Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trà túi lọc từ cây vằng...

Tài liệu Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trà túi lọc từ cây vằng

.PDF
78
250
132

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua em đã thực hiện đề tài tại các phòng thí nghiệm của nhà trường với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ quý báu từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Có được kết quả như hôm nay em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến: Các thầy cô giáo trong trường Đại Học Nha Trang, các thầy cô giáo trong khoa chế biến đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức trong suốt thời gian em học tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Vũ Duy Đô đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng em xin cảm ơn các cán bộ tại các phòng thí nghiệm công nghệ thực phẩm, kỹ thuật lạnh, hóa sinh-vi sinh, con xin cảm cha mẹ và những người thân đã luôn bên con, xin cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Do điều kiện và kiến thức còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của em sẽ không thể tránh được thiếu sót vì vậy em kính mong quý thầy cô trong khoa chế biến đóng góp ý kiến để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 06 năm 2010 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Hương ii MỤC LỤC Trang LỜ I N Ó I Đ Ầ U . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . i CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...............................................................................3 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRÀ TÚI LỌC ...........................................................3 1.1.1. Trà khổ qua. ..........................................................................................5 1.1.2. Trà cỏ ngọt. ...........................................................................................6 1.2.3. Trà atiso. ...............................................................................................6 1.1.4. Trà hà thủ ô. ..........................................................................................6 1.1.5. Trà thanh nhiệt. .....................................................................................6 1.1.6. Trà sâm .................................................................................................6 1.1.7. Trà linh chi. ...........................................................................................7 1.1.8. Trà rong biển. ........................................................................................7 1.1.9. Trà hoa cúc ...........................................................................................7 1.1.10. Trà chuối hột.........................................................................................7 1.1.11. Trà tim sen. ...........................................................................................7 1.1.12. Trà gừng. ..............................................................................................8 1.1.13. Trà trái nhàu. .........................................................................................8 1.1.14. Trà thảo mộc dr. Thanh: ........................................................................8 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU .............................................................8 1.2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY VẰNG ...............................................................8 1.2.1.1. Tên khoa học ..........................................................................................8 1.2.1.2. Tên thường gọi .......................................................................................8 1.2.1.3. Mô tả ......................................................................................................8 1.2.1.4. Bộ phận dùng và thu hái .......................................................................10 1.2.1.5. Thành phần hóa học...............................................................................10 1.2.1.6. Tính vị và tác dụng ...............................................................................10 1.2.1.7. Vùng nguyên liệu và tình hình sử dụng .................................................11 1.2.2. TỔNG QUAN VỀ CỎ NGỌT .................................................................13 iii 1.2.2.1. Tên khoa học ........................................................................................13 1.2.2.2. Tên thường gọi .....................................................................................13 1.2.2.3. Mô tả ....................................................................................................13 1.2.2.4. Bộ phận dùng ........................................................................................14 1.2.2.5. Thành phần hóa học. .............................................................................14 1.2.2.6. Tính vị và tác dụng ...............................................................................15 1.2.2.7. Tình hình sử dụng và một số sản phẩm từ cỏ ngọt. ................................15 1.3. Tổng quan về công nghệ sấy .......................................................................16 1.3.1. Lý thuyết về quá trình sấy ........................................................................16 1.3.1.1. Đặc điểm quá trình sấy..........................................................................16 1.3.1.2. Sự khuếch tán của nước trong nguyên liệu ............................................17 1.3.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy. ............................................19 1.3.2. Những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình làm khô .........................20 1.3.2.1. Những biến đổi cảm quan .....................................................................20 1.3.2.2. Những biến đổi về khối lượng. ..............................................................21 1.3.2.3. Những biến đổi về hóa học ...................................................................21 1.3.2.4. Biến đổi về hóa lý .................................................................................21 1.3.3. Thiết bị sấy lạnh làm nóng không khí bằng calorifer. ...............................22 1.3.3.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy sấy lạnh làm nóng không khí bằng calorifer………………………………………………………………………….22 1.3.3.2. Ưu nhược điểm của sấy đối lưu lạnh. ....................................................22 1.4. Bao bì giấy lọc ............................................................................................23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................24 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................24 2.1.1. Cây vằng..................................................................................................24 2.1.2. Cỏ ngọt ....................................................................................................24 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................24 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................24 iv 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................24 2.3.3. Phương pháp phân tích hóa-lý.................................................................24 2.4. Quy trình công nghệ sản xuất “ Trà túi lọc từ cây vằng” dự kiến tại phòng thí nghiệm công nghệ thực phẩm. ...........................................................................28 2.4.1. Sơ đồ quy trình ........................................................................................28 2.4.2. Thuyết minh quy trình .............................................................................29 2.5. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................31 2.5.1. Bố trí thí nghiệm xác định hàm ẩm, hàm lượng tro của cỏ ngọt và vằng ..31 2.5.2. Bố trí thí nghiệm xác định các thông số của công đoạn sấy ......................32 2.5.2.1. Bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy cây vằng ..................................32 2.5.2.2. Bố trí thí nghiệm xác định thông số sấy cỏ ngọt ....................................34 2.5.3. Bố trí thí nghiệm xác định kích thước sản phẩm phù hợp .........................35 2.5.3.1. Bố trí thí nghiệm xác định kích thước vằng phù hợp .............................35 2.5.3.2. Bố trí thí nghiệm xác định kích thước cỏ ngọt phù hợp………………..36 2.5.4. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ phối trộn cỏ ngọt-cây vằng thích hợp......37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................38 3.1. Hàm lượng ẩm và khoáng của nguyên liệu .................................................38 3.1.1. Hàm lượng ẩm của cây vằng ....................................................................38 3.1.2. Hàm lượng ẩm của cỏ ngọt ......................................................................39 3.1.3. Hàm lượng khoáng của cây vằng nguyên liệu ..........................................39 3.1.4. Hàm lượng khoáng của cỏ ngọt................................................................40 3.2. Kết quả nghiên cứu công đoạn sấy ..............................................................40 3.2.1. Xác định nhiệt độ sấy cây vằng ................................................................40 3.2.2. Kết quả nghiên cứu công đoạn sấy cỏ ngọt ..............................................42 3.3. Kết quả nghiên cứu xác định kích thước sản phẩm phù hợp ........................44 3.3.1. Kết quả xác định kích thước vằng phù hợp ..............................................44 3.3.2. Kết quả xác định kích thước cỏ ngọt phù hợp ..........................................46 3.4. Kết quả nghiên cứu công đoạn phối trộn .....................................................48 3.5. Đề xuất quy trình sản xuất ..........................................................................49 v 3.6. Kết quả sản xuất thử nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm. .....................50 3.7. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng về vật lý, cảm quan và vi sinh cho sản phẩm52 3.7.1. Tiêu chuẩn chất lượng về vật lý ...............................................................52 3.7.2. Tiêu chuẩn chất lượng về cảm quan .........................................................52 3.7.3. Tiêu chuẩn chất lượng về vi sinh..............................................................52 3.8. Tính chi phí nguyên, vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm...................................53 3.9. Phân tích tính khả thi của quy trình .............................................................54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ................................................................55 * KẾT LUẬN ....................................................................................................55 * ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ........................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................57 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Bảng hệ số quan trọng của các chỉ tiêu ..............................................25 Bảng 2.2: Bảng phân cấp chất lượng sản phẩm ..................................................26 Bảng 2.3: Cơ sở chấm điểm cảm quan của sản phẩm trà túi lọc từ cây vằng ......27 Bảng 3.1: Hàm ẩm của vằng ..............................................................................38 Bảng 3.2: Hàm ẩm của cỏ ngọt ..........................................................................39 Bảng 3.3: Hàm lượng khoáng của cây vằng .......................................................39 Bảng 3.4: Hàm lượng khoáng của cỏ ngọt .........................................................40 Bảng 3.5: Mô tả chất lượng cảm quan dịch chiết vằng theo nhiệt độ ..................40 Bảng 3.6: Mô tả chất lượng cảm quan dịch chiết cỏ ngọt theo nhiệt độ ..............42 Bảng 3.7: Bảng mô tả chất lượng cảm quan dịch chiết cây vằng theo kích thước lỗ sàng ...................................................................................................................44 Bảng 3.8: Bảng mô tả chất lượng cảm quan dịch chiết cỏ ngọt theo kích thước lỗ sàng ...................................................................................................................46 Bảng 3.9: Bảng điểm cảm quan cho sản phẩm của hội đồng cảm quan ..............50 Bảng 3.10: Hàm ẩm của sản phẩm .....................................................................51 Bảng 3.11: Hàm lượng khoáng của sản phẩm ....................................................51 Bảng 3.12: Tiêu chuẩn về vi sinh vật .................................................................52 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Cây vằng ..............................................................................................9 Hình 1.2. Cây vằng đã phơi khô ............................................................................10 Hình 1.3. Thu hái vằng ......................................................................................11 Hình 1.4. Sản phẩm trà vằng đắng .....................................................................12 Hình 1.5. Cao vằng ............................................................................................13 Hình 1.6. Cây cỏ ngọt ........................................................................................14 Hình 1.7. Sấy lạnh làm nóng không khí bằng calorifer ......................................22 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ dự kiến .....................................................28 Hình 2.2. Sơ đồ thí nghiệm xác định hàm ẩm, tro của cỏ ngọt và cây vằng ........31 Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy cây vằng ...............................32 Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm xác định thông số sấy cỏ ngọt .................................34 Hình 2.5. Sơ đồ thí nghiệm xác định kích thước vằng phù hợp ..........................35 Hình 2.6. Sơ đồ thí nghiệm xác định kích thước cỏ ngọt phù hợp ......................36 Hình 2.7. Sơ đồ thí nghiệm xác định tỷ lệ phối trộn cỏ ngọt-cây vằng thích hợp 37 Hình 3.1. Biến đổi độ ẩm của vằng theo nhiệt độ và thời gian sấy .....................41 Hình 3.2. Sự thay đổi tỷ lệ chất tan chiết được của cây vằng theo nhiệt độ sấy ..41 Hình 3.3. Biến đổi độ ẩm của cỏ ngọt theo nhiệt độ và thời gian sấy .................43 Hình 3.4. Sự thay đổi tỷ lệ chất tan chiết được của cỏ ngọt theo nhiệt độ sấy.....43 Hình 3.5. Sự thay đổi tỷ lệ chất tan chiết được của vằng theo kích thước lỗ sàng45 Hình 3.6. Tỷ lệ tạp chất trong dịch chiết cây vằng theo kích thước lỗ sàng ........45 Hình 3.7: Sự thay đổi tỷ lệ chất tan chiết được của cỏ ngọt theo kích thước lỗ sàng ..........................................................................................................................46 Hình 3.8. Tỷ lệ tạp chất trong dịch chiết cỏ ngọt theo kích thước lỗ sàng ..........47 Hình 3.9. Sự thay đổi chất lượng cảm quan của sản phẩm theo tỷ lệ cỏ ngọt/vằng48 Hình 3.10. Sơ đồ quy trình sản xuất ................................................................. 49 1 LỜI NÓI ĐẦU “Khách đến nhà không trà thì rượu”, từ xa xưa chè (trà) là đồ uống phổ biến, được ưa chuộng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các sản phẩm chè và các sản phẩm được chế biến từ chè rất phong phú và đa dạng như: trà túi lọc, trà hòa tan, trà đóng lon… Hiện nay, còn có các sản phẩm cũng gọi là chè (trà) nhưng không phải chế biến từ cây chè mà từ các loại cây khác. Các sản phẩm chủ yếu là trà túi lọc: trà nhân sâm, trà sâm, trà gừng, trà actisô, trà linh chi, trà rong biển… trà đóng lon: trà bí đao, trà la hán… Chúng được chế biến từ các nguồn thảo đã được y học cổ truyền sử dụng để chữa rất nhiều bệnh và người ta chế biến thành trà để tiện lợi cho việc sử dụng, nên được mọi người rất ưa chuộng. Tại festival tổ chức ở Shizuoka, Nhật Bản trong 3 ngày từ 1 đến 3/11/2004, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) chính thức gia nhập Hiệp hội Chè xanh thế giới. Qua sự kiện này chè xanh Việt Nam đã được biết đến tại Nhật Bản và một số thị trường khác như Nga, Đức... Tuy nhiên xuất khẩu chè của Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 6 – 7% (tương đương với 1500 – 1700 tấn/năm). Dự kiến đến cuối năm 2010, sàn đấu giá Chè Việt Nam sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Việc sàn giao dịch chè ra đời sẽ tạo được nhiều cơ hội cho ngành chè Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Với hy vọng có thể góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm chè Việt Nam, đặc biệt nâng cao vị thế của các sản phẩm chè mới có giá trị cao trong nước và quốc tế. Và bởi xu thế bây giờ và tương lai của Việt Nam và thế giới là hướng tới vệ sinh an toàn thực phẩm và thực phẩm chức năng nên các sản phẩm trà thảo dược đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực này. Cây vằng là một loại cây dùng làm thuốc rất quen thuộc với nhân dân miền trung du, đặc biệt là các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Theo GS Đỗ Tất Lợi: trà vằng có chứa hoạt chất có tính kháng sinh và đã được thí nghiệm tại bệnh viện Thái Bình cho thấy hoạt tính kháng tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) và liên cầu khuẩn gây tan huyết (Streptococcus aureus) cao hơn penicillin, steptonycin và sunfamit. Cây vằng không những có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể làm nước giải khát. Vì thế nên khu vực miền trung thường 2 hay lấy cây vằng làm trà để uống để giải khát, kích thích tiêu hóa, giảm mỡ máu và đặc biệt tốt với phụ nữ sau khi sinh nở… Từ những công dụng quý báu của cây vằng em đã được sự cho phép, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và ban chủ nhiệm khoa chế biến để thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trà túi lọc từ cây vằng” với mục đích đem lại sự tiện dụng và nhiều dược tính tốt cho người tiêu dùng, đồng thời giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Nội dung nghiên cứu của đề tài: + Đưa ra quy trình công nghệ dựa trên điều kiện thực tế của phòng thí nghiệm. + Xác định nhiệt độ sấy thích hợp đối với cây vằng và cỏ ngọt. + Xác định kích thước thích hợp của sản phẩm. + Chọn tỷ lệ phối trộn thích hợp giữa cây vằng và cỏ ngọt. + Sản xuất theo quy trình tìm được, xác định định mức nguyên vật liệu, đánh giá chất lượng sản phẩm. + Phân tích tính khả thi và dự tính giá thành sản phẩm. Mục tiêu của đề tài: + Xây dựng được quy trình sản xuất trà túi lọc từ cây vằng và cỏ ngọt với các thông số kỹ thuật thích hợp. + Tạo ra sản phẩm tiện lợi với nhiều tác dụng tốt từ nguyên liệu, nâng cao giá trị sử dụng của cây vằng, cỏ ngọt đồng thời còn tạo ra một sản phẩm có hương vị “thuần Việt” rất đặc biệt. Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm đồ án nhưng do thời gian, điều kiện nghiên cứu và kiến thức còn hạn hẹp, nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong quý thầy cô và các bạn chân thành góp ý kiến để đồ án được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 6 năm 2010 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Hương 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRÀ TÚI LỌC Với yêu cầu của thời đại công nghiệp đòi hỏi sự tiện lợi, an toàn, do đó các sản phẩm trà túi lọc xuất hiện. Trà túi lọc được phát minh đầu tiên ở Mỹ bởi một tổ chức xuất khẩu trà do Thomas Sullivan đứng đầu vào năm 1908. Sau đó trà túi lọc được thương mại hóa ở Mỹ từ những năm 1920. Bên cạnh đó trà túi lọc cũng được sử dụng phổ biến ở Châu Mỹ, Canada. Ở Việt Nam những sản phẩm này được đưa vào sản xuất và sử dụng trong những năm gần đây. Trà, không chỉ là thức uống để thưởng thức như một thú vui tao nhã mà còn là dược liệu quý thiên nhiên ban tặng cho con người. Dùng trà thảo dược để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe đang trở thành trào lưu trên toàn thế giới. Có hàng trăm loại trà được chế biến từ những cây cỏ xung quanh chúng ta. Chẳng hạn như đau lưng, nhức mỏi có trà trái nhàu. Trà cỏ ngọt góp phần hạ đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường. Trà thanh nhiệt, trà râu bắp tốt cho người huyết áp cao, máu nóng. Trà gừng ngừa cảm lạnh. Trà tim sen tốt cho người bị mất ngủ. Trà đắng dành cho người bị bệnh mỡ máu. Khoa học đã chứng minh uống trà là phương thức kéo dài tuổi thanh xuân và giữ gìn sắc đẹp. Uống trà hà thủ ô mỗi ngày cho mái tóc đen, dài. Trà actiso, hoa cúc có tác dụng giải độc, ngăn ngừa mụn, đẹp da… Như vậy ngoài công dụng giải khát, trà còn chứa biết bao điều bí ẩn mà con người cần khám phá. * Vì sao nên uống trà thảo mộc? [10], [16] Nghiên cứu dựa trên 4400 phụ nữ trong vòng 6 năm cho thấy, uống trà thảo mộc thường xuyên giảm nguy cơ ung thư vú đến một nửa. Những người thường xuyên uống trà thảo mộc nguy cơ mắc các bệnh giảm 57% so với những người ít khi dùng trà thảo mộc. Trong các loại trà thảo mộc chứa chất flavonoid và các nhóm chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và trung hòa các gốc tự do (là những chất theo thời gian sẽ gây tổn thương cho cơ thể). 4 Theo nghiên cứu này, uống trà thông thường, cafe, nước hoa quả hay rượu không có mối liên hệ tích cực nào với điều trị bệnh tật ở con người. Tại Anh, cứ 9 phụ nữ thì 1 người mắc bệnh ung thư vú. Qua cuộc điều tra này, các nhà khoa học khuyên phụ nữ nên uống trà thảo mộc hàng ngày như trà xanh, trà artiso, trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. [16] Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ một lượng trà lá mâm xôi đỏ trong thời gian mang thai có tác dụng ngăn ngừa chuyển dạ sớm và giảm thiểu những cơn đau trong quá trình chuyển dạ. * Uống trà thảo mộc hợp lý?[11] Trà thảo mộc giúp bạn tìm lại sự cân bằng của cơ thể, sức khoẻ và vẻ đẹp nhờ hương vị nguyên chất rất đặc trưng của nó. Tuy nhiên khi dùng không nên vượt quá liều lượng. Nhiều người cho rằng uống trà là thuốc chữa bệnh, hoặc “không bổ dọc thì cũng bổ ngang” mà không biết rằng trà thảo mộc sẽ biến thành “thuốc độc” khi chúng ta sử dụng không đúng cách. Vì vậy nếu uống trà tùy tiện sẽ có thể gây bất lợi. Theo dược sĩ Phan Thị Liền, Phó Khoa Dược bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM, cho biết: nhìn chung, đông y không kỵ nhau nên có thể dùng 2, 3 loại trà để chữa bệnh. Tuy nhiên, mỗi loại trà ngừa, chữa các bệnh khác nhau nên người dùng nếu chỉ để giải khát không sao. Nhưng dùng với liều lượng để chữa bệnh phải lưu ý. Nếu dùng trà để chữa bệnh khác nhau thì bệnh nhân phải đến khám ở các bệnh viện hoặc phòng mạch đông y để được bắt mạch chuẩn đoán bệnh trước khi uống trà thảo mộc để chữa bệnh. Không uống trà bừa bãi có thể gây bệnh. * Dùng trà thảo mộc an toàn?[12]  Khi nhức đầu nghi là cao huyết áp, nếu mua trà chữa cao huyết áp uống vào thời gian dài có thể bị hạ huyết áp, rất nguy hiểm.  Bạn nổi nhiều mụn có thể do nóng gan hoặc suy gan, nếu suy gan mà tự ý uống trà nhuận tràng thì sẽ làm suy gan nặng thêm.  Uống trà xanh vào buổi tối có thế có thể gây mất ngủ, tiểu đêm hoặc khi ăn thịt chứa nhiều protein sẽ không tốt. 5  Ngoài ra thành phần chính của trà thảo mộc là cây cỏ hoa lá, do đó người sử dụng nên mua trà thảo mộc ở những cơ sở sản xuất có uy tín, trên bao bì có ghi đủ các thành phần, khối lượng, số đăng ký, chỉ định và chống chỉ định. Không nên dùng trà thảo mộc không rõ nguồn gốc, không chỉ định cụ thể vì làm cho người tiêu dùng có thể hiểu sai.  Uống trà gừng với số lượng nhỏ vào buổi sáng có thể giúp bạn giảm buồn nôn. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây mỏng mạch máu nên dùng lâu sẽ không tốt cho phụ nữ có thai.  Các loại trà nói chung đều chứa caffein nên thai phụ phải thật cẩn thận với liều lượng và cách thức sử dụng. Chất caffein có khả năng đi qua nhau thai, vào tới thai nhi và em bé trong bụng sẽ không thể hấp thu được caffein như cơ thể người trưởng thành. Do đó, bạn nên kiểm soát việc uống trà ở mức tối thiểu. Các bác sĩ khuyên rằng, thai phụ càng tiêu thụ ít caffein thì càng an toàn cho sức khỏe bản thân và em bé.  Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nhất thiết phải tránh uống trà mà chỉ đơn giản là sử dụng hợp lý các loại trà hàng ngày. Bạn không nên uống nhiều hơn 2-3 tách trà mỗi ngày. Theo bác sỹ Trần Hữu Vinh, trưởng phòng kế toán viện y dược học dân tộc, trà thảo dược có 2 loại: - Loại giải khát: giúp thanh nhiệt như mã đề, nhân trần, râu bắp… - Loại có công dụng ngăn ngừa và chữa bệnh: có rất nhiều loại chia làm nhiều nhóm như lợi tiểu, lợi mật, an thần, tiêu độc, lợi gan… Một số sản phẩm trà thảo dược hiện có bán trên thị trường là: 1.1.1. Trà khổ qua.  Tên tiếng Anh: Gohyah tea (Bitter gourd tea, Captains tea, Bitter melon tea).  Ngyên liệu: Khổ Qua tươi nguyên chất, không hóa chất bảo quản.  Công dụng: Giúp giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, nhuận tràng, bổ thận, bớt mệt mỏi, lợi tiểu, ngủ ngon, hỗ trợ hạ đường huyết máu đặc biệt có thể ngừa bệnh tiểu đường. 6 1.1.2. Trà cỏ ngọt.  Tên tiếng Anh: Sweet grass tea.  Thành phần: Cỏ ngọt nguyên chất.  Công dụng: Lợi tiểu, an thần, giảm Chelesterol trong máu, hạ huyết áp, dùng tốt cho người tiểu đường và mập phì. 1.2.3. Trà atiso.  Tên tiếng Anh: Artichoke tea bag.  Thành phần: Rễ, thân, cuống, cọng, bông Astiso và Cam thảo hoặc với râu ngô, cỏ ngọt...  Công dụng: Giàu Vitamin, khoáng chất, tốt cho tiêu hóa, giảm Chelesterol và bệnh tim, giảm lượng đường trong máu, giải khát, nhuận tràng, mát gan, lợi tiểu, tăng bài tiết mật, mịn da mặt. 1.1.4. Trà hà thủ ô.  Tên tiếng Anh: Polygoni multiflorum tea.  Thành phần: Hà thủ ô nguyên chất.  Công dụng: Điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sinh hồng cầu, nâng cao khả năng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chịu rét của cơ thể, nhuận tràng, giải độc. Ngoài ra, còn ngăn hiện tượng tóc bạc sớm. 1.1.5. Trà thanh nhiệt.  Tên tiếng Anh: Refeshment tea.  Thành phần: Từ thảo dược tự nhiên như: Chè lá, artichoke, cam thảo, hoa hòe, thảo quyết minh…  Công dụng: Giải khát, giải nhiệt, bổ máu, giảm đau đầu, giảm huyết áp. 1.1.6. Trà sâm - Tên tiếng Anh: Codonopsis.sp tea bag - Thành phần: Từ đẳng sâm nguyên chất - Công dụng: Bổ trung ích khí, bổ phổi và tì vị. Thích hợp để kích thích tiêu hóa, giảm chứng biếng ăn, tứ chi mệt mỏi, tinh thần uể oải, miệng khô lưỡi đắng. 7 1.1.7. Trà linh chi.  Tên tiếng Anh: Lingzhi tea  Thành phần: Linh chi, cây thuốc họ chùm bao dùng trong thảo dược học.  Công dụng: Điều chỉnh nhịp tim, hạ huyết áp, giảm Chelesterol, làm đẹp, tăng khả năng miễn dịnh của cơ thể, tốt cho trí não, an thần, ngủ ngon… 1.1.8. Trà rong biển.  Tên tiếng Anh: Seaweed tea.  Thành phần: Rong biển, rễ tranh, hoa cúc, hồng trà.  Công dụng: Mát cơ thể, loại trừ nhiệt bị dư thừa, giải nhiệt, giải cảm, trị bệnh biếu cổ… 1.1.9. Trà hoa cúc  Tên tiếng Anh: Chrysanthemum tea.  Thành phần: Hoa cúc nguyên chất.  Công dụng: Chống cảm lạnh, điều hòa kinh nguyệt, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, giúp đào thải độc tố, làm giảm đau, chống viêm sưng. 1.1.10. Trà chuối hột  Tên tiếng Anh: Pip banana tea.  Thành phần: Trái chuối hột, trái nhàu, râu mèo, búp chè xanh, cam thảo.  Công dụng: Giải khát, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm hết đau bụng và sát trùng. Đặc biệt có tác dụng tốt cho những người sỏi mật và thấp khớp. 1.1.11. Trà tim sen.  Tên tiếng Anh: Lotus tea.  Thành phần: Tim sen, cam thảo, cà rốt, rễ tranh, hoa cúc, trà bạch mao.  Công dụng: Thanh nhiệt, an thần, mát gan, sáng mắt, hỗ trợ điều hòa huyết áp. Dùng trà tim sen thường xuyên giúp dễ ngủ, da mịn màng, tinh thần sảng khoái. 8 1.1.12.Trà gừng.  Tên tiếng Anh: Ginger tea.  Thành phần: Củ gừng nguyên chất.  Công dụng: Giải nhiệt, giải cảm, rất tốt cho sức khỏe, giải đau bụng, ho khan. 1.1.13.Trà trái nhàu.  Tên tiếng Anh: Noni tea.  Thành phần: Trái nhàu, cỏ ngọt.  Công dụng: Dùng cho người bị bệnh sỏi thận, cao huyết áp, tiểu đường, ho cảm. Điều trị bệnh đau lưng thấp khớp nhuận tràng. 1.1.14. Trà thảo mộc dr. Thanh: - Tên tiếng Anh: Herbal tea. - Thành phần: Gồm kim ngân hoa, hoa cúc, cam thảo, đảo hoa, hoa mộc niên, tiên thảo. - Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc cơ thể. 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 1.2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY VẰNG [13],[14] 1.2.1.1. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume (thuộc họ Ô liu). 1.2.1.2. Tên thường gọi Trà vằng, trà cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vằng, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân. 1.2.1.3. Mô tả Vằng là một loại cây bụi nhỏ, mọc hoang ở khắp nơi, bám vào thân cây lớn, đặc biệt ở vùng đồi núi cao, đường kính thân cây vằng không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim 9 nhiều hoa, cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu đen, có một hạt to ở bên trong. Có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc. Hình 1.1. Cây vằng 10 1.2.1.4. Bộ phận dùng và thu hái Lá, thân sau khi đã thu hái và phơi khô, thu hái quanh năm. Hình 1.2. Cây vằng đã phơi khô 1.2.1.5. Thành phần hóa học. Các nghiên cứu dược lý về cây vằng cho thấy trong cây vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid, terpenoit, glycosid đắng.[6] 1.2.1.6. Tính vị và tác dụng Cây vằng có công dụng chữa thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương. Trà vằng còn có thể dùng cho chị em phụ nữ sau khi sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung và tuyến vú. Để chữa thông huyết, điều kinh, đau bụng hay khớp xương, mọi người có thể sắc 20-30g khô/ngày để uống. Với các bệnh như thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm, đau bụng hay vàng da, mỗi ngày có thể uống 8 - 16g. Ở một số vùng như Quảng Nam, Đà Nẵng, hay Bình Trị Thiên, phụ nữ sau khi sinh sắc cây vằng khô uống cả ngày để kích thích ăn ngon miệng, tăng tiết sữa. Nước trà vằng còn dùng đế tắm trị ghẻ ngứa. Theo một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây trà vằng với một liều lượng nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn. Hay theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền, trà vằng còn có tác dụng 11 chuyển dạng tế bào lympho. Nó còn có tác dụng chống viêm cấp tính, viêm mãn tính, làm teo tuyến ức trên chuột (Nguyễn Thị Ninh Hải).[6] Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây trà vằng mọc ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng trà vằng trong trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó [6]. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trà vằng được sử dụng dưới dạng đồ uống có tác dụng giải nhiệt, giải khát, bổ gan, lợi mật, kích thích tiêu hoá, tăng cường tuần hoàn máu, giảm béo, lợi sữa. Nước trà vằng uống ban đầu có vị hơi đắng, sau thấm ngọt, tính mát và lành. Trong nắng lửa mùa hè, khi đi làm đồng về, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước trà vằng là cơn khát tiêu tan, toàn thân mát mẻ, sảng khoái. Cây chè vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo, là một loại trà quý hiếm và rất lợi cho sức khoẻ con người. Nhiều gia đình ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh hiện coi trà vằng là món quà quý, đậm đà vị quê [16] Người ta cũng hy vọng rằng cây trà vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng mà không ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Ngoài ra cây vằng tươi nấu nước gội đầu sẽ làm mịn tóc và chữa được nấm tóc. 1.2.1.7. Vùng nguyên liệu và tình hình sử dụng [13], [15] * Vùng nguyên liệu Cây trà vằng hiện nay mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam, đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo vừa dai. Hình 1.3. Thu hái vằng 12 Trà vằng có nhiều ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và nhiều nhất là ở tỉnh Quảng Trị. Cây trà vằng mọc ở dãy núi Hồng Lĩnh (thuộc Hà Tĩnh), nhiều nhất là núi Mồng Gà. Cây trà vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh. Mùa thu hái: Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa nở hoa (tháng 5tháng 6). Ðể lấy được một gánh trà vằng, người dân các huyện Can Lộc, Ðức Thọ, Nghi Xuân... thường dậy từ ba giờ sáng và mất trọn một ngày. Cây trà vằng lấy về đem băm nhỏ khoảng 7 - 8 cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô nỏ, có thể cất giữ bao lâu cũng không mốc, dành uống dần * Tình hình sử dụng Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm trà vằng: Trà vằng đắng: Hình 1.4. Sản phẩm trà vằng đắng Sản phẩm của công ty cổ phần dược TW Mediplantex. Đóng hộp dưới dạng: hộp 20 túi lọc x 2g trà, hộp 200g Công dụng: tăng cường tiết sữa, phục hồi dáng vẻ ban đầu cho phụ nữ sau khi sinh, tiêu thực, giảm béo, dễ ngủ, hạ cholesterol cho người cao tuổi, tác dụng giải khát… 13 Cao vằng nguyên chất: Sản phẩm của công ty Lava, chiết xuất và cô đặc dưới dạng cao từ cây vằng nguyên chất, đảm bảo các dược tính tốt nhất từ cây vằng. Hình 1.5. Cao vằng 1.2.2. TỔNG QUAN VỀ CỎ NGỌT [8] 1.2.2.1. Tên khoa học Stevia rebaudiana (Bert) Hemsl, thuộc họ cúc: Asteraceae. 1.2.2.2. Tên thường gọi Cỏ ngọt, cây cúc ngọt hay cây cỏ mật, trạch lan, cây thay thế đường 1.2.2.3. Mô tả Là loại cỏ sống lâu năm, 6 tháng sau khi trồng gốc bắt đầu hóa gỗ, mỗi gốc có nhiều cành (nếu để mọc tự nhiên có thể cao tới 100m). Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đôi hình mũi mác, dài từ 30 ÷ 60mm, rộng phủ 15 ÷ 30mm, có gân xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 bao nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan