Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu so sánh từ tượng thanh trong tiếng việt và tiếng nhật từ tượng than...

Tài liệu Nghiên cứu so sánh từ tượng thanh trong tiếng việt và tiếng nhật từ tượng thanh mô tả âm thanh của động vật

.PDF
227
2708
73

Mô tả:

1    TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC W X BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH TỪ TƯỢNG THANH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT - TỪ TƯỢNG THANH MÔ PHỎNG ÂM THANH ĐỘNG VẬT - Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH THẢO Giáo viên hướng dẫn: Th.s NGUYỄN TRẦN HOÀNG QUYÊN BIÊN HÒA, 12/ 2010 2    LỜI CẢM ƠN Trong suốt hơn bốn năm học tập và rèn luyện ở trường Đại học Lạc Hồng em đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Đầu tiên em muốn gởi lời biết ơn sâu sắc nhất dành cho Cha Mẹ đã luôn ủng hộ, nâng bước em đi trên con đường học vấn và đường đời. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà trường, ban lãnh đạo khoa Đông Phương học trường Đại học Lạc Hồng đã tạo mọi điều kiện, môi trường học tập thuận lợi giúp em hoàn thành tốt đẹp khóa học 2006 – 2011. Em xin cảm ơn các Thầy Cô giáo chuyên ngành tiếng Nhật đã rất tận tâm, nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho em trong những năm tháng qua. Cảm ơn những người bạn thân đã luôn bên cạnh chia sẻ, động viên trong những lúc buồn vui, khó khăn. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc từ tận trái tim đến người Cô dạy tiếng Nhật đồng thời cũng là Giáo viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho em: Th.S NGUYỄN TRẦN HOÀNG QUYÊN. Cô là một người Cô không chỉ giảng dạy kiến thức trên bục giảng mà còn chỉ bảo, hướng dẫn rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như các kiến thức liên quan đến Nhật Bản. Cô là Người đã truyền lửa để cho em hăng say học tiếng Nhật và tự tin bước đi vững vàng trên đường đời sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô rất nhiều! Do năng lực còn có hạn nên không thể tránh khỏi sự sai sót trong bài báo cáo. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của các Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thảo 3    MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 7 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................... 10 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 11 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 12 5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục của đề tài .................................................. 12 6. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................. 13 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 14 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỪ TƯỢNG THANH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT....................................................................... 15 1.1 Từ tượng thanh trong tiếng Việt ...................................................................... 18 1.1.1 Định nghĩa từ tượng thanh trong tiếng Việt ................................................. 18 1.1.2 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của từ tượng thanh trong tiếng Việt .......... 20 1.1.3 Một số phân loại từ tượng thanh trong tiếng Việt ........................................ 21 1.2 Từ tượng thanh trong tiếng Nhật...................................................................... 22 1.2.1 Định nghĩa từ tượng thanh trong tiếng Nhật................................................. 22 1.2.2 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của từ tượng thanh trong tiếng Nhật ......... 24 1.2.2.1 Đặc điểm cấu tạo của từ tượng thanh trong tiếng Nhật.......................... 24 1.2.2.2 Công dụng của từ tượng thanh trong tiếng Nhật.................................... 25 1.2.3 Một số phân loại từ tượng thanh trong tiếng Nhật ....................................... 27 4    CHƯƠNG II: TỪ TƯỢNG THANH MÔ PHỎNG THANH ÂM MỘT SỐ ĐỘNG VẬT GẦN GŨI VỚI CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT .................................................................................................................... 33 2.1 Từ tượng thanh mô phỏng thanh âm một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt ...................................................................................................... 35 2.1.1 Hệ thống từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Việt................................................................................................................ 35 2.1.2 Giá trị biểu hiện của từ tượng thanh mô phỏng âm thanh một số động vật trong tiếng Việt ...................................................................................................... 37 2.1.3 Hình thức sử dụng từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Việt ...................................................................................................... 48 2.2 Thanh âm của một số động vật gần gũi với con người được thể hiện qua từ tượng thanh trong tiếng Nhật ................................................................................. 51 2.2.1 Hệ thống từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Nhật............................................................................................................... 51 2.2.2 Giá trị biểu hiện của từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Nhật ............................................................................................... 53 2.2.3 Hình thức sử dụng từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Nhật ..................................................................................................... 78 CHƯƠNG III: SO SÁNH TỪ TƯỢNG THANH MÔ PHỎNG THANH ÂM MỘT SỐ ĐỘNG VẬT GẦN GŨI VỚI CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT – TIẾNG NHẬT, VÀ MỘT SỐ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO VIỆC HỌC TỪ TƯỢNG THANH TRONG TIẾNG NHẬT HIỆU QUẢ................................. 81 3.1 So sánh từ tượng thanh mô phỏng thanh âm một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt, tiếng Nhật ......................................................................... 83 5    3.1.1 Bảng thống kê từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của một số động vật trong tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh.............................................................. 83 3.1.1.1 Bảng thống kê......................................................................................... 83 3.1.1.2 Nhận xét ................................................................................................. 91 3.1.2 Nét tương đồng và khác biệt giữa từ tượng thanh mô phỏng thanh âm của một số động vật trong tiếng Việt và tiếng Nhật..................................................... 93 3.1.2.1 Nét tương đồng....................................................................................... 93 a) Về hình thức cấu tạo và công dụng ................................................................ 93 b) Về ý nghĩa của từ ........................................................................................... 93 c) Về chủ thể hành động................................................................................... 100 d) Về hình thức sử dụng ................................................................................... 100 3.1.2.2 Nét khác biệt......................................................................................... 101 a) Về hình thức cấu tạo..................................................................................... 101 b) Về ý nghĩa của từ ........................................................................................ 101 c) Về chủ thể hành động................................................................................... 104 d) Về hình thức sử dụng ................................................................................... 104 3.1.3 Vì sao lại có sự khác biệt về các từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của các con vật trong tiếng Việt – tiếng Nhật?................................................................. 105 3.2 Một số đóng góp ý kiến cho việc học từ tượng thanh trong tiếng Nhật hiệu quả 105 3.2.1 Về giáo trình ............................................................................................... 107 3.2.2 Về cách dạy................................................................................................. 109 3.2.3 Về cách học................................................................................................. 110 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 114 6    PHỤ CHÚ ........................................................................................................... 117 7    PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam và Nhật Bản là hai nước nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, cùng thuộc vùng nông nghiệp lúa nước của châu Á, có nhiều điểm tương đồng trong phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Vào nửa cuối thế kỷ XIII, cả hai dân tộc Việt – Nhật đều bị Đế quốc Mông Nguyên xâm lược. Chúng xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1286 nhưng đều thất bại. Vào hai năm 1274, 1281 chúng cũng đem quân xâm lược Nhật Bản và đều bị bại trận trước dân tộc Nhật Bản. Từ đầu thế kỷ XV đã xuất hiện cư dân Nhật đến buôn bán tại Việt Nam và cửa biển Hội An - Quảng Nam trở thành thương cảng, phố Nhật lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò trung tâm buôn bán của Nhật Bản đối với Đông Nam Á thời bấy giờ. Ngày nay, tại phố cổ Hội An vẫn còn nhiều dấu ấn đậm nét về giao lưu kinh tế, văn hóa Việt – Nhật. Từ năm 1635 nước Nhật với việc thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến cho giao lưu kinh tế, văn hóa hai nước Việt – Nhật bị gián đoạn một thời gian dài cho đến cuối thế kỷ XIX. Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao. Từ năm 1992 cho đến nay hai nước đã xây đắp tình hữu nghị Việt – Nhật ngày càng thắm thiết. Trong thời gian đó, quan hệ Việt – Nhật đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Nổi bật trong mối quan hệ quốc tế Việt - Nhật là chính sách hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2003, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 8    30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết cho Việt Nam. Trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng là 1,2 tỷ USD, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Cả hai nước thỏa thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm phát triển 5 lĩnh vực chính: (1) Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; (2) Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông; (3) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; (4) Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế; (5) Hỗ trợ bảo vệ môi trường. Khoảng hơn thập niên gần đây, Nhật Bản luôn là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước nhiều năm qua luôn ở mức 4,7 - 4,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 14 - 16 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tháng 11 năm 2003, trong 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản là nước đứng thứ ba sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký (có 354 dự án) nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ USD). Từ năm 1992 cho đến nay, Việt Nam đã có 16.000 tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản. Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam. Hai nước đã và đang triển khai nhiều chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Hàng năm Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam từ một đến hai dự án viện trợ văn hóa không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu viện Hán - Nôm, xưởng phim hoạt hình... Về mặt giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh, sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam học tập ở Nhật Bản hiện nay khoảng hơn 2000 người. Bên cạnh đó tiềm năng về thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam còn rất lớn. Đây là một lĩnh vực đầy hứa hẹn, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn tạo ra sự giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác chính trị, phát triển kinh tế. 9    Tóm lại, Nhật Bản đang là đối tác đầu tư thương mại hàng đầu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhật Bản cũng là nước cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang tạo ra những làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Cả hai nước Việt – Nhật đều mong muốn giữ gìn và thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác một cách toàn diện. Có thể nói, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội hợp tác hết sức to lớn và đầy triển vọng để đẩy mạnh, phát triển đất nước. Để có thể nắm vững và tận dụng các thời cơ ấy một cách hiệu quả thì việc thông hiểu ngôn ngữ là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Ngôn ngữ được xem là tiêu chí đầu tiên để nhận diện một dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện hữu dụng và là con đường ngắn nhất để tiếp cận, tìm hiểu, giao lưu và hợp tác về bất cứ một lĩnh vực nào đó giữa các nước. Mặc dù cả Việt Nam và Nhật Bản đều nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nhưng ngoài ra dân tộc Nhật Bản cũng tự tạo ra nhiều cái mới cho riêng của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ Nhật Bản là một hệ thống rất phức tạp, vừa tiếp thu ngôn ngữ Trung Hoa, vừa sáng tạo ngôn ngữ riêng vừa vay mượn từ nước ngoài một cách thoải mái nhất là tiếng Anh. Do đó việc học tập và nghiên cứu về tiếng Nhật là một điều hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng cũng chính vì những yếu tố khó khăn đó tạo nên sự thú vị cho người học và người nghiên cứu. Để có thể am hiểu ngôn ngữ của các quốc gia nói chung và Nhật ngữ nói riêng thì trước hết ngữ pháp và từ vựng là hai yếu tố không thể thiếu. Tiếng Nhật là một kho từ vựng vô cùng phong phú mà trong đó từ tượng thanh chiếm một số lượng không nhỏ. Đối với những ai đã - đang học và nghiên cứu tiếng Nhật, kể cả người nước ngoài hay dân bản xứ thì đều có một sự hứng thú nhất định với đề tài này. Là sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, khoa Đông Phương học, chuyên ngành Nhật Bản học, người viết nhận thấy rằng giữa từ tượng thanh trong tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều nét tương đồng và khác biệt rất thú vị. Từ tượng thanh là một kho từ vựng lớn, thể hiện nhiều âm thanh, nội dung khác nhau trong cuộc sống. Chính vì vậy người viết chỉ xoáy sâu vào một mảng trong kho từ đa âm sắc ấy, đó là 10    “từ tượng thanh mô phỏng thanh âm động vật trong tiếng Việt và tiếng Nhật”. Qua đề tài này người viết một mặt muốn giới thiệu, phân biệt cách tạo lập, sử dụng từ tượng thanh của hai ngôn ngữ Việt – Nhật, mà ở đây là từ tượng thanh được thành lập thông qua tiếng kêu của các con vật gần gũi. Từ đó nhận thấy cái hay, cái riêng trong suy nghĩ, tâm hồn của hai dân tộc về vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Từ tượng thanh là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong kho tàng từ vựng phong phú của ngôn ngữ. Ngoài ra còn là phương tiện diễn đạt rất độc đáo làm cho lời ăn tiếng nói hay câu văn thêm phần sinh động, gợi cảm. Trong vốn ngôn ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới đều có từ tượng thanh và đều có tập quán, thói quen thường xuyên sử dụng từ tượng thanh trong cuộc sống thường ngày. Việc học một ngôn ngữ, nếu hiểu rõ về từ ngữ và biết cách sử dụng đúng lúc, đúng hoàn cảnh không chỉ giúp người học nâng cao trình độ mà thông qua đó còn hiểu được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc đó. Sau đây là một số tài liệu nghiên cứu về từ tượng thanh trong tiếng Việt và tiếng Nhật: - Tài liệu tiếng Việt về đề tài gồm có: Từ tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam – viện ngôn ngữ học do Hoàng Văn Hành chủ biên viết về từ và cấu trúc từ trong tiếng Việt. Đồng thời đi sâu vào phân tích từ láy và từ ghép trong tiếng Việt. Trong đó có đề cập đến từ gợi tả âm thanh hầu hết được cấu tạo bằng phương thức láy. Từ láy trong tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành. Với tài liệu này tác giả chỉ viết riêng về từ láy, giới thiệu, phân tích sâu hơn về cấu tạo, phân loại cũng như nghĩa của từ láy. Vấn đề từ tượng thanh trong tiếng Việt của tác giả Vũ Thế Thạch viết riêng về từ tượng thanh ở sự phân loại và các giá trị của từ tượng thanh trong tiếng Việt. 11    - Tài liệu tiếng Nhật về đề tài gồm có: 擬音語・擬態語の読本 (giongo – gitaigo no tokuhon) của tác giả 日向茂男 là cuốn sách có dạng như là từ điển nhưng ngoài việc tra cứu ý nghĩa của từ tượng thanh trong tiếng Nhật còn có một số bài viết nói về việc sử dụng hai loại từ này ở một số khía cạnh trong xã hội Nhật Bản. 日本語表現・文型事典 (nihongohyougen – bunkeijiten) của các tác giả 小池清 治, 小林覧次, 細川英雄, 山口佳也 là cuốn từ điển thống kê và giải thích ý nghĩa cũng như hướng dẫn cách dùng các từ tượng thanh trong tiếng Nhật. Tuy nhiên những tài liệu kể trên hầu hết mang tính thống kê và giới thiệu một cách bao quát về từ tượng thanh Trong đó bao gồm cả phần viết về âm thanh của động vật được mô phỏng lại bằng từ ngữ. Thế nhưng chỉ là những bài viết dừng lại ở việc thống kê và giải thích ý nghĩa của những từ đó. Tài liệu viết riêng về từ tượng thanh trong cách diễn tả thanh âm của một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt và tiếng Nhật đến hiện tại vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào viết riêng về đề tài này. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Người viết chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh từ tượng thanh trong tiếng Việt và tiếng Nhật”(chủ yếu là từ tượng thanh mô phỏng âm thanh động vật), mục tiêu trước hết là muốn một lần nữa khái quát một cách cô đọng về định nghĩa, đặc điểm cấu tạo, công dụng và phân loại từ tượng thanh trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Mục tiêu thứ hai là tóm tắt, giải thích ý nghĩa một cách rõ ràng, chủ thể hành động, hình thức sử dụng của từ tượng thanh thể hiện âm thanh động vật trong tiếng Việt và tiếng Nhật, giúp người học sử dụng chính xác từng tình huống. Mục tiêu thứ ba là so sánh, đối chiếu tìm ra những điểm tương đồng – khác biệt giữa hai ngôn ngữ Việt - Nhật về đề tài này. 12    Mục tiêu cuối cùng là đưa ra một số đề xuất về phương pháp dạy và học loại từ này một cách hiệu quả. Thông qua đề tài của mình, người viết muốn tìm hiểu rõ hơn về cách nói, cách hành văn cũng như cách diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Nhật Bản cũng như người Việt Nam. Ngoài ra tìm ra những nét đặc trưng riêng của mỗi nước làm phong phú kiến thức cho bản thân. Đồng thời góp phần giúp người học có hứng thú khi học cũng như có cái nhìn mở rộng, sử dụng chính xác khi hành văn hay giao tiếp một cách tự nhiên như người bản xứ. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này với mục đích tìm hiểu “Nghiên cứu so sánh từ tượng thanh trong tiếng Việt và tiếng Nhật”(chủ yếu là từ tượng thanh mô phỏng âm thanh động vật) người viết đã sử dụng một số phương pháp sau đây: - Thống kê: từ những tài liệu tìm được (sách, báo, tạp chí, tài liệu internet,…) thống kê, sàng lọc theo những hạng mục cần và sắp xếp một cách khoa học. - Phân tích: sau khi thống kê các tài liệu, phân tích kĩ tài liệu, tìm ra những nét đặc trưng riêng của đề tài. - So sánh, đối chiếu: vì là đề tài nghiên cứu từ ngữ ở cả tiếng Việt và tiếng Nhật, nên phương pháp so sánh, đối chiếu là quan trọng, cần thiết để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai loại ngôn ngữ, từ đó tìm ra cách học, vận dụng đúng cho bản thân người học. 5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục của đề tài Vì bản thân người viết với số năm học tiếng Nhật còn ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu về tiếng Nhật còn hạn hẹp nên đề tài chỉ dừng lại ở việc đi sâu một khía cạnh về từ tượng thanh trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Vì đây là mảng đề tài khá là rộng lớn, nếu nghiên cứu về toàn bộ mọi mặt của từ tượng thanh cần phải mất nhiều thời gian và công sức. 13    Vì vậy, với đề tài “Nghiên cứu so sánh từ tượng thanh trong tiếng Việt và tiếng Nhật”(chủ yếu là từ tượng thanh mô phỏng âm thanh động vật) còn có thể mở rộng ra nghiên cứu về ngôn ngữ của toàn bộ động vật chẳng hạn… Như đã đề cập ở trên từ tượng thanh là một hòn ngọc đa âm sắc, vì vậy còn có thể nghiên cứu những mặt khác của loại từ này. Chẳng hạn như là: Nhóm từ tượng thanh thể hiện âm thanh của con người, âm thanh của các hiện tượng tự nhiên, … 6. Cấu trúc của đề tài Chương I: Giới thiệu chung về từ tượng thanh trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Chương II: Từ tượng thanh mô phỏng thanh âm một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Chương III: So sánh từ tượng thanh mô phỏng thanh âm một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt, tiếng Nhật và một số đóng góp ý kiến cho việc học từ tượng thanh trong tiếng Nhật hiệu quả. 14    PHẦN NỘI DUNG Chương I: Giới thiệu chung về từ tượng thanh trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Chương II: Từ tượng thanh mô phỏng thanh âm một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Chương III: So sánh từ tượng thanh mô phỏng thanh âm một số động vật gần gũi với con người trong tiếng Việt, tiếng Nhật và một số đóng góp ý kiến cho việc học từ tượng thanh trong tiếng Nhật hiệu quả. 15    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỪ TƯỢNG THANH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 16    Xã hội ngày nay đang biến đổi đi lên một cách không ngừng. Do đó giao tiếp trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội. Giao tiếp giúp con người xích lại gần nhau, cùng nhau trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ cảm xúc, cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động. Xã hội càng phát triển cách thức giao tiếp càng trở nên phong phú, đa dạng. Từ những cử chỉ, động tác đơn giản (vẫy tay, gật đầu, khoác vai, nháy mắt…), chúng ta đã có thêm các loại dấu hiệu, kí hiệu khác nhau (kí hiệu toán học, đèn tín hiệu giao thông, tín hiệu hàng hải…), sự kết hợp hài hòa giữa các nốt nhạc (âm nhạc), sự hòa quyện pha phối sắc màu (hội họa) hay sự khéo léo trong từng đường nét chạm trổ (điêu khắc), đặc biệt là sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông (tivi, máy hát, báo đài, internet…). Thế nhưng các phương tiện ấy sẽ không phát huy được hết công dụng nếu như không có sự ra đời của ngôn ngữ. Mỗi một quốc gia có những cách thức giao tiếp, phong tục tập quán và ngôn ngữ riêng. Có những cử chỉ một số người hiểu với nhau, nhưng nhiều khi “ý nghĩa” của các cử chỉ không rõ ràng rất dễ dẫn đến hiểu nhầm. Những kí hiệu và dấu hiệu thì cũng chỉ được áp dụng trong những phạm vi hạn chế. Âm nhạc, hội họa, điêu khắc cũng không thể truyền đạt khái niệm và tư tưởng mà chỉ khơi gợi chúng trên cơ sở những âm thanh, hình ảnh. Chính sự mơ hồ, không rõ rệt đó gây ra sự khác nhau trong cách cảm nhận, cảm thụ của mỗi người nghe, người xem. Do đó cần phải có ngôn ngữ để giải thích các kí hiệu hay các tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ là chiếc chìa khóa giao tiếp vạn năng của con người. Dù là ngôn ngữ của bất kì quốc gia nào, từ vựng luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngôn ngữ. Do đó, việc am hiểu từ vựng là nhu cầu thiết yếu quyết định hiệu quả trong học tập và nghiên cứu ngôn ngữ cũng như thành công trong giao tiếp. Có thể nói đặc điểm nổi bật nhất trong tiếng Việt và tiếng Nhật chính là sự phong phú về các loại từ vựng. Chính đặc điểm này đã ít nhiều gây sự khó khăn cho người học. Tuy nhiên nếu người học biết sử dụng từ vựng đúng cách, đúng tình huống sẽ 17    tạo ấn tượng tốt với đối phương. Trong kho ngôn ngữ riêng của mỗi một quốc gia nhất định luôn để dành cho từ tượng thanh một vị trí ưu ái, đặc biệt. Đối với bất kỳ ai việc học tập từ tượng thanh đều nhận ra điều thú vị ở chúng. Thú vị ở chỗ khi ta đọc các từ ấy lên ta có thể nghe thấy các âm gần giống với âm thanh thật sự ngoài đời, giúp ta có thể hình dung rõ tình trạng sự việc xung quanh âm thanh đó. Thú vị là thế nhưng không phải hoàn toàn đơn giản cho người nước ngoài học ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên mỗi một từ vựng nói chung hay từ tượng thanh nói riêng cả trong tiếng Việt và tiếng Nhật đều ẩn chứa tâm hồn và suy nghĩ của mỗi dân tộc. Vì thế, am hiểu từ vựng là người học đã xây xong một nửa chiếc cầu nối hữu dụng giúp con người hiểu và gần nhau hơn, làm cho cả thế giới dần trở thành một ngôi làng nhỏ. 18    1.1 Từ tượng thanh trong tiếng Việt 1.1.1 Định nghĩa từ tượng thanh trong tiếng Việt “Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.” [10;49] “Từ tượng thanh là từ phỏng theo âm thanh trong tự nhiên, thực tế.” [11;1770] Hai định nghĩa trên được trích từ cuốn sách “Ngữ Văn 8”, là sách giáo khoa của chương trình dạy và học trung học cơ sở, và từ cuốn “Đại từ điển tiếng Việt”. Do đó có thể cho rằng độ tin cậy về nội dung định nghĩa là khá cao. So sánh hai định nghĩa trên ta cũng nhận thấy hai định nghĩa này gần như giống nhau hoàn toàn về nội dung. Định nghĩa ngắn gọn, súc tích, không sử dụng tiếng lóng hay từ địa phương giúp người xem dễ dàng hiểu vấn đề. Các âm thanh, tiếng động, tiếng vang trong cuộc sống hàng ngày, trong thế giới tự nhiên xung quanh ta cũng như âm thanh của chính con người được tái hiện một cách sống động qua từ tượng thanh. Tùy từng vào loại âm thanh đi qua tai nghe của con người để từ đó họ xử lý và tìm các âm tiết, thanh điệu phù hợp để mô phỏng âm thanh đó. Tại sao lại cần có một quá trình như vậy? Bởi vì chỉ có những từ gợi tả âm thanh gần và giống với âm thanh thực thì từ đó mới có nghĩa, mới có thể làm cho người nghe hiểu được đó là âm thanh nào, từ đâu phát ra. Hay nói cách khác đó chính là chức năng gọi tên sự vật của từ tượng thanh. Sau đây là hai ví dụ đại diện cho các từ tượng thanh trong tiếng Việt: Ví dụ 1: Đoạn trích mô phỏng một số âm thanh sinh động ở bãi trồng lạc trong tác phẩm “Mùa lạc” của nhà văn Nguyễn Khải: “Đây là điểm sinh động nhất của toàn bãi: tiếng chân đạp trên bàn gỗ rình rịch, tiếng vòng trục quay ù ù của ba cái máy tuốt lạc, tiếng bàn cào rê lạo sạo trên mình vỏ lạc thu gọn lại ở khoảng giữa. Mùi hăng của thân lạc tươi mới xếp lớp lớp trên các cáng…” [6; 128] Những từ tượng thanh ở ví dụ 1 là: 19    - Rình rịch: mô phỏng âm thanh phát ra khi chân đạp vào cái bàn gỗ. - Ù ù: mô phỏng âm thanh phát ra từ cái máy tuốt lạc. - Lạo sạo: mô phỏng âm thanh phát ra từ cái cào khi rê vỏ lạc trên nền sân. Ví dụ 2: Đoạn thơ miêu tả cảnh trời mưa trong bài thơ “Mưa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “ Mưa Mưa Ù ù như xay lúa Lộp bộp Lộp bộp… Rơi Rơi...” [5; 38] Những từ tượng thanh ở ví dụ 2 là: - Ù ù, lộp bộp: mô phỏng những âm thanh khác nhau khi mưa. Mỗi âm thanh đều có từ tượng thanh thể hiện chúng, như tiếng kêu của tàu hỏa, tiếng nói của người hay tiếng mưa rơi ở hai ví dụ trên. Như vậy một hiện tượng tự nhiên như là mưa cũng có rất nhiều từ để mô phỏng tiếng mưa: ù ù, lộp bộp hoặc là ào ào, rả rich,… Tuy nhiên một từ tượng thanh cũng có thể dùng cho nhiều trường hợp khác nhau. Chẳng hạn như từ ù ù ở ví dụ 2 là mô phỏng tiếng mưa hòa với tiếng gió, nhưng từ ù ù còn có thể là từ mô phỏng tiếng cối xay lúa, tiếng máy bay… Cho nên để phân biệt chúng nhất thiết phải đặt từ vào từng tình huống, trường hợp cụ thể. Và để dễ dàng nhận biết chúng thì ta cần phải biết được các đặc điểm cũng như công dụng của chúng. 20    1.1.2 Đặc điểm cấu tạo và công dụng của từ tượng thanh trong tiếng Việt Từ tượng thanh là những từ miêu tả, mô phỏng âm thanh cụ thể - những thứ có thể tri giác trực tiếp được bằng thính giác. Có thể cấu tạo theo kiểu: - Từ đơn. - Từ láy. Ví dụ 5: Cảnh chờ chuyến tàu đêm của hai chị em An trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam: “An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào, khe khẽ.” [7; 153] Những từ tượng thanh ở ví dụ 5 là: - Dồn dập: mô phỏng âm thanh của tiếng còi tàu hỏa càng lúc càng gần (từ láy). - Rít: mô phỏng âm thanh phát ra cao, thành hồi dài, nghe chói tai (từ đơn). - Ồn ào, khe khẽ: mô phỏng tiếng nói của nhiều và ít người (từ láy). Từ các ví dụ cho thấy chủ yếu các từ tượng thanh được cấu tạo theo cơ chế láy, có thể là láy hoàn toàn, láy bộ phận (gồm láy âm và láy vần), láy ba hay láy tư: - Láy hoàn toàn: là dạng láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố, như đùng đùng, oang oang, rào rào, …[4; 92] - Láy bộ phận: là dạng láy có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định, bao gồm láy âm (âm đầu được láy lại, như là xì xào, rúc rích, tí tách,…) và láy vần (phần vần trùng lặp hai âm tiết còn phụ âm đầu khác biệt, như lầu bầu, lào xào, lịch kịch,…) [4; 98, 102]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan