Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu hoá sinh ở bệnh nhân viêm gan cấp do virut vi...

Tài liệu Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu hoá sinh ở bệnh nhân viêm gan cấp do virut viêm gan b và các virut

.PDF
27
292
72

Mô tả:

Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu hoá sinh ở bệnh nhân viêm gan cấp do virut viêm gan B và các virut
Đặt vấn đề Các bệnh lý về gan trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tậtvà làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khẻo và tính mạng của con người. Đặc biệt ở các nước đang phát triển như nước ta, các bệnh viêm gan virut A, B, C, D, xơ gan do rượu, ung thư gan… ngày càng nhiều. Vì vậy việc chẩn đoán chính xác, theo dõi và tiên lượng các bệnh gan là rất cần thiết. Cùng với các thông số hoá sinh đã được sử dụng trong chẩn đoán cácb ệnh gan mật nh: Protein, Albumin, Bilirubin, AST, ALT… chúng tôi tìm hiểu giá trị của enzym gamma glutamyl transferase (GGT) trong các bệnh lý về gan. GGT khu trú trên màng bào tương của các tế bào. Ở gan người lứon enzym này tập trung tại các tiểu quản mật trong nhu mô gan, đặc biệt là phần bờ của các tế bào biểu mô đường mật [8]. Ở người khoẻ mạnh, chỉ một lượng nhỏ GGT tan trong tế bào gan, còn phần lớn gắn với màng, đặc biệt ở các tếbào biểu mô tiểu quản mật và phân tiểu thuỳ trung tâm xoang của màng tế bào gan và màng biểu mô của ống mật chủ. GGT trong huyết thanh có nguồn gốc từ gan. Mặc dù một số cơ quan khác cũng có GGT, nhưng sự tăng GGT không liên quan đến gan mật là không đáng kể và hiếm gặp [7]. Gan là cơ quan tham gia nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể, nên trong tế bào gan có sự định khu khá phong phú các enzym, có loại có cả ở hai nơi, vì vậy để đánh giá mức độ tổn thương tế bào cũng như qui mô tổn thương dựa vào sự có mặt và mức độ tăng hoạt tính của enzym huyết thanh. Các xét nghiệm enzym huyết thanh đánh giá các rối loạn chức năng gan cho phép chẩn đoán xác định ở hầu hết các trường hợp. Vấn đề là nên chọn enzym nào nếu nghi ngờ bệh về gan. Như đặc tính đều đặc hiệu cho gan, trong đó mỗi enzym đại diện cho một loại tổn thương khác nhau của tế bào gan, do đó mỗi enzym tăng cao đều phản ánh một tình trạng bệnh lý gan. Để cùng các bác sĩ lâm sàng tìm hiểu về GGT, mét enzym gắn màng trong bệnh lý gan, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: 1. Tìm hiểu sự biến đổi của enzym GGT trong một số bệnh gan mật. 2. Tìm hiểu mối tương quan giữa GGT với các chỉ số Bilirubin, AST, ALT trong các nhóm bệnh nhân viên gan mạn và bệnh nhân xơ gan. Tổng quan Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò tích cực trong quá trình chuyển hoá các chất. Gan là nơi tổng hợp và phân ly các chất để cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Gan có nhiều chức năng: tuần hoàn (dự trữ máu, chuyển máu từ hệ tĩnh mạch cửa sang hệ tuần hoàn chung); huyết học (tạo máu ở thời kỳ bào thai, sản xuất yếu tố đông máu: fibrrinogen, prothombin, …); bài tiết mật xuống ruột, bảo vệ và khử độc; chuyển hoá glucid, lipid, protid, với hệ số enzym rất là phong phú. Bệnh lý hệ thống gan mật gây rối loạn nhiều chức phận của cơ thể. 1. Chức năng hoá sinh của gan 1.1. Chức năng chuyển hoá glucid Gan có chức năng glycogen, đóng vai trò trung tâm trong điều hoà đường huyết: tổng hợp glycogen dự trữ chơc thể và phân ly glycogen thành glucose tù do vào máu để đưa đến các cơ quan khác sử dụng. Tại gan có quá trình tân tạo glucose: tổng hợp glucose và glycogen từ nhiều nguồn khác nhau: các monosacarid khác, các acid amin sinhđường, pyruvat, lactat. Ứng dụng có nghiệm pháp Galactose - niệu để thăm dò chức năng gan. 1.2. Chức năng chuyển hoá lipid Gan là nơi duy nhất sản xuất muối mật để nhũ tương hoá lipid, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá và hấp thụ lipid của thức ăn. Sau khi được tieu hoá và hấp thu, dù đi theo con đường tĩnh mạch hay bạch mạch, lipid đều qua gan, rồi từ đó đi các mô dự trữ và các mô khác. - Quá trinh beta oxy hoá acid béo bão hoà xảy ra rất mạnh ở gan. Sản phẩm là acetylCoA tham gia quá trình tổng hợp choletsterol và tạo ra các thể cetonic. Thể cetonic hình thành ở gan rồi vào máu và đến các tổ chức, ở đây thể cetonic quay trở lại thành acetylCoA để tổ chức sử dụng, đặc biệt là não và thận. - Quá trình tổng hợp lipid trong gan, tuy không mạnh như mô mỡ nhưng có nhiều điểm quan trọng: gan tổng hợp pipid cho gan, tổng hợp các lipoprotein cho máu và acid tù do cho máu. Gan là nơi chủ yếu tổng hợp phospholipid, quá trình tổng hợp này đóng vai trò quan trọng trong sự vận chuyển mỡ ra k hái gan tránh ứ đọng mỡ trong gan. Nh vậy nếu chức năng gan bị giảm dẫn đến giảm lipid huyết thanh và ứ đọng mỡ ở gan. 1.3. Chức năng chuyển hoá protid. Gan tổng hợp protein cho gan và cho máu. Gan tổng hợp toàn bộ albumin và một phần globulin cho huyết thanh, gan tổng hợp fibrinogen, ferritin, và prothombin. Khi gan suy thì protein, albumin giảm, tỷ lệ các globulin bị rối loạn biểu hiện trên sự thay đổi điện di và các phản ứng lên bông. Gan cung cấp các acid amin tù do cho máu để cung cấp cho các cơ quan khác tổng hợp protein. Gan chứa nhiều acid glutamic và các enzym trao đổi amin nh AST (SGOT) và ALT (SGPT), vì vậy quá trình trao đổi và khử amin xảy ra rất mạnh ở gan. Khi gan bị tổn thương các enzym transaminase tăng cao trong huyết thanh, hoạt tính các enzym này trong huyết thanh. Gan là nơi duy nhất tổng hợp ure hoàn chỉnh. Khả năng tổng hợp ure của gan rất lớn, nếu ta cắt 4/5 gan đi thì 1/5 phần còn lại vẫn tổng hợp ure bình thường. 1.4. Chức năng tạo mật Gan chuyển bilirubin tù do thành bilirubin liên hợp, tái tạo bilirubin từ urobilinogen (tái hấp thu từ ruột). Gan là nơi duy nhất tổng hợp acid mật từ cholesterol và tổng hợp muối mật từ các acid mật. Tế bào gan tạo mật, mà thành phần hữu cơ chính là sắc tố mật, muối mật và cholesterol. Mật được chuyển vào ống mật lớn ngoài gan và vào túi mật để duy trì. Nhiều bệnh lý gan mật có rối loạn tạo thành các thành phần của mật và sự vận chuyển mật dẫn đến những thay đổi từ bilirun máu, urobilinogen nước tiểu, stercobilinogen (urobilinogen) phân, sắc tố mật nước tiểu và muối mật nước tiểu. 1.5. Chức phận khử độc Gan là cơ quan khử độc chính của cơ thể. Nguyên tắc chung là gan biến các chất độc (ngoáiinh và nội sinh) thành các chất không độc thải ra ngoài (NH3 thành ure, bilirubin tù do thành bilirubin liên hợp..) hoặc gan giữ chất độc lại rồi thải qua đường mật (ví dụ một số chất màu). Dựa vào chức năng này có thể tiến hành một số nghiệm pháp, trong đó có hai nghiệm pháp tương đối đơn giản và có giá trị như nghiệm pháp BSP, nghiệm pháp Quick. 1.6. Chức năng enzym Do gan tham gia nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể nên hệ enzym rất phong phú, với nhiều loại enzym khác nhau, với những hoạt độ hoạt động khác nhau, ở những vị trí khác nhau, đó cũng là cơ sở khoa học của việc chẩn đoán hoá sinh các bệnh gan bằng xét nghiệm xác định hoạt tính enzym huyết thanh: ALT, AST, GGT, CHE, ALP, LDH, OCT, GLDH... Việc định lượng hoạt độ các tế bào hay dưới tế bào, có thể phục hồi hay không phục hồi, để chẩn đoán bệnh, chẩn đoán phân biệt mức độ tổn tưhơng tế bào trong một cơ quan như thế nào... * AST (GOT) hay aspartat aminotransferase, ALT (GPT) hay là alanin aminotransferase. Là hai enzym tế bào gan. AST có ở ty thể và bào tương tế bào, ALT chỉ có ở bào tương. Tổn thương của tế bào gan, dù nhỏ, có kèm theo sự rối loạn về tính thấm của tế bào cũng đã gây tăng hoạt độ các enzym này. Những tổn thương nghiêm trọng của tế bào gan kèm theo hoại tử tế bào nhu mô gan sẽ làm tăng đáng kể enzym của ty thể AST. Trong phần lớn các trường hợp viêm gan virus cấp, tổn t hương tế bào gan ở mức độ nhẹ nhưng lan rộng thì thấy các transaminase tăng cao, ALT tăng cao hơn AST. nếu AST > 10 lần giới hạn trên gặp trong viêm gan cấp và hoại tử tế bào gan, áp xe gan hoặc thiếu oxy mô nặng; AST tăng từ 5 đến 10 lần giới hạn trên gặp trong nhồi máu cơ tim, tắc mật, viêm gan mạn tính, sau phẫu thuật, bệnh cơ xương.... * GGT - Gamma glutamyl transferase Là enzym liên kết màng, mọi tổn thương tế bào đều gây tổn thương màng tế bào đầu tiên đồng nghĩa với sự tăng hoạt độ enzym màng tế bào. GGT hiện nay là một chỉ số enzym huyết thanh được đánh giá cao trong chẩn đoán bệnh gan mật: nó không chỉ thể hiện sự tắc mật về tổ chức học mà còn biểu hiện tổn thương gan do viêm hoặc do nhiễm độc. - Hoá sinh và sinh lý về GGT: GGT là một protein dimer không thuần nhất, mỗi tiểu đơn vị là một chuỗi polypeptid. GGT thuộc nhóm peptidase xúc tác sự vận chuyển các acid amin từ peptid này sang peptid khác và vì vậy hoạt động như một acid transferáe. Enzym này chỉ phản ứng với peptid hoặc các hợp chất giống peptid chứa gốc glytamat tận, gắn với phần còn lại của hợp chất qua nhóm carboxyl tận. GGT khu trú trên màng bào tương của tế bào trong cơ thể với trung tâm hoạt động của enzym hướng về phía ngoài. GGT là enzym duy nhất phân cắt một lượng có ý nghĩa Glutathion (GSH) và các chất liên kết GSH. Vì vậy trong chu trình gamma glytamyl, GSH được tạo thành trong tế bào được chuyển ra vị trí ngoài tế bào của màng tế bào, nơi mà nó được phân cách bởi GGT thành cysteinyl glycine và gama glytamy (chu trình γ glutamyl [3]) GSH có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của tế bào, tham gia bảo vệ màng tế bào chống lại sự oxy hoá của các gốc tự do và các chất trung gian của oxygen hoạt động. GGT đo được trong huyết thanh có nguồn gốc từ gan và ở dạng không thuần nhất và được loại khỏi huyết thanh chủ yếu qua gan và được đào thải theo mật. Hoạt độ trong mật bằng 10 lần hoạt độ huyết thanh. Ở gan người lớn GGT khu trú chủ yếu ở ngoại vi của thuỳ, chỉ một lượng tan trong tế bào gan còn phần lớn là gắn với màng đặc biệt là phần xoang của màng tếbào gan và màng của biểu mô ống mật lớn. Tổng hợp GGT ở gan có thể được cảm ứng bởi ứ mật, tiêu thụ rượu mạn và điều trị bởi nhiều thuốc khác nhau. Sự tăng GGT đo được trong huyết thanh có thể do các nguyên nhân sau: - Tăng tổng hợp do cảm ứng enzym bởi thuốc hay rượu. - Tổn thương màng tế bào, GGT được giải phóng do những chất độc, do thiếu máu cục bộ hoặc tổn thương tế bào gan do viêm nhiễm. - Tách enzym gắn màng do hoạt tính chất tẩy của acid mật hoạt động bề mặt trong các trường hợp tắc, ứ mật, sự tăng GGT có thể gây ra bởi sự tràn mật vào máu. Mức độ GGT tăng trên 2 lần giới hạn trên hoặc sự tăng đi đôi với tăng các enzym khác, khả năng của tổn thương nhu mô phải luôn luôn được xem xét. Như vậy GGT là một enzym đặc hiệu của gan và ống mật, là một chỉ số enzym huyết thanh đánh giá cao trong chẩn đoán bệnh gan mật: nó không chỉ thể hiện sự tắc mật rõ về tổ chức học mà còn biểu hiện tổn thương gan do viêm hoặc do nhiễm độc. Sự tăng các aminotransferase trong bệnh lý mà GGT bình thường là hiếm gặp. Sự tăng GGT đơn độc có thể gặp do cảm ứng thuốc, gan mì, xung huyết gan mạn ở các bệnh tim, do nghiện rượu. 2. Các hội chứng hoá sinh bệnh gan mật Gan có nhiều chức năng khác nhau cho nên trong bệnh gan có rất nhiều các rối loạn về triệu chứng hoá sinh, vì vậy để thuận tiện cho việc chẩn đoán người ta phân chia ra triệu chứng hoá sinh thành 4 hội chứng: hội chứng suy tế bào gan, hội chứng huỷ hoại tế bào gan, hội chứng tắc mật và hội chứng viêm gan trung mô. 2.1. Hội chứng suy giảm tế bào gan Suy tế bào gan có thể gặp trong các trường hợp viêm gan, nhất là trong viêm gan mạn và xơ gan. Chức năng tổng hợp và khử độc của gan giảm. Để góp phần chẩn đoán cần phải làm các xét nghiệm và nghiệm pháp sau: * Các xét nghiệm: - Albumin huyết thanh giảm, tỷ lệ A/G giảm - Fibrinogen huyết tương giảm - Prothrombin huyết tương giảm. - Cholesterol giảm. Tỷ lệ sốc cholesterol este/ toàn phần giảm. - Cholinesterase huyết thanh giảm. - Bilirubin liên hợp huyết thanh giảm. - Ammoniac máu tăng. - Ure giảm. * Các nghiệm pháp: BSP, Quick, galactose niệu, tăng đường máu đều dương tính. 2.2. Hội chứng tổn thương tế bào gan Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà mức độ tổn tưhơng tế bào nhu mô gan có thể chỉ làm thay đổi tính thấm màng tế bào gan, hay phá huỷ màng bào tương hoặc thậm chí phá huỷ các thành phần dưới tế bào như màng ty thể. Các triệu chứng hoá sinh trong hội chứng huỷ hoại tế bào nhu mô gan nh sau: - Các transaminase: AST, ALT, huyết thanh tăng. - Gamma glutamyl transferase (GGT) huyết thanh tăng. - Ornithin carbamyl transferase (OCT) huyết thanh tăng - Sắt huyết thanh tăng - Bilirubin toàn phần, liên hợp, tự do huyết thanh tăng 2.3. Hội chứng tắc mật Tắc mật có thể do sỏi đường mật, u đầu tuỵ, hoặc do tổ chức xơ phát triển quá nhiều nh trong xơ gan làm các thành phần của mật không đào thải theo đường mật mà ứ lại trong máu. Vì vậy các triệu chứng hoá sinh trong hội chứng tắc mật nh sau: - Bilirubin toàn phần huyết thanh tăng cao. - Cholesterol tù do, este tăng trong huyết thanh. - Gamma glutamyl transferase (GGT) huyết thanh tăng cao. - Muối mật huyết thanh tăng. - Phosphatase kiềm (ALT) huyết thanh cao. - Nước tiểu có sắc tố mật và muối mật. 2.4. Hội chứng viêm gan trung mô Trong các bệnh gan đặc biệt trong xơ gan, tế bào Kupffer phát triển làm tăng tiết các globulin, vì vậy có thể dùng phản ứng lên bông để phát hiện tình trạng này: - Phản ứng Gros phát hiện tình trạng mất thăng bằng giữa albumin và globulin (albumin giảm, globulin tăng). - Phản ứng Maclagan phát hiện tình trạng tăng β - globulin. 2. Các xét nghiệm enzym huyết thanh trong chẩn đoán bệnh gan Hiện nay người ta cho rằng định lượng hoạt độ các enzym huyết thanh là công cụ có lợi nhất trong chẩn đoán các bệnh gan. Có 6 enzym huyết thanh được khuyến cáo để góp phần chẩn đoán các bệnh gan là: - AST (GOT) - Aspartat transaminase (Glutamat oxaloacetat transaminase) - ALT (GPT) - Alamin transaminase (Glutamat pyruvat transaminase) - GGT - Gamma glutamyl transferase. - CHE - Cholinesterase. - GLDH - Glutamat dehydrogenase. - ALP - Alkaline phosphatase. Nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải làm tất cả 6 enzym trên. Nếu với mục đích sàng lọc thì chỉ cần làm 3 enzym GPT, GGT và CHE, mỗi enzym đánh giá một tình trạng nhất định của gan, trong đó: GPT cho biết tình trạng tổn thương tế bào nhu mô gan. GGT cho biết tình trạng tổn thương màng tế bào, tình trạng đường mật và ứ mật ở gan. CHE cho biết chức năng tổn hợp của tế bào nhu mô gan. Nếu như hoạt độ của cả 3 enzym này trong giới hạn bình thường thì có thể chắc chắn tới hơn 98% số trường hợp là không bị bệnh gan. Đặc biệt, GGT có vai trò quan trọng để chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có giá trị hơn các enzym khác vì nó rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Hoạt độ GGT tăng trong một số tình trạng bệnh lý của gan như viêm gan mạn, tổn thương gan do rượu, viêm gan virut, gan di căn. GGT là một chỉ số để theo dõi tiến triển của bệnh gan mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu 1.1. Nhóm chứng: 35 người khoẻ mạnh tuổi từ 20 đến 35 được khám sức khoẻ, được chỉ định làm xét nghiệm hoá sinh tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình trong năm 2005. 1.2. Nhóm nghiên cứu: 86 người có bệnh lý về gan mật được khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Thái Bình từ 01/01/2005 đến 31/5/2006, được chỉ định làm các xét nghiệm hoá sinh. 1.3. Trang thiết bị và hoá chất - Trang thiết bị: + Máy ly tâm Kobuta - Nhật + Tủ Êm 370C - Trung Quốc + Máy sinh hoá tự động Hitachi 717 - Nhật - Hoá chất: Các Kit định lượng: AST, ALT, GGT, bilirubin, protein, albumin của hãng Bio Systems - Tây Ban Nha. Hoá chất được bảo quản theo đúng chỉ dẫn của Hãng sản xuất. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu mô tả 2.1. Phương pháp lựa chọn nhóm chứng: Những người có nhu cầu khám sức khoẻ đi nước ngoài, sau khi khám lâm sàng được xác định là bình thường, không có bệnh lý gan mật và các bệnh lý khác, được lấy máu vào buổi sáng, lúc đói về làm các xét nghiệm theo mục tiêu của đề tài. 2.2. Phương pháp lựa chọn nhóm nghiên cứu Chọn các bệnh nhân được chẩn đoán xác định trên lâm sàng là: viêm gan virus cấp, viêm gan mạn, xơ gan, được chỉ định làm xét nghiệm hoá sinh máu: AST, ALT, bilirubin, protein, albumin. Chúng tôi tiến hành làm thêm chỉ số GGT theo mục tiêu của đề tài. 2.4. Kỹ thuật nghiên cứu 2.3.1. Chuẩn bị bệnh phẩm - Các đối tượng khám sức khoẻ: Lấy máu vào buổi sáng, khi chưa ăn, tại khoa Sinh hoá. - Các bệnh phẩm của các bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc các bệnh về gan, được gửi tới khoa sinh hoá. - Các mẫu bệnh phẩm được tra đối tên trên ống và phiếu xét nghiệm, đánh số thứ tự, đưa vào tủ Êm 370C trong thời gian 10 - 15 phút để chờ co cục máu, sau đó dùng que tách máu bằng thuỷ tinh nhẹ nhàng tách cục đông ra khỏi huyết thanh. Cho vào máy ly tâm 3000 vòng/ 5 phút và chắt lấy phần huyết thanh để thực hiện quá trình phân tích. - Tiêu chuẩn mẫu huyết thanh: huyết thanh trong, không vỡ hồng cầu. 2.3.2. Xác định hoạt độ các enzym gan. 2.3.2.1. Hoạt độ AST và ALT Hoạt độ của AST, ALT huyết thanh được xác định theo phương pháp của IFCC (International Federation Clinical Chemistry). Nguyên tắc phản ứng: L. aspartate + α. cetoglutarate Oxaloacetate + NADH + H+ GOT GOT Oxaloaxetate + L - glutamacte L. malate + NAD+ GOT L. alanine + α. cetoglutarate Pyruvate + L - glutâmte. GOT + Pyruvate + NADH + H Lactat + NAD+ NADHH+ hấp thu mạnh ở bước sóng 340nm, khi phản ứng xảy ra t hì NADHH+ mất dần. Do đó mật độ quang giảm dần. Từ sự chênh lệch mật độ quang (∆ A ở 340nm trong 1 phút, ở 370C) tính ra hoạt độ enzym. Giá trị bình thường: AST (GOT): Nam: ≤ 37U/l Nữ: ≤ 31 U/l ALT (GPT): Nam: ≤ 40 U/l Nữ: ≤ 31 U/l 2.3.2.2. Hoạt độ GGT: Nguyên tắc phản ứng L - γ - glutamyl - 3 - carboxy - 4 - nitroanilide + glycylycine GOT L - γ - glytamyl glycylglycine + 5 amino - 2nitro - benzoae Dưới điều kiện 370C, sự tăng nồng độ trong phức chất này được đo bởi sự thay đổi mật độ quang ở bước sóng 405nm, tỷ lệ thuận với hoạt độ enzym trong hỗn hợp phản ứng, trên máy sinh hoá tự động Hitachi 717. Giá trị bình thường: Nam: từ 11 - 50 U/l ở 370C Nữ: từ 7 - 32 U/l ở 370C. 2.3.2.3. Định lượng Bilirubin huyết thanh Nguyên tắc phản ứng: kỹ thuật Jendrassik - Bilirubin toàn phần phản ứng với acid sulphanilic và acid nitro (thuốc thử Diazo) với sự có mặt của Cafein tạo thành phức hợp azo màu và được đo ở bước sóng 578nm. - Bilirubin trực tiếp trong huyết thanh phản ứng với acid sulphanillic và acidnitro (thuốc thử Diazo) trong môi trường nước tạo thành phức hợp azo màu và được đo ở bước sóng 546nm trên máy sinh hoá tự động Hitachi 717. Giá trị bình thường: Bilirubin: TP: ≤ 17 µmol/l Bilirubin: TP: ≤ 4,3 µmol/l 2.3.2.4. Định lượng Protein toàn phần Nguyên tắc phản ứng: Protein tác dụng với ion Cu++ trong môi trường kiềm tạo thành phức màu xanh tím. Mật độ quang của phản ứng tỷ lệ với nồng đổpotein. Đo quang ở bước sóng 540nm, trên máy Hitachi 717. Giá trị bình thường: 62 - 80g/l 2.3.2.5. Định lượng Albumin huyết thanh Nguyên tắc phản ứng: Albumin kết hợp với Bromocresol green đệm ở pH 4,2 hình thành một phức hợp màu và được đo bằng quang kế bước sóng 600nm, trên máy sinh hoá tự động HItachi 717. Giá trị bình thường: 38 - 49g/l 3. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê Y học trên chương trình Epi - Infio 6.04. Kết quả nghiên cứu 1. Một số thông tin và các chỉ số xét nghiệm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Phân bố đối tượng mắc một số bệnh về gan theo tuổi và giới. Nam Nhóm tuổi 0-9 10 - 19 20 - 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59 ≥ 60 Tổng Nữ Chung n % n % n % 0 2 10 20 14 7 13 66 0,0 100,0 83,3 83,3 73,6 70,0 76,4 76,7 2 0 2 4 5 3 4 20 100,0 0,0 16,7 16,7 26,4 30,0 23,6 23,3 2 2 12 24 19 10 17 86 2,3 2,3 13,9 27,9 22,1 11,6 19,7 100,0 % 27,9 30 25 22,1 19,7 20 13,9 15 11,6 10 5 0 2,3 0-9 2,3 10 -19 20 - 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59 ³ 60 Tuæi Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng mắc mốtố bệnh về gan theo tuổi. Trong sè 86 người có bệnh lý về gan trong nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy lứa tuổi gặp nhiều nhất là 30 - 39 tuổi (chiếm 27,9%). Tuổi 40 - 49 là 22,1%. Tuổi càng nhỏ tỷ lệ mắc càng thấp. Các bệnh về gan gặp ở nam nhiều hơn nữ (76,7% so với 23,3%0. Bảng 2: Hoạt độ GGT trung bình của các đối tượng nghiên cứu Đối tượng Số Tỷ lệ % X ± SD p lượng Bình thường 35 28,9 44,1 ± 13,3 Xơ gan 30 24,8 439,3 ± 121,6 Viêm gan mạn 25 20,7 457,7 ± 100,3 Viêm gan VP 31 25,6 341,3 ± 46,9 Tổng 121 100,0 < 0,05 Kết quả ở bảng 2 cho thấy: Hoạt độ GGT trung bình ở các bệnh nhân bị bệnh về gan cao hơn rất nhiều so với nhóm người bình thường (p < 0,05). Đặc biệt nhóm bệnh nhân bị viêm gan mạn và xơ gan, hoạt độ GGT đều tăng gấp hơn 10 lần so với nhóm chứng. Bảng 3: Hoạt độ AST (U/l) trung bình của các đối tượng nghiên cứu Đối tượng Số Tỷ lệ % X ± SD p lượng Bình thường 35 28,9 24,9 ± 5,6 Xơ gan 30 24,8 211,8 ± 31,1 Viêm gan mạn 25 20,7 224,9 ± 29,4 Viêm gan VP 31 25,6 163,5 ± 86,8 Tổng 121 100,0 < 0,05 Hoạt độ AST của các nhóm bệnh nhân bị bệnh về gan cao hơn hẳn so với những người không bị bệnh (p < 0,05). Đặc biệt những người xơ gan, AST tăng rất cao (223,8 ± 31,1 U/l0. Bảng 4: Hoạt độ ALT (U/l) trung bình của các đối tượng nghiên cứu Đối tượng Số Tỷ lệ % X ± SD p lượng Bình thường 35 28,9 23,4 ± 8,1 Xơ gan 30 24,8 106,4 ± 15,9 Viêm gan mạn 25 20,7 111,8 ± 12,2 Viêm gan VP 31 25,6 493,6 ± 90,9 Tổng 121 100,0 < 0,05 Nhận xét: Trong các bệnh lý về gan, chỉ số men gan ALT đều tăng hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Điển hình là ở nhóm bệnh nhân bị viêm gan vi rút cấp (493,6 ± 90,9). U/l 500 439,3 450 493,6 457,7 400 341,4 350 300 211,8 250 AST 163,5 200 150 100 GGT 224,9 44,1 50 ALT 111,8 106,4 24,9 23,4 0 B×nh th­êng X¬ gan Viªm gan m¹n Viªn gan virut Biểu đồ 2: Hoạt độ GGT, AST và ALT (U/l) trung bình của các đối tượng nghiên cứu. Bảng 5: Nồng độ Bilirubin toàn phần (µ mol/l) trung bình ở các đối tượng nghiên cứu Đối tượng Số lượng Tỷ lệ % X ± SD p Bình thường 35 28,9 9,6 ± 2,8 Xơ gan 30 24,8 42,9 ± 17,6 Viêm gan mạn 25 20,7 23,2 ± 11,5 Viêm gan VP 31 25,6 67,3 ± 10,9 Tổng 121 100,0 < 0,05 Kết quả ở bảng 5 cho thấy nồng độ Bilirubin toàn phần ở những bệnh nhân bị bệnh gan mật cao hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), nhất là ở nhóm bệnh nhân bị viêm gan vurut (67,3 ± 10,9). 67,3 70 60 42,9 50 40 23,2 30 20 9,6 10 0 B×nh th­êng X¬ gan Viªm gan m¹n Viªn gan virut Biểu đồ 3: Nồng độ Bilirubin toàn phần (µ mol/l) trung bình ở các đối tượng nghiên cứu. Bảng 6: Nồng độ Albumin (g/l0 trung bình ở các đối tượng nghiên cứu Đối tượng Số Tỷ lệ % X ± SD p lượng Bình thường 35 28,9 38,9 ± 2,2 Xơ gan 30 24,8 24,5 ± 6,7 Viêm gan mạn 25 20,7 30,8 ± 0,9 Viêm gan VP 31 25,6 32,6 ± 5,6 Tổng 121 100,0 < 0,05 Nhận xét: Nồng độ Albumin máu của các bệnh nhân bị bệnh về gan đều thấp hơn so với những người bình thường trong nhóm nghiên cứu một cách có ý nghĩa (p < 0,05). Còng qua kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị xơ gan có hàm lượng Albumin máu thấp nhất (24,5 ± 6,7g/l0. Bảng 7: Nồng độ Protein (g/l) trung bình ở các đối tượng nghiên cứu Đối tượng Số Tỷ lệ % X ± SD p lượng Bình thường 35 28,9 76,5 ± 3,9 Xơ gan 30 24,8 63,2 ± 11,2 Viêm gan mạn 25 20,7 67,1 ± 6,3 Viêm gan VP 31 25,6 65,4 ± 7,2 Tổng 121 100,0 < 0,05 Qua kết quả ở bảng 7 cho thấy, cùng với sự giảm Albumin, ở các bệnh nhân bị bệnh gan nồng độ Protein máu đều giảm rõ rệt so với những người bình htường (p < 0,05), nhất là đối với những bệnh nhân bị xơ gan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan