Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tác động của thực thi hiệp định trị giá wto đối với nguồn thu hải qua...

Tài liệu Nghiên cứu tác động của thực thi hiệp định trị giá wto đối với nguồn thu hải quan tại việt nam

.PDF
192
1
59

Mô tả:

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu giữ vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu” trong cán cân thanh toán quốc gia, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm tổng sản phẩm trong nước. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của ASEAN, ASEM, APEC, WTO (Bộ Ngoại giao, 2015). Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu. Thực tế cho thấy, việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô trong đó có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Cụ thể, theo báo cáo đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân năm ước đạt 5,88% và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2000 tới nay (giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng bình quân đạt 7%, giai đoạn 2001-2005 là 7,51%) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016). Nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững, Chính phủ đang thực hiện nhiều giải pháp kích cầu với số tiền tương đối lớn và nguồn tiền này chủ yếu được lấy từ ngân sách Nhà nước, trong khi đó nguồn thu về cho ngân sách phần lớn là từ thuế. Trong đó, số thu thuế từ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam luôn chiếm một tỉ lệ cao khoảng 15% - 25% trong tổng nguồn thu ngân sách nhà nước, và liên tục tăng từ khoảng 35.000 tỉ đồng năm 2004 (Bộ Tài chính, 2006) lên đến hơn 170.000 tỉ đồng năm 2014 (Bộ Tài chính, 2016). Chính vì vậy, việc đảm bảo NTHQ có ý nghĩa kinh tế rất lớn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Điều kiện tiên quyết trong thực hiện vấn đề này chính là phải có 2 được những cơ chế xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu khoa học, phù hợp với quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay để nhà nước vừa thu đúng thu đủ thuế, vừa không tạo rào cản thương mại cho doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ở Việt Nam, khái niệm trị giá hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được chính thức xuất hiện vào đầu thập kỷ 90, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Từ thời điểm đó đến trước năm 2002, trị giá hải quan chủ yếu phục vụ một mục tiêu quản lý duy nhất là dùng để tính thuế cho hàng hoá xuất nhập khẩu, vì vậy giai đoạn này trị giá hải quan được biết với tên gọi là trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, việc xác định trị giá tính thuế chủ yếu dựa trên bảng giá tối thiểu do Nhà nước qui định. Đây là cơ chế áp dụng trị giá tính thuế hải quan theo sự áp đặt của Nhà nước. Theo cơ chế này, tuy đã có tác dụng nhất định trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhưng cũng biểu hiện rất nhiều bất cập cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc tự chủ hạch toán kinh doanh. Từ năm 2002 về sau, để chuẩn bị các điều kiện tạo tiền đề cho Việt Nam gia nhập vào WTO, về phương diện thuế quan, Việt Nam phải có nghĩa vụ thực hiện xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Hiệp định thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Điều VII của GATT quy định nguyên tắc xác định trị giá hàng hóa theo mục đích hải quan, theo đó trị giá hải quan phải được căn cứ vào trị giá thực tế của hàng nhập khẩu, đó là trị giá được sử dụng để làm căn cứ tính thuế. Tuy nhiên, bản thân Điều VII chưa có hướng dẫn xử lý thực tế để áp dụng các nguyên tắc trên. Vì vậy, với mục đích giúp cho việc thực hiện Điều VII, các bên tham gia GATT đã xây dựng những quy tắc xác định trị giá hải quan năm 1979 sau kết quả vòng đàm phán thương mại đa phương Tokyo, và gọi đó là HĐTG GATT. Hệ thống phương pháp xác định trị giá hải quan này đã được WTO thông qua với một vài sửa đổi nhỏ vào năm 1994 nên từ đó gọi là “Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT 1994” hay có thể gọi tắt là Hiệp định trị giá WTO (HĐTG WTO) (Tổng cục Hải quan, 1999). Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 áp dụng cơ chế xác 3 định giá tính thuế theo nguyên tắc của HĐTG WTO và được hướng dẫn bằng Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính. Đây được xem là bước tiến lớn trong quá trình hội nhập, phát triển nhưng cũng được xem là một thách thức lớn trong việc đảm bảo NTHQ cho ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình thực thi HĐTG WTO ảnh hưởng như thế nào đến NTHQ ở Việt Nam là vấn đề cần được xem xét cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Hơn hết, cần phải xây dựng mô hình đo lường mang tính định lượng để đánh giá mức độ tác động của thực thi HĐTG WTO đến NTHQ và nhận diện ra các nhân tố kinh tế bị ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG WTO có tác động tới NTHQ tại Việt Nam, từ kết quả nghiên cứu sẽ rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thu thuế xuất nhập khẩu và đảm bảo NTHQ ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “ Nghiên cứu tác động của thực thi Hiệp định trị giá WTO đối với nguồn thu hải quan tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế học. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu bao trùm của luận án là đánh giá tác động của thực thi HĐTG WTO tới NTHQ Việt Nam, đồng thời chỉ ra những nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới NTHQ trong điều kiện thực thi HĐTG WTO; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện mức độ chấp hành pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thực thi HĐTG WTO, đồng thời luận án cũng đề xuất các giải pháp nhằm giúp Hải quan Việt Nam thực hiện tốt các cam kết về xác định trị giá hải quan theo quy định của WTO, hoàn thiện công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhưng vẫn đảm bảo NTHQ cho ngân sách nhà nước. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được những mục tiêu tổng quát trên, luận án phải đảm bảo được các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 4 Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐTG WTO; đồng thời khẳng định yêu cầu khách quan và sự cần thiết của việc thực thi đầy đủ các cam kết của Việt Nam về xác định trị giá Hải quan trong WTO. Thứ hai, phân tích thực trạng NTHQ và thực thi HĐTG WTO tại Việt Nam trong thời gian qua, nhận diện ra những khó khăn hiện nay trong công tác xác định trị giá tính thuế dựa trên nguyên tắc thực thi HĐTG WTO. Thứ ba, xây dựng mô hình định lượng đo lường tác động khi thực hiện xác định giá tính thuế theo HĐTG WTO đến những thay đổi của số thu hải quan ở Việt Nam. Thứ tư, khảo sát, thu thập ý kiến của doanh nghiệp nhằm đưa ra những nhận định khách quan về ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO tới các nhân tố kinh tế, qua đó đánh giá một số tác động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ tại Việt Nam thông qua hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Thứ năm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi HĐTG WTO trong đảm bảo thu ngân sách nhà nước từ NTHQ. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Luận án tập trung trả lời những câu hỏi sau: Thứ nhất, NTHQ của Việt Nam thay đổi như thế nào khi thực thi HĐTG WTO? Thứ hai, công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo HĐTG WTO tại Việt Nam đã đạt được những kết quả và còn tồn tại những hạn chế nào? Thứ ba, mức độ tác động trực tiếp và gián tiếp của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ Việt Nam như thế nào? Thứ tư, phân tích các nhân tố kinh tế bị ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG WTO có tác động gián tiếp tới NTHQ thông qua hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam? Thứ năm, cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả thực thi HĐTG WTO trong đảm bảo NTHQ tại Việt Nam? 5 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ thông qua các nhân tố thuế suất, kim ngạch nhập khẩu, hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, luận án không nghiên cứu những ảnh hưởng tới NTHQ thông qua việc thực hiện các cam kết khác về hải quan khi Việt Nam gia nhập WTO như đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho thương mại; thực hiện các quy định về phí và lệ phí trong WTO; thực hiện các quy định về xuất xứ trong WTO; thực hiện các quy định về kiểm tra mã HS của hàng hóa xuất nhập khẩu; thực hiện các quy định về tự do quá cảnh; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại; nâng cao năng lực, trình độ quản lý; hiện đại hóa quản lý hải quan; thực hiện yêu cầu an ninh chống khủng bố quốc tế; thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới theo Hiệp định TRIPS;… 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung, luận án tập trung vào việc xem xét tác động của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môi trường đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam; hệ thống hóa nội dung cam kết của Việt Nam về xác định trị giá hải quan theo WTO và phân tích tình hình thực thi Hiệp định này tại Việt Nam. Cụ thể, nội dung của nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích thực trạng NTHQ Việt Nam trước và sau khi thực thi HĐTG WTO và đánh giá những kết quả và hạn chế của việc thực thi HĐTG WTO trong công tác xác định giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng cũng như trong quản lý nhà nước về hải quan nói chung nhằm đảm bảo NTHQ của Việt Nam; Thứ hai, lượng hóa những tác động của thực thi HĐTG WTO vào số thu hải quan Việt Nam; 6 Thứ ba, xác định các mức độ tác động của các nhân tố bị ảnh hưởng bởi việc thực thi HĐTG WTO và có tác động gián tiếp tới NTHQ thông qua hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam; Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên trên nguyên tắc chấp hành nghiêm ngặt các quy định trong HĐTG WTO; cải cách và xây dựng một hệ thống xác định trị giá hải quan một cách công bằng, khách quan vừa không tạo ra rào cản trong thương mại quốc tế, vừa thu đúng thu đủ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan, qua đó đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước từ hải quan của Việt Nam. Về thời gian, luận án phân tích tình hình thực thi HĐTG WTO từ năm 2004, sau khi Việt Nam chính thức thực hiện xác định giá tính thuế nhập khẩu theo các phương pháp xác định trị giá hải quan đến nay. Tuy nhiên, để so sánh và đánh giá được những tác động của việc thực hiên HĐTG WTO tới NTHQ thì luận án sẽ sử dụng số liệu về số thu hải quan từ năm 2000 tới nay ở Việt Nam. Về không gian, luận án xây dựng mô hình phân tích định lượng dựa trên số liệu thứ cấp về thuế suất thuế nhập khẩu trung bình có tính tới trọng số của tất cả các mặt hàng nhập khẩu; kim ngạch nhập khẩu của cả nước, số thu hải quan của cả nước. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành khảo sát đối với một số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nước nhằm tìm ra các nhân tố bị ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG WTO có tác động gián tiếp tới NTHQ thông qua hành vi tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Về mặt lý luận, luận án đóng góp một số cơ sở lý luận cho việc phân tích những tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ một quốc gia, cụ thể đã chỉ ra được kênh tác động trực tiếp và kênh tác động gián tiếp của việc thực thi HĐTG WTO đến NTHQ, cách lượng hóa đưa biến chính sách (thực thi HĐTG WTO) vào mô hình kinh tế lượng và nhận diện ra các nhân tố chịu sự ảnh hưởng của thực thi Hiệp định này có tác động gián tiếp tới NTHQ tại Việt Nam. 7 Về mặt thực tiễn, luận án đã ứng dụng mô hình VECM để ước lượng tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của thực thi HĐTG WTO đến NTHQ Việt Nam; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định được mức độ tác động gián tiếp của những nhân tố chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG WTO như đặc điểm doanh nghiệp, môi trường bên ngoài, hội nhập quốc tế và tâm lý doanh nghiệp tới NTHQ thông qua hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực thi HĐTG WTO trong đảm bảo NTHQ trong thời gian tới ở Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo cho việc đề ra các chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo NTHQ tại Việt Nam trong bối cảnh thực thi HĐTG WTO. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương gồm: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ tại Việt Nam Chương 3. Thực trạng NTHQ và thực thi HĐTG WTO tại Việt Nam Chương 4. Phân tích tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ tại Việt Nam Chương 5. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi HĐTG WTO trong đảm bảo NTHQ tại Việt Nam 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chương này, bằng phương pháp phân tích thống kê, tác giả xin đánh giá những thành công cũng như hạn chế của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới trị giá hải quan, HĐTG WTO và NTHQ. Từ đó, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, làm căn cứ xây dựng khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cho luận án. 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Trị giá hải quan của hàng hóa xuất nhập khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu của hải quan các nước bởi nghiệp vụ này có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ nguồn thu ngân sách, khuyến khích phát triển sản xuất nội địa cũng như đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của từng quốc gia. Vì vậy, trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu dẫn đường làm rõ tác động của thực thi HĐTG WTO đến NTHQ một quốc gia. Trong phạm vi khả năng của mình, tác giả xin tóm lược những công trình của một số tác giả tiêu biểu theo cách phân chia sau đây. 1.1.1.1. Các nghiên cứu định tính Walsh (2003) đã khẳng định việc thực thi HĐTG WTO là một phần không thể thiếu trong xu thế tự do hóa thương mại, cùng với những quy định khác như hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu, cam kết ưu đãi về thuế quan sẽ làm thay đổi số thu thuế tại mỗi quốc gia. Finger và Schuler (2000) đã phân tích tác động HĐTG WTO với phạm vi rộng lớn hơn trong việc cải thiện tính minh bạch, khách quan, công bằng và khả năng giải thích khi xác định trị giá hải quan, từ đó ảnh hưởng tới mức độ tuân thủ thuế xuất nhập khẩu, tăng lượng hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đảm bảo NTHQ của quốc gia. Tương tự, Filmer (2003) cũng phân tích cho thấy rằng doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ bị kéo dài thời gian thông quan do việc không tuân theo các quy tắc xác định trị giá hải quan được quy định trong HĐTG WTO, điều đó sẽ 9 bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên thực thi HĐTG WTO trong dài hạn sẽ tác động làm giảm các hành vi gian lận thương mại qua trị giá tính thuế của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo NTHQ cho quốc gia. Ngược lại, Rege (2002), sau khi phân tích những vấn đề phát sinh trong việc xác định trị giá hải quan, đã nhấn mạnh một số khó khăn cho các nước đang phát triển khi thực thi HĐTG WTO vì NTHQ có thể sẽ bị sụt giảm. King (2003) cũng chỉ ra tình trạng chung ở các nước đang phát triển là việc lập hóa đơn với giá trị thấp hơn giá trị thực tế và sự thiếu hụt một hệ thống xác định trị giá hải quan hiệu quả. Do vậy, Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000) cho rằng vấn đề quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển trong thực thi HĐTG WTO là việc áp dụng công nghệ thông tin trong ngành hải quan và xây dựng cơ sở dữ liệu giá đầy đủ. Đặc biệt, trong nghiên cứu của Clarete (2005) về những tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ của Phillipines, tác giả đã phân tích một cách chi tiết những ảnh hưởng của việc thực hiện HĐTG WTO tới NTHQ và các chi phí quản lý hải quan tại Phillipines. Bằng việc phân tích số liệu tại 3 cảng lớn của Phillipines, tác giả đã chỉ ra được tác động làm giảm giá hàng nhập khẩu, tăng lượng hàng nhập khẩu và làm giảm NTHQ chung tại Phillipines thông qua việc thực hiện HĐTG WTO. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra được tác động tích cực làm giảm thời gian thông quan hàng hóa tại Phillipines khi thực hiện cam kết về xác định trị giá hải quan. Như vậy, thành công của nghiên cứu này là chỉ ra tác động làm giảm NTHQ của thực thi HĐTG WTO tại Phillipines thông qua phân tích số liệu về giá hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu ở 3 cảng lớn của Phillipines, đồng thời chỉ ra được 1 yếu tố bị ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG WTO là thời gian thông quan có tác động đến quyết định tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ đó cho thấy tác động gián tiếp của HĐTG WTO đến NTHQ tại Phillipines. Tuy nhiên, những kết luận này của nghiên cứu vẫn còn mang tính chủ quan của người viết nhiều, chưa được khái quát hóa và ước lượng thành con số cụ thể. Ngoài ra, có một số nghiên cứu khác mặc dù không bàn cụ thể về tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ một quốc gia, nhưng lại phân tích cho thấy 10 những khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ giữa thực thi HĐTG WTO với nguồn thu ngân sách nhà nước. Cụ thể là: Trong báo cáo năm 2005, Ủy ban Thương mại quốc gia Thụy Điển đã trình bày quan điểm của mình về tác động của từng Hiệp định trong WTO trong đó có HĐTG hải quan đối với các nước đang phát triển dựa trên những nghiên cứu và phân tích trước đó (Kommerskollegium, 2005). Do đó, phần lớn báo cáo chỉ nghiên cứu định tính và chỉ tập trung vào việc tập hợp tài liệu và phân tích việc các nước đang phát triển đã chịu những ảnh hưởng như thế nào khi gia nhập WTO. Hammar (2008) đã phân tích số liệu trong 2 tháng từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 về những ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới kinh tế Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích những ảnh hưởng của việc xóa bỏ những rào cản phi thuế quan ở Việt Nam tới ngân sách quốc gia, trong đó có đề cập tới việc thực thi HĐTG WTO. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu Erlinda, Loreli và Rafaelita (1993) về ảnh hưởng của việc định giá giá trị hàng tiêu dùng trong nước (Home consumption value - HCV) tới doanh thu và chi phí của doanh nghiệp, Erlinda và Castro (1999) đã đưa ra những định hướng cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp trong việc thực hiện HĐTG của WTO. Tác giả Khattry và Rao (2002) đã chứng minh được mối quan hệ tự nhiên giữa doanh thu thuế của chính phủ với tự do hóa thương mại thông qua những phân tích định tính dựa trên số liệu của 80 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1970 tới năm 1998. 1.1.1.2. Các nghiên cứu có phân tích định lượng Nghiên cứu của Gundogdu (2011) đã chỉ ra được các biến số ảnh hưởng tới số thu hải quan của các quốc gia hồi giáo với tư cách là thành viên của WTO bằng việc sử dụng số liệu từ năm 1995 đến năm 2007. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc tăng thuế suất thuế xuất nhập khẩu có thể làm tăng số thu thuế hải quan ở các nước lớn nhưng lại không đúng với các quốc gia nhỏ. Đặc biệt, nghiên cứu đã chứng minh được việc thực thi HĐTG WTO không có tác động làm thay đổi NTHQ bởi những tác động gián tiếp từ việc định giá tính thuế thấp hơn sẽ được bù 11 đắp và bị vượt trội bởi những tác động trực tiếp của nó vì khi nhà nước thực thi HĐTG WTO thì làm giảm đáng kể các động cơ trốn thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua đây, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện hải quan một cửa quốc gia sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc hạn chế những vấn đề khai báo giá tính thuế thấp hơn trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa xuất nhập khẩu bởi đây là một công cụ hữu hiệu giúp Hải quan đối chiếu và so sánh giá hàng được khai báo ở các cửa khẩu khác nhau. Dựa trên những phân tích định lượng, ông đã đưa ra hai kết luận quan trọng rằng: thứ nhất, việc tăng thuế suất thuế xuất nhập khẩu làm tăng doanh thu thuế hải quan có thể đúng với các nước lớn nhưng không luôn đúng với các nước nhỏ do ở những quốc gia này tác động gián tiếp làm giảm thuế nhập khẩu thông qua sự sụt giảm lượng hàng nhập khẩu lớn hơn tác động trực tiếp do sự tăng thuế suất. Thứ hai, không thể khẳng định việc thực thi HĐTG WTO làm giảm NTHQ của một quốc gia do hệ số thể hiện những tác động tích cực trực tiếp lớn hơn hệ số thể hiện những tác động tiêu cực gián tiếp của việc này. Đồng thời, nghiên cứu đã đưa ra một khuyến nghị quan trọng cho các quốc gia Hồi giáo này là không nên quá quan tâm vào việc nâng mức thuế suất thuế nhập khẩu lên mà hãy tập trung vào xây dựng một hệ thống kiểm tra, tính thuế và thông quan hiệu quả, công bằng minh bạch cho các doanh nghiệp, đó mới là cách tốt nhất để đảm bảo NTHQ cho một quốc gia. Khuyến nghị này cũng cho chúng ta thêm một lưu ý trong quá trình nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG WTO tới NTHQ tại Việt Nam là không nên chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự thay đổi số thu hải quan do các nhân tố kim ngạch xuất nhập khẩu, thuế suất trong điều kiện thực thi Hiệp định mà cần xem xét cả ảnh hưởng của các nhân tố liên quan tới việc tuân thủ hải quan của doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn thu thuế xuất nhập khẩu của cả nước. Có thể thấy, thành công của Gundogdu (2011) là chỉ ra được các biến số cơ bản ảnh hưởng tới NTHQ của một quốc gia, so sánh được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới NTHQ, nhận định được xu hướng tác động trực tiếp và gián tiếp của từng yếu tố. Đặc biệt, nghiên cứu đã xây dựng một khung nghiên cứu đầy đủ cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ trong mối tương quan với nhân tố thuế suất của một quốc gia. Vì vậy, có thể xem đây là một nghiên cứu khá 12 đầy đủ và cho chúng ta những hướng phân tích rất rõ ràng về vấn đề cụ thể này tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế là mới khẳng định được thực thi HĐTG WTO có những tác động gián tiếp lên NTHQ, chưa chỉ ra được nhân tố nào bị ảnh hưởng bởi thực thi Hiệp định này có tác động gián tiếp lên NTHQ của một quốc gia. Cũng bàn về vấn đề những tác động của thực thi HĐTG WTO vào nền kinh tế quốc gia, Rajkarnikar (2008) đã đặt ra 4 vấn đề sau tại Nepal: 1. Liệu việc thực thi HĐTG WTO có gây một tác động tích cực nào lên lượng hàng nhập khẩu của quốc gia này? 2. Những ảnh hưởng của việc thực thi HĐTG WTO vào chỉ số giá tiêu dùng trong nước sẽ như thế nào? 3. Việc thực thi HĐTG WTO có góp phần làm tăng nguồn thu của quốc gia? 4. Những khó khăn gì liên quan tới việc thực hiện thành công HĐTG hải quan tại một quốc gia? Để giải quyết được 4 vấn đề này, nghiên cứu chủ yếu dựa trên những phân tích định tính, đồng thời kết hợp với những nghiên cứu định lượng đơn giản và thực hiện khảo sát tại một số cơ quan hải quan. Bài viết này đã thực hiện nghiên cứu định tính dựa trên những thông tin thứ cấp và cả thông tin sơ cấp. Thông tin thứ cấp được tập hợp từ việc phân tích các văn bản luật liên quan đến trị giá hải quan, các cam kết, các báo cáo cũng như các văn bản khác được ban hành bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc tiến hành khảo sát đối với các công chức hải quan tại Chi cục hải quan Cảng hàng không quốc tế Tribhuvan, Cục Hải quan các tỉnh Biratnagar, Birgunj, Bhairahawa, Mechi và Tatopani ở Nepal. Từ việc phân tích định tính này, tác giả đã đưa ra một nhận định quan trọng là việc thực thi HĐTG WTO sẽ đem lại nhiều tác động tích cực tới thương mại quốc tế bởi nó góp phần tạo sự công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thực thi Hiệp định này thì những vấn đề sau có thể phát sinh: văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện thiếu rõ ràng minh bạch, thiếu cơ sở dữ liệu để xác định chính xác giá trị giao dịch thực tế của hàng hóa, khó 13 khăn trong khâu kiểm tra sau thông quan, khó khăn trong quản lý hàng hóa được mua bán trao đổi theo đường tiểu ngạch, giải quyết tranh chấp giữa hải quan và doanh nghiệp và đặc biệt là vấn đề thất thu thuế. Ngoài ra, để định lượng được mức độ thay đổi về lượng hàng nhập khẩu, giá cả hàng hóa và số thu hải quan của Nepal, bài viết đã phân tích dựa trên một hàm hồi quy đơn biến giữa chỉ số giá bán trong nước của 6 mặt hàng nhập khẩu củ yếu ở Nepal trong năm 2005 và giá trị hàng nhập khẩu của 6 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở Nepal trong năm 2005. Mô hình này đã chỉ ra được mức độ thay đổi lượng hàng nhập khẩu của một mặt hàng khi giá bán trong nước của mặt hàng đó tăng 1%. Từ đó sẽ đánh giá được những tác động của thực thi HĐTG WTO tới ngoại thương, tới giá cả trong nước và NTHQ của quốc gia. Bởi theo lập luận của tác giả, khi thực thi HĐTG WTO, cơ quan Hải quan sẽ có đủ các công cụ và phương pháp để tìm ra giá trị giao dịch thực tế của lô hàng, và truy thu được những lượng thuế mà doanh nghiệp có ý định gian lận, do vậy sẽ làm cho giá bán hàng hóa đó trong nước sẽ tăng lên. Và theo lý thuyết độ co giãn của cầu theo giá thì giá tăng sẽ ảnh hưởng tới lượng cầu trong nước, nên kéo theo sự thay đổi về kim ngạch nhập khẩu. Điều đó tất yếu sẽ ảnh hưởng tới ngoại thương và NTHQ của quốc gia. Mặc dù hướng nghiên cứu định lượng trong bài khá đơn giản nhưng lại cho chúng ta một cách nhìn cụ thể về sự so sánh giữa số thuế có thể thu thêm được khi thực hiện điều chỉnh giá tính thuế khai báo của doanh nghiệp theo HĐTG WTO và những tác động gián tiếp vào NTHQ thông qua sự thay đổi về lượng hàng nhập khẩu. Tóm lại, Rajkarnikar (2008) đã kết hợp thành công nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá được mức độ hiệu quả trong thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ tại Nepal. Hướng nghiên cứu định lượng trong bài dù khá đơn giản nhưng cũng bổ sung thêm căn cứ lý thuyết cho việc đưa biến kim ngạch nhập khẩu của một quốc gia vào hàm số thu hải quan khi nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG WTO tới NTHQ của một quốc gia. Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu định tính của bài viết đã chỉ ra được một số yếu tố cơ bản bị ảnh hưởng bởi thực thi HĐTG WTO có tác động tới hoạt động thu thuế của hải quan là sự không rõ ràng trong cơ sở pháp lý và thiếu cơ sở dữ liệu giá so sánh. Tuy nhiên, những kết 14 luận trong nghiên cứu định tính này chưa ước lượng được mức độ tác động của các yếu tố này, để từ đó xác định được giải pháp nào cần được ưu tiên. Ehdaie (1990) đã xây dựng một phương pháp định lượng nhằm ước tính độ co giãn thuế và tác động của những can thiệp của chính phủ trong chính sách thuế tới nguồn thu thuế của một quốc gia. Sau đó, Ehdaie (1990) đã ứng dụng phương pháp này để đánh giá mối quan hệ giữa thuế xuất nhập khẩu với cơ sở tính thuế của nó là kim ngạch xuất nhập khẩu có tính tới những tác động của chính phủ vào chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Malawi và Mauritius. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu này chưa đánh giá được mức độ tác động của từng chính sách cụ thể nên không thể ước lượng được mức độ hiệu quả của từng chính sách tại hai quốc gia nói trên. Glenday (2000) cũng đã bàn về mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và NTHQ, cụ thể đã chọn phân tích một trường hợp cụ thể là tại nước Kenya. Nghiên cứu này đã khẳng định được một số nhân tố chính ảnh hưởng tới NTHQ của Kenya là kim ngạch xuất nhập khẩu, chính sách quản lý và miễn thuế xuất nhập khẩu, thuế suất trung bình thuế nhập khẩu, tỉ lệ nguyên vật liệu đầu vào của các sản phẩm nông nghiệp và cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của quốc gia. Từ việc phân tích hồi quy các yếu tố trên, tác giả đã khẳng định được các nhân tố chính sách quản lý của nhà nước có tác động mạnh hơn sự tác động của nhân tố thuế suất. Baunsgaard và Keen (2010) bằng việc phân tích số liệu của 111 quốc gia trong 25 năm và sử dụng phương pháp OLS, nghiên cứu đã cho thấy được một thực tế là việc tự do hóa thương mại sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu thuế xuất nhập khẩu và nguồn ngân sách của quốc gia. Sẽ có những quốc gia bị tổn thất rất nhiều nhưng cũng có những quốc gia sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu họ tìm được những nguồn thu nhập khác để thay thế hoặc xây dựng một hệ thống quản lý có hiệu quả. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước So với nước ngoài, ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa HĐTG WTO và NTHQ dưới các góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau. 15 1.1.2.1. Các nghiên cứu định tính Lê Thành Phong, Trần Đình Tuấn, và Vũ Thị Quỳnh Chi (2012) đã khẳng định HĐTG WTO là một hệ thống tiên tiến, phù hợp với thế giới đang được toàn cầu hóa hết sức mạnh mẽ như hiện nay. Việc áp dụng HĐTG WTO ở Việt Nam vừa có tính bắt buộc theo các cam kết quốc tế, vừa do tính ưu việt của Hiệp định trong công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Kể từ khi thực hiện toàn bộ nội dung Hiệp định đến nay, Việt Nam đã thu được những kết quả đáng ghi nhận trong việc xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đang tồn tại cần được hoàn thiện của toàn bộ hệ thống. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước còn phải tiếp tục nghiên cứu để chuyển hóa được toàn bộ nội dung của hệ thống xác định trị giá theo Hiệp định vào văn bản pháp luật ở cấp độ quy định cao hơn. Xuất phát từ đánh giá thực trạng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu, bài viết đã đề xuất cho Nhà nước và ngành Hải quan một số giải pháp nhằm thực hiện áp dụng đầy đủ HĐTG hải quan của WTO tại Việt Nam trong lâu dài, tăng được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế. Vương Thị Thu Hiền (2002) cho thấy việc áp dụng HĐTG WTO đã tạo bước ngoặt cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian qua có khá nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách này để gian lận thuế qua trị giá hải quan gây nhiều khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của Hải quan Việt Nam. Vì vậy, cơ quan Hải quan phải tăng cường hoạt động kiểm soát của mình, vừa phải đảm bảo thông quan nhanh chóng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại. Nguyễn Văn Tới (2005) đã nhấn mạnh được vai trò quan trọng, tính tất yếu phải cải cách của ngành Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã chỉ rõ được yêu cầu bắt buộc phải thực 16 hiện HĐTG WTO của Việt Nam và lộ trình thực hiện cam kết này cũng như đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa cam kết này. Nguyễn Ngọc Túc (2007) đã chỉ ra cụ thể một số hạn chế của ngành Hải quan Việt Nam trong quá trình thực hiện những cam kết quốc tế nói chung trong đó có cam kết xác định trị giá Hải quan, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục cải cách và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam theo hướng tuân thủ nghiêm ngặt và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế trong nước. Nguyễn Ngọc Sơn (2011) lại tập trung vào so sánh những điểm giống và khác nhau giữa pháp luật Hải quan Việt Nam và pháp luật Hải quan Trung Quốc về hiên đại hóa hải quan. Qua đó tiếp thu một số kinh nghiệm trong ban hành và thực thi pháp luật Hải quan tại Trung Quốc, và đưa ra một số bài học áp dụng cho Việt Nam trong việc thực hiện tốt hơn nữa các cam kết quốc tế về Hải quan, trong đó HĐTG WTO. Nguyễn Danh Hưng (2003) đã chỉ ra yêu cầu tất yếu của việc thực thi HĐTG WTO trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành Hải quan. Đó cũng là một công cụ hữu hiệu giúp ngành Hải quan thực hiện tốt vai trò của mình trong nhiệm vu thu ngân sách nhà nước. Nghiên cứu cũng kết luận rằng việc thực hiện đẩy đủ các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan trong HĐTG WTO là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành hải quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.2.2. Các nghiên cứu có phân tích định lượng Trong thời gian thực hiện luận án, qua nỗ lực tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới HĐTG WTO, NTHQ, tác giả nhận thấy rằng chưa có một công trình nào phân tích toàn diện tác động của thực thi HĐTG WTO đến NTHQ tại Việt Nam có dựa trên mô hình định lượng. Tác giả chỉ tìm thấy một số nghiên cứu định lượng sau có bàn về một khía cách nào đó trong mối quan hệ giữa HĐTG WTO và NTHQ tại Việt Nam. Nguyễn Hồng Thắng, Đặng Thị Bạch Vân và Nguyễn Văn Thiện (2012) đã tập trung trả lời câu hỏi: Thực sự hệ thống thuế nói chung ở Việt Nam và các sắc 17 thuế chính nói riêng có gắn với cơ sở tính thuế hay không, đến lượt nó, cơ sở tính thuế có gắn với GDP hay không? Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng trả lời thêm câu hỏi: có thể sử dụng độ co giãn thuế để dự báo số thu hay không. Với mục đích cụ thể như trên, kết hợp với các căn cứ lý thuyết về độ nổi của thuế, độ co giãn của thuế, cơ sở tính thuế theo đề xuất của Skinner và Engen (1996), và các công trình nghiên cứu có liên quan của Ram (1991), Ahmed và Mohammed (2010), Ehdaie (1990), Creedy và Gemmell (2008) … nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua những kỹ thuật cụ thể sau: Kỹ thuật điều chỉnh theo tỷ lệ (proportional adjustment) nhằm điều chỉnh số thu thuế trước khi ước lượng độ co giãn của thuế; kỹ thuật bình phương bé nhất (OLS) để ước tính độ nổi và độ co giãn của thuế, bởi theo định lý Gauss-Markov: trong các ước lượng tuyến tính không chệch cho hệ số hồi quy tổng thể, ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất có phương sai cực tiểu và thuật toán kiểm định trong thống kê để kiểm định tính nổi của từng loại thuế và toàn hệ thống. Đề tài sử dụng mô hình kinh tế lượng một phương trình (single-equation econometric model) để ước tính độ nổi và độ co giãn của thuế. Thành công của nghiên cứu này là đã tổng hợp và tóm tắt những nghiên cứu về tính nổi và tính co giãn của thuế so với cơ sở tính của nó tại Việt Nam, đồng thời xây dựng phương pháp luận xác định độ nổi và độ co giãn của thuế tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này đã gợi cho chúng ta một hướng đi cụ thể trong nghiên cứu tác động của thực thi HĐTG WTO đối với NTHQ của một quốc gia là ước lượng sự thay đổi số thu hải quan theo một đơn vị kim ngạch nhập khẩu bởi thuế xuất nhập khẩu là nguồn thu chủ yếu của hải quan một quốc gia và thực thi HĐTG WTO là một yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất nhập khẩu (cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu) của một quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn khá đơn giản chỉ mới dừng lại ở việc tính toán độ nổi và độ co giãn của các sắc thuế theo cơ sở tính thuế tại Việt Nam và đưa ra kết luận đơn giản là do chính sách quản lý của nhà nước trong từng sắc thuế mà không chỉ ra được chính sách cụ thể nào cho từng sắc thuế làm thay đổi độ co giãn của mỗi thuế so với cơ sở tính của nó tại Việt Nam. 18 La Xuân Đào (2012) đã thực hiện nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp phân tích định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa những thay đổi trong chính sách thuế ảnh hưởng tới phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu định tính trong bài viết được thực hiện chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích, tổng hợp các kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi xây dựng mô hình định lượng xác định mối quan hệ giữa chính sách thuế và phát triển kinh tế của Việt Nam, tác giả cũng đã phân tích một số mô hình được sử dụng rộng rãi trước đó về vấn đề này. Các mô hình được tác giả sử dụng làm căn cứ thực hiện nghiên cứu gồm: mô hình số liệu theo chuỗi thời gian chéo lặp lại theo thành phần của Baunsgaard and Keen (2010), trong đó đã chỉ ra được sự phục hồi kinh tế của các quốc gia thu nhập trung bình thông qua nguồn thu thuế; sau đó, Hakim và Bujang (2011) cũng đã sử dụng phương pháp này để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các khoản thu thuế, kết quả đã cho thấy sự tác động ý nghĩa khi có sự thay đổi trong chính sách thuế của chính phủ dẫn tới sự thay đổi trong tăng trưởng GDP; hay Lee và Gordon (2004) cũng đã sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian chéo theo các quốc gia trên thế giới từ năm 1970 – 1997, từ đó vận dụng phân tích hồi quy ảnh hưởng cố định (Fixed effect regresion) để kiểm định mối tương quan giữa thuế và tăng trưởng kinh tế. Từ đó, tác giả đã vận dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy ảnh hưởng cố định mà Lee và Gordon (2004), Baunsgaard and Keen (2010) và Hakim và Bujang (2011) đã vận dụng trước đó. Với mô hình này, số liệu sử dụng có dạng theo “chuỗi thời gian chéo lập lại theo thành phần – repeated cross-section time series”. Trong đó, chuỗi thời gian được tính từ 1997 – 2010, và mô hình ứng dụng có dạng như sau: LnGDPit = b0 + b1LnGTGTit + b2LnTNGTit + b3LnTNSit + D1,it + D2,it + D3,it +εit Trong đó: LnGDP là log của giá trị GDP (tỷ đồng), được xem là biến phụ thuộc Các biến độc lập gồm: - LnGTGT là log của giá trị thuế giá trị gia tăng (tỷ đồng) - LnTNDN là log của giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp (tỷ đồng) 19 - LnTNS là log của giá trị tổng ngân sách của chính phủ - D1: biến số giả của sự thay đổi thuế GTGT nhận giá trị 0 hoặc 1 - D2: biến số giả của sự thay đổi thuế TNDN nhận giá trị 0 hoặc 1 - D3: biến số giả được tính từ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhận giá trị 0 hoặc 1 Mặc dù, nghiên cứu này không trực tiếp bàn về mối quan hệ giữa thực thi HĐTG WTO và NTHQ của một quốc gia nhưng trong mô hình nghiên cứu định lượng đã đưa biến ngân sách nhà nước và biến gia nhập WTO vào phân tích trong mối tương quan với nhau cũng phản ánh được một phần sự liên hệ giữa việc gia nhập WTO trong đó có thực thi HĐTG WTO với các nguồn thu trong ngân sách nhà nước. Hơn thế nữa, nghiên cứu này cũng cho chúng ta thấy được cách đưa những biến định tính như thay đổi chính sách vào trong mô hình dưới dạng biến giả, điều này như một căn cứ để xem xét việc thực thi HĐTG WTO như một biến giả trong mô hình nghiên cứu về sự thay đổi số thu hải quan. Ngoài ra, ở Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng quát (CGE) để đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế xã hội Việt Nam trong đó có ngân sách nhà nước. Tiêu biểu là tự do hóa thương mại của Nguyễn Chân và Trần Kim Dung (2003), giảm thuế quan của Nguyễn Chân và Trần Kim Dung (2001), thực hiện các cam kết AFTA của Fukase và Martin (1999a), Mỹ áp dụng quy chế tối huệ quốc cho Việt Nam của Fukase và Martin (1999b), thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ của Lanchovichina, Martin, và Wood (2000), gia nhập WTO của Tyers và Rees (2002) và Phạm Lan Hương (2007). 1.1.3. Những khoảng trống cho nghiên cứu Qua lượt khảo các công trình trong và ngoài nước liên quan tới HĐTG WTO và NTHQ, có thể rút ra những khoảng trống cho nghiên cứu sau: 1.1.3.1. Khoảng trống về lý thuyết và thực tiễn Một là, kết quả ước lượng trong mô hình định lượng của các nghiên cứu thực nghiệm tại nước ngoài về tác động của thực thi HĐTG WTO đến NTHQ không thể đúng cho thực tế tại Việt Nam. Do sự khác nhau nhau về kinh tế, chính 20 trị, trình độ quản lý, hành lang pháp luật, mức độ hội nhập, độ co giãn thương mại… nên các xu hướng tác động của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ tại Việt Nam sẽ không giống với các nước trên thế giới. Hai là, các công trình nghiên cứu nước ngoài chỉ dừng lại ở việc phân tích dựa vào mô hình ước lượng mức độ tác động của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ của một quốc gia. Kết quả của các nghiên cứu này đã có đề cập tới những tác động gián tiếp cũng như những tác động lan tỏa của thực thi HĐTG WTO tới nền kinh tế hay vào NTHQ. Tuy nhiên, mức độ phân tích những tác động gián tiếp của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ ở các nước chỉ dừng lại ở việc kết luận có tác động gián tiếp làm tăng hoặc giảm NTHQ, mà chưa chỉ ra nguyên nhân chính nào gây ra xu hướng đó, hoặc nếu có chỉ là dựa trên những suy luận logic. Như vậy, theo tìm hiểu của tác giả thì rõ ràng chưa có công trình nghiên cứu nào trên thế giới xây dựng mô hình lượng hóa các yếu tố chịu ảnh hưởng lan tỏa của thực thi HĐTG WTO có tác động gián tiếp vào NTHQ một quốc gia. Ba là, các công trình nghiên cứu trong nước thì lại chưa mô hình hóa và định lượng làm rõ được vai trò, sức ảnh hưởng của thực thi HĐTG WTO trong việc đảm bảo NTHQ tại Việt Nam. Bốn là, các công trình nghiên cứu trong nước cũng chưa xây dựng được mô hình lượng hóa các yếu tố chịu ảnh hưởng lan tỏa của thực thi HĐTG WTO có tác động gián tiếp vào NTHQ tại Việt Nam. Do vậy, đây là một khoảng trống nghiên cứu lớn của cả trên thế giới và trong nước mà tác giả muốn thực hiện nghiên cứu sâu hơn trong luận án này. Tuy nhiên, để thực hiện được nghiên cứu này phải cần phải có những phân tích cho thấy được các nhân tố kinh tế bị ảnh hưởng lan tỏa của thực thi HĐTG WTO và phải chỉ ra được kênh tác động gián tiếp chính của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ. Vì vậy, trong chương 2 của luận án này, bằng việc tổng hợp cơ sở lý luận về HĐTG WTO, NTHQ, và các lý thuyết kinh tế, tác giả đã chỉ ra được 4 nhân tố kinh tế cơ bản chịu sự ảnh hưởng lan tỏa của thực thi HĐTG WTO gồm đặc điểm doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, mức độ hội nhập quốc tế và yếu tố tâm lý của doanh nghiệp; đồng thời tác giả cũng đã cho thấy được kênh tác động gián tiếp chính của thực thi HĐTG WTO vào NTHQ hiện nay là hành vi tuân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất