Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tác động của Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉ...

Tài liệu Nghiên cứu tác động của Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng đến thu nhập của người dân tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

.PDF
113
201
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÂM DUY TÀNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA “DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH DOANH VỚI NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN TỈNH CAO BẰNG” ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÂM DUY TÀNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA “DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH DOANH VỚI NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN TỈNH CAO BẰNG” ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ GẤM THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lâm Duy Tàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, tập thể các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã là nguồn cổ vũ, động viên quan trọng để tôi hoàn thành luận văn của mình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Phòng Đào tạo, UBND huyện Hà Quảng, Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội, Cục Thống kê, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ban Giảm nghèo tỉnh Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm, giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành luâ ̣n văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lâm Duy Tàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI THU NHẬP CỦA NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN............ 5 1.1. Cơ sở lý luận về thu nhập và tác động của dự án tới người nghèo nông thôn ..... 5 1.1.1. Cơ sở lý luận về thu nhập .................................................................................. 5 1.1.2. Tác động của dự án phát triển kinh doanh tới người nghèo nông thôn .................... 7 1.1.3. Các hoa ̣t động của dự án nhằ m tăng thu nhập của người nghèo nông thôn ................ 11 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ ..................................................... 12 1.2. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho người nghèo nông thôn ở trong và ngoài nước ........................................................................................................ 14 1.2.1. Các hoạt động dự án hỗ trợ cho người nghèo trên thế giới............................. 14 1.2.2. Các hoạt động dự án hỗ trợ cho người nghèo ở trong nước ........................... 16 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng................. 17 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 22 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................... 22 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 22 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 23 2.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 29 2.3.1. Yêu cầu của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................ 29 2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thu nhập và mức sống của hộ nông dân................. 29 2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất ............................ 29 2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả/1 lao động................................................. 30 2.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất/1 ha ................................................. 30 2.3.6. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư (IC) ....................................... 30 2.3.7. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ ...................... 31 Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA "DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH DOANH VỚI NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN CAO BẰNG (DBRP)" ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG ................. 32 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 32 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn của huyện Hà Quảng........................ 32 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 33 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ..................... 37 3.1.4. Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong những năm vừa qua về phát triển Nông Lâm Nghiệp ............................................................................................ 40 3.1.5. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của dự án DBRP Cao Bằng ... 41 3.2. Thực tra ̣ng tác đô ̣ng của “Dự án phát triể n kinh doanh với người nông thôn tỉnh Cao Bằ ng” đế n thu nhâ ̣p của người dân huyê ̣n Hà Quảng, tỉnh Cao Bằ ng ............. 45 3.2.1. Các hoa ̣t đô ̣ng của dự án nhằ m nâng cao thu nhâ ̣p cho người dân ................. 45 3.2.2. Đánh giá thực tra ̣ng tác đô ̣ng “Dự án phát triể n kinh doanh với người nông thôn tỉnh Cao Bằ ng” đế n thu nhâ ̣p của người dân huyê ̣n Hà Quảng, tỉnh Cao Bằ ng của các đố i tươ ̣ng nghiên cứu................................................... 47 3.3. Các yếu tố tác động đến mối quan hệ của Dự án đối với sự phát triển kinh tế và đời sống người dân tại huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ......................... 66 3.4. Các yế u tố tác động tới thu nhâ ̣p của các hộ dân vùng nghiên cứu ................... 68 3.5. Yếu tố ảnh hưởng tới tác đô ̣ng của dự án DBRP tới thu nhâ ̣p của hô ̣ nông dân ....... 70 3.6. Đánh giá chung về dự án DBRP ........................................................................ 72 3.6.1. Những kế t quả đa ̣t đươ ̣c .................................................................................. 72 3.6.2. Ha ̣n chế và nguyên nhân ................................................................................. 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG......... 74 4.1. Định hướng nâng cao thu nhập của đồng bào dân tộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng .......................................................................................................... 74 4.2. Giải pháp tăng cường sự ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập của đồng bào huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ....................................................................... 77 4.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng lao động .................................................... 77 4.2.2. Giải pháp về mở rộng và sử dụng diện tích sản xuất có hiệu quả .................. 78 4.2.3. Giải pháp về vốn ............................................................................................. 79 4.2.4. Giải pháp nâng cao trình độ học vấn............................................................... 80 4.2.5. Giải pháp về việc tham gia dự án .................................................................... 81 4.3. Một số kiến nghị................................................................................................. 86 4.3.1. Đối với Chính phủ ........................................................................................... 86 4.3.2. Đối với Bộ NN & PTNT và các Bộ ngành của Trung ương ........................... 87 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ C CIGs CN CT ĐBKK DBRP DV FDI GDP GNP GO GTNT GTSX HTX IC IFAD KHPTKT-XH LĐ MI NLN NN&PTNT ODA QLDA TCKH TCPCPNN TS TSCĐ TSLĐ TSXKD TTCN UBND WB VBARD Ban chỉ đạo Khấu hao tài sản cố định. Nhóm sở thích Công nghiệp Chương trình Đặc biệt khó khăn Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn Cao Bằng Dịch vụ Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng thu nhập quốc nội Tổng thu nhập quốc dân giá trị sản xuất kinh doanh Giao thông nông thôn Giá trị sản xuất Hợp tác xã Chi phí trung gian Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Lao động Thu nhập hỗn hợp Nông lâm nghiệp Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hỗ trợ phát triển chính thức Quản lý dự án Tài chính kế hoạch Tổ chức phi chính phủ nước ngoài Thủy sản Tài sản cố định Tài sản lưu động Thuế sản xuất kinh doanh Tiểu thủ công nghiệp Ủy ban nhân dân World bank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Hà Quảng giai đoạn (2012-2014) ..... 35 Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu lao động của huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012-2014 .................................................................... 38 Bảng 3.3. Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số ngành chính của Hà Quảng - Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014 ............................................. 40 Bảng 3.4. Thống kê thông tin của đối tượng nghiên cứu....................................... 47 Bảng 3.5. Nguồn lực chủ yếu của các hộ nông dân trước và sau khi có Dự án DBRP Cao Bằng .................................................................................... 54 Bảng 3.6. Tài sản chủ yếu của các hộ nông dân trước và sau khi có Dự án DBRP Cao Bằng .................................................................................... 55 Bảng 3.7. Biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân tính trên hộ gia đình do tác động của Dự án DBRP Cao Bằng ............. 57 Bảng 3.8. Tác động của Dự án DBRP đến hoạt động phi nông nghiệp ................ 59 Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả SXKD của hộ trước và sau khi có Dự án DBRP ............ 61 Bảng 3.10. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động sau khi có Dự án DBRP...... 63 Bảng 3.11. Tình hình nhà ở trước và sau khi có Dự án DBRP.......................................... 65 Bảng 3.12. Kết quả xây dựng đường giao thông nông thôn liên xã, liên thôn bản của Huyện Hà Quảng ...................................................................... 66 Bảng 3.13. Kết quả xây dựng công trình thủy lợi cải tạo đồng ruộng ..................... 67 Bảng 3.14. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm CD .................................... 68 Bảng 3.15. Kết quả hàm tuyến tính về yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập .................. 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 3.1: So sánh hiệu quả SXKD của hộ trước và sau khi có Dự án DBRP ...... 61 Hình 3.2: So sánh hiệu quả SXKD của hộ trước và sau khi có Dự án DBRP ...... 62 Hình 3.3: So sánh các loại nhà ở trước và sau khi có Dự án DBRP ..................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi nước ta hiện nay còn rất nhiều khó khăn: cơ sở hạ tầng kinh tế kém, đường giao thông, các công trình hạ tầng quan trọng chủ yếu là mới được đầu tư xây dựng ở mức phục vụ đời sống và sản xuất nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá, tập trung, phát triển công nghiệp. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng chậm phát triển là thiếu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sở kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Những công trình hạ tầng xã hội (trạm y tế, trường lớp học,...) đã được đầu tư nhưng mới đáp ứng được nhu cầu cơ bản chứ chưa chú ý đến chất lượng của hoạt động phục vụ đời sống người dân. Từ năm 2009 đến năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Bắc triển khai nhiều nhiệm vụ liên quan đến phát triển KT-XH trong vùng. Trong đó, nổi bật là tập trung đột phá vào ba lĩnh vực phát triển mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Những nỗ lực của Chính phủ thông qua các chính sách, chương trình, nghị quyết tập trung đầu tư hỗ trợ cho người nghèo, vùng nghèo đã giảm đáng kể tỷ lệ đói; thiếu đói cơ bản không còn nhưng tỷ lệ nghèo vẫn còn cao và là vấn đề khó giải quyết trong quãng thời gian ngắn của tương lai. Giữa các vùng, các dân tộc thiếu số tỷ lệ nghèo và vấn đề đói nghèo cũng khác nhau. Vùng Tây Nguyên, đói nghèo tập trung chủ yếu ở người dân tộc bản địa, trong khi miền đó phía Bắc đói nghèo phân bố ở tất cả các dân tộc thiếu số. Nguyên nhân nghèo chính vẫn là thiếu trình độ kỹ thuật canh tác, đất sản xuất, vốn đấu tư. Một trong các giải pháp đã thực hiện tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là thực hiện dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn Cao Bằng. Quá trình thực hiện dự án chưa có một đánh giá cụ thể về việc tác động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 dự án trước khi thực hiện, sau khi thực hiện một cách bài bản là cơ sở phát huy các mặt tốt mà dự án đem lại, rút kinh nghiệm các dự án triển khai về sau. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đề ra các giải pháp triển khai cho các dự án tiếp theo là rất cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của “Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng” đến thu nhập của người dân tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng làm luận văn tốt nghiệp để hiểu rõ hơn về hiện trạng thu nhập và đời sống của đồng bào dân tộc, cũng như những tác động của Dự án DBRP Cao Bằng đến thu nhập của đồng bào dân tộc khu vực biên giới ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để từ đó đưa ra các khuyến nghị cho UBND huyện và tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu đươ ̣c thực hiêṇ nhằ m đánh giá tác động của“Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng” (Dự án DBRP Cao Bằng) đến thu nhập của người dân ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cũng như đời sống của người dân khu vực biên giới ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nói riêng và các huyện vùng biên khác trong vùng từ nay đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của dự án đến thu nhập của người dân. - Đánh giá thực trạng thu nhập của người dân khu vực biên giới ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá tác động của Dự án DBRP Cao Bằng đến thu nhập người dân khu vực biên giới ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Xác đinh ̣ các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhâ ̣p của người dân khu vực biên giới ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập của người dân khu vực biên giới ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tác động của Dự án DBRP Cao Bằng đến thu nhập của đồng bào dân tộc khu vực biên giới ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. b. Đối tượng thu thập thông tin - Đối tượng thu thập thông tin của đề tài nghiên cứu là các hộ dân khu vực biên giới ở huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. * Về thời gian Số liệu được sử dụng và phân tích trong đề tài là số liệu qua giai đoạn năm 2012 - 2014, số liê ̣u điề u tra thực tế tháng 5 -6/ năm 2015. * Về Nội dung Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào thu nhập, tác động của dự án đến thu nhập và các yế u tố ảnh hưởng tới thu nhâ ̣p của các đồng bào dân tộc tại Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp đánh giá được sự tác động hay hiệu quả của chương trình Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo ở tỉnh Cao Bằng nói chung và của huyện Hà Quảng nói riêng. Kế t quả nghiên cứu thực tế cho thấy, dự án đã góp phầ n làm tăng thu nhập của người dân tham gia dự án cũng như người dân điạ phương, góp phầ n giảm nghèo bề n vững trên điạ bàn tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Kế t quả phân tích mô hình hồ i quy cho thấ y các biến - lao đô ̣ng của hô ̣, diện tích sản xuấ t, vố n, trình đô ̣ văn hóa và tham gia dự án - có tác đô ̣ng đế n thu nhâ ̣p của hô ̣. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên mô ̣t số giải pháp khả thi đã được đề xuấ t nhằm tăng thu nhâ ̣p của hô ̣, đồ ng thời góp phầ n nâng cao đời số ng và giảm nghèo bề n vững trên địa bàn huyện nói riêng và của tỉnh Cao Bằ ng nói chung. Kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và học tập cho sinh viên, học viên ở các bâ ̣c đa ̣i ho ̣c và cao ho ̣c. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là căn cứ, là cơ sở thực tiễn gợi ý được những giải pháp nâng cao thu nhập cho những hộ nghèo ở huyện Hà Quảng nói riêng và của tỉnh Cao Bằng nói chung trong các năm tiếp theo. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành bốn chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thu nhập và tác động của dự án tới thu nhập của người nghèo nông thôn. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Tác động của dự án DBRP Cao Bằng đến thu nhập của người dân huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI THU NHẬP CỦA NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận về thu nhập và tác động của dự án tới người nghèo nông thôn 1.1.1. Cơ sở lý luận về thu nhập 1.1.1.1. Khái niệm về thu nhập Thu nhập là giá trị thu được (quy ra thóc hoặc tiền) sau khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC) và khấu hao tài sản cố định.(Nguyễn Văn Ngọc, 2007). - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất kinh doanh bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do người sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. MI = GO-IC-TSXKD-C1 MI: Thu nhập hỗn hợp GO: giá trị sản xuất kinh doanh IC: chi phí trung gian TSXKD: Thuế sản xuất kinh doanh C: khấu hao tài sản cố định. - Thu nhập ổn định: là khả năng tạo thu nhập một cách ổn định lâu dài qua các năm, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. * Thu nhập hộ là tổng số các khoản tiền thu được từ các hoạt động lao động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hộ. Thu nhập có thể hiểu là cơ hội tiêu dùng và tiết kiệm mà một đối tượng có được trong một khung thời gian cụ thể. Với đối tượng là hộ gia đình và cá nhân, thì "thu nhập là tổng của lương, tiền công, lợi nhuận, tiền lãi, địa tô và những lợi tức khác mà họ có được trong một khoảng thời gian nhất định". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 Thu nhập chính: là các khoản thu nhập của hộ trong lao động sản xuất, hoạt động nghề nghiệp. Thường khoản thu này là thành phần chính cấu thành nên tổng thu nhập, nó chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập khác cũng rất quan trọng đây là khoản thu mà hộ không phải nhận được từ hoạt động nghề nghiệp, đây là khoản thu do biếu xén, trợ cấp hay giá trị tiền hoặc hiện vật nhận được từ người thân gửi cho hoặc cho thuê mướn đất nông lâm nghiệp thuỷ sản, đất ở, nhà ở, thiết bị máy móc,... Thu nhập của người nghèo nông thôn: Trong cơ chế thị trường như hiêṇ nay, hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t - kinh doanh của hộ của nông dân diễn ra rấ t đa dạng. Ngoài các hoạt đô ̣ng sản xuấ t nông nghiê ̣p, hô ̣ còn tham gia vào các ngành nghề khác nhau như công nghiê ̣p nông thôn, tiể u thủ công nghiêp, ̣ dich ̣ vu ̣, xậy dựng, ... Tuy nhiên, thu nhập của người nghèo nông thôn, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của đề tài này (người nghèo nông thôn miề n núi), thu nhâ ̣p của các hô ̣ nông dân bao gồ m toàn bô ̣ kết quả của các hoa ̣t đô ̣ng sản xuất chăn nuôi, trông tro ̣t, lâm nghiệp thuỷ sản và thu từ ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp, chế biến, dich ̣ vu ̣… 1.1.1.2. Vai trò của thu nhập đối với người nghèo nông thôn Trong mọi chế độ xã hội, thu nhập thực hiện chức năng kinh tế cơ bản của nó là đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho xã hội. Người lao động tái sản xuất sức lao động của mình thông qua các tư liệu sinh hoạt nhận được từ thu nhập của họ. Để tái sản xuất sức lao động, thu nhập phải đảm bảo tiêu dùng cho hộ gia đình. Về phương diện kinh tế, thu nhập là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích cực với chất lượng kết quả ngày càng cao. Thu nhập đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu tiền không đủ trang trải, mức sống của hộ gia đình bị giảm sút, họ sẽ không đủ sức khỏe, trí tuệ để tái tạo sức lao động, đầu tư vào hoạt động sản xuất, nuôi dạy và đưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 trẻ đến trường… kéo theo đó là hộ gia đình không có đủ vốn để tái đầu tư vào sản xuất, vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp và nghèo đói sẽ liên tục lặp lại. Ngược lại, nếu thu nhập của hộ gia đình đủ để họ trang trải cuộc sống, người nông dân sẽ yên tâm, phấn khởi làm việc, dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng, có như vậy dân mới giàu, nước mới mạnh. Về mặt kinh tế thu nhập của hộ gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu tiền không đủ trang trải, mức sống của người lao động bị giảm sút, nếu thu nhập của hộ gia đình lớn hơn hoặc bằng thu nhập tối thiểu sẽ tạo cho người lao động nông thôn yên tâm, phấn khởi làm việc, dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng, có như vậy dân mới giàu, nước mới mạnh. 1.1.2. Tác động của dự án phát triển kinh doanh tới người nghèo nông thôn 1.1.2.1. Khái niệm kinh doanh - Theo định nghĩa của Wiki: Kinh doanh (Business) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như: Quản trị, Tiếp thị, Tài chính, Kế toán, Sản xuất,… - Theo bộ luật doanh nghiệp thì kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). - Theo tiến sĩ Võ Tấn Thư thì KINH DOANH: là các hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận cho cá nhân, tổ chức từ sản phẩm, dịch vụ của cá nhân hoặc tổ chúc đó. Nhìn chung khái niệm kinh doanh thì có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đều có diễn tả chung là hoạt động đó sinh lời và tạo thành lợi nhuận. Theo quan điểm của tôi thì kinh doanh là hoạt động trên mọi lĩnh vực để đem lại hiệu quả kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 1.1.2.2. Phát triển kinh doanh Phát triển kinh tế kinh doanh là hình thức phát triển hàng hoá. Phát triển kinh doanh không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng các hoạt động kinh doanh, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hoá, ở đó diễn ra sự phân công lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như bảo đảm việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. 1.1.2.3. Quan điểm cơ bản về các dự án có nguồn vốn ODA với phát triển kinh tế ở nước ta Đường lối và chính sách phát triển kinh tế phải quán triệt đường lối chính trị, quan điểm về nhiệm vụ quốc phòng toàn dân của Đảng, thực hiện nhiệm vụ giữ vững trật tự, ổn định, hoà bình về chính trị, kinh tế xã hội, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong thời kỳ phát triển. Đảng và nhà nước chúng ta đã chấp nhận cho dự án ODA hỗ trợ và đầu tư phát triển vào Việt Nam. Nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Ví dụ: Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. 1.1.2.4. Yếu tố tác động tới hiệu quả của dự án (1) Những yếu tố kinh tế Những nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến dự án bao gồm: khả năng tăng trưởng GDP-GNP trong khu vực thực hiện dự án; tình trạng lạm phát; tiền lương bình quân; tỷ giá hối đoái; những lợi thế so sánh của khu vực so với những nơi khác. Sự thay đổi của một trong những nhân tố này dù ít hay nhiều cũng tác động đến dự án. Do đó trước lúc đầu tư chủ đầu tư phải đánh giá một cách tỷ mỉ những yếu tố này để đảm bảo chức năng sinh lời và bảo toàn vốn của dự án. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Qua việc xem xét, đánh các yếu tố trên ta mới sơ bộ nhận định được hiệu quả kinh tế của dự án cũng như các yếu tố rủi ro có thể xảy ra để đưa ra biện pháp phòng ngừa. (2) Những yếu tố thuộc về chính sánh của nhà nước Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sánh của Nhà nước. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động đầu tư đều phải bám sát theo những chủ trương và sự hướng dẫn của Nhà nước: cần chú trọng đến các mối quan hệ quốc tế đặc biệt là các nhân tố tự sự hội nhập ASEAN và bình thường hoá quan hê Việt Mỹ, các chủ trương chính sách của nhà Nước về thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa xem đó là những nhân tố quyết định đến chiến lược đầu tư dài hạn của chủ đầu tư. (3) Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư không thể không chú trọng đến các điều kiện tự nhiên nơi mà các dự án đi vào hoạt động bởi vì trên thực tế, các dự án đầu tư tại đây đều chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Nếu các điều kiện tự nhiên ở tại dự án không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án điều đó có thể gây rủi ro cho khả năng thu hồi vốn. Ngược lại, nếu các điều kiện thuận lợi thì khả năng thu hồi vốn đầu tư là rất lớn. (4) Những nhân tố thuộc về văn hoá-xã hội Khía cạnh văn hoá - xã hội từ lâu đó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công cuộc đầu tư: chẳng hạn như khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán văn hoá nơi đó hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không. Đây là một yếu tố khá quan trọng, ảnh hưởng nhiều và lâu dài đối với dụ án. Do đó, cần phân tích một cách kĩ lưỡng trước khi đầu tư để tối ưu hoá hiệu quả đầu tư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan