Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm một s...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao

.PDF
183
250
89

Mô tả:

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC06/06-10 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao. MÃ SỐ: KC06.04/06-10 Cơ quan chủ trì đề tài: Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Xân 8569 HÀ NỘI - 2010 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC06/06-10 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao. MÃ SỐ: KC06.04/06-10 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI TS. Lê Xân BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KT CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM TS. PHẠM HỮU GIỤC VĂN PHÒNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH KT GIÁM ĐÓC PHÓ GIÁM ĐỐC TS. NGUYỄN THIỆN THÀNH Hà Nội - 2010 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Viện NCNTTS I Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I Viện NCNTTS III Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Cá SC Cá Song Chuột Cá SV Cá Song Vằn Cá Song DB Cá Song Da Báo CT1,CT2,CT3 Công thức 1,2,3 VN Việt Nam CN Công nghệ KHCN Khoa học Công nghệ NACA Mạng lưới Nuôi trồng Thủy sản Châu Á ACIAR Tổ chức Hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển Nông nghiệp Úc ĐC Đối chứng BW(g) Body weight (Khối lượng cơ thể)-gram TLmm Chiều dài toàn thân (mm) VTM Vitamin DLG Tăng trưởng tuyệt đối trung bình/ngày về chiều dài Trung tâm QGGHSMB Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc xvi DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình 2.1: Hình 2.2: Hình 2.3. Hình 2.4. Hình 2.5. Hình 3.1. Hình 3.2. Hình 3.3. Hình 3.4. Hình 3.5. Hình 3.6. Hình 3.7. Hình 3.8. Hình 3.9 TÊN HÌNH TRANG Quá trình quản lý chăm sóc và thức ăn ương cá song 30 da báo giai đoạn cá bột đến cá giống Chế độ chăm sóc cá Song Chuột trong thí nghiệm mật 37 độ Sơ đồ hệ thống tuần hoàn khép kín 37 Chăm sóc quản lý bể ương cá Song Vằn 40 Sơ đồ thí nghiệm nuôi thương phẩm cá Song Da Báo 48 Sự phát triển của noãn bào cá Song Chuột qua các 59 tháng. Diến biến gia tăng mật độ trong thí nghiệm nuôi sinh 86 khối 2 dòng Luân trùng. 91 Tăng trưởng khối lượng cá SC giai đoạn 55 - 90 ngày tuổi khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Tăng trưởng chiều dài cá SC giai đoạn 55 - 90 ngày 91 tuổi khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Tăng trưởng chiều dài cá Song Chuột 55 - 90 ngày tuổi Tăng trưởng khối lượng cá Song Chuột giai đoạn 55 90 ngày tuổi. Tăng trưởng chiều dài cá SC ương từ cá hương lên cá giống trong hệ lọc sinh học. Tăng trưởng khối lượng cá SC ương từ cá hương lên cá giống trong hệ lọc sinh học. Tỷ lệ sống của cá song Da báo đến cá giống (60 ngày tuổi). 102 102 103 104 116 Hình 3.10 Tăng trưởng chiều dài của cá Song Da Báo. Hình 3.11. Sinh trưởng chiều dài cá Song Chuột nuôi trong hệ lọc sinh học (TB ±SD) Hình 3.12. Sinh trưởng khối lượng cá Song Chuột nuôi trong hệ lọc sinh học (TB±SD) Hình 3.13 Tỷ lệ sống (%) cá SC nuôi trong hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. 116 128 Hình 3.14. Tăng trưởng khối lượng và chiều dài cá Song Da Báo. 132 Hình 3.15 Tỷ lệ sống cá Song Da Báo nuôi lồng bằng thức ăn khác nhau. x 128 129 133 DANH MỤC BẢNG SỐ BẢNG Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9. Bảng 3.10. Bảng 3.11 Bảng 3.12. Bảng 3.13. TÊN BẢNG Liều lượng và tần suất sử dụng hoocmon 17α-MT kích thích chuyển giới tính cho cá Song Chuột Liều lượng và tần suất sử dụng hoocmon 17α-MT kích thích chuyển giới tính cho cá Song Vằn Liều lượng VTM bổ sung cho đàn cá chuyển đực bằng 17 α-MT Liều lượng VTM bổ sung cho đàn cá chuyển giới tính tự nhiên Chế độ cung cấp thức ăn trong quá trình nuôi sinh khối Luân trùng Tỷ lệ chuyển đổi giới tính cá Song Chuột khi bổ sung 17α-MT Kết quả nuôi vỗ cá Song Chuột bố mẹ. Kết quả sinh sản cá Song Chuột tại Cát Bà Kết quả kích thích sinh sản cá Song Chuột 2 phương pháp khác nhau. Kết quả theo dõi sức sinh sản cá Song Chuột năm 2010. Thời gian chuyển giai đoạn của phôi cá Song Chuột Tỷ lệ chuyển đổi giới tính tự nhiên và chuyển đổi nhân tạo cá SV Kết quả nuôi vỗ cá Song Vằn Kết quả sinh sản cá SV theo 2 phương pháp khác nhau. Sức sinh sản cá Song Vằn tuổi 5+ nuôi tại Cát Bà Kết quả sinh sản của cá Song Vằn tại Cát Bà. Thời gian sinh sản và sức sinh sản thực tế của cá Song Da Báo Kích thước tham gia sinh sản lần đầu của cá Song Da Báo TRANG 19 20 21 21 28 60 61 61 62 63 64 67 68 69 70 71 75 75 xi Bảng 3.14. Bảng 3.15. Bảng 3.16. Bảng 3.17. Bảng 3.18 Bảng 3.19. Bảng 3.20. Bảng 3.21. Bảng 3.22. Bảng 3.23: Bảng 3.24. Bảng 3.25. Bảng 3.26: Bảng 3.27. Bảng 3.28. Bảng 3.29. Bảng 3.30. Sức sinh sản của cá Song Da Báo 76 Các giai đoạn phát triển phôi và thời gian phát triển phôi cá Song Da Báo. 77 Kết quả lưu giữ một số loài tảo ở các phương pháp khác 79 nhau. Kết quả nuôi sinh khối vi tảo trong các bình cầu 10L 81 Kết quả nuôi sinh khối trong các bình nhựa 20L. 81 Kết quả nuôi sinh khối trong các túi nilong 50L 82 Kết quả thí nghiệm tạo trứng nghỉ bằng một số phương pháp 83 Diễn biến sự gia tăng mật độ B. plicatilis trong phương 84 pháp lưu giữ quần thể. Diễn biến sự gia tăng mật độ B. rotundiformis trong phương pháp lưu giữ quần thể 84 Diễn biến gia tăng mật độ B. plicatilis trong quá trình nuôi sinh khối 85 Diễn biến sự gia tăng mật độ B.rotundiformis trong quá 85 trình nuôi sinh khối. Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng cá Song Chuột 3 - 20 ngày tuổi với các phương pháp cường hoá Luân trùng khác nhau (TB±SD) 87 Tỷ lệ sống (%) của cá Song Chuột giai đoạn 20- 55 ngày tuổi khi ương bằng thức ăn khác nhau (TB±SD). 89 Tỷ lệ sống và sinh trưởng (TL) cá Song DB 1- 15 ngày tuổi sử dụng trứng Hàu và Luân trùng siêu nhỏ (TB±SD) 92 Chiều dài cá và tỷ lệ sống của cá khi sử dụng Artemia và bổ sung Copepoda (giai đoạn 20 đến 45 ngày tuổi) (TB±SD) 93 Tăng trưởng về chiều dài (mm), tỷ lệ sống (%) của cá Song Da Báo khi sử dụng thức ăn khác nhau (TB±SD). 94 Chiều dài (mm) và tỷ lệ sống (%)trung bình của cá Song Da Báo ương bằng Artemia kết hợp với thức ăn tổng hợp (TB±SD) 94 xii Bảng 3.31. Bảng 3.32. Bảng 3.33. Bảng 3.34. Bảng 3.35. Bảng 3.36. Bảng 3.37. Bảng 3.38. Bảng 3.39. Bảng 3.40. Bảng 3.41. Bảng 3.42 Bảng 3.43. Bảng 3.44. Bảng 3.45. Tỷ lệ sống (%) cá Song Chuột nuôi ở các mật độ Luân trùng khác nhau (TB±SD). 96 Chiều dài thân (TLmm) cá Song Chuột với các mật độ luân trùng khác nhau (TB±SD). 96 Tỷ lệ sống (%) cá Song Chuột khi ương bằng các loại thức ăn khác nhau (TB±SD). 97 Chiều dài thân (TLmm) cá Song Chuột khi ương bằng các loại thức ăn khác nhau (TB±SD). Tỷ lệ sống (%) cá Song Chuột khi ương với thời gian chiếu sáng khác nhau(TB±SD) 98 Chiều dài thân (TLmm) cá Song Chuột với thời gian chiếu sáng khác nhau (TB±SD). 99 Tỷ lệ sống (%) cá Song Chuột giai đoạn cá bột lên cá hương với các mật độ ương khác nhau 100 Chiều dài thân (TLmm) cá Song Chuột ương ở các mật độ khác nhau (TB±SD). 100 Tăng trưởng tương đối (%) về chiều dài và khối lượng cá Song Chuột giai đoạn 55 – 90 ngày tuổi. 101 Tốc độ tăng trưởng tương đối (%) về chiều dài và khối lượng của cá hương cá SC nuôi trong hệ lọc sinh học Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng cá SV ở các độ mặn khác nhau (TB±SD). Tăng trưởng chiều dài cá SV ương ở các độ mặn khác nhau (TB±SD). Tỷ lệ sống (%) cá SV ương bằng các nguồn nước khác nhau (TB±SD). Tăng trưởng chiều dài thân (mm) cá SV ở các nguồn nước khác nhau (TB±SD). Tỷ lệ sống (%) cá SV ương ở mật độ thả khác nhau xiii 98 103 105 106 107 107 108 Bảng 3.46. Bảng 3.47. Bảng 3.48. Bảng 3.49. Bảng 3.50. Bảng 3.51 Bảng 3.52. Bảng 3.53. Bảng 3.54 Bảng 3.55. Bảng 3.56. Bảng 3.57 Bảng 3.58 Bảng 3.59 Bảng 3.60 Bảng 3.61. Bảng 3.62. Bảng 3.63. Tỷ lệ sống (%) cá SV ở các bể nuôi có mật độ luân trùng khác nhau (TB±SD) Tăng trưởng chiều dài thân (mm) cá SV trong các bể ương có với mật độ luân trùng khác nhau (TB±SD). Tỷ lệ sống (%) cá SV với tần suất cho ăn khác nhau (TB±SD) Tỷ lệ sống (%) cá SV với các loại thức ăn khác nhau (TB±SD). Tăng trưởng (mm) cá SV khi cho ăn thức ăn khác nhau (TB±SD). Kết quả ương cá SV ương ở ao nước mặn Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cá song Da Báo (TB±SD). Kết quả ương ấu trùng cá song Da Báo đến 3 ngày tuổi Tỷ lệ sống của cá Song Da Báo 60 ngày tuổi Tăng trưởng chiều dài toàn thân cá Song Da Báo Các yếu tố môi trường trong bể ương ấu trùng, cá hương, cá giống cá Song Da Báo Sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá SC nuôi ở mật độ khác nhau Sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Song Vằn nuôi ở mật độ khác nhau Sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Song Chuột nuôi bằng thức ăn công nghiệp và cá tươi Sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Song Vằn nuôi bằng thức ăn công nghiệp và cá tươi Kết quả nuôi cá Song Chuột và cá Song Vằn bằng thức ăn khác nhau Kết quả thí nghiệm nuôi thương phẩm cá Song Vằn ở ao (TB± SD). Giá trị trung bình các thông số môi trường trong quá trình nuôi cá SC trong hệ lọc sinh học xiv 109 109 111 112 112 112 114 114 115 116 117 120 121 122 122 123 124 125 Bảng 3.64. Bảng 3.65 Bảng 3.66. Bảng 3.67. Bảng 3.68 Bảng 3.69: Bảng 3.70: Bảng 3.71. Bảng 3.72. Bảng 3.73 Bảng 3.74 Bảng 3.75 Bảng 3.76 Bảng 3.77 Bảng 3.78 Bảng 3.79 Giá trị các yếu tố dinh dưỡng, khoáng (mg/L). Giá trị các thông số hữu cơ (mg/L). Tăng trưởng tương đối khối lượng và chiều dài cá SC nuôi trong hệ lọc sinh học (%). Kết quả ương cá Song Da Báo ở lồng ở các nhóm kích thước khác nhau Diễn biến các yếu tố môi trường tại lồng nuôi cá Song DB Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài và khối lượng Kết quả nuôi thương phẩm cá Song Da Báo ở lồng biển Hiệu quả kinh tế cá Song Da Báo nuôi thương phẩm bằng lồng biển. Tần số bắt gặp (TSBG) vi khuẩn từ cá song bệnh lở loét (n=26) và bệnh chướng bụng (n=21). Thành phần ký sinh trùng trên các mẫu cá song Da Báo và cá song Vằn bệnh. Tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. Bệnh thường gặp ở cá song và hiệu quả phòng trị Kết quả kiểm tra bệnh VNN trên cá song nuôi thương phẩm tại miền Bắc bằng kỹ thuật PCR Kết quả phân tích bệnh vi khuẩn trên cá Song nuôi thương phẩm tại Quảng Ninh, Hải Phòng Thành phần loài KST trên cá Song nuôi thương phẩm ở QN, HP Kết quả kiểm tra bệnh nấm trên cá Song Chuột, song Vằn xv 126 127 129 130 122 133 134 135 140 141 143 146 147 148 150 151 MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết cần thực hiện đề tài dự án. Trong các loài cá rạn san hô, 3 loài: cá Song Chuột Cromileptes altivelis Valencienes 1828 , Song Vằn Epinephelus fuscoguttatus Forsskal 1775, Song Da Báo Plectropomus leopadus Lacépede 1802 là những loài qúi hiếm, có giá trị cao. Đặc biệt, cá Song Chuột có giá bán tại thị trường Hồng Kông trong 5 năm gần đây luôn dao động từ 60-70USD/kg [53]. Thông tin cá nhân cho biết: tại Thành phố Hồ Chí Minh, cá Song Chuột được bán với giá >1.000.000 VNĐ/kg. Cá Song Chuột không những là thực phẩm quí hiếm mà còn được sử dụng làm cá cảnh cho giới thượng lưu ở nhiều nước Ả rập và Trung Đông [36]. Cá Song Vằn (còn gọi là cá mú hổ, mú cọp) có tỷ lệ thịt lớn hơn một số loài cá Song khác, thịt trắng và thơm ngon nên có giá từ 17-20 USD/kg. Cá Song Da Báo (còn gọi là mú sao) là loài qúi hiếm, cơ thể luôn biến màu nhưng nổi bật là màu đỏ với các chấm xanh màu lông cổ vịt óng ánh, thịt trắng thơm ngon. Giá bán của cá Song Da Báo dao động từ 25-30USD/kg. Tại thị trường Việt Nam, cá Song Vằn, Song Da Báo được bán trong các nhà hàng sang trọng và xuất khẩu tiểu ngạch đi Hồng Kông, Singapo, Trung Quốc, Đài Loan với giá bán cá Song Vằn là 400-450.000đ/kg, cá Song Da Báo 700.000đ/kg. Cả 3 loài cá đều là đối tượng nuôi chủ yếu của nhiều nước nhiệt đới đặc biệt là các nước châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam [34]. Ngoài mục đích thực phẩm chất lượng cao, phát triển nuôi các loài cá này còn có giá trị bảo tồn các loài cá rạn san hô đang bị suy giảm nguồn lợi do khai thác quá mức và do các rạn san hô ngày càng bị thu hẹp. Cá Song Chuột, Song Vằn, Song Da Báo đều có phân bố ở biển Việt Nam nhưng số lượng không đáng kể và ngày càng bị suy giảm. Đặc biệt, mười năm trước đây không quá hiếm cá Song Chuột, nhưng hiện nay chỉ đôi khi mới bắt được một vài cá thể tại Phú Quốc. Để bắt được cá Song Chuột, người thợ lặn đã phải lặn sâu và dùng Xyanua gây mê cá. Cá Song Vằn (Mú Cọp) hiện còn chỉ phân bố chủ yếu ở một số vùng biển miền Trung. Cá Song Da Báo có phân bố ở cả miền Nam, miền Trung và miền Bắc nhưng số lượng cũng không đáng kể. Giá bán ở thị trường trong nước cao, cộng với nhiều thương gia từ Hồng Kông, Trung Quốc ... luôn tìm mua cá thịt đã khuyến khích người dân tìm mọi biện pháp để khai thác kể cả những biện pháp bị cấm. Đặc biệt từ những năm 2008 đến nay, thương nhân Malaixia, Singapo, Đài Loan... săn tìm mua cá giống làm cho nguồn lợi cá giống tự nhiên các loài cá này ngày càng bị suy giảm. 1 Nhận thức được tầm quan trọng, giá trị kinh tế và nhu cầu của thị trường cũng như nhu cầu bảo tồn các loài hải sản qúi hiếm, có giá trị cao; tháng 11/2007, Bộ Khoa học & Công nghệ đã giao cho Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện đề tài: “Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao”. Nghiên cứu chủ động công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột, cá Song Vằn và cá Song Da Báo có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn lớn. Trong điều kiện nguồn lợi tự nhiên đặc biệt là các loài cá thuộc nhóm cá rạn san hô quí hiếm ngày càng suy giảm, việc sản xuất thành công giống nhân tạo là biên pháp tích cực nhất để phục vụ nhu cầu thực phẩm chất lượng cao của con người và góp phần phục hồi nguồn lợi tự nhiên. Xu hướng tập trung nghiên cứu các đối tượng sinh vật biển, cụ thể là công nghệ sản xuất giống cá biển để phục hồi nguồn lợi được hầu hết các nước có biển đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi cá biển là lĩnh vực phức tạp, tổng hợp từ nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của từng đối tượng đến nghiên cứu nhu cầu về điều kiện môi trường, chủng loại và lượng thức ăn cho từng giai đoạn, từng loài cá; nghiên cứu bệnh của mỗi loài khi chúng sống trong điều kiện nuôi...v.v. Việt Nam hay bất kỳ nước nào có thành tựu đều đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp khoa học chung của thế giới làm tiền đề để nghiên cứu các loài khác. Việt Nam có thế mạnh về biển và nuôi cá biển, con đường mà Việt Nam lựa chọn cho tương lai là tiến ra biển để phát triển kinh tế bền vững, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống các loài cá biển sẽ góp phần nhỏ mở màn cho sự nghiệp tiến ra biển để phát triển bền vững đất nước. Những phân tích trên thể hiện đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. 2 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 3 loài cá biển có giá trị kinh tế cao có hệ thống phân loại như sau: Giới Animalia Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Perciformes Họ Serranidae Họ phụ Giống Epinephelinae Epinephelus Loài 1: Epinephelus fuscoguttatus, Forskal 1775 Tên Tiếng Anh: Tiger Grouper; Tiếng Việt: cá Song Hổ, cá Song Vằn, cá Mú Cọp. Giống : Plectropomus Loài 2: Plectropomus leopadus Lacépede 1802 Tên tiếng Anh: Coral trout; Tiếng Viêt: cá Song Da Báo, cá Mú Sao Giống: Cromileptes Loài 3: Cromileptes altivelis Valencienes 1828. Tên tiếng Anh: Mouse Grouper, tiếng Việt: cá Mú Chuột, cá Song Chuột. 3. Mục tiêu của đề tài: Đề tài có 02 mục tiêu chính: • Tạo ra qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài: cá Song Chuột (Crommileptes altivelis), cá Song Vằn (E.fuscoguttatus), cá Song Da Báo (Plectropomus leopadus). Qui trình công nghệ với các chỉ tiêu sau: Quy trình công nghệ sản xuất giống cá Song Chuột, Song Vằn, Song Da Báo: Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống: Cá Song Chuột: >3%; cá Song Vằn:> 4%, cá Song Da Báo >1%. 3 Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá Song Chuột, Song Vằn, Song Da Báo bằng lồng trên biển: Đạt tỷ lệ sống 50%. Năng suất: cá Song Chuột >5kg/m3.; Song Vằn > 10kg và Song Da Báo >6kg/m3. • Góp phần xây dựng đàn cá bố mẹ và hậu bị một số loài cá biển phục vụ sản xuất : Cụ thể : cá Song Chuột bố mẹ 50 con, cá hậu bị: 200 con; cá Song Da Báo bố mẹ 50 con, hậu bị 200 con; cá Song Vằn bố mẹ 100 con, hậu bị 200 con. 4. Phạm vi nghiên cứu. 4.1. Phạm vi thời gian: đề tài được tiến hành trong 3 năm, từ tháng 12/2007 đến tháng 11/2010. 4.2. Phạm vi không gian: Đề tài triển khai ở một số địa điểm sau: nghiên cứu sản xuất giống tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, tại xã Xuân Đám, đảo Cát bà huyện đảo Cát Hải, TP Hải Phòng và Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung, tại khu vực Sông Lô, TP Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu công nghệ nuôi cá Song Vằn, cá Song Chuột vịnh Cát Bà, huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng; nuôi cá Song Da Báo tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 5.1. Ý nghĩa khoa học. Trong tình hình nguồn lợi tự nhiên ngày càng giảm sút, nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ biển ngày càng lớn, hầu hết các nước có biển đều quan tâm đầu tư cho nuôi trồng các đối tượng hải sản, mong muốn bổ sung và thay thế một lượng lớn hải sản mà khai thác tự nhiên không còn đáp ứng. Để có thể phát triển nuôi trồng vấn đề đầu tiên phải chủ động được con giống. Sản xuất giống nhân tạo các đối tượng nuôi là biện pháp và là việc làm đầu tiên phải đầu tư. Đến nay, trên thế giới chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã chủ động sản xuất giống nhân tạo được trên 10 loài cá biển. Các nước Đông Nam Á và nhiều nước ở các khu vực khác chỉ mới thành công trên 1-5 loài. Cùng với kết quả của đề tài, đến nay Việt Nam đã có thể chủ động sản xuất giống được trên 8 loài cá biển. Như vậy, Việt Nam trở thành một trong những nước chủ động sản xuất giống nhân tạo được nhiều loài cá biển so với các nước trong khu vực. Nghiên cứu thành công một đối tượng cá biển sẽ đóng góp vào sự hiểu biết chung của nhân loại về biển, tạo điều kiện cho các nước khác tham khảo. 4 - Tất cả các nước có biển đều mong muốn và có chiến lược đầu tư nghiên cứu chủ động sản xuất giống nhiều loài cá biển. Chiến lược đó không những nhằm phục vụ nuôi đa loài mà còn có tác dụng trong việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi những loài cá có giá trị kinh tế cao ngoài tự nhiên. Hàng năm, Nhật Bản đã thả ra vùng biển của họ hàng trăm triệu con giống từ các trại sản xuất giống nhân tạo. Nhờ đó, nguồn lợi ven bờ của Nhật Bản không những không suy giảm mà so với năm 1960 có những loài nguồn lợi tự nhiên đã tăng lên đến 5%. Bởi vậy, việc triển khai đề tài là một định hướng tốt, có ý nghĩa lâu dài trong đời sống kinh tế, xã hội và bảo tồn nguồn lợi đa dạng sinh học của tự nhiên. - Chủ động CN sản xuất giống cá song Chấm Nâu, cá Giò, cá Hồng Mỹ, cá Song Chuột, Song Vằn, Song Da báo có giá trị tham khảo khi nghiên cứu các loài cá biển tiếp theo. - Lần đầu tiên trên thế giới và ở Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ ương cá giống và nuôi cá thịt thương phẩm cá Song Chuột trong hệ thống lọc sinh học, sử dụng nước tuần hoàn. Kết quả có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm tạo nên những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với mối trường. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn. Triển khai đề tài đã là cơ hội để làm chủ công nghệ mới và công nghệ này sẽ được nhiều cơ sở ứng dụng lâu dài. Đây cũng là cơ hội để đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia. Tài sản của đề tài là vật tư, trang thiết bị và đàn cá bố mẹ sẽ tạo điều kiên cho tổ chức chủ trì tiếp tục nghiên cứu, sản xuất phục vụ đất nước và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân sẽ là nguồn nhân lực nòng cốt đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. 5.3. Ý nghĩa môi trường. Các nội dung nghiên cứu về ương cá hương lên cá giống, nuôi cá thương phẩm đều ưu tiên nghiên cứu thức ăn tổng hợp, nghiên cứu nuôi trong hệ thống tuần hoàn là những cơ sở ban đầu để hạn chế sử dụng thức ăn tươi, hạn chế nước thải và chất thải, hạn chế tác động môi trường khi sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm. Qua 3 năm triển khai, các nội dung đã được thực hiện bao gồm: 1. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ. 5 2. Nghiên cứu thức ăn cho ấu trùng cá hương, cá giống và cá thịt thương phẩm 3. Nghiên cứu công nghệ ương nuôi ấu trùng, cá hương, cá giống. 4. Nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm. 5. phòng trị. Theo dõi một số bệnh thường gặp ở 3 loài và đề xuất các biện pháp Trên cơ bản, các nội dung đã được triển khai nghiêm túc, hoàn thành các mục tiêu và các điều khoản của Hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, do 3 loài cá này là những đối tượng khó, thời gian nghiên cứu ngắn nên một số mục tiêu cụ thể của đề tài chưa được giải quyết mỹ mãn, trong những năm tới cần tiếp tục nghiên cứu. Quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Bộ KHCN, Văn phòng các Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, Văn phòng Chương trình KC06, Lãnh đạo và các phòng chức năng của Viện nghiên cứu NTTS I, Viện nghiên cứu NTTS III, Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung. Tập thể cán bộ thực hiện đề tài xin được trân trọng cám ơn. Chủ nhiệm đề tài cũng xin được cám ơn tất cả các cán bộ khoa học trực tiếp triển khai đã cố gắng hết sức mình để các nội dung của đề tài có kết quả cao nhất. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TRƯỚC KHI CÓ ĐỀ TÀI. Từ cuối những năm 90 của thế ký trước, giá trị các sản phẩm thực phẩm từ biển đã tăng >300%, giá trị thương mại hàng năm >60 tỷ USD. Riêng sản phẩm nuôi trồng thủy sản đã cung cấp >30% nhu cầu Protein cho nhân loại. Ước tính đến năm 2020, chỉ riêng thị trường Hoa kỳ nhu cầu seafood cần từ 600 triệu đến 1,0 tỷ pounds [31]. Như vậy, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng các sản phẩm biển đã và phải phát triển nhanh chóng. Tiêu chí của việc lựa chọn đối tượng nuôi là : Giá trị dinh dưỡng cao; dễ thuần hóa trong điều kiện nhân tạo; có thể chủ động sản xuất được giống nhân tạo; có thể sản xuất được một lượng lớn sản phẩm và có nhu cầu thị trường lớn. Nhiều loài giáp xác, nhuyễn thể, rong biển và cá biển là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Với hơn 20 năm phát triển và chủ yếu là từ những năm cuối của thế kỷ 20, thế giới đã lựa chọn khoảng hơn 20 loài cá biển đạt được những tiêu chí trên và trở thành đối tượng nuôi. Trong 20 loài, ngoài một số loài có sản lượng lớn và có thương hiệu riêng biệt như cá Hồi, cá Ngừ Vây Xanh, có gần 10 loài thuộc nhóm cá Song - cá Mú (grouper), một số loài thuộc nhóm cá Hồng (Lutjanus spp), cá Tráp (Pagrus spp). Cá Song Chuột (Cromileptes. altivelis) Song Vằn (Epinephelus fuscoguttatus) và Song Da Báo (Plectropomus. leopadus) - là những đối tượng có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu thị trường lớn, phân bố rộng, dễ thích nghi với điều kiện nhân tạo. Bởi vậy, nhiều nước trên thế giới đã và đang tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi 3 loài cá trên. Hầu hết các nước châu Á đều chủ trương phát triển nuôi đa loài và cố gắng tập trung nghiên cứu để chủ động công nghệ sản xuất giống các đối tượng nuôi. Tuy nhiên đến nay chỉ mới có Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan chủ động được công nghệ sản xuất giống nhân tạo trên 20 loài, Indonexia khoảng 6 loài còn các nước khác mỗi nước thành công 1-2 loài. Đến năm 2009, VN đã chủ động CN sản xuất giống 7 loài cá biển (cá Song Chấm Nâu, cá Giò, cá Hồng 7 Mỹ, cá Vược, cá Vược Mõm nhọn, cá Chim Vây Vàng, cá Hồng Thác). Việc nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống, kỹ thuật nuôi và chuẩn bị đàn cá hậu bị cá Song Chuột, Song Vằn và Song Da Báo là cấp thiết vì đây là 3 loài cá có giá trị kinh tế cao so với các loài cá biển khác. Đối với 3 loài này, thông tin về tình hình nghiên cứu công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm 3 loài trên thế giới và trong nước có thể được tóm tắt như sau: 1.1.1.Cá song chuột (C. altivelis): Cá song chuột, tên tiếng Anh là Mouse Grouper, Tên khoa học: Cromileptes altivelis Valencienes 1828 với 6 synonym khác (đều là Valencienes 1828).[30] Cá Song Chuột có giá bán cao nhất so với hầu hết các loài cá biển khác bán tại thị trường Hồng kông: giá cao nhất (thời kỳ chỉ mới có cá tự nhiên (1999-2000) 110-120 USD/kg. Khi Indonexia chủ động được cá giống và phát triển nuôi (2003-2004) giá cá Song Chuột tại Hồng Kông dao động từ 6090USD. Đầu năm 2010, tại thị trường Hồng Kông, giá bán dao động từ 6070USD/kg [53]. Ngoài mục đích thực phẩm, cá Song Chuột còn được làm cá cảnh do màu sắc đẹp; chậm lớn nên có thể nuôi trong bể kính; được người chơi cá cảnh (nhất là các nước Ả rập) rất ưa thích; 60% cá giống của Indonexia xuất bán ra nước ngoài là làm cá cảnh và chủ yếu xuất đi các nước Arập. Giá cá Song Chuột giai đoạn cá hương (3cm) được bán tại Indonexia từ 2,0-2,5USD/con. Cá Song Chuột phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới: từ Ấn Độ tới Châu Đại Dương, từ Indonexia, Philippines, Trung Quốc, Nhật bản tới đảo Palau. Trong tự nhiên, cá Song Chuột sống trong các vực nước tương đối nông, từ 240 m, trong các vùng đầm phá, vịnh đảo ven bờ có đáy là những rạn đá, rạn san hô có nước biển trong sạch, điều kiện môi trường ít biến động. Được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), năm 1999 lần đầu tiên Indonexia cho sinh sản nhân tạo cá Song Chuột thành công. Từ đó, Indonexia luôn là nước dẫn đầu về sản xuất giống và nuôi cá Song Chuột. Năm 2002, Indonexia đã sản xuất 617.800 con [39]. Tỷ lệ sống 0,1-0,2%o. Từ năm 2002, Indonexia được sự hỗ trợ của JICA Nhật Bản và ACIAR (Ôtstrâylia) tập trung nghiên cứu cải thiện công nghệ sản xuất giống cá Song Chuột. Cuối năm 2003, công nghệ sản xuất giống cá Song Chuột của Indonexia đã khá ổn định: Tỷ lệ sống dao động từ 3- 20%, có mẻ đạt tới 40% cá 40 ngày tuổi.Về lợi nhuận cá giống, Sugama và ctv (2004) thông 8 báo: ở Indonexia các trại qui mô nhỏ có vay vốn ngân hàng tính toán sản xuất giống có thể thu lãi 12% [41]. Tiếp theo Indonexia là Malaixia và Austrâylia. Austrâylia thành công năm 2005, sản xuất được 100.000 con cá giống. Thái Lan cũng nghiên cứu từ năm 2005 nhưng chưa thành công [31]. Tuy nhiên, ở tất cả các nước này, bệnh do VNN gây nên với cá Song Chuột bố mẹ, ấu trùng, cá giống, cá thịt… vẫn là vấn đề nan giải. Tỷ lệ sống nói trên chỉ tính cho những mẻ nuôi thành công đến cá giống. Mẻ cá nào đã phát bệnh do VNN thì tử vong gần như 100% và không được tính tỷ lệ sống cho cả mùa sản xuất [43] . Về nuôi thương phẩm: Chỉ mới có công bố kết quả thí nghiệm nuôi đến khối lượng 234g/con (chưa đạt cá thương phẩm), chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về nuôi đến cỡ cá thương phẩm và năng suất nuôi (kg/m3 nước). Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á và NACA xuất bản Sổ tay Kỹ thuật nuôi cá Song Chuột nhưng cũng giới thiệu sơ lược và chưa có chỉ tiêu cụ thể. Như vậy, tại thời điểm năm 2007, chỉ có Indonexia đã thành công trong sản xuất giống và nuôi cá Song Chuột. Tuy nhiên, tỷ lệ sống trong sản xuất giống chưa ổn định, chưa có công bố nghiên cứu về công nghệ nuôi thương phẩm. Với một số nước khác như Thái Lan, Austrâylia đã có những nghiên cứu ban đầu nhưng chưa thành công. 1.1.2. Cá Song Vằn (Song Hổ, Mú Cọp). Tên tiếng Anh (Tiger Grouper), tên khoa học : Epinephelus fuscoguttatus với 10 tên synonym (6 của Forsskal 1775 và 4 của Valencienes 1828).[30] Cá Song Vằn có sản lượng thấp hơn cá Song Chấm Nâu (cá Song Chấm Nâu chiếm khoảng 60% thị phần, cá Song Vằn khoảng 10%) nhưng có giá bán cao hơn từ 20-30% so với cá Song Chấm Nâu. Giá 1kg cá Song Vằn dao động từ 14,8-16,2USD/kg [53]. Cá Song Vằn được nuôi nhiều nhất ở Indonexia, Đài Loan, Singapor [30]. Indonexia và Đài Loan thành công trong sản xuất giống cá Song Vằn từ năm 1999, tiếp đó là Malaixia, Thái Lan thành công năm 2002 với tỷ lệ sống khoảng 2% [47]. Từ năm 2003, các nhà đầu tư Đài Loan đã cho đẻ một lượng lớn cá Song Vằn ở Hải Nam Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu đều kết luận rằng: kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Song Vằn khó hơn, phức tạp hơn nhưng khi nuôi cá thương phẩm, cá Song Vằn ít bị bệnh hơn, tỷ lệ sống cao hơn cá Song Chấm Nâu. Giá bán cá Song Vằn cao hơn, nhu cầu thị trường cũng lớn nhưng thị phần thấp hơn so với cá song chấm nâu có thể là do công nghệ sản xuất giống nhân 9 tạo cá Song Vằn mới thành công ở ít nước, số lượng cá giống ít, chưa đáp ứng cho nhu cầu nuôi. Các nghiên cứu mới đây cho rằng sức sinh sản của cá Song Vằn thấp. Cá bố mẹ sau 4 tuổi mới có thể thành thục và tham gia sinh sản. Lượng trứng/ lần đẻ dao động từ 200.000-500.000 trứng tùy kích thước cá cái [22]. Nhìn chung, tài liệu nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá Song Vằn ít được công bố. Năm 2004-2005 đã có những nghiên cứu sâu về giai đoạn ấu trùng và cá giống: Giai đoạn ương ấu trùng : Suwirya và ctv (2004) công bố trong giai đoạn sớm (từ lúc nở đến 20 ngày tuổi) Lipid đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng và bảo vệ màng tế bào. Sự thiếu hụt lipid do phải cung cấp nhiều cho năng lương sẽ ảnh hưởng đến màng tế bào. Bởi vậy các acid béo tối quan trọng EPA và DHA cần phải được cung cấp qua con đường cường hóa luân trùng bằng tảo đơn bào Nanochloropsis và dung dịch Selco. Những ngày đầu luân trùng siêu nhỏ là thức ăn không thể thiếu. Chưa có công trình công bố những nghiên cứu về quá trình thành thục, đặc điểm đẻ trứng, sự phát triển phôi, quá trình biến thái, phát triển và sinh trưởng các giai đoạn ấu trùng và các yếu tố ảnh hưởng. Năm 2004, Sudaryano và CTV công bố đã quan sát thấy cá song vằn tại đảo Komodo, Indonexia đẻ tự nhiên trong lồng, không sử dụng kích dục tố [42].Tương tự cá song chuột, cá song vằn cũng đẻ vào những ngày cuối tháng âm lịch vào thời gian 21-23h trong ngày; các đợt đẻ diễn ra vào tháng 10,11,12,2,3,6 từ năm 2000-2003 - Đến giai đoạn cá hương cá giống : Setiadharma và ctv (2005) công bố tỷ lệ sống của cá ương ở bể có độ sâu 30cm là tốt nhất : 74,27% và cá cũng lớn nhanh nhất (Tb 5,91cm; 4,52g) so với ương ở bể sâu 60cm( 56,6%- 5,92cm3,91g) và 90cm (52,1%- 5,8cm- 3,81%). Mấu chốt của vấn đề là bể ương truyền thống và phổ biến có độ sâu >1,0m tạo điều kiện cho cá dễ ăn thịt lẫn nhau và gây stress do phải lẩn tránh. Về khẩu phần thức ăn nhân tạo cho cá giống cá Song Vằn, Suwirya, K và ctv (2004) công bố thức ăn để cá giống sinh trưởng tốt nhất phải có hàm lượng Protein 47%, Lipid 9%. Tác giả cũng kết luận rằng: khác với cá song chuột cá song vằn cần khẩu phần n3- HUFA 2,5%. Giai đoạn nuôi lớn ở lồng, Laining và ctv (2004) công bố với khẩu phần ăn đạt 4,7Kcal/g hàm lượng Protein thô 51% cá song vằn có tốc độ sinh trưởng tốt nhất. Sutarmat và ctv (2004) thí nghiệm thức ăn viên khô, thức ăn ẩm và cá tươi cho thấy sau 90 ngày nuôi thức ăn viên khô cá có tỷ lệ sống cao nhất (96%), thức ăn ẩm 93,3%, thức ăn là cá tươi 90,0%. Hệ số thức ăn tương ứng là 1,59- 3,5 và 5,04, 10 các chỉ số về tốc độ sinh trưởng/ngày, sản lượng kg/m3 không sai khác nhau nhiều. Như vậy, cá Song Vằn có tốc độ sinh trưởng tương đương với cá Song Chấm Nâu nhưng tỷ lệ sống khi nuôi thành cá thương phẩm thường cao hơn. Các công bố nói trên đều nuôi cá Song Vằn trong lồng trên biển, chưa có công bố nào về nuôi cá Song Vằn trong ao đất như cá Song Chấm Nâu mặc dù chúng tôi đã quan sát thấy Đài Loan có nuôi cá Song Vằn trong ao đất. Cá Song Vằn được Đài Loan sản xuất đại trà ngay từ những năm 20012002 nhưng Đài Loan rất ít công bố. Cùng với cá Song Chuột, Indonexia cũng đã nghiên cứu thành công đối tượng cá Song Vằn nhưng công nghệ chưa ổn định như cá Song Chuột. 1.1.3. Cá Song Da Báo Cá song da báo, tiếng Anh gọi là : Coral trout. Miền Nam Việt Nam gọi là cá Mú Sao, miền Bắc gọi là Song Nọi. Cá có màu đỏ toàn thân với các chấm xanh màu xanh cổ vịt rất đẹp trông như da báo và cũng có đặc tính biến màu tùy điều kiện môi trường. Cá Song Da Báo còn có 10 synonym. Tên khoa học chính thức hiện nay là Plectropomus leopadus Lacépede 1802 [30]. Do là một loài cá có thịt trắng, thơm ngon, màu sắc đẹp nên nó là đối tượng nuôi không những làm thực phẩm mà còn làm cá cảnh. Tại thị trường Hồng Kông, các đám cưới sang trọng của giới thượng lưu nhất thiết thực đơn phải có cá Song Da Báo. Bởi vậy, cá Song Da Báo được các tác giả Rimmer M., Sarah Kistle và Geoffrey Muldoon (2004) chọn để nghiên cứu “ Tiêu chuẩn hóa các loại thực phẩm là cá rạn san hô sống bằng việc đánh dấu từng con cá bằng thẻ”.nhằm nâng cao giá trị của cá rạn san hô sống. Thẻ chứa đầy đủ các thông tin: nơi đánh bắt, ngư cụ đánh bắt... để người mua hiểu rõ lý lịch từng con. Nhiều nước đã tập trung nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi cá Song Da Báo. Năm 2002, chúng tôi đến thăm Viện nghiên cứu Goldon, Viện lớn nhất nghiên cứu về sản xuất giống cá biển của Indonexia (được Nhật Bản tài trợ tài chính và Kỹ thuật từ năm 1997), các cán bộ khoa học của Viện đã giới thiệu đàn cá bố mẹ 100 con, độ tuổi 4-5 tuổi, khối lượng 3-5kg/con. Đàn cá này đã được cho sinh sản nhân tạo nhưng chưa thành công. Đến tháng 06/2004 Sih Yang Sim công bố lần đầu tiên Indonexia cho sinh sản nhân tạo thành công [39] : cá đẻ vào tháng 01/2004 và đến tháng 4/2004 thu được 100 con cá giống. Cũng tác giả này dịch từ cột “ Nông nghiệp và Khoa học” báo Thairath Newspaper của Thái Lan thông tin: Sau 3 lần cho đẻ thành công (tháng 7, tháng 8/2003) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan