Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở hạ long

.PDF
88
96
85

Mô tả:

Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long Nguyễn Thị Mai Phương Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bình Năm bảo vệ: 2013 Abtracts: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về sản phẩm quà lưu niệm trong phát triển du lịch: Sản phẩm quà lưu niệm; giá trị sản phẩm lưu niệm; vai trò của sản phẩm quà lưu niệm đối với điểm đến du lịch; thị hiếu và xu hướng mua sắm sản phẩm quà lưu niệm của du khách hiện nay. Nghiên cứu thực trạng thị trường và kinh doanh sản phẩm quà lưu niệm Hạ Long cũng như phương thức sản xuất các sản phẩm quà lưu niệm phục vụ khách du lịch Hạ Long ở Quảng Ninh. Qua đó đề xuất những hướng cơ bản cũng như những giải pháp cần thiết cho việc tổ chức sản xuất, phân phối các sản phẩm quà lưu niệm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long nói riêng và Quảng ninh nói chúng, góp phần xây dựng hình ảnh điểm du lịch Hạ Long- một di sản thiên nhiên hàng đầu thế giới. Keywords: Du lịch; Quà lưu niệm; Khách du lịch; Hạ Long Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong mỗi chương trình đi tham quan, du lịch của du khách, bên cạnh các yêu cầu chính về ăn nghỉ, đi lại và tham quan tìm hiểu, nhu cầu mua sắm, đặc biệt là mua sắm các sản phẩm quà lưu niệm tại mỗi một quốc gia, một địa phương là không thể thiếu. Sản phẩm quà lưu niệm có một vai trò hết sức quan trọng trong mỗi chuyến đi của du khách, là vật lưu giữ kỷ niệm giúp khách du lịch nhớ lại mỗi khi nhìn thấy, thể hiện rằng họ đã tới nơi đó [10, tr. 4], giúp cho du khách có nhận thức về văn hóa của điểm đến [10, tr. 5]. Bên cạnh đó, sản phẩm quà lưu niệm còn có những vai trò sau: + Quà lưu niệm là phương tiện để quảng cáo cho một điểm, một địa phương, một trung tâm du lịch, một vùng du lịch hay một quốc gia. [10, tr. 4] + Việc sản xuất quà lưu niệm đã tạo ra một khối lượng công việc lớn cho nhiều người, thậm chí cả người già, trẻ em, người khuyết tật; giúp nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện kinh tế, đặc biệt là vùng nông thôn. [10, tr. 4] + Quà lưu niệm đáp ứng được nhu cầu thị trường, giúp giữ gìn bản sắc văn hóa, các làng nghề thủ công truyền thống, lôi kéo những thợ lành nghề trở lại làm việc… + Việc sản xuất quà lưu niệm giúp tận dụng khai thác nhiều nguyên liệu thiên nhiên, thậm chí phế liệu, giúp bảo vệ môi trường. [10, tr. 5] Từ đó đóng góp cho việc phát triển du lịch bền vững của điểm đến. Việc sản xuất và bán các sản phẩm quà lưu niệm được hầu hết các quốc gia trên thế giới tổ chức bài bản từ lâu. Các nước châu Á cũng không phải là ngoại lệ, trong đó tiêu biểu phải kể đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc... Chương trình shopping là một phần không thể thiếu trong tour và họ làm rất tốt. Nguồn doanh thu từ bán các sản phẩm quà lưu niệm như ở Thái Lan thậm chí chiếm từ 50-55% tổng chi phí cho chuyến đi của du khách và ở nhiều nước đây là nguồn thu chính của du lịch. Ngay tại khách sạn, du khách có thể mua mặt hàng lưu niệm với các chủng loại, mẫu mã đa dạng và phong phú. Trong khi đó ở Việt Nam, việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm quà lưu niệm cho du khách còn nhiều hạn chế bởi những lý do sau: Việt Nam có lợi thế về các làng nghề thủ công truyền thống như lụa Hà Đông, tranh Đông Hồ, sơn mài Tương Bình Hiệp, gốm Bình Dương, Bát Tràng, Bàu Trúc, chạm gỗ Kim Bồng, chạm đá Non Nước, chạm đồi mồi Phú Quốc... song các cơ sở sản xuất còn nhỏ hẹp, mang tính tự phát, thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, thiếu đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, cũng chưa nhận được sự hỗ trợ đúng mức của nhà nước về đầu tư vốn, kỹ thuật, tiếp thị sản phẩm và đặc biệt là hướng đầu ra cho sản phẩm. Dẫn đến chất lượng sản phẩm lưu niệm của Việt Nam còn chưa cao, nghèo nàn về kiểu dáng, mẫu mã, giá thành làm ra sản phẩm cao... Seagames 22, các cửa hàng lưu niệm tại Việt Nam đã tung ra sản phẩm biểu tượng là con trâu vàng nhồi bông, được bán với giá cao cho du khách nước ngoài khiến họ không khỏi phàn nàn. Chất lượng thấp nhưng giá đắt nếu so sánh với cùng một sản phẩm quà lưu niệm tương tự của Trung Quốc. Các sản phẩm võng, nón lá Việt Nam cũng khá được ưa chuộng song khách nước ngoài thường xuyên phải mua với giá quá cao so với thực tế. Điều này làm hạn chế rất nhiều khả năng tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của Việt Nam so với các nước bạn lân cận như Thái Lan, Singapore, Malaysia... [2, tr. 58] Hầu hết du khách nước ngoài đều thích mua những mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm quà tặng, nhưng thị hiếu du khách mỗi nước lại khác nhau. Do chưa nắm vững nhu cầu, thị hiếu của từng nhóm khách hàng, sản phẩm quà lưu niệm làm ra chưa phù hợp, khiến họ ưng ý mua ngay. Những sản phẩm lưu niệm Việt Nam còn khá đơn điệu và đã quen thuộc, ví dụ như cô gái Việt Nam đội nón lá, quân rối nước... khiến du khách ít có nhiều lựa chọn để mua.[2, tr. 58] Bên cạnh đó, sản phẩm quà lưu niệm ở Việt Nam đang bị dần trở nên đại trà, thiếu nét đặc trưng của văn hóa địa phương. Trong khi hiện nay xu hướng khách hàng khi đi du lịch là muốn mua về những sản phẩm quà lưu niệm độc đáo mang những nét bản địa, đại diện cho điểm đến lại không được chúng ta chú trọng và làm tốt. Sản phẩm quà lưu niệm của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu cũng như nét độc đáo riêng cho sản phẩm. Một số sản phẩm lưu niệm của Việt Nam được chế tác tỉ mỉ dễ bị du khách nhầm là sản phẩm Trung Quốc như sản phẩm chạm khảm, hộp con dấu, khay ấm chén, hộp giấy, hộp đũa, hộp name card, sản phẩm lụa Hà Đông, gốm sứ Đông Triều... Các làng nghề dần mai một do sản phẩm làm ra mất nhiều công sức song không tìm được đầu ra. Khu vực Thường Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất (Hà Nội)...đều có những làng nghề nổi tiếng: đan lát, thêu thùa, làm gỗ...dần biến mất. Thợ nghề cũng bỏ việc vì thu nhập thấp. Sản phẩm thời trang chưa được quan tâm đúng mức. Một trong những ưu thế của Việt Nam là các sản phẩm quần áo thời trang. Nhưng hàng thời trang cao cấp thương hiệu Việt Nam như Mahattan, Sanciro... còn quá ít và không được quảng cáo đúng tầm, nên khách du lịch không biết đến sản phẩm. Những chiếc áo thun in hình bản đồ Việt Nam, hình ngôi sao, phong cảnh có chất lượng kém, dễ bay màu và biến dạng, tạo ấn tượng không tốt trong lòng du khách. Tại khu chợ đêm Bến Thành có nhiều quần áo thời trang Việt Nam ghi nhãn mác ngoại, vì thế khó bán cho du khách. Trang phục áo dài truyền thống cũng không thể phát triển thành mặt hàng lưu niệm. Du khách Nhật, Hàn Quốc và Pháp rất thích áo dài Việt Nam, họ thường mua hàng may sẵn. Thế nhưng, nhiều nơi lại giới thiệu kiểu áo kiểu cổ thắt nút Tàu, nên nhiều du khách lầm tưởng đó là áo dài của Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta phải đưa ra một chiến lược phát triển sản phẩm quà lưu niệm cùng với chiến lược phát triển du lịch một cách hiệu quả. Muốn hấp dẫn và thu hút khách du lịch, quà lưu niệm bên cạnh mẫu mã đẹp, đa dạng và chất lượng tốt cần mang tính bản địa độc đáo, giúp gợi nhớ về điểm đến, đại diện cho điểm đến. Hạ Long là khu du lịch nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Hàng năm Hạ Long thu hút hàng triệu lượt khách nội địa và nước ngoài, và sẽ còn tăng hơn nữa khi hiện nay Hạ Long đã trở thành một trong bẩy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Khách du lịch khi đến đây ngoài thăm thú đều muốn tìm cho mình những sản phẩm quà lưu niệm về làm quà. Quảng Ninh là một vùng đất có nhiều nghề thủ công lâu năm như nghề làm gốm, mỹ nghệ than đá, nuôi cấy ngọc trai, đan lát, thêu thùa…đặc biệt nghề làm gốm, mỹ nghệ than đá và nuôi cấy ngọc trai là những nghề mang đến các sản phẩm có giá trị cao, đem lại thu nhập lớn cho người lao động, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và được du khách trong ngoài nước hết sức ưa chuộng. Tuy nhiên một thực trạng hiện nay là các sản phẩm quà lưu niệm ở Hạ Long chưa hấp dẫn và độc đáo, đặc biệt chưa có nhiều sản phẩm mang tính địa phương, đại diện cho văn hóa Hạ Long. Nhiều du khách đến đây muốn tìm một sản phẩm mang tính bản địa nhưng hầu như rất ít nơi có thể đáp ứng, trong khi thị trường khách có nhu cầu lại cao. Đây là lý do tại sao luận văn lại chọn đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm Hạ Long phục vụ khách du lịch. 2. Mục đích của đề tài Đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu tổng quan thực trạng hệ thống sản xuất, phân phối của sản phẩm quà lưu niệm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long, qua đó đề xuất những hướng cơ bản cũng như những giải pháp cần thiết cho việc tổ chức sản xuất, phân phối các sản phẩm quà lưu niệm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long, góp phần xây dựng hình ảnh điểm du lịch Hạ Long- một di sản thiên nhiên hàng đầu thế giới. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là điểm du lịch di sản Hạ Long, trong đó tập trung nghiên cứu các khu vực bán sản phẩm quà lưu niệm chính của Hạ Long là chợ đêm, Trung tâm thương mại Hạ Long, các cửa hàng bán sản phẩm quà lưu niệm cho du khách trong thành phố, điểm bán lưu niệm trên vịnh Hạ Long, các khách sạn có bán sản phẩm quà lưu niệm... Nhóm đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ hệ thống bán sản phẩm quà lưu niệm cho khách du lịch ở Hạ Long, cũng như hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, phân phối và tiêu thụ chúng bao gồm du khách trong và ngoài nước. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Bao gồm ba nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về sản phẩm quà lưu niệm. - Đánh giá thực trạng thị trường và kinh doanh sản phẩm quà lưu niệm Hạ Long. - Đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm quà lưu niệm ở Hạ Long, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu Dựa trên những nguồn số liệu sơ cấp có được qua khảo sát và những số liệu thứ cấp từ các nguồn thông tin trên website để tổng hợp các thông tin về nhu cầu mua sắm quà lưu niệm của khách du lịch. 5.2. Phương pháp thống kê Phương pháp này được áp dụng nhằm thống kê các mặt hàng sản phẩm quà lưu niệm khác nhau hiện được bán ở Việt Nam, giúp cho việc nghiên cứu so sánh, đánh giá để có được những nhận định chính xác. 5.3. Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học Nhằm thu nhận những thông tin nhận xét, đánh giá của các đối tượng nghiên cứu của luận văn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách khảo sát các đối tượng sau: Chủ cửa hàng và người bán hàng nhằm nắm được các thông tin về: Nhu cầu mua sắm khác nhau giữa các nhóm khách hàng; loại sản phẩm bán chạy; nguồn hàng Khách du lịch trong và ngoài nước về các thông tin: Nhu cầu mua sắm giữa các nhóm khách du lịch có quốc tịch, độ tuổi, giới tính khác nhau. Đánh giá của du khách về sản phẩm quà lưu niệm ở Hạ Long. 5.4. Phương pháp nghiên cứu, so sánh Sử dụng phương pháp nghiên cứu, so sánh nhằm làm rõ sự khác biệt giữa hình thức sản xuất và bán các sản phẩm quà lưu niệm ở Hạ Long với các vùng miền, địa phương khác. 5.5. Phương pháp dự báo Dựa trên các nguồn số liệu đã có và những yếu tố liên quan để dự báo về sự phát triển của sản phẩm quà lưu niệm tại Hạ Long trong tương lai. 5.6. Phương pháp chuyên gia Bằng việc lấy ý kiến các chuyên gia để dự báo về sự phát triển của sản phẩm quà lưu niệm tại Hạ Long. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận về sản phẩm quà lưu niệm trong phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm quà lưu niệm ở Hạ Long. Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm quà lưu niệm ở Hạ Long References Tài liệu tiếng Việt Bài viết trên tạp chí 1. Du lịch Việt Nam, Bao giờ sản phẩm thủ công truyền thống trở thành hàng hóa, Du lịch Việt Nam, số tháng 03/2013, tr. 52-53 2. Thiên Anh, Buồn như... “xú vơ nia”, Tư vấn và Tiêu dùng, Số 11 (140) 05/06/2005, tr. 5859 Văn bản Pháp luật 3. Bộ Công thương, Thông tư quy định chi tiết về một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính Phủ về khuyến công, Số 46/2012/TT-BCT, 28/12/2012 4. UBND tỉnh Thái Bình, Quy định chính sách phát triển nghề, làng nghề tỉnh Thái Bình, Số 19/2009/QĐ-UBND, 06/11/2009. 5. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định của UBND tỉnh "V/v phê duyệt đề cương và kinh phí lập dự án Quy hoạch làng nghề Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20062010, định hướng đến năm 2020", Số 1683/QĐ-UBND, 19/06/2006 6. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định của UBND tỉnh “V/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục quản lý thị trường tỉnh”, Số 4262/QĐ-UB, 14/11/2001 7. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh, Số 3076/2009 QĐ-UBND, 08/10/2009 8. UBND Tỉnh Quảng Ninh, Quyết định về việc quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020, số 2913/QĐ-UBND, 27/09/2010 Khóa luận tốt nghiệp Đại học 9. Châu Thị Phượng ( 2010), Vai trò của quà lưu niệm trong phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp khoa du lịch trường Đại học Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh 10. Nguyễn Thị Cúc (2006), Đồ lưu niệm đối với sự phát triển du lịch tại Đà Lạt, Khóa luận tốt nghiệp khoa du lịch trường Đại học Đà Lạt, Thành phố Đà Lạt. Tài liệu Online 11. Báo Lào Cai, Quà lưu niệm độc đáo ở Sapa (Lào Cai), Tổng cục du lịch, www.dulichvn.org.vn/index.php?category=40&itemid=16382, 13/10/2011 12. Báo Quảng Ninh, Cần gìn giữ và phát triển nghề mỹ nghệ than đá- Quảng Ninh, Halongbay beauty, http://dulichhalong.org/2381/can-gin-giu-va-phat-trien-nghe-my-nghethan-da-quang-ninh/, 12/03/2012 13. Báo Quảng Ninh, Quảng Ninh khẳng định sức sống của làng nghề truyền thống, Việt báo, http://vietbao.vn/Kinh-te/Quang-Ninh-Khang-dinh-suc-song-cua-lang-nghe-truyenthong/1735123469/47/, 22/09/2010 14. Bích Ngọc, Nhãn sinh thái cho ngành du lịch, Thiên nhiên, http://www.thiennhien.net/2008/09/03/nhan-sinh-thai-cho-nganh-du-lich/, 3/9/2008 15. Công ty CP mỹ nghệ Hải Minh, Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ gụ và các loại gỗ trong đồ gỗ mỹ nghệ, Mỹ nghệ Hải Minh, http://www.mynghehaiminh.vn/chuyen-san/do-go-my-nghedo-co/61/phan-biet-go-sua-go-trac-go-gu-va-cac-loai-go-trong-do-go-my-nghe 16. Diệu Linh, Bỏ ngỏ thị trường quà lưu niệm, Đại biểu nhân dân, http://www.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=261110, 16/10/2012 17. FALMI, Ngành thủ công mỹ nghệ và xu hướng nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012-2015 đến 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, FALMI, http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/NGHIEN-CUU-KHOA-HOC-1/NGANH-THUCONG-MY-NGHE-VA-XU-HUONG-NHU-CAU-NHAN-LUC-GIAI-DOAN-2012-2015DEN-2020-TAI-THANH-PHO-HO-CHI-MINH.aspx 18. Gia Vi, Thừa Thiên Huế và Quảng Ninh hỗ trợ cho lao động nông thôn, Báo mới, http://www.baomoi.com/Thua-Thien-Hue-va-Quang-Ninh-ho-tro-dao-tao-nghe-cho-laodong-nong-thon/47/6458425.epi, 16/06/2011 19. Gỗ lũa, Giới thiệu về gỗ lũa, http://www.golua.com/doi-net-ve-go-lua.html 20. Hoàng Đức Vinh, Các phương thức thanh toán Quốc Tế, Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te.html 21. Hoàng Trình, Sản phẩm gốm mỏng ở Công ty gốm sứ Quang Vinh, Báo Quảng Ninh, http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201301/San-pham-gom-mong-o-Cong-ty-Gomsu-Quang-Vinh-2186787/, 09/01/2013 22. Học viện tài chính, Nội dung và tác dụng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển, Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/noi-dung-va-tacdung-cua-cong-tac-dao-tao-boi-duong-va-phat-trien-nguon-nhan-luc.html 23. Hồng Bích, Quà lưu niệm cho khách du lịch. Bài 3: “Bản chất” của quà lưu niệm, Doanh nhân Sài Gòn, http://m.doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/kinh-te/2010/04/1043531/bai-3ban-chat-cua-qua-luu-niem/, 24/04/2010 24. Lê Thanh Hương, Đôi nét về sơn mài Việt Nam, Hội mỹ thuật Việt Nam, http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Tapchimythuat/mythuattruyenthong/2007/4/1030. html, 05/08/2007 25. Pham Quang Hưng, Đóng góp của du lịch vào GDP, Tổng cục du lịch, http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1010&itemid=11577, 20/07/2012 26. Phước Hà, Khởi đầu cho thương hiệu ngọc trai Việt Nam, Vietnamnet, http://vnn.vietnamnet.vn/kinhte/2007/02/665797/, 21/02/2007 27. Phương Thanh Thủy, Sản phẩm thân thiện với môi trường, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, http://vssr.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=375%3Asan-pham-thanthien-voi-moi-truong&catid=58&Itemid=154&showall=1 28. Sở Công thương Quảng Ninh, Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, http://quangninh.gov.vn/vi- VN/So/socongthuong/Trang/gioithieuchung.aspx?chm=S%E1%BB%9F%20c%C3%B4ng %20th%C6%B0%C6%A1ng 29. Sở Công thương Quảng Ninh, Định hướng phát triển làng nghề-TTCN thời kỳ 2006-2015 của tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh 24h, http://www.quangninh24h.vn/tiem-luc-va-themanh/28563-inh-hng-phat-trin-lang-ngh-ttcn-thi-k-2006-2015-ca-tnh-qung-ninh.html, 12/10/2011 30. Sở công thương Quảng Ninh, Ngành nghề, làng nghề truyền thống, Quảng Ninh 24h, http://www.quangninh24h.vn/tiem-luc-va-the-manh/28564-nganh-ngh-lang-ngh-truynthng.html, 12/10/2011 31. Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh, Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của sở Văn hóa- thể thao và du lịch, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh ,http://www.quangninh.gov.vn/viVN/so/sovanhoathethaodl/Trang/gioithieuchung.aspx?chm=Ch %E1%BB%A9c%20n%C4%83ng%20%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5 32. Thanh Phong, Đẩy mạnh phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp để trụ vững từ tiềm năng, thế mạnh, Báo Quảng Ninh, http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201209/de-truvung-tu-tiem-nang-the-manh-2177155/, 21/09/2012 33. Thu Nguyệt, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cần gỡ những “nút thắt”, Báo Quảng Ninh, http://www.baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201207/dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nongthon-Can-go-nhung-nut-that-2171211/, 04/07/2012 34. Tô Hồng Tuấn, Ngành nghề truyền thống, Khuyến công Quảng Ninh, http://khuyencongquangninh.net.vn/chi-tiet/4626/nganh-nghe-truyen-thong.html, 07/11/2006 35. Trọng Khang, Cần “tiếp sức” nghề gốm truyền thống Đông Triều, Báo Quảng Ninh, http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201201/Can-tiep-suc-nghe-gom-truyen-thongdong-Trieu-2159270/, 12/01/2012 36. Việt báo, Quà lưu niệm cho du khách- không phải chuyện nhỏ, Việt báo, http://vietbao.vn/Kinh-te/Qua-luu-niem-cho-du-khach-khong-phai-chuyennho/62096286/92/, 12/07/2004 37. Wikipedia, Hậu mãi, Wikipedia bách khoa toàn thư mở, http://vi.wikipedia.org/ Hậu_mãi 38. Wikipedia, Sơn mài, Wikipedia bách khoa toàn thư mở, http://vi.wikipedia.org/wiki/Mun 39. Wikipedia, Xúc tiến thương mại, Wikipedia bách khoa toàn thư mở, http://vi.wikipedia.org/wiki/ Xúc_tiến_thương_mại Tài liệu tiếng Anh Bài viết trong sách 40. Cevat Tosun, S.Pinar Temizkan, Dallen J.Timothy, Alan Fyall, 8th March 2007, Tourist shopping experiences and satisfaction, International journal of tourism research, volume 9, issue 2, pg.87-102. 41. Stacey Menzel Baker, Susan Schultz Kleine and Heather E. Bowen, 2006, On the symbolic meanings of souvenirs for children, Research in Consumer Behavior, volume 10, pg.213252. Tài liệu online 42. Macmillan Publishers Limited, Souvenir, Macmillian Dictionary, http://www.macmillandictionary.com/dictionary/american/souvenir, 43. Random House Kernerman Webster's College Dictionary, Souvenir, The free dictionary, http://www.thefreedictionary.com/souvenir, 44. Wikipedia, Souvenir, Wikipedia the free encyclopedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Souvenir VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng