Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sản xuất bột cá từ phụ phẩm cá tra (pangasianodon hypophthalmus)...

Tài liệu Nghiên cứu sản xuất bột cá từ phụ phẩm cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

.PDF
12
1459
76

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN VĂN THÁI NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CÁ TỪ PHỤ PHẨM CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN VĂN THÁI NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CÁ TỪ PHỤ PHẨM CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGs.Ts. ĐỖ THỊ THANH HƢƠNG 2014 NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CÁ TỪ PHỤ PHẨM CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Nguyễn Văn Thái TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu sản xuất bột cá từ phụ phẩm cá tra” được nghiên cứu nhằm tối ưu hóa một số công đoạn trong quy trình sản xuất bột cá làm tăng giá trị kinh tế cũng như chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến. Góp phần tận dụng tốt lượng phụ phẩm từ cá tra của các nhà máy chế biến thủy sản đồng thời giải quyết vấn đề về môi trường và làm tăng thêm giá trị con cá tra. Đề tài được thực hiện với 4 thí nghiệm chính để tìm ra thời gian hấp thích hợp cho hiệu suất thu hồi bột cá tối ưu, thời gian ép thích hợp để hàm lượng lipid đạt chỉ tiêu, hiệu suất thu hồi dịch đạm tối đa, và thời gian sấy thích hợp đảm bảo hàm lượng ẩm cho công đoạn nghiền và bảo quản tốt. Các kết quả thí nghiệm cho thấy, sản phẩm bột cá có hiệu suất thu hồi cao nhất ở thời gian hấp 5 phút, thời gian ép triệt để và có hàm lượng lipid đạt chỉ tiêu ở thời gian 10 phút, hiệu suất thu hồi dịch đạm đạt cao nhất với thời gian 60 phút, cuối cùng sản phẩm sấy ở thời gian 10 giờ cho hàm lượng ẩm đạt tiêu chuẩn. Thành phần hóa học của bột cá thành phẩm: đạm tổng số đạt 60,75%, lipid 12,26%, hàm lượng ẩm 9,06%. Từ khóa: Bột cá, bột cá tra, cá tra, phụ phẩm cá tra 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước, với nhu cầu cá tra fillet xuất khẩu ngày càng tăng, kéo theo sản lượng nuôi tăng mạnh khiến người dân đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa cá nguyên liệu. Với năng xuất hoạt động rất lớn của các nhà máy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng lượng nguyên liệu cung cấp còn cao hơn rất nhiều, bên cạnh đó lượng phụ phẩm sinh ra trong quá trình chế biến chiếm khoảng 65 đến 70% nguyên liệu vào (Nguyễn Xuân Trình và ctv, 2013). Vì vậy nhu cầu tận dụng phụ phẩm là một xu hướng rất cần thiết, nhằm tăng giá trị con cá tra, hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm từ cá tra ngoài cá tra fillet còn có cá viên, cá tẩm bột, cá phồng, surimi…Bên cạnh đó, mỡ chiếm 11-14% khối lượng cá tra (Bùi Thị Vũ Yến, 2011) nên biodiesel và bột cá từ phụ phẩm là một hướng đi mới. Với lượng đạm cao 55-65% (Nguyễn Văn Nguyện và ctv, 2012) đảm bảo chất lượng bột cá từ phụ phẩm chế biến đang được sản xuất với nhu cầu lớn để phục vụ cho thức ăn gia súc và thuỷ sản, nhằm đưa ra tính hoàn thiện và tổng quát về quy trình sản xuất bột cá từ phụ 1 phẩm cá tra. Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất bột từ phụ phẩm cá tra” được đặt ra với tính chất tổng quan về quy trình và nhằm tối ưu hơn về kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm bột cá để đáp ứng yêu cầu của thị trường cũng như giải quyết được lượng lớn phụ phẩm trong quá trình chế biến thuỷ sản. 2 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu Nguyên liệu chính được sử dụng trong thí nghiệm là cá tra thu mua ở chợ để fillet lấy phụ phẩm, hóa chất sử dụng cho phân tích là acid H2SO4 đậm đặc, acid H2SO4 0,1N, acid Boric 2%, H2O2, Petroleum ether, thiết bị như máy xay, cân điện tử, cối, chày, nồi hấp, tủ sấy, hệ thống phân tích lipid, đạm. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên cơ sở thay đổi một nhân tố và cố định các nhân tố còn lại, kết quả thí nghiệm trước được sử dụng làm thông số cố định cho thí nghiệm tiếp theo và thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. 2.2.1.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát Cá tra còn sống, trọng lượng <0,5kg/con, không dị tật, không có dấu hiệu bị bệnh, cắt tiết, ngâm rủa bằng nước sạch 15 phút ở nhiệt độ phòng, fillet tách phần thịt 2 bên, thu nhận xương, đầu, nội tạng, da, mỡ làm nguyên liệu cho thí nghiệm. Nguyên liệu được xử lý làm nhỏ kích thước 10-20 mm đối với cá kích thước lớn để truyền nhiệt nhanh cho quá trình hấp, sau xử lý hấp cách thủy ở nhiệt độ 80-90oC, ép tách nước và dầu ra khỏi nguyên liệu, sấy khô với nhiệt độ <90oC nhằm giảm độ ẩm <10% (Lê Thị Minh Thủy, 2004), sau đó nghiền và sàng với kích thước lưới khoảng 4-6 mm 15 lỗ/cm2 (Nguyễn Thành Tấn, 2013). 2 Nguyên liệu Xử lý Hấp Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Ép Dịch ép Bã ép Phân ly Dịch dầu cá Dịch đạm Tinh chế Cô đặc Dầu cá Làm khô Nghiền sàng Thí nghiệm 4 Thí nghiệm 3 Đạm thu hồi Bảo quản bột cá Hình 1: Quy trình sản xuất bột cá Thí nghiệm 1: Xác định thời gian chưng nấu thích hợp để tối ưu hiệu suất thu hồi xác bả trong bột cá chăn nuôi Tiến hành thí nghiệm: phụ phẩm cá tra được chuẩn bị theo sơ đồ Hình 1. Nguyên liệu sau khi được xử lý làm nhỏ sau đó cân chính xác khối lượng mẫu 50 (g) và tiến hành hấp cách thủy, và mẫu được cân xác định lại khối lượng sau công đoạn ép để tính hiệu suất thu hồi.Thí nghiệm được bố trí với 6 thời gian hấp khác nhau 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút. Cân khối lượng của từng mẫu sau công đoạn ép so sánh khối lượng trước khi hấp tìm ra hiệu suất tối ưu, khối lượng mẫu 50 g (phụ phẩm cá tra) và thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức với lặp lại 3 lần. Thí nghiệm 2: Khảo sát thời gian ép ảnh hưởng tới hàm lượng lipid trong bột cá Tiến hành thí nghiệm: phụ phẩm cá tra được chuẩn bị theo sơ đồ Hình 1, chọn mẫu tối ưu của thí nghiệm 1, tiến hành thí nghiệm 2. Thí nghiệm bố trí với 5 thời gian ép 4 phút, 7 phút, 10 phút, 13 phút, 16 phút với lực ép cố định là 12 kg/cm2. Nguyên liệu sau khi được xử lý, hấp cách thủy, ép tách nước, 3 mỡ, dịch đạm…(thực hiện bằng cách dùng 2 thớt làm bề mặt ép và xô nước 60 lít làm lực ép với mẫu đựng trong bao vải 5 cm2). Sau khi ép tiến hành phân tích hàm lượng lipid trong xác bả ép để chọn mẫu tối ưu <12% với khối lượng mẫu 50 g (phụ phẩm cá tra). Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian cô đặc ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi dịch đạm Tiến hành thí nghiệm: phụ phẩm cá tra được chuẩn bị theo sơ đồ Hình 1, chọn mẫu tối ưu của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, tiến hành thí nghiệm 3. Trong công đoạn ép tách mỡ ngoài ra có lượng đáng kể dịch đạm do đó xác định thời gian cô đặc là rất thích hợp để thu hồi đạm tối ưu nhất mà khi bổ sung không làm tăng ẩm trong bột cá chăn nuôi, trong dịch ép có rất nhiều mỡ nên tiến hành loại mỡ bằng cách làm lạnh để đông vón lại rồi tiến hành cô đặc theo thí nghiệm có khối lượng mẫu 50 g (phụ phẩm cá tra) và thí nghiệm được bố trí 6 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 4: Khảo sát thời gian làm khô ảnh hưởng đến hàm lượng ẩm trong bột cá Tiến hành thí nghiệm: phụ phẩm cá tra được chuẩn bị theo sơ đồ Hình 1, chọn mẫu tối ưu của thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3, tiến hành thí nghiệm 4. Nguyên liệu được xử lý, hấp cách thủy, ép theo các thông số kỹ thuật được khảo sát từ thí nghiệm 1, 2 và 3 sau đó sấy mẫu ở nhiệt độ 70oC và phân tích ẩm chọn thời gian thích hợp để bột cá đạt độ ẩm đạt tiêu chuẩn <10% (Lê Thị Minh Thủy, 2004), bố trí thí nghiệm với 6 thời gian sấy khác nhau từ 7, 8, 9, 10, 11, 12 giờ. Thí nghiệm được bố trí 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu      Hiệu suất thu hồi được tính bằng (khối lượng nguyên liệu sau ép/khối lượng nguyên liệu ban đầu)x100. Xác định biến đổi trọng lượng theo phương pháp cân để tính hiệu suất thu hồi. Xác định hàm lượng lipid tổng số bằng phương pháp Soxhlet theo TCVN 3703-90. Xác định hàm lượng protein tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 3705-90. Xác định hàm lượng ẩm tổng số bằng phương pháp sấy theo TCVN 370090. 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 4 Số liệu thu được của các thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Excel để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Xử lý thống kê ANOVA với mức ý nghĩa P< 0,05, bằng chương trình SPSS 16.0 để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong cùng thí nghiệm. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hƣởng của thời gian chƣng nấu đến hiệu suất thu hồi Kết quả hiệu suất thu hồi theo thời gian chưng nấu được thể hiện trên hiệu suất % Hình 2 60 50 40 30 20 10 0 a 5 a 10 b b 15 20 Thời gian hấp phút c b 25 30 Hình 2: Đồ thị biểu diễn hiệu suất thu hồi xác bả qua các thời gian hấp Qua Hình 2 cho thấy khi thời gian hấp tăng từ 5 đến 10 phút thì hiệu suất tăng và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các mẫu còn lại. Tuy nhiên khi tăng thời gian hấp đến 30 phút thì hiệu suất giảm. Mẫu 2 với thời gian hấp 10 phút cho hiệu suất thu hồi cao nhất (53,43%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) với mẫu 1 (hấp 5 phút). Nguyên nhân thời gian hấp càng dài cho hiệu suất càng thấp là do thời gian hấp càng lâu thì thúc đẩy quá trình oxy hóa, thủy phân protein làm tổn thất chất dinh dưỡng và làm giảm hiệu suất thu hồi. Tuy nhiên mục đích của công đoạn hấp là làm đông vón protein, phá vỡ tổ chức tế bào, dầu, nước, protein tách ra tạo thuận lợi cho công đoạn ép, tiêu diệt vi sinh vật, làm mất hoạt lực của enzyme vì vậy có thể hạn chế được hư hỏng của nguyên liệu và tạo mùi thơm cho sản phẩm Lê Thị Minh Thủy, 2004 . Mà yêu cầu thí nghiệm thời gian hấp càng ngắn càng lợi ích về mặt kinh tế mà phải đạt được các yêu cầu về kỹ thuật của công đoạn để sản phẩm hiệu quả và chất lượng, dựa vào kết quả chạy thống kê của thí nghiệm cho thấy hấp 5 phút và 10 phút khác biệt không có ý nghĩa thống kê nên ta chọn thời gian hấp cho 5 hiệu suất tối ưu nhất là 5 phút vừa đạt yêu cầu đặt ra tại công đoạn vừa rút ngắn thời gian có lợi về mặt kinh tế. 3.2 Khảo sát thời gian ép ảnh hƣởng tới hàm lƣợng lipid trong bột cá Kết quả khảo sát hàm lượng lipid qua các thời gian ép được thể hiện trên Hình 3 25 a % lipid 20 b c c c 10 Thời gian ép phút 13 16 15 10 5 0 4 7 Hình 3: Đồ thị biểu diễn hàm lượng lipid được khảo sát qua các thời gian ép Qua đồ thị Hình 3 cho thấy hàm lượng lipid còn lại trong xác bả ép giảm dần theo thời gian tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở các thời gian 10 phút, 13 phút, 16 phút (p>0,05). Mẫu 4 với thời gian hấp 13 phút cho hàm lượng lipid thấp nhất 11,85% nhưng không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) với mẫu 3 ép trong (10 phút). Theo Lê Thị Minh Thủy (2004), hàm lượng lipid trong bột cá nằm trong khoảng 5-12%, tuy nhiên kết quả phân tích không đạt đúng chỉ tiêu, nhưng mà ta có thể dựa vào đó xác định được thời gian ép cho hiệu quả tốt nhất. Do khi khối nguyên liệu bị ép lại thì áp suất chất lỏng trong tế bào tăng lên làm rách màng tế bào và chất lỏng thoát ra và giảm dần,khi áp lực tăng hiệu suất ép tăng nhưng có giới hạn vì nếu áp suất tăng quá cao tế bào bị hẹp lại cản trở sự thoát chất lỏng (Phạm Thị Thu Hương, 2007) theo thời gian hàm lượng lipid giảm rất chậm, do đó với thời gian 10, 13 và 16 thì hàm lượng lipid đạt thấp nhất và giữa các nghiệm thức đó không có sự khác biệt thống kê. So với nghiên cứu tại tại nhà máy công đoạn ép (Nguyễn Thành Tấn, 2013) với thời gian 7-10 phút sản phẩm đạt hàm lượng lipid <12%, thực tế khi khảo sát với thời gian 7 phút cho hàm lượng lipid còn khá cao 16,84% nên chọn thời gian thích hợp là (10 phút) hàm lượng lipid còn 12,26% vì ép càng triệt để loại mỡ càng tốt tuy nhiên không được kéo dài thời gian tránh các sự 6 biến đổi vì quá trình ép thực hiện ở nhiệt độ cao nên dễ bị biến đổi trong quá trình chế biến và bảo quản do oxy hóa lipid nếu thời gian kéo dài. 3.3 Khảo sát thời gian cô đặc ảnh hƣởng đến hiệu suất thu hồi dịch đạm Kết quả hàm lượng đạm thu hồi với các thời gian cô đặc khác nhau thể hiện trên Hình 4 hàm lượng đạm % 62 a 61 b 60 c c,d 59 c,d d 60 70 58 57 56 20 30 40 50 Thời gian cô đặc phút Hình 4: Đồ thị biểu diễn hàm lượng đạm thu hồi được khảo sát qua các thời gian cô đặc khác nhau Kết quả ảnh hưởng của thời gian sấy đến hàm lượng ẩm trong bột cá thể hiện trên Hình 5 % Ẩm 20 a b 15 c 10 c,d d d 60' 70' 5 0 20' 30' 40' 50' Thời gian cô đặc phút Hình 5: Đồ thị biểu diễn hàm lượng ẩm sau bổ sung dịch cô đặc và sấy trong 10 giờ Từ Hình 4 thì hàm lượng protein giảm khi thời gian cô đặc tăng, qua thời gian cô đặc từ 20 đến 70 phút thì hàm lượng protein giảm từ 61,33% còn 58,53%. Sau khi cô đặc và bổ sung lại giảm do quá trình cô đặc với nhiệt độ cao, thời gian kéo dài làm vô hoạt hóa enzyme (protein, polyphenoloxidase, 7 lypoxydase) vốn tạo ra màu sắc, mùi vị xấu và giảm hàm lượng protein của thực phẩm (Tôn Nữ Minh Nguyệt, 2014). Cho nên thực hiện quá trình cô đặc trong thời gian càng ngắn càng tốt, để hàm lượng đạm cao nhất có thể mà vẫn đảm bảo khi bổ sung vào công đoạn sấy cho độ ẩm đạt tiêu chuẩn. Từ Hình 4 và Hình 5 và tiêu chuẩn bột cá chăn nuôi <10%, mẫu 3 (thời gian cô đặc 40 phút đạt được độ ẩm thích hợp (<10%) là 9,36% và đạm 59,34% sẽ được chọn mẫu tối ưu. Nguyên nhân hàm lượng ẩm giảm theo thời gian càng tăng khi bổ sung dịch đạm cô đặc do nước bốc hơi càng nhiều khi thời gian cô đặc kéo dài (Nguyễn Trọng Cẩn, 1990) cho nên ẩm càng giảm khi bổ sung vào xác bả ở công đoạn sấy. 3.4 Khảo sát thời gian làm khô ảnh hƣởng đến hàm lƣợng ẩm trong bột cá Kết quả hàm lượng ẩm ảnh hưởng qua các thời gian sấy thể hiện trên Hình 6 25 % Ẩm 20 a b 15 c d 10 e f 5 0 7 8 9 10 Thời gian sấy giờ 11 12 Hình 6: Đồ thị biểu diễn hàm lượng ẩm được khảo sát qua các thời gian sấy khác nhau Qua đồ thị Hình 6 cho thấy hàm lượng ẩm giảm dần theo thời gian sấy tăng dần cụ thể từ 7 giờ đến 12 giờ ẩm độ giảm từ 19,13% còn 5,77%, tuy nhiên mức độ giảm hàm lượng ẩm giảm dần do trong quá trình làm khô, áp lực hơi nước trên bề mặt bột cá lớn hơn áp lực của môi trường xung quanh. Khi đó diễn ra quá trình khếch tán nội và khếch tán ngoại cho đến khi áp lực hơi nước trên bề mặt bột cá cân bằng áp lực hơi nước môi trường xung quanh 8 thì hàm lượng ẩm thoát ra chậm cho nên thời gian sấy sau 10 giờ sự thay đổi ẩm rất thấp. Từ Hình 6 và tiêu chuẩn bột cá với độ ẩm <10% và tại mẫu sấy 10, 11 và 12 giờ có hàm lượng ẩm lần lượt là 9,06%, 7,44%, 5,77% thì hàm lượng ẩm đạt tiêu chuẩn (<10%). Mục tiêu của thí nghiệm tìm ra thời gian sấy thích hợp để bột cá đạt chỉ tiêu hàm lượng ẩm, đồng thời giảm tiêu hao chi phí và thời gian cũng như đảm bảo chất lượng bột cá làm ra hàm lượng ẩm không được quá thấp tránh sự hút ẩm trở lại gây vón cục, biến đổi dẫn đến hư hỏng Trần Thị Luyến, 1996). Vậy mẫu tối ưu cho công đoạn sấy là 10 giờ đạt độ ẩm 9,06% (<10%). 4 KẾT LUẬN Sản xuất bột cá đòi hỏi yêu cầu cao về mặt kỹ thuật trong từng công đoạn chế biến như thời gian, nhiệt độ và thiết bị xử lý, ngoài yêu cầu về kỹ thuật cần phải đảm bảo chất lượng tốt của nguồn nguyên liệu và quá trình xử lý phù hợp để sản phẩm đạt chất lượng tốt tránh làm tổn hao chất dinh dưỡng nguyên liệu trong quá trình chế biến. Từ kết quả thí nghiệm kết luận rằng sản phẩm bột cá có hiệu suất thu hồi xác bả cao nhất đồng thời rút ngắn thời gian khi hấp còn 5 phút với nhiệt độ hơi nóng 80-90oC, thời gian ép thích hợp để tách hàm lượng lipid đạt chỉ tiêu <12% ở thời gian 10 phút cho kết quả 12,26%, khi khảo sát hiệu suất thu hồi dịch đạm từ công đoạn ép bổ sung vào công đoạn sấy đạt thích hợp nhất với thời gian 40 phút, cuối cùng sản phẩm sấy ở thời gian 10 giờ cho hàm lượng ẩm đạt tiêu chuẩn <10% đáp ứng yêu cầu chất lượng đảm bảo cho quá trình nghiền và bảo quản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Thị Vũ Yến, 2011. Thử nghiệm sản xuất sản phẩm dè cá tra cuộn rau củ xông khói. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Chế biến thủy sản. Khoa thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ. Lê Thị Minh Thủy, 2004. Giáo trình bột cá Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Trần Thị Luyến, 1996. Giáo trình chế biến thủy sản tổng hợp. Tập 2: Công nghệ chế biến bột cá, dầu cá. Trường Đại học Nha Trang. Thành phố Nha Trang. Nguyễn Thành Tấn, 2013. Khảo sát quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất dầu cá, bột cá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Minh. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Chế biến thủy sản. Khoa thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 9 Nguyễn Trọng Cẩn, 1990. Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản, tập 1 và 2. NXB Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Nguyện, Nguyên Văn Hải, Lê Xuân Hải, 2012. Một số đặc tính của bột cá dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản. Hội nghị khoa học & phân ban công nghệ thực phẩm - sinh học. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, trường đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Xuân Trình, Trần Hải Yến, Trần Thị Anh Thư, 2013. Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột cá, dịch đạm từ phụ phẩm cá tra và cá basa. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Chế biến thủy sản. Khoa thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Phạm Thị Thu Hương, 2007. Tìm hiểu công đoạn ép trong công nghệ thực phẩm. http://www.foodnk.com/Tim-hieu-cong-doan-ep-trong-cong-nghe-thucpham.html. Truy cập ngày 25/09/2014. Tôn Nữ Minh Nguyệt, 2014. Giáo trình biến đổi protein trong chế biến và bảo quản thực phẩm Bộ môn công nghệ thực phẩm Khoa kỹ thuật hóa học, Trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng