu về tim sen...............................................................................3 1.1.6. Giá trị của cây sen ..................................................................................4 1.1.6.1. Thành phần hóa học các bộ phận của cây sen ...................................4 1.1.6.2. Công dụng của các bộ phận của cây sen trong y học ........................7 1.1.6.3. Sự hữu dụng của các bộ phận cây sen trong đời sống ..................... 12 1.1.6.4. Hiệu quả kinh tế của cây sen .......................................................... 12 1.1.6.5 Thị trường cây sen .......................................................................... 14 1.2. Tìm hiểu chung về chất chống oxy hóa ....................................................... 15 1.2.1. Quá trình oxy hóa và gốc tự do ............................................................. 15 1.2.1.1. Quá trình oxy hóa........................................................................... 15 1.2.1.2. Gốc tự do ....................................................................................... 15 1.2.1.3. Nguồn gốc hình thành các gốc tự do............................................... 16 1.2.1.4. Ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể......................................... 16 1.2.2. Chất chống oxy hóa .............................................................................. 18 1.2.2.1. Khái niệm chất chống oxy hóa là gì................................................ 18 1.2.2.2. Sự chống oxy hóa........................................................................... 18 - iii - 1.2.2.3. Tác dụng của chất chống oxy hóa................................................... 18 1.2.2.4. Các chất chống oxy hóa có trong tự nhiên ...................................... 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26 2.1. Nguyên vật liệu và hóa chất ........................................................................ 26 2.1.1. Nguyên liệu .......................................................................................... 26 2.1.2. Hóa chất ............................................................................................... 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 27 2.2.1. Bố trí thí nghiệm................................................................................... 27 2.2.1.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của loại dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen ........................................................................... 27 2.2.1.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hoạt chất chống oxy hóa của dịch chiết tim sen .................................................................... 29 2.2.1.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen.......................................................... 31 2.2.1.4. Thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian đến đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen ........................................................................... 33 2.2.1.5. Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen........................................................................................ 34 2.2.2. Các phương pháp phân tích................................................................... 36 2.2.2.1. Phương pháp xác đinh độ ẩm ......................................................... 36 2.2.2.2. Phương pháp phân tích khả năng khử gốc tự do DPPH .................. 36 2.2.2.3. Phương pháp phân tích tổng năng lượng khử.................................. 36 2.3. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm....................................................... 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 37 3.1. Ảnh hưởng của loại dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen .................................................................................................................... 37 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen................................................................................................................... 39 - iv - 3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen......................................................................................... 41 3.4. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen....................................................................................................... 43 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen...... 46 3.6. Đề xuất quy trình chiết hoạt chất chống oxy hóa từ tim sen......................... 48 3.6.1. Sơ đồ quy trình ..................................................................................... 48 3.6.2. Thuyết minh quy trình .......................................................................... 48 3.6.3. Hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng alkaloid trong dịch chiết .......... 49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 52 PHỤ LỤC............................................................................................................. 54 -v- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DM : Dung môi NL/DM : Nguyên liệu/ dung môi h : Giờ CTV : Cộng tác viên HCM : Hồ Chí Minh TNLK : Tổng năng lực khử - vi - DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Đặc tính thực vật của cây sen ...................................................................2 Hình 1.2. Tim sen khô .............................................................................................4 Hình 1.3. Hạt sen.....................................................................................................4 Hình 1.4. Gương sen................................................................................................5 Hình 1.5. Tua nhị sen ..............................................................................................5 Hình 1.6. Hạt gạo ......................................................................................................6 Hình 1.7. Lá sen ......................................................................................................6 Hình 1.8. Ngó sen....................................................................................................7 Hình 1.9. Nguồn gốc hình thành các gốc tự do. ..................................................... 16 Hình 1.10. Cơ chế tác động của gốc tự do đối với tế bào ....................................... 17 Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen............................................................................... 27 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen .................................................................... 29 Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen ........................................ 31 Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian chiết đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen............................................................................... 33 Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng chiết rút chất chống oxy hóa................................................................................................ 35 Hình 3.1. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ tim sen .............................................................................................. 37 Hình 3.2. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến tổng năng lực khử của dịch chiết từ tim sen .............................................................................................. 38 Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ tim sen ............................................................................. 39 - vii - Hình 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến tổng năng lực khử của dịch chiết từ tim sen............................................................................................................... 40 Hình 3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ tim sen.............................................................. 41 Hình 3.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến tổng năng lực khử của dịch chiết từ tim sen .............................................................................................. 42 Hình 3.7. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ tim sen .............................................................................................. 44 Hình 3.8. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến tổng năng lực khử của dịch chiết từ tim sen................................................................................................................... 44 Hình 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết từ tim sen ...................................................................................................... 46 Hình 3.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tổng năng lực khử của dịch chiết từ tim sen .............................................................................................. 47 Hình 3.11. Quy trình chiết hoạt chất chống oxy hóa từ tim sen .............................. 48 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các polyphenol chính, nguồn gốc và tính chất của chúng.............................. 20 - viii - LỜI NÓI ĐẦU Từ xưa, sen đã được tôn thờ như một loài hoa đẹp, thanh khuyết, gắn liền với thế giới tâm linh của người Việt. Sen là cây vừa làm cảnh, vừa làm thực phẩm lại cho nhiều vị thuốc quý. Các bộ phận cây sen từ rễ đến ngọn hầu hết đều có ích. Trong cuộc sống thường nhật cây sen luôn gắn bó với sinh hoạt của con người. Lá sen gói cốm làng Vòng, hoa sen không thể thiếu trong những buổi lễ hội. Hạt gạo của nhị sen là nguyên liệu ướp chè hảo hạng, ngó sen làm nộm, hạt sen làm mức, nấu chè… là những món ăn khó quên đối với người Việt chúng ta. Cây sen quả là một cây vô cùng hữu ích. Với y học cổ truyền, sen còn cho rất nhiều vị thuốc quý có giá trị. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tim sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Ngày nay, khoa học đã chứng minh gốc tự do, sinh ra trong quá trình stress oxy hóa, không chỉ là một trong những nguyên nhân gây nên sự lão hóa mà còn là đồng phạm gây ra các bệnh thường gặp như bệnh tim mạch, xương khớp, sa sút trí tuệ, đái tháo đường, ung thư. Các chất có tác dụng chống oxy hóa có thể bảo vệ các cơ quan (não, tim, mạch máu, gan, thận) khỏi các tác động xấu của stress oxy hóa. Từ những phân tích đó, kết hợp những kiến thức đã học bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu ứng dụng. Được sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, em đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ tim sen”. - ix - Nội dung thực hiện đề tài. 1. Khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ tim sen. 2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian chiết đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ tim sen. 3. Đề xuất quy trình chiết tách chất chống oxy hóa từ tim sen Với sự cố gắng hết mình để hoàn thành đề tài trong quá trình nghiên cứu nhưng do sự thiếu kinh nghiệm và hiểu biết nên sự thiếu sót trong đề tài là không thể tránh khỏi. vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn. Xin chân thành cám ơn! Nha Trang, tháng 6 năm 2012 Người thực hiện Phan Thị Kim Ngân -1- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tìm hiểu về sen 1.1.1. Giới thiệu về sen Giới Plantae Ngành Magnoliophyta Lớp Magnoliopsida Bộ Nulumbonales Họ Nelumbonaceae Chi Nelumbo adans Loài Nelumbo nucifera Gaertn 1.1.2. Nguồn gốc cây sen Cây sen (Nelumbo nucifera Gaerth hay Nelumbium speciosum Willd) thuộc họ Nelumboaceae, có nguồn gố ở Châu Á, xuất phát từ Ấn độ (Makino, 1979), sau đó lan qua trung quốc và vùng đông bắc Úc Châu. Cây sen là một loại cây thủy sinh với các bộ phận như lá, bông, hạt và củ đều là những bộ phận có thể ăn đượcvà được tiêu thụ mạnh ở các nước Châu Á. Bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội của các nước Châu Á, nhưng củ sen lại có giá trị thương mại và có thị trường lớn nhất so với các bộ phận khác của cây sen. Cây sen có thể là một trong những cây xuất hiện sớm nhất và là biểu tượng của sự thịnh vượng và bất tử của nhiều nền văn hóa các nước Châu Á. Năm 1972, các nhà khảo cổ của Trung Quốc đã tìm thấy đá hóa thạch của hạt sen 5.000 tuổi tai tỉnh Vân Nam (Trung Quốc ). Năm 1973, hạt sen 7.000 năm khác đã được tìm thấy ở tỉnh Chekiang (Trung Quốc) (Wu-Han, 1987). Các nhà khảo cổ của Nhật Bản cũng tìm thấy hạt sen 1.200 năm tuổi bị thiêu đốt trong hồ cổ sâu 6m ở Chiban (Iwao, 1986). Họ tin rằng một số giống sen xuất phát từ Nhật Bản, nhưng sen lấy củ thì từ Trung Quốc (Takashashi, 1994). Một số giống sen từ Trung Quốc khi du nhập sang Nhật Bản một thời gian mang tên Nhật Bản như Taihakubasu, Benitenjo, Kunshikobasu, Sakurabasu và Tenjikubasu. -2- 1.1.3. Đặc tính thực vật của cây sen Cây sen có thân rễ (ngó sen) hình trụ, mọc bò lan dài trong bùn, hệ thống thân rễ rất phát triển, phân nhánh theo chiều ngang và nằm sâu dưới lớp bùn đến 0.5 m. từ các đốt của thân rễ, mọc lên nhiều lá. Lá sen hình tròn, có đường kính khoảng 30-70 cm và mọc vượt lên khỏi mặt nước. lá có cuống dài, có gai, đỉnh ở giữa phiến lá, mép lá uống lượn, màu lục xám, giữa lá thường trũng xuống, mặt sau đôi khi điểm những đốm màu tía, gân hình khiên và hằn rõ. Độ dài của cuốn lá tùy thuộc vào mực nước nông hay sâu, để phiến lá vươt khỏi mặt nước, thực hiện chức năng hô hấp và quang hợp. Hình 1.1. Đặc tính thực vật của cây sen Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2003) cây sen có hoa to, mọc riêng lẻ trên cuống dài và thẳng phủ đầy gai nhọn, đường kính 8-12 cm, màu hồng, hồng đỏ hay trắng (tùy theo giống). Hoa có 3-5 lá đài màu lục nhạt và rụng sớm. Cánh hoa phía trước to, khum lòng máng, những cánh hoa ở giữa và phía trong nhỏ hẹp dần. Nhị hoa có những dạng chuyển tiếp; nhị rất nhiều màu, chỉ nhị mảnh, có phần phụ là gạo sen màu trắng và thơm; bộ nhụy gồm nhiều lá nõn rời nằm trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Cây ra hoa và nở vào buổi sáng, thụ phấn vào buổi trưa hoặc -3- đầu buổi chiều. Gió và côn trùng là tác nhân truyền phấn quan trọng của cây. Mùa hoa thường bắt đầu sau 2-3 tháng sau khi trồng (bằng cây con) và sẽ thu hoạch sau ½ - 1 tháng. Mùa hoa thường bắt đầu vào tháng 5-6 và mùa quả vào tháng 7-9. Quả bế có núm nhọn thường gọi là hạt sen, phần trước mỏng và cứng có màu lục tía, phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà và phần trong là lá mầm dày màu lục thẫm. Khả năng tái sinh tự nhiên của sen chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên các đoạn than rễ có chồi mới là nguồn giống cây trồng nhiều hơn hạt. Đời sống cây sen phụ thuộc tuyệt đối vào sự sinh trưởng phát triển của lá. Nếu trong vòng 2-3 năm liền cắt bỏ toàn bộ lá trên mặt nước, phía trên than rễ của sen ở dưới bùn sẽ bị chết. 1.1.4. Phân bố và sinh thái Cây sen phân bố ở hầu hết ở vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Mỹ, được trồng nhiều ở ao hồ, vùng trũng thấp và vùng đồng bằng. Những vùng đất bị ngập lũ, đầm lầy, nhiều bùn cây sen mọc rất khỏe. Ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) một số nơi cây sen mọc hoang dại như khu vực Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang. Theo người dân địa phương nơi đây cây sen mọc trong trạng thái tự nhiên đã có từ lâu đời. Hàng trăm hecta cây sen mọc tập trung và gần như thuần loại ở đây đã góp phần tạo nên cảnh quang sinh thái đặc biệt của vùng đất ngập nước. Bên cạnh quần thể hoang dại, sen cũng là cây trồng quen thuộc của người dân ở các tỉnh ĐBSCL và vùng trung du, suốt từ Nam đến Bắc. Cây sen được trồng ở các vùng ao hồ nước nông và trung bình. Do ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới nên sen cũng được trồng nhiều ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và một số tỉnh phía nam Trung Quốc. 1.1.5. Giới thiệu về tim sen Tên khác: Liên tử tâm, tâm sen Tên thường gọi: tim sen Tim sen là bộ phận bên trong của hạt sen. -4- Hình 1.2. Tim sen khô 1.1.6. Giá trị của cây sen 1.1.6.1. Thành phần hóa học các bộ phận của cây sen Hạt sen: Phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả và bỏ chồi mầm bên trong, được gọi là liên tử. Trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%), đường (raffinoza), chất đạm (16%), chất béo (2%), một số khoáng chất (canxi: 0.089%, photpho: 0.285%), các alkaloid với tỷ lệ thấp (lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine). Hình 1.3. Hạt sen Tim sen: chồi màu xanh ở giữa hạt, gồm 4 lá non gấp lại, gọi là liên tử tâm. Có chứa 5 alkaloid chính (linsinine, isoliensinine, nuciferine, lotusine, methylcorypaline), tỷ lệ 0.89%-1.06%. Ngoài ra còn có flavonoid, acid amin,… và một số alkaloid khác. -5- Gương sen: Đế hoa hình nón ngược đã lấy hết quả gọi là liên phòng. Có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbonhyđrat và lượng nhỏ vitamin C Hình 1.4. Gương sen Tua nhị sen: Là chỉ nhị của hoa sen đã bỏ phần nhị (hạt gạo), gọi là liên tu. Có nhiều tanin. Vị chát, tính ấm, có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết. Hình 1.5. Tua nhị sen -6- Hạt gạo: Hạt màu trắng ở trên tua nhị sen, đây là bao phấn, có hương thơm. Người ta thường chọn bông sen sắp nở, tách lấy hạt gạo để ướp chè. Chè tàu loại ngon, ướp hương sen này, pha với nước sương hứng trên các lá sen vào sáng sớm là thú vui ẩm thực tao nhã của người xưa Hình 1.6. Hạt gạo Lá sen: Gọi là hà diệp. Có đến 15 alcaloid và chiếm 0,21 - 0,51%, chất chính là nuciferin (0,15%); ngoài ra còn có acid hữu cơ, tanin, vitamin C Hình 1.7. Lá sen -7- Mầm ngó sen gọi là ngẫu tiết, có chứa 70% tinh bột; 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose; các vitamin: C, A, B, PP và một ít tanin Hình 1.8. Ngó sen 1.1.6.2. Công dụng của các bộ phận của cây sen trong y học Trong nền y học của dân tộc thì cây sen được xem là một trong những cây thuốc quý đem lại cho con người sức khỏe và hạnh phúc. Cây sen, với tấc cả các bộ phận của nó đều được sử dụng với giá trị rất cao đối với từng bộ phận. Theo Xuân Hoàng (1986) thì dược lý, đông y xem hạt sen (liên tử) trần là một vị thuốc bổ tỳ, dưỡng tâm, trị suy nhược thần kinh, chữa các bệnh đường ruột, di tinh, mộng tinh, băng huyết. Và hạt sen chỉ là một trong những sản phẩm quý của cây sen. Các tác giả Trần Việt Hưng, Phan Đức Bình (2004) cho rằng hạt sen có vị ngọt/chát, tính ôn, tác dụng vào các kinh mạch thuộc thận, tâm và tỳ giúp bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường,cố tinh,… để điều trị tiêu chảy,ăn mất ngon, bất lực, thiếu tinh trùng, gắt gỏng, khó tính, mất ngủ… Lá sen (hà diệp) có vị đắng, tính bình, không độc, tác dụng vào các kinh mạch thuộc can, tỳ và vị giúp thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Lá sen (liên diệp) có tác dụng đối với can, ti, vị, thang thanh tán uế, chữa các bệnh thấp, phù thũng, nôn, ra máu, chảy máu cam,… -8- Với tim sen thì đông y xem như một vị thuốc thanh tâm khử nhiệt trị các bệnh tâm phiền thổ huyết. Tim sen (liên tu) tác động vào các kinh mạch thuộc tâm và thận giúp sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết để trị các bệnh như: kiết lỵ, mộng tinh, đi tiểu nhiều ban đêm,… Tim sen được xem là có vị đắng, tính hàn, tác động độc nhất vào các kinh mạch thuộc tâm với khả năng làm tán “tâm nhiệt” dùng điều trị các trường hợp thổ huyết, ho ra máu, an thần, gây ngủ,… Ngó sen được xem là có vị ngọt/chát, tính hàn, tác động vào các kinh mạc thuộc phế, vị và can giúp trị các bệnh về máu như: ho ra máu, cầm máu, chảy máu cam,… có tác dụng bổ dương, tráng dương và an thần không độc. Gương sen có vị đắng, chát, tính ấm, tác dụng vào các kinh mạch thuộc tỳ, thận và can giúp trị nhiều bệnh tật như: cầm máu, xuất huyết tử cung, giúp an thai, ổn định bào thai, tránh được hư thai,… Các bộ phận khác như cuống lá sen cũng có khả năng trị bệnh như làm tan “tà khí” ứ tắc nơi ngực, trị các chứng ho, tức ngực,… Bên cạnh đó, một số sản phẩm được tạo ra từ các bộ phận của cây sen cũng có tác dụng để trị bệnh như: bột bổ được làm từ ngó sen, thơm ngọt, có độ dinh dưỡng cao, được dùng cho trẻ em trong các bệnh tiêu chảy, lỵ, khó tiêu. . Bột nhão ngó sen được đắp trong bệnh nấm tóc và chữa bệnh ngoài da khác. Lá noãn có tác dụng làm dịu, bổ và chữa nôn mửa. Dịch ép từ lá và cuống hoa sen được dùng trong trường hợp ỉa chảy. . Hoa sen (liên hoa) và cuống sen phơi trong bóng râm và tán thành bột mịn, ngày uống 5 – 10 g chia 3 – 4 lần để trị sốt, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, hoặc dùng dạng thuốc sắc trị ho, rong kinh và trĩ chảy máu. Bột hạt sen uống trị nôn và chế thành bột nhão đắp ngoài trị bệnh về da. Đặc biệt ở Ấn Độ các bộ phận của cây sen rất quý trong y học, hạt sen là thành phần trong một bài thuốc cổ truyền Ấn Độ dùng chữa bệnh tim. Người Ấn Độ dùng mật của ong hút nhuỵ sen có tác dụng như một loại thuốc bổ và được dùng chữa bệnh mắt (Đỗ Huy Bích và ctv, 2003). -9- Ngoài ra sen còn là nguồn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng quý hiếm: Năm 1971, Phan Quốc Kinh và cộng sự đã chiết xuất alcaloid-nuciferin từ lá sen thu hái ở Từ Sơn (Bắc Ninh). Đã xác định alcaloid toàn phần của lá sen, của tâm sen và nuciferin đều có tác dụng an thần. Năm 1972, Marco cùng cộng sự (Mỹ) cũng đã xác định nuciferin có tác dụng an thần. Nuciferin còn có trong tim sen bên cạnh các alcaloid khác như liensitin, isoliensinin, neferin. Các nhà khoa học đã xác định nuciferin còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, trị ho và hoạt tính chống lại serotonin. Năm 1973, dựa vào các kết quả nghiên cứu của một số cán bộ khoa học Trường Đại học dược, Viện dược liệu, Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2 Hà Nội đã cho ra đời thuốc Senvông gồm có cao lá sen (chứa nuciferin), cao lá vông và alcaloid-l-tetrahydropalmatin, hoạt chất chính của củ bình vôi Stephania rotunda, do Phan Quốc Kinh và cộng sự Liên Xô đính chính sai lầm của nhà hoá học Kondo (Nhật Bản). Sen vông là thuốc an thần, gây ngủ nổi tiếng ở nước ta, đã được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang một số nước khác. Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 Thành phố HCM đã sản xuất thuốc Sevona gồm có cao lá sen và một số dược liệu khác. Thuốc này đã được xuất khẩu sang Nhật, Cuba và một số nước Châu Âu. Trường Đại học dược Hà Nội đã được Bộ y tế cấp phép sản xuất trà thuốc Seivo có chứa cao tim sen, cao củ bình vôi và cao ích mẫu. Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 thành phố HCM đã sản xuất thuốc an thần Seroga có chứa cao tâm sen, cao củ bình vôi, cao nhân hạt táo và cao thiên ma. Gần đây Trung Quốc đã sản xuất nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng giảm béo, chống béo phì trong đó có cao lá sen. Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định lá sen có chứa nhiều nuciferin và nhất là các flavonoid (chiếm 20% flavon) mà chủ yếu là các dẫn chất của quercetin. Gần đây nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng chứa quercetin đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, Châu Âu. Các nhà khoa học chứng minh quercetin có tác dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan