Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng cám gạo trong phối chế thức ăn cho artemia...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng cám gạo trong phối chế thức ăn cho artemia

.PDF
14
202
96

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN  NGUYỄN THỊ THANH QUYÊN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁM GẠO TRONG PHỐI CHẾ THỨC ĂN CHO ARTEMIA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN  NGUYỄN THỊ THANH QUYÊN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁM GẠO TRONG PHỐI CHẾ THỨC ĂN CHO ARTEMIA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts NGUYỄN VĂN HÒA Ts. NGUYỄN THỊ NGỌC ANH 2014 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁM GẠO TRONG PHỐI CHẾ THỨC ĂN CHO ARTEMIA Nguyễn Thị Thanh Quyên ABSTRACT Investigation on using rice bran in the formulated feed for Artemia was performed under two experiments. Experiment 1 composed of 4 feeding treatments established two dietary protein levels of 30 and 35% with and without containing rice bran, and was conducted two culture phases. Initially, Artemia naupllii were stocked in a mass culture until sexual maturity. Subsequently, Artemia adults were reared in individual couples in 50-mL Falcon tubes to record their life table. Results indicated that survival, growth and reproduction and life span of female Artemia were similar in all feeding treatments. Experiment 2, two types of experimental feeds had 30% protein with and without rice bran were used to scale-up culture up to 0,5m3 tank. After 1 month of culture, the yield of Artemia cyst and biomass in the 30% protein containing rice bran were quite higher and lower feed cost compared to the one without containing rice bran. This illustrate that utilization of the formulated feed with 30% protein containing rice bran could help reduce the feed cost and improve economic efficiency. Keywords: Artemia, rice-bran, cyst, biomass, feed cost Title: Study on using rice bran in the formulated feed for Artemia culture TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng cám gạo phối chế thức ăn cho Artemia được thực hiện gồm hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1 gồm 4 nghiệm thức thức ăn được thiết lập với 2 hàm lượng đạm 30% và 35% tương ứng với mỗi hàm lượng đạm sẽ được bổ sung cám và không bổ sung cám; thí nghiệm được thực hiện qua 2 giai đoạn nuôi. Nauplii được nuôi chung đến giai đoạn thành thục để xác định tỉ lệ sống và tăng trưởng. Sau đó, Artemia trưởng thành được nuôi riêng từng cặp trong ống falcon 50 ml để theo dõi vòng đời, các chỉ tiêu sinh sản. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản và tuổi thọ của Artemia ở tất cả các nghiệm thức thức ăn tương tự nhau. Thí nghiệm 2, gia tăng quy mô nuôi ở hai loại thức ăn thí nghiệm có hàm đạm 30% có cám và không có cám thử nghiệm nuôi trong bể 0,5m3. Sau 1 tháng nuôi, năng suất trứng bào xác và sinh khối Artemia ở nghiệm thức thức ăn 30% đạm có cám đạt được khá cao hơn và giá thành thức ăn thấp hơn so với thức ăn 30% đạm không cám. Điều này cho thấy sử dụng thức ăn phối chế 30% đạm có cám làm thức ăn cho Artemia có thể giúp giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ khóa: Artemia, cám gạo, trứng bào xác, sinh khối, giá thức ăn. 1. GIỚI THIỆU Artemia được xem là loại thức ăn tươi sống không thể thiếu trong quy trình sản xuất giống các loài thủy sản, được du nhập vào Việt Nam và thử nghiệm nuôi vào năm 1986. Đến năm 1990, đối tượng này được triển khai sản xuất đại trà cho các hộ dân ở Vĩnh Châu và Bạc Liêu, và trở thành hai vùng trọng điểm cung cấp trứng bào xác Artemia có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). 1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Trong quy trình nuôi Artemia truyền thống ở ruộng muối, việc sử dụng tảo tươi làm thức ăn cho Artemia thông qua gây màu trong ao bón phân nhưng mô hình này có một hạn chế là cần một diện tích rất lớn để phục vụ cho ao bón phân, đồng nghĩa với việc phải mất đi diện tích khá lớn nuôi Artemia và giảm năng suất nuôi trên một đơn vị diện tích. Đối với nuôi Artemia trong bể, việc gây nuôi tảo làm thức ăn cho Artemia khá tốn kém và nhiều công lao động. Mặc dù các loài tảo đơn bào là thức ăn tốt nhất cho Artemia, tuy nhiên Artemia có đặc tính ăn lọc không chọn lựa thức ăn, chúng có thể tiếp nhận tất cả các loại thức ăn có kích thước nhỏ hơn 50 μm như tảo đơn bào, mùn bã hữu cơ, vi khuẩn… (Dhont and Sorgeloos, 2002). Thực tế, gây nuôi tảo trong ao bón phân thường không đảm bảo đủ thức ăn cho Artemia trong ao nuôi do đó thường kết hợp cấp nước xanh (tảo) và bổ sung thức ăn trực tiếp (phân gà, cám gạo, bột đậu nành…) vào ao nuôi. Phân gà được dùng như một nguồn thức ăn bổ sung chính cho Artemia nhưng khi có dịch cúm gia cầm xảy ra, nguồn cung phân gà trở nên khan hiếm, vì vậy mà người nuôi gặp khó khăn về nguồn cung ứng thức ăn cho Artemia (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Mặt khác, cám gạo cũng được sử dụng khá phổ biến để bổ sung thức ăn cho Artemia với lượng 20-30 kg/ha/ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân gà và cám gạo với lượng lớn làm thức ăn trực tiếp trong ao nuôi dễ gây ô nhiễm đáy ao. Nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng thức ăn tôm số 0 (sử dụng cho hậu ấu trùng tôm) làm thức ăn bổ sung cho Artemia với liều 4-6 kg/ngày đã cải thiện năng suất trứng bào xác một cách đáng kể so với sử dụng cám gạo (Trần Hữu Lễ, 2012). Tuy nhiên, sử dụng thức ăn tôm số 0 có giá khá cao (33.000-36.000 đ/kg) có thể làm tăng chi phí sản xuất trong khi cám gạo có giá thấp (5.000-6.000 đồng/kg). Vì thế mục tiêu của nghiên cứu tìm ra công thức thức ăn phối chế nhiều thành phần cùng với cám gạo có giá thành hợp lý mà vẫn đáp ứng được hiệu quả sản xuất là rất cần thiết, đồng thời làm cơ sở cho các nghiên cứu về phối chế thức ăn trong nuôi Artemia, góp phần phát triển nghề nuôi Artemia bền vững. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp chế biến thức ăn Nguyên liệu phối chế thức ăn gồm bột cá, bột đậu nành ly trích dầu, cám gạo, mì lát, dầu mực, lecithin, premix khoáng-vitamin và gelatin (chất kết dính). Thành phần sinh hóa của các nguyên liệu sử dụng trong thức ăn thí nghiệm được phân tích trước khi phối chế (Bảng 2.1) Bảng 2.1: Thành phần hoá học của các nguyên liệu (tính theo % khối lượng khô). Nguyên liệu Ẩm độ Protein thô Lipid thô Tro Xơ NFE Bột cá 11,63 60,10 7,56 20,86 0,12 11,36 Bột đậu nành 10,35 48,62 2,97 8,70 3,25 36,46 Cám gạo 11,46 12,48 10,74 8,96 9,11 58,71 Bột mì 9,65 4,17 1,98 2,14 3,22 88,49 Bốn loại thức ăn thí nghiệm được phối chế có hàm lượng protein 30% và 35% với thành phần trong công thức có cám và không cám và lipid 7% tính theo khối lượng khô (Bảng 2.2). Công thức thức ăn được xây dựng dựa trên chương trình Solver trong phần mềm excel. 2 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Thức ăn sau khi phối chế được sấy khô, nghiền mịn và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng trong suốt thời gian thí nghiệm. Bảng 2.2 Thành phần các nguyên liệu trong nghiệm thức (% khối lượng khô) Nghiệm thức Bột cá Bột đậu nành Cám gạo Bột khoai mì Dầu mực Lecithin Premix-vitamin khoáng* Chất kết dính Tổng Giá thức ăn (đ) 30%P có cám 30,00 18,85 11,24 33,61 1,15 1,15 30%P không cám 30,00 21,05 0,00 41,67 1,64 1,64 35%P có cám 35,00 23,70 11,64 23,72 0,965 0,965 35%P không cám 35,00 25,97 0,00 32,08 1,475 1,475 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 100 14.797 đ 2,00 100 15.772 đ 2,00 100 16.335 đ 2,00 100 17.344 đ (*): Sản phẩm của công ty Vemedim Cần Thơ Thành phần sinh hóa cơ bản (ẩm độ, protein, lipid, tro, xơ và chất bột đường) của thức ăn thí nghiệm được phân tích thể hiện ở Bảng 2.3, theo phương pháp AOAC (1995). Bảng 2.3: Thành phần sinh hóa học thức ăn thí nghiệm (% khối lượng khô) Nghiệm thức Độ ẩm Protein thô Lipid thô Tro Xơ NFE Cacium Phospho Năng lượng thô (kcal/g)* 30%P có cám 9,98 29,87 7,04 14,81 4,48 43,80 1,89 0,80 30%P không cám 10,82 30,26 6,86 14,71 3,98 44,19 1,93 0,78 35%P có cám 10,57 34,83 7,43 12,99 4,41 40,35 1,96 0,97 35%P không cám 11,46 35,11 6,89 13,34 3,75 40,92 2,03 0,96 4,19 4,21 4,36 4,35 (*): Năng lượng được tính dựa theo: Protein = 5,65, lipid = 9,45, NFE = 4,20 2.2 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau trong nuôi Artemia ở điều kiện trong phòng Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức thức ăn phối chế 30% protein – có cám (30%P_CC), 30% protein- không cám (30%P_KC), 35% protein- có cám (35%P_CC), 35% protein- không cám (35%P_KC), bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần. Thí nghiệm gồm 2 giai đoạn: nuôi chung và nuôi cá thể: 3 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Thí nghiệm nuôi chung: sau khi ấp nở 24 giờ Artemia được chuyển ra chai nhựa hình chóp (1 lít) để nuôi đến khi Artemia đạt giai đoạn trưởng thành để xác định tỉ lệ sống và tăng trưởng. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần và được bố trí trong phòng với mật độ nuôi là 100 con/lít ở độ mặn 80 ppt. Thí nghiệm nuôi riêng: Khi quần thể Artemia xuất hiện bắt cặp khoảng 70-80% thì tách ra 30 cặp của mỗi nghiệm thức, mỗi cặp được nuôi trong ống falcon 50ml có cùng độ mặn với thí nghiệm nuôi chung và được theo dõi đến khi con cái chết. Thí nghiệm này nhằm đánh giá các chỉ tiêu sinh sản và vòng đời của Artemia. Quản lý thí nghiệm Cách cho ăn: Thức ăn được ngâm với nước (nước có cùng độ mặn với nước bố trí thí nghiệm 80 ppt) 20 phút, sau đó dung dịch được lọc qua lưới 50 µm trước khi cho Artemia ăn. Lượng thức ăn cho Artemia theo Nguyễn Văn Hòa (1993). Dựa trên mật độ nuôi, Artemia được cho ăn theo khẩu phần ăn tiêu chuẩn, thức ăn được cân khối lượng khô ứng với từng ngày nuôi trong Bảng 2.4. Artemia được cho ăn 2 lần/ ngày vào buổi sáng (6–7h), buổi chiều (17–19h). Chế độ thay nước được thực hiện 3-5 ngày một lần, mỗi lần 20- 30% thể tích nước nuôi. Bảng 2.4 Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho 1 con Artemia theo trọng lượng NGÀY LƯỢNG THỨC ĂN (mg/cá thể) 1 2,3,4 5,6 7 8 9 10,11 12,13 14,15 16,17 18,19 20 trở đi 0,0154 0,0305 0,0462 0,061 0,0776 0,1256 0,1478 0,1847 0,2215 0,2586 0,314 0,3694 Thu thập số liệu Số liệu môi trường: Nhiệt độ và pH: được đo mỗi ngày vào lúc 7h và 14h. Hàm lượng NH4/NH3 và NO2- được đo 4 ngày/lần, bằng bộ test Sera, Đức. Các chỉ tiêu đánh giá Artemia Thí nghiệm nuôi chung: Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của Artemia được xác định vào ngày 7 và 14, đếm tất cả số Artemia tại thời điểm thu mẫu so với số Artemia thả ban đầu. Công thức tính như sau: 4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ S (%)  Trong đó: N N t *100 0 S (%): tỷ lệ sống của Artemia Nt: Tổng số cá thể Artemia đếm được sau khi nuôi No: Tổng số cá thể Artemia lúc đầu Tăng trưởng (chiều dài cơ thể): Chiều dài của Artemia được xác định vào ngày 7, ngày 14. Bắt ngẫu nhiên 30 con ở mỗi nghiệm thức cố định bằng lugol, sau đó đo từ đỉnh đầu của Artemia đến điểm cuối đuôi, đo dưới kính hiển vi chuyên dụng cho đo mẫu vật có kích thước nhỏ và cong (có thước đo). Dùng thước đo, đơn vị tính là mm. Công thức tính như sau: Trong đó: L: là chiều dài của Artemia (mm). A: là số vạch đo được.  : là độ phóng đại. Thí nghiệm nuôi cá thể: Ghi nhận các chỉ tiêu sinh sản bao gồm: tổng số phôi/vòng đời: Tổng số trứng bào xác (cyst) và con (nauplii) sinh ra bởi 1 con cái trên vòng đời; sức sinh sản: Bình quân số phôi/lần đẻ của con cái; số lứa đẻ/con cái: Tổng số lứa đẻ của con cái trên toàn bộ vòng đời; số trứng/lứa: Bình quân số trứng bào xác (cyst)/lần đẻ của con cái; số con/lứa: Bình quân số Nauplii/lần đẻ của con cái; tổng số trứng/con cái: Tổng số trứng bào xác trên vòng đời của con cái; tổng số con/con cái: Tổng số Nauplii trên vòng đời của con cái; chu kì sinh sản (khoảng cách giữa 2 lần sinh sản): thời gian giữa 2 lần sinh sản của con cái; tỷ lệ con/trứng trong vòng đời: Tổng số cyst/nauplii của 1 con cái; tỷ lệ con/vòng đời: Nauplii/tổng số phôi; tỷ lệ trứng/vòng đời: Cyst/tổng số phôi;t hời gian tiền sinh sản: Thời gian từ khi nuôi đến khi đẻ lứa đầu tiên; thời gian sinh sản: Thời gian từ lúc con cái bắt đầu sinh sản đến lần sinh sản cuối cùng; tuổi thọ: từ lúc mới nở đến khi chết 2.2.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm nuôi Artemia thu trứng bào xác trong bể 0,5 m3 bằng thức ăn phối chế có hàm lượng đạm tốt nhất (30%) ở thí nghiệm 1 Thí nghiệm được tiến hành trong bể nhựa 0,5 m3 gồm 2 nghiệm thức thức ăn phối chế 30% protein - có cám (30%P_CC) và 30% protein - không cám (30%P_KC), thể tích nuôi thực tế là 400 lít, mỗi nghiệm thức lặp lại 2 lần, mật độ thả 100 con/lít và độ mặn là 80 ppt. Quản lý thí nghiệm: Cách cho ăn và thay nước giống như ở thí nghiệm nuôi chung ở thí nghiệm 1. Thời gian thí nghiệm được tiến hành 1 tháng . 5 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Số liệu thu thập: Độ mặn: được đo mỗi ngày 1 lần vào lúc 7h. Nhiệt độ và pH, NH4/NH3, NO2- được xác định giống như thí nghiệm 1. Các chỉ tiêu đánh giá:  Tỉ lệ sống được xác định bằng phương pháp định lượng, 1 tuần/lần.  Tăng trưởng về chiều dài được tiến hành tượng tự như ở thí nghiệm 1.  Sức sinh sản và phương thức sinh sản được xác định 1 tuần/lần.  Năng suất trứng bào xác (g/m3): khi bể nuôi xuất hiện trứng bào xác Artemia, tiến hành thu hoạch mỗi ngày đến khi kết thúc thí nghiệm để tính năng suất.  Năng suất sinh khối Artemia (kg/m3) : thu toàn bộ Artemia trong bể khi kết thúc thí nghiệm sau 30 ngày nuôi để tính năng suất. Trong nghiên cứu này năng suất trứng bào xác và sinh khối Artemia được tính theo khối lượng tươi. 2.2 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng Excel. Phân tích thống kê bằng chương trình SPSS 16.0 với ANOVA một nhân tố và phép thử Turkey tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa P<0,05. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thí nghiệm 1: Nuôi Artemia bằng thức ăn phối chế trong phòng thí nghiệm 3.1.1 Điều kiện môi trường Thí nghiệm bố trí trong phòng thí nghiệm, trong cùng một điều kiện nên môi trường tương đối ổn định và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, nhiệt độ trong ngày dao động trung bình từ 28,1-28,7oC và pH dao động trung bình trong khoảng 7,6-7,7. Theo nghiên cứu của Lavens and Sorgeloos (1996), nhiệt độ và pH trong thí nghiệm này nằm trong khoảng thích hợp cho Artemia. Bảng 3.1 Điều kiện môi trường trong thí nghiệm 1 Nghiệm thức 30% P_CC 30% P_KC 35% P_CC 35%P_KC Nhiệt độ (oC) 7h 14 h 28,1±0,62 28,3±0,71 28,3±0,60 28,2±0,58 28,6±0,66 28,7±0,65 28,7 ±0.58 28,7±0,63 pH 7h 7,6±0,34 7,6±0,35 7,6 ±0,33 7,6±0,33 14 h 7,7±0,28 7,7±0,30 7,7±0,29 7,7±0,28 NH3/NH4 (ppm) NO2 (ppm) 0,77±0,42 0,57±0,26 0,60±0,21 0,77±0,42 0,10±0,21 0,06±0,18 0,03±0,13 0,10±0,21 Hàm lượng NH3/NH4 (TAN) dao động trung bình 0,57-0,77 ppm và NO2 trung bình 0,03-0,10 ppm. Tucker (1998) nghiên cứu môi trường nuôi thủy sản cho biết hàm lượng ammonia an toàn trong nước khi NH4+<1,5 ppm và NH3 <0,1 ppm; hàm lượng gây độc của 6 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ NH3 khác nhau giữa các loài và giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như môi trường nuôi. Do đó, hàm lượng TAN và NO2 trong thí nghiệm này không ảnh hưởng đến Artemia. 3.1.2 Tỉ lệ sống và tăng trưởng của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi Tỉ lệ sống của Artemia vào ngày 7 dao động trong khoảng 94,4-96,6%, đến ngày 14, tỉ lệ sống vẫn duy trì ở mức cao (89,2-92,6%), và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). Kết quả cho thấy, ở ngày 7 chiều dài Artemia giữa các nghiệm thức tương đương nhau, dao động trung bình 4,21-4,53 mm và ngày 14 là 6,07-6,68 mm. Tỉ lệ sống và chiều dài Artemia tốt hơn thí nghiệm nuôi Artemia trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 28oC, độ mặn 80ppt, cho ăn thức tảo tươi Chaetoceros kết hợp với Lansy của Lê Thị Kim Ngân (2012). Điều này cho thấy thức ăn phù hợp với tỉ lệ sống và tăng trưởng của Artemia sau 14 ngày nuôi. Bảng 3.2 Tỉ lệ sống và chiều dài thân của Artemia ngày 7 và 14 Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%) Ngày 7 30% P_CC 30% P_KC 35% P_CC 35% P_KC Chiều dài (mm) Ngày 14 a 96,6 ± 2,07 95,0 ± 3,24a 94,4 ± 2,88a 96,0 ± 1,58a Ngày 7 a 92,2 ± 2,17 91,8 ± 4,21a 89,2 ± 5,36a 92,6± 2,88a Ngày 14 a 4,21±0,51 4,53±0,52a 4,45±0,33a 4,24±0,34a 6,28±0,44a 6,56±0,42a 6,68±0,31a 6,07±0,30a 3.1.3 Thời gian sinh sản và tuổi thọ Bảng 3.3 biểu thị thời gian tiền sinh sản, thời gian sinh sản và tuổi thọ của Artemia. Thời gian tiền sinh sản trung bình giữa các nghiệm thức không chênh lệch nhau nhiều, dao động 15,40-16,93 ngày. Mặc dù thời gian sinh sản và tuổi thọ của Artemia cái ở nghiệm thức 35% đạm và có cám (35%P_CC) có thời gian sinh sản ngắn hơn (12,33 ngày và 34,2 ngày) và nghiệm thức thức ăn 30% đạm và không cám (35%P_KC) dài hơn (18,97 ngày và 38,5 ngày), không có sự khác biệt về mặt thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức thức ăn. Bảng 3.3 Chỉ tiêu thời gian tiền sinh sản, sinh sản và tuổi thọ của Artemia Nghiệm thức 30% P_CC 30% P_KC 35% P_CC 35% P_KC Thời gian tiền sinh sản (ngày) 16,60 ± 0,95a 16,93± 0,50a 15,40± 2,91a 17,13± 0,06a Thời gian sinh sản (ngày) 14,53 ± 4,39a 18,97± 1,18a 12,33± 2,61a 18,23± 1,31a Tuổi thọ (ngày) 35,70 ± 2,29a 38,50± 0,36a 34,20± 4,08a 38,27± 1,12a 3.1.4 Các chỉ tiêu sinh sản Các nghiên cứu trước khẳng định tổng số phôi được sinh ra trong vòng đời của Artemia cái là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ảnh hưởng về thức ăn hoặc điều kiện nuôi lên khả năng sinh sản của Artemia (Sorgeloos et al., 1986). Ngoài ra, tổng số phôi có liên quan đến thời gian sinh sản và tuổi thọ, số lần đẻ và sức sinh sản của Artemia cái. 7 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Các chỉ tiêu sinh sản của Artemia được trình bày trong Bảng 3.4. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy tổng số phôi trung bình/con cái và sức sinh sản ở nghiệm thức 30%P_CC là 383 phôi/con cái và 91,4 phôi/lứa, thấp hơn các nghiệm thức còn lại, và cao nhất là nghiệm thức 30%P_KC có tổng số phôi là 545 phôi/con cái với sức sinh sản là 119,9 phôi/lứa. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bảng 3.4 Các chỉ tiêu sinh sản Các chỉ tiêu 30% P_CC Tổng phôi/con cái 383,0 ± 44,3a Sức sinh sản (phôi/lứa) 91,4 ± 18,44a Số lần đẻ 3,57 ± 0,49a Chu kỳ sinh sản (ngày) 4,85 ± 1,24a Tỉ lệ naup./tổng phôi (%) 83,1±6,68a Tỉ lệ cysts/tổng phôi (%) 16,9±6,68a 30% P_KC 544,6 ± 26,6a 119,9 ± 2,55a 4,53 ± 0,25a 5,41 ± 0,67a 89,1±6,54a 10,9±6,54a 35% P_CC 413,7 ± 92,1a 98,9 ± 6,04a 3,77 ± 0,49a 3,73 ± 1,30a 88,8±4,56a 11,3±4,56a 35% P_KC 480,3 ± 133,2a 105,7 ± 17,38a 4,47 ± 0,46a 5,02 ± 0,25a 90,9±9,89a 9,1±9,89a Số lần đẻ và chu kỳ sinh sản có cùng khuynh hướng với thời gian sinh sản và tuổi thọ của Artemia cái. Cả hai chỉ tiêu này có giá trị biến động trung bình là 3,57-4,53 lần và 3,735,41 ngày, theo thứ tự. Trong nghiên cứu này cho thấy phôi nauplii trên tổng số phôi chiếm tỉ lệ rất cao được tìm thấy ở tất cả các nghiệm thức thức ăn, dao động trung bình 83,1-90,9% và tỉ lệ phôi cyst rất thấp (9,1-16,9%), giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy chỉ tiêu tổng phôi/con cái và số lần đẻ thấp hơn thí nghiệm cùng điều kiện phòng thí nghiệm, nhiệt độ 28oC, độ mặn 80ppt cho ăn tảo tươi Chaetoceros kết hợp thức ăn Lansy (820±350,2 phôi/con cái và 8,2±2,5 lứa đẻ) của Lê Thị Kim Ngân (2012), nhưng lại đạt sức sinh sản cao hơn và chu kì sinh sản kéo dài hơn. Là loài ăn lọc không chọn lọc thì thức ăn sử dụng của Artemia tương tự như các loài ăn lọc khác như luân tru (ăn tảo, men bánh mì,…), Moina sử dụng thức ăn men bánh mì, cám gạo, tảo khô (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007) thì nhu cầu dinh dưỡng có hàm lượng đạm tương đối thấp. Cả 2 nghiệm thức thức ăn 30%P và 35%P đều phù hợp với Artemia. Kết quả cũng cho thấy, Artemia ở nghiệm thức 30%P có các chỉ tiêu sinh sản tốt hơn so với nghiệm thức 35% đạm. 3.1.5 Chi phí thức ăn Bảng 3.5 Chi phí thức ăn sử dụng (chi phí nguyên liệu) Nghiệm thức 30% P_CC 30% P_KC 35% P_CC 35% P_KC Giá thành thức ăn (đ/kg) 14.797 15.772 16.335 17.344 Mức giảm (%) so với thức ăn có giá cao nhất 14,6 9,01 5,76 0 Qua bảng chi phí thức ăn ta có thể thấy giữa 2 hàm lượng đạm 30% và 35% thì sử dụng thức ăn với 30% đạm góp phần giảm chi phí thức ăn từ 9,01-14,6% so với sử dụng nghiệm thức thức ăn 35% đạm. Trong khi các chỉ tiêu tỉ lệ sống, chiều dài và sinh sản giữa các nghiệm thức nhận thấy có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Vì vậy, thức ăn hàm 8 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ lượng đạm 30% có cám và không cám được chọn tiến hành thí nghiệm nuôi Artemia ở thể tích lớn hơn. 3.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm nuôi Artemia thu trứng bào xác trên bể bằng thức ăn phối chế hàm lượng đạm tốt nhất (30%) 3.2.1 Điều kiện môi trường Điều kiện môi trường được thể hiện bảng 3.6 , thí nghiệm được bố trí trong bể 500L, độ mặn dao động từ 80-90 ppt, nhiệt độ trong ngày dao động trung bình khoảng 29-31oC, nhiệt độ thấp nhất trong ngày là 28oC, cao nhất trong ngày là 32,1 oC, pH duy trì ổn định dao động trung bình từ 7,1-7,3. Độ mặn trong ngày dao động trung bình từ 88,4-88,9 ppt, điều này phù hợp cho sự phát triển của Artemia. Bảng 3.6 Điều kiện môi trường Nghiệm thức Nhiệt độ (oC) 7h 14h 14h Độ mặn (ppt) NO2 (ppm) NH3/NH4 (ppm) pH 7h 30%P_CC 29,00,8 31,00,21 7,30,21 7,10,21 88,44,4 0,190,1 1,170,3 30%P_KC 29,00,9 31,00,18 7,30,18 7,10,21 88,94,1 0,160,0 1,110,3 Hàm lượng NH3/NH4 (TAN) dao động trung bình 1,11-1,17 ppm và NO2 trung bình 0,16-0,19 ppm. Tucker (1998) nghiên cứu môi trường nuôi thủy sản cho biết hàm lượng ammonia an toàn trong nước khi NH4+<1,5 ppm và NH3 <0,1 ppm; hàm lượng gây độc của NH3 khác nhau giữa các loài và giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như môi trường nuôi. Artemia nuôi trong điều kiện độ măn cao, hạn chế sự xâm nhập NO2 vào cơ thể. Do đó, hàm lượng TAN và NO2 trong thí nghiệm này không ảnh hưởng đến Artemia. 3.2.2 Tỉ lệ sống và tăng trưởng của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi Tỉ lệ sống và tăng trưởng của Artemia được thể hiện qua Bảng 3.7 Bảng 3.7 Tỉ lệ sống và chiều dài của Artemia ngày 7 và 14 Nghiệm thức 30% P có cám 30% P không cám Tỉ lệ sống (%) Ngày 7 Ngày 14 a 80,05,7 76,710,3a 90,56,4a 87,36,4a Chiều dài (mm) Ngày 7 Ngày 14 a 6,20,89 8,41,09a 6,10,74a 7,40,68a Tỉ lệ sống của 2 nghiệm thức ở ngày 7 tương đối cao dao động trung bình từ 80-90,5% và giảm dần đến ngày 14 dao động trung bình từ 76,7-87,3% nhưng vẫn còn ở mức cao, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nghiệm thức. Nhìn chung, tỉ lệ sống cao ở nghiệm thức 30% P không cám. Chiều dài của Artemia ở ngày 7 của 2 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê dao động trung bình khoảng 6,1-6,2 mm, đến ngày 14 chiều dài thay đổi lớn, ở nghiệm thức 30% P có cám có chiều dài lớn nhất là 8,41,09 mm, trong khi nghiệm thức 30% P không cám có chiều dài 7,40,68 mm. Điều này có thể giải thích ở ngày thứ 7 tỉ lệ sống nghiệm thức có cám thấp hơn vì vậy về không gian sống rộng rãi hơn và điều kiện sống tốt, tăng trưởng nhanh hơn. 9 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ 3.2.3 Sức sinh sản của Artemia Bảng 3.8 Sức sinh sản của Artemia Nghiệm thức Sức sinh sản (số phôi/lứa) Tuần 2 Tuần 3 a 30%P_CC 104 ±4,8 30%P_KC 56 ±1,6b Tuần 4 a 142 ±3,9a 56 ±12,7b 88 ±16,0b 108 ±3,6 Các giá trị trong cùng một cột có ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Theo Bảng 3.8 Artemia bắt đầu sinh sản vào tuần thứ 2 và tăng dần theo thời gian, sức sinh sản ở 2 nghiệm thức từ tuần 2 đến tuần 4 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuần thứ 3, nghiệm thức 30%P_CC đạt sức sinh sản cao nhất 108 ±3,6 phôi/lứa, nghiệm thức 30%P_KC sức sinh sản thấp nhất 56 ±12,7 phôi/lứa. Sức sinh sản nghiệm thức 30%P_CC gần như gấp đôi sức sinh sản ở nghiệm thức 30%P_KC. Kết quả sức sinh sản của 2 nghiệm thức trong thí nghiệm này cao hơn thí nghiệm nuôi Artemia trong ao ở điều kiện độ mặn 80ppt, mật độ 100con/lít, ở tuần thứ 3, sử dụng thức ăn tôm sú số 0 (53 ± 18 phôi/lứa) (Trần Hữu Lễ và ctv., 2012). 3.2.4 Năng suất Bảng 3.9 Năng suất trứng bào xác, sinh khối, lượng thức ăn sử dụng mỗi ngày của Artemia Năng suất trứng (g/m3) Năng suất sinh khối (g/m3) 30%P_CC 28,2±1,25a 2.180±254a 30%P_KC 24,8±1,47a 2.420±197a Nghiệm thức Bảng 3.9 cho thấy năng suất trứng thu được ở 2 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng nghiệm thức có cám (28,2±1,25 g/m3) đạt năng suất cao hơn nghiệm thức không cám (24,8±1,47 g/m3). Trong khi thu hoạch sinh khối giữa 2 nghiệm thức lại chênh lệch không cao, nghiệm thức 30%P_CC đạt 2180±254 g/m3, nghiệm thức 30%P không cám đạt 2420±197 g/m3. Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả của Teresita và ctv (2003) đã thí nghiệm nuôi sinh khối Artemia bằng phân gà với các liều lượng khác nhau trong các ao có thể tích 4m3, sau 55 ngày nuôi chỉ thu được năng suất cao nhất là 467,33 g/ao. Ngoài ra kết quả cao hơn so với thí nghiệm của Atashbar và ctv (2010) nuôi thâm canh Artemia urmiana trong các bể composite có thể tích 1 m3 với thức ăn là tảo Dunaliella và cám lúa mì. Mật độ thả giống 5.000 Nauplius/lít. Thu hoạch sinh khối được thực hiện ở ngày nuôi thứ 14, sản lượng sinh khối trung bình ở 3 bể 7.116,7 gam, chiều dài trung bình của Artemia lúc thu hoạch 4,09 mm, tỷ lệ sống trung bình tính đến lúc thu hoạch 42 %. Từ đó ta có thể thấy việc sử dụng thức ăn phối chế cho Artemia cho năng suất khá cao, thức ăn có cám lại cho năng suất trứng bào xác cao hơn, thu sinh khối cao và giá thành cám rẻ hơn nghiệm thức thức ăn không cám, đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. 10 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Trong thực tế, ta có thể sử dụng cám gạo trong thức ăn phối chế cho Artemia với giá thành hợp lý mà vẫn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển, sinh sản của Artemia và đem lại hiệu quả sản xuất cao. Thức ăn có thể được sử dụng ở các mô hình nuôi ở ruộng muối hoặc mô hình lớn lơn. 4. KẾT LUẬN Tỉ lệ sống, tăng trưởng, sinh sản và tuổi thọ của Artemia ở điều kiện nuôi trong phòng không khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức thức ăn 35% đạm và 30% đạm khi phối hợp với cám và không có cám. Tỉ lệ sống và tăng trưởng của Artemia sau 14 ngày nuôi trong bể ở nghiệm thức 30% đạm có cám và không có cám trong công thức thức ăn tương tự nhau. Tuy nhiên, sức sinh sinh sản của Artemia ở thức ăn có cám cao gấp hai lần so với thức ăn không có cám. Năng suất trứng bào xác và sinh khối Artemia tươi sau 1 tháng nuôi giữa hai nghiệm thức không khác nhau nhiều, trung bình lần lượt là 28,2 g/m3 và 2.180 g/m3 đối với nghiệm thức có cám và 24,8 g/m3 và 2.420 g/m3 đối với thức ăn không có cám. Kết quả cho thấy trong cùng một điều kiện nuôi, 2 nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng đạm 30%, nhưng ở nghiệm thức có cám đạt sức sinh sản cao hơn, năng suất trứng bào xác cao hơn, giá thành (14.797 đ) rẻ hơn thức ăn không cám (15.772 đ). Vì thế, thức ăn phối chế 30% đạm có cám đem lại lợi nhuận cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Atashbar, B., Agh, N. and Kmerani, E. 2010. Intensive culture of Artemia urmiana in semiflow through system feeding on Algae Dunaliella and Wheat bran", International Journal of Aquatic Science, 3-7. Dhont, J. and Sorgeloos, P. 2002. Application of Artemia. In: ARTEMIA: Basic and applied biology. Abatzopolous, T.J., Beardmore, J.A., Clegg, J.S., Sorgeloos, P. (Eds.), Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, The Netherlands, 251-286. Lê Thị Kim Ngân, 2012. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỉ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của dòng Artemia franciscana được thả nuôi ở Vĩnh Châu và Mozambique. Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Kim Phượng và Nguyễn Văn Hòa, 2012. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia Franciscana (dòng Vĩnh Châu). Tạp chí nghiên cứu khoa học, trường Đại học Cần Thơ. Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Van Hoa, Gilbert Van Stappen, Patrick Sorgerloos, 2009. Effect of different supplemental feeds on proximate composition and Artemia biomass production in salt ponds. Aquaculture 286 (2009) 217-225. Nguyễn Văn Hòa, 1993. Effect of Environment Conditions on the Quantitative Feed Requirements of the Brine Shrimp A.Franciscana (Kellogg). University of Ghent. Thesis Submitted in Partial Fulfilment of the Requirements for the Academic Degree of Master of Science in Aquaculture. 11 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Sương Ngọc và Trần Hữu Lễ, 2005. Nâng cao hiệu quả của việc nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối. Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Hòa, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Sương Ngọc, 2007. Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên. Bài giảng, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ, trang 70. Levens, P. and P. Sorgeloss, 1996. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn tươi sống trong nuôi trồng thủy sản. Ronald, L. 2010. Effect of nutrient supplementation on Artemia production in solar salt ponds in Mekong Delta, Viet Nam. Master thesis of Science in Aquaculture of Gent University Belgium. Sorgeloos P., P. Lavens , P. Leger , W.Tackaert and D. Versichele, 1986. Manual for the cuture and and use of brine shrimp Artemia in aquaculture. FAO technical book. Teresita, D.N.J.M., Leticia, G.R., Miguel, A.O., 2003. Evaluation of Artemia biomass production in San Crisanto, Yucatán, Mexico, with the use of poultry manure as organic fertilizer. Aquaculture 219, 573–584. Trần Hữu Lễ và Nguyễn Văn Hòa, 2012. Hiệu quả của cám gạo ủ men và thức ăn tôm sú trong ao nuôi Artemia thâm canh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tucker, J.W. 1998. The rearing environment. In: Marine fish culture. Harbor Branch Oceanographic Institution, Florda Institute for Technology, Kluwer Academic publisher, 49-146. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng