Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp viêt nam. (tt)...

Tài liệu Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp viêt nam. (tt)

.PDF
27
707
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ====***==== VŨ THỊ HẬU TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62.31.09.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI- 2013 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Văn Luyện 2. TS. Phạm Cảnh Huy Phản biện 1:……………………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi:……….giờ, ngày…….tháng…….năm……. Có thể tìm hiểu luận án tại : 1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu lý thuyết về rủi ro tài chính trên thế giới khá nhiều, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các tổ chức tài chính thường sử dụng phương pháp “chuyên gia” để nhận diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Sommerville & Taffer (1995) cho rằng các tổ chức tài chính đã không sử dụng phương pháp chuyên gia một cách thường xuyên, mà hướng tới những phương pháp có cơ sở khách quan hơn. Chẳng hạn, việc ứng dụng các mô hình định lượng để đo lường và nhận diện rủi ro của doanh nghiệp như mô hình Z, mô hình Bathory, mô hình Logit… [54], [60], [61], [66], [77]. Mặc dù, các mô hình này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng khi áp dụng tại Việt Nam cần có sự nghiên cứu điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về rủi ro tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa nhiều và chưa mang tính hệ thống. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thay đổi, rủi ro tài chính là một vấn đề cần được quan tâm. Do đó một trong những kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý tài chính là cần được trang bị kỹ năng thực tiễn chuyên sâu về quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm các vấn đề về nhận diện và đánh giá rủi ro, các công cụ quản trị rủi ro, phân tích và dự báo rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Để góp phần nhận diện, phân tích và đánh giá, tạo cơ sở khoa học, khách quan để đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp, đề tài luận án: “Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. 2  Nghiên cứu các mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới từ đó đề xuất xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.  Nhận diện (xác định), phân tích và đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.  Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. - Đối với doanh nghiệp công nghiệp : (i) Giải pháp nâng cao nhận thức về rủi ro tài chính và năng lực quản trị doanh nghiệp; (ii) Giải pháp tác động vào các biến độc lập; và (iii) Ứng dụng mô hình dự báo rủi ro tài chính cho một doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên). - Đối với Nhà nước: (i) hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ phù hợp với thông lệ quốc tế; (ii) tăng cường kiềm chế lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; (iii) tái cấu trúc thị trường chứng khoán; (iv) phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua sở giao dịch… 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu rủi ro tài chính của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. Phạm vi nghiên cứu  Nghiên cứu rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Tập trung nhận diện (xác định), phân tích và đánh giá rủi ro tài chính của 105 doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội - HNX và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HOSE).  Nghiên cứu điển hình: Nhận diện (xác định), phân tích và dự báo rủi ro tài chính cho một doanh nghiệp công nghiệp niêm yết (Công ty cổ 3 phần Gang thép Thái Nguyên, TISCO – Tổng công ty Thép Việt Nam – Công ty cổ phần, VNS).  Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 đến năm 2011. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học của luận án: (1) Kết quả nghiên cứu của luận án giúp hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp, đóng góp cho khoa học quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp nói riêng của Việt Nam một công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. (2) Thiết kế mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới; Ý nghĩa thực tiễn của luận án: (3) Luận án xây dựng được mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện Việt Nam (ZcnViệt Nam). Mô hình ZcnViệt Nam được xây dựng là có căn cứ khoa học, giá trị ứng dụng thực tiễn cao và phù hợp với xu thế trên thế giới; (4) Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (5) Nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (mã CK TIS): nhận diện, đánh giá rủi ro tài chính giai đoạn 2008 – 2012 và ứng dụng mô hình ZcnViệt Nam dự báo rủi ro tài chính giai đoạn 2013- 2015. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Nội dung luận án được kết cấu bao gồm: mở đầu, bốn chương chính, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó:  Lời mở đầu: Nêu lý do, sự cần thiết của đề tài cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4  Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp.  Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế mô hình đánh giá rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.  Chương 3: Thực trạng rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.  Chương 4: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.  Kết luận: Tổng kết các kết quả đã thực hiện được của luận án. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 1.1. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp 1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp Doanh nghiệp công nghiệp trước hết là một bộ phận cấu thành của hệ thống doanh nghiệp, là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác; chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện khí nước. 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp a. Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp: (i) doanh nghiệp tư nhân; (ii) công ty hợp danh; (iii) công ty trách nhiệm hữu hạn; (iv) công ty cổ phần; b. Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp: (i) doanh nghiệp có quy mô lớn; (ii) doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ: doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp vừa; c. Căn cứ vào ngành kinh tế - kỹ thuật: (i) doanh nghiệp khai khoáng; (ii) doanh nghiệp chế biến, chế tạo; (iii) doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt. 5 1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế - Định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh tế quốc dân. - Tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện yêu cầu trang bị và trang bị lại kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. - Góp phần thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nước. 1.1.2. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp 1.1.2.1. Quan niệm về rủi ro tài chính Rủi ro là một sự ngẫu nhiên xuất hiện các biến cố có thể gây ra tổn thất hoặc đưa lại kết quả không như mong đợi [32; tr.145]. - Theo nguyên nhân tác động, rủi ro được chia thành: rủi ro nội tại (rủi ro chủ quan) và rủi ro môi trường (rủi ro khách quan). - Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, rủi ro được chia thành: rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt. - Căn cứ vào quá trình điều hành doanh nghiệp, rủi ro được chia thành: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính [74]. Trong phạm vi nghiên cứu, rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp được hiểu là nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính - sử dụng nguồn vốn vay trong hoạt động kinh doanh. 1.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tài chính a. Nguyên nhân khách quan (bên ngoài): (i) môi trường vĩ mô: chính trị, văn hóa xã hội, pháp lý, kinh tế…; (ii) môi trường ngành: chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trưởng, cạnh tranh trong ngành… b. Nguyên nhân chủ quan (nội bộ): (i) năng lực của đội ngũ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp; (ii) cơ cấu nợ; (iii) hiệu suất hoạt động; (iv) cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản; (v) khả năng sinh lời; (vi) đặc thù của doanh nghiệp công nghiệp… 1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính a. Nhóm chỉ tiêu nhận diện rủi ro tài chính 6 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Asset-liability ratio) Hệ số khả năng thanh toán = Tổng tài sản (1.1) tổng quát Nợ phải trả Nguồn: [32; tr.314], [37; tr.27], [61], [66], [77] Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Current ratio ) Hệ số khả năng thanh toán = Tài sản ngắn hạn (1.2) ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nguồn: [32; tr.314], [37; tr.28], [60], [61], [66], [77] Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio ) Hệ số khả năng = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho (1.3) thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn Nguồn: [32; tr.314], [37; tr.29], [60], [61], [66], [77] Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn (Long-term debt ratio) Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Giá trị tài sản cố định (1.4) Nợ dài hạn Nguồn: [32; tr.317] Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (1.5) Lãi vay phải trả Nguồn: [32; tr.318], [37; tr.46-47], [60] b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính = * Cơ cấu nợ Hệ số nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn = Nợ ngắn hạn (1.6) Nợ dài hạn Nguồn: [61], [66], [77] * Hiệu suất hoạt động Vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ) Vòng quay các Doanh thu thuần (1.7) = khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu Nguồn: [21; tr.110 -111], [32; tr.323], [41; tr.37], [61], [66], [77] 7 Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) Giá vốn hàng bán (1.8) Hàng tồn kho bình quân Nguồn: [21; tr.111 -112], [32; tr.322], [61], [66], [77] Vòng quay tài sản cố định (Fixed asset turnover) Vòng quay hàng tồn kho = Vòng quay tài sản Doanh thu thuần (1.9) = cố định Tài sản cố định bình quân Nguồn: [21; tr.112 -113], [32; tr.325], [61], [66], [77] Vòng quay tài sản (Total asset turnover) Doanh thu thuần (1.10) Giá trị tài sản bình quân Nguồn: [21; tr.113], [32; tr.326], [61], [66], [77] * Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Tỷ suất tự tài trợ (Net assets ratio ) Vòng quay tài sản = Tỷ suất tự = Vốn chủ sở hữu = 1 – Tỷ suất nợ (1.11) tài trợ Tổng tài sản Nguồn: [21; tr.120], [32; tr.319], [37; tr.26], [60], [61], [66], [77] Tỷ suất đầu tư tài sản cố định (Fixed assets ratio) Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định = Giá trị tài sản cố định (1.12) Tổng tài sản Nguồn: [32; tr.320], [61], [66], [77] * Khả năng sinh lời Tỷ suất sinh lời của doanh thu (Return On Sales) Tỷ suất sinh lời của = Lợi nhuận sau thuế (1.13) doanh thu (ROS) Doanh thu thuần Nguồn: [21; tr.126], [32; tr.327], [60], [61], [66], [76; tr.117], [77] Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT/Total Assets) Tỷ suất sinh lời kinh tế = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (1.14) của tài sản (ROAE) Tổng tài sản Nguồn: [21; tr.127], [32; tr.372], [60], [76; tr.117] 8 Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return On Asset) Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuận sau thuế (1.15) = tài sản (ROA) Tổng tài sản Nguồn: [21; tr.127], [32; tr.373], [61], [66], [77] Tỷ suất lợi nhuận giữ lại (Retained earnings/Total Assets) Tỷ suất lợi nhuận giữ lại (REA) = Lợi nhuận giữ lại Tổng tài sản (1.16) Nguồn: [19], [22], [38], [60], [76; tr.116] * Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính (DFL) DFL  Q( P  V )  F EBIT  Q( P  V )  F  I EBIT  I (1.17) * Phương sai và độ lệch chuẩn (Standard deviation) - Phương sai của mẫu: S2  1 n  ( X i  X )2 n  1 i 1 - Độ lệch chuẩn của mẫu: S  S 2  1 n ( X i  X )2  n  1 i 1 (1.18) (1.19) 1.2. Quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp 1.2.1. Quan niệm về quản trị rủi ro tài chính Quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp là xác định mức độ rủi ro mà doanh nghiệp mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của doanh nghiệp đang gánh chịu và sử dụng các công cụ tài chính để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mong muốn. 1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tài chính Hoạt động quản trị rủi ro tài chính có vai trò giúp doanh nghiệp công nghiệp: (i) tránh khỏi nguy cơ phá sản, (ii) đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận, (iii) tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản, và (iv) tham gia vào những dự án có khả năng sinh lời cao. 1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tài chính 1.2.3.1. Xác định rủi ro (Financial risk identification) 9 1.2.3.2. Đo lường rủi ro (Financial risk measurement) 1.2.3.3. Kiểm soát rủi ro (Financial risk control) 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính 1.2.4.1. Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp đối với rủi ro 1.2.4.2. Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp 1.2.4.3. Sự phát triển thị trường các sản phẩm phái sinh 1.2.4.4. Chính sách quản trị rủi ro 1.2.4.5. Phương thức quản trị rủi ro 1.2.4.6. Các công cụ quản trị rủi ro 1.2.4.7. Đặc thù của doanh nghiệp công nghiệp 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trên thế giới và bài học đối với các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm của DuPont 1.3.1.2. Kinh nghiệm của United Grain Growers 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Gibson 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 2.1.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính 2.1.2. Thiết kế nghiên cứu định tính - Phỏng vấn sâu cán bộ quản trị doanh nghiệp công nghiệp; - Nghiên cứu tại bàn (desk research). 2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 2.2.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng 2.2.2. Nghiên cứu mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới 10 Nghiên cứu một số mô hình phân tích rủi ro tài chính trên thế giới như mô hình Z; mô hình Bathory, các mô hình thực nghiệm khác… Tóm lại, hầu hết các mô hình kinh tế lượng đã được nghiên cứu, phát triển trên thế giới đều tập trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung xây dựng mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. 2.2.2. Thiết kế mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 2.2.2.1. Nguồn thu thập dữ liệu 2.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.2.2.3. Thiết kê mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam Biến phụ thuộc Bảng 2.3. Thang đo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp STT Chỉ tiêu nhận diện rủi ro Mức độ rủi ro 01 Hệ số khả năng thanh toán = 1,0 lần Có thể chấp nhận được 02 Hệ số khả năng thanh toán <1,0 lần Cao 03 Hệ số khả năng thanh toán > 1,0 lần Thấp Nguồn: [37; tr.27-29], [41; tr.39-41] và đề xuất của tác giả Để ước lượng tham số mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính phù hợp với các doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện Việt Nam (ZcnViệtNam), tác giả lựa chọn Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Z1cn), Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Z2cn), Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Z3cn) là biến phụ thuộc, đại diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp. 11 Biến độc lập (biến giải thích) Bảng 2.4. Định nghĩa các biến nghiên cứu Rủi ro tài chính Cơ cấu nợ Khả năng sinh lời Hiệu suất hoạt động Ký hiệu Z1cn Z2cn Z3cn Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Y7 Định nghĩa Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (AR) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (QR) Hệ số nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận giữ lại (REA) Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tài sản cố định Đơn vị Lần Lần Lần Lần % % % % Lần Lần Vòng quay tài sản Lần Y8 Vòng quay các khoản phải thu Lần Y9 % Y10 Tỷ suất tự tài trợ Cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất đầu tư tài sản cố định % cơ cấu tài sản Y11 %/năm Y12 Lãi suất cho vay bình quân Lãi suất Nguồn: [19], [22], [38], [60], [61], [66], [76], [77] và đề xuất của tác giả Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới về rủi ro tài chính của doanh nghiệp, luận án thiết lập các giả thuyết nghiên cứu (H1 – H5) như sau: H1: Rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với cơ cấu nợ [61], [66], [77]. H2: Rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời [19], [22], [38], [60], [61]… H3: Rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với hiệu suất hoạt động [19], [22], [38], [60], [61]… H4: Rủi ro tài chính của các DN công nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản [19], [22], [38], [60]… 12 H5: Rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với lãi suất [60], [61], [66], [76], [77]… Hình 2.5. Đề xuất mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam Cơ cấu nợ Y1 Khả năng sinh lời Y2-> Y5 Hiệu suất hoạt động Y6-> Y9 Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Y10->Y11 Lãi suất Y12 Ngành cấp I D1 –> D2 Trạng thái kiểm soát D3 Rủi ro tài chính (Z1cn, Z2cn, Z3cn) Nguồn: [22], [45], [60], [61],[70], [76], [77] và đề xuất của tác giả Biến giả: ngành công nghiệp cấp 1 D1 D2 : Nhận giá trị bằng 1 (D1 = 1) với ngành khai khoáng, bằng 0 (D1 = 0) với ngành chế biến chế tạo và ngành điện khí nước; : Nhận giá trị bằng 1 (D2 = 1) với ngành chế biến chế tạo; bằng 0 (D2 = 0) với ngành khai khoáng và ngành điện khí nước; 13 Trạng thái kiểm soát D3 = 1, nếu doanh nghiệp công nghiệp niêm yết có trong danh sách chứng khoán thuộc diện theo dõi đặc biệt (trạng thái kiểm soát: bị cảnh báo hoặc bị kiểm soát); D3 = 0, khi không rơi vào các trường hợp trên (trạng thái kiểm soát: bình thường) [43], [45; tr.174], [55]. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 3.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết 3.1.2.1. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp niêm yết - Tổng số doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo : (i) ngành cấp I; (ii) quy mô niêm yết/vốn điều lệ; (iii) năm niêm yết. - Chọn mẫu doanh nghiệp công nghiệp niêm yết nghiên cứu theo: (i) địa điểm niêm yết; (ii) năm niêm yết; (iii) quy mô tổng nguồn vốn; (iv) ngành cấp I. 3.1.2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp công nghiệp niêm yết - Duy trì các tiêu chuẩn niêm yết quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 [8]. - Ban hành điều lệ công ty theo mẫu quy định tại Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012…[2]. - Tuân thủ Quy chế quản trị công ty ban hành tại Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012…[2]. - Thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 [1]. 3.1.2.3. Cơ cấu nợ 3.1.2.4. Hiệu suất hoạt động 14 3.1.2.5. Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 3.1.2.6. Khả năng sinh lời 3.2. Thực trạng rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 3.2.1. Nhận diện rủi ro tài chính - Nhận diện rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp thông qua hệ số khả năng thanh toán tổng quát (hệ số Z 1cn). - Nhận diện rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp thông qua hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (hệ số Z2cn). - Nhận diện rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp thông qua hệ số khả năng thanh toán nhanh (hệ số Z3cn). 3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 3.2.2.1. Trường hợp biến phụ thuộc là hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hình 3.3. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z1cn Khả năng sinh lời Y4 β2 = 1,1144 Cơ cấu nguồn vốn Y10 β3 = 8,0849 Rủi ro tài chính (Z1cn) R2 = 64,68% Ngành cấp I D1 : β4 = -1,3164 D2 :β5 = - 1,5454 Nguồn: Kết quả chạy hồi quy trên bộ số liệu chéo năm 2011- phụ lục 5 Căn cứ vào giá trị P-value, các biến trong mô hình (3.1) đều có ý nghĩa thống kê, thông qua mô hình (3.1) với hệ số xác định bội là R2 = 0,646761 có thể kết luận rằng các biến tỷ suất sinh lời của doanh thu (Y4), tỷ suất tự tài trợ (Y10), ngành khai khoáng (D1) và ngành chế 15 biến chế tạo (D2) giải thích được 64,68% sự thay đổi của rủi ro tài chính (hệ số Z1cn). Kết quả ước lượng cũng cho thấy khi tăng các chỉ số Y4, Y10, thì hệ số Z1cn cũng tăng lên, theo đó rủi ro tài chính cũng giảm tương ứng. Như vậy, mối quan hệ và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính (trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z1cn) của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam được thể hiện như sau: Z1cn = 1,4547 + 1,1144*Y4 + 8,0849*Y10 - 1,3164*D1 - 1,5454*D2 (3.1) 3.2.2.2. Trường hợp biến phụ thuộc là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Hình 3.4. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z2cn Khả năng sinh lời Y3 β2 =0,0053 Hiệu suất hoạt động Y6:β3= 0,0037 Y8:β4= 0,3883 Rủi ro tài chính (Z2cn) 2 Cơ cấu nguồn vốn Ngành cấp I Y10 β5 = 5,8196 R = 66,21% D1:β6 = - 1,0646 D2:β7 = - 1,1090 Nguồn: Kết quả chạy hồi quy trên bộ số liệu gộp từ năm 2010 -2011, phụ lục 6 Căn cứ vào giá trị P-value, các biến trong mô hình (3.5) đều có ý nghĩa thống kê, thông qua mô hình (3.5), với hệ số xác định bội là R2 = 0.662135 có thể kết luận rằng các biến tỷ suất sinh lời của tài sản (Y3), vòng quay hàng tồn kho (Y6), vòng quay tài sản (Y8), tỷ suất tự tài trợ (Y10), ngành khai khoáng (D1) và ngành chế biến chế tạo (D2) giải thích được 66,21% sự thay đổi của rủi ro tài chính (hệ số Z2cn). Kết quả ước 16 lượng cũng cho thấy khi tăng các chỉ số Y3, Y6, Y8, Y10, thì hệ số Z2cn cũng tăng lên, theo đó rủi ro tài chính cũng giảm tương ứng. Như vậy, mối quan hệ và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính (trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z2cn) của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam được thể hiện như sau: Z2cn = 0,5714 + 0,0053*Y3 + 0,0037*Y6 + 0,3883*Y8 + 5,8196*Y10 – 1,0646*D1 – 1,1090*D2 (3.5) 3.2.2.3. Trường hợp biến phụ thuộc là hệ số khả năng thanh toán nhanh Hình 3.5. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z3cn Khả năng sinh lời Y3 β2 = 0,0042 Hiệu suất hoạt động Y6 β3 = 0,0039 Rủi ro tài chính (Z3cn) Cơ cấu nguồn vốn Y10 β4 = 4,1203 Ngành cấp I D1:β5 = - 1,1586 D2:β6 = - 1,4049 2 R = 69,09% Nguồn: Kết quả chạy hồi quy trên bộ số liệu gộp từ năm 2010 -2011, phụ lục 7 Căn cứ vào giá trị P-value, các biến trong mô hình (3.9) đều có ý nghĩa thống kê, thông qua mô hình (3.9), với hệ số xác định bội là R2 = 0.690887 có thể kết luận rằng các biến tỷ suất sinh lời của tài sản (Y3), vòng quay hàng tồn kho (Y6), tỷ suất tự tài trợ (Y10), ngành khai khoáng (D1) và chế biến chế tạo (D2) giải thích được 69,09% sự thay 17 đổi của rủi ro tài chính (hệ số Z3cn).Kết quả ước lượng cũng cho thấy khi tăng các chỉ số Y3, Y6, Y10, thì hệ số Z3cn cũng tăng lên, theo đó rủi ro tài chính cũng giảm tương ứng. Như vậy, mối quan hệ và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính (trường hợp biến phụ thuộc là hệ số Z3 cn) của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam được thể hiện như sau: Z3cn = 0,9911 + 0,0042*Y3 + 0,0039*Y6 + 4,1203*Y10 -1,1586*D1 – 1,4049*D2 (3.9) Từ kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, dựa vào kết quả ước lượng khách quan và khoa học, có thể khẳng định các nhân tố: khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, cơ cấu nguồn vốn, ngành cấp I (ngành khai khoáng và ngành chế biến chế tạo) có ảnh hưởng nhất định đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Thứ hai, rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam không có mối tương quan tuyến tính với cơ cấu nợ (giả thuyết H1 bị bác bỏ). Kết quả nghiên cứu này cũng đã được chứng minh bởi Cao Defang & Zeng Murong (2005), Fu Gang & Liu Dan (2012), Amalendu Bhunia & Somnath Mukhuti (2012). Điều đó là do cơ cấu nợ của các doanh nghiệp công nghiệp tồn tại tình trạng mất cân bằng, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ phải trả, tỷ lệ nợ dài hạn là rất thấp. Doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu phụ thuộc khoản nợ tài chính ngắn hạn, tuy nhiên do tài sản ngắn hạn rất nhiều, làm giảm áp lực thanh toán nợ ngắn hạn, dẫn đến giảm nguy cơ rủi ro tài chính. Thứ ba, rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời (biến đại diện là ROA (Y3), ROS (Y4). Kết luận này phù hợp với giả thuyết H2 và kết quả nghiên cứu đã được chỉ ra bởi Cao Defang & Zeng Murong (2005), Altman (1968), Ohlson (1980), Porporato & Sandin (2007), Cerovac & Ivicic (2009), Ann-Katrin Napp (2011), Fu Gang & Liu Dan (2012)… 18 Thứ tư, rủi ro tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có mối quan hệ ngược chiều với hiệu suất hoạt động (biến đại diện là vòng quay hàng tồn kho (Y6) và vòng quay tài sản (Y8). Kết luận này phù hợp với giả thuyết H3 và kết quả nghiên cứu của Altman (1968), Cao Defang & Zeng Murong (2005). Thứ năm, rủi ro tài chính có sự khác biệt theo lĩnh vực công nghiệp: các doanh nghiệp khai khoáng và doanh nghiệp chế biến chế tạo có rủi ro tài chính cao hơn so với các doanh nghiệp điện khí nước, các doanh nghiệp chế biến chế tạo có rủi ro tài chính cao hơn so với doanh nghiệp khai khoáng. Thứ sáu, rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có mối quan hệ ngược chiều với cơ cấu nguồn vốn (biến đại diện là Y10, tỷ suất tự tài trợ). Kết luận này phù hợp với giả thuyết H4 và các kết quả nghiên của Altman (1968), Ohlson (1980), Porporato & Sandin (2007), Cerovac & Ivicic (2009), Fu Gang & Liu Dan (2012), Amalendu Bhunia & Somnath Mukhuti (2012)... Thứ bảy, kết quả hồi quy cho thấy hạn chế về quy mô dữ liệu lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh nghiệp nói chung và khách hàng doanh nghiệp công nghiệp nói riêng trong giai đoạn 2007 – 2011 nên không có đủ căn cứ để kết luận tác động của lãi suất đến rủi ro tài chính của các DN công nghiệp Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cao Defang & Zeng Murong (2005) và cần được kiểm chứng trong các nghiên cứu tiếp theo. Thứ tám, dấu và giá trị của hệ số bê ta ứng với các biến cho thấy mức độ tác động của các nhân tố đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các DN công nghiệp trong cả ba trường hợp (biến phụ thuộc là hệ số Z1cn, Z2cn, Z3cn) đều cho thấy mức độ tác động của cơ cấu nguồn vốn (hệ số bê ta của biến tỷ suất tự tài trợ,Y10) là rất lớn. Bên cạnh đó, tác động của nhân tố khả năng sinh lời (hệ số bê ta ứng với biến Y3, Y4) và hiệu suất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan