Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sản xuất và sử dụng tảng liếm trong chăn nuôi trâu tại tỉnh lạng sơn...

Tài liệu Nghiên cứu sản xuất và sử dụng tảng liếm trong chăn nuôi trâu tại tỉnh lạng sơn

.PDF
128
44
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN HỮU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TẢNG LIẾM TRONG CHĂN NUÔI TRÂU TẠI TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN HỮU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TẢNG LIẾM TRONG CHĂN NUÔI TRÂU TẠI TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Thị Thanh Huyền 2. TS. Hà Văn Doanh THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban đào tạo Sau đại học - Đại Học Thái Nguyên; Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi đƣợc đào tạo để trƣởng thành cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình học tập cũng nhƣ hoàn thành bản luận văn. Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. - Ban lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn; Lãnh đạo Trạm Thú y huyện Bắc Sơn nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong giai đoạn thực hiện đề tài. - Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn; Ủy ban nhân dân xã Chiến Thắng là các cơ quan quản lí nhà nƣớc trên địa bàn tôi triển khai, thực hiện đề tài đã tào điều kiện và giúp đỡ về nhân lực, vật lực tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận văn này. - Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình chăn nuôi trâu tại các thôn Hồng Phong I, Hông Phong II và Hồng Phong III xã Chiến Thắng huyện Bắc Sơn, xã Nam Quan huyện Lộc Bình, xã Tri Lễ huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi về gia súc thí nghiệm để tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Để hoàn thành bản luận văn này tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Huyền, TS. Hà Văn Doanh là những thầy, cô hƣớng dẫn về khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi và có trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thiện bản luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng đề cƣơng và thực hiện bản luận văn này. Nhân dịp này cho phép tôi đƣợc bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi vƣợt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Hoàng Văn Hữu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT ............................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi trâu ở Việt Nam .................................. 4 1.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của trâu ...................................................... 6 1.1.3. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của trâu ..................................... 18 1.1.4. Nhu cầu dinh dƣỡng của trâu ............................................................ 21 1.1.5. Thức ăn bổ sung cho trâu .................................................................. 24 1.1.6. Bánh dinh dƣỡng - Tảng liếm bổ sung cho trâu ................................. 27 1.1.7. Tình hình đàn trâu nuôi tại tỉnh Lạng Sơn ........................................ 30 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 31 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ..................................................... 31 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...................................................... 33 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 37 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 37 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 37 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.3. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 37 2.3.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 37 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá ......................................................................... 37 2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 38 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 44 3.1. Kết quả đánh giá quy mô và thực trạng sử dụng thức ăn trong chăn nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn .............................................................................. 44 3.1.1. Số lƣợng trâu qua các năm ................................................................ 44 3.1.2. Quy mô đàn trâu của các hộ dân tại tỉnh lạng Sơn ........................... 46 3.1.3. Kết quả đánh giá việc sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi trâu .......... 49 3.1.4. Tỷ lệ nông hộ có dự trữ thức ăn trong chăn nuôi .............................. 52 3.2. Đánh giá kết quả của việc sản xuất tảng liếm .......................................... 54 3.3. Hiệu quả của việc sử dụng tảng liếm trong chăn nuôi trâu ...................... 55 3.3.1. Khả năng sinh trƣởng của đàn trâu ................................................... 55 3.3.2. Kết quả vỗ béo của đàn trâu .............................................................. 61 3.3.3. Tỷ lệ mắc bệnh của trâu .................................................................... 62 3.3.4. Hiệu quả kinh tế ................................................................................ 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT AXBBH : Axít béo bay hơi Ca : Canxi Cs : Cộng sự ĐVT : Đơn vị tính G : Gram HCl : Hydroclorua K : Kali Mg : Magiê N : nito Na : Nattri NPN : Nitơ phiProteis P : Photpho S : Lƣu huỳnh TCTK : Tổng cục thống kê VCK : Vật chất khô VSV : Vi sinh vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diễn biến của đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2008 đến năm 2014 ............................................................. 30 Bảng 2.1. Thành phần và tỷ lệ các chất phối trộn ....................................... 39 Bảng 3.1. Số lƣợng trâu của 03 huyện Lộc Bình, Văn Quan, Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2014 ................................. 44 Bảng 3.2. Tỷ lệ các quy mô chăn nuôi trâu của hộ dân tại Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2014 ............................................................. 46 Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ sử dụng các loại thức ăn bổ sung tại chuồng trong chăn nuôi trâu .............................................................................. 49 Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ có dự trữ thức ăn trong chăn nuôi trâu .......................... 52 Bảng 3.5. Kết quả sản xuất tảng liếm .......................................................... 54 Bảng 3.6. Khối lƣợng của trâu qua các kỳ cân ............................................ 56 Bảng 3.7. Sinh trƣởng tƣơng đối của trâu qua các tháng theo dõi .............. 57 Bảng 3.8. Sinh trƣởng tuyệt đối của trâu qua các tháng theo dõi ................ 58 Bảng 3.9. Khối lƣợng trung bình của trâu qua các tháng theo dõi .............. 61 Bảng 3.10. Tóm tắt tình trạng sức khỏe của các đàn trâu qua sáu tháng theo dõi ........................................................................................ 63 Bảng 3.11. So sánh chi phí tảng liếm/ kg tăng KL ........................................ 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số lƣợng trâu của ba huyện từ năm 2011 đến năm 2014 .................44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một nƣớc đang trên đà phát triển, với 70% dân số làm nông nghiệp, từ bao đời nay hình ảnh con trâu đã gắn liền với đời sống ngƣời nông dân Việt Nam. Ông cha ta đã có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, hình ảnh con trâu gắn liền với nền kinh tế, với sự khởi nghiệp của nhiều nông hộ. Trên đồng ruộng với nền văn minh lúa nƣớc, ngƣời nông dân Việt Nam đã nuôi trâu để cày bừa làm đất nông nghiệp, cung cấp nguồn phân hữu cơ tốt cho cây trồng, cung cấp sức kéo cho việc vận tải hàng hóa. Trâu là con vật dễ nuôi, có khả năng chịu đựng kham khổ tốt, dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và chống đỡ bệnh tật cao. Cấu tạo bộ máy tiêu hóa có hệ vi sinh vật dạ cỏ phong phú nên trâu có thể sử dụng tối đa nguồn thức ăn thô tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Song ngày nay, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, vai trò của con trâu trong sản xuất nông nghiệp đã dần dần có sự thay đổi. Mặc dù vậy con trâu vẫn là nguồn đƣợc khai thác sức kéo chính trong nông nghiệp ở một số vùng nông thôn. Ngoài việc cung cấp sức kéo ra trâu còn cung cấp thịt có giá trị dinh dƣỡng cao cho tiêu dùng hàng ngày của con ngƣời, thịt trâu béo cung cấp khoảng 2558 (kcal/kg), loại thịt trung bình là 2050 (kcal). Với tỷ lệ thịt xẻ là 48% trâu là con vật cung cấp thịt tiềm năng cho con ngƣời hiện nay và trong tƣơng lai. Da và sừng cung cấp nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ (Nguyễn Xuân Trạch, 2002) [51] Nhiều nhà khoa học cho rằng: Có nhiều nguyên nhân làm cho số lƣợng đàn trâu nƣớc ta không những không tăng trong những năm gần đây mà khối lƣợng còn có xu hƣớng giảm. Trong những nguyên nhân cần kể đến là do tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 quán chăn nuôi ở từng vùng miền, công tác giống chƣa đƣợc chú trọng, diện tích chăn nuôi bị thu hẹp, công tác chăm sóc nuôi dƣỡng chƣa đƣợc quan tâm.... Do phong tục tập quán tại các vùng miền khác nhau nên việc nuôi dƣỡng, chăm sóc của các hộ chăn nuôi trâu, bò cũng khác nhau. Tình hình sử dụng các loại thức ăn có nguồn gốc từ nông nghiệp sẵn có hay thức ăn bổ sung thêm tại chuồng nuôi chƣa đƣợc quan tâm. Các hộ chăn nuôi chƣa tận dụng đƣợc nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp để dự trữ cho trâu bò, đặc biệt là vào mùa Đông khi lƣợng thức ăn xanh thiếu thốn. Trong chăn nuôi nói chung thiếu khoáng, nhất là khoáng vi lƣợng do thức ăn gia súc không đảm bảo thành phần và giá trị dinh dƣỡng... dẫn đến tình trạng rối loạn trao đổi chất, khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dƣỡng, làm cho sức khỏe gia súc giảm sút, trâu ốm yếu, da lông khô cứng, dễ mắc các bệnh về chân, móng, năng xuất, chất lƣợng sữa không cao... Nhƣ vậy năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi sẽ không cao và không bền vững. Mặt khác trong mấy năm gần đây ngành chăn nuôi của nƣớc ta nói chung gặp rất nhiều rủi do, lƣợng thực phẩm đƣợc cung cấp từ thịt lợn, thịt gia cầm trên thị trƣờng ngày càng khan hiếm, do đó thịt trâu, bò trên thị trƣờng đƣợc tiêu thụ mạnh. Đây chính là cơ hội cho ngành chăn nuôi trâu, bò phát triển. Lạng Sơn là một tỉnh biên giới miền núi phía Bắc về mùa đông vào những tháng rét đậm, rét hại tỷ lệ trâu, bò bị chết rét, chết đói là rất cao (năm 2010 là 22.570 con; năm 2011 là 23.482 con; năm 2012 là 23.689 con; năm 2013 là 437 con; năm 2014 là 81 con). Tuy nhiên, Lạng Sơn lại có địa hình và điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi đại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 gia súc, trong đó có con trâu. Để đánh giá khả năng sinh trƣởng của đàn trâu cũng nhƣ việc sử dụng nguồn thức ăn tại địa phƣơng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc bổ sung các chất cần thiết cho đàn trâu nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và bền vững trong chăn nuôi trâu, việc tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sản xuất và sử dụng tảng liếm trong chăn nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn” là thực sự cần thiết và có giá trị khoa học thực tế phục vụ cho sản xuất và sự phát triển kinh tế xã hội. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá đƣợc quy mô chăn nuôi và thực trạng sử dụng các nguồn thức ăn cho chăn nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn. - Đánh giá đƣợc hiệu quả của việc sử dụng tảng liếm tự sản xuất cho đàn trâu ở một số địa phƣơng tại tỉnh Lạng Sơn. - So sánh đƣợc hiệu quả kinh tế của việc tự sản xuất tảng liếm với việc mua tảng liếm ngoài thị trƣờng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận văn đánh giá đƣợc quy mô và thực trạng sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ cho chăn nuôi trâu nhằm áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao sức sản xuất và phát triển đàn trâu tại các tỉnh miền núi. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn sẽ góp phần tƣ vấn cho các nhà quản lý của tỉnh Lạng Sơn đề ra biện pháp phát triển đàn trâu của tỉnh; Giúp cho ngƣời chăn nuôi chủ động tự sản xuất tại chỗ tảng liếm để bổ xung cho đàn trâu (tăng khả năng chống rét, giảm thiệt hại kinh tế). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi trâu ở Việt Nam Trâu là loài gia súc đã đƣợc thuần dƣỡng từ rất lâu đời và đã đem lại những lợi ích thiết thực cho đời sống con ngƣời, vì vậy nó đƣợc coi là con vật gần gũi, thân thiện với con ngƣời. (Nguyễn Văn Bình và Trần Văn Tƣờng, 2004) [1]. Đặc điểm của trâu Việt Nam là có khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật cao, nhƣng khả năng cho thịt và cho sữa thấp, tầm vóc nói chung là không lớn (Mai Văn Sánh và cs, 2006) [37]. Việt Nam vốn là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nƣớc là cây trồng chính. Trâu, bò đƣợc nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích chính là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ: cày ruộng, lấy phân bón ruộng và sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe... Mùa đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian trâu, bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trƣờng sống bất lợi nhƣ quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nƣớc. Có những năm trâu bò đổ ngã lên tới trên 20% tổng đàn tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc hay Ninh Thuận ở miền Trung. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống trâu bò địa phƣơng của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”. Từ năm 1995, đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trâu bò cũng đang đƣợc chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dù vậy, một nƣớc chủ yếu là nông nghiệp thì con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp vì những lợi ích nhƣ: Tăng sản phẩm thịt cho xã hội, do vậy mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 giảm nhập khẩu thịt đỏ; Giải quyết sức kéo cho nhiều vùng chƣa có điều kiện cơ khí hóa; Tận dụng đƣợc nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng đƣợc các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến nhƣ rơm rạ, thân cây ngô, lá mía…; Là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản; Ngoài ra, chăn nuôi trâu, bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động nông nhàn, cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo. Chăn nuôi trâu ở Việt Nam chủ yếu là chăn nuôi nông hộ (Mai Văn Sánh cs, 1996) [34]. Điều kiện sinh thái của nƣớc ta là nhiệt đới nóng ẩm và nghề trồng lúa nƣớc là cơ sở để phát triển chăn nuôi trâu ở Việt Nam (Mai Văn Sánh,1996) [34]. Chăn nuôi trâu chủ yếu là để lấy sức kéo, phân chuồng và là nguồn tiết kiệm của gia đình. Trƣớc đây chăn nuôi trâu đóng vai trò kém quan trọng hơn so với bò thịt. Nhƣng hiện nay vai trò của chăn nuôi trâu đã trở nên quan trọng hơn khi mà 50% thịt bò cung cấp trên thị trƣờng thực tế là thịt trâu Năm 2007, số lƣợng thịt trâu sản xuất chiếm gần 40% tổng số thịt trâu, bò tiêu thụ trên thị trƣờng (TCTK, 2008) [49]. Nhƣ vậy chăn nuôi trâu cho thịt đã trở nên quan trọng trong các vùng núi của Việt Nam. Theo Nguyễn Đức Thạc (2000) [43], Đào Lan Nhi (2000) [28], xu hƣớng hiện nay nuôi trâu không không phải chủ yếu chỉ để khai thác sức kéo nữa mà có xu hƣớng dần dần chuyển sang khai thác thịt. Tuy nhiên theo ƣớc tính thịt trâu cũng chiếm chƣa tới 2% tổng số thịt tiêu thụ trên thị trƣờng, tƣơng đƣơng với khoảng 0,33kg trên đầu ngƣời. Trâu chủ yếu đƣợc nuôi ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung bộ với 50% số lƣợng trâu đƣợc nuôi ở vùng núi phía Tây Bắc. Đàn trâu nuôi ở Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung có xu hƣớng tăng dần trong giai đoạn 1998 - 2007. Trong khi đó, trâu có xu hƣớng giảm ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long trong cùng thời gian đó. Còn đàn trâu nuôi ở vùng Đông Bắc có tăng lên ở năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 1999, sau đó giảm xuống dần trong hai năm 2000 và 2001 và gần nhƣ giữ nguyên đàn nhƣ vậy cho đến năm 2006 và từ năm 2007 đến nay mới bắt dầu có chiều hƣớng tăng nhẹ. Chăn nuôi trâu tuy chỉ đƣợc xếp hạng sau chăn nuôi bò về tầm quan trọng, nhƣng ngành chăn nuôi này lại có vị thế quan trọng ở một số vùng nhất định trong cả nƣớc, cụ thể là vùng núi phía Bắc và phía Bắc của Tây Nguyên, do chúng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể ở các vùng này. Theo Cục chăn nuôi, chăn nuôi trâu hiện nay ở nƣớc ta chủ yếu là chăn nuôi nông hộ truyền thống, sử dụng thức ăn tận dụng, chăn thả bờ đê, bờ ruộng, chiếm tới 90% số hộ, với quy mô chăn chỉ từ 1 - 7 con/hộ. Phƣơng thức chăn nuôi trang trại chỉ khoảng 10%. Năm 2006, cả nƣớc có 247 trang trại chăn nuôi trâu, tập trung nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ (124 trang trại, chiếm 42,10 %), Tây Bắc (79 trang trại, chiếm 31,98 %), Đông Bắc (38 trang trại, chiếm 15,38 %). Thực tế cho thấy nuôi trâu, bò sẽ tận dụng đƣợc phần lớn nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp nhƣ: rơm, bẹ lá, thân cây ngô mà chăn nuôi lợn và gia cầm không thể tận dụng đƣợc. Tuy nhiên, nuôi trâu, bò cần mức đầu tƣ ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của bò dài hơn các vật nuôi khác. Mặc dù vậy, vấn đề này có thể giải quyết đƣợc vì hiện nay ở nông thôn đang có rất nhiều kênh tín dụng khác nhau với lãi suất khá ƣu đãi. Nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với tất cả các nguồn vốn đó. Vấn đề là ở chỗ họ cần đƣợc trợ giúp về kỹ thuật nuôi trâu, bò nhằm sử dụng có hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế gia đình. 1.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của trâu Đƣờng tiêu hoá của gia súc nhai lại đƣợc đặc trƣng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi, trong đó ba túi trƣớc (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) đƣợc gọi chung là dạ dày trƣớc, không có tuyến tiêu hoá riêng. Túi thứ 4, gọi là dạ múi khế, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 tƣơng tự nhƣ dạ dày của động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến tiêu hoá phát triển mạnh. Đối với gia súc non bú sữa dạ cỏ và dạ tổ ong kém phát triển Trong điều kiện bình thƣờng ở gia súc trƣởng thành rãnh thực quản không hoạt động nên cả thức ăn và nƣớc uống đều đi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ ong. * Dạ cỏ: Là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xƣơng chậu. Dạ cỏ chiếm 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đƣờng tiêu hoá, có tác dụng tích trữ, nhào trộn và chuyển hoá thức ăn. Sự tiêu hoá thức ăn trong đó là nhờ hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh. Dạ cỏ có môi trƣờng thuận lợi cho VSV lên men yếm khí: Nnhiệt độ tƣơng đối ổn định trong khoảng 38-420C, pH từ 5,5-7,4. Có tới khoảng 50-80% các chất dinh dƣỡng thức ăn đƣợc lên men ở dạ cỏ. Sản phẩm lên men chính là các a-xit béo bay hơi, sinh khối VSV và các khí thể (metan và cácbônic). * Dạ tổ ong: Là túi nối liền với dạ cỏ, niêm mạc có cấu tạo giống nhƣ tổ ong. Dạ tổ ong có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chƣa đƣợc nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nƣớc vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men và hấp thu các chất dinh dƣỡng trong dạ tổ ong tƣơng tự nhƣ ở dạ cỏ. * Dạ lá sách: Là túi thứ ba, niêm mạc đƣợc cấu tạo thành nhiều nếp. Dạ lá sách có nhiệm vụ chính là nghiền ép các tiểu phần thức ăn, hấp thu nƣớc, muối khoáng và các a-xit béo bay hơi trong dƣỡng chấp đi qua. * Dạ múi khế: Là dạ dày tuyến gồm có thân vị và hạ vị. Các dịch tuyến múi khế đƣợc tiết liên tục vì dƣỡng chấp từ dạ dày trƣớc thƣờng xuyên đƣợc chuyển xuống. Dạ múi khế có chức năng tiêu hoá men tƣơng tự nhƣ dạ dày đơn nhờ có HCl, pepsin, kimozin và lipaza. * Tuyến nƣớc bọt: Nƣớc bọt có kiềm tính nên có tác dụng trung hoà các sản phẩm axit sinh ra trong dạ cỏ. Nó còn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ƣớt thức ăn, giúp cho quá trình nuốt và nhai lại đƣợc dễ dàng. Nƣớc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 bọt còn cung cấp cho môi trƣờng dạ cỏ các chất điện giải nhƣ Na +, K+, Ca++, Mg++. Đặc biệt trong nƣớc bọt còn có urê và phốt-pho, có tác dụng điều hoà dinh dƣỡng N và P cho nhu cầu của VSV dạ cỏ, đặc biệt là khi các nguyên tố này bị thiếu trong khẩu phần. Quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non của gia súc nhai lại cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ ở gia súc dạ dày đơn nhờ các men tiêu hoá của dịch ruột, dịch tuỵ và sự tham gia của dịch mật. Trong ruột già có sự lên men VSV lần thứ hai. Sự tiêu hoá ở ruột già có ý nghĩa đối với các thành phần xơ chƣa đƣợc phân giải hết ở dạ cỏ. * Sự nhai lại: Thức ăn sau khi ăn đƣợc nuốt xuống dạ cỏ và lên men ở đó. Phần thức ăn chƣa đƣợc nhai kỹ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng lại đƣợc ợ lên xoang miệng với những miếng không lớn và đƣợc nhai kỹ lại ở miệng. * Hệ vi sinh vật dạ cỏ: Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính: Vi khuẩn (Bacteria), động vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi). Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù chúng đƣợc nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thƣờng vi khuẩn chiếm số lƣợng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình tiêu hóa xơ. Tổng số vi khuẩn trong dạ cỏ thƣờng là 109-1011 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 30%, số còn lại bám vào các mẩu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào protozoa. Trong dạ cỏ có khoảng 60 loài vi khuẩn đã đƣợc xác định. Sự phân loại vi khuẩn dạ cỏ có thể đƣợc tiến hành dựa vào cơ chất mà vi khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên men cuối cùng của chúng. Sau đây là một số nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 - Vi khuẩn phân giải xenluloza. Vi khuẩn phân giải xenluloza có số lƣợng rất lớn trong dạ cỏ của những gia súc sử dụng khẩu phần giàu xenluloza. Những loài vi khuẩn phân giải xenluloza quan trọng nhất là Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio fibrisolvens, Ruminoccocus flavefaciens, Ruminococcus albus, Cillobacterium cellulosolvens. - Vi khuẩn phân giải hemixenluloza. Hemixenluloza khác xenluloza là chứa cả đƣờng pentoza và hexoza và cũng thƣờng chứa axit uronic. Những vi khuẩn có khả năng thuỷ phân xenluloza thì cũng có khả năng sử dụng hemixenluloza. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài sử dụng đƣợc hemixenluloza đều có khả năng thuỷ phân xenluloza. Một số loài sử dụng hemixenluloza là Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnospira multiparus và Bacteroides ruminicola. Các loài vi khuẩn phân giải hemixenluloza cũng nhƣ vi khuẩn phân giải xenluloza đều bị ức chế bởi pH thấp. - Vi khuẩn phân giải tinh bột. Trong dinh dƣỡng carbohydrat của loài nhai lại, tinh bột đứng vị trí thứ hai sau xenluloza. Phần lớn tinh bột theo thức ăn vào dạ cỏ, đƣợc phân giải nhờ sự hoạt động của VSV. Tinh bột đƣợc phân giải bởi nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ, trong đó có những vi khuẩn phân giải xenluloza. Những loài vi khuẩn phân giải tinh bột quan trọng là Bacteroides amylophilus, Succinimonas amylolytica, Butyrivibrio fibrisolbvens, Bacteroides ruminantium, Selenomonas ruminantium và Steptococcus bovis. - Vi khuẩn phân giải đƣờng. Hầu hết các vi khuẩn sử dụng đƣợc các loại polysaccharid nói trên thì cũng sử dụng đƣợc đƣờng disaccharid và đƣờng monosaccharid. Celobioza cũng có thể là nguồn năng lƣợng cung cấp cho nhóm vi khuẩn này vì chúng có men bêta- glucosidaza có thể thuỷ phân cellobioza. Các vi khuẩn thuộc loài Lachnospira multiparus, Selenomonas ruminantium... đều có khả năng sử dụng tốt hydratcacbon hoà tan. - Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ. Hầu hết các vi khuẩn đều có khả năng sử dụng axit lactic mặc dù lƣợng axit này trong dạ cỏ thƣờng không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 đáng kể trừ trong những trƣờng hợp đặc biệt. Một số có thể sử dụng axit succinic, malic, fumaric, formic hay acetic. Những loài sử dụng axit lactic là Veillonella gazogenes, Veillonella alacalescens, Peptostreptococcus elsdenii, Propioni bacterium và Selenomonas lactilytica. - Vi khuẩn phân giải protein. Trong số những loài vi khuẩn phân giải protein và sinh amoniac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất. Sự phân giải protein và axit amin để sản sinh ra amoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cả về phƣơng diện tiết kiệm nitơ cũng nhƣ nguy cơ dƣ thừa amoniac. Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối protein của bản thân chúng, đồng thời một số vi khuẩn đòi hỏi hay đƣợc kích thích bởi axit amin, peptit và isoaxit có nguồn gốc từ valine, leucine và isoleucine. Nhƣ vậy cần phải có một lƣợng protein đƣợc phân giải trong dạ cỏ để đáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ cỏ. - Vi khuẩn tạo mêtan. Nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống nghiệm, cho nên những thông tin về những VSV này còn hạn chế. Các loài vi khuẩn của nhóm này là Methano baccterium, Methano ruminantium và Methano forminicum. - Vi khuẩn tổng hợp vitamin. Nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng hợp các vitamin nhóm B và vitamin K. Động vật nguyên sinh (Protozoa) Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô. Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa dạ dày trƣớc không có protozoa. Protozoa không thích ứng với môi trƣờng bên ngoài và bị chết nhanh. Trong dạ cỏ protozoa có số lƣợng khoảng 105-106 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Có khoảng 120 loài protozoa trong dạ cỏ. Mỗi loài gia súc có số loài protozoa khác nhau. Protozoa trong dạ cỏ thuộc lớp Ciliata có hai lớp phụ là Entodiniômrphidia và Holotrica. Phần lớn động vật nguyên sinh dạ cỏ thuộc nhóm Holotrica có đặc điểm là ở đƣờng xoắn gần miệng có tiêm mao, còn tất cả chỗ còn lại của cơ thể có rất ít tiêm mao. Protozoa có một số tác dụng chính nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 - Tiêu hoá tinh bột và đƣờng. Tuy có một vài loại protozoa có khả năng phân giải xenluloza nhƣng cơ chất chính vẫn là đƣờng và tinh bột, vì thế mà khi gia súc ăn khẩu phần nhiều bột đƣờng thì số lƣợng protozoa tăng lên. - Xé rách màng tế bào thực vật. Tác dụng này có đƣợc thông qua tác động cơ học và làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, do đó mà thức ăn dễ dàng chịu tác động của vi khuẩn. - Tích luỹ polysaccarit. Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi ăn và dự trữ dƣới dạng amylopectin. Polysaccarit này có thể đƣợc phân giải về sau hoặc không bị lên men ở dạ cỏ mà đƣợc phân giải thành đƣờng đơn và đƣợc hấp thu ở ruột. Điều này không những quan trọng đối với protozoa mà còn có ý nghĩa dinh dƣỡng cho gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng đệm chống phân giải đƣờng quá nhanh làm giảm pH đột ngột, đồng thời cung cấp năng lƣợng từ từ hơn cho nhu cầu của bản thân VSV dạ cỏ trong những thời gian xa bữa ăn. - Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no. Các axit béo không no mạch dài quan trọng đối với gia súc (linoleic, linolenic) đƣợc protozoa nuốt và đƣa xuống phần sau của đƣờng tiêu hoá để cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu không các axit béo này sẽ bị làm no hoá bởi vi khuẩn. Tuy nhiên gần đây nhiều ý kiến cho rằng protozoa trong dạ cỏ có một số tác hại nhất định: - Protozoa không có khả năng sử dụng NH3 nhƣ vi khuẩn. Nguồn nitơ đáp ứng nhu cầu của chúng là những mảnh protein thức ăn và vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu cho thấy protozoa không thể xây dựng protein bản thân từ các amit đƣợc. Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao thì một tỷ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa thực bào. Mỗi protozoa có thể thực bào 600-700 vi khuẩn trong một giờ ở mật độ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ. Do có hiện tƣợng này mà protozoa đã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói chung. Protozoa cũng góp phần làm tăng nồng độ amoniac trong dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan