Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phương án triển khai các dịch vụ ims trên mạng xã hội...

Tài liệu Nghiên cứu phương án triển khai các dịch vụ ims trên mạng xã hội

.PDF
26
342
72

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- BÙI THỊ THU HUẾ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ IMS TRÊN MẠNG XÃ HỘI Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử Mã số: 60.52.70 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013 2 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Kiên Phản biện 1: …………………………………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 3 MỞ ĐẦU Xu hướng của con người ngày nay là chia sẻ với cộng đồng mọi thứ mà họ muốn. Mạng xã hội đang phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người thời công nghệ và hỗ trợ rất mạnh cho việc chia sẻ này. Những ứng dụng trên mạng xã hội cũng ngày càng một đa dạng và phong phú và được quan tâm nhiều hơn. Các ứng dụng trên mạng xã hội mới chủ yếu là các sản phẩm của dịch vụ công nghệ thông tin và chạy trên nền hạ tầng Viễn thông như một dịch vụ OTT (Over The Top). Mạng Viễn thông có sự phát triển đột phá trong 2-3 thập kỷ qua nhưng đang bị sức ép mạnh mẽ trong cạnh tranh từ các dịch vụ OTT trong đó điển hình là các dịch vụ, ứng dụng trên mạng xã hội. Các nhà cung cấp dịch vụ VT đang cố gắng tìm cách giữ chân thuê bao, hạn chế giảm doanh thu do tác động của các dịch vụ OTT. Hai cách tiếp cận của các nhà cung cấp dịch vụ VT để giải quyết vấn đề này là (1) hạn chế sự phát triển của các dịch vụ truyền thông trên mạng xã hội qua các cơ chế, chính sách và các biện pháp kỹ thuật và (2) Cùng hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội để cùng kinh doanh theo mô hình cộng sinh. Trong hai cách trên thì cách đầu mang tính tiêu cực và thường chỉ sử dụng trong thời kỳ quá độ, cách thứ 2 phù hợp với quy luật thực tế hơn vì nó tạo ra mô hình WIN-WIN hai bên đều có lợi dựa trên điểm mạnh của mỗi bên. Sự kết hợp giữa dịch vụ viễn thông và mạng xã hội sẽ tạo ra những dịch vụ mới đảm bảo tính ổn định, an toàn cho các dịch vụ mạng xã hội và thu hút được người dùng, tăng thuê bao cho các dịch vụ viễn thông. Với đề tài “Nghiên cứu phương án triển khai các dịch vụ IMS trên mạng xã hội” học viên sẽ chỉ ra khả năng phát triển những ứng dụng dịch vụ viễn thông trên mạng xã hội, đưa ra những lợi ích cho cả mạng xã hội và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Từ đó học viên đề xuất ra phương án triển khai các dịch vụ dựa trên IMS cho mạng xã hội. Luận văn này bao gồm 3 chương Chương 1: Tìm hiểu chung về mạng xã hội, khảo sát và đánh giá các ứng dụng trên mạng xã hội. Chương này cũng đi sâu tìm hiểu về kỹ thuật Web 2.0. Chương 2: Tìm hiểu về phân hệ điều khiển IMS và các dịch vụ truyền thông dựa trên IMS. Đánh giá khả năng đưa các dịch vụ truyền thông dựa trên IMS vào các ứng dụng trên mạng xã hội, từ đó đưa ra các đề xuất triển khai. 4 Chương 3: Đề xuất các dịch vụ truyền thông IMS vào các ứng dụng mạng xã hội. Từ đó học viên đánh giá khả năng triển khai cũng như khai thác dữ liệu từ mô hình dịch vụ mới này. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức bản thân, luận văn không thể tránh khỏi các khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các học viên quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Trung Kiên đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. 5 CHƯƠNG I. NGHIÊN CỨU MẠNG XÃ HỘI VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI. 1.1 Nghiên cứu tổng quan về mạng xã hội 1.1.1 Giới thiệu về mạng xã hội Socail media (Truyền thông xã hội) là một kênh thông tin truyền thông có sự tương tác giữa con người với con người những thứ mà do chính người dùng tạo ra, chia sẻ, trao đổi thông tin trong cộng đồng mạng ảo. Social media đơn giản là một hệ thống thông tin phổ biến nhất ngày nay. 1.1.2 Phân loại các mạng xã hội Mạng xã hội có thể được định nghĩa như là tập hợp những cá nhân có cùng chung những mối quan tâm, cùng chia sẻ nội dung, tập hợp lại để trao đổi thông tin, kết bạn, hỗ trợ lẫn nhau và cũng là để giải trí, bộc lộ cái tôi của mình. Mạng xã hội được chia làm 6 loại căn bản, tùy theo mục đích sử dụng của người dùng: Để giải trí, để kết nối, để kết nối nhằm mục đích chia sẻ thông tin, để kết nối nhằm mục đích chia sẻ thông tin dành cho giới chuyên gia, để tìm sự hỗ trợ và hỗ trợ cộng đồng, để giải trí, tạo và quản lý nội dung. 1.1.3 Đánh giá tầm ảnh hưởng của mạng xã hội đến con người Các mạng xã hội hiện này không chỉ đơn thuần là công cụ kết nối bạn bè, trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau mà ngày càng tiến dần đến truyền thông đa phương tiện. Mạng xã hội đang có những ảnh hưởng đến con người cũng như xã hội ngày nay. Sử dụng mạng xã hội là đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và trở thành thói quen sử dụng của con người. 1.2 Khảo sát các ứng dụng trên mạng xã hội 1.2.1 Khảo sát các ứng dụng của mạng xã hội trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1.1 Khảo sát mạng xã hội Mạng xã hội ngày càng trở lên phổ biến đối với người dùng trực tuyến. Không chỉ biết đến với các mạng xã hội nổi tiếng thế giới như Facebook, MySpace, LinkedIn, 6 Twitter… trong khu vực các nước riêng còn tồn tại và phát triển các mạng xã hội riêng của nước mình. Bảng 1.4 Bảng thống kê mạng xã hội sử dụng phổ biến ở Việt Nam Có thể thấy được facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và đều đứng ở vị trí thứ 1 hoặc thứ 2. Ở Việt Nam lượng người dùng trực tuyến sử dụng mạng xã hội cũng rất lớn và tập trung chủ yếu vào Zing Me (Mạng xã hội của Việt Nam) và Facebook (Mạng xã hội nổi tiếng toàn cầu). 1.2.1.2 Khảo sát những tính năng và ứng dụng trên mạng xã hội. Leitner và Grechnig (2008) phân loại các chức năng hỗ trợ trên mạng xã hội theo cách sử dụng, với ba loại: thường xuyên, bình thường, và hiếm. Họ đã đưa ra rằng 70% của tất cả các chức năng trong nhóm thường xuyên, 30% - 70% trong nhóm bình thường, và <30% trong nhóm hiếm. 7 Bảng 1.5 Những chức năng hỗ trợ của Social Network site 1.2.2 Phân loại và đánh giá các ứng dụng trên mạng xã hội. Dựa trên những thống kê khảo sát từ một số mạng nổi tiếng tại Việt Nam và trên Thế giới. Học viên chia các ứng dụng trên mạng xã hội thành 3 loại dựa trên mục đích sử dụng chúng như sau: Game, chia sẻ thông tin, trao đổi thông tin. • Game: là các ứng dụng mang tính chất giải trí, ứng dụng này không được đề cập đến trong luận văn này. • Chia sẻ thông tin: là các ứng dụng giúp người dùng chia sẻ các thông tin cho bạn bè. Ví dụ như các ứng dụng Sketch Toy, SlideShare, Shazam, Instagram, Socailcam,... trên facebook hay ứng dụng Tài liệu trực tuyến, chia sẻ file ,.. trên Zingme • Trao đổi thông tin: là các ứng dụng mang tính chất trao đổi thông tin offline hoặc online. Ví dụ như các ứng dụng chat, voice, email, conference, presence, … Qua khảo sát thấy một số ứng dụng trên Facebook có lượng người dùng lớn như ooVoo, TinyChat, Friend Caller,… 1.3 Tìm hiểu công nghệ Web 2.0 1.3.1 Service Oriented Architecture Sử dụng công nghệ và ứng dụng không đồng nhất là một thực tế ở nhiều công ty. Các công ty từ lâu đã tìm cách tích hợp các hệ thống hiện có với công nghệ thông tin (IT) để hỗ trợ cho các quy trình kinh doanh bao gồm tất cả các hệ thống hiện tại và yêu cầu tiềm năng để thực hiện mô hình end-to-end. SOA là một kiến trúc được tiêu chuẩn hóa, linh hoạt hỗ trợ các kết nối của các ứng dụng khác nhau và chia sẻ dữ liệu tốt hơn. 8 Hình1.3 Service Oriented Architecture Các khối chức năng trong kiến trúc SOA: • Service: là một đơn vị được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ để đạt được kết quả kinh doanh mong muốn cho người dùng dịch vụ. • Service provider: là tổ chức hoặc cá nhân tạo ra các dịch vụ và đưa dịch vụ vào thư mục dịch vụ (Registry) • Service Directory: là một thư mục tốt nhất trong các dịch vụ có sẵn. Nó đăng ký dịch vụ và làm cho chúng dễ dàng truy cập cho nhiều người dùng. 1.3.2 Web 2.0 Sự khác biệt nhất của Web 2.0 so với Web 1.0 là khả năng tương tác người dùng. Mô hình tương tác Web 2.0 phức tạp hơn so với yêu cầu / đáp ứng mô hình tương tác đơn giản, tạo lên mô hình client / server của Web. Mô hình Web 2.0 thực hiện các yêu cầu tương tác với tiếp cận sâu hơn vào khả năng nhiều hơn so với các ứng dụng web trong quá khứ. Hơn thế nữa, mô hình Web 2.0 – SOA cho phép khả năng tiếp xúc và sử dụng các dịch vụ trên các lĩnh vực khác nhau dễ dàng hơn. 9 Hình 1.4 Mô hình Web 2.0 1.3.3 Công nghệ web Những công nghệ web được sử dụng cho SOA và Web 2.0 có thể được chia thành 4 lớp: Client side, Server side, Web Service và Mashup. 1.3.3.1 Những công nghệ Client Side Các công nghệ ở lớp Client side là một tập các phương pháp lập trình được gửi đi những dòng mã lệnh tới client và được trả lại là các ứng dụng đang chạy trên hệ điều hành của người dùng. 1.3.3.2 Những công nghệ Server side Những công nghệ lớp Server side là một nhóm các ngôn ngữ được sử dụng để lập trình các chức năng được thực hiện trên máy chủ. Ví dụ như truy cập vào cơ sở dữ liệu. 1.3.3.3 Web Service W3C được định nghĩa là một dịch vụ Web, là một hệ thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ tương thích các máy qua mạng. Web service sử dụng các Web API để truy cập qua mạng, chẳng hạn như mạng Internet, và thực hiện trên một hệ thống máy chủ từ xa lưu trữ các dịch vụ được yêu cầu. 10 Hình1.6 Mô hình giao tiếp web service 1.3.3.4 Mashups Mashups là một loại tương tác của các ứng dụng web tích lũy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tích hợp thành một ứng dụng duy nhất. Mashup thu thập dữ liệu từ nguồn cấp dữ liệu Web (ví dụ như RSS hoặc Atom), dịch vụ web. 11 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG IMS VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ IMS TRÊN MẠNG XÃ HỘI Dưới góc độ dịch vụ Công nghệ thông tin thì các dịch vụ Viễn thông có thể coi như CAAS (Communication as a service). Dịch vụ CAAS cung cấp phương tiện truyền thông đa phương tiện chất lượng cao và có tính toàn cầu. Các dịch vụ truyền thông CAAS thế hệ mới nhất được điều khiển bởi phân hệ điều khiển đa phương tiện IMS. Với sự điều khiển của phân hệ IMS này có thể cung cấp nền tảng cho phát triển nhiều dịch vụ gia tăng phong phú. Nếu các dịch vụ CAAS này được tích hợp vào mạng xã hội sẽ tạo nên sức mạnh chung có tính tiềm năng cho cả nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Chương này trình bày về phân hệ IMS, các dịch vụ truyền thông dựa trên IMS. Qua đó, học viên sẽ phân tích các đặc điểm và xu hướng hội tụ các dịch vụ IMS và mạng xã hội, cũng như đưa ra những lợi ích trong việc tích hợp này. Đề xuất mô hình triển khai các dịch vụ IMS trên mạng xã hội. 2.1 Nghiên cứu tổng quan về hệ thống IMS IMS là phân hệ điều khiển dịch vụ mới, cho phép hội tụ dữ liệu, thoại, và công nghệ mạng mobile trên nền tảng IP. Cấu trúc này là sự kết hợp giữa công nghệ mạng viễn thông truyền thống và công nghệ Internet. Nó chính là yếu tố quan trọng để đưa ra các dịch vụ đa phương tiện. 2.1.1 Kiến trúc hệ thống IMS Theo hình 2.1, hệ thống IMS được chia thành 3 lớp chính là Application Plane được gọi là Lớp ứng dụng chứa các AS, Control plane được gọi là lớp điều khiển hay còn là IMS lõi, và User plane được gọi là lớp người dùng hoặc lớp vận tải. Trong một số thực thể khó xác định thuộc tầng lớp nào do vậy có nhiều tài liệu có sự phân bố các thực thể trên lớp có khác nhau. Tuy nhiên cấu trúc IMS là cấu trúc theo chức năng, tức là các khối thực thể được xác định theo chức năng của chúng. 12   Hình 2.1 Kiến trúc phân lớp hệ thống IMS Cấu trúc chức năng của hệ thống IMS được mô tả như sau:   Hình 2. 2 Cấu trúc chức năng của hệ thống IMS 13 2.1.1.1 CSCF (Call Sesion Control Function) CSCF là các phần tử điều khiển, có chức năng thiết lập, giám sát, hỗ trợ và giải phóng các phiên cuộc gọi và quản lý tương tác thuê bao. CSCF có thể hoạt động ở một số chế độ sau: • P – CSCF ( Proxy – CSCF): là điểm tiếp xúc đầu tiên cho người dùng trong IMS. Tất cả lưu lượng báo hiệu SIP từ hoặc đến UE thông qua P-CSCF. • I – CSCF (Interrogating CSCF): là điểm tương tác với các nhà điều hành mạng cho tất các kết nối IMS. Có thể có nhiều I-CSCF trong mạng. • S-CSCF (Serving – CSCF): là bộ não của IMS. Nó thực hiện điều khiển phiên và đăng ký các dịch vụ cho UE. Có thể có nhiều S-CSCF, các S-CSCF có chức năng khác nhau trong mạng của nhà khai thác. 2.1.1.2 Các phần tử dữ liệu • HSS (Home Subscriber Server): máy chủ dữ liệu thuê bao. HSS là kho dữ liệu chính cho tất cả các thuê bao và các dữ liệu liên quan đến dịch vụ của IMS. Kho dữ liệu chính trong HSS bao gồm nhận diện người dùng, thông tin đăng ký, thông số truy nhập và dịch vụ kích hoạt thông tin.   • SLF (Subcription Locator Function): Chức năng định vụ và mô tả thuê bao. SLF được sử dụng như là một cơ chế cho phép I-CSCF, S-CSCF và AS tìm địa chỉ của HSS lưu trữ dữ liệu thuê bao để nhận dạng thuê bao khi nhà điều hành mạng triển khai nhiều địa chỉ HSS. 2.1.1.3 Các phần tử điều khiển kết nối mạng (Interworking) • MGCF (Media Gateway Control Funtion): Chức năng điều khiển phân phối tài nguyên của media Gateway. MGCF là của ngõ cho phép truyền thông tin giữa người sử dụng IMS và CS (Circuit switched). • BGCF (Breakout Gateway Control Funtion): Chức năng điều khiển kết nối với mạng PSTN. BGCF là một Proxy SIP xử lý các yêu cầu định tuyến từ một SCSCF khi S-CSCF này đã xác định phiên không thể định tuyến bằng sử dụng DNS hoặc ENUM/DNS. Nó bao gồm các chức năng định tuyến trên số điện thoại. 14 • SGW (Signaling Gateway): Cổng giao tiếp báo hiệu được sử dụng để kết nối các mạng báo hiệu khác nhau, chẳng hạn như SCTP mạng báo hiệu dựa trên IP và mạng báo hiệu SS7. 2.1.1.4 • Các phần tử dịch vụ IMS AS (Application Server): Máy chủ ứng dụng thực hiện các dịch vụ và có giao diện với S-CSCF sử dụng SIP. Một AS có thể nằm trong mạng nhà hoặc trong mạng lưới của 3rd party. Nếu nằm trong mạng nhà nó có thể truy vấn HSS với giao diện Sh hoặc Si. Các chức năng chính của AS là khả năng xử lý và tác động đến phiên làm việc SIP nhận được từ IMS, khả năng nhận yêu cầu SIP, khả năng gửi thông tin tính cước tới CCF và OCS. 2.1.1.5 Các phần tử tài nguyên • MRFC (Media Resources Function Control): Để hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến bearer, chẳng hạn như truyền hình hội nghị, thông tin quảng cáo tới người dùng hoặc chuyển mã bearer. • MRFP (Multimedia Resource Function Processor): Cung cấp tài nguyên lớp người dùng được yêu cầu và hướng dẫn bởi MRFC. 2.1.1.6 Các giao thức báo hiệu sử dụng trong IMS Trong kiến trúc IMS các giao diện chuẩn được định nghĩa và ở mỗi giao diện sẽ sử dụng các giao thức báo hiệu tương ứng dưới bảng sau đây: Bảng 2.1 Các giao thức báo hiệu sử dụng trong IMS GIAO DIỆN Gm PHẦN TỬ UE,P-CSCF Mw P-CSCF, S-CSCF S-CSCF, AS I-CSCF, HSS I-CSCF, SLF ISC Cx Dx I-CSCF, I-CSCF, S-CSCF, S-CSCF, MÔ TẢ Sử dụng để thay đổi các bản tin giữa UE và các CSCF Sử dụng để thay đổi các bản tin giữa các CSCF Sử dụng để thay đổi bản tin giữa CSCF và AS Sử dụng để truyền thông giữa I-CSCF/S-CSCF và HSS Sử dụng I-CSCF/S-CSCF để tìm một HSS đúng trong một GIAO THỨC SIP SIP SIP DIAMETER DIAMETER 15 môi trường đa HSS SIP AS, OSA SCS, Sử dụng để trao đổi thông tin HSS giữa SIP AS/ OSA SCS và HSS SIP AS, OSA, Sử dụng AS để tìm một HSS SCF, IM- SSF, chính xác trong môi trường đa HSS HSS MGCF à I-CSCF MGCF chuyển đổi báo hiệu ISUP thành báo hiệu SIP và chuyển tiếp báo hiệu SIP tới ICSCF S-CSCF à BGCF Sử dụng để trao đổi thông tin giữa CSCF và BGCF BGCF à MGCF Sử dụng để trao đổi thông tin giữa BGCF và MGCF trong cùng IMS BGCF à BGCF Sử dụng để trao đổi các bản tin giữa các BGCF trong mạng IMS khác nhau S-CSCF, MRFC Sử dụng để trao đổi các bản tin giữa S-CSCF và MRFC MRFC, MRFP Sử dụng để trao đổi thông tin giữa MRFC và MRFP MGCF, IM-MGW Cho phép điều khiển các tài nguyên mặt phẳng người dùng P-CSCF, PDF Sử dụng để trao đổi thông tin liên quan tới việc giải quyết chính sách giữa P- CSCF và PDF Sh Dh Mg Mi Mj Mk Mr Mp Mn Gq DIAMETER DIAMETER SIP SIP SIP SIP SIP H.248 H.248 DIAMETER 2.1.2 Các dịch vụ IMS Những ưu điểm của dịch vụ IMS • IMS cung cấp một nến tảng chung giúp giảm thời gian đưa ra thị trường các dịch vụ đa phương tiện mới . • IMS cung cấp các dịch vụ đa phương tiện với chất lượng dịch vụ (QoS) tốt hơn. • IMS cho phép các nhà khai thác để tính cước phiên đa phương tiện một cách hợp lý. 16 • IMS cho phép tất cả các dịch vụ có sẵn bất kể người dùng đang ở đâu. 2.1.2.1 Các dịch vụ IMS IMS là một chuẩn dựa trên mạng IP sử dụng cả mạng cố định và không dây, cung cấp các dịch vụ đa phương tiện bao gồm: Các dịch vụ cơ bản đã có trong mạng Viễn thông trước đây như SMS, voice, video, thoại, văn bản và dữ liệu. Các dịch vụ mới của IMS như presence, IM, conference • Presence là dịch vụ tự động cập nhật thông tin về người dùng, nó hiểu thị cho những người dùng khác cũng sử dụng dịch vụ presence, chia sẻ thông tin và điều khiển dịch vụ. Presence có thể thấy rõ như trạng thái người dùng, trạng thái này có thể chứa thông tin về người và trạng thái của thiết bị, vị trí hoặc nội dung, khả năng của thiết bị, tham chiếu đến danh bạ. Như một dịch vụ, Presence được sử dụng như một chỉ số về khả năng tham gia trong phiên giao dịch bất kỳ như Voice call, video, game. • Instant Messaging: Dịch vụ Instant Messaging trong IMS bao gồm 2 dạng là immediate messaging và session based messaging. Mỗi loại có những đặc trưng riêng biệt. Do đó sự kiện gửi bản tin là một dạng đơn giản nhất của một tin nhắn từ A đến B, hơn thế nữa các đặc điểm khác biệt tạo ra những dịch vụ riêng. Tuy nhiên cách ứng dụng được xây dựng trên các dịch vụ này tốt hơn là từ những dạng riêng của messaging. • Conference: Conference là một cuộc hội thoại giữa nhiều người. Conference không chỉ giới hạn trong audio, có thể thấy sự phổ biến của conference video và văn bản, được biết đến như chatting, đã được phát triển nhanh chóng trong vài năm qua. Dạng phổ biến là conference mô phỏng cuộc meeting trong thực tế: ví dụ như bằng cách cho phép chia sẻ tập tin và quét mã vạch và truyền đạt cảm xúc bằng sử dụng video, tất cả diễn ra trong thời gian thực. 2.1.2.2 Nhóm dịch vụ RCS (Rich Communication Suite): Nhóm dịch vụ RCS tập trung vào các tập tính năng cốt lõi của mạng lưới với ý định thiết lập khả năng tương tác giữa các thiết bị khác nhau với cơ sở hạ tầng mạng. Dựa theo đó, GSMA phân chia nhóm dịch vụ này thành 3 gói dịch vụ chính là: Enhanced Phonebook, Enriched Call, Enhanced Messaging. • Enhanced Phonebook 17 Dịch vụ Enhanced Phonebook là dịch vụ cho phép tăng cường các khả năng thực hiện dịch vụ của các contact và có khả năng thực hiện dịch vụ Presence. Khả năng tăng cường dịch vụ cho các contact ở đây có ý nghĩa là mỗi contact có khả năng thực hiện các dịch vụ viễn thông từ ngay trên phonebook chỉ với một thao tác lựa chọn loại hình dịch vụ viễn thông sẽ thực hiện ngay trên giao diện phonebook (vi dụ: nhắn tin, gọi điện, …). • Enriched Call Gói dịch vụ Enriched call cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện các dịch vụ thoại phong phú hơn như cho phép thực hiện các cuộc gọi video giữa các khách hàng. Đặc biệt là khả năng cho phép chia sẻ đa phương tiện khi không thực hiện dịch vụ thoại hay đang thực hiện dịch vụ thoại. Dịch vụ trong gói Enriched Call bao gồm: gọi thoại, gọi video, video share, image share, file share. • Enhanced Message Gói dịch vụ Enhanced Message cho phép người dùng có thể theo dõi và kích hoạt các kết nối (cuộc gọi, MMS, SMS, instand message, file sharing) trên hộp đối thoại. Ngoài ra người dùng cũng có thể thấy được lịch sử đối thoại của bản thân với các contact khác. Dịch vụ chat trên cơ sở dịch vụ instand message sẽ được làm phong phú hơn bởi các dịch vụ khác như cho phép gửi nhận các file, thực hiện cuộc gọi trong khi phiên nhắn tin vẫn đang thực hiện. 2.2 API cho phát triển các dịch vụ viễn thông Parlay API được thiết kế để cho phép tạo ra các ứng dụng điện thoại cũng các ứng dụng IT liên quan đến viễn thông. Các nhà phát triển IT phát triển và triển khai các ứng dụng bên ngoài không gian mạng viễn thông truyền thống và mô hình kinh doanh, được xem là rất quan trọng trong việc tạo ra các ứng dụng, dịch vụ trên mạng lưới NGN. Parlay X Web service để phát triển của các ứng dụng mạng NGN của các nhà phát triển công nghệ thông tin, mà không nhất thiết phải là chuyên gia về điện thoại và viễn thông. Đây là một tập các khả năng về viễn thông giúp các nhà phát triển IT dễ dàng sử dụng để tạo ra các ứng dụng sáng tạo. Mỗi Parlay X Web service đề được trừu tượng hóa từ tập hợp các khả năng viễn thông tiếp xúc của Parlay API. 18 Hình 2.5 Parlay X Web services, Parlay X APIs và Parlay APIs 2.3 Phân tích khả năng phát triển ứng dụng dịch vụ IMS trên mạng xã hội. 2.3.1 Sự hội tụ dịch vụ IMS và dịch vụ trên mạng xã hội. Trong quá khứ, các dịch vụ web cung cấp các trang tĩnh. Ngày nay, có nhiều trang động, dịch vụ thời gian thực trong Web service, được gọi là Web 2.0. Người dùng có thể tương tác với nhau hoặc tiến hành kinh doanh thông qua Web 2.0. Một mục đích của Web 2.0 tương tự như IMS cung cấp các dịch vụ phổ biến và khác nhau cho người sử dụng bất cứ lúc nào. Như vậy, IMS và Web 2.0 mang lại nhiều lợi ích. IMS có thể cung cấp nhiều lợi ích nếu của áp dụng nguyên tắc Web 2.0. Nói cách khác, Web 2.0 có thể được hưởng lợi ích từ việc thực hiện các chức năng IMS. Không chỉ IMS có thể làm cho dịch vụ Web 2.0 tốt hơn, mà nó cũng có thể mang lại mô hình kinh doanh tính phí mới cho các dịch vụ này. 19 Hình 2.6 Mô hình người dùng truy nhập vào dịch vụ 2.3.2 Mô hình hội tụ dịch vụ IMS và Web 2.0 Để đáp ứng các yêu cầu trên cho hội tụ Web-IMS, sử dụng Web Session Controller (WSC) để kết nối mạng IMS và nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng web qua internet.   Hình 2.8 Kiến trúc hội tụ Web-IMS Nhìn từ phía IMS, Internet được xem như là một mạng lưới điều hành của bên thứ ba trên nền IP mà mạng IMS được kết nối bằng cách sử dụng WSC. Nhìn từ phía nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng web 3rd party, WSC là mạng lõi với các phần tử biên truy cập người dùng IMS (để xác thực, tính cước,…). Dịch vụ hội tụ Web-IMS vẫn sẽ được xử lý bởi một IMS 20 AS (xử lý các cơ chế IMS có liên quan) và một Web AS trong Internet. WSC ẩn kiến trúc IMS nội bộ của các nhà điều hành mạng từ các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng 3rd party, có nghĩa là những mối đe dọa và quá tải từ Web AS sẽ không trực tiếp và hoàn toàn ảnh hưởng đến hoạt động của IMS AS. WSC bao gồm khối chức năng : • Chức năng điều khiển Web (Web Control Function - WCF) đóng vai trò của thực thể chuyển tiếp giữa mạng IMS và nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng Web 3rd party. Tại mức trên WCF, Broker điều khiển phiên IMS SIP với Web Service. Nó là điểm truy cập các yêu cầu SOAP tới từ Web service. SOAP/Representation State Transfer (REST) có các API mở để phát triển các ứng dụng viễn thông. Broker chứa một danh sách Web services với các phiên cho phép. Vẫn trong WCF, một Session Controler có vai trò là một SIP User agent trong tạo, duy trì, và kết thúc phiên SIP ở phía IMS, và có thể kiểm soát mặt phẳng media. WCF cũng kiểm tra và chặn lưu lượng tới từ internet. • Cổng Web Media (Web Media Gateway -WMG) đảm bảo liên kết mạng cho trao đổi giữa mặt phẳng media IMS và Web AS dưới sự kiểm soát của WCF và WMG chỉ cho phép loại media và mô tả trong phiên SIP xử lý bởi WCF. Khi cần thiết WMG thực hiện mã hóa truyền dẫn phương tiện truyền thông để phù hợp với các mã hóa IMS và Web AS khi chúng khác nhau. Bất cứ lúc nào WCF đều có thể chấm dứt phiên làm việc của WMG, chấm dứt trao đổi liên quan đến phương tiện truyền thông. Nếu cần thiết, WMG thực hiện phương tiện truyền thông trans-mã để phù hợp với các codec IMS và codec được sử dụng tại Web AS nếu chúng khác nhau. Bất cứ lúc nào, WCF có thể buộc chấm dứt phiên làm việc và làm cho WMG chấm dứt trao đổi liên quan đến các phương tiện truyền thông. Hơn nữa, chỉ phép trao đổi phương tiện truyền thông từ / đến các địa chỉ port/ IP dành riêng. Kết luận chương: Chương này, học viên đã nghiên cứu về kiến trúc và dịch vụ trên nền IMS, API cho phát triển ứng dụng dịch vụ viễn thông. Tìm hiểu mô hình hội tụ dịch vụ IMS và Web 2.0 đã được đưa ra trên thế giới. Các nhà khai thác đã nghiên cứu về giải pháp hội tụ của hai thế giới này, làm cho chúng cùng tồn tại với những đặc điểm tốt nhất của nhau để cung cấp cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan