Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phương thuốc Thiên vương bổ tâm và thăm dò dạng bào chế...

Tài liệu Nghiên cứu phương thuốc Thiên vương bổ tâm và thăm dò dạng bào chế

.PDF
75
331
104

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC NAM NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THUỐC THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM VÀ THĂM DÒ DẠNG BÀO CHẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC NAM NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THUỐC THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM VÀ THĂM DÒ DẠNG BÀO CHẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1.PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển 2.DS. Phan Vũ Thu Hà Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến DS. Phan Vũ Thu Hà đã tận tình giúp đỡ, cho tôi những lời khuyên quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên ở bộ môn Dược học cổ truyền- Trường Đại Học Dược Hà Nội đã luôn giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện giúp tôi thực hiện khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô và các bạn! Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2014 Sinh viên Nguyễn Đức Nam MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I. TỔNG QUAN…………………………………………....…...2 1.1. Phương thuốc Thiên vương bổ tâm………………………...………....2 1.2. Tóm tắt đặc điểm về các vị thuốc………………………………….......3 1.3. Cao lỏng………………………………………………………………...17 1.4. Dung dịch thuốc………………………………………………………..19 CHƯƠNG II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...21 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị……………………………………………….21 2.1.1. Nguyên liệu………………………………………………...................21 2.1.2. Thiết bị………………………………………………………………..21 2.1.3. Hóa chất và dung môi………………………………………...............21 2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………..22 2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………….………..22 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN………....26 3.1. Xác định tính đúng của các vị thuốc…………………………….……26 3.2. Bào chế cao lỏng thiên vương bổ tâm………………………….……..26 3.3. Nghiên cứu thành phần hoá học……………………………..………..27 3.3.1. Định tính…………………………………………………….………...27 3.3.2. Định lượng……………………………………………………............41 3.3.3. Khảo sát một số chỉ tiêu khác của cao lỏng thiên vương bổ tâm.........44 3.4. Thăm dò dạng bào chế…………………………………………..…….46 3.4.1. Bào chế dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm…………...……………46 3.4.2. Khảo sát một số tính chất của dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm…47 3.4.3. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho chế phẩm………………….…….48 3.5. Bàn luận……………………………………………………….……….50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………….……………….............................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT SKLM sắc ký lớp mỏng dd. dung dịch PƯ phản ứng TT thuốc thử tt/tt thể tích/thể tích DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao lỏng….……...33 Bảng 3.2: Kết quả định lượng cắn tan trong chloroform……….….………..42 Bảng 3.3: Kết quả định lượng cắn tan trong ethyl acetat…………..………..42 Bảng 3.4: Kết quả định lượng cắn tan trong buthanol……………..………..43 Bảng 3.5: Kết quả định lượng đường khử trong cao thuốc…………............44 Bảng 3.6: Kết quả xác định pH của cao thuốc……………………….……...45 Bảng 3.7: Kết quả xác định hàm lượng cắn không tan trong nước…............45 Bảng 3.8: Kết quả xác định hàm lượng nước có trong cao thuốc…....……..46 Bảng 3.9: Kết quả xác định pH của dung dịch thuốc……………..…...........47 Bảng 3.10: Kết quả xác định tỷ trọng của dung dịch thuốc……….…..……48 Bảng 3.11: Kết quả xác định hàm lượng nước có trong dung dịch thuốc…..48 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Sắc ký đồ dịch chiết nhân sâm và dịch chiết cao thuốc….…........36 Hình 3.2: Sắc ký đồ dịch chiết sinh địa và dịch chiết cao thuốc………........37 Hình 3.3: Sắc ký đồ dịch chiết ngũ vị tử và dịch chiết cao thuốc……..........38 Hình 3.4: Sắc ký đồ dịch chiết hắc táo nhân và dịch chiết cao thuốc…........39 Hình 3.5: Sắc ký đồ dịch chiết cát cánh và dịch chiết cao thuốc……..…….41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống hiện đại, con người thường xuyên phải đối mặt với những yếu tố bất lợi cho sức khoẻ tinh thần dẫn đến tình trạng căng thẳng thần kinh (stress), lo âu, mất ngủ, hồi hộp…Nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong thời gian dài sẽ gây nên những tác hại cho sức khỏe với những triệu chứng hoặc bệnh lý như đau đầu, mất ngủ, rối loạn thần kinh, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng của cơ thể… Nhằm chăm sóc cho sức khoẻ tinh thần, ngoài chế độ nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng hợp lý, con người cần phải có sự trợ giúp của thuốc men. Các thuốc tân dược có thể được sử dụng trong trường hợp này thuộc nhóm an thần, gây ngủ, thuốc điều hòa nhịp tim…. Tuy nhiên, việc sử dụng tân dược cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, và có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi phải sử dụng lâu dài. Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc được sử dụng để dưỡng tâm an thần cho hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ “Thiên Vương bổ tâm đan” là bài thuốc quý được nhiều thầy thuốc đông y lựa chọn để điều trị âm huyết bất túc, hồi hộp, hay quên, tâm phiền mất ngủ, ngủ hay mê, táo bón. Bài thuốc có tác dụng tốt với người tuổi trung niên, người cao tuổi. Y học cổ truyền sử dụng bài thuốc dưới dạng thuốc hoàn (tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, lấy chu sa làm áo), tuy nhiên dạng thuốc này khó đảm bảo về mặt chất lượng, quy trình làm thủ công và trong công thức có chu sa nên độc.Vì vậy, trên cơ sở của phương thuốc này, chúng tôi lược bỏ chu sa và tiến hành nghiên cứu, thăm dò dạng bào chế mới và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho dạng bào chế mới với mục tiêu: - Bào chế cao từ bài thuốc thiên vương bổ tâm và khảo sát thành phần hoá học. - Nghiên cứu dạng bào chế từ cao thuốc thu được và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho chế phẩm. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. PHƯƠNG THUỐC THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM 1.1.1. Công thức 1. Đan sâm: 2. Nhân sâm: 3. Huyền sâm: 4. Đương quy thân: 5. Viễn chí: 6. Toan táo nhân: 7. Thiên môn: 8. Mạch môn: 9. Sinh địa: 10. Cát cánh: 11. Bạch phục linh: 12. Ngũ vị tử: 13. Bá tử nhân: Tổng: 15g 15g 15g 30g 15g 30g 30g 30g 120g 15g 15g 30g 30g 390g - Công năng: Tư âm thanh nhiệt, dưỡng tâm an thần. - Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tâm thần bất yên, hư phiền mất ngủ, nhịp tim nhanh, hay mơ mộng, hay quên, đại tiện táo, lở mồm miệng, lưỡi đỏ, rêu ít - Bào chế: làm bột, luyện mật làm hoàn, bao áo bằng chu sa. - Liều dùng: 9g/ 1 lần, 3 lần/ngày, khi dùng với nước sắc ngọc trúc tăng tình hàn, bổ âm. 1.1.2. Phân tích Thiên vương bổ tâm được thiết kế điều trị chứng bệnh tâm thận bất túc, âm hư huyết thiếu, tâm thất sở dưỡng. Tâm chủ huyết mạch mà tàng thần, thận chủ cốt sinh tuỷ lại tàng tinh. Tinh huyết sung túc, thuỷ hoả hỗ tế (nương tựa vào nhau, kiềm chế lẫn nhau) thì thần chí mới an ninh. Nhiều ưu tư, suy nghĩ quá độ, tâm thận bất túc, âm hư huyết thiếu sẽ dẫn đến hư hoả dễ động, nhiễu loạn tâm thần dẫn đến tâm quý thất miên, mộng di kiện vong. Âm hư 3 dương cang, hư hoả thượng viêm, dẫn đến miệng lưỡi lở loét, lưỡi đỏ ít rêu. Phép trị cần dùng tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thần. Trong phương thuốc dùng sinh địa hoàng tư âm thanh nhiệt, giúp tâm thần không bị phiền nhiễu bởi hư hoả là Quân dược. Huyền sâm, thiên môn đông, mạch môn đông hỗ trợ sinh địa để tăng cường tác dụng tư âm thanh nhiệt làm Thần dược; đương quy, đan sâm bổ huyết dưỡng tâm, khiến cho tâm huyết đầy đủ mà trợ an thần. Nhân sâm, phục linh dưỡng tâm khí mà an tâm thần; bá tử nhân, viễn chí ninh tâm an thần; ngũ vị tử, toan táo nhân vị chua mà liễm tâm khí hao tán, đồng thời an thần cùng với các vị thuốc trên làm Tá dược; cát cánh dẫn thuốc thượng hành, dẫn thuốc nhập kinh tâm làm Sứ dược. Các vị thuốc trên cùng phối hợp thành phương thuốc tư âm an thần. 1.2. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC VỊ THUỐC 1.2.1. Đương quy Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy Angelica sinensis (Oliv) Diels. Họ Hoa tán Apiaceae [3], [4]. a) Thành phần hóa học [13]. + Tinh dầu: Các terpen, hợp chất phenolic; Các dẫn chất phtalic: ligustilid, n-buthylphtalid, n-butyliden phtalid. + Coumarin: Umbeliferon, bergaten + Acid hữu cơ: acid vanilic, acid linoleic, acid nicotinic, acid succinic, acid palmitic, acid ferulic + Polysaccharide, acid amin + Vitamin: vitamin B1,vitamin E, vitamin B12. + Sterol: β-sitosterol, sigmasterol,… + Nguyên tố vi lượng: Mg, Ca, Al, Cr, Zn,… + Thành phần khác: Brefeldin. 4 b) Tác dụng dược lý + Có hai thành phần: Một thành phần ức chế tử cung (chủ yếu là tinh dầu) và một thành phần kích thích tử cung (không phải tinh dầu và tan trong nước hoặc cồn) [3], [9], [13]. + Tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng chất lượng của hồng cầu, hạn chế sự giảm tỷ lệ huyết sắc tố; ức chế quá trình đông máu, đặc biệt đông máu nội sinh, làm giảm tác dụng của thrombin [13]. + Ức chế tăng sinh tế bào ung thư ở người thông qua việc gây ngừng chu kỳ của tế bào và giáng hoá tế bào; chống u trên não ác tính invitro và invivo [42]. + Chống oxy hoá invitro; chống loạn nhịp tim; hạ huyết áp với chó đã gây mê; ức chế trực khuẩn dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, phế cầu khuẩn [3], [8], [9], [13]. Theo Y học cổ truyền - Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Quy kinh: tâm, can, tỳ. - Công năng chủ trị: + Bổ huyết, bổ ngũ tạng: dùng trong các trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu. + Hoạt huyết, giải uất kết: dùng cho trường hợp thiếu máu, kèm theo có ứ tích của phụ nữ có bế kinh, vô sinh. + Hoạt tràng thông tiện: dùng thích hợp với chứng huyết hư huyết táo gây táo bón. + Giải độc: dùng trong các trường hợp mụn nhọt. - Liều dùng: 6-20g - Kiêng kị: những người có tỳ vị thấp nhiệt, đại tiện lỏng [3]. 5 1.2.2. Cát cánh Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Cát cánh Platycodon grandiflorum (Jacd) A.DC. Họ Hoa chuông Campanulaceae [3], [6], [13]. a) Thành phần hóa học + Hoạt chất chính là saponin triterpenoid nhóm olean (platycodin A,C,D, D2; các polygalacin D, D2). Các sapogenin là platycodigenin, acid polygalacic [6], [13]. + Ngoài ra còn có phytosterol, tanin [13], inulin [6]. b) Tác dụng dược lý + Trên lâm sàng, saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày, đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài. + Saponin của Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh. Ngoài ra, có tác dụng giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho, chống loét, chống viêm [6], [13]. + Tác dụng kháng khuẩn: ức chế Staphylococcus aureus, B. mycoides, D. pneumoniae [3]. Theo Y học cổ truyền - Tính vị: Vị hơi ngọt, sau đắng, hơi cay, tính bình [13], tính ấm [3]. Quy kinh: Phế [3]. - Công năng chủ trị: Thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở [3], [13]; khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau như viêm họng, viêm amidan, ngực sườn đau như dao đâm, áp xe phổi [3]. - Liều dùng: 4 – 12g [3]. - Kiêng kỵ: người âm hư hỏa vượng, ho lâu ngày, ho ra máu không nên dùng [3]. Thận trọng với phụ nữ có thai [13]. 6 1.2.3. Huyền sâm Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm Scrophularia buergeriana Miq. Họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae [3], [13]. a) Thành phần hóa học [13] + Các Saponin: Scrophularin, harpagid, harpagosid, ningpogenin, O – Me catalpol, angorosid C. + Ngoài ra có alcaloid, đường, steroid, acid amin, acid béo, tinh dầu (vết), carotene, 17 nguyên tố vi lượng. b) Tác dụng dược lý + Tác dụng kháng khuẩn, an thần. + Huyền sâm có tác dụng điều trị tốt đối với viêm họng mạn tính [13]. + Tăng huyết áp và cường tim nhẹ ở thỏ. Nếu dùng liều cao thì có tác dụng ngược lại tức là hạ huyết áp. + Tác dụng hạ đường huyết [3]. Theo Y học cổ truyền - Tính vị: Vị đắng, ngọt, hơi mặn, tính hàn. Qui kinh: Phế, vị, thận [3], [13]. - Công năng chủ trị: Tư âm, giáng hỏa, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giải độc, nhuận táo, hoạt trường [3], [13]; chống viêm, tán kết, nhuyễn kiên, bổ thận [3]. Làm thuốc giảm sốt, chống viêm trong các chứng sốt nóng, khát nước, phát ban, miệng lưỡi lở loét, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc, ho khan, táo bón, mẩn ngứa, mụn nhọt [3], [13]. - Liều dùng: 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc cốm ngậm [13]. - Kiêng kỵ: Người có thấp ở tỳ vị, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng [3], huyết áp thấp [13] không nên dùng. Không nên sử dụng các dụng cụ bằng đồng để bào chế, kỵ lệ lô [3]. Kiêng thức ăn đắng, lạnh [13]. 7 1.2.4. Mạch môn Vị thuốc là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn Ophiopogon japonicas (L.f.) Ker. Gawl. Họ Hoàng tinh Convallariaceae [6], [14]. a) Thành phần hóa học + Saponin steroid: Ophiopogonin A, B, C, D. + Carbohydrat: glucofructan và một số monosaccharide (glucose, fructose, saccharose) [6], [14]. + Chất nhầy [4]. + Ngoài ra có β-sitosterol, stigmasterol, β-sitosterol β-D-glucosid[6], [14]. b) Tác dụng dược lý Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với cả 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính của phản ứng viêm thực nghiệm. Tác dụng ức chế tương đối khá trên phế cầu, yếu hơn trên các chủng: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Bacillus subtilis [3], [14]. Theo Y học cổ truyền - Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát. - Công năng chủ trị: Nhuận phế, giảm ho, cầm máu, thanh nhiệt.Chữa ho khan, viêm họng, lao phổi nóng âm ỉ về chiều, sốt cao, tâm phiền khát nước, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, hen phế quản, khó ngủ. - Liều dùng: 6-20g, dạng thuốc sắc [14]. 1.2.5. Thiên môn Vị thuốc là củ của cây Thiên môn đông Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. Họ Thiên môn đông Asparagaceae [3], [6], [14]. a) Thành phần hóa học + Hoạt chất chính là saponin steroid [6], [14]. 8 + Ngoài ra có các amino acid tự do: aspargin, citrulin, serin, threonin, prolin, glycin, alanin, valin, methionin, leucin, phenylalanine, thyroxin, acid aspartic, acid glutamic, arginin, histidin, lysine [6]. + Carbohydrat: 7 chất oligosaccharide đã được phân lập và xác định: neokestose và 6 oligosaccharid khác có cấu tạo bởi các đơn vị fructofuranose [6]. b) Tác dụng dược lý + Tác dụng kháng khuẩn: ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn Bacillus anthracis, Streptococus hemolyticus A và B, B. diphtheria, Diplococcus pneumonia, Staphylococcus aureus, Staphylococcus citreus, B. subtilis [4]. + Ngoài ra, có tác dụng lợi tiểu, lợi đờm, giảm ho, hạ nhiệt, bổ [14]. Theo Y học cổ truyền - Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: Phế, thận [3], [14]. - Công năng chủ trị: Tư âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân [3], [14]. Chữa phế ung, hư lao, ho, ho gà, thổ huyết, nhiệt bệnh, tiêu khát, tân dịch hao tổn, táo bón, làm thuốc bổ, chữa sốt [14], chữa ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, ho gà [3]. - Liều dùng: 4-12g [3]. - Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng [3], [14]. 1.2.6. Sinh địa Vị thuốc là rễ củ dùng tươi hoặc phơi, sấy khô của cây địa hoàng Rehmannia glutinosa Gaertin. Họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae [3], [13]. a) Thành phần hóa học [13] + Iridoid glycosid: Catalpol, rehmaniosid A, B, C, D, ajugol, aucubin, melitosid, rehmaglutin A, B, C, D. 9 + Ionon glucosid: rehmaionosid A, B, C. Ngoài ra có monoterpen glucosid là rehmapicrosid. + Các thành phần khác: acid amin (ít nhất 15 acid amin tự do), ester của acid béo, β-sitosterol, daucosterol, acid palmitic, acid sucinic… b) Tác dụng dược lý + Tác dụng an thần, lợi tiểu, chống oxy hóa [13]. + Tác dụng cầm máu, hạ đường huyết. + Tác dụng cường tim. + Tác dụng kháng khuẩn: ức chế nấm ngoài da [3]. Theo Y học cổ truyền - Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính lạnh. Quy kinh: Tâm, can, thận, tiểu trường [3], [13]. - Công năng chủ trị: Bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu. Chữa âm hư, phát nóng về chiều, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tạng chảy máu, thổ huyết, chảy máu cam, viêm họng đau, tân dịch khô [3], [13]. - Liều dùng: 12-40g [3]. - Kiêng kỵ: Những người tỳ hư, bụng đầy, đại tiện lỏng và dương hư, nhiều đờm thấp nhiệt không nên dùng [3]. 1.2.7. Viễn chí Vị thuốc là rễ đã bỏ lõi gỗ phơi hay sấy khô của cây viễn chí Siberi (viễn chí lá trứng) Polygala sibirica L. hoặc viễn chí lá nhỏ Polygala tenuifolia Willd. Họ Viễn chí Polygalaceae [3], [4]. a) Thành phần hóa học + Saponin triterpenoid nhóm olean. Phần aglycon thường có 5 vòng và thường là dẫn chất của 3-β- hydroxy olean12-en tức là β-amyrin [6], [10], [11], [12], [14], [15], [25]. 10 + Từ rễ của loài Polygala tenuifolia: Phân lập được 7 saponin: Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G. Trong viễn chí lá nhỏ còn có chất kiềm hữu cơ là tenuidin và 1 đường khử Polygalitol [6], [10], [11], [12], [14], [15], [25], [26], [30]. Từ dịch chiết ether người ta tách thêm được các chất xanthon: 1, 2, 3, 6, 7-Pentanmethoxyxanthon; 1, 2, 3, 7 và dẫn chất 3, 4, 5trimethoxycinnamic acid. + Ngoài ra còn một số chất khác như Tenuigenin A, B, onsicin, tenuifolin, preseneginin, prosenegenin, resin [6], [11], [14], [15]; có tinh dầu (chủ yếu là methyl salicylat và valerianat), có acid salicylic, polygalid, chất nhựa [12], [25] . b) Tác dụng dược lý + Tác dụng giảm đau: viễn chí với liều 0,8g/kg có tác dụng giảm đau rõ rệt trên chuột nhắt trắng khi tiêm acid acetic vào màng bụng [15]. + Tác dụng trên thời gian ngủ: tác dụng hiệp đồng, kéo dài giấc ngủ do thuốc ngủ barbituric ở chuột nhắt trắng [15]. + Tác dụng trên thần kinh trung ương: ức chế có mức độ hệ thần kinh trung ương nhưng không thấy có tác dụng đối kháng với liều gây co giật do cafein gây nên ở chuột nhắt trắng [6], [15]. + Tác dụng giảm ho, trừ đờm [6], [7], [15]; co bóp tử cung ở cả con vật (thỏ, mèo, chuột cống trắng) có thai và không có thai [10], [15]; ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococus aureus, Bacillus subtilis, Streptococus hemolycocus, Diplococcus pneumonia [15]. Theo Y học cổ truyền - Tính vị: Vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: tâm, thận. - Công năng chủ trị: + An thần ích trí: tâm thần bất an, mất ngủ hay quên, thường biểu hiện chóng mặt, tinh thần bất thường. 11 + Khai khiếu, làm sáng tai, mắt tăng cường trí lực, dùng trong bệnh tai bị ù, mắt mờ. + Hoá đàm, chỉ ho, táo uất: ho mà nhiều đàm, đàm đặc, khó thở. + Giải độc: dùng khi có nhọt độc - Liều dùng: 8-12g - Kiêng kị: khi kinh tâm có thực hoả không nên dùng, không dùng cho phụ nữ có thai [3]. 1.2.8. Nhân sâm Vị thuốc là rễ đã chế biến của cây nhân sâm Panax ginseng C.A.Mey. Họ Nhân sâm Araliaceae [3], [4]. a) Thành phần hoá học [6], [9], [14], [44] + Thành phần chính là các saponin triterpenoid tetracyclic nhóm dammaran gọi chung là ginsenosid. Các saponin triterpennoid như ginsenosid Rb1,2,3, Rc, Rd, Re, Rf, Rg1,2,3, Rh, Rs, Ro. Bằng phương pháp thuỷ phân bằng enzyme hoặc hoá giáng đặc biệt để cắt đường mà không làm ảnh hưởng phần aglycon người ta thu được các aglycon thật là protopanaxadiol và protopanaxatriol. Ngoài ra trong nhân sâm còn có saponin với aglycon là acid oleanolic: ginsenosid Ro. +Các thành phần khác: tinh dầu, vitamin B1,B2, các phytosterol, glycan. b) Tác dụng dược lý Tác dụng dược lý của nhân sâm chủ yếu là do ginsenosid. Đã có khoảng hơn 20 ginsenosid được chỉ ra là có tác dụng sinh học [16]: + Tác dụng lên hệ thần kinh: có cả tác dụng kích thích và tác dụng ức chế thần kinh, bằng cách làm thay đổi dẫn truyền thần kinh. Những ginsenosid này có thể làm tăng quá trình học hỏi, ghi nhớ và tốt cho sự phát 12 triển của tế bào thần kinh: Rb1 [33], [38]; Rb3 [35], [36]; Rg3 [19], [40]; Rg1[21], [22]; Rg5 [18], [20] + Tăng cường miễn dịch: Rg1 được chỉ ra là làm tăng cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào [21], [22] + Tác dụng trên tim mạch: điều hoà nhịp tim, điều hoà huyết áp [24]. + Một số ginsenosid được chỉ ra là có tác dụng chống ung thư với nhiều cơ chế khác nhau: Rb2 [27]; Rg3 [31], [39]; Rh2 [17], [32] Theo Y học cổ truyền - Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Quy kinh: tỳ, phế, thông hành 12 kinh. - Công năng chủ trị: + Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, làm khoẻ tinh thần, trí não minh mẫn, dùng trong các trường hợp khí hư, kém ăn bệnh đã lâu ngày, thân thể gầy yếu, mất ngủ hay quên. Cơ thể háo khát, hoặc trẻ con bị kinh giản, còn dùng nhân sâm khi cơ thể người bệnh nguy cấp, mạch muốn tuyệt, hoặc sau khi mất máu nhiều. + Bổ phế bình suyễn: ho do phế hư như ho lao, viêm khí quản, phế quản mạn tính. + Kiện tỳ sinh tân dịch chỉ khát: dùng khi cơ thể phiền khát, tân dịch khô kiệt, mắt khô sáp, môi nứt nẻ. - Liều dùng: 2-12g - Kiêng kị: khi bị đau bụng, đi ngoài lỏng hoặc bệnh có thực tà, những người có huyết áp cao không nên dùng [3]. 1.2.9. Ngũ vị tử Vị thuốc là quả chín đã phơi hay sây khô của cây ngũ vị tử Shisandra chinensis (Turez.) Baill hoặc Sh.sphenanthera Rehd et Wils. Họ Ngũ vị Schisandraceae [3], [4].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng