Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở hà nội...

Tài liệu Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở hà nội

.PDF
104
303
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- PHẠM THỊ HÒA NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOÀN CẢNH CÓ CON TỰ KỶ CỦA CHA MẸ Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- PHẠM THỊ HÒA NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOÀN CẢNH CÓ CON TỰ KỶ CỦA CHA MẸ Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Văn Thị Kim Cúc HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép em được gửi lời cảm ơn đến: Ban lãnh đạo khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Các anh chị, các chuyên gia, cùng các thầy cô làm việc tại khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi TW (Hà Nội), trường chuyên biệt Minh Đức (Hà Nội), Trung tâm giáo dục hoà nhập Sơn Ca (Hà Nội). Cảm ơn các anh chị là phụ huynh của các bệnh nhi bị hội chứng tự kỷ đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, chia sẻ với chúng tôi một cách chân thành, trung thực trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – PGS. TS. Văn Thị Kim Cúc, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 10, tháng 10, năm 2014 Tác giả Phạm Thị Hòa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 6 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 6 1.1.1. Vấn đề thích ứng................................................................................................. 6 1.1.2 Về hội chứng tự kỷ ......................................................................................... 12 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................. 14 1.2.1. Khái niệm “ thích ứng” ................................................................................ 14 1.2.2. Phân biệt “thích ứng” và “thích nghi” ........................................................ 16 1.2.3. Thích ứng tâm lý ........................................................................................... 16 1.2.4. Thích ứng tâm lý- xã hội ............................................................................... 16 1.2.5. Khái niệm Tự kỷ ............................................................................................ 19 1.2.6. Khái niệm “thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ” ..................................... 27 1.2.7. Đặc điểm tâm lý của cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ ............................ 28 1.2.8. Vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ ......................... 30 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng lên quá trình thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ. ................................................................................................................... 32 1.3.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................. 32 1.3.2. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng lên quá trình thích ứng ở cha mẹ ..... 33 Tiểu kết chƣơng 1: ........................................................................................................ 34 Chƣơng 2: ...................................................................................................................... 35 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 35 2.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 35 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 35 2.3. Tiến trình nghiên cứu ........................................................................................ 35 2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận ........................................................................ 35 2.3.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu ................................................. 36 2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 37 2.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................... 37 2.4.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn ........................................................................... 38 Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................................ 41 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 42 3.1.Thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ ................................. 42 3.1.1. Thực trạng nhận thức về căn nguyên của bệnh tự kỉ ............................................. 42 3.1.2. Thực trạng nhận thức về các mức độ của bệnh .................................................... 43 3.1.3. Thực trạng tìm hiểu về các liệu pháp, phương pháp can thiệp dành cho trẻ tự kỉ trong và ngoài nước............................................................................................................ 45 3.1.4. Thực trạng tìm hiểu các cơ sở thăm khám, chăm chữa dành cho trẻ tự kỉ trên địa bàn thành phố Hà nội. ...................................................................................................... 46 3.1.5. Thực trạng thích ứng về thái độ - tình cảm của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ .. 50 3.1.6. Thực trạng thích ứng về mặt hành vi của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ........... 55 3.1.7. Thực trạng thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ Hà Nội........................ 64 3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng của các bậc cha mẹ có con tự kỉ .... 65 3.2.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................. 65 3.3.2. Các yếu tố chủ quan...................................................................................... 69 3.4. Một số chân dung tâm lý điển hình .................................................................. 70 3.4.1. Trường hợp thứ nhất ..................................................................................... 70 3.4.2. Trường hợp thứ hai ....................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 82 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 85 DANH MỤC BẢNG Bảng số liệu 1: Ý kiến phụ huynh về nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỉ............... 42 Bảng số liệu 2: Thực trạng nhận thức của phụ huynh về mức độ bệnh ............ 44 Bảng số liệu 3: Thực trạng về việc tìm hiểu các cơ sở thăm khám của phụ huynh: ........................................................................................ 46 Bảng số liệu 4: Thực trạng về cách thức chẩn đoán bệnh cho bé: (khách thể được chọn nhiều phương án)........................................................................... 47 Bảng sô liệu 5: Công cụ sử dụng để chẩn đoán trẻ tự kỉ ................................ 48 Bảng số liệu 6: Thực trạng về việc tìm hiểu thông tin bệnh của con (khách thể được chọn nhiều phương án). .................................................................. 49 Bảng số liệu 7: Thực trạng tình cảm mà cha mẹ dành cho con sau khi phát hiện con mắc chứng tự kỉ ............................................................ 51 Bảng số liệu 8: Thực trạng cảm xúc khi nói về con với người khác của cha mẹ trong hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ .................................................... 54 Bảng số liệu 9: Thực trạng về cách giao tiếp của trẻ với cha mẹ...................... 56 Bảng số liệu 10: Thực trạng giao tiếp của cha mẹ với đứa con mắc chứng tự kỉ ........................................................................................ 57 Bảng số liệu 11: Cách ứng xử của cha mẹ khi con rối loạn cảm xúc ... 59 Bảng số liệu 12: Cách hành xử của cha mẹ khi con rối loạn cảm xúc chốn đông người. ............................................................................... 60 Bảng số liệu 13: Thực trạng cách xử lí hành vi của cha mẹ với đứa con tự kỉ .................................................................................................. 61 Bảng số liệu 14: Thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ .. 64 Bảng số liệu 15: Thực trạng về thời gian phát bệnh của trẻ ................ 66 Bảng số liệu 16: Thực trạng mức độ bệnh của trẻ ............................... 68 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cặp vợ chồng nào khi kết hôn cũng mong muốn kết quả tình yêu của mình là những đứa con xinh xắn, thông minh và đáng yêu. Bao ấp ủ cho tương lai của con, bao dự định, kế hoạch được những bậc cha mẹ suy nghĩ, tưởng tượng từng ngày để làm sao con có được sự chăm sóc tốt nhất, một cơ thể khỏe mạnh nhất, một trí tuệ minh mẫn nhất và một sự phát triển toàn diện nhất. Nhưng chẳng may, đứa trẻ mắc phải một chứng bệnh hay một rối nhiễu nào đó, đặc biệt khi bị rối loạn tự kỷ hay còn gọi là hội chứng tự kỷ thì đa phần những bậc cha mẹ sẽ buồn phiền. Có những người chán nản, buông xuôi gửi con đến bác sỹ y khoa, nhà tâm lý hay giao phó con cho cô trông trẻ nhưng cũng có những người rất tích cực trong việc phối hợp để khắc phục những khó khăn mà trẻ gặp phải. Đối với các chứng bệnh có thể được cảnh báo trước ngay khi đứa trẻ sinh ra như hội chứng down, câm, điếc hoặc các tật về vận động khác, thì dù đau đớn, bố mẹ cũng đã được chuẩn bị tâm lý trước với tương lai của con. Nhưng với hội chứng tự kỉ thì khác. Lúc sinh ra đứa trẻ cũng bình thường, đáng yêu như bao đứa trẻ khác. Chúng cũng trải qua các giai đoạn phát triển tuần tự hoặc bỏ qua giai đoạn nào đó. Chúng cũng bập bẹ những âm tiết đầu đời như “ba”, “bà”, “mẹ”… Không có gì khác thường cho tới khi đứa trẻ 1,5 – 2 tuổi. Mọi chuyện như thay đổi hoàn toàn khi bố mẹ nhận ra trẻ hầu như chỉ sống trong thế giới riêng của chúng và các kỹ năng dường như dừng hẳn, thậm chí kém đi. Nhiều bậc cha mẹ, do không biết sự thay đổi của con, nghĩ rằng đó là vì chúng ngoan, hay do chúng nhút nhát… Nhưng khi đến tuổi mà những trẻ bình thường đã có thể nói được thì các cha mẹ mới phát hiện ra rằng con mình hầu như không thể chủ động sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện cho dù có thể đôi lúc tự nhiên phát 1 ra những âm thanh khó hiểu. Hoặc ngày càng xuất hiện những hành vi kì lạ như chạy liên tục, xoay tròn, đập phá đồ đạc… Chúng không có phản ứng gì khi người khác gọi tên… Đến lúc này, các gia đình mới đưa trẻ đi chẩn đoán và đánh giá. Khi được các bác sỹ hoặc các nhà chuyên môn chẩn đoán, đánh giá và thông báo về kết quả tự kỷ, phản ứng chung của các bậc làm cha làm mẹ là sốc, thất vọng, hoang mang lo lắng, không tin vào tình trạng của con, phủ nhận sự thật, cảm thấy xấu hổ, hối hận… Nhưng sau một thời gian, có một số bậc làm cha làm mẹ phần nào chấp nhận thực tế của con mình. Tuy vậy, sự chấp nhận vấn đề của trẻ chỉ là về mặt lý trí, trong thực tế, tình cảm của họ thường là bối rối, buồn bã, chán nản, đôi khi cảm thấy bực tức, thịnh nộ, ghen tức và giận dữ. Sự thích ứng của họ về mặt nhận thức, thái độ- tình cảm, hành vi kể từ khi con họ được chẩn đoán là có rối nhiễu tự kỉ mang nhiều sắc thái và nhiều cấp độ khác nhau. Có những cha mẹ có thể thích ứng được ngay sau một khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng có những cha mẹ cùng với sự phát triển của đứa trẻ vẫn luôn cảm thấy dai dẳng đau đớn, không thể chấp nhận được thực tế bệnh tình của con mình. Theo báo cáo công bố ngày 27- 3-2014 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tại nước này cứ 68 trẻ em thì một trẻ mắc chứng tự kỉ, tăng 30% so với tỉ lệ của năm 2012 là 88 trẻ thì có 1 trẻ mắc tự kỷ. Tỷ lệ bé trai mắc căn bệnh cao gấp 5 lần so với bé gái. Cụ thể: cứ 42 trẻ nam thì có 1 trẻ mắc tự kỷ, với nữ thì 89 trẻ lại có 1 trẻ mắc tự kỷ (Nguồn: Vietnamnet- số ra ngày 08/07/2014). Hiện tại ở Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ có rối loạn tự kỷ, tuy nhiên số trẻ được chẩn đoán là mắc hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều. Thực tế ở Việt nam các nghiên cứu về trẻ tự kỉ nói chung và những nghiên cứu về sự thích ứng của cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ chưa được quan tâm và còn nhiều bỏ ngỏ. Chính vì thế việc trợ giúp các bố mẹ - những người vừa phát 2 hiện con mình mắc chứng tự kỷ để sao cho họ thích ứng với hoàn cảnh thực tế còn nhiều hạn chế. Vì những lý do trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu Sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng thích ứng của các bậc cha mẹ khi phát hiện con mình mắc hội chứng tự kỉ, một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trợ giúp phần nào các bậc cha mẹ có hoàn cảnh này vượt qua những cú sốc ban đầu, nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của mình. Điều này không những hết sức cần thiết đối với các bậc làm cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ mà còn góp phần giúp họ yên tâm, kiên nhẫn nuôi dạy đứa con tự kỷ của mình, để làm sao cháu phát triển tốt nhất có thể. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Sự thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ thể hiện ở các mặt như nhận thức, tình cảm- thái độ, hành vi, các yếu tố ảnh hưởng. 4. Khách thể nghiên cứu - Nghiên cứu trên 40 cha mẹ có con tự kỷ - Nghiên cứu sâu trên 2 trường hợp cha mẹ 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà nội - Giới hạn khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu trên cha mẹ có con tuổi từ 2,5- 6 tuổi mắc chứng tự kỉ. - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu thực trạng thích ứng của cha mẹ trong hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ. Thực trạng này thể hiện ở mặt nhận thức, thái độ- tình cảm và hành vi. 3 + Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí luận - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa một số tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Xác định một số khái niệm công cụ của đề tài. 6.2. Nghiên cứu thực tiễn - Tiến hành điều tra trên 40 cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ nhằm: + Xác định thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ thể hiện qua các mặt nhận thức, thái độ- tình cảm, hành vi. + Xác định các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình thích ứng của các bậc cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ - Rút ra kết luận và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng của các bậc cha mẹ với hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ. 7. Giả thuyết nghiên cứu Sự thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ diễn ra khá đa dạng và không đồng đều ở các mặt nhận thức, thái độ- tình cảm, hành vi. Có cha mẹ thích ứng tốt, có cha mẹ thích ứng kém, và có một phần cha mẹ không thích ứng được với hoàn cảnh có con tự kỷ của mình. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên quá trình thích ứng đó: cả những yếu tố khách quan và những yếu tố chủ quan. Trong các yếu tố khách quan, yếu tố môi trường sống không tác động đến sự thích ứng của cha mẹ có con tự kỷ. Trong các yếu tố chủ quan, yếu tố giới tính của trẻ, thứ tự sinh và việc tham gia tích cực hay không của cha mẹ với cộng đồng có cùng hoàn cảnh tác động rất cơ bản đến sự thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ. 4 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 8.2.3. Phương pháp chuyên gia 8.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 8.3. Phương pháp thống kê toán học. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Vấn đề thích ứng 1.1.1.1. Ở nước ngoài Trên thế giới sơ lược nghiên cứu về vấn đề thích ứng có thể được chia thành 3 hướng nghiên cứu chính: * Hướng thứ nhất nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp, thích ứng lao động. - Ở Phần Lan, M.V. Vôlanen quan tâm đến vấn đề thích ứng nghề nghiệp và tâm thế xã hội đối với việc làm của thanh niên. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy giữa việc học nghề và lao động nghề của thanh niên tồn tại một thời kỳ chuyển tiếp có thể kéo dài từ 5 – 7 năm, được đặc trưng bởi hàng loạt các sự kiện như: thất nghiệp, những công việc tạm thời, thậm chí cả sự thay đổi nghề. Tác giả xem đây là những giai đoạn thích ứng nghề của thanh niên và tâm thế của họ đối với việc làm phụ thuộc vào giai đoạn này có diễn ra sự thích ứng nghề hay không. Ở một hình thái khác, Holland đã nghiên cứu sự phù hợp của các hình thái, các kiểu nhân cách với những môi trường nghề nghiệp tương ứng. Đây là cơ sở cho công tác hướng nghiệp. Theo ông sự phụ thuộc vào tính cách với môi trường nghề tương ứng sẽ hạn chế rất nhiều những khó khăn mà con người gặp phải trong công việc, nói khác đi sự phù hợp này sẽ đẩy nhanh quá trình thích ứng nghề. - Ở Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay, thích ứng xã hội, thích ứng văn hóa, thích ứng học tập, thích ứng nghề là những vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. 6 Năm 1969, E.A.Ermoleava đã nghiên cứu “Đặc điểm sự thích ứng xã hội và nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm”. Tác giả cho rằng, giáo dục chính là sự giúp đỡ các chuyên gia trẻ thích ứng với nghề nghiệp. Đồng thời đưa ra khái niệm thích ứng, các chỉ số đặc trưng của thích ứng nghề (4 chỉ số khách quan và 3 chỉ số chủ quan) và sau cùng đưa ra các thời điểm của sự thích ứng. Năm 1972, D.A.Andreeva trong cuốn “Thanh niên và giáo dục” tác giả đã đi sâu phân tích khái niệm “thích ứng”, từ đó vạch rõ sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm “thích nghi” và “thích ứng”. Điểm đáng chú là tác giả đã vận dụng quan điểm của tâm lí học hoạt động vào nghiên cứu vấn đề thích ứng. Từ đây, vấn đề thích ứng luôn được gắn với hoạt động có đối tượng của chủ thể. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, trong đó sự thích ứng là tiền đề cho hoạt động có hiệu quả của nhân cách với các vai trò xã hội khác nhau. Điều này cũng được O.I.Dotova, I.K.Kariagieva bàn kỹ hơn. Hai tác giả này cho rằng, trong “xã hội hoá” nhân cách trước hết là đối tượng của các tác động xã hội, còn quá trình “thích ứng” nhân cách là chủ thể của quá trình đó. Qúa trình “xã hội hoá” diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời con người và không tuỳ thuộc vào ý thức chủ quan của cá nhân, nó tác động đến mọi mặt trong đời sống tâm lí của cá nhân. Còn quá trình “thích ứng” chỉ diễn ra khi con người gặp những hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta không nên tách rời hai quá trình này mà phải nhận thức đúng đắn về sự đan xen giữa chúng trong hoạt động của con người với môi trường xung quanh để phát triển nhân cách của mình. Năm 1979, A.E.Golomstooc khi nghiên cứu về “Sự lựa chọn nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh”, tác giả đã không sử dụng thuật ngữ “thích ứng” (Адаптация) mà sử dụng thuật ngữ “thích hợp” 7 (Пригодностъ) để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người với nghề nghiệp. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến mặt tình cảm của quá trình thích hợp nghề nghiệp và coi đó như là một thuộc tính của nhân cách. Ngoài ra, A.E.Golomstooc còn phê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là một quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới. Đồng thời, ông cũng nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm của tâm lí học hiện đại. Tuy nhiên, ông cũng chỉ mới đề cập tới vấn đề thích hợp nghề nghiệp nói chung chứ chưa đi sâu vào một nghề cụ thể. * Hướng thứ hai nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích ứng xã hội. Có thể nói nghiên cứu thích ứng văn hóa chiếm một mảng lớn trong hệ thống các nghiên cứu về thích ứng. Điều này xuất phát từ thực tiễn xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự di cư của con người. Cùng với sự di chuyển dân cư đến một môi trường mới là hàng loạt các vấn đề xã hội lẫn vấn đề tâm lý cá nhân nảy sinh do thiếu thích ứng văn hóa. Những nghiên cứu này được thực hiện với nhiều nội dung khác nhau, với những nhóm dân cư khác nhau. K. Oberg, nhà nhân chủng học người Mỹ, đưa ra khái niệm “sốc văn hóa”. Theo ông, con người gia nhập vào một nền văn hóa mới kèm theo những vấn đề về sức khỏe tinh thần, những cảm xúc tiêu cực: cảm giác đánh mất bạn bè, địa vị, không thoải mái, sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn nội tâm. Vấn đề sốc văn hóa sau đó được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn như: P.S. Adler, E.H. Jacobson, A.C. Garza – Guerrero... và mặc dù, mỗi tác giả đưa ra những giai đoạn khác nhau của sốc văn hóa nhưng họ đều cho rằng triệu chứng của sốc văn hóa rất đa dạng: từ sự bất an 8 thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự tin... Ở một khía cạnh khác, một số nhà tâm lý đã nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên nước ngoài khi học tập trong môi trường văn hóa mới. A. Anumonye tiến hành phỏng vấn 150 sinh viên châu Phi học tập ở Anh và đưa ra hàng loạt những nguyên nhân gây hẫng hụt của sinh viên trong môi trường văn hóa mới. Trong số này, những nguyên nhân về văn hóa chiếm một tỉ lệ lớn. Theo ông, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến sinh viên châu Phi gặp nhiều những khó khăn trong quá trình học tập tại Anh. Và hệ quả của nó là những rắc rối nảy sinh trong đời sống tâm lý của họ. Một số nhà tâm lý học khác hướng sự chú ý vào vấn đề sức khỏe tinh thần khi con người chuyển sang môi trường xã hội mới, nền văn hóa mới. Chẳng hạn, khi tiến hành khảo sát sức khỏe tinh thần ở sinh viên Anh và sinh viên nước ngoài tại Hồng Kông. R. Still nhận thấy tỉ lệ sinh viên Anh có vấn đề về tâm lý là 14%, trong khi tỉ lệ này ở sinh viên nước ngoài luôn cao hơn: Ai cập: 22.5%; Nigiênia: 28.1%; Thổ Nhĩ Kỳ: 21%; Ấn Độ: 17.6%.. Những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy những khía cạnh khác nhau của đời sống tâm lý con người khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới với những chuẩn mực mới và việc không thích ứng với nó sẽ dần đến những hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạt động của con người. * Hướng thứ ba nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập Năm 1962-1964, tác giả B.Barisova và M.Baxrusev đã nghiên cứu quá trình thích ứng học tập của sinh viên. Các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của động cơ, thái độ trước khi vào học của sinh viên đối với sự thích ứng học tập. Tất cả các sinh viên đã nhập trường được chia thành ba nhóm, 9 ứng với ba loại động cơ, thái độ học tập là tích cực, bình thường và yếu. Các tác giả đã chỉ ra kết quả thích ứng học tập của ba nhóm sinh viên hoàn toàn khác nhau. Qua đó, họ đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình thích ứng. Năm 1968, N.D.Carsev, L.N.Khadeeva, K.D.Pavlov, đã công bố tác phẩm “Những tiêu chuẩn sinh lí của sự thích ứng”. Trong tác phẩm này, các tác giả đã trình bày khá sâu cơ sở sinh lí của sự thích ứng ở học sinh đối với chế độ học tập và rèn luyện trong nhà trường, những phản ứng sinh lí, những biến đổi của các hệ, các cơ quan, đặc biệt là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh được các tác giả quan tâm và chỉ ra những biến đổi rất cụ thể. Sang thập niên 80 của thế kỷ XX, cũng có nhiều những công trình nghiên cứu khác. Đáng chú ý là công trình c ủa A.V. Petrovski và các cộng sự cũng đã nghiên cứu một cách hệ thống về “Sự thích ứng học tập của sinh viên trường Đại học tổng hợp Matxcơva” ..v.v. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta cho đến nay việc nghiên cứu sự thích ứng với các hoạt động của con người được các nhà tâm lý học dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về sự thích ứng của các tác giả Việt Nam được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày khái lược các hướng nghiên cứu chính. Trong khoảng thời gian từ 1994 – 1996, tại viện Khoa học giáo dục, tác giả Vũ Thị Nho cùng một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Các tác giả của đề tài xem sự thích ứng với HĐHT là một dạng của thích ứng xã hội và bao gồm hai khía cạnh chính: thứ nhất là sự thích ứng với các mối quan hệ trong học tập mà chủ yếu là quan hệ giáo viên - học sinh; thứ hai là thích ứng với các yêu cầu của HĐHT. Khảo sát nhóm khách thể gồm 420 học sinh tiểu học, các tác giả của đề 10 tài đã rút ra một số đặc điểm của quá trình thích ứng học tập của học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Năm 1996, nghiên cứu sinh Đỗ Mạnh Tôn đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội”. Trong luận án của mình, sau khi phân tích những cơ sở lí luận của đề tài, tác giả cho rằng “thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội là một phẩm chất phức hợp và cơ động của nhân cách học viên, biểu hiện ở quá trình người học tự tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của mình dưới sự định hướng của người thầy và nhà trường nhằm phát triển các chức năng sinh lí, các phẩm chất tổng hợp của nhân cách, đạt tới sự phù hợp tối đa với những điều kiện và học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan”. Năm 1998, có luận án Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hương về "Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá". Tác giả cho rằng "thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là một quá trình người sinh viên tích cực chủ động làm quen, hoà nhập vào các điều kiện học tập mới khác về chất so với hoạt động học tập trong trường phổ thông trung học nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ trong tương lai, thực hiện hiệu quả mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại". Năm 2000, tại trường ĐHSP Hà Nội, tác giả Phan Quốc Lâm đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1”. Bằng hai phương pháp chủ yếu là quan sát và điều tra viết, tác giả của luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động học tập trên mẫu 168 học sinh lớp 1 và 117 giáo viên tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 10% học sinh thích ứng ở mức tốt, 75% ở mức trung bình khá, và có đến 15% học sinh cho đến cuối năm lớp 1 vẫn chưa thể thích ứng với 11 hoạt động học tập. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra nhưng yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thích ứng của hoạt động học tập của học sinh lớp 1, đó là hoàn cảnh gia đình, giới tính, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học tập... 1.1.2 Về hội chứng tự kỷ 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Leo Kanner – một nhà tâm thần học người Mỹ thuộc bệnh viện John Hopkins trong một bài báo nhan đề “Autistic disturbances of affective contac” (Các rối loạn về tiếp xúc cảm xúc có tính tự kỷ, 1943) đã chỉ ra trong giao tiếp của trẻ tự kỷ trẻ không nói hoặc cách nói rất kỳ dị, thích độc thoại trong thế giới tự kỷ, chỉ hiểu nghĩa đen của câu nói… Trong công trình nghiên cứu của Bruno Bettleheim cho rằng trẻ bị tự kỷ là do người mẹ bỏ mặc, vì người mẹ có học cao nên thiên về ứng xử lý trí hơn là tình cảm, sống lạnh lùng, không yêu con. Do cách sống thờ ơ đó nên những đứa con phản ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói, đồng thời trẻ cũng ứng xử như vậy với người khác. Nghiên cứu của Lorna Wing cũng chỉ ra rằng: trong sử dụng lời nói của trẻ tự kỷ, trẻ hoặc câm lặng suốt đời, hoặc chắt chước tiếng kêu của loài vật, tiếng lạ, hoặc lập câu, lập từ. Ngữ điệu và việc làm chủ lời nói thì kỳ dị, đơn điệu, máy móc, đổi giọng không đúng chỗ… Trẻ dường như không nghe, không hiểu, không trả lời người khác. Trẻ chỉ nghe, hiểu trong tình huống trẻ muốn hoặc liên quan đến nhu cầu của trẻ. M.Mahler cho rằng tự kỷ là biểu hiện sự không bình thường xuất phát từ mối quan hệ mẹ con. Đứa trẻ mới sinh ra có mối quan hệ cộng sinh hòa mình với người mẹ, đây là giai đoạn tự kỷ bình thường, sau đó đến giai đoạn chia cách cá nhân hóa (nảy sinh tâm lý cá nhân). Có một số rối loạn 12 trong quá trình này, một điều gì đó không ổn trong giai đoạn tách mẹ và cá nhân hóa. Cơ chế tự kỷ gắn với sự mất khía cạnh hoạt hóa, mất sự phân biệt với cơ thể người mẹ, nên đứa trẻ không có sức sống, mất ham muốn về xã hội. Chức năng của trẻ tự kỷ mang ý nghĩa thái độ phòng vệ cơ bản của đứa trẻ, không thể xây dựng được cực định hướng đối với người mẹ. Đứa trẻ dính chặt vào người lớn và dùng họ như một bộ phận để kéo dài cơ thể nó. Đây là cách đứa trẻ gạt ra quyền năng của người mẹ trong giai đoạn đầu tiên. Trong nghiên cứu của Robert Rosine Le Eost nhắc nhở rằng trẻ tự kỷ dạy cho chúng ta một điều gì đó mà ta cần nghe. Thế giới của nó là thế giới tự phá hoại mình, nó chối bỏ thế giới xung quanh và tất cả mọi người làm xuất hiện hiện thực đối với nó như là một đồ vật. Trước gương nó cảm thấy một cái gì đó rất khủng khiếp. Trẻ tự kỷ sống trong môi trường ngôn ngữ nhưng không có lời nói của riêng nó, lời nói chỉ là sự kết nối máy móc, sự lập lại mà nó không thể hiểu. Trẻ tự kỷ tách biệt với người khác, không có nhu cầu giao tiếp với người khác và luôn cảm thấy như mình bị nuốt chửng trong ham muốn của mọi người. 1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt nam tính đến thời điểm này đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Nghiên cứu “Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ” tại Khoa tâm thần Bệnh viện Nhi trung ương do bác sỹ Quách Thúy Minh và các cộng sự thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra có 55.5% trẻ tăng giao tiếp bằng mắt, 64.1% giảm tăng động và 77.8% giảm xung động nếu được tiến hành điều trị tâm vận động và có sự kết hợp của gia đình. Luận văn thạc sỹ: “Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên đã chỉ ra phần lớn cha mẹ của trẻ tự kỷ có thái độ tiêu cực đối với trẻ. Thái độ này xuất phát từ mặc cảm về 13 khuyết tật của con mình. Thái độ này được thể hiện rõ trên ba phương diện: nhận thức, tình cảm và hành vi. Về phương diện nhận thức: đa số cha mẹ có hiểu biết về bản chất của chứng tự kỷ không đầy đủ, một số người còn hiểu sai. Về phương diện tình cảm: cha mẹ một mặt thương con, muốn dành tình cảm cho con mặt khác lại thấy lo lắng, thiệt thòi, tuyệt vọng về những gì mà họ phải gánh chịu. Về phương diện hành vi: nhìn hình thức bên ngoài khiến người ta dễ lầm tưởng cha mẹ có hành vi tích cực song về bản chất đó là sự buông xuôi tiêu cực, thiếu khoa học trong việc trợ giúp con chống lại chứng tự kỷ.(24) Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Ngô Xuân Điệp chỉ ra thực trạng mức độ nhận thức cũng như một số đặc điểm trong nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận án tác giả đã tập hợp các nghiên cứu từ góc độ tâm lý học để chỉ ra các rối loạn tâm lý – nhân cách của trẻ tự kỷ trong đó đã chỉ ra giao tiếp và quan hệ xã hội của trẻ tự kỷ. Giao tiếp của trẻ tự kỷ có sự hạn chế trên bình diện quan hệ, trong việc hiểu lời nói và suy giảm trong giao tiếp không lời và ngôn ngữ.(12). Luận văn Thạc sĩ: “Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỷ trong gia đình tại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Mẫn. Luận văn là kết quả nghiên cứu giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỉ trong gia đình tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cung cấp cái nhìn sâu sắc trong lĩnh vực nghiên cứu và trị liệu cho những trẻ mắc chứng tự kỉ và giúp cho cha mẹ có trẻ mắc chứng tự kỉ có cách giao tiếp phù hợp với trẻ. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Khái niệm “ thích ứng” Thuật ngữ “thích ứng” gốc tiếng Latinh là “Adaptacia”, gốc tiếng Anh là “Adaptation”. Dịch sang tiếng Việt là “thích nghi” hay “thích ứng”. Hai từ này trong nhiều trường hợp được dùng như hai từ đồng nghĩa. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan