Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sản xuất giống cá bống tượng oxyeleotris marmorata (bleeker, 1852) tạ...

Tài liệu Nghiên cứu sản xuất giống cá bống tượng oxyeleotris marmorata (bleeker, 1852) tại hải phòng

.PDF
70
766
152

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------***------------ NGUYỄN TRÂN HƯNG NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) TẠI HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa i - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------***------------ NGUYỄN TRÂN HƯNG NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) TẠI HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60620301 Quyết định giao đề tài: 1479/QĐ - ĐHNT ngày 30/12/2014 Quyết định thành lập HĐ: 1044/QĐ-ĐHNT Ngày bảo vệ: 25/11/2015 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN ĐỊCH THANH Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Nguyễn Đình Mão Khoa sau đại học Khánh Hòa - 2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống cá bống tượng Oxyeleotris marmorata (Bleeker,1852) tại Hải Phòng.” hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong báo cáo khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Tác giả Nguyễn Trân Hưng iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, Viện nghiên cứu Hải Sản, Trung tâm Giống thủy sản Hải Phòng, các thầy, cô giáo...Đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Qua đây tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: - Ban lãnh đạo - Trường Đại học Nha Trang - Ban lãnh đạo - Viện Nghiên cứu Hải Sản. - Khoa sau đại học - Trường Đại học Nha Trang. - Viện Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang. - Phòng đào tạo - Trường Đại học Nha Trang. - Phòng đào tạo - Viện nghiên cứu Hải Sản. - Ban lãnh đạo Trung tâm Giống thủy sản Hải Phòng. - Các thầy, cô giáo và đồng nghiệp những người đã ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành khoá học. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Địch Thanh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên Trung tâm Giống thủy sản Hải Phòng, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Xin trân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 15 tháng 10 năm 2015 Tác giả Nguyễn Trân Hưng iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC KÝ HIỆU.............................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá bống tượng ...........................................3 1.1.1. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại.............................................................3 1.1.2. Vị trí phân loại cá bống tượng ........................................................................4 1.1.3. Đặc điểm phân bố ..........................................................................................4 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................................5 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng .....................................................................................5 1.1.6. Khả năng thích ứng với các yếu tố môi trường ...............................................6 1.1.7. Đặc điểm sinh sản ..........................................................................................6 1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá bống tượng 1.2.1.Trên thế giới................8 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................11 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ..........................................................11 2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................11 2.2.1 Phương pháp tiếp cận....................................................................................11 2.2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu...................................................................12 2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................................12 2.2.3.1. Nuôi vỗ thành thục cá bống tượng.........................................................12 2.2.3.2. Kích thích sinh sản cá bống tượng.........................................................14 2.2.3.4. Ương cá bột lên cá hương......................................................................18 2.2.3.5. Ương cá hương lên cá giống..................................................................20 2.2.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ........................................................22 v 2.2.4.1. Xác định các chỉ tiêu trong quá trình thực nghiệm ................................22 2.2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................24 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................25 3.1. Kết quả nuôi vỗ cá bống tượng............................................................................25 3.3. Kết quả ấp trứng .................................................................................................28 3.3.1. Một số yếu tố môi trường trong bể ấp...........................................................28 3.3.2. Kết quả ấp trứng cá bống tượng ...................................................................28 3.4. Kết quả ương cá bống tượng giai đoạn cá bột lên cá hương.................................30 3.4.1. Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tăng trưởng cá bống tượng giai đoạn cá bột lên cá hương ................................................................................................30 3.4.2. Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tỷ lệ sống của cá bột lên cá hương .........32 3.4.3. Tăng trưởng tương đối và tăng trưởng tuyệt đối cá bống tượng giai đoạn cá bột lên cá hương..........................................................................................33 3.5. Kết quả ương cá bống tượng giai đoạn từ cá hương lên cá giống.........................37 3.5.1. Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tăng trưởng cá bống tượng ....................37 3.5.2. Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tỷ lệ sống cá bống tượng giai đoạn từ hương lên giống.........................................................................................38 3.5.3. Tăng trưởng tương đối và tăng trưởng tuyệt đối cá bống tượng giai đoạn hương lên giống .........................................................................................39 3.6. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong bể ương...................................44 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.........................................................................45 Kết luận................................................................................................................45 Đề xuất.................................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................46 PHỤ LỤC vi DANH MỤC KÝ HIỆU BKD : Thuốc phòng trị nấm và diệt khuẩn dùng cho động vật thủy sản DGRw : Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng cá DGRL : Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài cá DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước L : Chiều dài cá Ls : Chiều dài thân cá ban đầu (cm) Le : Chiều dài thân cá sau thí nghiệm (cm) L% : Tăng trưởng tương đối chiều dài cá M1 : Mật độ ương 1 M2 : Mật độ ương 2 M3 : Mật độ ương 3 M4 : Mật độ ương 4 Max : Giá trị lớn nhất Min : Giá trị nhỏ nhất T : Thời gian SR : Tỷ lệ sống của cá (%) W : Khối lượng cá WG% : Tăng trưởng tương đối khối lượng cá Ws : Khối lượng cá trước thí nghiệm We : Khối lượng cá sau thí nghiệm vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANOVA : Phân tích phương sai Dom : Domperidone LHRHa : Luteotropin Releasing Hormoned – Analog NT : Nghiệm thức NTTS : Nuôi trồng thủy sản TT : Thứ tự TB-(tb) : Trung bình SSS : Sức sinh sản Wikipedia : Bách khoa toàn thư mở viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Theo dõi một số yếu tố môi trường trong thời gian nuôi vỗ .......................25 Bảng 3.2: Tăng trưởng cá bống tượng theo thời gian nuôi vỗ.....................................26 Bảng 3.3: Tỷ lệ thành thục cá bống tượng từ tháng 2 đến tháng 4 (n = 100)...............26 Bảng 3.4: Kết quả sinh sản của cá bống tượng tại Hải Phòng (n= 100) ......................27 Bảng 3.5: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong bể ấp trứng..........................28 Bảng 3.6: Tỷ lệ nở của trứng cá bống tượng (n = 100)...............................................29 Bảng 3.7: Năng xuất cá bột cá bống tượng.................................................................29 Bảng 3.8: Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tăng trưởng khối lượng cá (g)...............30 Bảng 3.9: Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tăng trưởng chiều dài cá (cm)...............31 Bảng 3.10: Tỷ lệ sống của cá giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương .........................32 Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng (w) giai đoạn từ cá bột lên cá hương NT1 .................33 Bảng 3.12: Tốc độ tăng trưởng (w) giai đoạn cá bột lên cá hương NT2 .....................34 Bảng 3.13:Tăng trưởng tương đối và tăng trưởng tuyệt đối chiều dài NT1.................35 Bảng 3.14:Tăng trưởng tương đối và tăng trưởng tuyệt đối chiều dài TN2.................36 Bảng 3.15. Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tăng trưởng khối lượng cá ..................37 Bảng 3.16. Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tăng trưởng chiều dài cá .....................37 Bảng 3.17: Ảnh hưởng mật độ và thức ăn lên tỷ lệ sống cá bống tượng. ....................38 Bảng 3.18: Tăng trưởng (w) cá bống tượng giai đoạn hương lên giống NT1..............40 Bảng 3.19: Tăng trưởng (w) cá bống tượng giai đoạn hương lên giống TN2..............41 Bảng 3.20. Tăng trưởng chiều dài cá bống tượng từ hương lên giống NT1 ................42 Bảng 3.21. Tăng trưởng chiều dài cá bống tượng từ hương lên giống NT2 ................43 Bảng 3.22: Bảng theo dõi một số yếu tố môi trường trong bể ương ...........................44 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1: Hình dạng ngoài cá bống tượng....................................................................3 Hình 1.2: Phân bố địa lý cá bống tượng. ......................................................................4 Hình 1.3: Phân biệt cá bống tượng đực và cái ..............................................................7 Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................12 Hình 2.2: Chọn cá bống tượng bố mẹ.........................................................................13 Hình 2.3: Kiểm tra sàng cho cá ăn .............................................................................14 Hình 2.4: Chuẩn bị giá thể cho cá bống tượng đẻ trứng..............................................15 Hình 2.5: Tiêm kích dục tố kích thích sinh sản ..........................................................16 Hình 2.6: Sơ đồ nguồn nước sử dụng cho sinh sản ..................................................16 Hình 2.7: Trứng cá bống tượng dính trên giá thể........................................................17 Hình 2.8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương từ cá bột lên cá hương ..................................18 Hình 2.9: Kiểm tra cá bống tượng hương ...................................................................20 Hình 2.10: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương cá hương lên cá giống.................................20 Hình 2.11: Cá bống tượng giống................................................................................22 Hình 2.12: Kiểm tra cá bống tượng giống ..................................................................23 Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tăng trưởng chiều dài cá............31 Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ sống cá bống tượng giai đoạn cá bột lên cá hương.................32 Hình 3.3:Tăng trưởng tuyệt đối khối lượng theo tuần cá bống tượng hương...............35 Hình 3.4: Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tăng trưởng chiều dài cá........................38 Hình 3.5: Ảnh hưởng mật độ và thức ăn đến tỷ lệ sống cá bống tượng giống .............39 Hình 3.6. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng cá hương lên cá giống .......................42 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) là loài cá cận nhiệt đới, có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống, thịt cá thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Cá bống tượng thường được nuôi trong bè trên sông hay hồ chứa, nuôi trong ao hay eo ngách ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Được nhập vào miền Bắc nước ta từ những năm 1990 và tồn tại được trong điều kiện sống của miền Bắc. Cá có thể đẻ tự nhiên trong ao, nhưng tỷ lệ sống lên đến cá giống rất thấp, thường nhỏ hơn 1% do điều kiện sống của ấu thể rất khắt khe. Chính vì vậy, dù đã được di giống nhiều năm tại miền Bắc nhưng cá bống tượng vẫn chỉ là đối tượng nuôi thử nghiệm, chưa phát triển thành nuôi đại trà. Nguyên nhân chủ yếu chưa chủ động được con giống. Đề tài đã nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá bống tượng, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ, cho đẻ, ương cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống tại Trung tâm Giống thủy sản Hải Phòng. Thí nghiệm được triển khai trên 200 kg cá bống tượng bố mẹ, cá có khối lượng từ 250 g/con trở lên và được nuôi tại Trung tâm Giống thủy sản Hải Phòng. Thời gian nuôi vỗ từ 01/02/2015 đến 31/03/2015. Nuôi vỗ với mật độ 20 kg cá bố mẹ/100 m² ao. Cá bống tượng thành thục sinh dục được kích thích sinh sản từ đầu tháng 4 bằng kích dục tố LHRHa kết hợp với Dom. Thí nghiệm thực hiện trên 10 đợt cho cá đẻ với 40 kg cá cái, điều kiện nhiệt độ nước cho cá bống tượng sinh sản từ 26 - 32ºC. Cá bống tượng nở sau 3 ngày được chuyển ra bể (1,2 m³/bể) ương lên cá hương với 4 nghiệm thức về mật độ M1 = 800 con/m³, M2 = 1000 con/m³, M3 = 1200 con/m³, M4 = 1400 con/m³. Với 2 nghiệm thức về thức ăn: NT1 sử dụng thức ăn sống (Tảo lục Chlorophyta, tảo lam Cyanobacteria, luân trùng nước ngọt Brachionus angularis, Moina, Cyclops, Eucyclops, cá bột mè trắng, mrigal, rohu). NT2 sử dụng thức ăn chế biến (Lòng đỏ trứng, bột đậu nành nấu chín, thịt tôm, cá xay nhuyễn). Thời gian ương là 28 ngày. Cá bột lên cá hương thì được chuyển sang bể (1,2 m³/bể) ương lên cá giống với 4 nghiệm thức về mật độ M1 = 80 con/m³, M2 = 100 con/m³, M3 = 120 con/m³, M4 = 140 con/m³. Với 2 nghiệm thức về thức ăn: NT1 sử dụng thức ăn sống (Tảo lục Chlorophyta, tảo lam Cyanobacteria, luân trùng nước ngọt Brachionus angularis, xi Moina, Cyclops, Eucyclops, trùn chỉ, cá bột và cá hương mè trắng, mrigal, rohu). NT2 sử dụng thức ăn chế biến (Thịt cá xay nhuyễn và cám công nghiệp có hàm lượng đạm 30% với tỷ lệ mỗi loại 50%). Thời gian ương là 60 ngày. Trong kỹ thuật sản xuất giống cá bống tượng tại Hải Phòng, thời gian bố trí nuôi vỗ cá bố mẹ từ tháng 02 đến tháng 03 dương lịch. Tỷ lệ thành thục sinh dục của cá bống tượng đến 15 tháng 04 đạt 98%. Cho cá sinh sản bắt đầu từ tháng 4 khi nhiệt độ nước từ 26 - 32ºC. Năng xuất trứng cá bống tượng đạt 156.449±11.589 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ thụ tinh đạt 92±1,6%. Năng xuất cá bột đạt 103.550±7.327 con/kg cá cái. Giai đoạn ương cá bống tượng từ cá bột lên cá hương NT1. Kết quả ương đạt tỷ lệ sống từ 31,52 - 35,03%, khối lượng cá từ 0,210 - 0,230 g/con và chiều dài 1,9 - 2,1 cm/con. Thí nghiệm ương NT2 tỷ lệ sống đạt 21,43 - 25,52%, khối lượng cá 0,151 0,192 g/con, chiều dài 1,5 - 1,7 cm/con. So sánh kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá ương NT1 cao hơn NT2. Trong khâu kỹ thuật ương cá bống tượng giai đoạn từ cá bột lên cá hương thì yếu tố mật độ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Sử dụng thức ăn sống và mật độ ương từ 800 - 1000 con/m3 là phù hợp nhất đạt chỉ tiêu tỷ lệ sống 34,83 - 35,03%, khối lượng cá đạt 230 g/con và chiều dài 2,1 cm/con. Giai đoạn ương cá bống tượng từ cá hương lên cá giống NT1 tỷ lệ sống đạt từ 85,86% - 92,71%; khối lượng cá 3,346 - 6,540 g/con và chiều dài 6,7 - 8,1 cm/con. Cao hơn kết quả nghiên cứu khi bố trí thí nghiệm ương NT2 có tỷ lệ sống đạt từ 57,59 – 70,34%; khối lượng cá 0,843 - 1,482 g/con và chiều dài 4,8 - 5,2 cm/con. Tỷ lệ sống của cá bống tượng giai đoạn từ cá hương lên cá giống tỷ lệ nghịch với yếu tố mật độ. Mật độ ương từ 80 - 100 con/m3 đạt tỷ lệ sống cao 92,71%. Từ khóa: Sản xuất giống, cá bống tượng, Oxyeleotris marmorata, Hải Phòng. xii MỞ ĐẦU Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) được xem là loài cá có giá trị kinh tế ở một số quốc gia của Châu Á. Cá bống tượng thường được nuôi trong bè trên sông hay hồ chứa, nuôi trong ao hay eo ngách ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia (Suwansart, 1979, được trích dẫn bởi Cheah, 1994; Jee, 1980; Lương et al, 2005). Tuy nhiên nguồn cung cấp cá giống lớn hơn 20 g cho các ao hay bè nuôi hiện nay phần lớn là từ đánh bắt ngoài tự nhiên mặc dù sức sinh sản và tỷ lệ nở của trứng cá bống tượng khá cao, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo đã thành công từ những năm 1980 (Tavarutmaneegul và Lin, 1988). Việc tìm kiếm phương pháp ương nuôi hiệu quả là cần thiết với mong muốn phát triển nghề nuôi cá bống tượng. Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) là loài cá cận nhiệt đới, có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống, thịt cá thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Được nhập vào miền Bắc từ những năm 90 của thế kỷ trước và tồn tại được trong điều kiện sống của miền Bắc. Cá có thể đẻ tự nhiên trong ao, nhưng tỷ lệ sống lên đến cá giống rất thấp, thường nhỏ hơn 1% do điều kiện sống của ấu thể rất khắt khe. Chính vì vậy, dù đã được và thuần hóa nhiều năm tại miền Bắc nhưng cá bống tượng vẫn chỉ là đối tượng nuôi thử nghiệm, chưa phát triển thành nuôi đại trà. Nguyên nhân chủ yếu là không chủ động được con giống. Là loài cá đang được thị trường ưa thích, có giá trị kinh tế và có giá trị xuất khẩu. Cá được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và một số tỉnh thành khác (Đoàn Quang Sửu, 1996). Cá bống tượng thương phẩm có giá cá dao động từ 280.000 – 300.000 đồng/kg. Nhu cầu nuôi cá bống tượng của người dân ngày càng tăng, nên nguồn cá giống ngày càng hiếm (Báo điện tử Tiền Giang, 2007). Đến nay tại Cà Mau giá cá bống tượng thương phẩm dao động từ 300 – 400 ngàn đồng/kg (Báo Lao Động điện tử, 2015) Cá bống tượng đã được sinh sản nhân tạo thành công tại Nam Định năm 2000, tại Hải Phòng năm 2010. Tuy nhiên, khâu kỹ thuật ương nuôi cá hương lên cá giống cần được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Hiện nay cá bống tượng đã được di giống và thuần hóa tại Trung tâm giống thủy sản Hải Phòng. Việc hoàn thiện 1 quy trình sinh sản nhân tạo loài cá này là rất cần thiết nhằm tạo ra đối tượng nuôi mới và có giá trị kinh tế cho nghề nuôi trồng thủy sản tại Hải Phòng và một số địa phương lân cận. Để nghiên cứu đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cho vùng nuôi và được sự đồng ý của Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. Thực hiện quyết định số: 1479/QĐ-ĐHNT ngày 30/12/2014 của hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang về việc giao đề tài luận văn thạc sĩ. Tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giống cá bống tượng Oxyeleotris marmorata (Bleeker,1852) tại Hải Phòng.” * Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài - Nuôi vỗ thành thục và kích thích cho đẻ cá bống tượng. - Ương nuôi giai đoạn từ cá bột lên cá hương. - Ương nuôi giai đoạn từ cá hương lên cá giống. * Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá bống tượng, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ương nuôi cá hương và cá giống tại Trung tâm giống thủy sản Hải Phòng. * Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá bống tượng tại Trung tâm Giống thủy sản Hải Phòng, sản xuất giống cá bống tượng tại chỗ nhằm đa dạng đối tượng nuôi cho nghề nuôi trồng thủy sản tại Hải Phòng và một số địa phương lân cận. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá bống tượng 1.1.1. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại - Đặc điểm hình thái: Cá bống tượng có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt, cá có thân hình thoi tròn. Hàm răng sắc nhọn mang đặc điểm của các loài cá giữ ăn động vật. Thân có màu đen, điểm thêm ít vằn nâu, đầu to hơn so với thân. Điểm đặc biệt khó có thể nhầm lẫn cá bống tượng là dưới đuôi có hình chữ V màu đen. Các vây và tia vây của cá bống tượng + Tia vây A I,9 (vây hậu môn) + Tia vây ID VI (vây lưng) + Tia vây IID I,9-10 (vây lưng) + Tia vây P 17-19 (vây ngực) + Tia vây VI,5 (vây bụng) Khi lật ngửa cá lên thì vảy bụng và lưng đều, các vây nguyên, cá có nhiều nhớt, màu lưng hơi xám, da bóng, mang phùng thật to và các vây xoè ra hết cỡ, cá bống tượng có khối lượng trung bình khoảng 50g - 100g. Cá bống tượng giống với những loài cá bống khác, nhất là trong thời kỳ còn nhỏ. Nhưng lúc lớn cá bống tượng có khối lượng lớn, có thể đạt đến vài kg/con. Cá bống tượng khoẻ, thịt dày, ăn ngon, thịt cá khi chế biến có màu trắng tinh như thịt gà, có độ dai và có vị ngọt (Cá bống tượng Wikipedia, 2015). Hình 1.1: Hình dạng ngoài cá bống tượng 3 1.1.2. Vị trí phân loại cá bống tượng Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Eleotridae Chi: Oxyeleotris Loài: O. marmorata (Bleeker,1852) Tên tiếng Anh: Marble goby. Tên tiếng Việt: Cá bống tượng. (Cá bống tượng - Wikipedia, 2015) 1.1.3. Đặc điểm phân bố Hình 1.2: Phân bố địa lý cá bống tượng. (Trần Công Khôi, 2008) * Phân bố địa lý Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker,1852) sống trong môi trường nước ngọt và phân bố tại lưu vực sông Mê Kông, sông Chao Praya cùng những con sông trong khu vực biên giới giữa các nước Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia. Cá bống tượng là một loài cá có giá trị kinh tế cao (Cá bống tượng Wikipedia, 2015). Cá tự nhiên bắt gặp ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia. Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ (Dương Tấn Lộc, 2001). Khu vực đồng bằng sông Cửu Long quanh năm nắng nóng và mưa nhiều nên thích hợp cho cá bống tượng sinh trưởng và 4 phát triển tốt, ngoài ra đến nay cá bống tượng còn được di giống nuôi ở một số tỉnh, thành miền Bắc Việt Nam (Cá bống tượng - Wikipedia, 2015). * Phân bố sinh thái Trong tự nhiên cá bống tượng phân bố khắp các loại thủy vực nước ngọt, sống thành đàn trong sông ngòi, kênh, rạch, ao, đìa hoặc hồ chứa. Cá bống tượng thường đi một cặp, ít khi đi lẻ. Cá trưởng thành sinh sản ở những nơi có nước chảy. Cá bống tượng sống ở đáy thủy vực, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, khi gặp nguy hiểm có thể chúi xuống bùn sâu đến một mét, cá có thể sống ở đó hàng chục giờ. Cá ưa ẩn náu nơi cây cỏ ven bờ và hang hốc trong thủy vực. Cá bống tượng có tập tính sống tầng đáy, môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá thể, cá có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên. Cá bống tượng thường ban ngày ít hoạt động và thường vùi mình dưới bùn, hoạt động tích cực vào đêm, nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả ban ngày (Cá bống tượng - Wikipedia, 2015). 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Cá bống tượng là loài cá dữ điển hình, thích ăn động vật như cá, tép, cua, ốc... tươi sống và vừa với cỡ miệng. Nuôi trong ao, trong bè, cá ăn thêm các loài thức ăn khác như các loại hạt và thức ăn chế biến. Là loài cá dữ ăn thịt nhưng không rượt đuổi con mồi, mà chỉ nằm rình rập săn bắt. Cá bống tượng thường bắt mồi mạnh về ban đêm hơn ban ngày, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng. Đây là loại cá dễ nuôi (Cá bống tượng - Wikipedia, 2015). Khi cá còn nhỏ, 4 ngày tuổi sau khi nở, cá hết noãn hoàng và bắt đầu ăn động vật phù du kích thước nhỏ, chủ yếu là luân trùng, hoặc các hạt mịn như bột trứng, bột đậu lành. Đến ngày thứ 10 cá ăn được giáp xác thấp như Moina, Cyclop, ấu trùng Artemia. Từ ngày 20 trở đi cá ăn được trùn chỉ. Sau 1 tháng tuổi cá bắt đầu có tính ăn của loài là ăn tép nhỏ, cá con vừa cỡ miệng, ngoài ra cá còn ăn mùn bã hữu cơ và mầm thực vật (Trần Thanh Bảnh, 2010). 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng So với nhiều loài cá khác, cá bống tượng có độ tăng trưởng chậm. Nếu sử dụng con giống sinh sản nhân tạo, nuôi từ cá giống có chiều dài 3 cm – 4 cm thành cá thương phẩm 400 gr/con trở lên cần khoảng thời gian 10 tháng - 12 tháng tùy chế độ chăm sóc. Cá bống tượng lúc nhỏ tăng trưởng rất chậm và lớn nhỏ không đều cỡ, có lẽ 5 do kén chọn nguồn thức ăn, nhưng đến cỡ cá có chiều dài 10 – 12 cm thì bắt đầu phàm ăn và nhanh lớn. Do vậy, người ta thường chia ra làm 2 giai đoạn nuôi. Giai đoạn I, nuôi từ cá giống đến khi đạt khối lượng bình quân 50 gr/con, khoảng 3 - 4 tháng. Tiến hành thu hoạch để phân cỡ cá. Giai đoạn II, từ cá giống lỡ đến cá thương phẩm, thời gian khoảng 6 - 8 tháng. (Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế, 2009). So với nhiều loài cá khác thì cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm. Từ cá bột đến cá hương 1,5 – 2 cm mất 30 ngày, đến cá cỡ 8 – 10 cm phải mất đến 4 tháng nữa. Muốn đạt đến cỡ cá 100 g/con phải mất thêm 4 – 5 tháng tiếp theo. Trong tự nhiên cá có cỡ 100 g – 200 g là cá đã 1 tuổi, cá 3 tuổi đạt 700 g – 900 g. Trong điều kiện nuôi cá bống tượng thương phẩm trong ao hoặc trong bè để đạt cỡ cá 500 g trở lên phải mất 5 - 8 tháng nuôi. Nhìn chung quá trình sinh trưởng của cá bống tượng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thức ăn (Bành Thanh Hùng, 2007) 1.1.6. Khả năng thích ứng với các yếu tố môi trường Cá có thể sống được ở vùng nhiễm phèn, độ pH bằng 5,5 và có độ mặn không quá 13‰. Hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 1 mg/ lít. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển từ 26ºC - 32ºC, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15ºC - 41ºC, thậm chí chúng có thể chịu đựng đến độ muối 15‰. Cá cần có dưỡng khí trên 3 mg/lít và có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì cá có cơ quan hô hấp phụ. Khi lượng khí oxy hoà tan trong ao thấp, cá có hiện tượng phùng mang và nổi đầu trên mặt nước. Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn. Sống ở đáy thủy vực, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến một mét, có thể sống ở đó hàng chục giờ (Cá bống tượng - Wikipedia, 2015). 1.1.7. Đặc điểm sinh sản Trong tự nhiên cá bống tượng thành thục sau 1 năm tuổi, mùa vụ sinh sản bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Trong sinh sản nhân tạo cá có thể thành thục sớm hơn 1 – 2 tháng, mùa vụ sinh sản từ cuối tháng 2 và kéo dài tới tháng 11. Cá đẻ tập trung vào tháng 5, 6, 7, 8 và giảm dần vào các tháng cuối năm. Cá bống tượng là loài đẻ nhiều lần trong năm (trung bình 5 lần). Cỡ cá thành thục khoảng 150 g. Nuôi vỗ cho đẻ nhân tạo cá có thể thành thục sớm hơn, nếu nuôi tốt và nhiệt độ thích hợp cá đẻ quanh năm. Cá có tập tính ghép đôi khi sinh sản. Bãi đẻ của cá nằm ở ven bờ và sâu trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước để làm giá thể. Trứng cá có dạng hình quả lê và thuộc loại trứng dính. Trứng dính thành hình ô tròn ở dưới hốc 6 cây, hang hốc ven bờ. Trứng cá bống tượng có chiều dài 1,2 – 1,4 mm. Sau khi đẻ trứng cá bơi quanh tổ và dùng đuôi quạt nước để tạo đủ oxy cho trứng phát triển đến khi trứng cá nở hết. Sức sinh sản của cá bống tượng khá cao từ 15.000 – 30.000 trứng/kg. Sức sinh sản tuyệt đối đạt tới 76.000 trứng (cá 350gr). Thời gian tái phát dục khoảng 20 - 30 ngày (Bành Thanh Hùng, 2007). Phân biệt cá đực và cá cái: Cá bống tượng khi chưa thành thục khó phân biệt về giới tính. Thông thường, sau khi nuôi vỗ được 1 - 2 tháng thì cá đã phát dục. Có thể phân biệt cá đực và cá cái qua quan sát hình dạng bên ngoài. Cá đực có gai sinh dục nhỏ, đầu nhọn hình tam giác. Khi thành thục, vuốt nhẹ trên cơ thể sẽ ra một ít sẹ màu trắng. Cá cái có gai sinh dục lớn, nhưng không nhọn đầu như gai sinh dục của cá đực. Gần thời gian đẻ, mấu sinh dục lồi ra, đỏ mọng. Đầu mút của mấu này có thể chạm đến gốc vây hậu môn, bụng to và mềm. Khi vuốt nhẹ trên thân, thấy có một số hạt trứng bật ra đó là lúc cá có thể cho đẻ (Hữu Thái, 2011). Hình 1.3: Phân biệt cá bống tượng đực và cái Ở điều kiện nhiệt độ 26ºC - 32ºC, sau 30 giờ trứng nở thành cá bột, tỷ lệ nở 30 40% (Đoàn Quang Sửu, 1996). Cá bột mới nở có kích thước rất nhỏ và cơ thể trong suốt. Từ ngày thứ 4 sau khi nở cá hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn ngoài, cá bắt đầu bơi ngang (Hữu Thái, 2011). Thường thường trứng cá bống tượng sau khi đẻ từ 25h - 26h thì nở, lúc này cá có chiều dài 2,5 – 3,0 mm. Sau 1 ngày chiều dài cá đạt 3,8 mm cá chuyển động thẳng đứng và từ từ buông mình xuống đáy. Cá 2 ngày chiều dài đạt 3,8 -4,0 mm, mắt có sắc tố đen, xuất hiện vây ngực. Cá 3 ngày chiều dài cá đạt 4,0 - 4,2 mm, túi noãn hoàng tiêu biến. Cá 12 ngày đã xuất hiện đầy đủ các vây. Cá 18 ngày tuổi hình thành vảy và 7 có hình dáng của cá trưởng thành. Cá 30 ngày tuổi dài khoảng 13 mm. Cá 45 ngày tuổi dài khoảng 21 mm. Cá 60 ngày tuổi dài khoảng 30 mm. Cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41 mm. Cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53 mm. So với loài cá khác thì cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá dưới 100 g, cá từ 100 g trở lên tăng trưởng khá hơn (Trần Công Khôi, 2008). 1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá bống tượng 1.2.1.Trên thế giới Những báo cáo ban đầu của Tan (1973) và Phinal (1980) trích bởi Tavarutmaneegul và Lin (1988) cho thấy cá bống tượng ở giai đoạn cá bột có tỷ lệ tử vong rất cao, lên tới 100%. Nhưng với giá thể thích hợp, Tavarutmaneegul và Lin (1998) đã thành công trong việc thu trứng cá bống tượng và số lượng trứng thụ tinh hơn 80%. Với thức ăn là lòng đỏ trứng gà và luân trùng, cá bột vẫn chết nhiều với tỷ lệ là 90%. Có nhiều ý kiến xoay quanh hiện tượng này. Nguyên nhân có thể là cá chết đói do thức ăn không phù hợp (Tan và ctv, 1973), hay do mật độ các hạt thức ăn Tavarutmaneegul và Lin, 1988). Tavarurmaneegul và Lin (1988) báo cáo rằng trong suốt 30 ngày kể từ sau khi nở cá bống tượng đạt chiều dài trung bình là 1 cm với tỷ lệ sống từ 7 - 55%. Vào giai đoạn hai (từ 30 - 60 ngày sau khi nở), khi nuôi với mật độ 20 con/m² thì cá tăng trưởng cao hơn và tỷ lệ sống cũng cao hơn 75 - 100%. Thức ăn của chúng ở giai đoạn này là Moina.sp, ấu trùng của côn trùng… Rojanapittaykul (2000) đã thực hiện những nghiên cứu về sự thích nghi của trứng và ấu trùng cá bống tượng ở những độ mặn khác nhau (0, 10, 20 ppt). Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ nở đạt cao nhất khi cá được nuôi trong môi trường nước ngọt. Sau 23 ngày tuổi, tỷ lệ tử vong khá cao, nhưng sau 60 ngày tuổi, ở độ mặn 10 ppt tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ sống đạt rất cao (96,88%), cá dài 1,94 cm. Thức ăn được sử dụng để ương cá bống tượng từ sau khi nở cho đến 30 ngày tuổi là Chlorella sp, Rotifer, Artemia sp và cuối cùng là Moina sp. Theo Nguyễn Tuần (1993), thì vào những năm cuối của thập niên 70, các vùng Đông Nam Á đã bắt đầu nuôi và cho đẻ nhân tạo thành công như: Indonesia (1978), Singapore và Thái Lan (1980)…( trích bởi Dương Nhựt Long, 2012) 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất