Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa quảng bình...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa quảng bình

.PDF
121
461
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ~~~~~~~~~~~~ VÕ THỊ BÍCH PHƢƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HOÁ QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ~~~~~~~~~~~~ VÕ THỊ BÍCH PHƢƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HOÁ QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRƢƠNG HOÀNG HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 10 5. Kết cấu luận văn ..................................................................................................................... 11 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA.............................................................................................. 13 1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................13 1.1.1. Du lịch văn hóa ........................................................................................13 1.1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa .......................................15 1.2. Các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ..................................18 1.2.1. Điều kiện cung ..........................................................................................18 1.2.2. Điều kiện cầu ............................................................................................24 1.3. Các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa .....................................................25 1.4. Nội dung và các nguyên tắc khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ................27 1.4.1. Nội dung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ........................................27 1.4.2. Các yêu cầu và nguyên tắc khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa .............34 Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................................................... 35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................................................................. 36 2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình .........................................36 2.2. Tiềm năng và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình .........39 2.2.1. Điều kiện cung ..........................................................................................39 2.2.2. Điều kiện cầu ............................................................................................61 2.2.3. Đánh giá chung về tiềm năng và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình.................................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình .........................63 2.3.1. Loại hình sản phẩm du lịch văn hóa .......................................................63 1 2.3.2. Đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình ...................68 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................................... 83 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................................................................... 85 3. 1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................85 3.1.1. Định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực ............................................85 3.1.2. Định hướng phát triển theo không gian lãnh thổ .....................................88 3.1.3. Định hướng đầu tư phát triển du lịch .......................................................89 3.1.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ....................................90 3.2. Những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình ...........92 3.2.1. Hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có .................92 3.2.2. Phát triển và mở rộng địa bàn các sản phẩm du lịch văn hóa mới .........98 3.2.3. Các giải pháp khác ...................................................................................99 3.3. Một số kiến nghị ..........................................................................................102 3.3.1. Kiến nghị với tỉnh Quảng Bình và Sở Văn hóa, Thể thao, và Du lịch Quảng Bình .......................................................................................................102 3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương ..................................................103 3.3.3. Kiến nghị với các công ty du lịch ...........................................................103 3.3.4. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo du lịch .................................................104 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................................... 104 Kết luận .................................................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 109 PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 112 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CSHT Cơ sở hạ tầng ICOMOS (International council on Monuments and Sites) Hội đồng quốc tế vầ các di tích và di chỉ KDL Khách du lịch SPDL Sản phẩm du lịch UBND Ủy ban nhân dân UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNWTO (World Tourism Organization) Tổ chức Du lịch thế giới VH-TT-DL Văn hóa Thể thao và Du lịch VQG Vườn quốc gia 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch. ...........16 Bảng2.1: Khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2009-2013 .................... 38 Bảng 2.2: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-2013 ............ 39 Bảng 2.3: Số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ............. 55 Bảng 2.4: Hiện trạng cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch tỉnh Quảng Bình năm 2009-2013 ........................................................................... 56 Bảng 2.5: Lao động du lịch của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-2020 ....... 58 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH Sơ đồ 1.1: Những yếu tố văn hóa – xã hội tạo sự hấp dẫn của một vùng du lịch ... 19 Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch ......... 28 Sơ đồ 1.3: Các bước xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa............................. 33 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch. Để nâng cao vị thế cạnh tranh điểm đến trên thị trường du lịch quốc tế, yếu tố sản phẩm du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Sản phẩm du lịch chính là sự trải nghiệm của khách du lịch về điểm đến du lịch. Vì vậy, điểm đến nào mang lại sự trải nghiệm càng đa dạng, càng thú vị cho khách du lịch sẽ quyết định sự thành công trong cạnh tranh thu hút khách du lịch. Xuấ t phát từ nhu cầ u đa da ̣ng của du khách khi tham gia các chuyế n du lịch, tính đa dạng của sản phẩm du lịch được xem là một trong những yếu tố mang tin ̣ để du khách lựa cho ̣n đi du lich ̣ ở điạ điể m nào đó ́ h quyế t đinh , đồ ng thời cũng là yế u tố cầ n thiế t để thúc đẩ y sự phát triể n ngành du lich ̣ ở mỗi điạ phương hay mỗi quố c gia. Ngoài ra, tính liên kết và đồng bộ trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch hay nói cách khác là việc phát triển sản phẩ m du lich ̣ thành ma ̣ng lưới , hê ̣ thố ng thay vì chỉ co cu ̣m ở khu vực trung tâm cũng là điề u k iê ̣n không thể thiế u trong chiế n lươ ̣c phát triể n du lich ̣ của điạ phương hay quố c gia . Điề u này vừa giúp du khách có điề u kiê ̣n thỏa mañ tố i đa nhu cầ u tham quan , khám phá những điều mới lạ vừa tạo điều kiện cho cư dân điạ phươn g tham gia tích cực vào hoa ̣t đô ̣ng du lich ̣ , góp phần mang lại lợi ích về kinh tế –xã hội cho cư dân bản địa. Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, cũng như nhiều di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng. Theo thống kê, đến năm 2012 Quảng Bình có khoảng hơn 150 di tích lịch sử được xếp hạng. Ngoài ra, Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 rất nhiều bãi tắm đẹp như Nhật Lệ, Đá Nhảy, Bảo Ninh… đặc biệt Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, được đánh giá là một trong 238 sinh thái quan trọng trên toàn cầu, với các dãy núi đá vôi phát triển hầu như liên tục và thành phần tương đối đồng nhất, được đánh giá là vùng Karst rộng nhất với diện tích trên 200.000 ha, là một mẫu điển hình của quá trình địa chất về thể loại Karst và hình thành hang động đang diễn biến toàn cầu không chỉ ở lĩnh vực đa dạng sinh học mà còn là một khu vực thắng cảnh hang động bậc nhất thế giới. Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú du lich ̣ Quảng Bình trong những năm gầ n đây đã có nhiề u bước tiế n đáng kể . “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã khẳng định Thành phố Đồng Hới và khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình là một trong những trọng điểm phát triển du lịch quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. Chính những tài nguyên du lịch nổi trội, là yếu tố có thể giúp Quảng Bình thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong tương lai gần. Tuy nhiên, trên thực tế các sản phẩm du lịch ở Quảng Bình hiện nay vẫn còn khá đơn điệu, sản phẩm du lịch chủ đạo vẫn chỉ có sản phẩm du lịch hang độngvà sản phẩm du lịch biển. Việc phát triển sản phẩm du lịch biển và du lịch hang động cũng đang tồn tại những nhược điểm của riêng của nó ngoài các dịch vụ chính như tham quan, khám phá các dịch vụ khác hầu như chưa được triển khai, hoặc có dịch vụ bổ sung thì cũng còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Mặt khác, các tài nguyên du lịch tự nhiên này chỉ phân bố co cụm ở một số khu vực nhất định, nên sức lan tỏa của các loại hình du lịch này còn yếu, khả năng thu hút người dân tham gia vào các khu vực du lịch biển và hang động bị hạn chế, lợi ích xã hội mang lại cho người dân địa phương chưa nhiều. Chính vì thế dù có nhiều tiềm năng nhưng sản phẩm du lịch Quảng Bình vẫn đang khá “mờ nhạt” . Trước thực trạng đó, phát triển sản phẩm du 6 lịch văn hóa là giải pháp gia tăng giá trị tổng thể cho các sản phẩm du lịch Quảng Bình. Khi kết hợp với sản phẩm du lịch biển và hang động, sản phẩm du lịch văn hóa sẽ nâng cao tính hấp dẫn, đa dạng cho du lịch Quảng Bình, góp phần tạo nên một “bữa tiệc du lịch” phong phú, với nhiều lựa chọn cho du khách. Khách du lịch đến tham quan Quảng Bình ngoài mục đích thụ hưởng các dịch vụ từ du lịch biển và hang động thì nhu cầu tìm hiểu , khám phá văn hóa của địa phương cũng rất lớn nên việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa còn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hóa của khách du lịch khi đến Quảng Bình. Những năm gần đây đã có nhiều dự án đầu tư du lịch đã được tiến hành và đưa vào hoạt động như dự án phát triển bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, dự án GIZ với các hoạt động tập trung vào khai thác và bảo vệ Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng như định hướng phát triển kinh tế cho một số bản làng thuộc vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng thông qua các mô hình phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa…Tuy nhiên các dự án này vẫn đang còn dang dở và chưa đem lại một hướng đi thích hợp cho việc phát triển du lịch Quảng Bình Căn cứ vào thực trạng đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn đưa ra được những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Quảng Bình nhằm thúc đẩy du lịch vùng đất này phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay đã có rất nhiều tác giả, công trình nghiên cứu giới thiệu về văn hóa và danh thắng Quảng Bình với rất nhiều góc nhìn và mục đích khác 7 nhau. Về phương diện lý luận liên quan trực tiếp đến văn hóa truyền thống Quảng Bình có các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Dương Văn An với“Ô Châu cận lục” ghi lại những tên làng, tên núi, tên sông, những sản vật, những thành thị, chợ búa, danh lam thắng tích, những ngành nghề và tập quán sinh sống của cư dân Châu Ô xưa (nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ) cho ta một cái nhìn khái quát về văn hóa Quảng Bình trong lịch sử. Sau khi tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thì các nghiên cứu tập trung vào khai thác những nét độc đáo trong văn hóa , thắng cảnh của Quảng Bình như cuốn “Quảng Bình, nước non và lịch sử”(1997) Và “Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình”(2001)của tác giả Nguyễn Tú. Ngoài ra còn có các tác giả Lương Duy Tâm với “ Địa Lý- Lịch sử Quảng Bình”(1998) hay Hoàng Tất Thắng có công trình nghiên cứu “ Biên soạn địa danh lịch sử - văn hóa Quảng Bình phục vụ du lịch”(2004). Trần Hoàng với cuốn sách "Quảng Bình thắng cảnh và văn hoá" do nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2007 . Đặc điểm của những nghiên cứu này là đưa đến cho người đọc cái nhìn hệ thống về vùng đất, con người Quảng Bình. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sơ lược văn hóa Quảng Bình với việc liệt kê các thắng cảnh, di tích văn hóa - lịch sử ở Quảng Bình như Đèo Ngang, Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, đền thờ Liễu Hạnh công chúa, bãi biển Đá Nhảy…việc miêu tả các cảnh quan ở Quảng Bình trong các công trình này chỉ ở dưới góc nhìn tiềm năng, các giá trị văn hóa đặc sắc ở Quảng Bình nhưng chưa đưa ra cách thức, đề xuất để biến các các tiềm năng này thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách để mang lại gía trị kinh tế và góp phần bảo tồn tài nguyên. Như vậy, chưa có một 8 công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình một cách toàn diện cho đến thời điểm hiện tại. Vấn đề phát triển sản phẩm du lịch cũng đã có một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu như: đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tác giả Đỗ Cẩm Thơ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế” . Hay viện nghiên cứu phát triển du lịch với“nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc Bộ”.Thời gian gần đây có luận văn thạc sỹ“Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Nam Định”của Học viên Nguyễn Thị Thu Thủy (Khoa Du lịch học - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Bên cạnh đó, các bài viết về sản phẩm du lịch văn hóa cũng được đăng tải khá nhiều trên các tạp chí Du lịch trong nước và quốc tế cụ thể: Tác giả Dương Văn Sáu có bài viết “Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam”, tạp chí du lịch Việt Nam số tháng 3/2010. Hay bài nghiên cứu của hai tác giả Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh trên tạp chí du lịch Việt Nam số tháng 12/2011 với nhan đề “Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch” và tác giả Nguyễn Quang Vinh với bài viết “Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch”… Các bài viết, bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phát triển sản phẩm du lịch nói chung, hoặc là đi vào nghiên cứu du lịch văn hóa và tác động của loại hình du lịch này đến đời sống xã hội mà không phải là đi sâu vào một địa phương cụ thể như Quảng Bình. Tác giả Jordi Datzira- Masip với bài viết “Culture Heritage Tourismopportunities for Product Development” được đăng trên Spain Tourism Review số 2/2006 đã xây dựng mô hình các bước phát triển sản phẩm du lịch văn hóa với trường hợp cụ thể thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. 9 Với tình hình nghiên cứu trên, tác giả không chỉ dừng lại ở việc kế thừa một số nghiên cứu về xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa ở Việt Nam, trên thế giới và về du lịch Quảng Bình. Luận văn tập trung vào đối tượng chủ yếu là cách thức khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa, sao cho nó trở thành một sản phẩm du lịch vừa chứa đựng yếu tố văn hóa, vừa mang tính kinh tế. Có thể nói, sản phẩm du lịch văn hóa chính là “cầu nối “giữa các giá trị văn hóa truyền thống và ngành công nghiệp du lịch. Tác giả hi vọng với chiếc cầu nối này sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Quảng Bình, nâng cao chất lượng và tạo ra được những sản phẩm du lịch độc đáo mang tính đặc thù của riêng tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động và sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 3.2 . Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các tài nguyên du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu thu thập từ thời điểm năm 2009 đến năm 2013, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh và các giải pháp được đưa ra trong thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp.  Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo tạp chí, các trang web điện tử, các tài liêu, báo cáo của cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương. Dựa trên cơ sở đó đưa ra được các khái niệm 10 chung nhất liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, đưa ra những đánh giá và những giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình.  Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát thực địa, phỏng vấn các cán bộ chuyên trách du lịch của Tỉnh Quảng Bình và một số người dân địa phương nơi có tài nguyên du lịch văn hóa. ( Danh sách phỏng vấn tại phần phụ lục) - Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp này được dùng để phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch và văn hóa, phân tích tuyến điểm du lịch tiêu biểu hiện đang khai thác thành sản phẩm du lịch văn hóa của Quảng Bình, phân tích các số liệu, thông tin liên quan đến đề tài, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện. - Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này giúp cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực hơn. Việc đối chiếu, so sánh giữa thông tin, số liệu từ các tài liệu với điều kiện thực tế giúp tác giả bổ sung, điều chỉnh nâng cao tính chính xác của thông tin, số liệu. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành thu thập ý kiến của hướng dẫn viên, ban quản lý di tích, ý kiến của các doanh nghiệp du lịch, quản lý cơ quan du lịch về điểm du lịch, hoạt động kinh doanh tại điểm du lịch. - Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả tiến hành phỏng vấn một số doanh nghiệp lữ hành, cán bộ quản lý của chính quyền địa phương, các cán bộ quản lý du lịch ở sở VH-TT-DL Quảng Bình, một số nhà nghiên cứu về văn hóa ở Quảng Bình. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch văn hóa 11 Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Du lịch văn hóa Ngày nay, giữa muôn vàn loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá ... phát triển du lịch văn hóa đang là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi giá trị kinh tế cũng như lợi ích xã hội mà nó mang lại. Du lịch văn hóa cũng là một khái niệm có rất về nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu. “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”(UNWTO, 1993) “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa- kinh tế- xã hội (ICOMOS, 1999) “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa”1 1 Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98 13 “ Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”2 Như vậy, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch phát triển dựa vào việc nghiên cứu, khám phá và khai thác các tài nguyên nhân văn, giá trị văn hóa, thông qua đó, truyền tải các giá trị văn hóa của một địa phương, một vùng, một quốc gia đến du khách bốn phương. Cũng nhờ vào việc phát triển du lịch văn hóa các di sản, giá trị truyền thống của mỗi quốc gia cũng được góp phần gìn giữ và bảo tồn . Ở một số nước trong đó có Đông Nam Á, về mặt lý thuyết người ta xếp loại hình du lịch văn hóa (Cultural tourism) vào loại hình du lịch sinh thái (Eco tourism) bởi cho rằng sinh thái học (Escology) bao gồm cả sinh thái học nhân văn (Human Ecology) Du lịch văn hóa là một hoạt động du lịch lấy tính văn hóa làm mục tiêu và xuyên suốt. Bởi thế, du lịch văn hóa mang các đặc điểm:3 - Du lịch văn hóa mang tính giáo dục nhận thức: Sản phẩm du lịch văn hóa ngoài phần dịch vụ, còn một phần là những di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể. Những di sản văn hóa này hàm chứa nhiều thông tin về văn hóa, lịch sử của dân tộc cũng như kiến thức thẩm mỹ, nghệ thuật. Rõ ràng, du lịch văn hóa giúp du khách hiểu biết hơn về lịch sử văn hóa của quốc gia điểm đến. - Du lịch văn hóa có thị trường khách lựa chọn: Khách lựa chọn du lịch văn hóa thường đã xác định mục đích chuyến đi của mình là nhằm tìm hiểu về văn hóa nơi mình đến. Thông thường, đối tượng khách này cũng có những kiến thức xã hội nhất định. 2 Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.22 3 Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98 - 99 14 - Du lịch văn hóa giúp bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hóa truyền thống: Để phát triển được du lịch văn hóa, điều quan trọng là phải bảo tồn được những giá trị di sản văn hóa mang đậm bản sắc riêng của dân tộc. Chỉ có như thế mới thu hút được du khách. - Du lịch văn hóa là nhịp cầu trao đổi văn hóa giữa các dân tộc: Những tri thức văn hóa thu nhận được từ các sản phẩm du lịch văn hóa sẽ góp phần làm lan tỏa những giá trị văn hóa của quốc gia, thẩm thấu vào các nền văn hóa khác 1.1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa Sản phẩm du lịch là mối quan tâm không chỉ khách du lịch mà cả các nhà quản lý, kinh doanh và cộng đồng địa phương. Có nhiều cách hiểu về sản phẩm du lịch. Ở góc độ kinh doanh du lịch, một sản phẩm du lịch được hiểu là “tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến du lịch”(Luật du lịch, 2005). Từ con mắt của khách du lịch, sản phẩm du lịch là những trải nghiệm mà họ trải qua trong quá trình du lịch, kể từ khi họ rời khỏi nhà cho đến khi quay về nhà. Theo tác giả Victor T.G. Middeton (1994) có 3 nhóm yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch gồm: tài nguyên du lịch (thắng cảnh tự nhiên, công trình xây dựng, tài nguyên văn hóa, giá trị xã hội);Cở sở vật chất và dịch vụ (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, thể thao và giải trí); khả năng tiếp cận (cơ sở hạ tầng, thiết bị, yếu tố vận hành, quy định quản lý). Sản phẩm du lịch văn hóa có nguồn gốc từ các sản phẩm văn hóa - là sản phẩm do con người tạo ra và được sinh ra trước sản phẩm du lịch. Một sản phẩm du lịch trước hết phải là một sản phẩm văn hóa. Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hóa có sự gắn bó nhưng cũng có nhiều sự khác biệt 15 Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch.4 Sản phẩm văn hóa Sản phẩm du lịch Bền vững, tính bất biến cao Thích ứng, tính khả biến cao Mang nặng dấu ấn của cộng đồng cư Mang nặng dấu ấn của các cá nhân, dân bản địa các nhà tổ chức, khai thác. Dùng cho tất cả các đối tượng khác Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ nhau, phục vụ mọi người. những đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch Sản xuất ra không phải để bán, chủ Hàng hóa sản xuất phải được bán ra yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn thị trường, bán cho du khách, phục vụ hóa - tinh thần của cư dân bản địa nhu cầu của các đối tượng khách du lịch là cư dân của các vùng miền khác nhau Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế không đo được hết bằng giá cả. xã hội. Giá trị dược đo bằng giá cả. Qui mô hạn chế, thời gian và không Qui mô không hạn chế, thời gian và gian xác định không gian không xác định Sản phẩm mang nặng định tính, khó Định tính, định lượng được thể hiện xác định định lượng. Giá trị của sản qua thời gian hoạt động. Giá trị của phẩm mang tính vô hình thể hiện qua sản phẩm là hữu hình, biểu hiện thông ấn tượng, cảm nhận... qua những chỉ số kinh tế thu được. Tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa nhưng sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hóa rõ ràng có nhiều điểm khác biệt. Sản phẩm văn hóa chỉ trở thành sản phẩm du lịch khi nó tham 4 Dương văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch, số 2, tr.33. 16 gia vào quá trình của hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khác nhau của khách du lịch. Khi đó, nó được gọi tên là sản phẩm du lịch văn hóa, trở thành một yếu tố hợp thành của các chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn nhu cầu của khách tham gia loại hình du lịch này. Có xuất xứ từ sản phẩm văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều đặc trưng của sản phẩm du lịch. Chúng đã trở thành hàng hóa phục vụ kinh doanh, đem lai lợi ích kinh tế. Nhưng từ thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch cho thấy, tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch văn hóa được cấu thành bởi 3 yếu tố chính là : yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa (di tích, lễ hội, truyền thuyết…), yêu tố dịch vụ (dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú ăn uống, vận chuyển…), yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Tài nguyên du lịch văn hóa là yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho điểm du lịch và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức hút đối với các thị trường khách du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa là cơ sở nền tảng, là điều kiện tiên quyết để có thể tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa. Còn những việc làm của con người chỉ là gia tăng thêm phần giá trị cho điểm du lịch. Yếu tố dịch vụ du lịch là phương tiện, cầu nối cho du khách tiếp cận với các giá trị của tài nguyên. Các hoạt động dịch vụ cần thông qua hình thức, nội dung hoạt động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên. Quá trình du khách hưởng thụ các giá trị tài nguyên cũng chính là quá trình du khách sử dụng dịch vụ du lịch. Yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền vững của tài nguyên du lịch. Môi trường tự nhiên trong sạch không chỉ có lợi cho sức khỏe con người mà còn 17 giúp cho các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội tươi đẹp và hấp dẫn hơn rất nhiều. Môi trường kinh tế-xã hội với các điều kiện kinh tế tốt, cơ sở hạ tầng tiện nghi, người dân hiểu biết và thuận tiện sẽ giúp du khách cảm thấy an tâm và dễ chịu hơn khi đến điểm du lịch 1.2. Các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 1.2.1. Điều kiện cung 1.2.1.1. Tài nguyên du lịch nhân văn Theo khoản 2 (Điều 13, Chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra và được con người khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch. Nhìn từ góc nhìn du lịch văn hóa chính là tài nguyên nhân văn của du lịch. Nguồn tài nguyên văn hóa này có thể phân tách thành 2 loại: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể là những sáng tạo của con người, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng các giác quan như tri giác, xúc giác. Chẳng hạn như di tích lịch sử văn hóa, hàng thủ công, công cụ sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân tộc…còn văn hóa phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp…, lại được cảm nhận một cách gián tiếp và “vô hình”. Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là một trong những điều kiện phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương. Giá trị của những di sản văn hóa cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị xã hội….là đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức. Bên 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan