Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu...

Tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu

.PDF
60
121
111

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHẠM THỊ MAI HƯƠNG NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÂY MÓC TRÊN THỰC NGHIỆM THEO HƯỚNG LÀM THUỐC CẦM MÁU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHẠM THỊ MAI HƯƠNG NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÂY MÓC TRÊN THỰC NGHIỆM THEO HƯỚNG LÀM THUỐC CẦM MÁU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: PGS. TS. Đào Thị Vui Ths. Nguyễn Hương Giang Nơi thực hiện: Bộ môn Dược lực- Đại Học Dược Hà Nội HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Đào Thị Vui – Bộ môn Dược lực Ths. Nguyễn Thị Hương Giang – Bộ môn Y học cơ sở TS. Nguyễn Thu Hằng - Bộ môn Dược liệu Những cô giáo luôn tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và anh chị kĩ thuât viên Bộ môn Dược lực, Bộ môn Y học cơ sở và Bộ môn Dược liệu đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng ban, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện để em có thể lĩnh hội những kiến thức quí giá về ngành Dược trong suốt 5 năm học. Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận này. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Phạm Thị Mai Hương DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu 1 ADP Adrenosin diphosphat 2 APTT Thời gian thromboplastin hoạt hoá từng phần (Activated Partial Thromboplastin Time) 3 FDP Sản phẩm phân huỷ fibrin 4 IgG Immunoglobulin G 5 PIVKA Các tiền chất đông máu (Protein induced by vitamine K absence) 6 PT Thời gian prothrombin (Prothrombin Time) 7 TT Thời gian thrombin (Thrombin Time) DANH MỤC CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng 1 Bảng 3.1 Khảo sát tác dụng cầm máu trên thời gian chảy máu của bẹ móc 2 Bảng 3.2 So sánh tác dụng của bẹ và rễ móc trên thời gian chảy máu 3 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của số lần dùng bẹ móc tới thời gian chảy máu đuôi chuột 4 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của bẹ móc đến số lượng tiểu cầu và một số chỉ số đông máu cơ bản 5 Bảng 3.5 Tác dụng tại chỗ của bẹ móc trên thời gian chảy máu 6 Bảng 3.6 Tác dụng chống viêm cấp đường uống của bẹ móc 7 Bảng 3.7 Tác dụng chống viêm cấp tại chỗ của bẹ móc 8 Bảng 3.8 Số chuột chết trong vòng 72 giờ đầu của thử độc tính cấp 9 Bảng 3.9 Tình hình chung của chuột trong 7 ngày thử độc tính cấp Trang 30 32 34 35 36 38 39 41 41 DANH MỤC CÁC HÌNH STT 1 2 Ký hiệu Hình 1.1 Hình 2.1 3 9 Hình 2.2 Hình 2.3 4 3 Hình 3.1 Hình 3.2 4 Hình 3.3 5 Hình 3.4 6 Hình 3.5 Tên bảng Sơ đồ quá trình đông máu Ảnh cây móc (Caryota urens L., Arecaceae) chụp tại Phù Ninh, Phú Thọ Sơ đồ thiết kế nghiên cứu Sơ đồ qui trình nghiên cứu tác dụng chống viêm tại chỗ của bẹ móc Khảo sát liều dùng của bẹ móc So sánh tác dụng của bẹ và rễ móc trên thời gian chảy máu Tác dụng tại chỗ của bẹ móc trên thời gian chảy máu Tác dụng chống viêm cấp đường uống của bẹ móc Tác dụng chống viêm cấp tại chỗ của bẹ móc Trang 6 21 23 27 30 32 36 38 40 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chảy máu là hiện tượng máu ra khỏi thành mạch vì vỡ mạch hay không vỡ mạch. Là một hội chứng rất hay gặp, có thể xảy ra ở mọi cơ quan trong cơ thể như rong kinh hay băng huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ho ra máu,…Chảy máu gây hậu quả nặng hoặc nhẹ tuỳ thuộc lượng máu bị mất, tốc độ chảy máu và số lần chảy máu. Trong trường hợp chảy máu cấp nặng, có thể gây sốc hoặc thậm chí gây tử vong. Chảy máu mạn tính với tình trạng rỉ máu liên tiếp kéo dài, tuy không nguy hiểm trực tiếp nhưng có nhiều hậu quả về sau. Chảy máu mạn thường khó khăn trong chẩn đoán, có thể gặp trong các thể bệnh như: ung thư tử cung, loét dạ dày tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, điều trị thuốc chống đông máu,... Ngoài ra, chảy máu dẫn đến gây chèn ép, nguy hiểm trong các trường hợp như: tụ máu trong não, chảy máu màng não, chảy máu bao tim (do vỡ tim) có thể gây tử vong đột ngột [23]. Có rất nhiều trường hợp chảy máu kết hợp với các triệu chứng viêm, nhưng cũng có khi chảy máu đơn thuần. Các bệnh liên quan đến chảy máu rất đa dạng, phổ biến và nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Trong khi đó thuốc điều trị các bệnh chảy máu còn ít và còn nhiều tác dụng không muốn, đồng thời là những nội dung nghiên cứu còn ít được quan tâm gần đây. Vì vậy, việc tìm kiếm các thuốc điều trị bệnh chảy máu có nguồn gốc dược liệu đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Việt Nam có nền y học cổ truyền lâu đời và phong phú. Trong kho tàng đó, nhiều bài thuốc, vị thuốc dùng để điều trị bệnh chảy máu như: tông lư, trắc bách diệp, hoè hoa, cỏ nhọ nồi,…Tông lư là bẹ của cây móc, được sử dụng rất phổ biến trong dân gian. Ở nước ta, cây móc mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi. Từ lâu, người ta đã dùng bẹ và rễ móc để chữa các bệnh 2 chảy máu như: đái ra máu, lỵ ra máu, bạch đới, rong kinh, rong huyết, ho ra máu, sưng và chảy máu chân răng,…đã cho kết quả tốt. Tuy nhiên cho tới nay chưa có đề tài nào đánh giá tác dụng cầm máu của rễ và bẹ móc trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng nên việc áp dụng điều trị còn hạn chế. Để góp phần chứng minh tác dụng của rễ và bẹ móc, hướng tới tạo ra sản phẩm thuốc có tác dụng cầm máu, chống viêm từ cây móc chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu” gồm 3 mục tiêu chính: 1. Đánh giá tác dụng cầm máu của cây móc trên thực nghiệm 2. Đánh giá tác dụng chống viêm của bẹ móc trên thực nghiệm 3. Độc tính cấp của bẹ móc 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Quá trình đông máu, cầm máu Cầm máu là một quá trình diễn ra nhằm hạn chế hoặc ngăn cản máu chảy ra khỏi mạch khi thành mạch bị tổn thương. Quá trình cầm máu được thực hiện qua năm giai đoạn: co mạch, hình thành nút tiểu cầu, đông máu, co cục máu đông và tan cục máu đông. Sau khi quá trình cầm máu hoàn thành tại nơi tổn thương mô xơ phát triển thành sẹo làm liền vết thương [2]. 1.1.1. Co mạch tại chỗ Ngay sau khi thành mạch bị tổn thương, mạch máu sẽ co lại để hạn chế lượng máu thoát ra ngoài. Co mạch còn có tác dụng làm tốc độ lưu chuyển máu chậm lại, tạo điều kiện cho việc hình thành nút tiểu cầu và cục máu đông. Cơ chế của co mạch là do những xung động đau nơi mạch bị tổn thương sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây phản xạ co mạch. Ngoài ra, tại vị trí tổn thương sẽ xuất hiện hiệu điện thế hoạt động, điện thế hoạt động này sẽ lan truyền dọc theo thành mạch gây co mạch. Serotonin và thromboxanA2 được bài tiết từ tiểu cầu cũng gây tác dụng co mạch. Tổn thương càng lớn thì mức độ co mạch càng mạnh. Co mạch có thể kéo dài hàng phút thậm chí hàng giờ để tạo điều kiện cho tiểu cầu kết dính và kết tụ vào nơi tổn thương [2]. 1.1.2. Tạo nút tiểu cầu Bình thường tế bào nội mô thành mạch máu bài tiết prostacyclin có tác dụng ức chế kết dính tiểu cầu. Khi thành mạch bị tổn thương sẽ làm rách lớp nội mô, để lộ lớp collagen tích điện (+) ở bên dưới. Do tích điện âm và có receptor với collagen nên tiểu cầu có thể dễ dàng kết dính với thành mạch tổn thương. Bản thân tế bào nội mô bị tổn thương còn giải phóng ra yếu tố hoạt 4 hoá tiểu cầu, yếu tố von Willebrand cần cho sự kết dính tiểu cầu. Sau khi đã kết dính vào nơi có tổn thương, tiểu cầu được hoạt hoá, bề mặt trở nên xù xì đồng thời bài tiết yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, ADP và thromboxan A2 (thromboxan A2 được tổng hợp từ phospholipid của màng tiểu cầu). Các chất này sẽ làm các tiểu cầu khác lưu động trong máu kết tụ với các tiểu cầu vừa bị kết dính. Các tiểu cầu mới kết tụ sẽ tiếp tục được hoạt hoá bài tiết các chất hoá học làm cho càng có thêm nhiều tiểu cầu mới đến kết tụ hình thành nút tiểu cầu. Sự hình thành nút tiểu cầu có thể sơ bộ bịt kín vết thương làm cho máu ngừng chảy nếu tổn thương ở mạch nhỏ, đặc biệt là hàng ngàn vết thương nhỏ vẫn xảy ra hàng ngày. Thời gian hình thành nút tiểu cầu hay còn được gọi là thời gian máu chảy bình thường khoảng 2 – 4 phút. Khi số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu giảm sẽ làm thời gian chảy máu kéo dài, xuất hiện nhiều nốt xuất huyết dưới da và niêm mạc, bệnh nhân dễ bị chảy máu khi bị sang chấn nhẹ và thời gian chảy máu kéo dài trên 6 phút. Chảy máu nặng xảy ra khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 50G/l, nếu số lượng tiểu cầu chỉ còn 10G/l thì bệnh nhân sẽ chết vì không cầm được máu [2]. 1.1.3. Tạo cục máu đông Đông máu là trạng thái tự bảo vệ của cơ thể khi có chảy máu. Sau khi ra ngoài lòng mạch 2 – 4 phút, máu đông lại. Đông máu nghĩa là máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc nhờ chuyển fibrinogen hoà tan trong huyết tương thành fibrin không hoà tan dưới xúc tác của thrombin [14]. Đông máu là một chuỗi phản ứng hóa học của yếu tố đông máu có trong huyết tương, các mô tổn thương và tiểu cầu. Đông máu gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tạo prothrombinase, giai đoạn chuyển prothrombin thành thrombin và giai đoạn chuyển fibrinogen thành fibrin [2]. 5 1.1.3.1. Giai đoạn tạo prothrombinase Đây là giai đoạn phức tạp nhất và kéo dài nhất của quá trình đông máu. Giai đoạn này được xảy ra theo hai con đường: nội sinh và ngoại sinh. Ngoại sinh: khi mô bị tổn thương, giải phóng thromboplastin (yếu tố III) và phospholipid của mô. Hai yếu tố trên kết hợp với Ca2+ hoạt hoá yếu tố VII. Yếu tố VII kết hợp với Ca2+ hoạt hoá yếu tố IX. Yếu tố IX hoạt hoá kết hợp với Ca2+ và phospholipid mô hoạt hoá yếu tố V. Yếu tố V hoạt hoá yếu tạo prothrombinase ngoại sinh. Như vậy, yếu tố III của mô khởi phát con đường đông máu ngoại sinh. Nội sinh (chất hoạt hoá ở máu): khi thành mạch tổn thương, các sợi collagen hoạt hoá XII trong máu. Yếu tố XII hoạt hoá IX. Yếu tố IX hoạt hoá VIII, phospholipid tiểu cầu hoạt hoá XI. Yếu tố XI hoạt hoá IX. Yếu tố IX hoạt hoá X. Yếu tố X hoạt hoá V. Yếu tố V hoạt hoá kết hợp Ca2+ tạo prothrombinase nội sinh [14]. Như vậy, yếu tố XII và tiểu cầu khởi phát con đường đông máu nội sinh. Đông máu theo con đường ngoại sinh xảy ra nhanh và mạnh hơn rất nhiều so với conđường nội sinh. Vài giây sau khi mạch máu tổn thương đã có sự thành lập thrombin và sớm hình thành fibrin. 6 Hình 1: Sơ đồ quá trình đông máu 1.1.3.2. Giai đoạn chuyển prothrombin thành thrombin Prothrombin là một globulin có trong huyết tương và do gan sản xuất. Nó là tiền chất không hoạt động của một enzym tiêu protein rất mạnh là thrombin. Phức hợp enzym prothrombinase được tạo thành cùng với ion Ca2+ xúc tác cho quá trình chuyển prothrombin thành thrombin. Thrombin không chỉ có tác dụng đối với sự hình thành và ổn định mạng fibrin mà còn có tác dụng hoạt hoá yếu tố VIII trong con đường nội sinh, yếu tố V trong con đường ngoại sinh. Do vậy, với một lượng nhỏ thrombin có sẵn trong máu và sau đó được sinh ra nhanh chóng từ con đường ngoại sinh sẽ lập tức tạo ra một feedback dương tính để tạo ra nhiều thrombin hơn, hoạt hoá quá trình hình thành cục máu đông [2]. 7 1.1.3.3. Giai đoạn chuyển fibrinogen thành fibrin Dưới tác dụng của thrombin các phân tử fibrinogen bình thường hoà tan sẽ biến thành fibrin đơn phân. Các fibrin đơn phân sẽ trùng hợp để tạo ra sợi fibrin trong vài giây. Các sợi fibrin này nối lại với nhau bằng cầu nối hydro lỏng lẻo nên không bền. Dưới tác dụng của yếu tố ổn định fibrin - yếu tố `XIIIh (do thrombin hoạt hoá), các cầu nối hydro được thay thế bằng các cầu nối đồng hoá trị, tạo ra mạng lưới fibrin bền vững. Cục máu đông hình thành sẽ có tác dụng bịt kín chỗ tổn thương một cách vững chắc [2]. 1.1.4. Co cục máu đông và tan cục máu đông 1.1.4.1. Co cục máu đông Sau khi máu đông khoảng 1 – 2 giờ, cục máu đông co lại và giải phóng ra toàn bộ dịch của nó gọi là huyết thanh. Hiện tượng co cục máu đông có tác dụng làm mép vết thương khép lại gần nhau hơn để tạo điều kiện cho sự tạo sẹo [2]. 1.1.4.2. Tan cục máu đông Là hiện tượng cục máu đông tan ra dưới tác dụng của plasmin được hoạt hóa từ plasminogen. Plasmin là một enzyme có khả năng phân hủy fibrin mạnh, do đó làm tan cục máu đông. Tan cục máu đông là một trong những cơ chế chống đông của chính cơ thể khi có xuất hiện cục máu đông để ngăn ngừa tắc mạch và tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo [2]. Như vậy, cầm máu là một quá trình phức tạp liên quan đến ba yếu tố chính: sức bền và tính thấm thành mạch, tiểu cầu và các yếu tố đông máu. 1.2. Các bệnh liên quan tới chảy máu Chảy máu là hội chứng biểu hiện tình trạng máu thoát ra khỏi thành mạch do vỡ mạch hoặc không do vỡ mạch. Chảy máu có thể do các nguyên nhân: do thành mạch tổn thương, do tiểu cầu, do bệnh huyết tương [5]. 1.2.1. Do thành mạch bị tổn thương 8 Thành mạch bị tổn thương do thiếu vitamin C, vitamin PP; nhiễm khuẩn (bệnh sởi, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu); một số bệnh mạn tính (lao, đái tháo đường, xơ gan); bệnh Scholein - Henoch (dị ứng gây tổn thương thành mạch),… 1.2.2. Do tiểu cầu Tiểu cầu đóng vai trò rất quan trọng quá trình cầm máu. Một số bệnh của tiểu cầu làm ảnh hưởng tới quá trình cầm máu thường gặp như: 1.2.2.1.Bệnh tiểu cầu bẩm sinh Bệnh suy nhược tiểu cầu Glanzmann: bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường (số lượng tiểu cầu bình thường, nhưng rối loạn tập trung tiểu cầu). Bệnh Willebrand: bệnh có tính di truyền theo tính trội (thời gian chảy máu kéo dài, co cục máu bình thường) 1.2.2.2. Giảm tiểu cầu thứ phát Giảm tiểu cầu thứ phát trong các trường hợp: suy tuỷ, dị ứng, nhiễm khuẩn,… Suy tuỷ: dẫn đến giảm số lượng tiểu cầu được sinh ra, thường do nhiễm độc thuốc hoặc hoá chất trong điều trị hoặc do tiếp xúc với chất độc nồng độ cao kéo dài. Tuỷ bị lấn át: do thâm nhiễm các tế bào ác tính trong tuỷ làm giảm số lượng tiểu cầu do đó giảm số lượng tiểu cầu ở máu ngoại vi, thường gặp ở các bệnh máu ác tính như: Leukemia cấp, Leukemia thể tuỷ mạn tính giai đoạn chuyển dạng cấp. Dị ứng: tác động của thuốc làm cơ thể sinh kháng thể kháng tiểu cầu. Nhiễm khuẩn: sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết 1.2.2.3. Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn Là một bệnh tự miễn, trong đó một tự kháng thể IgG được tạo thành và gắn vào tiểu cầu, phần Fc của tự kháng thể này bị đại thực bào ở lách nhận 9 diện (do chúng có thụ thể Fc). Các đại thực bào ở lách sẽ gắn với tiểu cầu có phủ kháng thể làm tiểu cầu bị tiêu huỷ. Mặc dù có sự gắn bổ thể vào tự kháng thể nhưng quá trình này không gây tiêu huỷ tiểu cầu trực tiếp [5]. 1.2.3. Do bệnh huyết tương Các thành phần trong huyết tương liên quan mật thiết tới quá trình đông máu. Việc thiếu hụt các thành phần của huyết tương gây ra bệnh huyết tương như: thiếu hụt yếu tố tạo thành thromboplastin, thiếu hụt prothrombin và proconvertin,… 1.2.3.1. Do thiếu hụt yếu tố tạo thành thromboplastin Bệnh Hemophylia là bệnh hay gặp nhất do thiếu hụt yếu tố VIII, IX tạo thành thromboplastin. Đây là bệnh bẩm sinh do di truyền trên nhiễm sắc thể X, thường gặp ở con trai. Bệnh càng nặng thì triệu chứng xuất huyết càng sớm. Xuất huyết thường xảy ra sau một chấn thương dù rất nhẹ, ít có khả năng tự cầm máu, hay tái phát ở một nơi nhất định [5]. 1.2.3.2. Thiếu prothrombin và proconvertin Thiếu prothrombin và proconvertin có thể gặp trong các trường hợp tổn thương gan, ứ mật , tổn thương nhiều vùng ở ống tiêu hoá, dung nhiều thuốc chống đông làm cho cơ thể không tổng hợp được prothrombin. 1.2.3.3.Bệnh tiêu sợi huyết (tiêu fibrinogen và fibrin) Bệnh xảy ra sau phẫu thuật phổi, phẫu thuật sản phụ khoa, nhiễm trùng huyết, nhiễm độc. Bệnh do sự huỷ hoại quá mức các yếu tố đông máu và tiểu cầu cùng với sự giải phóng các sản phẩm giáng hoá fibrin. Nguyên nhân liên quan đến sự huỷ hoại các cơ quan của cơ thể, giải phóng ra nhiều chất hoạt hoá như streptokinase, urokinase, làm tăng chuyển plasminogen thành plasmin và tăng giáng hoá fibrinogen, fibrin, ức chế hình thành thromboplastin và chức năng của tiểu cầu gây hội chứng xuất huyết nặng [5]. 10 1.3. Các xét nghiệm cơ bản cho cầm máu: Các xét nghiệm cơ bản cho cầm máu giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan tới chảy máu bao gồm: xét nghiệm giai đoạn cầm máu ban đầu, xét nghiệm đông máu, xét nghiệm giai đoạn phân huỷ fibrin. 1.3.1. Xét nghiệm của giai đoạn cầm máu ban đầu Giai đoạn cầm máu ban đầu bao gồm giai đoạn thành mạch và hình thành nút tiểu cầu. Để đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu, người ta dựa trên thời gian máu chảy và số lượng tiểu cầu. 1.3.1.1. Thời gian máu chảy Đây là một xét nghiệm cơ bản nhất, dễ làm nhất để đánh giá giai đoạn đầu cầm máu. Xét nghiệm được tiến hành bằng phương pháp Ivy: quấn băng huyết áp, bóp bóng đến mức huyết áp trung bình là 40mmHg, sau đó rạch ở cơ gấp cẳng tay, máu chảy ra được thấm bằng cạnh của giấy thấm. Thời gian máu chảy bình thường từ 3 - 9 phút. Thời gian máu chảy tăng do giảm số lượng hoặc chất lượng của tiểu cầu, thành mạch [19]. 1.3.1.2. Số lượng tiểu cầu Số lượng tiểu cầu bình thường 150 - 400 x 109. Số lượng tiểu cầu được xác định cùng với công thức máu toàn phần qua máy đếm tự động. Trong những trường hợp khẩn cấp khi mà không đếm được thì có thể nhìn trên tiêu bản máu [19]. 1.3.1.3. Chức năng tiểu cầu Đánh giá chức năng tiểu cầu bằng cách chống đông bằng citrat khối huyết tương giàu tiểu cầu. Máy đo ngưng tập tiểu cầu được sử dụng để kiểm tra đáp ứng của tiểu cầu với những chất ngưng tập bao gồm collagen, ADP, 11 acid arachidonic để kiểm tra đáp ứng kết tụ tiên phát và thứ phát, phản ứng giải phóng của tiểu cầu [19]. 1.3.2. Xét nghiệm đông máu 1.3.2.1. Thời gian thrombin (Thrombin Time: TT) Xác định PT nhằm đánh giá sự chuyển dạng từ fibrinogen sang fibrin bởi hệ thống nội sinh và ngoại sinh khi có thrombin trong hệ thống thử. Thrombin được pha loãng cho vào huyết tương chống đông bằng citrat. Thời gian TT bình thường từ 10 - 15 giây. PT kéo dài trong các trường hợp: giảm fibrinogen máu, rối loạn fibrinogen máu. 1.3.2.2. Thời gian prothrombin (Prothrombin Time: PT) Xác định PT nhằm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh. PT là thời gian đông huyết tương đã được chống đông bằng natri citrat hoặc oxalat, nay được phục hồi calci và thêm yếu tố của tổ chức (thromboplastin) [12]. PT kéo dài trong các trường hợp thiếu hụt yếu tố II, V, VII, X. 1.3.2.3. Thời gian Thromboplastin hoạt hoá từng phần (APTT) Xác định APTT nhằm đánh giá con đường đông máu nội sinh. APTT là thời gian phục hồi calci của huyết tương citrate hoá sau khi ủ với một lượng thừa kaolin (hoạt hoá yếu tố tiếp xúc) và cephalin (thay thế yếu tố 3 tiểu cầu) [23]. APTT kéo dài trong các trường hợp thiếu hụt yếu tố II, V, VIII, IX, X, XI, XII [19]. 1.3.3. Xét nghiệm giai đoạn phân huỷ fibrin 1.3.3.1. Sản phẩm phân huỷ fibrin (FDP) Khi fibrin bị phân giải bằng plasmin hoạt động thì những mảnh vỡ được giải phóng tạo FDP. FDP đo được trong huyết tương bằng phương pháp miễn dịch. 12 Tăng FDP trong các trường hợp sau hậu phẫu, chấn thương, suy thận, nhiễm khuẩn, huyết khối tĩnh mạch [19]. 1.3.3.2. Thời gian phân giải Euglobulin Xét nghiệm thời gian phân giải Euglobulin nhằm đánh giá sự có mặt của yếu tố hoạt hoá plasminogen. Thời gian phân giải Euglobulin bình thường trên 90 phút. Thời gian này ngắn lại khi có sự phân huỷ fibrin hệ thống [19]. 1.4. Các thuốc cầm máu 1.4.1. Các thuốc tân dược Thuốc cầm máu có thể chia thành 2 loại: thuốc cầm máu toàn thân và thuốc cầm máu tại chỗ [14]. 1.4.1.1. Thuốc cầm máu toàn thân  Nhóm vitamin K Cơ chế: các tiền chất của yếu tố đông máu II, VII, IX, X - gọi là PIVKA (protein induced by vitamin K absence) chỉ có hoạt tính khi gốc glutamat trong cấu trúc hoá học của nó được carboxyl hoá bởi hệ enzym ở microsom gan. Khi huyết tương chưa đủ vitamin K, các tiền chất đó chưa chuyển thành các yếu tố đông máu có hoạt tính được. Khi có mặt vitamin K thì vitamin K hoạt hoá hệ thống enzym ở microsom gan, nên PIVKA được carboxyl hoá, chuyển thành các yếu tố đông máu II, VII, IX, X có hoạt tính và kết hợp được với Ca2+ trên bề mặt tiểu cầu, chuyển fibrinogen thành fibrin cùng với xúc tác của thrombin tạo nên quá trình đông máu.  Calci clorid Ca2+ cần để hoạt hoá các yếu tố đông máu nhất là các yếu tố VIII, IX, X và chuyển prothrombin thành thrombin để tham gia vào quá trình đông máu.  Coagulen 13 Coagulen là tinh chất máu toàn phần, đặc biệt có tinh chất của tiểu cầu có tác dụng làm đông và cầm máu.  Carbazochrom Carbazochrom làm tăng sức đề kháng của mao mạch, giảm tính thấm thành mạch nên giảm thời gian chảy máu. Carbazochrom không tác dụng lên quá trình đông máu [14].  Ethamsylat và dobesylat calci Cơ chế: làm tăng sức đề kháng của mao mạch, giảm tính thấm thành mạch nên giảm thời gian chảy máu. 1.4.1.2. Các thuốc cầm máu tại chỗ Các thuốc cầm máu tại chỗ bao gồm các enzyme làm đông máu (thrombinase, thrombin), keo cao phân tử (pectin, albumin), gelatin, fibrin dạng xốp, thuốc làm săn (tanin, muối nhôm, chì, kẽm, KMnO 4 pha loãng,.)  Thrombin Thrombin xúc tác cho chuyển fibrinogen thành fibrin đơn phân, sau đó fibrin đơn phân kết hợp thành fibrin polyme không tan trong huyết tương. Thuốc chỉ dùng tại chỗ, không dùng tiêm tĩnh mạch, tránh đông máu trong lòng mạch.  Thrombinase Thrombinase là tinh chất não và phổi của động vật có thrombokinase và các yếu tố đông máu khác. Thuốc được dùng trong trường hợp chảy máu ít, tại chỗ và thường xuyên như: chảy máu cam, răng miệng. Nếu chảy máu nhiều kết hợp với băng chặt [14]. 1.4.2.Các thuốc đông dược Thuốc cầm máu trong đông y còn được gọi là thuốc chỉ huyết bao gồm các vị thuốc có thể dùng trong các bệnh xuất huyết của tạng như vị xuất huyết, phế xuất huyết; gây nôn ra máu, ho ra máu, hoặc trĩ xuất huyết. Trong 14 loại này cũng có loại vừa có tác dụng chỉ huyết lại có tác dụng tiêu huyết ứ như tam thất; cũng có thể dùng để đắp, rắc vào vết thương để cầm máu bên ngoài [9]. 1.4.2.1. Tam thất Tam thất có tác dụng hoá ứ chỉ huyết, hoá ứ chỉ thống, hoá ứ tiêu ung nhọt dùng để điều trị các chứng xuất huyết ở bên trong và bên ngoài cơ thể, trong trường hợp xuất huyết do huyết ứ thì thường dùng kết hợp với huyết dư thán; ngoài ra tam thất còn dùng để điều trị chấn thương sưng nề [1], [9]. 1.4.2.2. Hoè hoa Hoè hoa có tác dụng lương huyết chỉ huyết dùng trong các trường hợp huyết nhiệt gây xuất huyết như chảy máu cam, trĩ chảy máu, phụ nữ băng huyết, đại tiểu tiện ra máu [9]. 1.4.2.3. Trắc bách diệp Trắc bách diệp có tác dụng lương huyết chỉ huyết điều trị các chứng xuất huyết do huyết nhiệt, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác [1]. 1.4.2.4. Bạch cập Bạch cập có tác dụng chỉ huyết, dùng trong các bệnh ho ra máu, xuất huyết đường tiêu hoá, chảy máu ngoài [7]. 1.4.2.5. Tông lư Tông lư là bẹ của cây móc có tác dụngchỉ huyết, dùng trong các bệnh xuất huyết bên trong, chảy máu cam, thổ ra huyết, phụ nữ băng huyết, đại tiểu tiện ra huyết, lỵ, chảy máu mủ [6]. 1.5. Các phương pháp xác định thời gian chảy máu trên động vật 1.5.1. Xác định thời gian chảy máu trên đuôi chuột Phương pháp này được tiến hành lần đầu tiên do Dottl và Ripke năm 1936 và được sử dụng phổ biến để nghiên cứu tác dụng cầm máu trong các thí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan