Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột màu vàng từ lá chè và thử nghiệm ứng...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột màu vàng từ lá chè và thử nghiệm ứng dụng để sản xuất bánh quy

.PDF
108
377
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HOÀNG THỊ THU LỆ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT MÀU VÀNG TỪ LÁ CHÈ VÀ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT BÁNH QUY LUẬN VĂN THẠC SĨ SẢN XUẤT BÁNH QUY CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HOÀNG THỊ THU LỆ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT MÀU VÀNG TỪ LÁ CHÈ VÀ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT BÁNH QUY LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Mã số: Quyết định giáo đề tài Quyết định thành lập Hội đồng Ngày bảo vệ Người hướng dẫn khoa học TS. ĐỖ VĂN NINH Chủ tịch Hội đồng Công nghệ sau thu hoạch 60540104 Số: 127/QĐ-ĐHNT ngày 10/02/2014 Khoa sau đại học KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả trong luận văn: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột màu vàng thực phẩm từ lá chè già và thử nghiệm ứng dụng sản xuất Bánh quy” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được công bố trong các công trình khác, các số liệu trích dẫn đã được nêu rõ nguồn gốc. Nếu có gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Hoà ng Thị Thu Lệ iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu: Trước hết tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thực phẩm và Khoa Sau đại học sự kính trọng, niềm tự hào được học tập và nghiên cứu tại Trường trong những năm qua. Sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được giành cho thầy: TS. Đỗ Văn Ninh – nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang – người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh người đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban giám hiệu trường Trung cấp nghề Thủy sản Hải Phòng đã tạo điều kiện và cho phép tôi được đi học để nâng cao trình độ. Xin cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Chế biến Thủy sản, cán bộ, kỹ thuật viên các phòng thực hành kiểm tra chất lượng Nông – Thủy sản, phòng Hóa sinh và bạn bè đồng nghiệp trường Trung cấp nghề Thủy sản đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn vừa qua. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tình cảm, sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã luôn luôn chia sẻ kịp thời với tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa , ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Lệ iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM ƠN iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC BẢNG ix DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của đề tài: ......................................................... 2 2.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 2 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........ .................................................2. 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................... ................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................... .................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.............................................................................. 4 1.1. Tổng quan về cây chè tại Việt Nam........................................................... 4 1.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè............................................................ 4 1.1.2. Thành phần hóa học của chè...................................................................... 6 1.1.3. Đặc điểm sinh học hai giống chè Kim Tuyên và LDP1........................... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chất màu thực phẩm trong nước và thế giới............................................................................................................. 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chất màu thực phẩm trên thế giới ....... 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chất màu thực phẩm trong nước ......... 14 1.3. Giới thiệu về chất màu vàng thực phẩm ................................................ 17 1.3.1. Chất màu vàng thực phẩm nhân tạo ....................................................... 17 1.3.2. Chất màu vàng thực phẩm tự nhiên ........................................................ 18 1.3.3. Một số ứng dụng của chất màu vàng trong sản xuất thực phẩm ............. 19 1.4. Cơ sở khoa học của công nghệ thu nhận chất màu vàng thực phẩm từ lá chè và ứng dụng trong chế biến thực phẩm 19 1.4.1. Cơ sở khoa học về thu nhận chất màu vàng từ lá chè ............................. 19 1.4.2. Nghiên cứu ứng dụng chất bột màu vàng để sản xuất thực phẩm ........... 23 v 1.5. Tổng quan về phương pháp sấy phun 24 1.5.1. Khái niệm về sấy 24 1.5.2. Nguyên lý của phương pháp sấy phun 24 1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy 24 1.5.4. Ưu nhược điểm của phương pháp sấy phun 25 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, CÁC THIẾT BỊ CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Nguyên liệu .............................................................................................. 26 2.2. Hóa chất ................................................................................................... 26 2.3. Thiết bị .................................................................................................... 26 2.4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 26 2.4.1. Phương pháp chung................................................................................ 26 2.4.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 26 2.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng.......................................................... 27 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm .................................................. 27 2.4.5. Phương pháp so sánh màu...................................................................... 27 2.5. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 27 2.5.1. Thu nhận và bảo quản mẫu..................................................................... 27 2.5.2. Xác định thành phần hóa học ................................................................. 29 2.5.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát............................................................ 30 2.5.4. Xây dựng quy trình sản xuất bánh Quy có bổ sung bột màu vàng thu được từ lá chè già ..................................................................................................... 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43 3.1. Kết quả nghiên cứu lựa chọn lá chè già thích hợp để chiết xuất chất màu vàng từ chè ............................................................................................. 43 3.2. Kết quả nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm sản xuất sản phẩm bột màu vàng dưới dạng bột trong phòng thí nghiệm ........................................ 44 3.2.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất bột màu vàng từ lá chè tươi dạng bột .................................................................................................... 44 3.2.2. Kết quả thử nghiệm sản xuất bột màu vàng từ lá chè già dưới dạng bột quy mô phòng thí nghiệm ................................................................................. 50 3.2.3. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan bột màu vàng ............................ 54 vi 3.3. Kết quả xác định một số chỉ tiêu sinh hóa, an toàn thực phẩm của màu vàng thực phẩm từ chè ................................................................................... 54 3.3.1. Hàm lượng một số thành phần sinh hóa trong chất màu vàng dạng bột từ lá chè................................................................................................................ 54 3.3.2. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm ......................................... 55 3.4. Bảo quản chất màu vàng dạng bột ......................................................... 57 3.5. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm màu vàng từ chè .................... 58 3.5.1. Tính chi phí nguyên liệu, vật tư............................................................... 58 3.5.3. Chi phí điện năng ................................................................................... 58 3.5.4. Chi phí lao động ..................................................................................... 59 3.5.5. Hạch toán giá thành 1 kg sản phẩm chất màu vàng dạng bột khô .......... 60 3.6. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm sử dụng bột màu vàng từ lá chè già thu được để sản xuất bánh Quy có hương vị chè ................................................ 62 3.6.1. Đánh giá sơ bộ khả năng ứng dụng bột màu vàng từ chè vào sản xuất bánh quy dai và bánh quy xốp .......................................................................... 62 3.6.2. Quy trình sản xuất bánh quy dai bổ sung bột màu vàng từ chè ............... 63 3.6.3. Đánh giá mức độ ưa thích của người thử đối với mẫu bánh quy dai có bổ sung 1,5% bột màu vàng từ chè ....................................................................... 66 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 69 4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 69 4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 A. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 71 B. Tài liệu Tiếng Anh ....................................................................................... 72 C. Tài liệu từ internet ....................................................................................... 73 PHỤ LỤC I vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm ATTP An toàn thực phẩm BYT Bộ Y tế E104 Muối Natri của acid monosulphonic và disulphonic của Quinophtalin và quinolyindanedion, có màu vàng KPH Không phát hiện TCN Tiêu chuẩn ngành TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam tg Thời gian TV Thành viên TB Trung bình h Giờ t0 Nhiệt độ SĐBTTN Sơ đồ bố trí thí nghiệm CK Chất khô PPO Enzym polyphenoloxydase khô PO Peroxydase VSV Vi sinh vật viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần hóa học của chè …………………………………... Bảng 1.2. Danh mục các chất màu thực phẩm được phép sử dụng ở Việt Nam……………………………………………………………………….. Bảng 3.1. Thành phần hóa học cơ bản của lá chè già hai giống Kim Tuyên và LDP1…………………………………………………………… Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời gian ủ đến điểm đánh giá cảm quan chất màu vàng………………………………………………………………….. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời gian chiết xuất đến điểm cảm quan màu nước pha chất màu vàng…………………………………………………... Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí sấy phun đến điểm đánh giá cảm quan sản phẩm……………………………………………………….. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tốc độ bơm nhập liệu đến điểm cảm quan sản phẩm………………………………………………………………………. Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quá trình cô đặc………... Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời gian sấy phun đến tỷ lệ thu hồi và màu nước pha sản phẩm màu vàng…………………………………………….. Bảng 3.8. Đánh giá cảm quan bột màu vàng từ lá chè……………………. Bảng 3.9. Hàm lượng một số thành phần hóa học trong bột màu vàng từ chè………………………………………………………………………… Bảng 3.10. Kết quả phân tích các chỉ tiêu ATTP của bột màu vàng từ chè………………………………………………………………………… Bảng 3.11. Biến đổi chất lượng của sản phẩm màu vàng từ chè trong quá trình bảo quản……………………………………………………………... Bảng 3.12. Giá thành sản xuất 01 kg sản phẩm chất màu vàng dạng bột khô………………………………………………………………………… Bảng 3.13. Kết quả nhận xét các tính chất cảm quan của 4 mẫu bánh quy dai…………………………………………………………………………. Bảng 3.14. Biến đổi chất lượng cảm quan của bánh quy dai sử dụng chất màu vàng chiết xuất từ lá chè trong quá trình bảo quản…………………... ix 7 14 40 41 43 44 46 49 50 51 51 52 53 57 60 63 DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Búp chè……………………………………………………………….. 14 Hình 1.2. Hoa chè………………………………………………………………. 15 Hình 1.3. Quả chè………………………………………………………………. 15 Hình 2.1. Sơ đồ thu nhận và bảo quản mẫu……………………………………... 25 Hình 2.2. Sơ đồ xác định thành phần hóa học cơ bản của nguyên liệu lá chè già hai giống Kim Tuyên và LDP1……………………………................................. 26 Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát…………………………………….. 27 Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tìm thời gian ủ thích hợp……………………. 28 Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tìm thời gian chiết xuất thích hợp…………… 20 Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tìm nhiệt độ không khí sấy………………….. 32 Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tìm tốc độ bơm nhập liệu……………………. 34 Hình 2.8. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bánh quy dai……………………. 36 Hình 2.9. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bánh quy xốp…………………… 37 Hình 3.1. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian ủ với tỷ lệ TF/TR………. 42 Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời gian chiết xuất tới hiệu suất chiết màu vàng…… 43 Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hiệu suất thu hồi và độ ẩm sản phẩm 45 Hình 3.4. Ảnh hưởng của tốc độ bơm nhập liệu đến hiệu suất thu hồi và độ ẩm sản phẩm………………………………………………………………………… 46 Hình 3.5. Sơ đồ quy trình kỹ thuật sản xuất chất màu vàng từ lá chè già ở quy mô phòng thí nghiệm…………………………………………………………… x 48 TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Hoàng Thị Thu Lệ 2. Tên luận văn: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột màu vàng thực phẩm từ lá chè già và thử nghiệm ứng dụng sản xuất Bánh quy” 3. Ngành khoa học của luận văn: Khoa học kỹ thuật 4. Chuyên ngành: Công nghệ sau thu hoạch Mã số: 60540104 5. Tên đơn vị đào tạo SĐH: Trường Đại học Nha Trang 6. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận văn 6.1. Mục đích Tạo ra bột màu vàng từ chè đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSTP làm phụ gia cho các ngành chế biến thực phẩm khác 6.2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Lá chè già của giống hai giống chè Kim Tuyên và LDP1 tại xã Minh Tân – huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng 7. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng - Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm cổ điển và phân tích trong phòng thí nghiệm - Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học để bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu đảm bảo khách quan, chính xác với sự hỗ trợ của các phần mềm Excel, Stagrafic XV 8. Các kết quả chính và kết luận 8.1. Kết quả 8.1.1. Tìm được nguyên liệu thích hợp từ hai giống chè Kim Tuyên và LDP1 cho sản xuất bột màu vàng là lá chè già giống chè LDP1. 8.1.2. Xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất chất màu vàng dạng bột từ lá chè qui mô phòng thí nghiệm: Lá chè già giống LDP1  Nghiền trong cồn bằng máy nghiền dao cắt quay ly tâm với thời gian 9 phút/1kg lá chè  Ủ hỗn hợp trong tủ bảo ôn có nhiệt độ 120C, thời gian 3h  Diệt men trong nước nóng có nhiệt độ 1000C, thời gian 10’ Cô đặc dịch chiết trên thiết bị GN-100, kết quả cho thấy cứ 0,94kg lá chè tươi thu được 01 lít dịch cô đặc có TSS khoảng 110Brix  Sấy phun, chế độ sấy thích hợp là: nhiệt độ không khí sấy 1300C, tốc độ bơm nhập liệu 30 phút, tỷ lệ thu hồi sản phẩm đạt khoảng 6,30%  Bột màu vàng xi 8.1.3. Đánh giá được chất màu vàng dạng bột từ lá chè già đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. 8.1.4. Ứng dụng thành công chất màu vàng thực phẩm từ lá chè già trong sản xuất bánh quy dai. Với tỷ lệ bổ sung 1,5% bột màu vàng so với tổng khối lượng nguyên liệu làm bánh, thu được sản phẩm bánh quy có hương, vị chè xanh và đạt điểm thị hiếu tương đối cao 8.2. Kết luận Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp một số kết quả nghiên cứu khoa học về công nghệ sản xuất chất màu tự nhiên, an toàn, từ các hợp chất có trong lá chè. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong việc ứng dụng để sản xuất một dạng sản phẩm mới, an toàn từ nguồn nguyên liệu chè, được định hướng ứng dụng làm chất phụ gia tạo màu, vị trong sản xuất thực phẩm, đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm, thay thế cho các chất màu nhân tạo. Với việc tạo ra sản phẩm mới từ cây chè ứng dụng được vào sản xuất thực phẩm, luận văn góp phần phát triển hơn ngành trồng và chế biến chè, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng. 9. Từ khóa “ Lá chè già; hương, vị chè xanh; tỷ lệ TF/TR; bột màu vàng; bánh quy dai” xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống con người được nâng lên rất nhiều. Trước đây, người ta chỉ nghĩ đến ăn no, mặc ấm thì ngày nay con người nghĩ đến việc ăn ngon, mặc đẹp. Thực tế có những nhu cầu ăn uống đã trở thành nghệ thuật, người ta ăn để thưởng thức chứ không chỉ nhằm mục đích đơn thuần là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, thực phẩm ngày nay phải đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trong ăn uống. Chính vì vậy các nhà chế biến thực phẩm rất chú trọng tạo nên các loại thực phẩm có hình thức trình bày đẹp, bắt mắt người tiêu dùng. Một trong những cách đó là nhuộm màu cho thực phẩm. Nhuộm màu cho thực phẩm hiện nay chủ yếu dùng chất màu tổng hợp vì tính sẵn có cũng như giá thành thấp. Tuy nhiên chất màu tổng hợp là các hợp chất hữu cơ, đa số là dẫn xuất của các hợp chất thơm, mà các hợp chất thơm thường là các tác nhân gây ung thư và có tác động khác không tốt đối với cơ thể [41]. Còn chất màu thực phẩm tự nhiên là một trong các thành phần của thực phẩm tự nhiên và hầu như không độc hại lại chưa được dùng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm, do màu tự nhiên có giá thành cao hơn rất nhiều so với màu tổng hợp và mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu trong chế biến thực phẩm. Hiện nay, một trong những chất màu tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong chế biến các loại thực phẩm khác nhau điển hình là E104 (Quinolein vàng) – là muối Natri của acid monosulphonic và disulphonic của Quinophtalin và quinolyindanedion, có màu vàng. Nhưng sau nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Southampton (Anh) được công bố rộng rãi và được xác nhận là có độ chính xác cao thì nhiều nước đã có quy định chặt chẽ hơn về việc sử dụng E104. Theo Quy định (EC) số 1333/2008 của Nghị viện Châu Âu của Hội đồng Châu Âu ngày 16-12-2008 về các chất phụ gia thực phẩm, trong danh sách các màu thực phẩm phải ghi rõ thông tin bổ sung trên nhãn, có phẩm màu vàng (E104). Phẩm màu này buộc phải ghi những dòng chữ như “có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động và sự chú ý của trẻ”. Tại Mỹ cũng có các khuyến cáo tương tự. Theo Qui định & Tiêu chuẩn về Phụ gia thực phẩm của Tổ chức Thương mại Hải ngoại ban hành tháng 4-2011, phẩm màu vàng Quinoline Yellow bị cấm dùng 1 trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có mỳ gói. Theo tiêu chuẩn JAS của Nhật Bản, chất Quinoline Yellow cũng không nằm trong danh mục các chất phẩm màu được sử dụng trong mỳ. Ở nước ta hầu hết các sản phẩm thực phẩm sản xuất, kinh doanh trong nước thường sử dụng chất màu thực phẩm được nhập từ nước ngoài hoặc mua ở thị trường tự do không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Việc sử dụng chất màu như vậy tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật, kể cả những bệnh hiểm nghèo cho người tiêu dùng nhưng hiện chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Cây chè ở nước ta, là một trong những cây trồng rất phổ biến không chỉ ở các vùng Trung du, miền núi mà còn có ở rất nhiều địa phương trên cả nước. Đó là nguồn nguyên liệu rất dồi dào để sản xuất ra nhiều loại chất màu thực phẩm tự nhiên. Từ nguyên liệu lá chè có thể tạo ra nhiều loại chất màu như: màu xanh, màu vàng, màu nâu. Trong đó màu vàng là một trong những chất màu được sử dụng phổ biến để phối chế và tạo màu cho thực phẩm. Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột màu vàng thực phẩm từ lá chè già và thử nghiệm ứng dụng để sản xuất Bánh quy” 2. Đối tượng và phạm vinghiên cứu của đề tài luận văn - Các hợp chất tạo màu vàng trong lá chè già thuộc hai giống chè Kim Tuyên và LDP1 trồng tại Thủy Nguyên - Hải Phòng và khả năng ứng dụng chúng để tạo màu và hương, vị chè đặc trưng cho thực phẩm. - Phạm vi nghiên cứu: Các hợp chất tạo màu vàng trong lá chè già (từ lá thứ 4 đến lá thứ 8) thuộc hai giống chè Kim Tuyên và LDP1 trồng tại Thủy Nguyên - Hải Phòng, thời gian thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 8 và thử nghiệm sản xuất bánh quy có màu, hương, vị chè tại nhà máy bánh kẹo Công Tuyền, TP. Hải Phòng 3. Mục tiêu và nội dung cơ bản của đề tài: 3.1. Mục tiêu Tạo ra bột màu vàng từ chè đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSTP làm phụ gia cho các ngành chế biến thực phẩm khác. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, lựa chọn được nguyên liệu lá chè già thích hợp để chiết xuất chất màu vàng từ chè 2 - Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất và thử nghiệm sản xuất sản phẩm bột màu vàng từ lá chè dưới dạng bột trong phòng thí nghiệm. - Xác định được một số chỉ tiêu sinh học, an toàn thực phẩm của màu vàng thực phẩm từ chè - Hạch toán giá thành sản xuất chất màu vàng thực phẩm từ chè - Bước đầu thử nghiệm sử dụng bột màu vàng từ lá chè thu được để sản xuất bánh Quy có hương vị chè. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp số liệu, dẫn liệu về thành phần hóa học cơ bản của 2 giống chè LDP1 và Kim Tuyên trồng tại Thủy Nguyên - Hải Phòng, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết rút các chất màu vàng dạng bột từ lá chè nguyên liệu, chỉ tiêu hóa học và an toàn vệ sinh thực phẩm của bột màu vàng thu được từ lá chè, ảnh hưởng của chất bột màu vàng từ lá chè đến các chỉ tiêu cảm quan và an toàn thực phẩm của bánh quy. Các số liệu và dẫn liệu trên lần đầu được chúng tôi nghiên cứu và công bố có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ chất màu thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Các quytrình công nghệ chiết rút chất màu vàng thực phẩm từ lá chè già, làm khô dịch chiết để sản xuất bột màu vàng từ lá chè và sản xuất bánh quy dai bổ sung bột màu vàng chè, tạo sản phẩm bánh quy có màu, hương, vị chè đặc trưng, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm đã đề xuất từ kết quả nghiên cứu đề tài hoàn toàn có thể ứng dụng để phát triển sản phẩm mới trong thực tế sản xuất. Từ lá chè già, có thể phát triển sản xuất sản phẩm mới là bột màu vàng, có thể sử dụng như chất phụ gia tạo màu, hương, vị chè xanh, đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm,thay thế các chất màu nhân tạo trong sản xuất thực phẩmđang sử dụng phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất khó kiểm soát. Với việc tạo ra sản phẩm mới từ cây chè sẽ tạo đầu ra cho nguyên liệu chè, góp phần phát triển ngành trồng và chế biến chè, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người trồng chè, đồng thời góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển ổn định và bền vững. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây chè tại Việt Nam 1.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè 1.1.1.1. Đặc điểm Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trưởng và do hình dạng phân cành khác nhau, người ta chia thân chè ra làm ba loại: than gỗ, thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. [43] Búp chè là đoạn non của một cành chè. Búp chè được hình thành từ các mầm dinh dưỡng, gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa xòe ra) và hai hoặc ba lá non. Kích thước của búp thay đổi tùy theo giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu kỹ thuật canh tác khác như: đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt Búp chè gồm có hai loại: búp bình thường và búp mù. Búp bình thường (gồm có tôm và 2 – 3 lá non). Búp mù là búp phát triển không bình thường, trọng lượng bình quân của một búp mù thường bằng khoảng 1/2 trọng lượng búp bình thường và phẩm chất thì thua kém rõ rệt. Trên một cành chè, một năm có 4 – 5 đợt sinh trưởng của búp. Hình 1.1. Búp chè Lá chè mọc trên cành, mỗi đốt có một lá. Lá có hình dạng khác nhau tùy theo giống và trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Lá chè có gân rất rõ. Rìa lá thường có răng cưa, hình dạng răng cưa của lá chè thường khác nhau tùy theo giống. Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè. [43] Rễ chè: Hệ rễ chè gồm có: rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu 4 Rễ chè kỵ vôi, do đó yêu cầu đất có phản ứng chua. Canxi rất cần cho cây chè, nó có mặt ở những nơi phân bào và sinh trưởng như mút rễ, ngọn cây, là thành phần của màng tế bào vv… Hoa chè màu trắng với nhiều nhị vàng. Mỗi hoa gồm 7 cánh và rất nhiều nhị dài Hình 1.2. Hoa chè Quả chè thường mọc thành từng chùm. Ban đầu có màu xanh của chồi sau đó tăng trưởng và cứng dần thành quả màu nâu chứa hạt bên trong. Khi quả chín, vết rãnh mở ra. Hạt bên trong có thể dùng để gieo trồng [43] Hình 1.3. Quả chè 1.1.1.2. Phân loại thực vật Ngành: Ngọc lan hạt kín Bộ chè: Theales Họ chè: Theaceae Chi chè: Camellia Loài: C.sinensis Tên khoa học: Camellia sinensis(L) (hay Thea sinensis.L) 5 (Nguồn: 1935 – Hội nghị Quốc tế về thực vật) 1.1.2. Thành phần hóa học của chè Bảng 1.1. Thành phần hóa học của chè % khối lượng chất khô Thành phần Polyphenol 25 – 30 Epigallocatechin gallate 8 – 12 Epicatechin gallate 3–6 Epigallo catechin 3–6 Epicatechin 1–3 Catechin 1–2 Gallocatechin 3–4 Flavonols và flavonol glucosides 3–4 Polyphenolic acids và depsides 3–4 Leuco anthocyanins 2–3 Chlorophylls và các chất màu khác 0,5 – 0,6 Khoáng 5–6 Caffeine 3–4 Theobromine 0,2 Theophylline 0,5 Amino acid 4–5 Acid hữu cơ 0,5 – 0,6 Monosaccharide 4–5 Polysaccharide 14 – 22 Cellulose và hemicellulose 4–7 Pectin 5–6 Lignin 5–6 Protein 14 – 17 Lipid 3–5 Các hợp chất bay hơi 0,01 – 0,02 1.1.1.1. Nước 6 Là thành phần chủ yếu trong lá chè, chiếm 75 – 80%. Nước là môi trường xảy ra sự tác dụng tương hỗ giữa các chất hòa tan. Nước còn là thành phần chính tham gia vào các phản ứng thủy phân và oxy hóa – khử xảy ra không ngừng trong các tế bào của lá chè. Hàm lượng nước trong lá chè giảm dần từ tôm đến các lá già. 1.1.1.2. Alkaloid Alkaloid chính của chè là Caffeine, có tác dụng dược lý, tạo cảm giác hưng phấn cho người uống. Hàm lượng caffeine trong chè chiếm khoảng 2,5 – 5,5% trọng lượng khô trong lá chè tươi. Caffeine trong sản xuất do quá trình lên men phản ứng với các sản phẩm oxi hóa của catechin tạo ra tanat-caffeine có mùi thơm và vị dễ chịu. Khi pha nước, hợp chất tanat caffein bị kết tủa khi nước chè để nguội và tạo thành váng chè (creamy). Chè càng non, hàm lượng caffeine càng cao. Trong quá trình chế biến, hàm lượng caffeine trong lá không bị biến đổi, chỉ thay đổi trong một giới hạn nhỏ. 1.1.1.3. Protein và amino acid Protein là một trong các nhóm chất chủ yếu và quan trọng trong thành phần của lá chè. Protein trong búp chè phân bố không đồng đều, chiếm khoảng 15% tổng lượng chất khô của lá chè tươi. Trong quá trình chế biến chè, protein là nguồn cung cấp các acid amin tự do vì một phần protein bị phân giải bởi các enzyme tương ứng tạo ra các acid amin kết hợp với tannin hoặc đường trở thành các aldehyde bay hơi góp phần tăng cường hương thơm cho chè. Các aminoacid trong chè không nhiều, thường khoảng từ 0,2 – 0,3% chất khô, nó có tác dụng tốt đối với chất lượng của chè đen và chè xanh. 1.1.1.4. Lipid và acid béo Chất béo là chất có tính hấp phụ và là chất giữ mùi. Mặt khác, bản thân chất béo có một số cấu tử có sẵn mùi thơm dễ chịu hoặc dưới tác dụng của nhiệt độ cao chuyển hóa thành các chất có mùi đặc trưng góp phần tham gia trực tiếp vào sự hình thành hương thơm độc đáo của sản phẩm. 1.1.1.5. Carbonhydrate Lá chè chứa hầu hết các loại đường như: glucose, fructose, galactose, maltose, citose, arabinose, ribose, … Hàm lượng monose trong lá chè chỉ chiếm 1 – 2% và saccharose chiếm từ 0,5 – 2,5%. Trong khi đó, hàm lượng các polysaccharide trong lá chè lên đến 10 – 12% và cao hơn nữa. 7 Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng, glucose và fructose dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong quá trình chế biến nhiệt cho chè sẽ tham gia vào quá trình caramel hóa tạo cho chè có mùi cốm thơm dễ chịu. Thành tế bào của lá có cấu tạo cellulose được bao xung quanh bởi hemicellulose và lignin, ngăn chặn sự xâm nhập của enzyme thủy phân. Ở búp trưởng thành, tính chất mọng nước giảm đi là do sự liên kết cấu trúc giữa các thành phần phenolic của lignin, polysacharide và cutin của thành tế bào. Hợp chất pectin thuộc nhóm hydratcarbon và là hỗn hợp phức tạp của polysaccharide và dẫn xuất của chúng. Phần lớn các chất pectin là những chất keo và trong những điều kiện nhất định thì chúng đông tụ lại. Hàm lượng pectin trong lá chè luôn luôn thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan sát thấy lá chè non thì chứa nhiều pectin tan trong nước nhưng tổng pectin thì ít so với lá chè già, đặc biệt trong cuộng chè rất giàu pectin. 1.1.1.6. Sắc tố Có 3 nhóm sắc tố chính được tìm thấy là chlorophylls, anthocyanidins, carotenoids. Chlorophylls: Chlorophys tạo cho lá chè có màu xanh lục. Chlorophylls cũng có các tính chất như những chất màu khác là ít hòa tan trong nước nóng hơn so với khi hòa tan cùng với các nhóm chất màu khác trong dung môi hữu cơ. Khi đun nóng, Mg sẽ tách khỏi phân tử Chlorophylls và hydro sẽ được thay thế vào. Do đó, ta sẽ thu được chất khác gọi là feofitin – a và feofitin – b và dung dịch lúc này sẽ có màu vàng xám.. Anthocyanidins: Delphenidin và cyanidin là thành phần anthocyanidin chính được tìm thấy trong lá chè. Carotenoids: Có 14 loại được tìm thấy trong lá chè. Những thành phần chính: Xanthophylls, β-carotene, violaxanthine và neoxanthine. 1.1.1.7. Enzyme Là nhân tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và chế biến chè. Trong búp chè có 2 loại enzyme chủ yếu là: - Nhóm enzyme thủy phân: amylase, protease, glucosidase, … 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan