Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa của cá rô biển (pristolepis fasciata bleek...

Tài liệu Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa của cá rô biển (pristolepis fasciata bleeker, 1851)

.PDF
45
229
79

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN ỐNG TIÊU HÓA CỦA CÁ RÔ BIỂN (Pristolepis fasciata Bleeker, 1851) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN ỐNG TIÊU HÓA CỦA CÁ RÔ BIỂN (Pristolepis fasciata Bleeker, 1851) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM Ts. PHẠM THANH LIÊM 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Bùi Minh Tâm và thầy Phạm Thanh Liêm đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và cung cấp nhiều kiến thức quý báu giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến cô Phan Phương Loan giảng viên trường Đại Học An Giang đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn hỗ trợ địa điểm, vật liệu nghiên cứu và phương tiện cho em trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm. Xin cảm ơn cô Đặng Thị Hoàng Oanh và cô Đặng Thụy Mai Thy giúp đỡ em trong quá trình phân tích mẫu thí nghiệm. Cảm ơn anh Nguyễn Hồng Quyết Thắng cùng các bạn ở trại cá Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn lớp liên thông k37 đã động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! ii TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa của cá rô biển (Pristolepis fasciata Bleeker, 1851)” được thực hiện nhằm tìm hiểu về đặc điểm dinh dưỡng của cá để làm cơ sở hoàn thiện quá trình ương cá sau này. Sự phát triển ống tiêu hóa của cá rô biển được quan sát bằng hình thái bên ngoài và bằng phương pháp mô học. Đối với quan sát hình thái mỗi ngày thu 5-10 con cá, mẫu cá được quan sát dưới kính hiển vi soi nổi bằng cách loại bỏ phần nội tạng cá khỏi khoang cơ thể và phát thảo lại ống tiêu hóa. Đối với quan sát mô học thu 30 đến 50 mẫu cá được thu vào ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 20, 25, 30 sau khi nở để quan sát bằng phương pháp mô học, mẫu cá sau khi thu sẽ được cố định trong dung dịch formol trung tính 10%. Kết quả quan sát cho thấy cá bột tiêu hết noãn hoàng từ ngày thứ 4 và bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Sau khi ăn thức ăn ngoài ống tiêu hóa có thể phân biệt rõ 4 phần bao gồm khoang miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Ở thời điểm này, ống tiêu hóa của cá bắt đầu hoạt động tuy nhiên dạ dày chưa phát triển hoàn chỉnh. Dấu hiệu đầu tiên của việc hấp thu thức ăn được xác định bởi sự hấp thu protein và hấp thu lipid bởi sự xuất hiện của thể vùi protein, không bào lipid ở trực tràng vào ngày thứ 9. Ở ruột vào ngày thứ 20 cũng xuất hiện nhiều không bào lipid và thể vùi protein điều này có thể cho thấy ruột cá lúc này hoàn chỉnh có thể tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Kết thúc giai đoạn cá bột là sự xuất hiện của các tuyến dạ dày vào ngày tuổi thứ 20, điều này chứng tỏ hệ tiêu hóa của cá đã hoàn chỉnh. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i TÓM TẮT ......................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v CHƢƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ. ............................................................................ 1 1.1. Giới thiệu................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 2 1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 2 CHƢƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3 2.1. Đặc điểm sinh học cá Rô biển ................................................................... 3 2.1.1 Phân loại ................................................................................................. 3 2.1.2 Hình thái cấu tạo .................................................................................... 4 2.1.3 Phân bố .................................................................................................. 4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................. 5 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................. 5 2.1.6 Đặc điểm Sinh sản ................................................................................. 5 2.2. Cấu trúc và chức năng của ống tiêu hóa .................................................. 5 2.3.1. Miệng và răng ....................................................................................... 5 2.3.2. Thực quản .............................................................................................. 6 2.3.3. Dạ dày ................................................................................................... 6 2.3.4. Ruột ....................................................................................................... 7 2.3.5. Trực tràng .............................................................................................. 7 2.3. Sự phát triển ống tiêu hóa .......................................................................... 7 CHƢƠNG III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 10 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện............................................................. 10 3.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 10 3.2.1. Vật liệu ................................................................................................ 10 3.2.2. Dụng cụ .............................................................................................. 10 3.2.3. Hóa chất ............................................................................................. 10 3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 10 3.3.1. Phương pháp chăm sóc ..................................................................... 10 iv 3.3.2. Phương pháp thu và cố định mẫu ...................................................... 11 3.4 Phương pháp quan sát hình thái ống tiêu hóa ....................................... 11 3.5. Phương pháp làm tiêu bản mẫu mô ...................................................... 11 3.5.1. Rửa mẫu ............................................................................................ 11 3.5.2.Cắt tỉa định hướng .............................................................................. 12 3.5.3. Xử lý mẫu .......................................................................................... 12 3.5.4. Đúc khối ............................................................................................ 12 3.5.5. Cắt mẫu ............................................................................................. 12 3.5.6. Dán mẫu lên lame.............................................................................. 12 3.5.7. Nhuộm mẫu ....................................................................................... 12 3..8. Dán lamella lên lame ........................................................................... 13 3.5.9.Đọc kết quả ........................................................................................ 13 CHƢƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 14 4.1 Kết quả .................................................................................................. 14 4.1.1 Sự phát triển về hình thái ống tiêu hóa .............................................. 14 4.1.2 Biến đổi về mô học trong quá trình phát triển của ống tiêu hóa ....... 19 CHƢƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................... 30 5.1 Kết luận ............................................................................................... 30 5.2 Đề xuất ................................................................................................ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 31 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 33 v DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Cá bột 2 ngày tuổi ........................................................................15 Hình 4.2: Cá bột 3 ngày tuổi ........................................................................15 Hình 4.3: Cá bột 4 ngày tuổi ........................................................................15 Hình 4.4: Cá bột 5 ngày tuổi ........................................................................16 Hình 4.5: Cá bột 6 ngày tuổi ........................................................................16 Hình 4.6: Cá bột 7 ngày tuổi ........................................................................16 Hình 4.7: Cá bột 8 ngày tuổi ........................................................................17 Hình 4.8: Cá bột 9 ngày tuổi ........................................................................17 Hình 4.9: Cá bột 10 ngày tuổi ......................................................................17 Hình 4.10: Cá bột 15 ngày tuổi ....................................................................18 Hình 4.11: Cá bột 20 ngày tuổi ....................................................................18 Hình 4.12: Cá bột 25 ngày tuổi ....................................................................18 Hình 4.13: Cá bột 30 ngày tuổi ....................................................................19 Hình 4.14:Ống tiêu hóa cá rô biển ở giai đoạn 2 ngày tuổi (10X) ............... 19 Hình 4.15: Hình cắt dọc cá bột 3 ngày tuổi (HE, 10X)................................ 20 Hình 4.16: Hình cắt dọc cá bột 15 ngày tuổi (4X) .......................................20 Hình 4.17: Khoang miệng cá bột 5 ngày tuổi (40X) ....................................21 Hình 4. 18: Hình thực quản cắt dọc 3 ngày tuổi (40X) ................................ 22 Hình 4.19:Thực quản 15 ngày tuổi (40X) .................................................... 22 Hình 4.20: Hình dạ dày cắt ngang cá 3 ngày tuổi (40X) ............................. 23 Hình 4.21: Ống tiêu hóa cá rô biển 20 ngày tuổi (10X)............................... 24 Hình 4.22: Dạ dày cắt ngang cá 15 ngày tuổi (40X)....................................25 Hình 4.23: Dạ dày cắt ngang cá 20 ngày tuổi (40X)....................................25 Hình 4.24: Hình dạ dày cắt ngang cá 20 ngày tuổi (100X) ......................... 25 Hình 4.25: Thành dạ dày ở cá 25 ngày tuổi (40X).......................................26 Hình 4.26 : Hình ruột cắt ngang cá 6 ngày tuổi ........................................... 27 Hình 4.27: Ruột cắt dọc cá 7 ngày tuổi ........................................................ 28 Hình 4.28: Ruột cá 20 ngày tuổi (40X) ........................................................ 29 Hình 4.29: Hình cắt ngang ống tiêu hóa 9 ngày tuổi (10X) ......................... 29 Hình 4.30: Hình trực tràng cắt ngang cá 9 ngày tuổi (10X) ........................ 29 vi CHƢƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 . Giới thiệu Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Tổng sản lượng thủy sản năm 2012 ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2011. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 2,6 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3,2 triệu tấn (Tổng cục Thủy sản Việt Nam, 2012). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước, diện tích nuôi trồng chiếm khoảng 60%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65% và giá trị xuất khẩu chiếm 51% của cả nước. Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt ngày càng gia tăng, nguồn giống khai thác tự nhiên giảm sút nghiêm trọng nên việc tăng cường sản xuất giống nhân tạo là rất cần thiết (Dương Nhựt Long, 2004). Do đó, có nhiều đối tượng như cá tra (Pangasianodon hypothalamus), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), cá rô đồng (Anabas testudineus), chạch lấu (Mastacembelus armatus Lacepede),…đã được sản xuất giống thành công và đang phát triển. Thực tế sản xuất thủy sản ở ĐBSCL cho thấy có rất nhiều đối tượng cá bản địa rất có tiềm năng để nuôi và có triển vọng kinh tế cao đang được chọn lựa phát triển như cá kèo (Pseudapocrytes elongates), cá rô biển (Pristolepis fasciata), cá ngát (Plotosus canius), cá tra (Pangasianodon hypothalamus),… Cá rô biển (Pristolepis fasciata) có chất lượng thịt ngon, giá bán trên thị trường khá cao, được đánh giá là loài cá rất có triển vọng để nuôi. Đặc biệt, loài cá này có khả năng sống ở nước ngọt, lợ rất phù hợp nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu, sự xâm nhập mặn như hiện nay (Phan Phương Loan, (2012). Hiện nay, một số loài có giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL như cá tra, cá lóc,… đã được đầu tư nghiên cứu khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cá Rô biển lại chưa được quan tâm đúng mức các nghiên cứu còn hạn chế, chỉ mới nghiên cứu bước đầu về hình thái phân loại (Rainboth, 1996), đặc điểm sinh học (Mai Đình Yên, 1992; Trương thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993), đặc điểm sinh sản (Phan Phương Loan, 2011). Nghề nuôi cá rô biển chưa được phát triển do không chủ động được con giống, đặc biệt là tỉ lệ sống thấp trong giai đoạn ương. Nguyên nhân có thể là do điều kiện ương nuôi và nguồn thức ăn chưa phù hợp với sự phát triển ở cá bột. Có thể nói chưa có nghiên cứu khoa học nào đi sâu vào việc nghiên cứu cấu trúc hệ tiêu hóa để tìm ra loại thức ăn thích hợp với từng giai đoạn trong quá trình phát triển của cá bột. Do đó đề tài “Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa của cá rô biển (Pristolepis fasciata Bleeker, 1851)” là hướng nghiên cứu để góp phần giải quyết vấn đề trên. 1 1.2. Mục tiêu đề tài Xác định cấu trúc và sự phát triển ống tiêu hóa nhằm hiểu rõ hơn đặc điểm dinh dưỡng của cá rô biển góp phần tìm ra loại thức ăn thích hợp làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình ương loài cá này. 1.3. Nội dung nghiên cứu Xác định biến đổi về hình thái ống tiêu hóa của cá bột. Xác định những biến đổi cấu trúc mô học của ống tiêu hóa trong quá trình phát triển của cá rô biển từ cá bột lên cá giống. 2 CHƢƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học cá Rô biển 2.1.1 Phân loại Theo Rainboth (1996), cá Rô biển thuộc: Ngành : Vertebrata Lớp : Osteichthyes Bộ : Perciformes ( Bộ cá vược) Họ : Nandidae Giống : Pristolepis Loài : Pristolepis fasciata Bleeker, 1851. Hình 1: Hình thái bên ngoài của cá Rô biển Ngoài ra cá Rô biển có một số tên gọi theo từng quốc gia có cá phân bố như sau: Tên tiếng Anh: Malayan leaffish (www.fishbase.org). Tên Khơ-me: Trey Kantrawb (Rainboth, 1996; Mekong River Commission, 2008). Tên Lào: Pa Kaa (Mekong River Commission, 2008). Tên Thái Lan: Pla Kaa, Mor Chang yiab (Mekong River Commission, 2008). 3 Tên Việt Nam: cá Rô biển (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Mekong River Commission, 2008). 2.1.2 Hình thái cấu tạo Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá rô biển có các đặc điểm sau: Đầu lớn dẹp bên. Mõm ngắn và nhọn. Miệng giữa, rộng ngang, xương hàm trên kéo dài qua đường thẳng đứng kẻ từ bờ trước của. Răng nhỏ và nhọn. Lưỡi ngắn, chót lưỡi hơi nhọn. Mắt lớn nằm lệch về phía trên của đầu, ở giữa chót mõm và điểm cuối nắp mang nhưng hơi lệch về phía chót mõm. Màng mang ở hai bên dính liền với nhau và phủ đầy vẩy. Cuống đuôi rất ngắn, vảy lược phủ khắp thân và đầu. Có nhiều vảy nhỏ phủ lên quá ½ gốc tia mềm vi lưng và vi hậu môn và phủ lên một phần gốc vi đuôi. Khởi điểm vi đuôi nằm trước khởi điểm vi ngực và ngang với mép trên của lỗ mang. Gốc vi lưng dài, gốc tia vi cuối cùng cách gốc vi đuôi 4 – 6 hàng vẩy. Khởi điểm vi hậu môn ngang với tia phân nhánh thứ hai của vi lưng và gần điểm giữa gốc vi đuôi hơn gần chót mõm, gai thứ hai to và dài hơn các gai khác. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng cứng và nhọn. Vi đuôi tròn. Thân cá màu trắng, dẹp bên. Mặt lưng có màu xám đậm và lợt dần xuống bụng, bụng có màu trắng đục. Thân và đầu cá ửng vàng. Mỗi bên thân có từ 8 – 9 sọc đen vắt ngang thân, phân bố từ nắp mang đến tận cuống đuôi. Vi ngực ửng vàng, vi lưng, vi bụng, vi hậu môn, vi đuôi có màu xám đen. 2.1.3 Phân bố Trên thế giới cá phân bố rộng ở Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Lào, Campuchia, ĐBSCL Việt Nam và các quần đảo giữa Ấn Độ - Úc châu. Thường gặp tại các nhánh sông chính, vùng đầm lầy và bãi sông từ Myanmar đến lưu vực sông Mekong, cá sống nơi nước tĩnh hoặc chảy chậm, ở nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh và trong các bụi cây ven bờ ở các hồ chứa từ Burma đến Indonesia (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Ở Việt Nam, cá sống trong các sông rạch nước ngọt hoặc các hồ đập, phổ biến ở vùng trung và thượng lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và vùng biên giới Campuchia trên sông Cửu Long (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Theo Phan Phương Loan (2011), Cá sống trong các thuỷ vực nước đứng hoặc nước chảy yếu trong các sông, rạch hoặc trong các hồ. Cá có khả năng sống ở nước 4 ngọt, lợ rất phù hợp nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu, sự xâm nhập mặn như hiện nay. 2.1.4 Đặc điểm dinh dƣỡng Theo MRC (2008) cá rô biển là loài cá ăn động vật, thức ăn chủ yếu là côn trùng và động vật có vỏ kích thước nhỏ. Cá ăn tảo, các phần mềm của thực vật thủy sinh, ấu trùng côn trùng ở nước và giáp xác, cá con, động vật có vỏ kích thước nhỏ, một số loại hạt nhỏ,... ( Phan Phương Loan, 2011) 2.1.5 Đặc điểm sinh trƣởng Trong tự nhiên, thông thường kích cỡ khai thác của loài cá này là từ 6,3 – 18,6 cm (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Theo MRC thì cá có thể đạt 25cm. 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Theo Phan Phương Loan (2011), cho thấy cá bố mẹ có khối lượng trung bình 80 - 100 g được nuôi vỗ trong giai đặt trong ao đất với thức ăn là cá tạp, khẩu phần ăn từ 3 - 5% khối lượng thân, sau thời gian nuôi vỗ 4 - 5 tháng, cá bắt đầu thành thục và tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản chính của cá bắt đầu từ tháng 4 dương lịch hàng năm. Tỷ lệ thành thục trong nuôi vỗ trên 70%. Hệ số thành thục 18,20 19,30%. Cá rô biển cho sinh sản nhân tạo thời gian hiệu ứng trong việc sử dụng hormone kích thích cá sinh sản từ 15 - 23 giờ. Tỷ lệ trứng thụ tinh đạt dao động từ 60 - 70 %, Ở nhiệt độ nước từ 28 - 300C, sau 15 – 21 giờ trứng nở, có tỷ lệ nở đạt từ 75 – 80%, tỷ lệ sống của cá 3 ngày tuổi đạt 83 – 90%. Trứng cá rô biển thuộc loại trứng nổi, có đường kính trung bình 0,8 - 1 mm, sức sinh sản thực tế dao động từ 332 - 450 trứng/g cá cái. 2.2. Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa Ống tiêu hóa là một ống dài đi từ miệng đến hậu môn phân thành: miệng, thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn. 2.3.1 Miệng và răng Vị trí, hình dạng của miệng và kích thước của xoang miệng cá rất khác nhau có liên hệ với tính ăn và cách thức bắt mồi. Răng của cá xương mọc ở hàm trên và hàm dưới, có loài mọc trên vòm miệng và trên xương khẩu cái. Phương thức sắp xếp và hình dạng của răng liên quan đến tính ăn của cá nên khác nhau nhưng công dụng chủ yếu là bắt giữ con mồi chứ không có tác dụng nghiền nát thức ăn. Ở các loài cá ăn sinh vật phù du thì thường không có răng nhưng có lược mang rất phát triển, vừa 5 nhỏ vừa dài và số lượng nhiều. Thức ăn theo nước vào miệng được lọc qua lược mang và thức ăn được giữ lại đưa xuống thực quản. ( Đỗ Thị Thanh Hương , 2010). 2.3.2. Thực quản Thực quản là phần ống nối giữa xoang miệng và dạ dày có cấu trúc rất ngắn, vách có nhiều nếp gấp và đó là phương thức để thực quản gia tăng khả năng tiết dịch nhày giúp cá đưa thức ăn xuống dã dày dễ dàng (Dương Tuấn, 1981). Về tổ chức học, thực quản được cấu tạo bởi cơ vân vách thực quản có nhiều nếp gấp và gợn sóng hay có cấu trúc phức tạp. Các cấu trúc phức tạp này thường sản sinh ra một lượng lớn chất nhày. Các tế bào tiết chất nhày (tế bào dạng chén) giống dạ dày tuyến hiện diện ở phần sau của thực quản. Sự xuất hiện của tế bào chén (goblet), trong thực quản sau khi cá mở miệng sẽ kích thích cá ăn thức ăn ngoài ( Nguyễn văn Tư, 2005). Chức năng thực quản như một ống đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày, bằng cơ chế co thắt nhu động; thực quản không tiết ra enzyme (Đỗ Thị Thanh Hương, 2010). 2.3.3. Dạ dày Tiếp sau phần thực quản là dạ dày, dạ dày là một túi chứa thức ăn sau khi được thực quản đưa xuống và tiết các loại men tiêu hóa nhưng chủ yếu là men phân giải protein. Hầu hết các loài cá xương đều có dạ dày; tuy nhiên một số loài cá không có dạ dày như phần lớn họ cá chép; hoặc dạ dày chỉ hoạt động khi chúng bắt đầu ăn thức ăn ngoài như cá trê phi (Clarias garipenius), cá ba sa (P. Bocourti) (Dương Tuấn, 1981). Nhìn chung cá ăn là thực vật dạ dày hình chữ U,V... Dạ dày gồm 2 bộ phận là thượng vị, và hạ vị. Thượng vị cơ to và khỏe, dạng oval có tác dụng nghiên thức ăn. Hạ vị không có cơ to khỏe, có tuyến dạ dày để tiết dịch vị. Theo Nguyễn Thị Ngọc Hường (2008), cơ quan nội tạng của cá lóc sau khi giải phẩu cho thấy dạ dày có dạng túi tương đối lớn và có vách dầy được nối tiếp sau thực quản và nối với phần ruột, lát cắt ngang của dạ dày cá lóc thể hiện thành dạ dày của cá gồm 4 lớp: niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ trơn và lớp màng ngoài. Dạ dày cá có thể được chia ra làm hai phần: dạ dày tuyến và phần dạ dày cơ, tuyến dạ dày tiết ra dịch vị hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Các chất tiết ở dạ dày tiêu biểu gồm tế bào tiết chất nhày (tế bào goblet), tiết HCl và men pepsine phân giải đạm (tế bào hạt). Các tế bào tiết có chủ yếu ở phần 6 trước của dạ dày (tâm vị), phần sau của dạ dày (môn vị) ở một số loài cá không có tế bào tiết và có chức năng chủ yếu là hấp thu. (Đỗ Thị Thanh Hương, 2010). Lớp niêm mạc được phủ bởi lớp biểu mô trụ trơn, đỉnh của tế bào mô có hình quạt, hướng vào trong xoang và nhân thì nằm ở gốc tế bào. Ở lớp này có chứa các tế bào tiết ra các chất giống như chất nhầy phủ lên bề mặt biểu mô bảo vệ mô chống tác dụng của HCL thường xuyên có mặt trong dịch dạ dày (Nguyễn Thị Ngọc Hường, 2008). 2.3.4. Ruột Ruột là một ống đơn giản bắt đầu ở van môn vị của dạ dày và kết thúc ở van hậu môn, ruột cá giữ một vị trí quan trọng việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn (Dương Tuấn, 1981). Ruột là một phần quan trọng trong đường tiêu hóa bởi vì đây là quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn tất và những sãn phẩm cuối cùng của tiêu hóa được hấp thu. Vai trò vận động của ruột rất quan trọng vì ngoài tác dụng trộn thức ăn với dịch tiêu hóa còn giúp thức ăn tiếp xúc với thành ruột để sự tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Chiều dài ruột ở mọi loại cá khác nhau, đối với cá dữ thì ruột ngắn do dạ dày phát triển và cá ăn tạp thì ruột dài. Các enzym phân giải ở ruột có từ dịch tụy, ruột, dịch mật,... Trong đó, vai trò dịch ruột là quan trọng nhất vì có đầy đủ những enzym phân giải đạm, đường, mỡ (Đỗ Thị Thanh Hương, 2010). Theo Lê Phạm Hồng Hà (2011) cá bột tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng ở ruột trước và ruột sau, do ruột ngắn và chưa có chức năng nên thức ăn di chuyển nhanh trong ống tiêu hóa. Các không bào dưới lớp các tế bào biểu mô niêm mạc ruột trước hấp thụ lipid, ngược lại các hạt ưa acid của tế bào biểu mô ruột sau hấp thu protein. 2.3.5. Trực tràng Theo Lê Phạm Hồng Hà (2011) trực tràng là đoạn ruột cuối của ống tiêu hóa, có tiết diện hơi lớn hơn so với ruột giữa. Dưỡng chất sau khi đi qua ở ruột trước và ruột giữa đã được hấp thu 80-100% các chất dinh dưỡng, đến ruột sau chỉ xảy ra quá trình tái hấp thu nước do niêm mạc ruột sau không tiết ra dịch tiêu hóa mà chi tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc. 2.3.Sự phát triển của ống tiêu hóa Sự lựa chọn thức ăn của cá bột ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: về đặc điểm cá bột và con mồi trong đó mối liên hệ về cở miệng cá và kích thước mòi được xem là yếu tố quyết định đến khả năng bắt mòi của cá bột. 7 Đối với cá da trơn Châu Âu (Silurus glanis) ống tiêu hóa bắt đầu phân biệt khi cá từ 3 đến 5 ngày tuổi sau khi nở noãn hoàng vẫn còn cho đến khi cá đến ngày tuổi thứ 5 đồng thời là sự xuất hiện của thực quản. Ống tiêu hóa của cá hoàn chỉnh ở ngày tuổi tháng 11 sau khi cá nở (Kozaric et al, 2008; trích Nguyễn Hoàng Xuân, 2010). Ở giai đoạn đầu cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài, cá bột của các loài cá xương có ống tiêu hóa dạng thẳng hay dạng xoắn và có sự thay đổi nhanh chóng về hình thái giống với cấu trúc tiêu hóa của cá trưởng thành (đối với các loài cá không có dạ dày) (Verre et al,. 1992). Stroband and Dabrowski (1979), cho rằng ở cá măng khi ăn thức ăn ngoài ống tiêu hóa có sự thay đổi nhưng tăng chất tiết dịch và phân chia các vùng khác nhau, khi đó răng phát triển, dạ dày, mang tràng cũng phát triển, ruột dài ra và cuộn lại (Trích Nguyễn Hoàng Xuân, 2010). Ở cá bơn (yellow flounder), cá bột ngày thứ 3 sau khi nở, ống tiêu hóa là đường thẳng. Trong thời gian nở từ 3 -7 ngày, hệ thống tiêu hóa được phân biệt thành 5 phần: miệng, xoang miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Đến ngày thứ 10, trực tràng có thể được nhận ra từ ruột (Baglole et al., 1997; trích Nguyễn Hoàng Xuân, 2010). Nghiên cứu của Mai et al, (2005) về sự phát triển của ống tiêu hóa của cá yellow croaker (Pseudoscianea crocea) bột sau khi nở đến 40 ngày tuổi cho thấy cá bắt đầu ăn ngoài ở ngày tuổi thứ 3. Ống tiêu hóa của cá bao gồm hầu, thực quản và ruột chia làm 3 phần (ruột trước, ruột giữa và ruột sau). Cá sử dụng thức ăn hỗn hợp ngoài và noãn hoàn cho đến ngày thứ 6 sau khi nở. Khi hết noãn hoàn, sự chuyển biến hình thái quan trọng xảy ra ở cuối giai đoạn bột chính là sự biến thái của cá. Các tuyến dịch vị xuất hiện đầu tiên ở cá 21 ngày tuổi, dạ dày chia làm 3 phần (tâm vị, hạ vị và môn vị. Theo đặc điểm hình thái lớp dịch nhày của chúng. Đây cũng là thời điểm hệ tiêu hóa của cá phát triển hoàn chỉnh (giống với hệ tiêu hóa của cá trưởng thành) (Trích Nguyễn Hoàng Xuân 2010). Ferraris, (1987) ống tiêu hóa của cá măng (Chanos chanos) ấu trùng mới nở là một ống không phân biệt đơn giản. Ba ngày sau khi nở, sự có sự khác biệt của thực quản với sự phát triển của các tế bào niêm mạc. Lúc này, ruột có thể được phân biệt với các phần trước của đường tiêu hóa bởi các tế bào hình trụ cao của nó với các hạt nhân nằm ở trung tâm. Sau 14 ngày, nếp gấp niêm mạc phát triển trong thực quản. Trong ấu trùng 21 ngày tuổi, dạ dày phân biệt thành các vùng tim và môn vị trong khi các tế bào cốc bắt đầu phát triển trong ruột. Baglole (1997), phân biệt ống tiêu hóa: khoang miệng, hầu họng, thực quản, sưng sau thực quản (PES), ruột, trực tràng và đã hoàn thành ngày 10. Tế bào cốc đã có 8 mặt chỉ trong khoang miệng, và tăng số lượng tế bào cốc theo thời gian phát triển của tuổi cá. Phạm Thanh Liêm (2002), nghiên cứu về sự phát triển ống tiếu hóa cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) giai đoạn cá bột bằng phương pháp mô học, cho thấy cá bột bắt đầu lấy thức ăn ngoài sau 2 ngày tuổi và tiêu hết noãn hoàng sau 4-5 ngày tuổi. Xuất hiện không bào lipid ở trực tràng vào ngày thứ 3, cá bột hấp thu protein vào ngày thứ 5. Tiếp theo đó, Lâm Chánh Vũ (2011), nghiên cứu đặc điểm hình thái và sự phát triển ống tiêu hóa của cá lóc (Channa striata Bloch, 1973) khi cá bột bắt đầu ăn ngoài thì ống tiêu hóa thẳng sau đó hình thành dạ dày tách riêng với ruột. Đến 10 ngày tuổi ống tiêu hóa phát triển hoàn chỉnh. Nguyễn Hoàng Xuân (2010), nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và ương nuôi cá nâu (Scatophagus argus) bột bằng nhiều loại thức ăn khác nhau, bằng phương pháp mô học cho rằng ống tiêu hóa có thể phân biệt được khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột. Sau 20 ngày tuổi dạ dày xuất hiện các tuyến dạ dày. 9 CHƢƠNG III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện Thời gian thực hiện tháng 1/5/2013 đến tháng14/ 6/2013. Địa điểm thu mẫu: Bộ môn Thủy sản, Khoa Nông Nghiệp & Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại Học An Giang. Địa phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm bệnh học Thủy sản – Khoa Thủy Sản, Trường đại Học Cần Thơ. 3.2. Vật liệu nghiên cứu 3.2.1. Vật liệu: Cá rô Biển từ lúc mới nở đến 30 ngày tuổi. 3.2.2. Dụng cụ Lọ cố định mẫu, lame, lamelle, kính hiển vi, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh, giấy, bút long, bút chì, dao, kim mũi giáo, nhíp… Máy cắt lát mỏng (microtome), khuôn đúc, máy xử lý mẫu, máy làm lạnh mẫu, tủ hút, máy đúc khối, máy ảnh… 3.2.3. Hóa chất Paraffin, sáp ong, dung dịch nhuộm Haematoxylin, Eosin, nước cất, dung dịch albumin, cồn 700, 800, 960, cồn tuyệt đối 1000, xylen, acid alcohol, keo entellan, formol trung tính 10% … 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1. Phƣơng pháp chăm sóc Thí nghiệm ương cá rô biển được bố trí trong 30 ngày sau khi cá nở. Chuẩn bị bể ương: cá rô biển sau khi nở 2 ngày tuổi chuyển sang ương trong bể xi măng có thể tích 4m3/bể, mật độ 50 cá bột/lít có sục khí liên tục. Chăm sóc: Cá bột khi được bố trí ương nuôi vẫn còn noãn hoàng nên 2 ngày đầu của chu kỳ ương không cần cho ăn. Cá sau khi nở 3 ngày tuổi bắt đầu cho ăn trứng (1/4 trứng) +sữa (sữa Nutimilk 10g)/1000 cá bột, cho ăn từ ngày 3 đến ngày 15 (3 lần/ngày). Bắt đầu từ ngày thứ 5 cung cấp thêm thức ăn tự nhiên được thu từ ao ương cá tra bột (2 lần/ngày sáng, chiều) cho ăn theo nhu cầu. Từ ngày thứ 15 cho ăn trùn chỉ cắt nhỏ kết hợp với thức ăn tự nhiên (với tỉ lệ 7:3) cho ăn theo nhu cầu. 10 Thức ăn tự nhiên được gây từ ao ương cá tra bột (Phụ lục 1). Thức ăn tự nhiên được thu vào sáng sớm và chiều mát, thu bằng vợt có mắt lưới khoảng 27µm. Thay nước: khi bắt đầu cho ăn 2 ngày thay nước 1 lần (30% nước) vào buổi sáng và xen kẽ 2 ngày xi phông đáy bể 1 lần. 3.3.2. Phƣơng pháp thu và cố định mẫu Phƣơng pháp thu mẫu Ngày thu mẫu: cá được thu vào ngày tuổi thứ: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 , 15 20, 25, 30. Số lượng mẫu thu: đối với quan sát biến đổi hình thái ống tiêu hóa thì mỗi ngày thu 5 con quan sát trực tiếp trên kính hiển vi nhìn nổi. Đối với phương pháp mô học nghiên cứu về biến đổi cấu trúc ống tiêu hóa thì ở ngày tuổi thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 thu mỗi ngày 50 con, từ ngày 15, 20, 25, 30 mỗi ngày thu 30 con. Phƣơng pháp cố định mẫu Mẫu quan sát hình thái ống tiêu hóa: mỗi ngày thu 5 -10 con cho vào đĩa petri, đặt lên lame quan sát trực tiếp bằng mẫu tươi dưới kính hiển vi nhìn nổi. Mẫu làm tiêu bản mô: dùng vợt thu cá ngẫu nhiên cho vào lọ nhựa (dùng ống tiêm hút loại bỏ hết nước trong lọ) sau đó cố định trong formol trung tính 10% (tỉ lệ 1:10). Thời gian 18 – 24h. 3.4 Phƣơng pháp quan sát hình thái ống tiêu hóa Mỗi ngày thu 5-10 con quan sát sự biến đổi hình thái ống tiêu hóa trực tiếp dưới kính hiển vi chụp hình rồi vẽ lại (đối với cá từ 2 ngày tuổi đến 5 ngày tuổi). Cá từ 6 ngày tuổi trở lên ta dùng kim nhọn cố định cá trên lame và dùng kim mũi giáo mỗ phần bụng bằng cách loại bỏ phần nội tạng cá khỏi khoang cơ thể và phát thảo ống tiêu hóa lại từ phía bụng cá để quan sát dưới kính hiển vi. Mỗi ngày đo đại diện ngẫu nhiên chiều dài cá bột với số lượng 30 con bằng kính nhìn có trắc vị kính. 3.5. Phƣơng pháp làm tiêu bản mẫu mô 3.5.1. Rửa mẫu Sau khi mẫu được cố định 24h tiến hành rửa formol bằng nước. Để mẫu dưới vòi nước chảy liên tục khoảng 15 đến 30 phút rồi loại bỏ hết nước, ngâm mẫu trở lại cồn 70o. 11 3.5.2. Cắt tỉa định hƣớng Mẫu mô đã có định cần cắt tỉa trước khi xử lý mẫu đối với mẫu cá nhỏ thì cố định nguyên con, cá 20 ngày tuổi trở lên cắt bỏ phần thân lấy từ hệ tiêu hóa trở về trước. Sau đó cho vào mẫu cassete và ngâm trong cồn 70o 1 ngày trước khi sử lý mẫu. 3.5.3. Xử lý mẫu Sau khi cắt tỉa định hướng, mẫu được xử lý trong máy Sproceeding tissue (MICROM, STP 120-2) và sử lý theo qui trình 3. Qui trình xử lý mô được cài đặt trong máy xử lý mô tự động theo các bước sau (Coolidra & Howard, 1997, có điều chỉnh). Quy trình sử lý như bảng 2 phần phụ lục.  Khử nước: mẫu sẽ được chuyển qua các lọ cồn có nồng độ cồn tăng dần 800,900,950,1000 để quá trình khử nước không xảy ra quá nhanh.  Làm trong mẫu: mẫu sẽ được ngâm trong dung môi trung gian (xylen) trong 30 phút.  Ngấm paraffin: sau khi làm trong mẫu mô sẽ được ngấm paraffin nóng chảy ở nhiệt độ 57 – 60oC ngâm khoảng 20-30-90 phút. 3.5.4. Đúc khối (máy đúc khối: MICROM, EC 350-1) Sau khi hoàn thành quá trình xử lý, mẫu được tiến hành đúc khối bằng paraffin nóng chảy 3.5.5. Cắt mẫu (máy cắt mẫu: Yamato – PR – 50) Mẫu được cắt thành một băng dài với độ dày của lát cắt từ 5-6 µm và cho mẫu vào chậu nước nóng khoảng 45 -50oC để paraffin căng ra. 3.5.6. Dán mẫu lên lame Sau khi đã chọn được những đoạn mẫu đạt yêu cầu thì tiến hành dán mẫu lên lame. Để lame khô tự nhiên 15 phút sau đó sấy mẫu trong máy Slide warmer ủ ở nhiệt độ 45 – 60oC để cố định mẫu trên lame. Sau khi dán mẫu và cố định mẫu trên lame xong ta tiến hành nhuộm mẫu. 3.5.7. Nhuộm mẫu Nhuộm mẫu bằng dung dịch Haematoxylin và Eosin(H&E) theo qui trình Haris (1990) (có điều chỉnh). Quy trình nhuộm mẫu như bảng 3 phần phụ luc. 12 3.5.8. Dán lamella lên lame Để bảo quản mẫu được lâu và tăng tính chiết quang cần dùng keo dán enterlan để dán tiêu bản vĩnh viễn. Để lame khô 24h giờ sau đọc kết quả. 3.5.9.Đọc kết quả Sau khi có tiêu bản hoàn chỉnh ta tiến hành đọc kết quả, tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi lần lượt với độ phóng đại 10X, 40X, 100X. Chọn ra các tiêu bảng mô đẹp, đạt yêu cầu và chụp ảnh lại. Nhận diện tiêu bản dựa vào việc bắt màu thuốc nhuộm của các thành phần ống tiêu hóa. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan